Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Kế hoạch bài dạy tiếng việt lớp 4 phân môn kể chuyện tuần 19 đến 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.97 KB, 18 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: KỂ CHUYỆN
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 27 - 28 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Bác

đánh cá và gã hung thần
Tuần 19

I/. Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (Bài
tập 1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý
(Bài tập 2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Giáo dục học sinh “Ở hiền gặp lành”.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Nêu nhận xét tiết ôn tập và kiểm tra HKI (Tuần 18)
- Bài mới: Bác đánh cá và gã hung thần
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Kể lần 1. Giải thích từ: ngày tận số (ngày chết), hung
thần(độc ác, hung dữ), vĩnh viễn(mãi mãi).
- Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ. Giúp học sinh nắm
được cốt truyện.


+ Bác đánh cá quăng mẻ lưới được chiếc bình trong
tâm trạng nào? (Khi bác ngán ngẩm vì cả ngày không
bắt được một con cá nhỏ).
+ Cầm chiếc bình trong tay, bác đánh cá nghĩ gì?
(Mình sẽ được rất nhiều tiền).
+ Bác đánh cá đã làm gì với chiếc bình? (Thấy bình
nặng, bác liền cạy nắp ra xem bên trong đựng gì).
+ Chuyện kì lạ gì đã xảy ra khi bác cạy nắp chiếc bình
? (Một làn khói đen tuôn ra hiện thành một con quỹ
trông rất hung dữ và độc ác).
+ Con quỹ trả ơn bác đánh cá như thế nào? Vì sao nó
lại làm như vậy? (Con quỹ muốn giết chết bác đánh cá

Hoạt động của Trò
- Hát 1 bài
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Theo dõi. Lắng nghe
- Lắng nghe. Quan sát tranh
- Phát biểu
- Lắng nghe. Quan sát tranh
- Phát biểu

- Lắng nghe. Quan sát tranh
- Phát biểu


thay vì làm cho bác trở nên giàu có vì nó chờ ân nhân
cứu nó quá lâu)
+ Bác đánh cá làm gì để thoát nạn ?

* Tranh 1:
. Bảo con quỹ chui vào bình cho bác nhìn thấy tận mắt.
. Câu chuyện kết thúc như thế nào ?
* Tranh 2:
. Con quỹ chui vào trong bình và nó vĩnh viễn nằm
dưới đáy biển.
- Yêu cầu HS trao đổi để tìm lời thuyết minh cho
tranh
* Tranh 3:
* Tranh 4:
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
Cho HS luyện kể
- Gọi các nhóm kể + Trao đổi tìm hiểu nội dung câu
chuyện kể
- Tổ chức cho HS thi kể toàn bộ câu chuyện. Chọn HS
kể hay
- Gọi học sinh đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
- Nhắc học sinh trước khi kể:
. Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên
văn từng lời của cô.
. Kể xong cần trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý
nghĩa câu chuyện.
a) Kể theo nhóm
- Học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4 em.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp
- Vài tốp học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Vài học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau về nội dung, ý
nghĩa của câu chuyện.

- Yêu cầu học sinh nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì?
(Bình tĩnh khôn ngoan trước kẻ thù. Phải biết trân trọng
sự giúp đỡ của người khác).
- Giáo dục học sinh. - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà kể lại cho người thân nghe. Chuẩn bị
“Câu chuyện về người có tài”.

- Lắng nghe. Quan sát tranh
- Phát biểu
- Đọc yêu cầu
- Lắng nghe

- Hoạt động nhóm 4
- Đại diện một vài nhóm
- 2-3 học sinh thi kể
- Phát biểu
- Chọn bạn kể hay
- Phát biểu

- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe


KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: KỂ CHUYỆN
Ngày soạn:
26 / 12 / 2010

Ngày dạy: 03 - 04 / 01 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Kể

chuyện đã nghe, đã đọc
Tuần 20

I/. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý trong Sgk chọn và kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện) đã nghe, đã
đọc nói về một người có tài.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
- Giáo dục học sinh kỹ năng sống.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Câu chuyện về người có tài.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra bài “Bác đánh cá và gã hung thần”. Gọi học
sinh kể lại câu chuyện.
- Bài mới: Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Kể lần 1. Giải thích từ: bà goá, giao long.
- Kể lần 2 kết hợp tranh minh hoạ. Giúp học sinh nắm
được cốt truyện.
- Gọi HS đọc đề bài . Phân tích đề ( gạch chân các từ:
được nghe hoặc được đọc, người có tài )
- Gọi HS đọc phần gợi ý
- Những người như thế nào thì được mọi người công

nhận là người có tài ?
- Yêu cầu HS giới thiệu một số người tài giỏi mà em
biết . Người có tài năng, sức khoẻ, trí tuệ hơn những
người bình thường và mang tài năng của mình phục vụ
đất nước.
- Nối tiếp nhau giới thiệu
- Yêu cầu HS đọc lại mục gợi ý 3.
* Tranh 1:
* Tranh 2:

Hoạt động của Trò
- Hát 1 bài
- 1em kể
- Lắng nghe
- Theo dõi. Lắng nghe
- Lắng nghe. Quan sát tranh
- Phát biểu
- Lắng nghe. Quan sát tranh
- Phát biểu

- Lắng nghe. Quan sát tranh
- Phát biểu


* Tranh 3:
* Tranh 4:
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành- Cho HS kể
chuyện trong nhóm và trao đổi ý nghĩa câu chuyện
- Tổ chức cho HS thi kể và trao đổi ý nghĩa
- Yêu cầu HS chọn nhóm kể hay – tuyên dương

- Gọi học sinh đọc lần lượt yêu cầu của từng bài tập.
- Nhắc học sinh trước khi kể:
. Chỉ cần kể đúng cốt truyện, không cần lặp lại nguyên
văn từng lời của cô.
. Kể xong cần trao đổi cùng các bạn về nội dung, ý
nghĩa câu chuyện.
a) Kể theo nhóm
- Học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo nhóm 4 em.
- Kể toàn bộ câu chuyện.
b) Thi kể chuyện trước lớp
- Vài tốp học sinh kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Vài học sinh thi kể toàn bộ câu chuyện.
- Tổ chức cho học sinh trao đổi với nhau về nội dung, ý
nghĩa của câu chuyện.
- Yêu cầu học sinh nhận xét và tuyên dương.
Hoạt động 4: Củng cố
- Giáo dục học sinh kỹ năng sống.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
nghe. Chuẩn bị “Câu chuyện về người có khả năng
hoặc sức khoẻ đặc biệt mà em biết”

- Lắng nghe. Quan sát tranh
- Phát biểu
- Đọc yêu cầu
- Lắng nghe
- Hoạt động nhóm 4
- Đại diện một vài nhóm
- 2-3 học sinh thi kể
- Phát biểu

- Chọn bạn kể hay
- Phát biểu

- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: KỂ CHUYỆN
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 27 - 28 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Kể

chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tuần 21

I/. Mục tiêu:
- Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn được câu chuyện (được chứng kiến hoặc tham gia) nói
về một người có khả năng hoặc sức khỏe đặc biệt.
- Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý và trao đổi với bạn về ý
nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS lòng cảm phục về những người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt.


II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động Thầy
Khởi động

Hoạt động 1 :
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Yêu cầu HS kể câu chuyện
đã nghe , đã đọc về người có tài
- Bài mới : Kể chuyện được chứng kiến hoặc
tham gia
Hoạt động 2 :
Cung cấp kiến thức mới
Hình thức : cả lớp
Nội dung :
- Gọi HS đọc đề bài . GV phân tích đề bài ( gạch chân
các từ : khả năng, sức khoẻ đặc biệt, em biết.
- Gọi HS đọc gợi ý
- Hỏi: Những người như thế nào được mọi người coi
là có khả năng hoặc có sức khoẻ đặc biệt? Người có
khả năng làm những việc mà người bình thường
không làm được.
- Em hãy giới thiệu người có khả năng hoặc sức khoẻ
đặc biệt mà em biết ?
- Khi kể chuyện mình chứng kiến hoặc tham gia các
em xưng hô như thế nào ? Xưng là tôi hoặc em
- Gọi HS đọc lại gợi ý 3. Hướng dẫn HS có 2 cách kể
chuyện- Kể câu chuyện cụ thể có đầu, có cuối
- Kể sự việc chứng minh khả năng đặc biệt của nhân
vật mà không cần thành chuyện.
Hoạt động 3 :
Luyện tập - Thực hành

Hình thức : nhóm, cá nhân
- Cho HS kể chuyện trong nhóm
- Tổ chức cho HS thi kể + trao đổi ý nghĩa câu
chuyện
- Yêu cầu HS chọn bạn có câu chuyện kể hay –
Tuyên dương
Hoạt động 4 :
Củng cố
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân
nghe. Chuẩn bị : Con vịt xấu xí

Hoạt động Trò
- 2 HS kể

- Theo dõi phát biểu
- 3 HS đọc nối tiếp
- - Nối tiếp nhau giới thiệu
-

- Hoạt động nhóm 4 HS
- Một vài HS kể
- Theo dõi , bình chọn


KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: KỂ CHUYỆN
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 27 - 28 / 12 / 2010

Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Con

vịt xấu xí
Tuần 22

I/. Mục tiêu:
- - Dựa theo lời kể của GV, sắp xếp đúng thứ tự tranh minh họa cho trước (SGK);
bước đầu kể lại được từng đoạn câu chuyện Con vịt xấu xí rõ ý chính, đúng diễn
biến.
- Hiểu được lời khuyên qua câu chuyện: Cần nhận ra cái đẹp của người khác, biết
thương yêu người khác, không lấy mình làm chuẩn để đánh giá người khác.
- GDBVMT: GV liên hệ: Cần yêu quý các loài vật quanh ta, không vội đánh giá
một con vật chỉ dựa vào hình thức bên ngoài.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Khởi động

Hoạt động 1 :
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Kể chuyện được chứng
kiến hoặc tham gia
+ Yêu cầu HS kể chuyện về một người có khả năng
hoặc có sức khoẻ đặc biệt mà em biết .
- Bài mới : Con vịt xấu xí
Hoạt động 2 :
Cung cấp kiến thức mới

Hình thức : cả lớp
Nội dung :
- Kể lần 1
- Kể lần 2 + minh hoạ tranh
- Dựa vào tranh minh hoạ, đặt câu hỏi để HS nắm
cột truyện:
+ Thiên nga ở lại cùng đàn vịt trong hoàn cảnh
nào ? + Nó còn quá nhỏ và yếu ớt không cùng mẹ
bay về phương Nam để tránh rét.
+ Thiên nga cảm thấy thế nào khi ở lại cùng đàn
vịt ? + Buồn vì nó không có ai làm bạn. Vịt mẹ bận
kiếm ăn, vịt con bắt nạt nó.Trong mắt vịt con nó là

Hoạt động Trò

- 2 HS kể

- Theo dõi

- Trao đổi cặp đôi
- Đại diện nhóm phát biểu
(3–1–2–4)
- Hoạt động nhóm 4 HS


con vịt xấu vo tích sự.
+ Thái độ của thiên nga thế nào khi bố mẹ đến đón?
+ Vui sướng,quên hết mọichuyện buồn đã qua . Nó
cảm ơn vịt mẹ và chia tay vịt con.
- Treo tranh minh hoạ yêu cầu HS sắp xếp theo

đúng trình tự
- Gọi HS trình bày
Hoạt động 3 :
Luyện tập - Thực hành
Hình thức : nhóm , cá nhân
- Tổ chức cho HS kể chuyện theo nhóm
- Gọi các nhóm trình bày ( Lần 1: Mỗi HS kể 1
tranh, Lần 2 : Mỗi HS kể 2 tranh )
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp và trao đổi về
nội dung câu chuyện .
- Yêu cầu HS chọn bạn kể hay – Tuyên dương
Hoạt động 4 :
Củng cố
- Hỏi : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì ?
- GDBVMT: Cần yêu quý các loài vật quanh ta,
không vội đánh giá một con vật chỉ dựa vào hình
thức bên ngoài.
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị : Câu chuyện kể ca
ngợi cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác.

- Đại diện nhóm kể
- 2- 3 HS thi kể toàn bộ câu
chuyện
- Phát biểu
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: KỂ CHUYỆN
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010

Ngày dạy: 27 - 28 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: kể

chuyện đã nghe, đã đọc
Tuần 19

I/. Mục tiêu:
- - Dựa vào gợi ý trong SGK, chọn và kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã
nghe, đã đọc ca ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp và cái xấu,
cái thiện và cái ác.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể.
- Liên hệ GD tấm gương đạo đức Bác Hồ: Bác Hồ yêu quý thiếu nhi và có những
hành động cao đẹp với các cháu thiếu nhi. Kể những câu chuyện đã học về tình
cảm yêu mến của Bác đối với thiếu nhi (Câu chuyện Quả táo của Bác Hồ, Thư
chú Nguyễn).
- Giáo dục HS có ý thức ham đọc sách.
II/. Chuẩn bị:


1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
- 2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Câu chuyện kể, tập truyện cổ tích
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động 1 :
Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ : Con vịt xấu xí
+ Gọi HS kể lại câu chuyện
+ Gọi 1 HS kể đoạn mình thích và nêu ý nghĩa câu

chuyện
- Bài mới : Kể chuyện đã nghe, đã học
Hoạt động 2 :
Cung cấp kiến thức mới
Hình thức : cả lớp
Nội dung :
- Gọi HS đọc đề bài . Phân tích đề ( gạch chân:
được nghe, được đọc, ca ngợi cái đẹp, cuộc đấu
tranh, dẹp , xấu, thiện, ác.
- Gọi HS đọc phần gợi ý
- Hỏi: Em biết những câu chuyện nào có nội dung
ca ngợi cái đẹp?
+ Em biết những câu chuyện nào nói về cuộc đấu
tranh giữa cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác ?
- Cây khế , Thạch Sanh, Gà Trống và Cáo ,Tấm
Cám ,…
+ Em hãy giới thiệu những câu chuyện mà mình sẽ
kể cho các bạn nghe ?
Hoạt động 3 :
Luyện tập - Thực hành
Hình thức : nhóm, cá nhân
- Cho HS kể chuyện trong nhóm + trao đổi về nội
dung câu chuyện.
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp
- Chọn HS kể hay tuyên dương
* Liên hệ GD tấm gương đạo đức Bác Hồ: Bác Hồ
yêu quý thiếu nhi và có những hành động cao đẹp
với các cháu thiếu nhi. Kể những câu chuyện đã học
về tình cảm yêu mến của Bác đối với thiếu nhi (Câu
chuyện Quả táo của Bác Hồ, Thư chú Nguyễn).

Hoạt động 4 :
Củng cố
- Hỏi : Câu chuyện kể hôm nay có nội dung là gì ?
- Nhận xét tiết học

Hoạt động Trò

- 2 HS kể nối tiếp nhau

- Theo dõi – phát biểu
- 2 HS đọc nối tiếp nhau
- Một vài HS giới thiệu
- Nối tiếp nhau giới thiệu

- Hoạt động nhóm 4 HS
- Đại diện một vài nhóm

- Phát biểu


- Chuẩn bị : Câu chuyện kể về việc em đã làm
hoặc chứng kiến để góp phần giữ gìn xóm làng
(đường phố, trường học) xanh, sạch , đẹp .
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: KỂ CHUYỆN
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 27 - 28 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: kể


chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
Tuần 19

I/. Mục tiêu:
- - Chọn được câu chuyện nói về một hoạt động đã tham gia (hoặc chứng kiến) góp
phần giữ gìn xóm làng ( đường phố, trường học) xanh, sạch , đẹp.
- Biết sắp xếp các sự việc cho hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với các bạn về
ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS có ý thức giữ vệ sinh môi trường.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động 1 :
Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Gọi HS kể lại câu chuyện em đã nghe hoặc đã đọc ca
ngợi cái đẹp hay phản ánh cuộc đấu tranh giữa cái đẹp
với cái xấu, cái thiện với cái ác .
+ Nhận xét
- Bài mới : Kể chuyện được chứng kiến hoặc
tham gia
Hoạt động 2 :
Cung cấp kiến thức mới
Hình thức : cả lớp
Nội dung :
- Gọi HS đọc đề bài

- Giúp HS tìm hiểu đề bài ( gạch chân : em đã làm gì,
xanh, sạch, đẹp)
- Gọi HS đọc gợi ý 1

Hoạt động Trò

- 2 HS kể

- Theo dõi
- Phát biểu
- 2 HS đọc


- Yêu cầu HS giới thiệu về câu chuyện mình định kể
- Yêu cầu HS đọc gợi ý 2 và 3
Hoạt động 3 :
Luyện tập - Thực hành
Hình thức : nhóm, cá nhân
- Tổ chức cho HS kể trong nhóm
- Gợi ý cho HS nghe bạn kể hỏi các câu hỏi :
+ Bạn cảm thấy thế nào khi tham gia dọn vệ sinh cùng
mọi người ?
+ Theo bạn việc làm của mọi người có ý nghĩa thế nào?
+ Theo bạn, mọi người có nên làm thường xuyên hay
không? Vì sao?
+ Bạn thấy không khí buổi dọn vệ sinh thế nào ?
+ Bạn sẽ làm gì để giữ gìn môi trường luôn sạch đẹp?
- Tổ chức cho HS thi kể trước lớp và trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện
- Tuyên dương HS kể hay

Hoạt động 4 :
Củng cố
- Hỏi : Tiết học hôm nay em kể những câu chuyện có
nổi dung gì ? Giáo dục BVMT
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò . Chuẩn bị : Những chú bé không chết

- Một vài HS giới thiệu
- 2 HS đọc
- Hoạt động nhóm 4 HS và
trao đổi với nhau về ý nghĩa
của việc làm .

- Một vài HS thi kể
- Bình chọn
- Phát biểu

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: KỂ CHUYỆN
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 27 - 28 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Những

chú bé không chết
Tuần 19

I/. Mục tiêu:
- - Dựa theo lời kể của GV và tranh minh hoạ (SGK), kể lại được từng đoạn của câu

chuyện Những chú bé không chết rõ ràng, đủ ý (BT1); kể nối tiếp được toàn bộ
câu chuyện (BT2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện và đặt tên khác cho truyện
phù hợp với nội dung.
- Giáo dục HS lòng tự hào về các chiến sĩ nhỏ tuổi nhưng rất dũng cảm .
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:


Hoạt động Thầy
Hoạt động 1 :
Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Gọi HS kể lại việc em đã làm để góp phần giữ
xóm làng, đường phố, trường học xanh, sạch , đẹp.
- Bài mới : Những chú bé không chết
Hoạt động 2 :
Cung cấp kiến thức mới
Hình thức : cả lớp
Nội dung :
- Kể lần 1
- Kể lần 2 + minh hoạ tranh
- Yêu cầu HS dựa vào tranh minh hoạ và đọc lời
mở đầu từng đoạn truyện
Hoạt động 3 :
Luyện tập - Thực hành
Hình thức : nhóm , cá nhân

- Tố chức cho HS kể trong nhóm : Yêu cầu HS kể
từng đoạn câu chuyện dựa vào tranh SGK
- Gọi HS kể chuyện trước lớp ( 2 lượt )
- Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý
nghĩa câu chuyện
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi 3
+ Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé ?
+ Tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các
chiến sĩ nhỏ tuổi
+ Tại sao truyện có tên là những chú bé không
chết ? + Bọn phát xít giết chết chú bé này, lại xuất
hiện những chú bé khác.
+ Em đặt tên gì cho câu chuyện này ? + Những chú
bé dũng cảm
+ Những chú bé không bao giờ chết
+ Những con người quả cảm
Hoạt động 4 :
Củng cố
- Em hiểu gì qua câu chuyện này ?
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò . Chuẩn bị : Sưu tầm những câu chuyện
nói về lòng dũng cảm để chuẩn bị bài sau.

Hoạt động Trò

- 2 HS kể

- Theo dõi
- Quan sát tranh + lắng nghe
- 4 HS đọc nối tiếp


- Hoạt động nhóm 4 HS
- 4 HS nối tiếp nhau kể ( mỗi HS
kể 1 tranh )
- 2 – 4 HS kể
.
- Một vài HS phát biểu

NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT


Tranh 1:
Bọn phát xít Đức đưa quân ồ ạt sang xâm lược Liên Xô . Đến đâu chúng cũng cướp bóc,
bắn giết tàn bạo. Buổi chiều nọ, chúng bất ngờ xông vào một làng. Khắp làng không một
bóng ngưòi. Không gặp sự chống cự của du kích, chúng tưởng được yên thân. Nhưng
trời vừa tối, một tiếng súng đã nổ ran. Bọn phát xít nhớn nhác hỏi nhau: “ Bắn ở đâu
thế ?”. Một tên lính hấp tấp từ ngoài chạy vào nói: Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắt
được một tên du kích.
Tranh 2
Một lúc sau, mấy tên lính dẫn vào một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng
13 – 14 tuổi mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:
- Mày là ai?
Chú bé kiêu hãnh trả lời ;
- Tao là du kích!
Tên sĩ quan quát:
- Đội du kích của chúng mày đâu?
Chú bé trả lời giọng khinh bỉ :
- Tao không biết!
Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú bé rất dã man. Nhưng chú
không nói nửa lời. Gần sáng bọn chúng đem chú ra bắn.

Tranh 3
Đêm ấy, du kích tấn công vào trại lính giặc. Kho tàng của bọn phát xít nổ tung. Nhưng
chúng cũng bắt được một em nhỏ
Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi:
- Mày là ai?
Chú bé kiêu hãnh trả lời :
- Tao là du kích!
Tên sĩ quan không còn tin vào mằt mình nữa. Trước mặt hắn vẫn là chú bé mặc áo sơ mi
xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm hôm qua. Tên sĩ
quan rên rĩ:
- Ôi lạy chúa ! Đất nước này thật là ma quỷ!
Rồi hắn gào lên:
- Treo cổ ! Treo cổ nó lên!
Tranh 4
Sang đêm thứ ba, bọn phát xít càng không được ngủ yên. Đêm ấy, du kích đánh thẳng
vào sở chỉ huy của địch, còn tên sĩ quan bị bắt sống đem về khu du kích. Khi người ta


mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên cạnh
bác ta lại là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục xuống chân chú
bé, lảm nhảm như một kẻ loạn trí:
- Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu biết ngài có thể chết đi sống lại như phù
thuỷ thế này!
Nhưng người phiên dịch chỉ vào bác du kích đứng tuổi bào hắn:
- Đây là cha của hai đứa trẻ bị ngưoi giết chết đêm hôm kia và đêm họm qua. trước mặt
ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy.
Tên phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất, không dám ngẩng đầu lên.
CÂU HỎI
1) Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì của các chú bé ?
( Ca ngợi phẩm chất dũng cảm, sự hi sinh cao đẹp của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc

chiến đấu chống kẻ thù bảo vệ Tổ quốc. )
2) Câu chuyện có tựa : Những chú bé không chết vì :
+ 3 chú bé xuất hiện đều là anh em ruột, mặc áo giống nhau vì vậy mà tên sĩ quan lầm
tưởng các chú bé này chết đi sống lại.
+ Bọn phát xít giết chú bé này lại có chú bé khác xuất hiện.
+ Các chú bé này đều có phẩm chất dũng cảm, có tinh thần hi sinh cao cả vì sự thiêng
liêng của Tổ quốc nên được mọi người ca tụng.
3) Đặt tên khác cho câu chuyện :
- Các chú bé dũng cảm
- Những chú bé không bao giờ chết
- Những con người quả cảm
- Những thiếu niên bất tử


KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: KỂ CHUYỆN
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 27 - 28 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Bác

đánh cá và gã hung thần
Tuần 19

I/. Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (Bài
tập 1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý
(Bài tập 2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.

- Giáo dục học sinh “Ở hiền gặp lành”.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
TUẦN : 26
Ngày soạn : 6 / 03 / 2010
Ngày dạy : 9 / 03 /2010
Môn
: Kể chuyện
Tiết
: 26
Tên bài dạy : KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/. MỤC TIÊU :
- Kể lại được câu chuyện (đoạn truyện) đã nghe, đã đọc nói về lòng dũng cảm.
- Hiểu nội dung chính của câu chuyện (đoạn truyện) đã kể và biết trao đổi về ý
nghĩa của câu chuyện (đoạn truyện).
- HS khá, giỏi kể được câu chuyện ngoài SGK và nêu rõ ý nghĩa.
- GD đạo đức Bác Hồ: Bác Hồ yêu nước và sằn sàng vượt qua nguy hiểm thử thách
để góp sức mang lại độc lập cho đất nước. Kể những câu chuyện nói về lòng dũng
cảm vượt qua nguy hiểm, thử thách của Bác trong cuộc đời hoạt động cách mạng
của Bác.
II/. CHUẨN BỊ :
- GV : Viết sẵn đề bài
- HS : Câu chuyện kể
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Thầy

Hoạt động Trò



Hoạt động 1 :
Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ :
Những chú bé không chết
+ Gọi 2 HS kể lại câu chuyện
+ Vì sao truyện có tên “Những chú bé không chết”
+ Câu chuyện có ý nghĩa gì ?
- Bài mới : Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Hoạt động 2 :
Cung cấp kiến thức mới
Hình thức : cả lớp
Nội dung :
- Gọi HS đọc đề bài
- Phân tích đề , gạch chân các từ ngữ: lòng dũng
cảm, được nghe, được đọc
- Gọi HS đọc gợi ý 1 của bài
- Gọi 1 HS đọc gợi ý 2 . Yêu cầu HS giới thiệu câu
chuyện em sẽ kể
- Gọi HS đọc gợi ý 3
Hoạt động 3 :
Luyện tập - Thực hành
Hình thức : cá nhân, nhóm
- Tổ chức cho HS kể chuyện trong nhóm , yêu cầu
HS trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện .
- Tổ chức cho HS thi kể
- Tuyên dương HS kể hay
Hoạt động 4 :

Củng cố
- Hỏi : Tiết học hôm nay em kể câu chuyện về nội
dung gì ?
* GD đạo đức Bác Hồ: Bác Hồ yêu nước và sằn
sàng vượt qua nguy hiểm thử thách để góp sức
mang lại độc lập cho đất nước. Kể những câu
chuyện nói về lòng dũng cảm vượt qua nguy hiểm,
thử thách của Bác trong cuộc đời hoạt động cách
mạng của Bác.
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò. Chuẩn bị : Kể chuyện được chứng kiến
hoặc tham gia

+ Mỗi HS kể 2 tranh
+ Một vài HS phát biểu

- Theo dõi
- Phát biểu
- 4 HS nối tiếp nhau đọc
- Một vài HS giới thiệu
* HSG kể được câu chuyện
ngoài SGK và nêu ý nghĩa.
- Kể chuyện trong nhóm 4 HS
- Một vài HS thi kể và trao đổi
với các bạn về ý nghĩa câu
chuyện đó.
- Bình chọn
- Phát biểu

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4

Phân môn: KỂ CHUYỆN
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010


Ngày dạy: 27 - 28 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Bác

đánh cá và gã hung thần
Tuần 19

I/. Mục tiêu:
- Dựa theo lời kể của giáo viên, nói được lời thuyết minh cho từng tranh minh họa (Bài
tập 1), kể lại được từng đoạn của câu chuyện Bác đánh cá và gã hung thần rõ ràng, đủ ý
(Bài tập 2).
- Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa của câu chuyện.
- Giáo dục học sinh “Ở hiền gặp lành”.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:

KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Môn
:
Tiết
:

Tên bài dạy :

TUẦN : 27

14 / 03 / 2010
16 / 03 /2010
Kể chuyện
27
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC
THAM GIA

I/. MỤC TIÊU :
- Chọn được câu chuyện đã tham gia (hoặc chứng kiến) nói về lòng dũng cảm, theo
gợi ý SGK.
- Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lí để kể lại rõ ràng; biết trao đổi với các
bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo dục HS tính dạn dĩ, tự tin.
II/. CHUẨN BỊ :
- GV : Bảng phụ ghi sẵn gợi ý , viết sẵn đề bài
- HS : Sưu tầm câu chuyện kể
III/. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động Thầy
Hoạt động 1 :
Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ :
+ Gọi 2 HS kể lại câu chuyện em đã được nghe,
được đọc về lòng dũng cảm
- Bài mới : Kể chuyện được chứng kiến hoặc


Hoạt động Trò

- Theo dõi bạn kể, nhận xét


tham gia
Hoạt động 2 :
Cung cấp kiến thức mới
Hình thức : cả lớp
Nội dung :
- Gọi HS đọc đề bài
- Phân tích đề bài , gạch chân các từ : lòng dũng
cảm, chứng kiến hoặc tham gia
- Hỏi : Đề bài yêu cầu gì ?
- Gọi HS đọc mục gợi ý
- Yêu cầu HS mô tả lại những gì diễn ra trong 2
bức tranh minh hoạ

- Theo dõi
- Suy nghĩ trả lời
- Phát biểu
- 2 HS đọc nối tiếp
- Tranh 1 : Các chú bộ đội đang
dũng cảm vật lộn với dòng nước lũ
để cứu người,cứu tài sản của dân.
Các chú không sợ nguy hiểm đến
tính mạng của mình. Các chú là
những con người dũng cảm.
- Tranh 2 : Bạn nhỏ trèo cây hái
trộm quả. Bạn nhận ra lỗi lầm của

mình và xin lỗi bà . Bạn là người
dũng cảm biết nhận lỗi của mình.

- Treo bảng phụ ghi sẵn gợi ý 2. Gọi HS đọc
- Em định kể câu chuyện về ai ? Câu chuyện đó - Tiếp nối nhau giới thiệu câu
xảy ra khi nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng chuyện
nghe .
Hoạt động 3 :
Luyện tập - Thực hành
Hình thức : nhóm, cá nhân
- Tổ chức cho HS kể trong nhóm
- Hoạt động nhóm 4 HS + trao đổi
để tìm hiểu ý nghĩa của câu chuyện
- Gợi ý cho HS các câu hỏi :
+ Bạn cảm thấy thế nào khi tận mắt nhìn thấy
công việc đó của chú ?
+ Theo bạn nếu không có chú ấy thì chuyện gì
sẽ xảy ra ?
+ Việc làm của chú ấy có ý nghĩa gì ?
- Tổ chức cho HS thi kể + HS dưới lớp đặt câu - Một vài HS kể
hỏi về ý nghĩa câu chuyện
- Tuyên dương HS kể hay
- Bình chọn
Hoạt động 4 :
Củng cố
- Hỏi: Nội dung câu chuyện kể hôm nay là gì ?. - Phát biểu
Em học tập được nhân vật điều gì ?
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị : Ôn tập giữa HKII





×