Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Kế hoạch bài dạy tiếng việt lớp 4 phân môn chính tả (2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.53 KB, 9 trang )

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn: 13 / 03 / 2011
Ngày dạy: 21 - 22 / 03 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Bài

thơ về tiểu đội xe không kính
Tuần 28

I/. Mục tiêu:
- Nhớ– viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ theo thể tự do và trình bày
các khổ thơ.
- Học sinh làm đúng bài tập chính tả phân biệt S/ X.
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Bảng con.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài“Thắng biển”. Kiểm tra việc - Hát một bài
chữa lỗi ở nhà của học sinh. Đọc cho học sinh viết
- Viết vào bảng
từ khó: mênh mông, điên cuồng, nuốt tươi.
- Bài mới: Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Lắng nghe
- Đọc mẫu.


- Hỏi: Hình ảnh nào trong đoạn thơ nói lên tinh thần - Theo dõi trong Sgk
dũng cảm và lòng hăng hái của các chiến sĩ lái xe?
- Phát biểu
(Không có kính ừ thì ướt áo, Mưa tuôn…Chưa cần
thay…). Tinh thần đồng chí, đồng đội của các chiến
sĩ được thể hiện qua những câu thơ nào? (Gặp bạn
bè…, Bắt tay nhau …). GDBVMT
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm lại bài.
- Cả lớp đọc thầm cả bài
- Yêu cầu học sinh nêu từ khó và phân tích.
- Nêu và phân tích
- Đọc cho học sinh viết từ khó.
- Viết bài vào bảng
- Nhắc học sinh chú ý những từ dễ viết sai, cách
- Lắng nghe
trình bày.
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ).
- Viết bài vào vở
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- Soát lỗi, chữa lỗi
- Chấm điểm một số vở.
- Nộp vở
Hoạt động 3: Luyện tập-Thực hành.
* Bài tập 2: Tìm từ chỉ viết với s (hoặc x, dấu hỏi,


dấu ngã).
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Yêu cầu học sinh suy nghĩ, làm bài.

- Làm bài cá nhân
- Gọi học sinh trình bày.
- Lần lượt phát biểu
- Chốt lại.
- Lắng nghe, chữa bài
- Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.
- Cả lớp theo dõi
* Bài tập 3: Tìm tiếng thích hợp để hoàn chỉnh các
câu trong mẩu chuyện.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3a.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Yêu cầu học sinh đọc thầm mẩu chuyện Sa mạc
- Thảo luận nhóm, làm bài
đỏ, suy nghĩ, làm bài.
- Hướng dẫn học sinh chữa bài: sa mạc, xen kẽ.
- Cả lớp chữa bài
- Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.
- Cả lớp theo dõi
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3b.
- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Yêu cầu học sinh đọc thầm mẩu chuyện Thế giới
- Thảo luận nhóm, trình bày
dưới nước, suy nghĩ, làm bài.
- Hướng dẫn học sinh chữa bài: đáy biển, thung
- Phát biểu
lũng.
- Gọi 1 học sinh đọc lại cả bài.
- Cả lớp theo dõi
Hoạt động 4: Củng cố.
- Tổ chức thi: Viết đúng - Viết đẹp (ướt áo, đột

- 2 đội, mỗi đội 3 học sinh
ngột, buồng lái)
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Ôn tập giữa kì II”
- Lắng nghe
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn:
20 / 03 / 2011
Ngày dạy: 28 - 29 / 03 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ai

đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4…?
Tuần 29

I/. Mục tiêu:
- Nghe– viết đúng bài chính tả, trình bày đúng bài báo ngắn có các chữ số; không mắc
quá 5 lỗi trong bài.
- Học sinh làm đúng bài tập chính tả phân biệt tr / ch, êt / êch.
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả..
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Bảng con.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động.



- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ: Cô Tấm của mẹ. Nhận xét bài
làm của học sinh. Gọi tổ trưởng báo cáo việc sửa lỗi
của các bạn. Đọc cho học sinh viết từ khó: nết na,
công việc, lặng thầm
- Bài mới: Ai đã nghĩ ra các chữ số 1, 2, 3, 4, …?
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Đọc mẫu bài viết
- Hỏi: Đầu tiên người ta cho rằng ai đã nghĩ ra các chữ
số? (Người Ả Rập). Vậy ai đã nghĩ ra các chữ số?
(Nhà thiên văn học người Ấn Độ). Mẩu chuyện có nội
dung là gì? (Giải thích các chữ số 1, 2, 3, 4, ...)
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và hướng dẫn học
sinh chú ý hiện tượng chính tả (phân tích tiếng)
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ)
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi. Chấm điểm một số vở.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 2a : Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Chia lớp thành 2 đội, yêu cầu mỗi đội cử đại diện
thực hiện thi đua.
- Tổ chức thi đua: Tiếp sức

- Theo dõi. Tự rút kinh
nghiệm
- Viết vào bảng con

- Theo dõi Sgk / 103
- Trao đổi nhóm đôi, phát
biểu


- Viết bài vào vở
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở
- 2 đội, mỗi đội 4 học sinh

* Bài tập 3 : Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Hướng dẫn học sinh làm bài
- Theo dõi
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Tự làm vào vở
- Gọi học sinh sửa bài
- Lần lượt từng học sinh
Hoạt động 4: Củng cố
- Trò chơi: Hái quả (vầng trăng, chênh chếch, trong
- 2 đội, mỗi đội 3 học sinh
veo )
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài : Đường đi Sa Pa
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn:
27 / 03 / 2011
Ngày dạy: 04 - 05 / 04 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Đường

đi Sa Pa
Tuần 30

I/. Mục tiêu:
- Học sinh nhớ – viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích; không mắc

quá 5 lỗi trong bài.
- Học sinh làm đúng bài tập chính tả phân biệt r /d /gi.
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả.


II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Chép sẵn đoạn viết, phiếu BT
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Bảng con.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ: Ai đã nghĩ ra các chữ số
- Theo dõi. Tự rút kinh
1,2,3,4,…? Nhận xét bài làm của học sinh. Gọi tổ
nghiệm
trưởng báo cáo việc sửa lỗi của các bạn. Đọc cho học - Viết vào bảng con
sinh viết từ khó: A- rập, truyền bá, nhanh chóng.
- Bài mới: Đường đi Sa Pa
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Đọc mẫu bài viết
- Theo dõi Sgk/ 102
- Hỏi: Phong cảnh Sa Pa thay đổi như thế nào? (Ngày
thay đổi mùa liên tục)
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và hướng dẫn học - Trao đổi nhóm đôi, phát
sinh chú ý hiện tượng chính tả (phân tích tiếng)
biểu
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ)
- Viết bài vào vở

- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở
- Chấm điểm một số vở.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 2a: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Theo dõi
- Phát phiếu BT - Hướng dẫn học sinh làm bài
- Trao đổi nhóm đôi
- Yêu cầu học sinh làm bài làm

* Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Tự làm bài
- Gọi học sinh sửa bài
- Nối tiếp nhau đọc
Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: Viết đúng - Viết đẹp (nồng nàn, khoảnh
- Đại diện 2 đội
khắc)
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Vương quốc vắng
nụ cười
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn:
03 / 04 / 2011
Ngày dạy: 11 - 12 / 04 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Nghe

lời chim nói



Tuần 31
I/. Mục tiêu:
- Nghe– viết đúng bài chính tả; biết trình bày các dòng thơ, khổ thơ theo thể thơ 5 chữ;
không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Học sinh làm đúng bài tập chính tả phân biệt l/n; thanh hỏi / ngã.
- Giáo dục học sinh ý thức yêu quý, bảo vệ môi trường thiên nhiên và cuộc sống con
người.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Bảng con.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ: “Đường đi Sa Pa”. Nhận xét - Theo dõi. Tự rút kinh
bài làm của học sinh. Gọi tổ trưởng báo cáo việc sửa
nghiệm
lỗi của các bạn. Đọc cho học sinh viết từ khó : nồng
- Viết vào bảng con
nàn, khoảnh khắc, hây hẩy
- Bài mới: Nghe lời chim nói
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Đọc mẫu bài viết
- Theo dõi Sgk
- Hỏi: Bầy chim nói về điều gì?
- Những cảnh đẹp, những đổi thay của đất nước
* Giáo dục học sinh ý thức yêu quý, bảo vệ môi

trường thiên nhiên và cuộc sống con người.
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và hướng dẫn học - Trao đổi nhóm đôi, phát
sinh chú ý hiện tượng chính tả (phân tích tiếng )
biểu
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ)
- Viết bài vào vở
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở
- Chấm điểm một số vở.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 3a: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Tổ chức cho học sinh thảo luận
- Hoạt động nhóm 2 em
- Tổ chức thi đua: Tiếp sức
- 2 đội, mỗi đội 4 học sinh
- (Băng trôi): Núi băng trôi- lớn nhất- Nam cực- năm
1956- núi băng này.
+ Bài tập 3b : Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh sửa bài
- Lần lượt từng em phát biểu
Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức cho học sinh: Viết đúng - Viết đẹp ( ngỡ
- Đại diện 2 đội
ngàng, thanh khiết)
- Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài: Vương quốc vắng


nụ cười

KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn:
10 / 04 / 2011
Ngày dạy: 18 - 19 / 04 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Vương

quốc vắng nụ cười
Tuần 32

I/. Mục tiêu:
- Nghe– viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng đoạn văn trích; không mắc quá 5 lỗi
trong bài.
- Học sinh làm đúng bài tập chính tả phân biệt s / x; o / ô.
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Bảng con.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ: “Nghe lời chim nói”. Nhận - Theo dõi. Tự rút kinh
xét bài làm của học sinh. Gọi tổ trưởng báo cáo việc nghiệm
sửa lỗi của các bạn. Đọc cho học sinh viết từ khó:
- Viết vào bảng con
say mê, tha thiết, ngỡ ngàng
- Bài mới: Vương quốc vắng nụ cười

Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Đọc mẫu bài viết
- Theo dõi Sgk / 132
- Hỏi: Đoạn văn kể cho chúng ta nghe chuyện gì?
(Một vương quốc rất buồn chán và tẻ nhạt vì dân ở
đó không ai biết cười). Những chi tiết nào cho thấy
cuộc sống ở đây rất tẻ nhạt và buồn chán? (Mặt trời
…, chim …, hoa …, toàn những gương mặt rầu rĩ,
héo hon).
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và hướng dẫn
- Trao đổi nhóm đôi, phát biểu
học sinh chú ý hiện tượng chính tả (phân tích tiếng)
- Viết bài vào vở
- Đọc cho học sinh viết bài (câu , cụm từ)
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- Chấm điểm một số vở. Nhận xét
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 2a: Gọi học sinh đọc yêu cầu
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh sửa bài (vì sao, năm sau, xứ sở, gắng
- Lần lượt từng HS


sức, xin lỗi, sự chậm trễ).
* Bài tập 2b: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu học sinh làm bài
- Tự làm bài vào vở
- Gọi học sinh sửa bài (nói chuyện, dí dỏm, hóm

- Lần lượt từng học sinh
hỉnh, công chúng, nói chuyện, nổi tiếng)
Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua : Tiếp sức (Tìm từ đúng trong các từ sau:
- 2 đội , mỗi đội 3 em
vương quốc/ vươn quốc, rầu rỉ/ rầu rĩ, lạo xạo/ lạo
sạo)
- Nhận xét tiết học.
- Dặn dò: Chuẩn bị bài “Ngắm trăng – Không đề”
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn:
17 / 04 / 2011
Ngày dạy: 25 - 26 / 04 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Ngắm

trăng- Không đề
Tuần 33

I/. Mục tiêu:
- Nhớ – viết đúng bài chính tả; biết trình bày hai bài thơ ngắn theo hai thể thơ khác
nhau: thơ 7 chữ, thơ lục bát. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Học sinh làm đúng bài tập chính tả phân biệt ch / tr, iêu / iu.
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Bảng con.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy

Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức bài “Vương quốc vắng nụ cười”. - Theo dõi. Tự rút kinh
Nhận xét bài làm của học sinh. Gọi tổ trưởng báo cáo nghiệm
việc sửa lỗi của các bạn. Đọc cho học sinh viết từ khó: - Viết vào bảng con
chính xác, rầu rĩ, nhộn nhịp, kinh khủng.
- Bài mới: Ngắm trăng – Không đề
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Gọi học sinh đọc thuộc lòng 2 bài thơ
- 2 học sinh đọc
- Hỏi: Qua hai bài thơ em biết được điều gì ở Bác Hồ?
Em học được ở Bác điều gì? (Sống lạc quan, yêu đời
dù gặp hoàn cảnh khó khăn).
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và hướng dẫn học - Hoạt động nhóm đôi, phát
sinh chú ý hiện tượng chính tả (phân tích tiếng)
biểu


- Yêu cầu học sinh viết bài
- Viết bài vào vở
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở
- Chấm điểm một số vở.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Hỏi: Thế nào là từ láy? (Hai tiếng giống nhau âm
đầu, vần, tiếng).
a) Các từ láy ở bài tập yêu cầu thuộc kiểu láy nào?
( Âm đầu giống nhau). Từ láy bắt đầu bằng âm tr.

(trắng trẻo, tròn trịa, trơ trẽn, trùng trùng,…). Từ láy
bắt đầu bằng âm ch: (chong chóng , chênh chếch, chói
chang, chông chênh, …)
b) Các từ láy ở bài tập yêu cầu thuộc kiểu láy nào?
(Vần giống nhau). Từ láy trong đó tiếng nào cũng có
vần iêu. (liêu xiêu, liều liệu, liếu điếu, thiêu thiếu…).
Từ láy trong đó tiếng nào cũng có vần iu. (hiu hiu, dìu
dịu,chiu chíu… )
Hoạt động 4: Củng cố
- Tổ chức thi: Viết đúng - Viết đẹp ( hững hờ, xách
- Đại diện 3 dãy bàn
bương)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Nói ngược
KẾ HOẠCH BÀI DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 4
Phân môn: CHÍNH TẢ
Ngày soạn:
24 / 04 / 2011
Ngày dạy: 02 - 03 / 05 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Nói

ngược
Tuần 34

I/. Mục tiêu:
- Nghe– viết đúng bài chính tả; biết trình bày đúng bài vè dân gian theo thể lục bát.
Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Học sinh làm đúng bài tập 2 chính tả phân biệt .
- Giáo dục học sinh viết đúng chính tả.

II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh minh hoạ. Chép sẵn đoạn viết.
2/ Học sinh: Sách giáo khoa. Bảng con.
III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
Hoạt động Trò
Hoạt động 1: Khởi động.
- Ổn định.
- Kiểm tra kiến thức cũ: “Ngắm trăng – Không đề”. - Theo dõi. Tự rút kinh nghiệm


Nhận xét bài làm của học sinh. Gọi tổ trưởng báo
cáo việc sửa lỗi của các bạn. Đọc cho học sinh viết
từ khó: rượu, hững hờ, dắt trẻ, xách bương
- Bài mới: Nói ngược
Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới
- Đọc mẫu bài viết
- Hỏi: Bài vè có gì đáng cười? (ếch cắn cổ rắn, hùm
nằm cho lợn liếm lông, quả hồng nuốt người già,
xôi nuốt đứa trẻ, lươn nằm cho trúm bò vào). Nội
dung bài vè là gì? (Nói những chuyện ngược đời,
không bao giờ là sự thật).
- Yêu cầu học sinh phát hiện từ khó và hướng dẫn
HS chú ý hiện tượng chính tả ( phân tích tiếng )
- Đọc cho học sinh viết bài (câu, cụm từ )
- Hướng dẫn học sinh chữa lỗi.
- Chấm điểm một số vở.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
* Bài tập 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung
- Yêu cầu học sinh trao đổi ( phát phiếu BT )

- Hoạt động nhóm đôi dùng bút chì gạch chân dưới
từ thích hợp
- Gọi học sinh phát biểu
- Gọi học sinh đọc lại bài
Hoạt động 4: Củng cố
- Thi đua: Viết đúng - Viết đẹp ( liếm lông, nậm
rượu)
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài: Ôn tập

- Viết vào bảng con

- Theo dõi Sgk / 154

- Trao đổi nhóm đôi, phát biểu
- Viết bài vào vở
- 2 em ngồi cùng bàn đổi vở

- Lần lượt từng học sinh
- 1- 2 học sinh đọc
- Đại diện 3 dãy bàn



×