Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Kế hoạch bài dạy tiếng việt lớp 4 phân môn luyện từ và câu tuần 18 đến 27

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.93 KB, 27 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 28 - 30 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Câu

kể: Ai làm gì?
Tuần 18 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Nắm được cấu tạo cơ bản của câu kể Ai làm gì? (nội dung ghi nhớ)
- Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ và vị ngữ
trong mỗi câu (bài tập 1, bài tập 2, mục III); viết được đoạn văn kể việc đã làm trong đó
có dùng câu kể Ai làm gì? (bài tập 3, mục III).
- Học sinh có ý thức vận dụng câu kể sáng tạo khi nói và viết .
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Nêu nhận xét tiết kiểm tra cuối kì I
- Bài mới: Câu kể: Ai làm gì?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
* Bài tập 1. 2:
- Gọi học sinh tiếp nối nhau đọc yêu cầu của bài tập
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn, tìm từ.


- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
a) Chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, nhặt cỏ đốt lá, bắc
bếp thổi cơm, tra ngô, ngủ khì trên lưng mẹ, sủa om
cả rừng.
b) Chỉ người hoặc vật hoạt động: người lớn, các cụ
già, mấy chú bé, các bà mẹ, các em bé, lũ chó.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu đặt câu hỏi theo mẫu.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
a) Cho từ ngữ chỉ hoạt động: Người lớn làm gì? Các
cụ già làm gì? Mấy chú bé làm gì? Các bà mẹ làm
gì? Các em bé làm gì? Lũ chó làm gì?

- Hát 1 bài.
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- 2 em đọc
- Hoạt động cá nhân
- Trình bày
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày
- Lắng nghe



b) Cho từ ngữ chỉ người hoặc vật hoạt động: Ai đánh
trâu ra cày? Ai nhặt cỏ, đốt lá? Ai bắc bếp thổi cơm?
Ai tra ngô? Ai ngủ khì trên lưng mẹ? Con gì sủa om
cả rừng?
- Viết sơ đồ phân tích câu kể Ai làm gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1, 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm đoạn văn, tìm những câu
kể Ai làm gì? Tìm chủ nhữ, vị ngữ trong các câu kể.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Các câu kể là:
. Cha/ tôi làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét
sân.
. Mẹ/ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác
bếp để gieo cấy mùa sau.
. Chị tôi/ đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và
làn cọ xuất khẩu.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp làm vào vở: Viết một đoạn văn kể
về các công việc trong một buổi sáng của em. Chỉ
được câu nào là câu kể Ai làm gì?
- Mời học sinh trình bày.
Hoạt động 4: Củng cố
- Trò chơi: Đặt câu theo tranh (Hỏi: Tranh vẽ cảnh
gì? Tổ chức thực hiện theo dãy bàn)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Vị ngữ

trong câu kể Ai làm gì?”.

- Quan sát
- 3 em lần lượt đọc
- 2 em lần lượt đọc
- Hoạt động cá nhân (gạch
chân)
- Thực hiện trên bảng lớp
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Làm vào vở
- Vài em đọc bài làm
- Thi đua cá nhân
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: : 19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 30 - 31 / 12 / 2010
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Vị

ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Tuần 18 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- HS nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai
làm gì? (nội dung ghi nhớ).



- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai làm gì? theo yêu cầu cho trước, qua thực
hành luyện tập (mục III).
- Học sinh khá, giỏi nói được ít nhất 5 câu kể Ai làm gì? Tả hoạt động của các nhân vật
trong tranh (bài tập 3, mục III).
- Học sinh biết vận dụng câu kể Ai làm gì?
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Câu kể Ai làm gì?”. Câu kể
Ai làm gì có những bộ phận nào? Hãy đặt câu kể.
- Bài mới: Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc đoạn văn và 4 yêu cầu của phần
Nhận xét.
- Yêu cầu học sinh thực hành lần lượt các yêu cầu1,
2: Các câu kể trong đoạn văn, xác định vị ngữ: Hàng
trăm con voi đang tiến về bãi. Người các buôn làng
kéo về nườm nượp. Mấy anh thanh niên khua chiêng
rộn ràng.
3) Nêu ý nghĩa của các vị ngữ trên là nêu hoạt động
của người, của vật trong câu.
4) Hỏi: Vị ngữ trong câu kể trên do từ ngữ nào tạo
thành? [ý b. Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm

động từ) tạo thành]
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn tìm câu kể Ai
làm gì? Xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại: Các câu kể là: Thanh niên đeo gùi vào
rừng. Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước. Em nhỏ
đùa vui trước nhà sàn. Các cụ già chụm đầu bên
những ché rượu cần. Các bà, các chị sửa soạn khung
cửi.
* Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.

- Hát 1 bài.
- 2 học sinh trả lời
- Lắng nghe
- 5 em lần lượt đọc
- Lắng nghe
- Hoạt động cá nhân
- Làm vào vở
- Trình bày
- Lắng nghe

- 2 em lần lượt đọc
- 1 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Trình bày

- Lắng nghe

- 1 em đọc


- Yêu cầu cả lớp đọc thầm các từ ngữ nối các từ để
có câu kể Ai làm gì?
- Mời học sinh trình bày.
- Chốt lại:
. Đàn có trắng - bay lượn trên cánh đồng.
. Bà em - kể chuyện cổ tích.
. Bộ đội - giúp dân gặt lúa.
* Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu cả lớp nhìn vào tranh, đặt câu 3 đến 5 câu
kể Ai làm gì?
- Mời học sinh trình bày.
- Nhận xét, kết luận các câu đúng.
Hoạt động 4: Củng cố
- Trò chơi: Ghép từ
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc ghi nhớ. Chuẩn bị bài “Chủ ngũ
trong câu kể Ai làm gì?”.

- Hoạt động cá nhân
- Thực hiện trên bảng lớp
- Lắng nghe

- 1 em đọc
- Làm vào vở

- Trình bày trước lớp
- Lắng nghe
- Thi đua giữa 2 đội
- Lắng nghe
- Lắng nghe

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 04 - 06 / 01 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Chủ

ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Tuần 19 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Hiểu được cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì ? (nội dung
ghi nhớ). Nhận biết được câu kể Ai làm gì? Xác định được bộ phận chủ ngữ trong câu
(bài tập 1, mục III); biết đặt câu với bộ phận chủ ngữ cho sẵn hoặc gợi ý bằng tranh vẽ
(bài tập 2, bài tập 3).
- Học sinh biết đặt câu đúng ngữ pháp.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động

- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Treo tranh hỏi: Tranh vẽ cảnh
- Quan sát trả lời
gì? Yêu cầu học sinh đặt câu theo tranh và cho biết bộ
- Nối tiếp nhau đặt câu
phận vị ngữ trong câu. Hỏi: Vị ngữ trong câu có ý nghĩa - Phát biểu


gì? ( Động từ hoặc cụm động từ tạo thành). Vị ngữ trong
câu do các từ ngữ nào tạo thành?
- Bài mới: Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Hỏi: Đoạn văn có mấy câu? (Có 6 câu).
- Gọi học sinh đọc yêu cầu phần nhận xét.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi, trình bày.
1) Tìm các câu kể Ai làm gì? trong đoạn văn trên.
(Câu 1, câu 2, câu 3, câu 5, câu 6)
2) Xác định chủ ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.
. Một đàn ngỗng vươn dài cổ… định đớp bọn trẻ.
. Hùng đút vội khẩu súng… chạy biến.
. Thắng mếu máo nấp sau lưng Tiến.
. Em liền nhặt…đàn ngỗng ra xa.
. Đàn ngỗng kêu … chạy mất.
3) Nêu ý nghĩa của chủ ngữ: Chủ ngữ chỉ sự vật (người,
con vật, đồ vật , cây cối được nhân hoá) có hoạt động
được nói đến ở vị ngữ.
4) Gọi học sinh nêu lại các chủ ngữ vừa tìm được trong
câu trên. (Một đàn ngỗng, Hùng,Thắng, em, đàn ngỗng).
- Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Yêu cầu học sinh chọn ý đúng (Dùng thẻ A, B, C)
- Hỏi: Chủ ngữ trong câu do các từ ngữ nào tạo thành?
( Do danh từ, cụm danh từ tạo thành).
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- Yêu cầu học sinh đặt câu.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc đoạn văn và yêu cầu bài tập
- Hỏi: Bài tập yêu cầu các em làm gì? (Tìm câu kể Ai
làm gì? Xác định chủ ngữ của từng câu).
- Cho học sinh làm bài. Gọi học sinh sửa bài.
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Với các từ ngữ đã cho làm chủ ngữ, để tạo thành câu
em cần thêm bộ phận nào? (Bộ phận vị ngữ).
- Cho học sinh làm bài. Chấm điểm một số vở.
- Gọi học sinh sửa bài.
* Bài 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu gì? (Đặt câu nói về hoạt động của
từng nhóm người hoặc vật).
- Treo tranh- hỏi: Tranh vẽ cảnh gì? Trong tranh có
những hoạt động gì?
- Cho học sinh làm bài.

- 1 em đọc.Theo dõi SGK / 6
- 2 em cùng bàn trao đổi
- Nối tiếp nhau phát biểu

- 2 học sinh đọc
- Nối tiếp nhau đặt câu
- Theo dõi SGK / 7
- Làm vào phiếu bài tập

- Nối tiếp nhau đọc
- Theo dõi
- Làm bài vào vở
- Nối tiếp nhau đọc bài làm
- Theo dõi
- Quan sát, trả lời
- Tự làm bài vào vở


- Gọi học sinh trình bày. Tuyên dương.
- Một vài em đọc đoạn văn
Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức cho học sinh thi đua: Ghép các từ ngữ ở cột A - 2 đội tham gia, mỗi đội 3
với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?
học sinh
A
B
Đàn cò trắng
kể chuyện cổ tích.
Bà em
nở vàng rực.
Hoa mai
bay lượn trên đồng.
- Hướng dẫn học sinh cách chơi. Tổ chức chơi.
- Cả lớp tham gia trò chơi
- Hỏi: Em hãy tìm chủ ngữ trong các câu trên .
- Phát biểu
- Chủ ngữ do các từ ngữ nào tạo thành?
- Gọi HS nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ:
Tài năng

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
19 / 12 / 2010
Ngày dạy: 06 - 07 / 01 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

rộng vốn từ: Tài năng
Tuần 19 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người.
- Biếp xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã
xếp (bài tập 1, bài tập 2).
- Hiểu ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (bài tập 3, bài tập 4).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ:Chủ ngữ trong câu kể Ai làm
gì?
- Quan sát tranh và đặt câu
Yêu cầu học sinh dựa vào tranh đặt câu kể Ai làm gì để
nói hoạt động người và vật. Hỏi: Chủ ngữ do những từ
ngữ nào tạo thành? Em hãy nêu ý nghĩa của chủ ngữ?

- Bài mới: Mở rộng vốn từ: Tài năng
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Yêu cầu học sinh giải nghĩa từ
- Tự làm bài vào vở
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nối tiếp nhau phát biểu


- Gọi học sinh sửa bài
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Làm bài vào vở
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Nối tiếp nhau đọc
- Gọi học sinh đọc câu văn của mình. Khen học sinh có
câu văn hay. Theo dõi sửa lỗi về câu, dùng từ.
* Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- 2 em cùng bàn trao đổi
- Cho học sinh trao đổi
- Phát biểu theo suy nghĩ của
- Gọi học sinh phát biểu: Câu a và câu c ca ngợi sự
mình
thông minh , tài trí của con người.
* Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Vài em phát biểu
- Hỏi về nghĩa của từng câu, nếu học sinh không hiểu;
giải thích.
- Theo em các câu tục ngữ trên có thể sử dụng trong
những trường hợp nào? Em lấy ví dụ.

Hoạt động 4: Củng cố
- 2 đội tham gia, mỗi đội
- Thi đua: Tiếp sức
4HS
( Yêu cầu tìm tiếng “tài” có nghĩa là tiền của )
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Luyện tập về câu kể Ai
làm gì?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 26 / 12 / 2010
Ngày dạy: 11 - 13 / 01 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Luyện

tập về câu kể Ai làm gì?
Tuần 20 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Nắm vững kiến thức và kĩ năng sử dụng câu kể Ai làm gì? để nhận biết được câu kể đó
trong đoạn văn (bài tập 1), xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được
(bài tập 2).
- Viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?
- Học sinh khá, giỏi viết được đoạn văn (ít nhất 5 câu) có 2, 3 câu kể đã học (bài tập 3).
- Giáo dục học sinh có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò

Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Hát 1 bài.
- Kiểm tra kiến thức bài“Mở rộng vốn từ: Tài năng”.
- Lần lượt từng học sinh
Hỏi: Em hãy tìm một vài từ ngữ có tiếng “tài” có nghĩa chọn hoa và trả lời câu hỏi


là có khả năng hơn người bình thường. Em hãy tìm một
vài từ ngữ có tiếng “tài” có nghĩa là tiền của. Hãy đọc
một câu ca dao, tục ngữ ở tiết trước mà em thích nhất.
Vì sao?
- Cho học sinh chơi trò chơi khởi động.
- Cả lớp cùng tham gia
- Bài mới: Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
- Lắng nghe
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc bài tập 1.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- 1 em phát biểu
- Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm đôi: Đoạn văn có
- 2 em cùng bàn thảo luận
mấy câu, câu nào là câu kể.
- Gọi học sinh trình bày.
- Học sinh lần lượt phát biểu
- Hỏi nội dung đoạn văn, giáo dục học sinh.
- Vài em trả lời
* Bài tập 2:

- Gọi học sinh đọc bài tập.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- 1 em phát biểu
- Yêu cầu học sinh làm vào phiếu học tập.
- Cả lớp cùng làm vào phiếu
- Thu một số bài, chấm bài.
- Nộp bài
- Chữa bài.
- Thực hiện trên bảng lớp
- Kiểm tra số lượng học sinh làm bài đúng.
- Em làm đúng đưa tay
- Gợi ý giúp học sinh nhớ cách viết câu kể.
- Lắng nghe
* Bài tập 3:
- Cho học sinh xem một số hình ảnh.
- Quan sát
- Gọi học sinh đọc bài tập 3.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Gọi học sinh nêu yêu cầu của bài tập.
- 1 em phát biểu
- Yêu cầu học sinh viết thành đoạn văn tả một buổi trực - Làm bài vào vở
nhật lớp của tổ. ( Có dùng câu kể Ai làm gì? )
- Thu một số bài, chấm bài.
- Nộp bài
Hoạt động 4: Củng cố
- Củng cố: Thi đua: Tiếp sức (Đặt câu kể Ai làm gì?)
- Thi đua theo 3 đội
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe

- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ”.
- Lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 26 / 12 / 2010
Ngày dạy: 13 - 14 / 01 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

rộng vốn từ: Sức khỏe
Tuần 20 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:


- Biết thêm một số từ ngữ nói về sức khỏe của con người và tên một số môn thể thao
(bài tập 1, bài tập 2).
- Nắm được một số thành ngữ, tục ngữ liên quan đến sức khỏe (bài tập 3, bài tập 4).
- Giáo dục học sinh thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khoẻ tốt).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Em hãy nêu ý nghĩa của chủ
- Một vài em phát biểu
ngữ, vị ngữ. Chủ ngữ, vị ngữ do những từ ngữ nào tạo

thành? Gọi học sinh đọc đoạn văn kể về công việc trực
- 2- 3 học sinh đọc
nhật của tổ em.
- Hỏi:Theo em, trong cuộc sống cái gì quý nhất? Vì sao? - Một vài học sinh phát biểu
- Bài mới: Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Chia lớp 2 dãy cho học sinh thảo luận ( Dãy 1 câu a,
- Hoạt động nhóm 4 em
dãy 2 câu b)
- Gọi một vài nhóm trình bày:
- Theo dõi , bổ sung
a) Từ chỉ hoạt động có lợi cho sức khoẻ: tập luyện,
tập thể dục, đi bộ, chạy, chơi thể thao, đá bóng,..
b) Từ chỉ đặc điểm của cơ thể khoẻ mạnh: lực lưỡng,
cân đối , vạm vỡ, chắc nịch, cường tráng, rắn rỏi, dẻo
dai
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Tổ chức cho học sinh thi kể tên các môn thể thao mà
em biết (Chia lớp 2 đội)
- Lắng nghe
- Hướng dẫn cách chơi
- Tổ chức chơi
- Cả lớp thực hiện
- Nhận xét- Tuyên dương
* Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh trao đổi để hoàn chỉnh các thành ngữ - Thảo luận nhóm đôi
- Gọi học sinh phát biểu
- HS nối tiếp nhau đọc
a) Khoẻ như: voi (trâu, hùm)

b) Nhanh như: cắt (thỏ, chớp, điện, gió, sóc)
- Gọi học sinh giải nghĩa một vài thành ngữ.
* Bài 4 : Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hỏi: Khi nào người ta không ăn, không ngủ được?( khi - Phát biểu
bị ốm, người già, lo lắng). Không ăn, ngủ được thì khổ
như thế nào?( lo bị bệnh, lo tiền bạc để mua thuốc).


Người “Ăn được ngủ được là người như thế nào?
(Người hoàn toàn khoẻ mạnh). “Ăn được ngủ được là
tiên” nghĩa là thế nào?( Người đó có sức khoẻ tốt sống
sung sướng như tiên). Câu tục ngữ này nói lên điều gì?
(Có sức khoẻ sung sướng như tiên. Không có sức khoẻ
phải lo lắng về nhiều thứ).
Hoạt động 3: Củng cố
- Tổ chức thi đua: Tiếp sức (Yêu cầu học sinh tìm các từ - 2 đội, mỗi đội 3 HS
chỉ hoạt động có lợi cho sức khoẻ)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò- Chuẩn bị: Câu kể Ai thế nào?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
02 / 01 / 2011
Ngày dạy: 18 - 20 / 01 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Câu

kể Ai thế nào?
Tuần 21 (Tiết 1)


I/. Mục tiêu:
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? (Nội dung ghi nhớ).
- Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được (Bài tập 1, mục III);
bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? (Bài tập 2).
- Học sinh khá, giỏi viết được đoạn văn có dùng 2, 3 câu kể theo Bài tập 2.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Mở rộng vốn từ: Sức khoẻ. Hỏi: - Một số HS phát biểu
Em hãy tìm một số từ ngữ chỉ hoạt động có lợi cho sức
khoẻ? Kể một số môn thể thao mà em biết.
- Bài mới: Câu kể Ai thế nào?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc đoạn văn ở BT 1
- Theo dõi
- Hỏi: Đoạn văn có mấy câu? (Có 7 câu)
* Bài 1, 2: Cho học sinh trao đổi và gạch bút chì.
- 2 em ngồi cùng bàn
- Gọi học sinh trình bày: (xanh um, thưa thớt dần, hiền
lành, trẻ và thật khoẻ mạnh)
- Trong đoạn văn những câu nào thuộc kiểu Ai làm gì ?
- Giúp học sinh phân biệt 2 kiểu câu Ai làm gì? và Ai


thế nào? (Cho biết tính chất, trạng thái. Cho biết hành

động của sự vật)
* Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Học sinh trao đổi cặp đôi
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ và đặt câu hỏi
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Gọi học sinh trình bày
- Các câu hỏi trên có điểm gì giống nhau? (Trả lời câu
hỏi thế nào?)
* Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 2 học sinh ngồi cùng bàn
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi
trao đổi
- Gọi học sinh phát biểu và gạch chân từ chỉ sự vật:
- Nối tiếp nhau trình bày
(cây cối, nhà cửa, chúng, anh)
* Bài 5: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh tự làm bài
- Trao đổi theo cặp
- Gọi học sinh trình bày
- 1 em phát biểu
- Yêu cầu học sinh xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng
- Tiếp nối nhau phát biểu
câu.
- Hỏi: Câu kể Ai thế nào? gồm mấy bộ phận? Chúng trả
lời cho những câu hỏi nào?
- Kết luận.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ. Cho ví dụ
- 2 HS đọc
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu

- Hỏi: Bài tập yêu cầu gì? (Tìm câu kể Ai thế nào, xác
định CN, VN)
- Cho học sinh làm bài
- Tự làm bài
- Gọi học sinh sửa bài .
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Chấm điểm một số phiếu
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- 2 HS thảo luận , sau đó làm
- Cho học sinh trao đổi
vào vở
- Gọi học sinh trình bày và chỉ ra câu kể Ai thế nào?
- Một số HS đọc bài làm
trong đoạn văn. HSG viết được đoạn văn có dùng 2, 3
câu kể theo BT2
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Câu kể Ai làm gì? có mấy bộ phận? Chủ ngữ, vị
- Một vài HS phát biểu
ngữ trả lời cho câu hỏi nào?
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị: Vị ngữ trong câu kể Ai
thế nào?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
02 / 01 / 2011
Ngày dạy: 20 - 21 / 01 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Vị

ngữ trong câu kể Ai thế nào?



Tuần 21 (Tiết 2)
I/. Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai thế
nào? (Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai thế nào? Theo yêu cầu cho trước, qua thực
hành luyện tập (mục III).
- Học sinh khá, giỏi đặt được ít nhất 3 câu kể Ai thế nào? tả cây hoa yêu thích (Bài tập 2,
mục III).
- Học sinh có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Viết sẵn đoạn văn Bài tập 1 (Nhận xét, Luyện tập)
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Câu kể Ai thế nào?Hỏi: Câu kể - Một vài học sinh phát biểu
Ai thế nào gồm mấy bộ phận? Chủ ngữ, vị ngữ trả lời
cho câu hỏi nào? Yêu câu học sinh đặt câu.
- Bài mới: Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc đoạn văn
- Theo dõi SGK / 23
- Yêu cầu học sinh tìm câu kể Ai thế nào?
- Trao đổi nhóm đôi
- Gọi học sinh phát biểu
- Đại diện trình bày

- Chia lớp 2 dãy ( mỗi dãy thảo luận 2 câu hỏi )
- 2 HS ngồi cùng bàn
- Gọi học sinh phát biểu:
- Phát biểu
. Về đêm, cảnh vật/ thật im lìm.
. Sông/ thôi vỗ sóng… hồi chiều.
. Ông Ba / trầm ngâm.
. Trái lại, ông Sáu / rất sôi nổi.
. Ông / hệt như thần … vùng này.
- Gọi học sinh đọc lại các vị ngữ. Hỏi: Vị ngữ trong các
câu biểu thị nội dung gì?( Biểu thị trạng thái của sự vật,
người được nhắc đến ở chủ ngữ). Chúng do từ ngữ nào
tạo thành?(Do tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành)
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ. Yêu cầu học sinh đặt câu.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? (Tìm câu kể Ai thế
nào? Xác định vị ngữ và cho biết chúng do từ ngữ nào
tạo thành)
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh sửa bài.
- Nối tiếp nhau phát biểu


* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Làm vào vở
- Gọi học sinh đặt câu.
- Học sinh nối tiếp nhau đặt

* HS giỏi đặt ít nhất 3 câu.
câu
Hoạt động 4: Củng cố
- Trò chơi: Ghép từ
- 2 đội tham gia, mỗi đội 3
A
B
em
Cây cối
thưa thớt dần
Những con voi
xanh um
Nhà cửa
hiền lành
- Vị ngữ trong câu kể biểu thi nội dung gì? Vị ngữ do từ - Phát biểu
ngữ nào tạo thành?
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài Chủ ngữ trong câu kể Ai thế
nào?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
09 / 01 / 2011
Ngày dạy: 25 / 01 - 10 / 02 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Chủ

ngữ trong câu kể Ai thế nào?
Tuần 22 (Tiết 1)


I/. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào ? (Nội
dung ghi nhớ).
- Nhận biết được câu kể Ai thế nào? trong đoạn văn (Bài tập 1, mục III) ; viết được đoạn
văn khoảng 5 câu, trong đó có câu kể Ai thế nào? (Bài tập 2).
- Học sinh khá, giỏi viết được đoạn văn có 2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào? (Bài tập 2).
- Giáo dục học sinh có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Viết sẵn đoạn văn ( Nhận xét, Bài tập 1)
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ:Vị ngữ trong câu kể:Ai thế nào?
Hỏi: Vị ngữ trong câu kể do từ ngữ nào tạo thành? (Tính
từ, động từ ( cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành). Em
hãy nêu ý nghĩa của vị ngữ? Em hãy đặt câu và chỉ ra bộ - Một vài học sinh đặt câu
phận vị ngữ trong câu.
- Bài mới: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?


Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Theo dõi Sgk
- Hỏi: Đoạn văn có mấy câu?
- Yêu cầu học sinh thảo luận:
- Trao đổi nhóm đôi
1) Tìm câu kể Ai thế nào?

- Đại diện nhóm trình bày
2) Xác định chủ ngữ
- Phát biểu
. Hà Nội / tưng bừng màu đỏ.
. Cả một vùng trời / bát ngát…
. Các cụ già / vẻ mặt nghiêm…
. Những cô gái thủ đô/ hớn hở,..
- 2 học sinh đọc
3) Chủ ngữ biểu thị nội dung gì? Chúng do từ ngữ nào
- Nối tiếp nhau phát biểu
tạo thành?
- Kết luận.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- Yêu cầu học sinh đặt câu và chỉ ra bộ phận chủ ngữ
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Theo dõi
- Hỏi: Bài tập yêu cầu gì?
- Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh sửa bài.
- Nối tiếp nhau phát biểu
. Màu vàng trên lưng chú
. Bốn cái cánh
. Cái đầu tròn và hai con mắt
. Thân chú
. Bốn cánh
* Bài 2 : Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- BT yêu cầu gì?

- Tổ chức cho học sinh trao đổi nhóm đôi.
- Thảo luận
- Cho học sinh làm bài.
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh đọc bài làm. HSG viết được đoạn văn có - Một vài học sinh đọc
2, 3 câu theo mẫu Ai thế nào?
Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức thi đua: Ai nhanh hơn (Yêu cầu học sinh tìm
- 2 đội, mỗi đội 3 học sinh
bộ phân chủ ngữ trong các câu sau: Trong rừng, chim
chóc hót véo von. Thanh niên lên rẫy. Phụ nữ giặt giũ
bên những giếng nước.)
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 09 / 01 / 2011
Ngày dạy: 10 - 11 / 02 / 2011


Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

rộng vốn từ: Cái đẹp
Tuần 22 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Biết thêm một số từ ngữ nói về chủ điểm vẻ đẹp muôn màu, biết đặt câu với một số từ
ngữ theo chủ điểm đã học (Bài tập 1, Bài tập 2, Bài tập 3); bước đầu làm quen với một
số thành ngữ liên quan đến cái đẹp (Bài tập 4).

- Giáo dục BVMT: Giáo dục học sinh biết yêu và quý trọng cái đẹp trong cuộc sống.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Thẻ từ Bài tập 4
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Chủ ngữ trong câu kể Ai thế
nào? Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào do từ ngữ nào tạo - Một vài em phát biểu
thành? Em hãy nêu ý nghĩa của chủ ngữ? Yêu cầu học
- Nối tiếp nhau đặt câu
sinh đặt câu.
- Bài mới: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho học sinh làm việc.
- Hoạt động nhóm 4 em
- Gọi học sinh trình bày.
- Đại diện nhóm phát biểu
a) Các từ thể hiện vẻ đẹp bên ngoài: đẹp, xinh, xinh đẹp,
duyên dáng, thướt tha, rực rỡ, lộng lẫy, ...
b) Các từ thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của
con người: dịu dàng, lịch sự, thật thà, nết na, chân thực,
thẳng thắn, tế nhị, ...
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh thảo luận.
- Hoạt động nhóm 4 em
- Tổ chức cho học sinh thi đua:Tiếp sức (Tổ chức 2 lượt) - 2 đội, mỗi đội 4 học sinh

a) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh
vật: tươi đẹp, huy hoàng, tráng lệ, hoành tráng, yên
bình, cổ kính.
b) Các từ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh
vật, con người: rực rỡ, lộng lẫy, xinh đẹp, duyên dáng,
thướt tha, xinh tươi.
* Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Tự làm bài
- Gọi học sinh đặt câu.
- Nối tiếp nhau phát biểu
* Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu.


- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh đọc kết quả.
- Lần lượt từng đôi
- Hỏi học sinh về nghĩa các thành ngữ:
. Mặt tươi như hoa: Khuôn mặt xinh đẹp, tươi tắn.
. Chữ như gà bới: Chữ viết xấu, nguệch ngoạc.
Hoạt động: Củng cố
- Thi đua: Tiếp sức (Yêu cầu học sinh tìm các từ ngữ thể - 2 đội, mỗi đội 3 học sinh
hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người)
- GD BVMT: Giáo dục học sinh biết yêu và quý trọng
cái đẹp trong cuộc sống.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Học thuộc các thành ngữ có trong bài. Chuẩn
bị bài “Dấu gạch ngang”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4

Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
06 / 02 / 2011
Ngày dạy: 15 - 17 / 02 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Dấu

gạch ngang
Tuần 23 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Nắm được tác dụng của dấu gạch ngang (Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết và nêu được tác dụng của dấu gạch ngang trong bài văn (Bài tập 1, mục III);
viết được đoạn văn có dùng dấu gạch ngang để đánh dấu lời đối thoại và đánh dấu phần
chú thích (Bài tập 2).
- Học sinh khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, đúng yêu cầu Bài tập 2 (mục III).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Viết sẵn Bài tập 1 ( Nhận xét, Luyện tập )
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp. Hỏi: - Nối tiếp nhau phát biểu
Em hãy tìm một số từ tả vẻ đẹp bên ngoài của con người
Yêu cầu học sinh đặt câu.
- Một vài học sinh nêu
- Bài mới: Dấu gạch ngang
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới

- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh tìm những câu văn có chứa dấu gạch - 3 học sinh đọc nối tiếp
ngang; trao đổi trong đoạn văn trên dấu gạch ngang có
tác dụng gì?


- Gọi học sinh phát biểu.
- Nối tiếp nhau phát biểu
. Đoạn a: Đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói của nhân vật.
. Đoạn b: Đánh dấu phần chú thích (về cái đuôi dài
của con cá sấu)
. Đoạn c: Liệt kê các biện pháp cần thiết để bảo quản
quạt điện.
- Hỏi: Dấu gạch ngang dùng để làm gì?
- 2 em cùng bàn thảo luận
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- 3 học sinh đọc ghi nhớ
- Gọi học sinh cho ví dụ: Đặt câu tình huống có dùng
dấu gạch ngang.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Tự làm bài
- Gọi học sinh trình bày
- Nối tiếp nhau phát biểu
a/ Một bữa Pa-xcan đi đâu về … làm việc. (Đánh dấu
phần chú thích trong câu).
b/ “Những dãy tính cộng …Pa-xcan nghĩ
thầm.”( Đánh dấu phần chú thích trong câu).
c/ - Con hy vọng … Pa-xcan nói.( Dấu gạch ngang

thứ nhất đánh dấu chỗ bắt đầu lời nói. Dấu gạch ngang
thứ hai đánh dấu phần chú thích).
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Trong đoạn văn em viết, dấu gạch ngang được sử dụng
có tác dụng gì? (Đánh dấu các câu đối thoại và đánh dấu
phần chú thích)
- Yêu cầu học sinh làm bài. (HS G viết ít nhất 5 câu).
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày (Viết vào bảng phụ)
- Vài học sinh đọc bài làm
- Nhận xét
Hoạt động 4: Củng cố
- Hỏi: Dấu gạch ngang có tác dụng gì?
- Phát biểu
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài “Mở rộng vốn từ: Cái đẹp”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
06 / 02 / 2011
Ngày dạy: 17 - 18 / 02 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

rộng vốn từ: Cái đẹp
Tuần 23 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Biết được một số câu tục ngữ liên quan đến cái đẹp (Bài tập 1); nêu được một trường
hợp có sử dụng 1 câu tục ngữ đã biết (Bài tập 2); dựa theo mẫu để tìm được một vài từ



ngữ tả mức độ cao của cái đẹp (Bài tập 3); đặt câu được với 1 từ tả mức độ cao của cái
đẹp (Bài tập 4).
- Học sinh khá, giỏi nêu ít nhất 5 từ theo yêu cầu của bài tập 3 và đặt câu được với mỗi
từ.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Thẻ từ Bài tập 1
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ: Dấu gạch ngang. Hỏi: Dấu
- Phát biểu
gạch ngang dùng để làm gì? Gọi học sinh đọc đoạn văn - 3 học sinh đọc bài làm
kể lại cuộc nói chuyện giữa em và bố mẹ về tình hình
học tập của em trong tuần qua có dùng dấu gạch ngang.
- Bài mới: Mở rộng vốn từ: Cái đẹp
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1:Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh trao đổi và thảo luận: dùng bút chì
- Theo dõi SGK / 52
nối ô bên trái với ô bên phải cho phù hợp.
- Hoạt động nhóm đôi
- Gọi học sinh sửa bài (đính thẻ từ )
- Nhận xét
a) Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài:
. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

. Cái nết đánh chết cái đẹp.
b) Hình thức thường thống nhất với nội dung
. Người thanh tiếng nói cũng thanh …
. Trông mặt mà bắt hình dong …
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Gọi 1 học sinh giỏi làm mẫu.
- Theo dõi
- Yêu cầu học sinh trao đổi
- Hoạt động nhóm đôi
- Gọi học sinh trình bày
* Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh hoạt động nhóm
- Trao đổi nhóm 4 HS
- Gọi 1 nhóm trình bày trên bảng lớp. Các nhóm khác
- Đại diện nhóm trình bày
theo dõi bổ sung.
- Chốt lại: Các từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp:
- Lắng nghe
tuyệt vời, tuyệt diệu, tuyệt trần, mê hồn, mê li, không tả
xiết, như tiên, không tưởng tượng nổi, …
* Bài 4: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Yêu cầu học sinh đặt câu với các từ ở BT3 ( 2 câu )
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh đọc bài làm.
- Nối tiếp nhau đặt câu
Hoạt động 3: Củng cố
- Thi đua: Tiếp sức (Yêu cầu học sinh tìm từ miêu tả
- 2 đội, mỗi đội 4 học sinh



mức độ cao của cái đẹp)
- Nhận xét tiết học
- Dặn dò: Về nhà học thuộc các câu tục ngữ. Chuẩn bị
bài “Câu kể Ai là gì?”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
13 / 02 / 2011
Ngày dạy: 22 - 24 / 02 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Câu

kể Ai là gì?
Tuần 24 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Hiểu cấu tạo và tác dụng của câu kể Ai là gì ? (Nội dung ghi nhớ).
- Học sinh nhận biết được câu kể Ai là gì? trong đoạn văn (Bài tập 1, mục III) ; biết đặt
câu kể theo mẫu đã học để giới thiệu về người bạn, người thân trong gia đình (Bài tập 2,
mục III).
- Học sinh khá, giỏi viết được 4, 5 câu kể theo yêu cầu bài tập 2.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Viết sẵn Bài tập 1 ( Nhận xét, Luyện tập ), phiếu bài tập.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định :
- Kiểm tra kiến thức cũ: Mở rộng vốn từ:Cái đẹp. Tổ

- Cả lớp tham gia
chức cho học sinh hái hoa: (Đọc thuộc lòng một câu tục
ngữ thuộc chủ điểm Cái đẹp. Em hãy nêu trường hợp có
thể sử dụng câu tục ngữ trong chủ đề Cái đẹp. Em hãy
tìm một vài từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp).
- Bài mới: Câu kể Ai là gì?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc đoạn văn.
- Theo dõi SGK / 57
- Hỏi: Đoạn văn có mấy câu? Em hãy tìm những câu văn - Lần lượt trình bày
in nghiêng?
- Gọi học sinh đọc yêu cầu 2, 3, 4.
- Hoạt động nhóm đôi
- Cho học sinh thảo luận.
- Đại diện nhóm phát biểu
- Gọi học sinh trình bày: Câu nào dùng để giới thiệu?
(Đây là …Bạn Diệu Chi…). Câu nào nêu nhận định?
(Bạn ấy là một hoạ sĩ nhỏ đấy). Hỏi: Câu kể Ai là gì
gồm có những bộ phận nào? Chúng có tác dụng gì?
(Dùng để giới thiệu hoặc nêu nhận định về một người,
một vật nào đó).


- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- 2 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh đặt câu (chỉ ra bộ phận CN, VN)
- Một vài em đặt câu
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hỏi bài tập yêu cầu gì? (Tìm câu kể và nêu tác dụng).

- Yêu cầu học sinh làm bài ( Trao đổi nhóm đôi )
- Tự làm bài vào phiếu BT
- Gọi học sinh sửa bài
- Nối tiếp nhau phát biểu
Câu a: Giới thiệu thứ máy cộng trừ. Nêu nhận định về
giá trị của chiếc máy.
Câu b: Nêu nhận định: chỉ mùa,.chỉ vụ hoặc chỉ năm,
chỉ ngày đêm, đếm ngày tháng, năm học.
Câu c: Nhận định, giới thiệu.
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Gọi 1 học sinh làm mẫu
- Theo dõi
- Yêu cầu học sinh làm bài. (HS G viết được 4, 5 câu).
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh trình bày
- Một vài em đọc bài làm
Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: Đặt câu.
- 2 dãy
- Hỏi: Câu kể Ai là gì? gồm mấy bộ phận? Câu kể Ai là - Nối tiếp nhau phát biểu
gì? dùng để làm gì? Yêu cầu HS đặt câu.( Nếu còn thời
gian)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài “Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?”.
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
13 / 02 / 2011
Ngày dạy: 24 - 25 / 02 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích

Tên bài dạy: Vị

ngữ trong câu kể Ai là gì?
Tuần 24 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Nắm được kiến thức cơ bản để phục vụ cho việc nhận biết vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
(Nội dung ghi nhớ).
- Nhận biết và bước đầu tạo được câu kể Ai là gì ? bằng cách ghép 2 bộ phận câu (Bài
tập 1, Bài tập 2, mục III); biết đặt 2, 3 câu kể Ai là gì ? dựa theo 2, 3 từ ngữ cho trước
(Bài tập 3, mục III).
- Giáo dục BVMT thông qua đoạn thơ trong bài tập 1b (Luyện tập) nói về vẻ đẹp của
quê hương.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Thẻ từ (Bài tập 3).
Viết sẵn bài tập 1( Nhận xét, Luyện tập).
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.


III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Câu kể Ai là gì?Hỏi: Câu kể Ai - Nối tiếp nhau trình bày
là gì? gồm những bộ phận nào? Câu kể Ai là gì được
dùng để làm gì? (Giới thiệu hoặc nêu nhận định về một
người ,một vật nào đó). Em hãy đặt câu kể Ai là gì? cho
biết bộ phận CN, VN trong câu.
- Bài mới: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc đoạn văn và yêu cầu BT
- Theo dõi SGK / 61
- Hỏi: Đoạn văn có mấy câu? (Có 4 câu- chỉ ra từng câu) - Hoạt động nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh thảo luận, trình bày:
- Mỗi học sinh phát biểu một
. Để xác định được vị ngữ trong câu ta phải làm gì?
ý
(Tìm bộ phận trả lời câu hỏi là gì?)
. Xác định vị ngữ trong câu vừa tìm được .
. Từ ngữ nào có thể làm vị ngữ trong câu Ai là gì?
(Danh từ hoặc cụm danh từ).
. Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ gì? (Từ “ là”).
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ
- 2 học sinh đọc
- Yêu cầu học sinh đặt câu và phân tích vị ngữ trong câu - Vài em trình bày
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
- Bài tập yêu cầu gì? (Tìm câu kể Ai là gì? Xác định vị
ngữ).
- Làm bài vào vở
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Mỗi em- một câu
- Gọi học sinh sửa bài (VN trong câu do từ ngữ nào tạo
thành). GD BVMT.
* Bài tập 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Tổ chức cho học sinh thi đua: Tiếp sức
- 2 đội, mỗi đội 4 em
. Hướng dẫn chơi.
- Theo dõi

. Tổ chức chơi.
- Thực hiện chơi
- Nhận xét - Tuyên dương
* Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài
- HS làm bài vào vở
- Gọi học sinh đặt câu
- Nối tiếp nhau phát biểu
Hoạt động 4 :
Củng cố
- Hỏi: Vị ngữ được nối với chủ ngữ bằng từ nào? Vị ngữ - Phát biểu
do từ ngữ nào tạo thành?
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị : Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4


Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
20 / 02 / 2011
Ngày dạy: 01 - 03 / 03 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Chủ

ngữ trong câu kể Ai là gì?
Tuần 25 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Hiểu cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai là gì ? (Nọi dung ghi
nhớ).

- Nhận biết được câu kể Ai là gì ? trong đoạn văn và xác định được chủ ngữ của câu tìm
được (Bài tập 1, mục III); biết ghép các bộ phận cho trước thành câu kể theo mẫu đã học
(Bài tập 2); đặt được câu kể Ai là gì? Với từ ngữ cho trước làm chủ ngữ (Bài tập 3).
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Viết phần Nhận xét, Bài tập 1
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Vị ngữ trong câu kể Ai là gì?
Hỏi: Trong câu kể Ai là gì chủ ngữ được nối với vị ngữ
bằng từ nào? (“ là”, là gì?). Vị ngữ trả lời cho câu hỏi
nào? Vị ngữ do từ ngữ nào tạo thành? (Danh từ hoặc
cụm danh từ). Yêu cầu học sinh đặt câu và chỉ ra bộ
+ Nối tiếp nhau đặt câu
phận vị ngữ.
- Bài mới: Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc phần nhận xét.
- Theo dõi Sgk / 69
- Cho học sinh trao đổi.
- Hoạt động nhóm đôi
- Gọi học sinh phát biểu.
- Đại diện nhóm trình bày
+ Trong các câu trên, những câu nào có dạng Ai là gì?
+ Xác định chủ ngữ trong câu.
. Ruộng rẫy / là chiến trường.
. Cuốc cày / là vũ khí.

. Nhà nông / là chiến sĩ.
. Kim Đồng và các bạn anh / là những đội viên …
Đội ta.
+ Yêu cầu học sinh đọc các chủ ngữ vừa tìm.
- Hỏi: Cuốc cày, Kim Đồng, … là từ chỉ gì?)
- Phát biểu
+ Chủ ngữ trong các câu do từ ngữ nào tạo thành? Danh
từ hoặc cụm danh từ.
+ Em hãy cho biết ý nghĩa của chủ ngữ? Chỉ sự vật được


giới thiệu, nhận định ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào? Ai? Con gì? Cái gì?
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
- 2 HS đọc
- Yêu cầu học sinh đặt câu và chỉ ra bộ phận chủ ngữ.
- Một vài HS đặt câu
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu BT
- Hỏi bài tập yêu cầu gì? (Tìm câu kể và xác định chủ
- Trả lời
ngữ).
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh sửa bài.
- Mỗi em đọc 1 câu
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Theo dõi
- Cho học sinh tìm hiểu nội dung BT.
- Hoạt động nhóm đôi

- Tổ chức cho học sinh thi đua.
- 2 đội, mỗi đội 3 học sinh
- Nhận xét- Tuyên dương.
* Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh nắm yêu cầu BT.
- Theo dõi
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh sửa bài.
- Nối tiếp nhau đặt câu
Hoạt động 4: Củng cố.
- Thi đua: Đặt câu (Hỏi: Chủ ngữ do từ ngữ nào tạo
- Cả lớp tham gia
thành? Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào?)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài “Mở rộng vốn từ: Dũng cảm”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn:
20 / 02 / 2011
Ngày dạy: 03 - 04 / 03 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Mở

rộng vốn từ: Dũng cảm
Tuần 25 (Tiết 2)

I/. Mục tiêu:
- Mở rộng được một số từ ngữ thuộc chủ điểm Dũng cảm qua việc tìm từ cùng nghĩa,
việc ghép từ (Bài tập 1, Bài tập 2); hiểu nghĩa một vài từ theo chủ điểm (Bài tập 3); biết

sử dụng một số từ ngữ thuộc chủ điểm qua việc điền từ vào chỗ trống trong đoạn văn
(Bài tập 4).
- Giáo dục học sinh tính dạn dĩ.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Thẻ từ Bài tập 3, viết sẵn Bài tập 1.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy

Hoạt động Trò


Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ:Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì?
Hỏi: Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào? (Ai? Con gì ? Cái
gì?). Em hãy nêu ý nghĩa của chủ ngữ? (Chỉ sự vật được
giới thiệu, nhận định ở vị ngữ). Chủ ngữ do các từ ngữ
nào tạo thành? (Danh từ hoặc cụm danh từ). Yêu cầu
học sinh đặt câu
- Bài mới: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
* Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
- Hỏi: Theo em “Dũng cảm” nghĩa là gì? (Dám đương
đầu với nguy hiểm)
- Yêu cầu học sinh trao đổi và dùng bút chì gạch chân.
- Gọi học sinh trình bày.
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài (1 học sinh làm mẫu)
- Yêu cầu học sinh làm bài

- Gọi học sinh sửa bài: gan dạ, anh hùng, anh dũng, can
đảm, can trường, gan góc, gan lì, bạo gan, quả cảm).

- Một vài học sinh đặt câu

- 2 em ngồi cùng bàn
- Theo dõi
- Tự làm bài vào vở
- Nối tiếp nhau phát biểu

* Bài 3: Gọi 1 em đọc yêu cầu và 2 em đọc nội dung.
- Cho học sinh trao đổi.
- Hoạt động nhóm đôi
- Tổ chức cho học sinh thi đua.
- 2 đội, mỗi đội 3 HS
+ Gan dạ: không sợ nguy hiểm.
+ Gan góc: (chống chọi) kiên cường, …
+ Gan lì: gan đến mức trơ ra …
* Bài 4:
- Cho học sinh xem tranh.
- Quan sát - trả lời
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Hướng dẫn học sinh cách làm bài.
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh sửa bài.
- Nối tiếp nhau phát biểu
Hoạt động 3: Củng cố
- Em hãy tìm một vài từ cùng nghĩa với từ “Dũng cảm” - 2 đội, mỗi đội 3 HS
(Thi đua: Tiếp sức)
- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Luyện tập về câu kể Ai là gì?
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: LUYỆN TỪ VÀ CÂU
Ngày soạn: 27 / 02 / 2011
Ngày dạy: 08 - 10 / 03 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Luyện

tập về câu kể Ai là gì?


Tuần 26 (Tiết 1)
I/. Mục tiêu:
- Nhận biết được câu kể Ai là gì? Trong đoạn văn, nêu được tác dụng của câu kể tìm
được (Bài tập 1); biết xác định chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu kể Ai là gì? đã tìm được
(Bài tập 2); viết được đoạn văn ngắn có dùng câu kể Ai là gì? (Bài tập 3).
- HS khá, giỏi viết được đoạn văn ít nhất 5 câu, theo yêu cầu của Bài tập 3.
- HS có ý thức viết câu đúng ngữ pháp.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
* Em hãy tìm một vài từ cùng nghĩa với từ “Dũng cảm” (anh dũng, can đảm, gan góc, can trường, gan lì, bạo
gan, … )
* Yêu cầu học sinh giải nghĩa: gan dạ, gan góc, gan lì

- Bài mới: Luyện tập về câu kể Ai là gì?
Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
+ Bài 1: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung BT
- Theo dõi SGK
- BT yêu cầu gì? (Tìm câu kể và nêu tác dụng).
- Trao đổi nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh làm bài.
- Gọi học sinh sửa bài (cho xem tranh).
- Nối tiếp nhau phát biểu
a) Nguyễn Tri Phương là người Thừa Thiên (Giới thiệu)
Cả hai ông đều là người Hà Nội. (Nêu nhận định)
b) Ông Năm là dân ngụ cư của làng này. (Giới thiệu)
c) Cần trục là cánh tay kì diệu của các chú công nhân.
(Nêu nhận định)
* Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
- Yêu cầu học sinh làm bài. HSG làm ít nhất 5 câu.
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh sửa bài
- Nối tiếp nhau phát biểu
* Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu BT
- Bài tập yêu cầu gì ?
- Phát biểu
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh đọc bài làm
- Vài em đọc
Hoạt động 3: Củng cố
- Hỏi: Câu kể Ai là gì? có mấy bộ phận? Đó là bộ phận - Lần lượt phát biểu
nào? Câu kể Ai là gì có tác dụng gì?
- Nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4


×