Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Kế hoạch bài dạy tiếng việt lớp 4 phân môn luyện từ và câu tuần 11 đến 16 (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.99 KB, 19 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
31 / 10 / 2010
Ngày dạy: 02 - 04 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Luyện

tập về động từ
Tuần 11 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ (đã, đang, sắp).
- Nhận biết và sử dụng được các từ đó qua các bài tập thực hành (1,2,3) trong sgk.
- Học sinh khá, giỏi biết đặt câu có sử dụng từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Động từ”. Thế nào là động
từ? Em hãy đặt câu có động từ.
- Bài mới: Luyện tập về động từ
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đọc thầm các câu văn, gạch chân
dưới các động từ được bổ sung ý nghĩa.


- Gọi học sinh phát biểu.
- Chốt lại:
a) Trời ấm, lại pha lành lạnh. Tết sắp đến. (Từ “sắp”
bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ đến. Nó cho
biết sự việc sẽ diễn ra trong thời gian rất gần).
b) Rặng đào đã trút hết lá. (Từ “đã” bổ sung ý nghĩa
thời gian cho động từ trút. Nó cho biết sự việc được
hoàn thành rồi).
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh đọc thầm lại các câu văn, thơ;
điền vào ô trống cho hợp nghĩa.
- Chốt lại:
a) đã
b) đã, đang, sắp
- Gọi 2 học sinh đọc lại.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung mẫu chuyện
vui “Đãng trí”

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Hoạt động cá nhân
- Trình bày
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi

- Trình bày
- Lắng nghe
- Vài em lần lượt đọc
- 2 em đọc


- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài.
- Hoạt động cá nhân
- Gọi học sinh lên bảng làm bài.
- Thực hiện trên bảng lớp
- Hỏi về tính khôi hài của truyện vui: Truyện đáng
- Trả lời
cười ở chỗ nào?
- Yêu cầu học sinh chữa bài: đang, (bỏ đang), đang.
- Làm vào vở
Hoạt động 3: Củng cố
- Hỏi: Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời
- Vài em trả lời cá nhân
gian cho động từ?
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Tính từ ” - Lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
31 / 10 / 2010
Ngày dạy: 04 - 05 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Tính


từ
Tuần 11 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Hiểu được tính từ là những từ miêu tả đặc điểm hoặc tính chất của sự vật, hoạt động
trạng thái, … (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được tính từ trong đoạn văn ngắn (đoạn a hoặc đoạn b, bài tập1, mục III),
đặt được câu có dùng tính từ (bài tập2).
- Học sinh khá, giỏi thực hiện được toàn bộ bài tập1 (mục III).
- Giáo dục tấm gương giản dị của Bác Hồ.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Bảng phụ kẻ sẵn bài tập2 ( Nhận xét )
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Luyện tập về động từ”. Thế
nào là động từ? Những từ nào thường bổ sung ý
nghĩa thời gian cho động từ?
- Bài mới: Tính từ
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1, 2:
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập1 và 2.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm truyện Cậu học sinh ở
Ac-boa; tìm trong mẩu truyện miêu tả các đặc điểm
của người, vật.
- Chốt lại: Những từ miêu tả đặc điểm, tính chất
được gọi là tính từ.

a) Tính từ, Tư chất của cậu bé Lu-i: chăm chỉ, giỏi.

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 2 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày
- Lắng nghe


b) Màu sắc của sự vật: Những chiếc cầu (trắng phau),
mái tóc của thầy Rơ-nê (xám).
c) Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của
sự vật: Thị trấn (nhỏ), vườn nho (con con), những
ngôi nhà (nhỏ bé, cổ kính), dòng sông (hiền hòa), da
của thầy Rơ-nê (nhăn nheo)
* Bài tập 3:
- Yêu cầu học sinh đọc nội dung bài tập.
- Gọi đọc nhẩm đọc lại câu hỏi và trả lời.
- Chốt lại: Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ “đi
lại”.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi 2 học sinh đọc nội dung bài tập 1 (ý a, b).
- Yêu cầu học sinh nhẩm đọc và tìm và gạch chân
những tính từ có trong 2 đoạn văn trên.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Các tính từ:

a) gầy gò, cao, sáng, thưa, cũ, cao, trắng, nhanh
nhẹn, điềm đạm, đầm ấm, khúc chiết, rõ ràng.
b) quang, sạch bóng, xám, trắng, xanh, dài, hồng, to
tướng, ít, dài, thanh mảnh.
- Gọi học sinh đọc lại bài đã hoàn chỉnh.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu. Nhắc học sinh:
+ Đặt nhanh 1 câu theo yêu cầu a hoặc b.
+ Với yêu cầu a, cần đặt câu với các tính từ chỉ đặc
điểm, tính tình (ngoan, hư, hiền dịu, chăm chỉ, lười
biếng, …), tư chất (thông minh, giỏi giang, khôn
ngoan,…), vẻ mặt (xinh đẹp, tươi tỉnh, ủ rũ, …), hình
dáng (cao, gầy, to, béo, lùn, thấp,…). Với yêu cầu b,
cần đặt câu với những tính từ miêu tả về màu sắc,
hình dáng, kích thước, các đặc điểm khác của sự vật.
- Yêu cầu làm bài vào vở.
- Mời học sinh đọc câu mình đặt.
Hoạt động 4: Củng cố
- Trò chơi: Thi đua tiếp sức (Đặt câu có sử dụng tính
từ tả ngoại hình của bạn mình).
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Mở rộng
vốn từ: Ý chí-Nghị lực”.

- 1 em đọc
- Hoạt động cá nhân
- Lắng nghe
- Vài em lần lượt đọc
- 2 em đọc
- Hoạt động cá nhân

- Thực hiện trên bảng lớp
- Lắng nghe

- Vài em đọc
- 1 em đọc
- Lắng nghe

- Hoạt động cá nhân
- Trình bày
- Thực hiện trên bảng lớp
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
31 / 10 / 2010


Ngày dạy: 09 - 11 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

rộng vốn từ: Ý chí-Nghị lực
Tuần 12 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về ý chí, nghị lực của con
người; bước đầu biết xếp các từ Hán Việt (có tiếng chí) theo hai nhóm nghĩa (bài tập
1). - Hiểu nghĩa từ nghị lực (bài tập 2); điền đúng một số từ (nói về ý chí, nghị lực)

vào chổ trống trong đoạn văn (bài tập 3); hiểu ý nghĩa chung của một số câu tục ngữ
theo chủ điểm đã học (bài tập 4).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Tính từ”. Thế nào là tính
từ? Em hãy đặt câu có tính từ và chỉ ra tính từ.
- Bài mới: Mở rộng vốn từ : Ý chí-Nghị lực
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm các từ; tìm hiểu nghĩa
và xếp chúng vào hai nhóm từ.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
+ Chí có nghĩa là rất, hết sức (biểu thị mức độ cao
nhất): chí phải, chí lí, chí thân, chí tình, chí công.
+ Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục
đích tốt đẹp: ý chí, chí khí, chí hướng, quyết chí.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
a) Làm việc liên tục, bền bỉ là nghĩa của từ kiên trì.

b) Chắc chắn, bền vững, khó phá vở là nghĩa của từ
kiên cố.
c) Có tình cảm rất chân tình, sâu sắc là nghĩa của từ
chí tình, chí nghĩa.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Nhắc học sinh cần điền 6 từ đã cho vào chỗ trống
cho hợp nghĩa.

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Thảo luận nhóm đôi
- Trình bày
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Làm bài cá nhân
- Trình bày
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Lắng nghe


- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Thứ tự cần điền là nghị lực, nản chí,
Quyết tâm, kiên nhẫn, quyết chí, nguyện vọng.

- Gọi học sinh đọc lại cả bài.
* Bài tập 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại 3 câu tục ngữ, tìm hiểu
lời khuyên của từng câu tục ngữ.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
a) Lửa thử vàng, gian nan thử sức (Gian nan, vất vả
thử thách con người, giúp con người vững vàng,
cứng cỏi hơn).
b) Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ
mới ngoan (Những người từ tay trắng mà làm nên sự
nghiệp càng đáng kính trọng, khâm phục).
c) Có vất vả mới thanh nhàn. Không dưng ai dễ cầm
tàn che cho (Phải vất vả mới có thanh nhàn, có ngay
thành đạt).
Hoạt động 3: Củng cố
- Trò chơi: Giải ô chữ kì diệu
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Tính từ (tt)”.

- Hoạt động cá nhân
- Thực hiện trên bảng lớp
- Làm vào vở
- Vài em đọc
- 1 em đọc
- Thảo luận lớp
- Thực hiện trên bảng lớp
- Lắng nghe
- Làm vào vở

- Vài em đọc

- Thi theo dãy bàn
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
31 / 10 / 2010
Ngày dạy: 11 - 12 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Tính

từ (Tiếp theo)
Tuần 12 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Nắm được một số cách thể hiện mức độ của đặc điểm, tính chất (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất (bài tập 1, mục III).
- Bước đầu tìm được một số từ ngữ biểu thị mức độ của đặc điểm, tính chất và tập đặt
câu với từ tìm được (bài tập 2, bài tập 3, mục III).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Viết sẵn các câu phần Nhận xét
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò



Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Mở rộng vốn từ : Ý chí Nghị lực”. Em hãy tìm từ có tiếng “chí” có nghĩa là ý
muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp.
- Bài mới: Tính từ (tt).
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
a) Tờ giấy này trắng- Mức độ trung bình (tính từ
trắng).
b) Tờ giấy này trăng trắng- Mức độ thấp (từ láy
trăng trắng).
c) Tờ giấy này trắng tinh- Mức độ cao (từ ghép từ
trắng tinh)
- Kết luận: Mức độ, đặc điểm của các tờ giấy có thể
được thể hiện bằng cách tạo ra các từ ghép (trắng
tinh) hoặc từ láy (trăng trắng) từ tính từ (trắng) đã
cho.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài cá nhân.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Ý nghĩa mức độ được thể hiện bằng cách:
+ Thêm từ rất vào trước tính từ trắng (rất trắng) +
Tạo ra phép so sánh với các từ hơn, nhất (trắng hơn,
trắng nhất)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ

Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài theo nhóm đôi.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Thứ từ cần điền: thơm đậm, ngọt, rất xa,
thơm lắm, trong ngà, trắng ngọc, trắng ngà ngọc,
đẹp hơn, lộng lẫy hơn, tinh khiết hơn.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài theo nhóm đôi:
Tạo từ mới (từ láy, từ ghép); thêm (rất, quá lắm); tạo
ra phép so sánh.
- Mời học sinh trình bày.

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Hoạt động cá nhân
- Trình bày
- Lắng nghe

- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Làm bài vào vở
- Trình bày
- Lắng nghe


- Vài em lần lượt đọc
- 1 em đọc
- Thảo luận nhóm đôi
- Thực hiện trên bảng lớp
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Thảo luận nhóm đôi
- Phát biểu


- Chốt lại:
a) Đỏ: đo đỏ, đỏ rực, rất đỏ, đỏ như son, …
b) Cao: cao cao, cao vút, quá cao, cao như núi, …
c) Vui: vui vui, vui mừng, vui lắm, vui nhất, …
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đặt câu.
- Gọi học sinh trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: Ai nhanh hơn( Yêu cầu học sinh tìm từ
ngữ miêu tả mức độ khác nhau của các đặc điểm: đỏ,
cao, vui)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Mở rộng
vốn từ: Ý chí-Nghị lực”.

- Lắng nghe
- Làm vào vở


- 1 em đọc
- Làm vào vở
- 4 em lần lượt đọc
- Thi giữa 2 đội
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
07 / 11 / 2010
Ngày dạy: 16 - 18 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

rộng vốn từ: Ý chí-Nghị lực
Tuần 13 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về ý chí, nghị lực của con người; bước đầu biết tìm từ
(bài tập 1), đặt câu (bài tập 2), viết đoạn văn ngắn (bài tập 3) có sử dụng các từ ngữ
hướng vào chủ điểm đang học.
- Giáo dục HS có ý chí, nghị lực trong học tập và cuộc sống.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài“Tính từ”.Thế nào là tính từ?
Em hãy tìm một số tính từ.
- Bài mới: Mở rộng vốn từ : Ý chí -Nghị lực
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, trao đổi làm bài.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Trao đổi 2 em cùng bàn
- Trình bày
- Lắng nghe


a) Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người: quyết
chí, quyết tâm, bền gan, bền chí, bền lòng, vững chí,
kiên nhẫn, kiên quyết, bền bĩ, bền gan, kiên trì, …
b) Từ nêu lên những thử thách đối với ý chí, nghị
lực của con người: gian khổ, gian khó, gian nan, gian
truân, chông gai, khó khăn, gian lao, thử thách, …
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đặt câu với từ vừa tìm được ở bài
tập 1.

- Mời học sinh trình bày.
- Nhận xét.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh viết một đoạn văn nói về một
người có ý chí, nghị lực nên đã vượt qua nhiều thử
thách, đạt được thành công.
- Mời học sinh trình bày.
Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua: Ai nhanh hơn ( Yêu cầu học sinh tìm các
từ nói lên ý chí, nghị lực của con người )
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Câu hỏi
và dấu chấm hỏi”.

- 1 em đọc
- Làm vào vở
- Đọc trước lớp
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Làm vào vở
- Đọc trước lớp
- Vài em phát biểu
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
07 / 11 / 2010

Ngày dạy: 18 - 19 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Câu

hỏi và dấu chấm hỏi
Tuần 13 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng của câu hỏi và dấu hiệu chính để nhận biết chúng (nội dung ghi
nhớ).
- Xác định được câu hỏi trong một văn bản (bài tập 1, mục III); bước đầu biết đặt câu
hỏi để trao đổi theo nội dung, yêu cầu cho trước (bài tập 2, bài tập 3).
- Học sinh khá, giỏi đặt được câu hỏi để tự hỏi mình theo 2, 3 nội dung khác nhau.
- Học sinh có ý thức sử dụng đúng dấu câu khi viết .
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Kẻ sẵn bài tập 1
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò


Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Mở rộng vốn từ: Ý chíNghị lực”. Em hãy tìm 1 từ nói lên ý chí nghị lực
- Bài mới: Câu hỏi và dấu chấm hỏi
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập đọc Người tìm

đường lên các vì sao, tìm các câu hỏi trong bài.
- Mời học sinh trình bày.
* Bài tập 2, 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, làm bài vào bảng.
Câu hỏi

Của ai

Vì sao quả bóng không có cánh
mà vẫn bay được?
Cậu làm thế nào mà mua được
nhiều sách và dụng cụ thí
nghiệm như thế?

Xi- ôncốp-xki
Một
người
bạn

Hỏi ai
Tự hỏi
mình
Xi- ôncốp-xki

Câu hỏi của
ai

- Lắng nghe
- 1 em đọc

- Gạch chân
- Trình bày
- 1 em đọc
- Làm trên bảng lớp

Dấu hiệu
Từ vì sao
Từ thế nào
Dấu chấm
hỏi

- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài Thưa chuyện với mẹ,
Hai bàn tay làm bài vào bảng.
Câu hỏi

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời

Để hỏi ai

Từ
nghi vấn

… của mẹ
… của mẹ


… hỏi Cương
… hỏi Cương


thế

… của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

có…không

… của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

có…không

… của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

có…không

… của Bác Lê

Hỏi bác Hồ

đâu


… của Bác Hồ

Hỏi bác Lê

chứ

- 2 em lần lượt đọc

- 1 em đọc
- Làm trên bảng lớp

Bài:Thưa chuyện
với mẹ
- Con vừa bảo gì?
- Ai xui con thế?

Bài: Hai bàn tay
- Anh có yêu nước
không?
- Anh có thể giữ bí
mật không?
- Anh có muốn đi
với tôi không?
- Nhưng chúng ta lấy
đâu ra tiền?
- Anh sẽ đi với tôi
chứ?

* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài Văn hay chữ tốt, tìm 3
câu trong bài đặt câu hỏi để trao đổi với bạn cùng
bàn về các nội dung liên quan đến từng câu.
- Mời học sinh trình bày trước lớp.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- 1 em đọc
- Thảo luận nhóm đôi
- Làm bài
- Trình bày


- Yêu cầu học sinh tự đặt 1 câu hỏi tự hỏi mình.
- Mời học sinh trình bày trước lớp.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Em hãy nêu tác dụng và dấu hiệu nhận biết
câu hỏi?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Luyện
tập về câu hỏi”.

- 1 em đọc
- Hoạt động cá nhân
- Trình bày
- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4

Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
14 / 11 / 2010
Ngày dạy: 23 - 25 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Luyện

tập về câu hỏi
Tuần 14 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Đặt được câu hỏi cho bộ phận xác định trong câu (bài tập 1) ; nhận biết được một số
từ nghi vấn và đặt câu hỏi với các từ nghi vấn ấy (bài tập 2, bài tập 3, bài tập 4) ;
- Bước đầu nhận biết được một dạng câu có từ nghi vấn nhưng không dùng để hỏi
(bài tập 5).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Câu hỏi và dấu chấm hỏi”
Câu hỏi dùng để làm gì? Nhận biết câu hỏi nhờ dấu
hiệu nào?
- Bài mới: Luyện tập về câu hỏi
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, tìm bộ phận in đậm. (abác cần trục. b- rủ nhau ôn bài cũ. c- lúc nào cũng
đông vui. d-ngoài chân đê).
- Yêu cầu học sinh trao đổi nhóm đôi, đặt câu hỏi cho
các bộ phận in đậm vừa tìm được.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
a) Hăng hái nhất và khỏe nhất là ai?
b) Trước giờ học, chúng em thường làm gì?

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Gạch chân
- Thảo luận
- Trình bày
- Lắng nghe


c) Bến cảng như thế nào?
d) Bọn trẻ xóm em hay thả diều ở đâu?
- Yêu cầu học sinh nêu cách đặt câu khác. Ví dụ: Ai
hăng hái nhất? Hăng hái nhất là ai?
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đặt câu với mỗi từ: ai, cái gì, làm
gì, thế nào, vì sao, bao giờ, ở đâu.
- Mời học sinh trình bày.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.

- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, tìm từ nghi vấn trong các
câu hỏi. (a- có phải…không. b- phải không. c- à).
- Mời học sinh trình bày.
* Bài tập 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đặt câu với từ nghi vấn vừa tìm
được ở bài tập 4.
- Mời học sinh trình bày.
* Bài tập 5:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, tìm câu không phải là câu
hỏi.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Câu không phải là câu hỏi là:
c) Hãy cho biết bạn thích trò chơi nào nhất.
d) Tử xem ai khéo tay hơn nào.
Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua: Đặt câu đúng (Chia lớp theo dãy bàn thi
đua đặt câu hỏi)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Dùng
câu hỏi vào mục đích khác”.

- 1 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày
- 2 em lần lượt đọc
- Hoạt động cá nhân
- Thực hiện trên bảng lớp
- 1 em đọc

- Làm vào vở
- Vài em đọc bài
- 1 em đọc
- Làm vào vở
- Vài em đọc bài
- Lắng nghe

- Thi giữa 3 đội
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
14 / 11 / 2010
Ngày dạy: 25 - 26 / 11 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Dùng

câu hỏi vào mục đích khác
Tuần 14 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Biết được một số tác dụng phụ của câu hỏi (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được tác dụng của câu hỏi (bài tập 1) : bước đầu biết dùng câu hỏi để thể
hiện thái độ khen, chê, sự khẳng định, phủ định hoặc yêu cầu, mong muốn trong
những tình huống cụ thể (bài tập 2, mục III).


- Học sinh khá, giỏi nêu được một vài tình huống có thể dùng câu hỏi vào mục đích

khác (bài tập 3, mục III).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Luyện tập về câu hỏi”. Câu
hỏi dùng để làm gì? Em hãy đặt câu hỏi để tự hỏi
mình. Câu hỏi thường có các từ nghi vấn nào?
- Bài mới: Dùng câu hỏi vào mục đích khác
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1.2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc đoạn đối thoại giữa ông Hòn
Rấm với cu Đất trong truyện Chú Đất Nung, tìm câu
hỏi trong đoạn văn và phân tích:
a) Câu hỏi: Sao chú mày nhát thế? Không dùng để
hỏi về điều chưa biết, mà để chê cu Đất.
b) Câu hỏi: Chứ sao? Không dùng để hỏi, mà để
khẳng định đất có thể nung trong lửa.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, tìm câu hỏi; xác định mục
đích khi dùng câu hỏi này; trình bày
- Chốt lại: Câu hỏi: Các cháu có thể nói nhỏ hơn
không? Không dùng để hỏi, mà để yêu cầu các cháu
hãy nói nhỏ hơn.

- Gọi 3 học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập
và các câu a, b, c, d.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm từng câu hỏi; xác định
mục đích khi dùng các câu hỏi này; trình bày.
- Chốt lại:
a) Dùng để bảo con nín khóc. (thể hiện yêu cầu)
b) Dùng để thể hiện ý chê trách.
c) Dùng để chê em vẽ ngựa không giống.
d) Dùng để nhờ cậy giúp đỡ.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập
và các tình huống a, b, c, d.

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 2 em đọc
- Hoạt động cá nhân
- Lắng nghe, làm bài
- Trình bày

- 1 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày
- Lắng nghe
- 2 em lần lượt đọc
- 5 em lần lượt đọc

- Hoạt động cá nhân
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Làm vào vở

- 5 em đọc


- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, đặt câu hỏi phù hợp với
các tình huống; trình bày.
- Nhận xét, kết luận các câu hỏi đúng. Ví dụ:
a) Bạn có thể chờ hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng
nói chuyện được không?
b) Sao nhà bạn sạch sẽ, ngăn nắp thế?
c) Bài toán không khó như mình làm phép nhân sai,
sao mình lú lẫn thế?
d) Chơi diều cũng thích chứ?
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu nêu tình huống có thể dùng câu hỏi để:
+ Tỏ thái độ khen, chê.
+ Khẳng định, phủ định.
+ Thể hiện yêu cầu, mong muốn.
- Mời học sinh trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: Đặt câu hỏi ( Cho học sinh xem tranh và
đặt câu hỏi)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Mở rộng
vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi”.


- Làm vào vở
- Trình bày
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Lắng nghe
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày
- Thi giữa 2 đội
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
21 / 11 / 2010
Ngày dạy: 30 / 11 - 02 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

rộng vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi
Tuần 15 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Biết thêm một số đồ chơi, trò chơi (bài tập 1, bài tập 2) ; phân biệt được những đồ
chơi có lợi và những đồ chơi có hại (bài tập3); nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình
cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (bài tập 4).
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn và bảo quản đồ chơi .
II/. Chuẩn bị:

1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra bài “Dùng câu hỏi vào mục đích khác”.
Câu hỏi còn được dùng vào mục đích nào khác?

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời


- Bài mới: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh thảo luận; nói đủ, đúng tên đồ
chơi, trò chơi của từng tranh; trình bày.
- Chốt lại:
Tranh 1: đồ chơi (diều), trò chơi (thả diều).
Tranh 2: đồ chơi (đầu sư tử, đàn gió, đèn ông sao),
trò chơi (múa sư tử, rước đèn).
Tranh 3: đồ chơi (dây thừng, búp bê, bộ xếp hình
nhà cửa, đồ chơi nấu bếp), trò chơi (nhảy dây, cho
búp bê ăn, xếp hình nhà cửa,thổi cơm).
Tranh 4: đồ chơi (màn hình, bộ xếp hình), trò chơi
(trò chơi điện tử, lắp ghép hình).
Tranh 5: đồ chơi (dây thừng), trò chơi (kéo co).

Tranh 6: đồ chơi (khăn bịt mắt), trò chơi (bịt mắt bắt
dê).
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh kể tên trò chơi dân gian, hiện đại.
- Mời học sinh trình bày.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh xếp các trò chơi, đồ chơi thành
các nhóm:
+ Trò chơi bạn trai thường ưa thích.
+ Trò chơi bạn gái thường ưa thích.
+ Trò chơi cả bạn trai, bạn gái đều ưa thích.
- Yêu cầu học sinh nêu:
+ Trò chơi, đồ chơi có ích. (Có ích thế nào?)
+ Trò chơi, đồ chơi có hại. (Có hại thế nào?)
* Bài tập 4:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh tìm và nêu các từ ngữ miêu tả tình
cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: hăng say, thú vị, hào hứng, ham thích, mê,
đam mê, say sưa, thích, thích thú.
Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức cho học sinh thi nói tên đồ chơi-trò chơi.
- Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn đồ chơi.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Giữ
phép lịch sự khi đặt câu hỏi”.


- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Thảo luận nhóm
- Trình bày
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Lắng nghe
- Trình bày
- 1 em đọc
- Thảo luận nhóm đôi
- Thực hiện trên bảng lớp
- Trả lời
- Làm vào vở
- 1 em đọc
- Làm vào nháp
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Vài em thi cá nhân
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe


KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
21 / 11 / 2010
Ngày dạy: 02 - 03 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Giữ

phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Tuần 15 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Nắm được phép lịch sự khi hỏi chuyện người khác: biết thưa gửi, xưng hô phù hợp
với quan hệ giữa mình và người được hỏi; tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền
lòng người khác (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được quan hệ giữa các nhân vật, tính cách của nhân vật qua lời đối đáp
(bài tập 1, bài tập 2 mục III).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Viết sẵn bài tập 1 phần nhận xét
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Mở rộng vốn từ: Đồ chơiTrò chơi”. Yêu cầu HS nêu tên các đồ chơi và trò
chơi mà em biết
- Bài mới: Giữ phép lịch sự khi đặt câu hỏi
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm khổ thơ; tìm câu hỏi (Mẹ
ơi, con tuổi gì?), những từ ngữ trong câu hỏi thể hiện
thái độ lễ phép của người con (Lời gọi: Mẹ ơi).
- Mời học sinh trình bày.
* Bài tập 2:

- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh đặt câu hỏi về sở thích (về ăn
mặc, vui chơi, giải trí):
a) Với cô giáo hoặc thầy giáo.
b) Với bạn em.
- Mời học sinh trình bày.
- Nhận xét, kết luận các câu hỏi đúng.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi. (Để giữ lịch sự cần
tránh những câu hỏi tò mò hoặc làm phiền lòng, phật
ý người khác.Ví dụ: Thưa cô, sao lúc nào cô cũng
mặc chiếc áo xanh này ạ? Sao bạn cứ đeo mãi chiếc

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 2 em đọc
- Hoạt động cá nhân
- Trình bày
- 2 em đọc
- Lắng nghe

- Chơi trò chơi “Đố bạn”
- Lắng nghe
- 2 em lần lượt đọc
- Hoạt động cá nhân


cặp cũ này thế?); trình bày.

- Nhận xét. Khen học sinh đặt câu hỏi lịch sự.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm, trả lời câu hỏi.
- Chốt lại:
a) Giữa giữa hai nhân vật là quan hệ thầy trò: Thầy
Rơ-nê hỏi Lu-i ân cần, trìu mến chứng tỏ thầy rất yêu
học trò. Lu-i Pa-xtơ trả lời thầy rất lễ phép cho thấy
cậu là đứa trẻ ngoan, biết kính trọng thầy giáo.
b) Giữa hai nhân vật là quan hệ thù địch: Tên sĩ quan
phát xít hỏi rất hách dịch, xấc xược. Cậu bé trả lời
trống không vì cậu căm ghét, khinh bỉ tên xâm lược.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh tìm đọc các câu hỏi của các bạn
nhỏ trong truyện Các em nhỏ và cụ già. So sánh các
câu hỏi trong đoạn văn; trình bày.
- Chốt lại:
a) Câu các bạn hỏi cụ già: Thưa cụ, chúng cháu có
thể giúp cụ gì không ạ? (thích hợp-thể hiện thái độ tế
nhị, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ cụ già của các bạn.
b) 1 trong 3 câu hỏi các bạn tự hỏi nhau thì những
câu hỏi ấy hơi tò mò hoặc chưa thật tế nhị.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Làm thế nào để giữ phép lịch sự khi hỏi
chuyện người khác? Nhắc học sinh luôn có ý thức
khi nói, hỏi người khác.
- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Mở rộng
vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi”.

- Trình bày trước lớp
- Lắng nghe
- Vài em đọc
- 2 em đọc
- Lần lượt trả lời
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày
- Lắng nghe

- Trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
28 / 11 / 2010
Ngày dạy: 07 - 09 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

rộng vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi
Tuần 16 (Tiết 1)


I/. Mục tiêu:
- Biết dựa vào mục đích, tác dụng để phân loại một số trò chơi quen thuộc (bài tập 1).
- Tìm được một vài thành ngữ, tục ngữ có nghĩa cho trước liên quan đến chủ điểm
(bài tập 2). Bước đầu biết sử dụng một vài thành ngữ, tục ngữ ở bài tập 2 trong tình
huống cụ thể (bài tập 3).


- Giáo dục biết bảo quản dồ chơi.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Viết sẵn bài tập 2, phiếu bài tập 1, 2
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Giữ phép lịch sự khi đặt
câu hỏi”. Hỏi : Khi hỏi chuyện người khác, muốn
giữ phép lịch sự cần phải chú ý điều gì?
- Bài mới: Mở rộng vốn từ: Đồ chơi-Trò chơi
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh phân loại một số trò chơi vào các
nhóm.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Các trò chơi rèn:
+ Rèn luyện sức mạnh: kéo co, vật.
+ Rèn luyện sự khéo léo: nhảy dây, lò cò, đá cầu.
+ Rèn luyện trí tuệ: ô ăn quan, cờ tướng, xếp hình.

* Bài tập 2:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh chọn thành ngữ, tục ngữ ứng với
mỗi nghĩa trong bài tập.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
+ Chơi với lửa: Làm một việc nguy hiểm.
+ Chơi diều đứt dây: Mất trắng tay.
+ Chơi dao có ngày đứt tay: Liều lĩnh ắt gặp tai hoạ.
+ Ở chọn nơi, chơi chọn bạn: Phải biết chọn bạn,
chọn nơi sinh sống.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh chọn thành ngữ, tục ngữ thích
hợp để khuyên bạn.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
a) Ở chọn nơi, chơi chọn bạn.
b) Chơi dao có ngày đứt tay.
Hoạt động 3: Củng cố
- Hỏi: Thi đua: Ai nhanh hơn (Yêu cầu học sinh tìm
tên trò chơi rèn sự khéo léo)
- Nhận xét tiết học.

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Làm việc nhóm đôi
- Trình bày

- Lắng nghe

- 2 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày
- Lắng nghe

- 2 em lần lượt đọc
- Hoạt động cá nhân
- Làm vào vở
- Phát biểu
- Lắng nghe

- Vài em trả lời cá nhân
- Lắng nghe


- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Câu kể”. - Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
28 / 11 / 2010
Ngày dạy: 09 - 10 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Câu

kể
Tuần 16 (Tiết 2)


I/. Mục tiêu:
- Hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể (nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể trong đoạn văn (bài tập 1,mục III); biết đặt một vài câu kể để
kể, tả, trình bày ý kiến (bài tập 2).
- Học sinh biết sử dung câu kể.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Mở rộng vốn từ: Đồ chơiTrò chơi”.
- Bài mới: Câu kể
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1, 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1, 2.
- Yêu cầu học sinh nêu nhận xét.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Câu được in đậm trong đoạn văn là câu
hỏi về một điều chưa biết. Cuối câu có dấu chấm hỏi.
Các câu còn lại dùng để giới thiệu Bu-ra-ti-nô, miêu
tả Bu-ra-ti-nô,kể lại sự việc liên quan đến Bu-ra-ti-nô
cuối mỗi câu có dấu chấm)
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm 3 câu kể, xác định: Chúng
dùng để làm gì?
- Mời học sinh trình bày.

- Chốt lại:
. Câu 1: Ba-ra-ba uống rượu đã say (Kể về Ba-ra-ba)
. Câu 2: Vừa hơ bộ râu, lão vừa nói:(Kể về Ba-ra-ba)

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 2 em đọc
- Hoạt động cá nhân
- Trình bày
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày
- Lắng nghe


. Câu 3: Bắt được thằng người gỗ, ta sẽ tống nó vào
cái lò sưởi này (nêu suy nghĩ của Ba-ra-ba)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm câu kể; xác
định: Chúng dùng để làm gì?
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
Câu: Chiều chiều … thả diều thi (Kể sự việc)
Câu: Cánh diều … như cánh bướm (Tả cánh diều)

Câu: Chúng tôi … nhìn lên trời (Kể sự việc và nói
lên tình cảm)
Câu: Tiếng sáo … trầm bổng (Tả tiếng sáo diều)
Câu: Sáo đơn … vì sao sớm (Nêu ý kiến, nhận định)
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh lần lượt đặt câu:
a Kể các việc em làm hằng ngày sau khi em đi học về
b Tả chiếc bút em đang dùng.
c Trình bày ý kiến của em về tình bạn.
d Nói lên niềm vui của em khi nhận điểm tốt.
- Gọi học sinh trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố
- Treo tranh, yêu cầu học sinh nhìn tranh thi nói về
câu kể (Đại diện 2 dãy thi đua)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Ôn tập
và kiểm tra cuối kì I”.

- 2 em lần lượt đọc
- 1 em đọc
- Hoạt động cá nhân
- Thực hiện trên bảng lớp
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Làm vào vở

- Đọc bài của mình
- Thi cá nhân

- Lắng nghe
- Lắng nghe



×