Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Mối quan hệ giữa mạng xã hội và báo chí hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129 KB, 15 trang )




Mở đầu
Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, mạng xã hội là một hiện

tượng với những đặc trưng cực nhanh, cực rộng và phạm vi tương tác đa
chiều không phân biệt thời gian và không gian, đang tác động mạnh mẽ tới
toàn xã hội, trong đó có báo chí. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để phát huy
mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội để góp phần định hướng thông tin
trong xã hội hiện nay.
“Mạng xã hội trực tuyến là dịch vụ cung cấp cho cộng đồng rộng rãi
người sử dụng khả năng tương tác, chia sẻ, lưu trữ và trao đổi thông tin với
nhau trên môi trường Internet, bao gồm dịch vụ tạo blog, diễn đàn (forum),
trò truyện trực tuyến (chát) và các hình thức tương tự khác”. Các hình thức
tương tác khác có thể thấy như gửi thư điện tử (e-mail), điện thoại, xem


phim, ảnh (voice chat), chia sẻ tập tin (files), nhật ký điện tử (blog), trò chơi
(games)… trên Internet.
Hiện nay, khái niệm Truyền thông xã hội cũng đang được sử dụng
rộng rãi, đó là một thuật ngữ dùng để mô tả mô hình truyền thông, trong đó
thể hiện sự tương tác đa chiều trực tuyến giữa các đối tượng tham gia. Sự
tương tác trong truyền thông xã hội thể hiện ở khả năng “chia sẻ bài viết,
âm thanh, hình ảnh qua mạng Internet” và thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng
như văn hóa, xã hội hoặc tài chính.



Mạng xã hội và báo chí


• Vai trò của mạng xã hội với báo chí.
Bên cạnh những kênh truyền thông truyền thống, thực tế mạng xã hội
đang có vai trò quan trọng:
Một là, mạng xã hội đang là nơi cung cấp thông tin, đề tài một cách
rộng rãi giúp các nhà báo chuyên nghiệp cũng như không chuyên nghiệp
nhận diện, phát hiện được những vấn đề đang nổi lên, đang diễn ra, sau khi
đã thẩm định độ chính xác của nó rồi sử dụng cho những bài báo của mình
phục vụ công chúng. Ta đã thấy, thời gian qua, rất nhiều sự việc tung lên
mạng xã hội, cư dân mạng bàn tán xôn xao về những vấn đề này, các cơ
quan báo chí kịp thời xác minh và có nhiều bài viết phê phán những hành
động tiêu cực, động viên khích lệ, biểu dương những hành vi tích cực góp
phần làm thay đổi hành vi ứng xử giữa con người với con người, con người
với tự nhiên, con người với xã hội.
Từ mạng xã hội, với những thao tác, kỹ năng nghiệp vụ, các nhà báo
nhận diện được những tin tức nào, vấn đề nào tạo ra được sự gắn bó với
người đọc có thời gian tồn tại lâu hơn để tiếp tục cung cấp các tin tức khác
liên quan cho độc giả. Mới đây, một chuyên gia nước ngoài thống kê, có tới


75% phóng viên thấy blog hữu ích để phát triển ý tưởng, giúp họ nhìn nhận
đa chiều và sâu sắc hơn, 21% trong số họ bỏ ra mỗi ngày 1 tiếng để đọc blog
và 16% trong số họ có trang blog riêng.
Càng gần hiện nay, công chúng càng thừa nhận sự nhanh nhạy của
mạng xã hội và coi nó là người bạn đồng hành của báo chí trong cuộc đua
cập nhật thông tin. Và cũng có nhiều ý kiến cho rằng, trong chừng mực nào
đó, mạng xã hội đã “dẫn dắt” xu hướng thông tin đối với báo chí.
Hai là, thông qua mạng xã hội, thông tin từ báo chí được quảng bá
rộng rãi theo cấp số nhân. Tất nhiên, thông qua sự quảng bá của mạng xã
hội, nếu những thông tin có chất lượng, lập luận khoa học, sắc bén được
người đọc thừa nhận…thì thương hiệu của tờ báo, uy tín của nhà báo được

nâng lên. Nếu mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận về một bài báo
nào đó thì đây sẽ là kênh có hiệu ứng lan truyền nhanh, mạnh nhất, tới được
số lượng độc giả gấp nhiều lần so với việc nó chỉ được đăng tải trên trang
báo chính thức của nó. Bởi lẽ, thông tin đối với cư dân mạng là cấp số nhân,
khi nó được gửi cho nhau, đọc lẫn nhau, cùng thảo luận sẽ tạo ra làn sóng tin
tức. Thường bạn bè dễ tin nhau, vì thế hiệu quả của thông tin từ bài báo càng
cao.
Chính do đặc trưng của mạng xã hội như vậy mà các cơ quan báo chí,
các nhà báo khai thác để xây dựng thương hiệu của mình.
Ba là, mạng xã hội là kênh tương tác giữa báo chí với độc giả, làm
thay đổi quy trình làm báo truyền thống. Thực tế hiện nay cho thấy, mạng xã
hội là môi trường cung cấp, truyền bá và tương tác thông tin. Phóng viên báo
chí là cư dân mạng xã hội sẽ có điều kiện nắm bắt, cập nhật thông tin; tòa
soạn tương tác để nắm bắt dư luận. Xin nêu một dẫn chứng, trang Facebook
của tờ báo Aftenposten - tờ báo lớn nhất của Na Uy hiện nay, hiện có 67.000


người theo dõi. Aftenposten đã dùng Facebook không chỉ là nơi lan truyền
thông tin mà còn trao đổi với độc giả để nắm bắt được sự quan tâm của họ
về những vấn đề gì. Điều này rất có ích cho các nhà báo, cho tòa soạn, nhất
là đối với loạt bài phóng sự nhiều kỳ.
Như vậy, với sự có mặt của mạng xã hội góp phần làm cho nhà báo,
tờ báo gần gũi hơn với độc giả, đối thoại trực tiếp với người đọc. Đây là nét
mới so với cung cách làm báo truyền thống. Trước đây, tờ báo và nhà báo
chủ động cung cấp thông tin cho độc giả, ít nắm được sự mong muốn được
chia sẻ, được đối thoại của người đọc. Ngày nay, mọi người đều có thể tạo ra
và lan truyền tin tức họ muốn được chia xẻ, được cùng nhiều người bàn
thảo, thậm chí muốn tạo nên dư luận xã hội. Như vậy, việc cung cấp thông
tin và cả bình luận về thông tin không còn là độc quyền của nhà báo. Và lẽ
đương nhiên nó đã tác động làm cho nghề báo truyền thống phải thay đổi và

thay đổi cả sự chờ đợi của độc giả với nhà báo; nhà báo thấy rõ lợi ích trong
việc đối thoại với người đọc qua mạng xã hội. Và, những người làm báo có
thể sử dụng tư liệu từ các mạng xã hội.
Rõ ràng, với sự phát triển ngày càng rộng rãi của mạng xã hội đã tạo
điều kiện cũng như đòi hỏi sự thay đổi quy trình tác nghiệp truyền thống của
nhà báo, giúp họ có được tin tức nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian hơn.
Đồng thời, mạng xã hội nói chung, blog nói riêng sẽ là nơi tập luyện cho
những ai muốn trở thành những cây viết. Với những trang mạng, blog, nếu
những cư dân mạng, những blogger cung cấp thông tin chân thực, có giá trị
được nhiều độc giả tin cậy, rất có thể họ sẽ trở thành đối tác cung cấp tin
của một cơ quan báo chí chính thống.
• Vai trò của báo chí với mạng xã hội.
Đối với mạng xã hội, báo chí có vai trò hết sức quan trọng:


Trước hết là báo chí tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng và “chính thống
hóa” thông tin trên mạng xã hội. Đó là khi những thông tin trên mạng xã hội
được nhà báo tiếp nhận, lựa chọn, kiểm chứng rồi đăng tải trên báo chí sẽ
làm cho thông tin đó, vấn đề đó được “chính thống hóa” và đương nhiên nó
sẽ có được mức độ tin cậy cao hơn. Những người đưa thông tin lên mạng
phải nhận thức và thấy rõ: Trung thực là đạo đức, hành vi đúng đắn là thước
đo nhân cách của chủ thể hành vi trong cộng đồng, và chỉ có như vậy họ mới
tồn tại lành mạnh, bền vững trong xã hội. Đối với những thông tin trên
mạng, báo chí cần kịp thời biểu dương, cổ vũ những thông tin đúng; phê
phán, lên án những thông tin sai và giải tỏa bằng những thông tin chính xác
của mình.
Hai là, báo chí góp phần “định hướng” thông tin trên mạng xã
hội. Nếu các nhà báo, các cơ quan báo chí nhanh nhạy nắm bắt và cung cấp
thông tin về những vụ việc, vấn đề đang được xã hội quan tâm, giúp người
đọc thấy được bản chất vấn đề, sự thật vụ việc thì chắc chắn nó sẽ được các

thành viên mạng xã hội tiếp nhận, truyền bá và thảo luận, từ đó sẽ tạo ra
được làn sóng thông tin mà báo chí là nguồn, lan tỏa nhanh chóng trong xã
hội. Vì thế, báo chí góp phần định hướng thông tin, vấn đề được thảo luận,
chia xẻ trên mạng xã hội.
Ba là, trách nhiệm của cơ quan báo chí khi sử dụng thông tin trên
mạng xã hội. Thực tế mạng xã hội hoàn toàn mang tính cá nhân, nội dung
thông tin dàn trải, vụn vặt về nhiều vấn đề, từ đời tư một nhân vật nào đó,
một sự việc cụ thể ngoài xã hội, tới cả những lời kêu gọi, cuộc vận động của
một cá nhân, nhóm người thuộc mạng xã hội trước một vấn đề, một sự việc
nào đó của xã hội… Thông tin trên mạng xã hội có nhiều dạng: loại có bài,
có tin mô tả trung thực, loại phản ánh một chiều, hoặc thiếu đầy đủ, loại


không có mục đích rõ ràng, thậm chí có loại mang mục tiêu xuyên tạc, bôi
nhọ, lừa đảo. Đó là tình trạng chung của mạng xã hội trên toàn thế giới.
Tuy vậy, tới nay, thông tin trên mạng xã hội đều thiếu được kiểm
chứng và người đưa tin cũng chưa chịu sự chế tài của một đạo luật, một quy
định nào mang tính pháp lý. Và thực tế việc xử lý những thông tin không
đúng sự thật, thậm chí những thông tin bôi nhọ, nói xấu, hạ bệ có động cơ,
mục đích xấu, lừa đảo… trên mạng xã hội trong những năm vừa qua chưa
được xử lý nghiêm minh, kịp thời.



Giải pháp để phát huy tốt mối quan hệ của báo chí và
mạng xã hội, góp phần định hướng thông tin trong xã
hội.

• Góc độ nhà báo.
Nhà báo là những phóng viên, biên tập viên, ký giả, người quản lý

trong cơ quan báo chí… Có ý kiến cho rằng: Trình độ của phóng viên, biên


tập viên và người quản lý còn bất cập, hạn chế, yếu kém là điểm yếu nhất
trong định hướng dư luận của báo chí hiện nay. Bởi năng lực và nhận thức
của nhà báo đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận xã
hội của báo chí.
Trong việc định hướng dư luận xã hội của báo chí, vấn đề năng lực và
nhận thức của nhà báo đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, nhà báo phải
nâng cao nghiệp vụ, tự bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp và đạo đức, rèn
luyện bản lĩnh chính trị vững vàng. Sự góp sức của từng nhà báo sẽ tạo nên
một nền báo chí vững mạnh, củng cố thêm hình ảnh đất nước trên trường
quốc tế, củng cố và giữ ổn định cho đời sống xã hội trong những biến động
nhất thời, những sự kiện có thể gây chia rẽ.
Vai trò các nhà báo trong định hướng dư luận xã hội là không thể thay
thế. Để phát huy tốt mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội trong việc
định hướng dư luận xã hội. Nhà báo nên ở một vị trí khách quan phản ánh sự
việc hoạt động qua các tin bài. Không nên xa rời tôn chỉ mục đích cao cả của
nghề báo, tránh sa vào giật gân, câu khách, chạy theo lợi ích kinh tế mà quên
đi những điều tốt đẹp của cuộc sống, biểu dương người tốt việc tốt. Việc viết
và đăng quá nhiều thông tin tiêu cực, mặt trái của xã hội, phóng đại, làm
nóng một số vấn đề kinh tế - xã hội đất nước một cách không đáng có vô
hình tạo ra sự hoang mang, lo sợ, mất niềm tin của công chúng vào xã hội,
vào tình người, vào sự tốt đẹp của cuộc sống mà mạng xã hội góp phần nhân
lên nhiều lần sự hoang mang lo sợ đó.
Từ những sai sót trong thực tế đưa tin bài, từ quá trình hoạt động nghề
báo, nhà báo phải rút ra những kinh nghiệm sâu sắc, tự kiểm điểm bản thân
để cho ra đời những tác phẩm thật tâm huyết, nêu lên được những mặt tốt
đẹp của cuộc sống, biểu dương người tốt việc tốt nhưng không phải là phóng



đại, hư cấu người tốt việc tốt, làm được những điều này chắc chắn cộng
đồng mạng sẽ ủng hộ và chia sẻ tới rất nhiều nơi, rất nhiều người, qua đó
góp phần nhân lên niềm tin của công chúng, góp phần quan trọng vào vai trò
định hướng dư luận xã hội của báo chí.
Mạng xã hội đang phát triển từng ngày, ngày nào cũng có trào lưu
mới, hoạt động mới, sự kiện mới, thành viên mới… nhà báo cũng nên là một
phần trong cộng đồng mạng xã hội, chúng ta phải nắm bắt những xu hướng
trào lưu mới, kịp thời vào cuộc khi trào lưu xấu còn manh nha để định
hướng các xu hướng trào lưu này theo mặt tốt. Như vậy thể hiện rõ chính
chúng ta đứng ở góc độ thành viên mạng xã hội định hướng dư luận xã hội,
bởi thực sự để giải quyết một vấn đề nào đó một cách triệt để, và toàn diện
chúng ta phải đứng trong đó, và coi vấn đề đó ảnh hưởng đến chính bản thân
chúng ta như tục ngữ có câu : “Ở trong chăn mới biết chăn có rận” thì chúng
ta mới dùng nghiệp vụ làm báo, bản lĩnh chính trị của mình để định hướng
dư luận xã hội.
• Góc độ cơ quan báo chí.
Tăng cường tính hấp dẫn của các chương trình, các bài báo. Nhiều
khi, tính định hướng, tính chính trị bị đề cao quá mức trong khi tính hấp dẫn
không được chú ý tương xứng. Tất nhiên, làm báo là phải có định hướng, có
ý thức chính trị rất cao. Nhưng nếu chỉ là chính trị xơ cứng, xa lạ với thực tế
chỉ làm cho công chúng e ngại, xa lánh báo chí.
Cơ quan báo chí phải kiên quyết loại bỏ những biểu hiện coi nhẹ tính
tương tác, coi nhẹ công chúng. Dư luận xã hội sở dĩ có sức mạnh to lớn bởi
vì nó là kết quả những suy tư, băn khoăn trăn trở của đông đảo công chúng,
lực lượng thực sự có sức mạnh trong xã hội đến những vấn đề lớn mà truyền
thông đề cập. Do đó, báo chí phải mở rộng kênh tương tác với công chúng,


để công chúng có thể tham gia vào hoạt động báo chí. Đó là cách thức hữu

hiệu để thổi bùng lên dư luận tích cực, định hướng dư luận xã hội hiệu quả.
Trên mạng xã hội, công chúng chỉ tìm đến với những tờ báo phản ánh
được điều họ quan tâm, những tờ báo nói lên đúng nguyện vọng, làm cơ
quan phát ngôn cho những ý kiến thiết tha của công chúng. Nhiều tờ báo, cơ
quan báo chí cũng đã tranh thủ điều này để kéo ngày càng nhiều hơn độc giả
về phía mình trong bối cảnh cạnh tranh và bùng nổ thông tin như hiện nay.
Hiện nay, các tờ báo, cơ quan báo chí đã có rất nhiều mục để giải đáp những
phản ánh, tâm tư của bạn đọc nhưng một số tờ báo, cơ quan báo chí có nhiều
phản ánh, bài viết lại không phải là bạn đọc đúng nghĩa mà là của phóng
viên, điều đó làm giảm rõ rệt tính hiệu quả của thông tin, biến bạn đọc thành
bị động, chỉ là người cung cấp thông tin gián tiếp chứ chưa thực sự bước vào
trang báo, để bày tỏ quan điểm, chính kiến của mình. Bên cạnh đó, cũng có
nhiều tờ báo “nuông chiều” thị hiếu độc giả đến mức “theo đuôi”, vuốt ve
người đọc mà chưa đặt vấn đề đúng bối cảnh, đúng tầm của nó. Nhiều vấn
đề bị đẩy lên mức cực đoan, tạo dư luận vội vã, gây bức xúc và ức chế quá
mức cần thiết. Đó là điều cần tránh, khi vai trò định hướng dư luận xã hội,
tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển đất nước là nhiệm vụ quan trọng
của nền báo chí Việt Nam.
Thông tin đăng lên phải hạn chế sai sót, không nên đăng tin giật gân
làm mất uy tín của báo chí, ảnh hưởng không tốt đến dư luận xã hội. Trong
bản Chiến lược thông tin quốc gia, Chính phủ đã nhận định: Xu hướng
thông tin giật gân, câu khách, chạy theo thị hiếu tầm thường của một bộ
phận công chúng; tình trạng xa rời tôn chỉ mục đích, đối tượng phục vụ chưa
được khắc phục có hiệu quả. Vẫn còn tình trạng thông tin thiếu chính xác,
sai sự thật, không phù hợp với lợi ích đất nước, lợi ích nhân dân, cá biệt có


trường hợp sai định hướng chính trị, tư tưởng, làm lộ bí mật quốc gia, vi
phạm pháp luật. Các lĩnh vực thông tin kinh tế, đối ngoại và việc đấu tranh
chống các luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch đạt hiệu

quả chưa cao.
Nhìn lại lịch sử báo chí Việt Nam, chuyện thông tin có tính chất thổi
phồng, giật gân không phải là cá biệt. Một cô ca sĩ, người mẫu mang thai mà
được cả chục tờ báo phân tích, mổ xẻ và một cái tiêu đề rất giật gân là “
Nghi án có bầu”, thiết nghĩ chuyện làm mẹ làm vợ của một người phụ nữ là
rất bình thường nhưng báo chí lại làm cho chuyện đó bất bình thường. Đặc
biệt những thông tin trên báo mạng điện tử, với tốc độ lan truyền rất nhanh
có thể tạo nên đủ mọi thứ dư luận trái chiều, dễ khơi gợi những suy nghĩ sai
lệch, thật giả úp mở, không có ích cho nhận thức chung và định hướng dư
luận. Những thông tin sai lệch đó, qua mạng xã hội vô hình chung tạo ra một
dư luận xấu theo cấp số nhân.
Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất chương trình, tin, bài tạo
sự mới mẻ lôi cuốn công chúng. Khi một sản phẩm của một cơ quan báo chí
tạo được sức hút đối với công chúng thì đó là thành công không chỉ cơ quan
báo chí đó mà đó còn là thành công của cả một nền báo chí. Công chúng sẽ
săn đón và tiếp nhận các sản phẩm đó, và công việc định hướng dư luận của
báo chí chúng ta cũng sẽ dễ dàng và thuận lợi hơn.
• Góc độ cơ quan quản lý báo chí.
Nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý của
Nhà nước với nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội báo chí.
Đây là giải pháp đầu tiên và có tầm quyết định. Báo chí đặt dưới sự
lãnh đạo trực tiếp của Đảng. Việc định hướng dư luận xã hội, tạo nhận thức
tích cực, đồng thuận trong dư luận cũng là một nội dung được Đảng đặc biệt


quan tâm. Tuy vậy, để việc lãnh đạo này có hiệu quả, cần có những đổi mới
thiết thực, cụ thể, khắc phục một số hạn chế, bất cập.
Để nâng cao năng lực và hiệu quả lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý
của Nhà nước với nhiệm vụ định hướng dư luận xã hội báo chí, cần quan
tâm đến những vấn đề sau:

Thứ nhất, việc chỉ đạo định hướng phải kịp thời. Sự kiện diễn ra trong
một khoảng thời gian xác định, dư luận có thể đồn đoán, phân tâm, báo chí
cần sớm vào cuộc để định hướng dư luận. Để báo chí thông tin chính xác, cơ
quan chuyên môn của Đảng cần sớm đưa ra những quan điểm, chỉ đạo chính
thức để báo chí có phương hướng thông tin thống nhất.
Thứ hai, sự chỉ đạo, hướng dẫn phải rõ ràng, chính xác và có tính
thống nhất cao. Để định hướng dư luận xã hội, thông tin trên báo chí phải rõ
ràng, quan điểm, chính kiến của người làm báo cũng cần thể hiện sòng
phẳng và thuyết phục. Tương tự như vậy, cơ quan báo chí cũng cần sự chỉ
đạo rõ ràng, chính xác và đặc biệt là có tính thống nhất cao từ các cơ quan
có trách nhiệm của Đảng.
Thứ ba, sự chỉ đạo phải gắn liền với đổi mới sự quản lý, hỗ trợ của
các cơ quan quản lý nhà nước với hoạt động báo chí. Đảng lãnh đạo báo chí,
song vai trò quản lý lại thuộc về các cơ quan nhà nước. Để báo chí định
hướng dư luận xã hội hiệu quả, rất cần sự phối hợp, chỉ đạo của Đảng để
tháo gỡ cho cơ quan báo chí những khó khắn khi tác nghiệp.
Thứ tư, sự lãnh đạo của Đảng phải trên cơ sở tôn trọng và phát huy
vai trò tự chủ của cơ quan báo chí, tôn trọng và đề cao sự phát hiện, tạo điều
kiện để báo chí nói lên tiếng nói của mình, làm tốt vai trò phản ánh dư luận
xã hội và phản biện xã hội.


Xây dựng cơ chế phối hợp, liên thông hợp lý, hiệu quả giữa các cơ
quan báo chí trước những vẫn đề nóng bỏng, nhạy cảm của đời sống. Báo
chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể quần chúng, là diễn đàn
của quần chúng nhân dân. Bởi vậy, nếu thiếu sự phối hợp, thống nhất, chia
sẻ quan điểm vì lợi ích chung sẽ dẫn đến hỗn loạn, mất định hướng, công
chúng hoang mang vì “không biết tin ai”.
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng nhận thức và năng lực định
hướng dư luận xã hội cho đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên

Tăng cường nắm bắt dư luận xã hội, những vấn đề nổi cộm được chia
sẻ trên mạng xã hội và phân tích hoạt động báo chí để kịp thời định hướng
thông tin phù hợp. Định hướng dư luận xã hội là việc không dễ dàng. Muốn
định hướng được dư luận xã hội, nhà báo phải có điều kiện và khả năng nắm
bắt dư luận xã hội một cách chính xác, cụ thể và kịp thời. Trong điều kiện
hiện nay, việc điều tra dư luận xã hội định kỳ chưa thực sự được quan tâm
thấu đáo. Ở Ban Tuyên giáo Trung ương, đã thành lập Viện Nghiên cứu dư
luận xã hội làm nhiệm vụ điều tra, phân tích và nghiên cứu dư luận xã hội,
giúp lãnh đạo Ban có thêm những thông số cần thiết phục vụ công tác lãnh
đạo, quản lý. Tuy nhiên, với nguồn lực cụ thể, lại đảm trách rất nhiều trách
nhiệm nghiên cứu dư luận xã hội trên lĩnh vực công tác tư tưởng, nên dù nỗ
lực và đạt nhiều thành tựu nghiên cứu, song một viện nghiên cứu như vậy
chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu hoạt động của cả một nền báo chí đang
ngày càng sôi động và phát triển mạnh mẽ. Điều cần thiết lúc này, phải có
những trung tâm chuyên nghiên cứu về công chúng, mạng xã hội và dư luận
xã hội phục vụ hoạt động báo chí và chỉ những trung tâm chuyên biệt, chỉ
làm một nhiệm vụ đặc thù như vậy mới có thể đi sâu, phân tích các dữ liệu
cần thiết phục vụ cho định hướng dư luận xã hội trong hoạt động báo chí.


Các cơ quan báo chí lớn cần phải có bộ phận “nghiên cứu công chúng, mạng
xã hội và dư luận xã hội”.
Tăng cường sức mạnh và ảnh hưởng của báo chí trong đời sống xã
hội, trong cộng đồng mạng xã hội. Muốn báo chí làm tốt vai trò định hướng
dư luận xã hội, thì điều đầu tiên, báo chí phải tạo được tác động, ảnh hưởng
sâu rộng trong đời sống xã hội, trên các diễn đàn, mạng xã hội.
Đây là những ý kiến chỉ đạo khái quát, nhưng cũng rất cụ thể. Vai trò
tạo lập và định hướng thông tin trên mạng xã hội, định hướng dư luận xã hội
của báo chí là rất lớn, do đó, nếu người đưa tin không có sự cân nhắc, suy
xét thấu đáo về hiệu quả, hệ quả của bài báo thì sức ảnh hưởng của nó đến

đời sống xã hội có thể vượt xa tầm kiểm soát, tốn nhiều công phu sửa chữa,
khắc phục hậu quả thông tin hơn. Thực tế, có nhiều trường hợp, từ việc
thông tin thiếu cân nhắc của báo chí đã xuất hiệnnhững ảnh hưởng xã hội
tiêu cực, thậm chí tác động không tốt đến cả xu thế phát triển của bản thân
sự kiện hoặc chùm sự kiện.




Kết luận.
Định hướng thông tin trên mạng xã hội là một nhiệm vụ quan trọng

của báo chí. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động báo chí, cũng như sự biến
động của các yếu tố kinh tế - xã hội hiện nay đang đặt ra nhiều vấn đề cần
giải quyết để nâng cao vai trò định hướng, đó là cơ chế chính sách còn bất
hợp lý, điều kiện tác nghiệp, trang thiết bị của một số cơ quan báo chí khó
khăn, xư hướng thương mại hóa, chạy theo thị hiếu bạn đọc bằng mọi giá lấn
lướt. Bên cạnh đó, không ít cơ quan báo chí yên tâm với cái ô “bao cấp”,
thông tin “sạch sẽ”, tránh va chạm nên hiệu quả định hướng không cao.
Ngoài ra, còn một loạt yếu tố chủ quan như trình độ cán bộ báo chí chưa
đồng đều, khả năng phối hợp liên thông giữa các cơ quan báo chí trên mặt
trận thông tin – tư tưởng còn hạn chế.
Để phát huy tốt mối quan hệ giữa báo chí và mạng xã hội qua đó nâng
cao hiệu quả định hướng thông tin, cần quan tâm giải quyết những bất cập cả
bên trong và bên ngoài, tạo sự chur động cho nhà báo và các cơ quan báo chí
tác nghiệp. Một mặt, cần nâng cao việc nắm bắt và nghiên cứu mạng xã hội,
các dư luận xã hội trên đó của các viện, các cơ quan chuyên ngành, giúp
báo chí có cơ sở xây dựng chiến dịch và chiến lược thông tin hợp lý. Mặt
khác, cơ quan báo chí cần xây dựng chiến lực thông tin dài hơi, bám sát tôn
chỉ mục đích, bám sát đối tượng, tránh chồng chéo, lấn sân, thông tin hời

hợt, phiến diện, phản tác dụng.



×