Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kế hoạch bài dạy tiếng việt lớp 4 phân môn tập làm văn tuần 11 đến 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.87 KB, 21 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 31 / 10 / 2010
Ngày dạy: 04 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Luyện

tập trao đổi ý kiến với người thân
Tuần 11 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Xác định được đề tài trao đổi, nội dung, hình thức trao đổi ý kiến với người thân
theo đề bài trong Sgk.
- Bước đầu biết đóng vai trao đổi tự nhiên, cố gắng đạt mục đích đề ra.
- Giáo dục học sinh có thái độ chân thật khi trao đổi.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng nhóm.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Tìm các câu chuyện kể về người có chí vươn lên
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Nêu nhận xét tiết ôn tập và kiểm tra (Tuần 10).
- Bài mới: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
Hướng dẫn học sinh phân tích đề:
- Gọi học sinh đọc đề bài.
- Yêu cầu học sinh phân tích đề bài.
- Nhắc học sinh chú ý:
. Đây là cuộc trao đổi giữa em và người thân trong gia


đình.
. Em và người thân cùng đọc 1 truyện về một người có
nghị lực, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
. Khi trao đổi, hai người phải thể hiện thái độ khâm phục
nhân vật trong câu chuyện.
- Gọi học sinh đọc 3 gợi ý trong sách giáo khoa.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Hướng dẫn học sinh thực hiện cuộc trao đổi.
- Gọi học sinh đọc gợi ý 1.
- Yêu cầu học sinh tìm và nêu đề tài trao đổi.
- Gọi học sinh đọc gợi ý 2.
- Yêu cầu học sinh nói nhân vật mình chọn và sơ lược về
nội dung trao đổi.
- Gọi học sinh đọc gợi ý 3.
- Yêu cầu từng cặp học sinh thực hành trao đổi, thống nhất
dàn ý đối đáp.

- Hát 1 bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Phát biểu
- Lắng nghe

- Mỗi em đọc 1 gợi ý
- 1 em đọc
- Lần lượt trình bày
- 1 em đọc
- Một em làm mẫu, lần
lượt trình bày

- 1 em đọc
- Một em làm mẫu, thảo
luận nhóm đôi


* Cho học sinh thi đóng vai trao đổi trước lớp.
- Mời từng cặp học sinh trình bày trước lớp.
Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Viết lại vào vở cuộc trao đổi. Chuẩn bị bài “Mở
bài trong bài văn kể chuyện”

- Trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 31 / 10 / 2010
Ngày dạy: 05 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

bài trong bài văn kể chuyện
Tuần 11 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Nắm được hai cách mở bài trực tiếp và gián tiếp trong bài văn kể chuyện (Nội dung
ghi nhớ).
- Nhận biết được mở bài theo cách đã học (Bài tập 1, Bài tập 2, mục III); bước đầu

viết được đoạn mở bài theo cách gián tiếp (Bài tập 3, mục III).
- Giáo dục học sinh tấm gương đạo đức Bác Hồ về ý chí và nghị lực, vượt qua mọi
khó khăn.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng nhóm.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ“Luyện tập trao đổi ý kiến với
người thân ”. Yêu cầu học sinh thực hành trao đổi với
người thân về một người có nghị lực, có ý chí vươn lên
trong cuộc sống.
- Bài mới: Mở bài trong bài văn kể chuyện.
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1, 2:
- Gọi 2 học sinh tiếp nối nhau đọc nội dung bài tập1, 2.
- Yêu cầu học sinh tìm đoạn mở bài trong truyện “Trời
mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông, một con rùa đang cố sức
tập chạy”
- Yêu cầu học sinh làm bài, trình bày.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp so sánh cách mở bài

- Hát 1 bài
- 2 em thực hiện


- Lắng nghe
-2em đọc,cả lớp theo dõi
- Phát biểu
- Làm bài
- Lần lượt trình bày
-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Thảo luận


thứ hai với cách mở bài trước: Cách mở bài sau không kể
ngay vào sự việc bắt đầu câu chuyện mà nói chuyện khác
rồi mới dẫn vào câu chuyện định kể.
- Chốt lại: Đó là hai cách mở bài cho bài văn kể chuyện
(mở bài trực tiếp và mở bài gián tiếp)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 cách mở bài của
truyện Rùa và thỏ.
- Yêu cầu học sinh thảo luận, xác định các mở bài thuộc
dạng nào?
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
+ Mở bài trực tiếp: Cách a.
+ Mở bài gián tiếp: Cách b, c, d.
- Gọi 2 học sinh lên kể phần mở đầu câu chuyện: 1em kể
theo cách mở bài trực tiếp (cách a),1em kể theo cách mở
bài gián tiếp (cách b, c, d).
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm phần mở bài của truyện Hai
bàn tay, trả lời câu hỏi.
- Chốt lại: Truyện mở bài theo cách trực tiêp (kể ngay vào
sự việc mở đầu câu chuyện)
* Bài tập 3:
- Nêu yêu cầu của bài.
- Nhắc học sinh có thể mở đầu câu chuyện theo cách mở
bài gián tiếp bằng lời của người kể chuyện hoặc lời của
bác Lê.
- Yêu cầu học sinh trao đổi, làm bài (viết lời mở bài)
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
* Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: Cảm phục nghị
lực của Bác trong quá trình tìm đường cứu nước.
Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Kết bài trong bài văn kể chuyện”.

- Trình bày
- Lắng nghe
- 3 em lần lượt đọc
- Mỗi em đọc 1 cách
- Thảo luận nhóm đôi
- Vài học sinh phát biểu
- Lắng nghe
- 2 em trình bày trước
lớp
-1em đọc,cả lớp theo dõi
- 1 em đọc

- Đọc thầm, trả lời câu
hỏi
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Lắng nghe
- Thảo luận, làm bài
- Vài em đọc
- Lắng nghe

- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 31 / 10 / 2010
Ngày dạy: 11 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích


Tên bài dạy: Kết

bài trong bài văn kể chuyện
Tuần 12 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Nhận biết được hai cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng) trong bài
văn kể chuyện (mục I và Bài tập 1, Bài tập 2 mục III).
- Bước đầu viết được đoạn kết bài cho bài văn kể chuyện theo cách mở rộng (Bài tập
3, mục III).
II/. Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng nhóm.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ“Mở bài trong bài văn kể chuyện”.
Theo em, có mấy kiểu mở bài cho bài văn kể chuyện?
- Bài mới: Kết bài trong bài văn kể chuyện
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1, 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập1, 2.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm truyện “ÔngTrạng thả diều”
tìm phần kết của truyện: Thế rồi vua mở khoa thi. Chú bé
thả diều thi đỗ Trạng nguyên. Ông Trang khi ấy mới có 13
tuổi. Đó là Trạng nguyên trẻ nhất nước Nam ta.
- Gọi học sinh trình bày.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập. (Đọc cả mẫu)
- Yêu cầu học sinh thêm vào cuối truyện Ông Trạng thả
diều một lời đánh giá.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau phát biểu.
* Bài tập 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu học sinh nêu so sánh hai cách kết bài.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi 5 học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu từng cặp học sinh trao đổi, trả lời câu hỏi.

- Yêu cầu học sinh xác định kết bài mở rộng và không mở
rộng trên bảng.
- Chốt lại:
+ Kết bài mở rộng (+) : b, c , d, e

Hoạt động của Trò
- Hát 1 bài
- Trả bài cá nhân
- Lắng nghe
-2em đọc,cả lớp theo dõi
- Cả lớp đọc thầm

- Lần lượt trình bày
-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày
- 1 em đọc
- Phát biểu
- 3 em lần lượt đọc
- 1 em đọc
- Thảo luận nhóm đôi
- Vài học sinh phát biểu
- Lắng nghe


+ Kết bài không mở rộng (-) : a
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh tìm kết bài của các truyện: Một người
chính trực, Nỗi dằn vặt của An-drây-ca.

- Mời học sinh phát biểu.
- Chốt lại:
+ “Tô Hiến Thành tâu: Nếu Thái hậu hỏi … Trần Trung
Tá” thuộc dạng kết bài không mở rộng (-)
+ “Nhưng An-đrây-ca không nghĩ vậy… ít năm nữa”
thuộc dạng kết bài không mở rộng (-)
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- Yêu cầu học sinh lựa chọn viết kết bài theo lối mở rộng
cho một trong hai truyện trên.
- Mời học sinh nối tiếp nhau phát biểu.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Có mấy cách kết bài cho bài văn kể chuyện ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Kể chuyện(Kiểm tra viết)”

-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Đọc thầm, trả lời câu
hỏi
- Phát biểu
- Lắng nghe

-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Thảo luận
- Trình bày
- Lắng nghe, trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe


KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 31 / 10 / 2010
Ngày dạy: 12 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Kể

chuyện (Kiểm tra viết)
Tuần 12 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Viết được bài văn kể chuyện đúng yêu cầu đề bài, có nhân vật, sự việc, cốt truyện
(mở bài, diễn biến, kết thúc).
- Diễn đạt thành câu, trình bày sạch sẽ; độ dài bài viết khoảng 120 chữ (khoảng 12
câu).
- Giáo dục tấm gương đạo đức Bác Hồ: Kể các câu chuyện về tấm lòng nhân hậu,
giàu tình yêu thương của Bác Hồ.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng phụ ghi dàn ý vắn tắt.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò


Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Bài mới: Kể chuyện (Kiểm tra viết)
Hoạt động 2: Phân tích đề

- Gọi học sinh đọc đề.
Đề bài:
1. Kể các câu chuyện về tấm lòng nhân hậu, giàu tình yêu
thương của Bác Hồ.
2. Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được
đọc về một người có tấm lòng nhân hậu.
3. Kể lại câu chuyện Nỗi dằn vặt của An-drây-ca bằng
lời của cậu bé An-drây-ca.
4. Kể lại câu chuyện”Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi bằng
lời của một chủ tàu người Pháp hoặc người Hoa.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề.
Hoạt động 3: Làm bài.
- Nêu thời gian làm bài.
- Yêu cầu học sinh chọn 1 trong 4 đề.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Thu bài.
Hoạt động 4: Nhận xét-Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Trả bài văn kể chuyện”

- Hát 1 bài
- Lắng nghe
-2em đọc,cả lớp theo dõi

- Lắng nghe
- Phát biểu
- Làm bài
- Nộp bài
- Lắng nghe

- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 07 / 11 / 2010
Ngày dạy: 18 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Trả

bài văn kể chuyện
Tuần 13 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Biết rút kinh nghiệm về bài tập làm văn kể chuyện (đúng ý, bố cục rõ, dùng từ, đặt
câu và viết đúng chính tả, …); tự sửa được các lỗi đã mắc trong bài viết theo sự
hướng dẫn của giáo viên.
- Học sinh khá, giỏi biết nhận xét và sửa lỗi để có các câu văn hay.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng nhóm.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò


Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Bài mới: Trả bài văn kể chuyện.
Hoạt động 2: Nhận xét chung bài làm của học sinh
- Gọi học sinh đọc lại các đề bài, phát biểu yêu cầu của

từng đề.
- Nêu nhận xét chung về ưu điểm:
+ Hiểu đề, viết đúng yêu cầu.
+ Cách dùng đại nhân xưng.
+ Diễn đạt câu, ý.
+ Liên kết giữa các phần sự việc, cốt truyện.
+ Sự sáng tạo khi kể theo lời nhân vật.
+ Chính tả, hình thức trình bày bài.
- Nêu tên những em làm bài đúng yêu cầu, lời kể hấp dẫn,
sinh động; có sự liên kết giữa các phần ; mở bài, kết bài
hay,…
- Nêu nhận xét chung về khuyết điểm:
+ Lỗi về ý, dùng từ, đặt câu, đại từ nhân xưng, cách trình
bài văn, chính tả, …
+ Viết trên bảng phụ các lỗi phổ biến.
- Yêu cầu học sinh thảo luận tìm cách sửa lỗi.
- Phát bài làm của học sinh.
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh chữa bài
* Hướng dẫn học sinh sửa bài:
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài viết của mình, đọc kĩ
lời phê của cô giáo; tự sửa lỗi.
- Giúp học sinh yếu nhận ra lỗi, biết cách sửa lỗi.
- Yêu cầu đổi bài trong nhóm, kiểm tra bạn sửa lỗi.
- Kiểm tra, giúp đỡ học sinh sửa bài.
* Hướng dẫn học sinh học tập những đoạn văn, bài văn
hay:
- Đọc một đoạn hoặc bài làm tốt của học sinh.
- Cho học sinh trao đổi, tìm ra cái hay, cái tốt của đoạn
hoặc bài văn về chủ đề, bố cục, dùng từ, đặt câu, về ý hay
liên kết,…

* Hướng dẫn học sinh tự sửa bài:
- Cho học sinh tự chọn đoạn văn cần viết lại.
- Yêu cầu học sinh tự viết lại có khắc phục những lỗi đã
mắc phải.
- Gọi vài học sinh đọc lại bài viết của mình.
- Hướng dẫn học sinh so sánh hai đoạn (cũ/ mới), giúp học
sinh có thể viết bài tốt hơn.
Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học.

- Hát 1 bài
- Lắng nghe
-2em đọc,cả lớp theo dõi
- Lắng nghe

- Lắng nghe
- Lắng nghe

- Lắng nghe
- Nhận bài
- Lắng nghe
- Đọc lại bài của mình
- Lắng nghe
- Trao đổi bài làm
- Chữa bài
- Lắng nghe
- Thảo luận lớp

- Lắng nghe, trả lời
- Viết lại đoạn văn

- Vài em đọc
- Lắng nghe
- Lắng nghe


- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Ôn tập văn kể chuyện”

- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 07 / 11 / 2010
Ngày dạy: 19 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ôn

tập văn kể chuyện
Tuần 13 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Nắm được một số đặc điểm đã học về văn kể chuyện (nội dung, nhân vật, cốt
truyện); kể được một câu chuyện theo đề tài cho trước; nắm được nhân vật, tính cách
của nhân vật và ý nghĩa câu chuyện đó để trao đổi với bạn.
- Giáo dục học sinh kỹ năng sống.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng nhóm.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra bài“Trả bài văn kể chuyện ”. Kiểm tra việc viết
lại bài văn, đoạn văn chưa đạt yêu cầu của tiết trước.
- Bài mới: Ôn tập văn kể chuyện
Hoạt động 2: Ôn tập
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Hỏi: Đề 1, 2 và 3 thuộc loại văn gì? Vì sao em biết ?
- Cho học sinh tìm đề bài thuộc văn kể chuyện, giải thích.
- Yêu cầu học sinh làm bài, trình bày.
- Chốt lại:
+ Đề 2 thuộc loại văn kể chuyện. Vì đây là kể lại một
chuỗi các sự việc.
+ Đề 1 thuộc loại văn viết thư vì đề bài yêu cầu viết thư
thăm bạn.
+ Đề 3 thuộc loại văn miêu tả vì đề bài yêu cầu tả lại
chiếc áo.
Kết luận: Khi làm bài với đề văn kể chuyện các em phải
chú ý đến nhân vật, cốt truyện, diễn biến, ý nghĩa. Nhân
vật trong truyện là tấm gương rèn luyện thân thể, nghị lực

- Hát 1 bài
- Nộp bài
- Lắng nghe
-2em đọc,cả lớp theo dõi
- Phát biểu
- Làm bài
- Lần lượt trình bày


- Lắng nghe


và quyết tâm của nhân vật đáng được ca ngợi và noi theo .
* Bài tập 2, 3:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh nói đề tài câu chuyện mình chọn kể.
- Yêu cầu học sinh viết nhanh dàn ý câu chuyện.
- Mời từng cặp học sinh thực hành kể chuyện.
- Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp.
* Mời học sinh đọc bảng tóm tắt:
Văn kể chuyện:
- Kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan đến
một hay một số nhân vật.
- Mỗi câu chuyện cần nói lên một điều có ý nghĩa.
Nhân vật:
- Là người hay các con vật, đồ vật, cây cối, … được nhân
hóa.
- Hành động, lời nói, suy nghĩ, … của nhân vật nói lên tính
cách nhân vật.
- Những đặc điểm ngoại hình tiêu biểu góp phần nói lên
tính cách, thân phận của nhân vật.
Cốt truyện:
- Cốt truyện thường có 3 phần: Mở đầu- diễn biến- kết
thúc.
- Có hai kiểu mở bài (mở rộng và không mở rộng).
Hoạt động 3: Củng cố
- Hỏi: Có những cách mở bài, kết bài nào trong văn kể
chuyện?

- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Thế nào là miêu tả”

- 2 em lần lượt đọc
- Vài học sinh phát biểu
- Làm bài
- Kề theo nhóm đôi
- Vài em thi kể trước lớp
- Vài em đọc

- Phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 14 / 11 / 2010
Ngày dạy: 25 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Thế

nào là miêu tả?
Tuần 14 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là miêu tả (Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung (Bài tập1, mục III);
bước đầu viết được 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh yêu thích trong bài thơ
Mưa (Bài tập 2).

- Giáo dục học sinh kỹ năng sống.
II/. Chuẩn bị:


1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng nhóm. Viết sẵn Bài tập 2 (Nhận xét). Phiếu
BT.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ“Ôn tập văn kể chuyện”.
- Bài mới: Thế nào là văn miêu tả?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm tìm tên những sự vật được
miêu tả trong đoạn văn.
- Yêu cầu học sinh trình bày.
- Chốt lại: Các sự vật đó là: cây sòi, cây cơm nguội, lạch
nước.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc các cột trong bảng theo chiều
ngang.
- Mời học sinh làm bài vào bảng.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn, trả lời câu hỏi: Em

hãy cho biết tác giả phải quan sát bằng giác quan nào để tả
: Hình dáng của cây, màu sắc của lá (mắt). Sự chuyển
động của lá cây (mắt). Sự chuyển động của dòng nước
(mắt, tai). Muốn miêu tả được sự vật một cách tinh tế
người viết cần phải làm gì?(quan sát kĩ đối tượng bằng
nhiều giác quan).
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm truyện chú đất nung (phần 1
và 2) để tìm câu văn miêu tả: Đó là một chàng kị sĩ rất
bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công
chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son”
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu mỗi học sinh đọc thầm đoạn thơ và miêu tả hình
ảnh trong đoạn thơ Mưa mà em thích. (viết 1, 2 câu tả
hình ảnh đó).

- Hát 1 bài
- 2 em trả lời
- Lắng nghe
-2em đọc,cả lớp theo dõi
-Cả lớp đọc thầm đoạn
văn
- Lần lượt trình bày
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Cả lớp đọc thầm

- Làm bài
- 1 em đọc
- Cả lớp đọc thầm, trả lời
câu hỏi

- 3 em lần lượt đọc
-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Đọc thầm, trả lời

-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Đọc thầm


- Mời học sinh nối tiếp nhau đọc những câu văn miêu tả
của mình.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Thế nào là miêu tả ?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: về nhà tập viết 1 – 2 câu miêu tả sự vật em thấy
trên đường đi học. Chuẩn bị bài “Cấu tạo bài văn miêu tả
đồ vật”

- Lần lượt trình bày
- Vài học sinh phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 14 / 11 / 2010

Ngày dạy: 26 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Cấu

tạo bài văn miêu tả đồ vật
Tuần 14 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật, các kiểu mở bài, kết bài, trình tự miêu tả
trong phần thân bài (Nội dung ghi nhớ).
- Biết vận dụng kiến thức đã học để viết mở bài, kết bài cho một bài văn miêu tả cái
trống trường (mục III).
- Học sinh có ý thức sử dụng từ ngữ chân thực, giàu hình ảnh và sáng tạo.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Bảng nhóm. Tranh cái cối xay gạo.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ“Thế nào là miêu tả?”. Hỏi: Thế
nào là miêu tả?
- Bài mới: Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Mời 2 học sinh tiếp nối nhau đọc bài văn Cái cối tân,
những từ ngữ được chú thích và những câu hỏi sau bài.
- Giải thích từ “áo cối”.

- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài văn, trao đổi, trả lời
lần lượt các câu hỏi:
1a) Bài văn tả cái cối xay gạo bằng tre.
1b) Phần mở bài giới thiệu cái cối. Phần kết bài nêu kết
thúc của bài.

- Hát 1 bài
- Trả bài cá nhân
- Lắng nghe
-1em đọc
-2em đọc,cả lớp theo dõi
- Lắng nghe
- Đọc thầm, thảo luận
- Phát biểu


1c) Các phần mở bài, kết bài đó giống các kiểu bài mở bài
trực tiếp, kết bài mở rộng trong văn kể chuyện.
1d) Phần thân bài tả cái cối theo trình tự :
+ Tả hình dáng từ bộ phận lớn đến bộ phận nhỏ, từ ngoài
vào trong, từ phần chính đến phần phụ.
+ Tiếp theo tả công dụng cái cối.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Gọi học sinh trả lời câu hỏi.
- Chốt lại: Khi tả một đồ vật, ta cần tả bao quát toàn bộ đồ
vật sau đó đi vào tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật,
kết hợp thể hiện tình cảm với đồ vật.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành

- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh tìm câu văn tả bao quát cái trống (a),
tên các bộ phận của cái trống (b); những từ ngữ tả hình
dáng (c), âm thanh của cái trống (c)
- Yêu cầu học sinh viết thêm phần mở bài , kết bài cho
đoạn thân bài tả cái trống (d) để đoạn văn hoàn chỉnh.
- Gọi học sinh đọc bài làm của mình.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Khi viết bài văn miêu tả cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học .
- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Luyện tập miêu tả đồ vật”

-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Trình bày
- Lắng nghe
- 3 em lần lượt đọc
-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Đọc thầm, trả lời câu
hỏi
- Lắng nghe, làm bài
- Vài em đọc
- Vài học sinh phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 21 / 11 / 2010
Ngày dạy: 02 / 12 / 2010

Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Luyện

tập miêu tả đồ vật
Tuần 15 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Nắm vững cấu tạo 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài) của bài văn miêu tả đồ vật và
trình tự miêu tả; hiểu vai trò của quan sát trong việc miêu tả những chi tiết của bài
văn, sự xen kẽ của lời tả với lời kể (Bài tập1).
- Lập được dàn ý cho bài văn tả chiếc áo mặc đến lớp (Bài tập 2).
- Giáo dục học sinh hứng thú trong học tập.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Viết sẵn dàn ý (Bài tập 2), bảng nhóm, bút.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:


Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ“Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật”.
Hỏi: Em hãy nêu cấu tạo bài văn miêu tả? Có những kiểu
mở bài và kết bài nào?
- Bài mới: Luyện tập miêu tả đồ vật
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm bài văn Chiếc xe đạp của chú
Tư trả lời câu hỏi:
a) Các phần mở bài, thân bài, kết bài trong bài:

+ Mở bài: “Trong làng tôi,… xe đạp của chú”. Giới thiệu
chiếc xe đạp.
+ Thân bài: “Ở xóm vườn…Nó đá đó”. Tả chiếc xe đạp và
tình cảm của chú với chiếc xe. (Đồ vật được tả)
+ Kết bài: “Đám con nít… xe của mình”. Nêu kết thúc của
bài. (Niềm vui của đám con nít và chú Tư bên chiếc xe).
b) Ở phần thân bài, chiếc xe đạp được miêu tả theo trình tự
+ Tả bao quát chiếc xe
+ Tả những bộ phận có đặc điểm nổi bật
+ Nói về tình cảm của chú Tư với chiếc xe .
c) Tác giả quan sát chiếc xe bằng những giác quan: mắt,
tai.
d) Những lời kể chuyện xen lẫn lời miêu tả tronng bài văn:
Chú gắn hai con bướm …Bao giờ xe dừng…Chú âu yếm
gọi …Chú dặn bọn nhỏ … Chú thì hãnh diện … ( Những
lời kể xen lẫn lời miêu tả nói lên tình cảm của chú Tư với
chiếc xe đạp: Chú yêu quý chiếc xe, rất hãnh diện ví nó).
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.
- Nhắc học sinh chú ý:
+ Tả chiếc áo em mặc đến lớp hôm nay.
+ Lập dàn ý cho bài văn dựa theo nội dung ghi nhớ tiết
trước.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh đọc bài làm của mình.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Muốn có một bài văn chi tiết cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Quan sát đồ vật”


Hoạt động của Trò
- Hát 1 bài
- Trả bài cá nhân
- Lắng nghe
-2em đọc,cả lớp theo dõi
- Đọc bài
- Lần lượt trình bày

-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Lắng nghe

- Làm bài
- Lần lượt trình bày
- Vài học sinh phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4


Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 21 / 11 / 2010
Ngày dạy: 03 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Quan

sát đồ vật
Tuần 15 (Tiết 2)


I/. Mục tiêu:
- Biết quan sát đồ vật theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau; phát hiện
được đặc điểm phân biệt đồ vật này với đồ vật khác (Nội dung ghi nhớ).
- Dựa theo kết quả quan sát, biết lập dàn ý để tả một đồ chơi quen thuộc (mục III).
- Giáo dục học sinh kỹ năng sống.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng nhóm.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Một số đồ chơi.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ“Luyện tập miêu tả đồ vật”. Gọi
học sinh đọc dàn ý: Tả chiếc áo của em.
- Bài mới: Quan sát đồ vật
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập và các gợi ý: a, b, c, d.
- Cho học sinh giới thiệu đồ chơi của mình mang đến lớp.
- Yêu cầu học sinh quan sát đồ chơi của mình và viết kết
quả quan sát theo cách gạch đầu dòng.
- Gọi học sinh tiếp nối nhau trình bày kết quả.
- Mời học sinh nhận xét theo tiêu chí: Trình tự, giác quan
sử dụng khi quan sát, khả năng phát hiện những đặc điểm
riêng.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
- Mời vài em trả lời, chốt lại:
+ Quan sát theo một trình tự hợp lý từ bao quát đến bộ

phận.
+ Quan sát bằng nhiều giác quan: mắt, tai, tay…
+ Tìm ra những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này
với những đồ vật khác nhất lá nhữ đồ vật cùng loại.
- Ví dụ:Quan sát gấu bông đầu tiên phải là hình dáng, màu
lông rồi mới thấy đầu, mắt, mũi, mõm, chân tay,… Phải sử

Hoạt động của Trò
- Hát 1 bài
- 2 em lần lượt đọc
- Lắng nghe
-2em đọc,cả lớp theo dõi
- Phát biểu
- Làm bài
- Lần lượt trình bày
- Nêu ý kiến

-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Trả lời
- Lắng nghe

- Lắng nghe


dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra nhiều đặc
điểm, phát hiện đặc điểm độc đáo của nó; tập trung miêu
tả điểm độc đáo đó không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ.
- Gọi vài học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.

- Cho học sinh làm bài: Lập dàn ý dựa theo kết quả mình
vừa quan sát được.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc dàn ý đã lập.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Khi quan sát đồ vật cần chú ý những gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Dặn học sinh viết chưa đạt về nhà hoàn thành
dàn ý và tìm hiểu một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em.
Chuẩn bị bài “Luyện tập giới thiệu địa phương”

- 3 em lần lượt đọc
- 1 em đọc
- Làm bài
- Lần lượt trình bày
- Vài học sinh phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe


KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 28 / 11 / 2010
Ngày dạy: 09 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Luyện

tập giới thiệu địa phương
Tuần 16 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:

- Dựa vào bài đọc Kéo co, thuật lại được các trò chơi đã giới thiệu trong bài; biết giới
thiệu một trò chơi (hoặc lễ hội) ở quê hương để mọi người hình dung được diễn biến
và hoạt động nổi bật.
- Học sinh yêu thích các trò chơi dân gian.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Bảng nhóm. Tranh, ảnh một số trò chơi, lễ hội.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Sưu tầm tranh, ảnh trò chơi, lễ hội.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ“Quan sát đồ vật”. Hỏi: Khi quan
sát đồ vật cần chú ý đến điều gì? Gọi học sinh đọc dàn ý tả
đồ chơi.
- Bài mới: Luyện tập giới thiệu địa phương
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc lướt bài Kéo co, trả lời câu hỏi: Bài
“ Kéo co” giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
(làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng
Tích Sơn, thị xã Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Mời học sinh thi thuật lại trò chơi.
- Yêu cầu học sinh nêu điểm khác nhau về trò chơi kéo co
giữa hai làng.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh quan sát các tranh minh hoạ và nói tên
những trò chơi, lễ hội được vẽ trong tranh.

- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Trò chơi: thả chim bồ câu, đu bay, ném còn. Lễ
hội: hội bơi trải , hội cồng chiêng, hội hát quan họ.
- Yêu cầu học sinh giới thiệu 1 trò chơi hoặc 1 lễ hội ở quê
hương các em. Nhắc học sinh:
+ Giới thiệu 1 trò chơi hoặc 1 lễ hội ở quê hương hoặc nơi

- Hát 1 bài
- 2 em trình bày
- Lắng nghe
-2em đọc,cả lớp theo dõi
- Đọc thầm, phát biểu

- Trình bày
- Vài học sinh phát biểu
-1em đọc,cả lớp theo dõi
- Quan sát, phát biểu
trong nhóm đôi
- Trình bày trước lớp
- Lắng nghe
- Vài em trình bày


em đang sống.
+ Đầu bài cần nói rõ: quê em ở đâu, có trò chơi hoặc lễ hội
gì mà em muốn giới thiệu.
- Cho học sinh tiếp nối nhau phát biểu và giới thiệu tranh
các em sưu tầm được.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
- Mời từng cặp học sinh thực hành giới thiệu trò chơi, lễ

hội của quê mình.
- Yêu cầu học sinh thi giới thiệu về trò chơi, lễ hội trước
lớp.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Khi giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi em cần nêu
những gì? Em hãy kể tên một vài lễ hội mà em biết? Em
cần làm gì để xứng đáng là người con của quê hương Tiền
Giang?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Luyện tập quan sát đồ vật”

- Vài em giới thiệu
- Lần lượt trình bày
- Thi cá nhân
- Vài học sinh phát biểu

- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 28 / 11 / 2010
Ngày dạy: 10 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Luyện

tập miêu tả đồ vật
Tuần 16 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:

- Dựa vào dàn ý đã lập (TLV, tuần 15), viết được một bài văn miêu tả đồ chơi em
thích với 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn đồ chơi .
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng nhóm.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ “Luyện tập giới thiệu địa phương ”.
Gọi học sinh giới thiệu về lễ hội hoặc trò chơi của địa
phương.
- Bài mới: Luyện tập miêu tả đồ vật
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Hướng dẫn học sinh nắm vững yêu cầu của bài:
- Gọi 1 học sinh đọc đề bài.

- Hát 1 bài
- 2 em thực hiện
- Lắng nghe
- 1em đọc đề bài


- Gọi 4 học sinh tiếp nối nhau đọc 4 gợi ý.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại dàn ý đã chuẩn bị.
- Mời học sinh giỏi đọc dàn ý của mình.
* Hướng dẫn học sinh xây dựng kết cấu 3 phần của 1 bài:
- Chọn cách mở bài trực tiếp hay gián tiếp:

+ 1 học sinh đọc thầm lại mẫu: a (mở bài trực tiếp), b (mở
bài gián tiếp).
+ 1 học sinh trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết (kiểu
trực tiếp) của mình.
+ 1 học sinh trình bày làm mẫu cách mở đầu bài viết (kiểu
gián tiếp) của mình.
- Viết từng đoạn thân bài (mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn)
+ 1 học sinh đọc thầm lại mẫu. Nhắc học sinh: Câu mở
đoạn là “Bọn con trai thì cho là anh lính này nom rất oách”
+ 1 học sinh giỏi dựa theo dàn ý, nói thân bài của mình.
- Chọn cách kết bài.
+ 1 học sinh trình bày mẫu cách kết bài không mở rộng.
+ 1 học sinh trình bày mẫu cách kết bài mở rộng.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
- Yêu cầu học sinh viết bài.
- Thu bài.
Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Ôn tập và kiểm tra cuối kì I”

- Lần lượt đọc
- Đọc thầm
- Đọc to trước lớp
- Lắng nghe
- 1em đọc
- 1em đọc
- 1em đọc
- Lắng nghe
- 1em đọc

- 1em đọc
- Lắng nghe
- 1em đọc
- 1em đọc
- Làm bài
- nộp bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 30 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Đoạn

văn trong bài văn miêu tả đồ vật
Tuần 18 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể
hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn (Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được cấu tạo của đoạn văn (Bài tập 1, mục III); viết được một đoạn văn tả
bao quát một chiếc bút (Bài tập 2).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng phụ. Cây bút máy.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò



Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Nhận xét tiết kiểm tra cuối kì I
- Bài mới: Đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1: 1,2,3
- Gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập1, 2, 3
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài “Cái cối tân”; xác định
các đoạn văn trong bài, nêu ý chính của mỗi đoạn.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại lời giải đúng: Bài văn có 4 đoạn:
+ Mở bài (Đoạn 1): Cái cối xinh xinh ... gian nhà trống.
(giới thiệu về cái cối được tả trong bài).
+ Thân bài (Đoạn 2, 3): U gọi nó … cối kêu ù ù. (tả hình
dáng bên ngoài của cái cối). Chọn được ngày lành … vui
cả xóm…( tả hoạt động của cái cối).
+ Kết bài (Đoạn 4): Đoạn còn lại (Nêu cảm nghỉ về cối)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại bài Cây bút máy.
- Giải nghĩa từ “két”.
- Gọi học sinh trả lời lần lượt các câu hỏi.
- Chốt lại:
a) Bài văn có 4 đoạn. Mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn.
b) Đoạn 2 tả hình dáng bên ngoài của cây bút máy.
c) Đoạn 3 tả cái ngòi bút.

d) Câu mở đầu đoạn 3: Mở nắp ra, em thấy ngòi bút sáng
loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ. Câu
kết đoạn: Rồi em tra nắp bút cho khỏi bị tòe trước khi cất
vào cặp. Đoạn văn tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách
bạn học sinh giữ gìn ngòi bút.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Nhắc học sinh chú ý:
+ Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một đoạn tả bao quát chiếc
bút (không tả chi tiết từng bộ phận, không viết cả bài).
+ Để viết đoạn văn đạt yêu cầu, em cần quan sát kĩ chiếc
bút về hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu, cấu tạo;
chú ý những đặc điểm riêng khiến cái bút của em khác của
các bạn. Kết hợp quan sát với tìm ý ghi vào nháp.
+ Tập diễn đạt, sắp xếp các ý, kết hợp bộc lộ cảm xúc khi tả
- Yêu cầu học sinh viết bài.

- Hát 1 bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 3em lần lượt đọc
- Đọc thầm, làm bài
- Trình bày
- Lắng nghe

- 3 em lần lượt đọc
- 1em đọc
- Đọc thầm, tìm hiểu
- Lắng nghe
- Phát biểu

- Lắng nghe

- 1em đọc
- Lắng nghe

- Làm bài


- Mời một số học sinh tiếp nối nhau đọc bài viết của mình.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Mỗi đoạn văn miêu tả có ý nghĩa gì? Khi viết mỗi
đoạn văn cần chú ý điều gì?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật”

- Vài em đọc bài
- Trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: TẬP LÀM VĂN
Ngày soạn: 19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 31 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Luyện

tập xây dựng đoạn văn miêu tả đồ vật
Tuần 18 (Tiết 2)


I/. Mục tiêu:
- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả
của
từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn (Bài tập 1); viết được đoạn văn tả hình dáng
bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách (Bài tập 2, Bài tập 3).
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn đồ dùng, đồ chơi .
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng nhóm.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ “Đoạn văn trong bài văn miêu tả”.
Hỏi: Mỗi đoạn văn miêu tả có ý gì? Khi viết cuối mỗi đoạn
văn cần chú ý gì?
- Bài mới: Luyện tập xây dựng đoạn văn miêu tả
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại đoạn văn tả cái cặp, làm bài.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
+ Cả 3 đoạn văn trên đều thuộc phần thân bài trong bài
văn miêu tả.
+ Nội dung miêu tả:
. Đoạn 1: Tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.
. Đoạn 2: Tả quai cặp và dây đeo.


- Hát 1 bài
- 2 em trả lời
- Lắng nghe
- 2 em đọc
- Làm bài
- Phát biểu
- Lắng nghe


. Đoạn 3: Tả cấu tạo bên trong của chiếc cặp.
- Nội dung miêu tả của mỗi đoạn văn được báo hiệu ở câu
mở đoạn văn bằng những từ ngữ :
. Đoạn 1: Đó là một chiếc cặp màu đỏ tươi.
. Đoạn 2: Quai cặp làm bằng sắt không gỉ.
. Đoạn 3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn ….
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài và các gợi ý.
- Nhắc học sinh chú ý:
+ Đề bài yêu cầu chỉ viết một đoạn văn (không phải cả bài),
miêu tả hình dáng bên ngoài (không phải bên trong) chiếc
cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết dựa theo các gợi
ý a, b, c.
+ Để cho đoạn văn tả cái cặp của em không giống cặp của
các bạn khác, em cần chú ý miêu tả đặc điểm riêng của cái
cặp.
- Yêu cầu học sinh đặt trước mặt cặp sách của mình để
quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của
chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý a, b, c.

- Mời học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc nội dung bài tập và gợi ý.
- Nhắc học sinh chú ý: Đề bài chỉ yêu cầu các em viết một
đoạn tả bên trong (không phải bên ngoài) chiếc cặp của
mình.
- Yêu cầu học sinh đặt trước mặt cặp sách của mình để
quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên trong của
chiếc cặp lần lượt theo các gợi ý.
- Mời học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
Hoạt động 4: Củng cố
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc nội dung cần ghi nhớ. Chuẩn bị bài
“Luyện tập xây dựng mở bài trong bài vă miêu tả đồ vật”

- 3 em lần lượt đọc
- Lắng nghe

- Quan sát, làm bài
- Lần lượt trình bày
- 2 em đọc
- Lắng nghe
- Quan sát, làm bài
- Lần lượt trình bày
- Lắng nghe
- Lắng nghe




×