Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Phân tích lợi nhuận tại công ty xăng dầu b12

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.11 KB, 47 trang )

Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu.
- Về góc độ lý thuyết:
+ Lợi nhuận là vấn đề được đặt lên hàng đầu và quan trọng nhất cho bất kỳ
chủ thể nào có mặt tham gia vào thị trường sản xuất hàng hóa trong xã hội. Lợi
nhuận thể hiện chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh đầy đủ cả về lượng và chất, thể
hiện tính hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua sản phẩm hàng hóa
làm ra. Hơn nữa lợi nhuận còn được coi là một trong những đòn bẩy kinh tế có hiệu
quả nhất kích thích mạnh mẽ các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp. Lợi nhuận không những phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh mà nó còn
là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện tái sản xuất mở rộng hoạt động sản xuất
kinh doanh và nâng cao đời sống người lao động trong doanh nghiệp, nâng cao uy
tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
+ Các doanh nghiệp luôn đề cập đến các giải pháp nhằm tăng lợi nhuận trong
những chủ trương, chính sách của mình, nhưng để làm được như vậy thì doanh
nghiệp phải thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nói
chung và phân tích tình hình lợi nhuận trong doanh nghiệp nói riêng để thấy được
sự khác nhau về tình hình HĐSXKD qua từng thời kỳ và những tồn tại trong doanh
nghiệp rồi từ đó đề ra các giải pháp tối ưu cho việc quản lý kinh doanh.
- Về thực tế: Công ty xăng dầu B12 nói riêng và tất cả các doanh nghiệp sản
xuất kinh doanh nói chung đều quan tâm đến “ năng suất, chất lượng và hiệu quả”.
Đây là ba chỉ tiêu quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh, là thước
đo trình độ phát triển của doanh nghiệp. Song tất cả đều thể hiện mục tiêu cao hơn
là lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận. Qua điều tra, khảo sát sơ bộ tại đơn vị thực tập
em nhận thấy trong công ty công tác phân tích kinh tế của doanh nghiệp còn chưa
hoàn thiện, chưa có bộ phận riêng biệt thực hiện công việc phân tích, số liệu cho
phân tích còn thiếu và không được cập nhật thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu
cầu của nhà lãnh đạo. Chính vì vậy, tiến hành phân tích lợi nhuận công ty nhằm


nhận thức, đánh giá đúng đắn toàn diện khách quan tình hình lãi lỗ. Từ đó thấy
được những kết quả đạt được cũng như những hạn chế tồn tại, đồng thời tìm ra
những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra những giải pháp góp phần nâng
cao lợi nhuận.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

1


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.
Mục tiêu chung khi làm chuyên đề này chính là phải dựa trên cơ sở nghiên
cứu các tài liệu có liên quan đến lợi nhuận và phân tích lợi nhuận doanh nghiệp để
có thể hiểu và nắm rõ một số vấn đề lý thuyết cơ bản từ đó làm nền tảng để tiếp tục
đi phân tích thực trạng hoạt động SXKD, cơ cấu tổ chức, quản lý và đặc biệt là phân
tích, đánh giá chất lượng của hoạt động phân tích lợi nhuận tại Công ty xăng dầu
B12, qua đó có thể đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt
động này hơn nữa. Dưới đây là một số mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận.
- Phân tích tình hình thực hiện các chỉ tiêu lợi nhuận tại Công ty xăng dầu
B12, chỉ rõ những kết quả đạt được, những tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp nhằm giúp Công ty xăng dầu B12 tăng lợi nhuận.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu lợi nhuận và biện pháp nâng cao lợi nhuận.
- Phạm vi không gian: Tại Công ty xăng dầu B12

- Phạm vi thời gian: Hoạt động của công ty trong năm 2010 – 2011
4. Phương pháp thực hiện đề tài
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
a) Phương pháp điều tra:
Phương pháp này được thực hiện dựa trên các phiếu điều tra theo mẫu đã có
sẵn được phát cho cán bộ nhân viên của doanh nghiệp. Nội dung các phiếu điều tra
chủ yếu liên quan tới lợi nhuận, các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.
- Đối tượng điều tra: Là cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp như: Giám
đốc, phó giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, trưởng phòng kế toán, phó trưởng
phòng kế toán, kế toán viên… và một số phòng ban khác trong doanh nghiệp.
- Phạm vi điều tra: Điều tra tình hình lợi nhuận, kế hoạch thực hiện và phát
triển lợi nhuận, các vấn đề liên quan đến lợi nhuận trong doanh nghiệp.
- Mục đích của cuộc điều tra: Nhằm thu thập số liệu về tình hình kinh doanh
của công ty trong năm 2010, 2011 bao gồm: Chi phí, doanh thu, lợi nhuận, các nhân
tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Đưa ra kết quả chính xác về tình hình tại doanh nghiệp
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

2


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

- Thiết kế mẫu điều tra: Phiếu điều tra gồm những câu hỏi có nội dung khác
nhau liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp, mỗi câu hỏi trong phiếu đều ở dạng
kết đóng hoặc kết mở đề người được điều tra dễ dàng đưa ra câu trả lời mang đầy

đủ thông tin cần thiết.
- Nội dung phiếu điều tra:
+ Tìm hiểu tình hình thực hiện công tác phân tích kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh tại doanh nghiệp cụ thể là công tác phân tích lợi nhuận.
+ Tìm hiểu đối tượng nghiên cứu: Lợi nhuận. các vấn đề liên quan đến lợi
nhuận, doanh thu, chi phí,các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận, giải pháp tăng LN.
- Thời gian tiến hành: Tiến hành phát phiếu điều tra cho Giám đốc, trưởng
phòng kinh doanh, trưởng phòng kế toán, phó trưởng phòng kế toán, các nhân viên
kế toán và thu lại phiếu vào ngày hôm sau. Sau khi thu thập phiếu điều tra sẽ tiến
hành tổng hợp, xử lý thông tin,phân tích số liệu thu thập được và đưa ra kết luận về
tình hình lợi nhuận tại doanh nghiệp.
b) Phương pháp phỏng vấn:
Đây là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tiếp xúc trực tiếp với người
được phỏng vấn và đưa ra các câu hỏi dưới dạng kết mở, phương pháp này giúp
thông tin thu được rõ ràng, trung thực, chi tiết hơn và đặc biệt là đi sát với vấn đề.
- Mục đích: Nhằm thu thập được nhiều thông tin và cụ thể hóa những thông
tin đó, phục vụ có hiệu quả cho công tác phân tích lợi nhuận.
- Các bước tiến hành:
+ Chuẩn bị nội dung các câu hỏi liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Hẹn thời gian phỏng vấn trực tiếp và tiến hành phỏng vấn cán bộ, nhân
viên của doanh nghiệp. Buổi phỏng vấn diễn ra tại phòng Hội trường. Những người
được phỏng vấn bao gồm: Ông Nguyễn Đồng – Giám đốc công ty, Ông Nguyễn
Khắc Hán - trưởng phòng kế toán cùng một số cán bộ, nhân viên trong công ty.
+ Tổng hợp những thông tin thu thập được trong quá trình phỏng vấn. Thông
qua các câu trả lời liên quan đến vấn đề lợi nhuận, bằng cách tổng hợp lại, kết hợp
với những dữ liệu có từ các báo cáo tài chính, có thể khẳng định và tăng độ chính
xác của tình hình kinh doanh tại Công ty, cũng như phần nào đánh giá được việc sử
dụng các công cụ phân tích lợi nhuận tại Công ty.

SV: Lã Thị Như Quỳnh

Lớp: K6-HK7

3


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

c) Phương pháp tổng hợp số liệu:
Đây là quá trình tổng hợp kết quả từ các phiếu điều tra và kết quả phỏng vấn.
Từ phòng kế toán em đã có những số liệu chung nhất về tình hình kinh doanh của
công ty trong hai năm: từ 2010 và 2011, những số liệu về doanh thu, lợi nhuận
trước và sau thuế, chi phí, tỷ suất lợi nhuận…, Và để tìm hiểu chính xác về quá
trình có những kết quả trên bằng cách thu thập số liệu từ phòng kế toán: trong đó
phải kể đến các loại chứng từ, hóa đơn… Những số liệu cùng nguồn sẽ được trao
đổi trực tiếp với những người liên quan để xác minh vấn đề. Từ đó có những tập
hợp nhất định để có được những số liệu phục vụ cho quá trình phân tích LN.
d) Phương pháp thu thập dữ liệu từ tài liệu tham khảo
Đây là phương pháp thu thập dữ liệu từ các nguồn bên ngoài, bên trong
doanh nghiệp nhằm xác minh tính chân thực của các dữ liệu đã thu thập được trong
quá trình điều tra phỏng vấn.
- Tài liệu bên ngoài bao gồm: Các chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng
dẫn, báo, tạp chí, giáo trình phân tích kinh tế, giáo trình tài chính doanh nghiệp của
các trường đại học…
- Tài liệu bên trong doanh nghiệp bao gồm: Báo cáo tài chính năm 2010,
2011 bao gồm: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh, các sổ kế toán tổng hợp, chi tiết thu chi, hóa đơn, chứng từ…..
4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
a) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh để so sánh LN bán hàng và cung cấp dịch vụ giữa kỳ
thực hiện với kỳ kế hoạch nhằm đánh giá mức độ hoàn thành, tăng giảm, chênh
lệch,… Từ đó có thể đánh giá được hiệu quả kinh doanh của DN, thấy được vai trò
vị trí của các bộ phận trong tổng LN, thấy được mức độ biến động và xu thế phát
triển của chỉ tiêu LN bán hàng. Phương pháp sánh theo 2 cách cụ thể sau:
- So sánh tuyệt đối: Đây là phương pháp so sánh mức độ chênh lệch giữa kỳ
nghiên cứu với kỳ gốc.
Chênh lệch tuyệt đối = Số phân tích
- Số gốc
- So sánh tương đối: Đây là phương pháp so sánh mức độ chênh lệch bằng tỷ
lệ % giữa kỳ nghiên cứu với kỳ gốc.
b) Phương pháp cân đối

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

4


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

Trong hệ thống các chỉ tiêu kinh tế - tài chính của DN có nhiều chỉ tiêu có
liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ mang tính chất cân đối. Các quan hệ cân
đối trong DN có hai loại: Cân đối tổng thể và cân đối cá biệt. Cân đối tổng thể là
mối quan hệ cân đối của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp. Cân đối cá biệt là quan hệ
cân đối của các chỉ tiêu kinh tế cá biệt. Từ những mối liên hệ mang tính chất cân
đối nếu có sự thay đổi một chỉ tiêu sẽ dẫn đến sự thay đổi một chỉ tiêu khác. Do vậy
khi phân tích một chỉ tiêu kinh tế có liên hệ với các chỉ tiêu kinh tế khác bằng mối

liên hệ cân đối ta phải lập công thức cân đối, thu thập số liệu, áp dụng phương pháp
tính số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến chỉ tiêu phân
tích.
Trong phân tích LN, phương pháp cân đối được sử dụng để phản ánh mối
quan hệ cân đối giữa LN với các nhân tố ảnh hưởng từ đó xác định mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến LN, tìm ra những nhân tố tích cực, tiêu cực ảnh hưởng
đến LN để có các giải pháp tăng LN.
c) Phương pháp tính tỷ lệ, tỷ trọng, tỷ suất
- Phương pháp tỷ lệ: dùng để xác định tỷ lệ tăng giảm của các chỉ tiêu phản
ánh hiệu quả kinh doanh (Doanh thu, chi phí, tỷ suất chi phí, tỷ suất LN)
Giá trị của chỉ tiêu năm 2011
TL tăng giảm của chỉ tiêu =

Giá trị của chỉ tiêu năm 2010

x 100

Ngoài ra phương pháp tỷ lệ còn dùng để phản ánh ảnh hưởng của từng nhân
tố và tổng ảnh hưởng của các nhân tố đến LN hoạt động kinh doanh trước thuế.
Số tiền ảnh hưởng của nhân
TL =

tố đó

LN trước thuế năm

x 100

2007
- Phương pháp tỷ trọng: dùng để tính tỷ trọng của các bộ phận LN trong tổng

LN công ty. Ngoài ra còn tính tỷ trọng của các khoản mục trong tổng chi phí, tổng
doanh thu để làm rõ hơn ảnh hưởng của từng khoản mục trong các chỉ tiêu đó ảnh
hưởng như thế nào đến LN hoạt động sản xuất kinh doanh.
Giá trị của bộ phận i (hay khoản mục i)
Tỷ trọng của bộ phận i
=
Tổng giá trị của các bộ phận (các khoản mục)
(hay khoản mục i)

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

5


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

- Phương pháp tỷ suất: dùng để tính các loại tỷ suất chi phí, tỷ suất LN phản
ánh hiệu quả kinh doanh là tỷ suất chi phí trên doanh thu, tỷ suất LN trên doanh thu,
chi phí, vốn kinh doanh.
d) Phương pháp dùng bảng biểu phân tích
Phương pháp này dùng để thể hiện các số liệu, các chỉ tiêu trên bàng biểu.
Các bảng biểu sử dụng là: Bảng phân tích LN theo nguồn hình thành, bảng phân
tích LN hoạt động kinh doanh, bảng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến LN hoạt
động kinh doanh, bảng phân tích LN hoạt động tài chính, bảng phân tích LN khác,
bảng phân tích tình hình phân phối LN, bảng phân tích các chỉ tiêu tỷ suất LN.
Trên các bảng biểu thể hiện tên các chỉ tiêu, số liệu các chỉ tiêu, và sự biến
động của các chỉ tiêu qua các năm về số tiền, tỷ lệ, tỷ trọng, tỷ suất, hay ảnh hưởng

của các chỉ tiêu đến LN hoạt động kinh doanh về số tiền và tỷ lệ. Dựa trên các bảng
biểu, người đọc sẽ dễ dàng có sự so sánh các số liệu khác nhau, từ đó rút ra những
xu hướng thay đổi nhất định.
5. Kết cấu của Khóa luận tốt nghiệp
Chương I: Cơ sở lý luận về lợi nhuận và phân tích lợi nhuận
Chương II: Phân tích thực trạng lợi nhuận tại Công ty xăng dầu B12
Chương III: Các kết luận và đề xuất nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty xăng dầu B12

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

6


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng
CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI NHUẬN VÀ PHÂN TÍCH LỢI NHUẬN
1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về lợi nhuận tại Công ty xăng dầu B12
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
a) Khái niệm lợi nhuận
- Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh tế của các hoạt động
sản xuất kinh doanh, nó là khoản chênh lệch giữa các khoản thu nhập thu được và
các khoản chi phí đã bỏ ra để đạt được thu nhập đó trong một thời kỳ nhất định.
- Lợi nhuận được xác định bằng công thức:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
+ Tổng doanh thu: Là tổng các giá trị lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được
trong kỳ kế toán phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

+ Tổng chi phí: bao gồm toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như chi phí giá vốn, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp….
- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản tiền
thu được do việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của DN tạo nên như LN bán
sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ, thực hiện các chức năng tài chính.
LN KD

= DT BH &

- Các khoản - GVHB

CCDV

giảm

+

DT TC

trừ

- CP
TC

- CP
BH

- CP
QLDN


DT

=

DT thuần

= LN gộp

- Giá vốn

+ DT

+ DT tài chính
tài

- CP tài chính

- CP tài chính
-

CPBH

- CPB

-

CPQLDN

H

- CPQLDN

chính

+ Lợi nhuận gộp: là phần chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ với giá trị của hàng bán ra. (Trích GT Phân tích kinh tế doanh nghiệp
thương mại – PGS.TS. Trần Thế Dũmg chủ biên- Năm 2002)

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

7


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

+ Lợi nhuận khác: Là LN được hình thành từ những nguồn bất thường khác
ngoài các hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính
Lợi nhuận khác
=
Thu nhập khác
Chi phí khác
+ Lợi nhuận trước thuế: là chỉ tiêu cơ bản đánh giá kết quả hoạt động bán
hàng và cung cấp dịch vụ. Để tăng LN trước thuế đòi hỏi DN phải phấn đấu giảm
khoản CPBH và Chi phí quản lý DN.
b) Một số khái niệm liên quan tới lợi nhuận
- Doanh thu: là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế
toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thường của DN, góp

phần làm tăng vốn chủ sở hữu. (Theo CMKT 14 “Doanh thu và thu nhập khác”)
+ Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế DN đã thu được hoặc sẽ
thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường
của DN góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. (Chế độ kế toán DN ban hành theo
quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)
+ Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế DN thu được trong kỳ kế toán,
phát sinh từ các hoạt động kinh doanh thông thường của DN, góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu. Trong DNTM dịch vụ, DTBH và CCDV là một chỉ tiêu kinh tế
tổng hợp phản ánh tổng DTBH, thành phẩm và DT CCDV. Ngoài DTBH trong DN
còn có DT hoạt động tài chính và DT khác. (Giáo trình phân tích kinh tế doanh
nghiệp thương mại - Trường ĐH Thương Mại, năm 2009)
Nói tóm lại, có rất nhiều khái niệm DT khác nhau nhưng em xin lấy DT theo
cách hiểu của chuẩn mực kế toán để thuận lợi cho việc lấy số liệu, phân tích DTBH
theo các nội dung. DTBH được ghi nhận khi đồng thời thoả mãn 5 điều kiện sau:
+ DN đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản
phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
+ DN không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu hàng
hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
+ DT được xác định tương đối chắc chắn;
+ DN đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng;
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

8


Khóa Luận Tốt Ngiệp


GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

- DT bao gồm: DT bán hàng, DT cung cấp dịch vụ, DT từ hoạt động tài
chính và thu nhập khác.
+ DT bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định theo giá trị hợp lý của
khoản đã thu được tiền hoặc sẽ thu được tiền từ các giao dịch hoặc nghiệp vụ phát
sinh DT như bán sản phẩm, hàng hoá, bất động sản đầu tư, cung cấp dịch vụ cho
khách hàng bao gồm cả các khoản phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán. (Chế độ
kế toán DN, QĐ 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính).
- DT thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định như sau:
DT thuần về bán
hàng và cung cấp

Tổng DT bán hàng và
=

cung cấp dịch vụ trong kỳ

Các khoản giảm
-

trừ DT

dịch vụ
- Các khoản giảm trừ DT:
+ Chiết khấu thương mại: Là khoản DN bán giảm giá niêm yết cho khách
hàng mua hàng với khối lượng lớn.
+ Giảm giá hàng bán: Là khoản giảm trừ cho người mua do hàng hoá kém
phẩm chất, sai quy cách hoặc lạc hậu thị hiếu.
+ DT hàng bán bị trả lại: Là giá trị khối lượng hàng bán đã xác định là tiêu

thụ bị khách hàng trả lại và từ chối thanh toán.
- Các loại thuế gián thu: Thuế xuất khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế
GTGT theo phương pháp trực tiếp: Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế TTĐB hoặc
thuế xuất khẩu phải nộp, thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp cho NSNN theo số
DT trong kỳ báo cáo.
- Giá vốn hàng bán: Là giá bao gồm những chi phí mà bên bán đã bỏ ra để
sản xuất hoặc mua vào bán ra, không tính lãi. Thường được dùng để tính toán nhiều
hơn là dùng để mua bán; chỉ trong một vài quan hệ mua bán đặc biệt, người bán
mới chấp nhận bán theo giá vốn. (Giáo trình Tài chính doanh nghiệp thương mại
của PGS. TS. Đinh Văn Sơn, Đại học Thương mại, xuất bản 2006)
- DT hoạt động tài chính là các khoản thu bao gồm: Tiền lãi (lãi cho vay; lãi
tiền gửi; lãi bán hàng trả chậm; trả góp; lãi đầu tư trái phiếu…); Thu nhập từ cho
thuê tài sản, cho người khác sử dụng tài sản (bằng sáng chế; nhãn mác thương
mại…); Cổ tức, lợi nhuận được chia; chênh lệch lãi do bán ngoại tệ…

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

9


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

- Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí hoặc lỗ liên quan đến hoạt
động đầu tư tài chính, chi phí liên quan đến góp vốn liên doanh, liên kết, chuyển
nhượng chứng khoán ngắn hạn, chi phí giao dịch, mua bán chứng khoán, dự phòng
giảm giá đầu tư, lỗ do mua bán ngoại tệ, lỗ tỷ giá hối đoái…
- Thu nhập khác: Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt

động ngoài các hoạt động tạo ra DT, các khoản phải trả nhưng không cần trả, các
khoản thu từ việc chuyển nhượng thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã xoá nay thu hồi
được, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho…
- Chi phí

khác: Là những khoản chi bất thường ngoài các khoản chi

HĐSXKD, hoạt động tài chính như: Chi phí nộp phạt vi phạm hợp đồng, chi phí
nhượng bán, thanh lý tài cản cố định. ( Giáo trình phân tích kinh tế doanh nghiệp
thương mại PGS.TS Trần Thế Dũng, Đại học Thương Mại xuất bản năm 2008).
- Chi phí bán hàng : là chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm,
hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm,
quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (Trừ
hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…
- Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí quản lý chung của doanh nghiệp
gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp ( Tiền lương,
tiền công, các khoản phụ cấp,…); BHYT, BHXH, KPCĐ của nhân viên quản lý
doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ…
1.1.2. Vai trò của lợi nhuận và ý nghĩ của phân tích lợi nhuận
- Phân tích tình hình lợi nhuận nhằm mục đích nhận thức và đánh giá một
cách đúng đắn, toàn diện và khách quan tình hình thực hiện các chỉ tiêu LN của DN
trong kỳ, qua đó thấy được mức độ hoàn thành số chênh lệch tăng giảm của các chỉ
tiêu kế hoạch LN của DN. Đồng thời, qua phân tích cũng nhằm mục đích thấy được
những mâu thuẫn tồn tại và những nguyên nhân ảnh hưởng khách quan cũng như
chủ quan trong quá trình SXKD để từ đó tìm ra được những biện pháp tăng LN.
- Phân tích lợi nhuận là công việc thường xuyên và vô cùng cần thiết không
những đối với chủ sở hữu doanh nghiệp mà còn cần thiết đối với tất cả những đối
tượng bên ngoài doanh nghiệp có quan hệ kinh tế và pháp lý với doanh nghiệp.

SV: Lã Thị Như Quỳnh

Lớp: K6-HK7

10


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

Đánh giá được đúng thực trạng tài chính, chủ doanh nghiệp sẽ đưa ra các quyết định
kinh tế thích hợp, sử dụng một cách tiết kiệm, có hiệu quả vốn và các nguồn lực….
- Phân tích lợi nhuận còn phải kiểm tra, đánh giá tình hình phân phối lợi
nhuận và sử dụng lợi nhuận của doanh nghiệp, qua đó thấy được việc chấp hành các
chế độ chính sách về phân phối và sử dụng phân phối do Nhà nước quy định.
1.2. Nội dung phân tích lợi nhuận
1.2.1. Phân tích tổng hợp lợi nhuận theo các nguồn hình thành
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận thu được do tiêu thụ
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Lợi nhuận trong doanh nghiệp được hình thành từ: Lợi nhuận thuần từ hoạt
động sản xuất kinh doanh (lợi nhuận bán hàng), lợi nhuận hoạt động tài chính và lợi
nhuận khác ngoài hoạt động kinh doanh.
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là phần chênh lệch
giữa doanh thu thuần bán hàng với giá vốn hàng bán, chi phí BH và chi phí QLDN.
+ Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản chênh lệch giữa các khoản thu
và chi có tính chất nghiệp vụ tài chính trong quá trình kinh doanh như: Hoạt động
thuê tài chính, mua bán chứng khoán, ngoại tệ, hoạt động liên doanh liên kết…
+ Lợi nhuận khác: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí của các
hoạt động khác ngoài những hoạt động nêu trên như: hoạt động thanh lý, nhượng
bán tài sản, hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho,…
Để đạt được mục tiêu trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi doanh nghiệp cần

xác định các chỉ tiêu kế hoạch hạch toán và phân tích tình hình lợi nhuận theo các
nguồn hình thành. Thực hiện nội dung này nhằm đánh giá khái quát mức độ hoàn
thành kế hoạch đã đề ra hoặc tăng, giảm so với cùng kỳ năm trước. Đồng thời cần
phân tích đánh giá cơ cấu tỷ trọng theo nguồn hình thành để thấy đươc nguồn lợi
nhuận nào chiếm tỷ trọng lớn, nhỏ và sự biến động tăng giảm của chúng. Phân tích
lợi nhuận theo nguồn hình thành căn cứ vào các chỉ tiêu tổng hợp trong báo cáo
KQHĐSXKD và báo cáo kinh doanh chi tiết từng nguồn hình thành.
Phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh và lập biểu so sánh
thông qua các số liệu trên Báo cáo kết quả kinh doanh theo mẫu B02/DN, ban hành
theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của bộ trưởng Bộ tài chính.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

11


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

1.2.2. Phân tích tình hình lợi nhuận kinh doanh
- Phân tích chung lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhằm mục đích đánh giá
tình hình thực hiện các chỉ tiêu kết quả kinh doanh (doanh thu, chi phí, lợi nhuận)
của hoạt động kinh doanh. Đồng thời việc phân tích sẽ phản ánh được sự ảnh hưởng
của các nhân tố đến LN hoạt động kinh doanh từ đó tìm ra các biện pháp để phát
huy tốt hơn các nhân tố tích cực và hạn chế các nhân tố tiêu cực để tăng LN.
Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh sự tăng giảm của các chỉ tiêu
về số tiền và tỷ lệ tăng giảm giữa kỳ phân tích và kỳ gốc. Ngoài ra việc phân tích
còn sử dụng các loại tỷ suất là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất chi phí trên

doanh thu để phản ánh sự ảnh hưởng của các nhân tố đến LN.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh
Mục đích của việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động
kinh doanh là đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận để từ đó
tìm ra những nhân tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến lợi nhuận, có các giải pháp
để tăng lợi nhuận DN.
Phương pháp phân tích là phương pháp cân đối, phương pháp so sánh sự
biến động của các nhân tố kỳ báo cáo so với kỳ gốc, từ đó phản ánh ảnh hưởng của
mức độ biến động từng chỉ tiêu này đến biến động của lợi nhuận kỳ báo cáo so với
kỳ gốc cả số tiền và tỷ lệ ảnh hưởng.
1.2.3. Phân tích tình hình lợi nhuận hoạt động tài chính
Hoạt động đầu tư tài chính bao gồm:
- Hoạt động đầu tư chứng khoán: đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu và các
loại chứng khoán khác.
- Đầu tư cho vay bao gồm cả tiền gửi ngân hàng có kỳ hạn
- Đầu tư kinh doanh ngoại hối, vàng, đá quý…
Phân tích chung tình hình lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính nhằm đánh
giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch tổng số lợi nhuận hoạt động tài chính
và các chỉ tiêu theo nguồn hình thành, qua đó thấy được mức độ hoàn thành các chỉ
tiêu, số chênh lệch tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm. Các số liệu phân tích lợi
nhuận đầu tư tài chính là cơ sở cho việc đề ra các chính sách đầu tư tài chính thích
hợp và các giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động tài chính.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

12


Khóa Luận Tốt Ngiệp


GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

Phân tích lợi nhuận hoạt động đầu tư tài chính được thực hiện trên cơ sở so
sánh số liệu kỳ thực hiện với kỳ kế hoạch để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch,
số chênh lệch tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm, đồng thời phải phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng giảm lợi nhuận hoạt động tài chính để có những điều
chỉnh phù hợp.
1.2.4. Phân tích lợi nhuận khác
Lợi nhuận khác là lợi nhuận được hình thành từ những nguồn bất thường
khác ngoài các hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động đầu tư tài chính.
Phương pháp phân tích là phương pháp so sánh số liệu giữa kỳ thực hiện và
kỳ kế hoạch để đánh giá kết quả đạt được, số chênh lệch tăng giảm và nguyên nhân
tăng giảm lợi nhuận khác.
1.2.5. Phân tích tình hình phân phối lợi nhuận
Lợi nhuận doanh nghiệp được phân phối căn cứ vào các chế độ, chính sách
tài chính của Nhà nước và kế hoạch phân phối của doanh nghiệp. Tuy nhiên lợi
nhuận của doanh nghiệp được phân phối tùy theo loại hình sở hữu và đặc điểm
trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số nội dung phân phối lợi nhuận của
doanh nghiệp gồm:
- Nộp thuế thu nhập theo quy định
- Nộp thuế trên vốn ( nếu là doanh nghiệp Nhà nước)
- Trích lập các quỹ doanh nghiệp bao gồm: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự
phòng tài chính, quỹ hỗ trợ mất việc làm, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng
- Bù đắp các khoản chi không được duyệt ( phạt hợp đồng kinh tế, chi sai chế
độ, chính sách nếu là doanh nghiệp Nhà nước…)
Phương pháp phân tích là so sánh số thực tế với kế hoạch căn cứ vào các chế
độ, chính sách phân phối của Nhà nước và kế hoạch phân phối của doanh nghiệp.
1.2.6. Phân tích các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận.
Để đánh giá chất lượng hoạt động của các doanh nghiệp người ta thường sử

dụng một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận sau:
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa tổng lợi nhuận và
tổng doanh thu trong kỳ.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

13


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng
Lợi nhuận trước (sau) thuế

Tỷ suất lợi nhuận
trên doanh thu thuần

=

Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Cho biết một trăm đồng doanh thu thuần thu được thì đem lại bao
nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao thì chứng tỏ hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh càng cao
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh bình quân.
Tỷ suất lợi nhuận

Lợi nhuận trước (sau) thuế


trên tài sản

=

Tài sản bình quân

Ý nghĩa: Cho biết một đồng giá trị tài sản doanh nghiệp sử dụng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân: Phản ánh quan hệ tỷ lệ
giữa tổng lợi nhuận và vốn chủ sở hữu trong kỳ.
Tỷ suất lợi nhuận trên

Lợi nhuận trước (sau) thuế

Vốn chủ sở hữu

=

Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: Phản ánh cứ một trăm đồng vốn chủ sở hữu đem đầu tư vào kinh
doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh
nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả.
- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí: Phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận
và tổng chi phí.
Tỷ suất lợi nhuận trên
Tổng Chi phí

Lợi nhuận trước (sau) thuế

=

Tổng chi phí

Ý nghĩa: Cho biết một đồng chi phí bỏ ra tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, tiết kiệm chi
phí.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

14


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng
CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU B12
2.1. Tổng quan về tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đén Lợi
nhuận tại Công ty xăng dầu B12
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Công ty xăng dầu B12.
a) Giới thiệu doanh nghiệp
- Tên doanh nghiệp: Công ty xăng dầu B12.
- Tên giao dịch: B12 Petrolium company.
- Địa chỉ: Khu I, phường Bãi Cháy, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
- Tổng lao động: 1865 người. Trong đó, lao động quản lý là 562 người, lao
động trực tiếp là 1.303 người.
+ Sản phẩm chính: Kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty xăng dầu B12 tiền thân là Công ty tiếp nhận xăng dầu Quảng Ninh
được thành lập và chính thức hoạt động ngày 27/6/1973, nhiệm vụ khi đó là tiếp
nhận vận chuyển xăng dầu phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước
và phát triển kinh tế xã hội. Tháng 10/1983, Bộ vật tư quyết định giải thể công ty
tiếp nhận xăng dầu Quảng Ninh và sát nhập vào Công ty xăng dầu khu vực III.
Trong quá trình đổi mới công tác quản lý theo hướng đảm bảo quyền tự chủ kinh
doanh, ngày 9/3/1987 Bộ vật tư và Tổng công ty xăng dầu B12 đã có quyết định số
78/VT – QĐ thành lập công ty xăng dầu B12. Công ty được thành lập trên cơ sở
hệ thống tiếp nhận, vận tải xăng dầu bằng đường ống. Mô hình tổ chức được hình
thành gồm 5 kho, 1 xí nghiệp, riêng cảng dầu B12 chỉ là đội giao nhận cảng và 89
phòng thuộc nghiệp vụ công ty. Ngày 18/5/1992 Công ty xăng dầu B12 đăng ký
thành lập doanh nghiệp nhà nước theo nghị định số 388/HĐBT ngày 20/11/1991
của Hội Đồng Bộ Trưởng. Qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, đến nay công ty
xăng dầu B12 gồm 01 cảng xăng dầu, 02 chi nhánh, 03 xí nghiệp trực thuộc với
quy mô quản lý hơn 500 Km tuyến ống, 173.200 m³ bể chứa, 01 bến cảng 35.000
DWT, 01 bến cảng 300 DWT, 96 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và hơn 100 đại lý xăng
dầu. Toàn công ty có 1865 lao động, trong đó cán bộ trên trình độ đại học 42 người,
trình độ đại học và cao đẳng 520 người, Đảng viên 350 người.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

15


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng


2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của Công ty xăng dầu B12
Là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Bộ
thương mại), Công ty xăng dầu B12 có các chức năng:
+ Tổ chức tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, nhận điều động nội bộ ngành, bơm
chuyển xăng dầu đường ống, bảo quản dự trữ xăng dầu quốc gia, kinh doanh cảng.
+ Tổ chức kinh doanh các loại xăng dầu, dầu mỡ nhờn, gas trên địa bàn các
tỉnh và thành phố : Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và thành phố Hải Phòng.
+ Đảm bảo đầy đủ đáp ứng kịp thời nhu cầu xăng dầu trong mọi tình huống
nhằm điều tiết và bình ổn giá cả trên thị trường khu vực phía Bắc.
2.1.4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty xăng dầu B12
Mặt hàng đặc biệt của công ty là xăng dầu chính bao gồm: xăng thông dụng,
xăng cao cấp, nhiên liệu bay, dầu hỏa, Diesel cao cấp, Mazut. Ngoài ra còn có Dầu
mỡ nhờn, dầu phuy, dầu roi, mỡ lon chai, mỡ phuy và các loại hóa chất khác.
-

Đặc điểm mặt hàng kinh doanh

+ Được nhập từ 2 nguồn : trong nước và ngoài nước.
+ Có tính chất lý hóa học phức tạp từ quy trình sản xuất đến bảo quản.
+ Đều thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, mức
thuế suất GTGT khi bán hàng hóa là 10%.
+ Theo quy định của Tổng công ty, Công ty xăng dầu B12 là công ty đầu
nguồn nên hàng hóa được phân chia theo các nguồn : nguồn Tổng công ty ( nguồn
Tcty), nguồn công ty ( nguồn Cty), nguồn hàng tạm nhập tái xuất (TNTX).
+ Vì xăng dầu là chất lỏng nên không thể tách bể nào là nguồn nào, việc
phân chia nguồn chỉ có ý nghĩa sổ sách.
2.1.5 Đặc điểm tổ chức quản lý của Công ty xăng dầu B12
2.1.5.1.Đặc điểm phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh
Đứng đầu công ty là Giám đốc, giúp việc cho giám đốc là 2 phó giám đốc:
Phó giám đốc kinh doanh, Phó giám đốc kỹ thuật. Trực thuộc ban giám đốc gồm 9

phòng ban và 6 chi nhánh, xí nghiệp, mạng lưới cửa hàng phục vụ kinh doanh nằm
trên các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên và một phần tp. Hải Phòng. Các
đơn vị hoạt động theo nhiệm vụ chức năng và quyền hạn do Giám đốc quy định.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

16


Khúa Lun Tt Ngip

GVHD: PGS.TS.Nguyn Quang Hựng

2.1.5.2.S t chc b mỏy qun lý ca Cụng ty xng du B12
Mụ hinh tụ chc bụ may quan ly cua cụng ty theo kiờu trc tuyờn chc nng:

CHXD trực thuộc
văn phòng C.ty

Phòng Hành chính

Phòng Kế toán
CNXD Hưng yên

Phòng Kinh Doanh
CNXD hải Dương

Phòng thanh tra bảo
vệ

Xnxd K131

Phòng tổ chức
XNXD A318

Phòng Tin học
XNXD Quảng ninh

Phòng kỹ thu ật xăng
dầu
Cảng dầu B12

Phòng xây dựng cơ
bản

Phòng quản lý kỹ
thuật đầu tư

giám đốc công ty

Hinh 1.1 : C cõu tụ chc bụ may quan ly cua Cụng ty xng dõu B12
(1) Giỏm c cụng ty: -L ngi c nh nc giao quyn s dng ti sn, vn
thuc s hu nh nc ti n v, c quyn t ch sn xut kinh doanh, t ch
v ti chớnh, m bo sn xut kinh doanh ỳng hng, ỳng Phỏp lut cú hiu qu.
(2) Phú giỏm c k thut: -L ngi trc tip giỳp vic cho giỏm c v cụng tỏc
k thut: ph trỏch cụng tỏc k thut, vt t, xõy dng c bn, u t cụng ngh,
Trc tip ph trỏch, iu hnh mt s phũng ban thuc khi k thut ti cụng ty.
(3)Phú giỏm c kinh doanh: -L ngi chu trỏch nhim trc giỏm c cụng ty
v cụng tỏc kinh doanh v hiu qu kinh doanh ca cụng ty. Trc tip ph trỏch


SV: Ló Th Nh Qunh
Lp: K6-HK7

17


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

một số phòng ban khối kinh doanh, kế toán, hành chính tại Công ty, khối cửa hàng
trực thuộc Văn phòng Công ty.
(4) Phòng kế toán: -Phòng kế toán cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin về hoạt động
kinh tế, tài chính trong công ty, nhằm giúp Giám đốc điều hành quản lý các hoạt
động kinh tế tài chính trong Công ty đạt hiệu quả cao, phản ánh đầy đủ tài sản hiện
có, sự vận động tài sản của Công ty.
(5)Phòng kinh doanh: -Giúp Giám đốc về công tác thị trường, phát triển khách
hàng, kiểm tra theo dõi hoạt động kinh doanh của các đơn vị trực thuộc, lập kế
hoạch và triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty.
(6)Phòng tổ chức: -Chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự, công tác thi đua khen
thưởng. Cân đối và phân phối tiền lương quỹ tiền thưởng của Công ty, lập kế hoạch
đào tạo thi nâng bậc cho công nhân viên…
(7)Phòng quản lý kỹ thuật: - Chịu trách nhiệm về tình trạng kỹ thuật của tài sản,
vật tư, thiết bị… Chịu trách nhiệm cấp phát vật tư cho các đơn vị thuộc Công ty
quản lý và khối cửa hàng trực thuộc Văn phòng Công ty..
(8) Phòng kỹ thuật xăng dầu: -Chịu trách nhiệm về chất lượng, sản phẩm xăng
dầu toàn Công ty. Đo lường kiểm định dung tích của bể chứa, các phương tiện vận
tải xăng dầu. Phân tích kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng xăng dầu từ khâu nhập đến
khâu xuất. Theo dõi quản lý các thiết bị đo lường xăng dầu.
(9)Phòng xây dựng cơ bản: -Có nhiệm vụ theo dõi các mặt hoạt động về xây dựng

cơ bản. Phối hợp với phòng quản lý kỹ thuật đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống
các công trình xăng dầu.
(10)Phòng hành chính: -Chịu trách nhiệm về các công việc hành chính trong công
ty, điều hành các phương tiện như xe con, xe ca. Phụ trách y tế, cơ quan nhà ăn,
tiếp khách, đối ngoại với khách hàng của Công ty.
(11) Phòng thanh tra bảo vệ: -Kiểm tra giám sát các hoạt động của các đơn vị
trực thuộc công ty gồm các mặt: an ninh, trật tự, vệ sinh công nghiệp.
2.1.5.3. Khái quát về kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty xăng dầu B12
Bảng 1.1: Bảng so sánh Kết quả kinh doanh của Công ty năm 2010 – 2011

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

18


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2010

So Sánh
Số tiền ( đồng)

Tỷ lệ (%)


1.Doanh thu thuần về bán
hàng và cung cấp dịch vụ

8.988.764.597.086

9.854.547.505.501

-865.782.908.415

-8,79

2.Giá vốn hàng bán

8.686.089.365.294

9.656.075.321.408

-969.985.956.114

-10,05

302.675.231.792

198.472.184.093

104.203.047.699

-52,5


13.924.245.518

1.824.058.595

12.100.186.923

663,36

14.519.142.729

26.023.998.006

-11.504.855.277

-44,21

163.829.428.462

170.029.573.569

-6.200.145.107

-3,65

138.250.906.119

4.242.671.113

134.008.235.006


3.158,58

142.856.837.503

5.978.857.244

136.877.980.259

3.158,59

3.LN gộp
4.Doanh thu hoạt động tài
chính
5.Chi phí hoạt động tài
chính
6.Chi phí hoạt động bán
hàng và quản lý doanh
nghiệp
7.LN từ hoạt động kinh
doanh
8. Lợi nhuận trước thuế

(Nguồn Báo Cáo KQHĐSXKD)

Nhận xét: - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011
giảm 865.782.908.415 đồng ( tương ứng 8,97%) so với năm 2010, nguyên nhân là
do Công ty xăng dầu B12 nói riêng và thị trường xăng dầu nói chung đã chịu ảnh
hưởng của sự biến động xăng dầu thế giới, do giá cả thay đổi nên nhu cầu tiêu
dùng phần nào bị hạn chế. Giá vốn hàng bán năm 2011 cũng giảm mạnh so với
năm 2010, tương ứng với số tiền là 969.985.956.114, so với tỉ lệ giảm của doanh

thu thuần thì điều này là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên Lợi nhuận gộp lại tăng
104.203.047.699 đồng.
- Năm 2011 so năm 2010, Doanh thu hoạt động tài chính tăng
12.0997336.923 đồng, chi phí hoạt động tài chính lại giảm 11.504.855.277, chi phí
bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 6.200.145.107, làm lợi nhuận tăng mạnh
tương ứng 134.008.235.006 đồng.
Như vậy, mặc dù tình hình giá xăng dầu thế giới biến động mạnh và tác
động trực tiếp tới giá xăng dầu của công ty, nhưng hoạt động kinh doanh của công
ty vẫn ổn định. Một phần nguyên nhân là do các mặt hàng xăng thành phẩm pha
chế là do công ty pha chế được nên giá thành thấp hơn giá bán rất nhiều, mang lại
một nguồn lợi nhuận lớn cho công ty, bên cạnh đó các hoạt động tài chính cũng
mang lại cho công ty môt nguồn lợi nhuận tương đối lớn.
2.1.2.Ảnh hưởng của các nhân tố đến Lợi nhuận của Công ty.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

19


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

2.1.2.1. Nhân tố bên ngoài
- Môi trường tự nhiên: Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam Á, là nơi
đang có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và được bao bọc bởi các thị trường xuất nhập
khẩu đầy tiềm năng tạo điều kiện cho việc kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên tình
hình thời tiết, thiên tai (động đất, sóng thần, bão, lũ...) có tác động trực tiếp đến hoạt
động kinh doanh của công ty mà không thể kiểm soát được.

- Môi trường Pháp luật:
+ Chính trị - Pháp luật: Xét trong điều kiện chính trị- pháp luật Việt Nam
hiện nay tương đối ổn định. Đây là yếu tố quan trọng góp phần vào sự phát triển
của Công ty xăng dầu B12. Chính trị - Pháp luật ổn định, hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty diễn ra thuận lợi. Tuy nhiên, tình hình bất ổn về chính trị trên thế
giới, đặc biệt là tại các nước Trung Đông, là nơi xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới
làm ảnh hưởng tới thì trường xăng dầu nói chung trên toàn thế giới. Pháp Luật Việt
Nam, đặc biệt Luật DN Việt Nam vừa tạo điều kiện cho các doan nghiệp phát triển,
vừa quản lý các doanh nghiệp kinh doanh đúng đắn theo quy định của Nhà nước.
+ Các chính sách của Nhà nước: có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của
doanh nghiệp như các chính sách kinh tế của Chính phủ về Tài chính, thuế, tỷ giá
hối đoái... Nó vừa có tác dụng điều tiết vĩ mô nền Kinh tế, vừa tạo ra cơ hội, thách
thức đối với hoạt động kinh doanh của các DN trong đó có Công ty xăng dầu B12.
- Môi trường Kinh tế:
+ Tốc độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế phát triển với tốc độ cao và bền vững
thì giao thương, buôn bán trong nước và với nước ngoài ngày càng lớn. Tuy nhiên
cuộc khủng hoảng kinh tế diễn ra trong những năm gần đây làm các DN trên trên
thế giới và các DN Việt Nam gặp khó khăn trong việc sản xuất và kinh doanh.
+ Thị trường:
• Thị trường đầu vào: Thị trường dầu mỏ Trung Đông trong những năm gần
đây luôn biến đổi ảnh hưởng tới giá cả đầu vào nguyên nhiên vật liệu Công ty. Hiện
nay nguồn nguyên nhiên vật liệu của Công ty được nhập chủ yếu từ nước ngoài,
của các hãng Xăng dầu nổi tiếng thế giới như: BP, SHELL, TOTAL, tại thị trường
Singapore, Hàn Quốc...

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

20



Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

• Thị trường đầu ra: Đối với Công ty Xăng dầu B12 thì việc chiếm lĩnh thị
trường không đáng lo ngại. Bởi lẽ lĩnh vực mà Công ty kinh doanh có thể nói là gần
như độc chiếm thị trường tại địa bàn Công ty đang hoạt động. Hiện tại khách hàng
của Công ty chủ yếu là các đơn vị kinh doanh, quân đội, các công ty xăng dầu nội
bộ và quốc tế. Để tiêu thụ sản phẩm của mình cho các đối tượng này yêu cầu đặt ra
cho Công ty là luôn đảm bảo duy trì nguồn hàng ổn định và chất lượng. Trong
những năm gần đây, Nhà nước cũng đã cho phép các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh
vực xăng dầu, nhiều doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với Công ty xuất hiện.
• Lãi suất tín dụng: Vì công ty sử dụng vốn vay ngoài nhiều nên lãi suất tín
dụng có ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty. Lãi suất tăng cao làm cho chi phí sử
dụng vốn tăng lên vì vậy lợi nhuận của công ty bị giảm.
• Tỷ giá hối đoái: Ngoại tệ được sử dụng rất nhiều trong các giao dịch của
công ty, ngoài ra nhiều khoản vay để đầu tư TSCĐ đều là những khoản vay bằng
ngoại tệ. Vì vậy sự biến động của tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến DT, LN công ty.
• Lạm phát: : Lạm phát tác động đến tất cả các ngành kinh tế không chỉ
riêng vận tải biển. Lạm phát cao (năm 2010 là 11,75%), tốc độ tăng trưởng kinh tế
giảm làm cho nhu cầu về xăng dầu giảm và làm chi phí doanh nghiệp tăng cao.
- Môi trường công nghệ: Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển Việc áp
dụng công nghệ trao đổi số liệu điện tử giúp công ty và đối tác liên lạc điện tử và
thực hiện các thủ tục một cách nhanh chóng.
2.1.2.2. Các nhân tố bên trong
- Các nguồn lực phi vật chất
+ Vốn: Cũng như các doanh nghiệp Nhà nước khác, nguồn vốn của Công
ty chủ yếu là do Ngân sách Nhà nước cấp, còn lại Công ty huy động từ nguồn
vốn như: vốn cổ phần, vốn tự bổ sung... là một doanh nghiệp quy mô tầm cỡ

lớn nên lượng vốn kinh doanh (mà chủ yếu là vốn chủ sở hữu) của Công ty khá
cao. Tuy nhiên, với nguồn vốn tự bổ sung thông qua việc đi vay thì chi phí lãi
vay không nhỏ ảnh hưởng đến lợi nhuận tài chính.
+ Cơ sở vật chất:
• Công nghệ sản xuất: Hệ thống công nghệ do Liên Xô trang bị và cung cấp
từ những năm xây dựng, bao gồm bể chứa xăng dầu, nhà bơm chính, bơm mồi.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

21


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

Nói chung những công nghệ thiết bị này đã cũ kỹ và lạc hậu, tiếng ồn lớn, tốn năng
lượng, công tác sửa chữa, duy tu gặp nhiều khó khăn do hệ thống công nghệ mang
tính đặc thù và đồng bộ. Chỉ có hệ thống cấp hàng qua bến xuất mới được xây dựng
mới, đưa tự động hoá vào ứng dụng.
• Trang bị kỹ thuật: Công ty xăng dầu B12 là đơn vị đầu mối lớn nhất của
TCTXD khu vực I có sức chứa tổng cộng là 90.000 m 3 Xăng dầu, bao gồm 2 bể
10.000 m3,12 bể 5000 m3,10 bể 1.000 m3 nằm tập trung một chỗ rất thuận lợi cho
công tác tồn chứa. Hệ thống tuyến ống dẫn xăng do Công ty xăng dầu B12 quản lý
từ cảng dầu B12 đến kho K131 Thuỷ Nguyên- Hải Phòng có tổng chiều dài 188km.
Hệ thống nhà bơm bao gồm Trạm bơm chính gồm 4 động cơ, Trạm bơm mồi bao
gồm 4 động cơ, Bến xuất đường bộ gồm 4 họng xuất, hệ thống triết nạp gas…
• Hệ thống kinh doanh: rộng lớn, phân bố rộng rãi trên khắp tinh Quảng
Ninh, tình Hải Dương và một phần tp. Hải Phòng. Công ty xăng dầu B12 còn có

mạng lưới bán lẻ gồm 12 cửa hàng bán Xăng Dầu Sáng và 3 cửa hàng bán Gas và
Phụ Kiện Gas được phân bổ ở phía tây tỉnh QN. Một đội xe vận tải chuyên dùng
gồm 38 chiếc với khả năng khai thác cao.
• Lao động và đội ngũ lao động: đội ngũ lao động của Tổng Công ty đa số
là các cán bộ công nhân viên có trình độ cao. Toàn công ty có 1865 lao động, trong
đó cán bộ trên trình đại học có 42 người, trình độ Đại học và cao đẳng 520 người,
Đảng viên 350 người.
- Các nguồn lực phi vật chất:
+ Uy tín của đơn vị: Công ty xăng dầu B12 là đơn vị thành viên trực thuộc
Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Bộ thương mại), có nhiệm vụ quan trọng là tổ
chức tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu, nhận điều động nội bộ ngành, bơm chuyển
xăng dầu đường ống, bảo quản dự trữ xăng dầu quốc gia, kinh doanh Cảng dầu và
xăng dầu. Trong những năm gần đây trên thị tường xuất hiện nhiều loại xăng
dầu pha chế kém chất lượng được cho là nguyên nhân gây cháy nổ các phương
tiện giao thông, vận tải. Tuy nhiên, các loại xăng dầu và xăng thành phẩm pha
chế của công ty luôn đảm bảo về chât lượng và giá cả.
- Khả năng cạnh tranh: do cơ chế cởi mở cho các doanh nghiệp và nhất là việc
Chính phủ bãi bỏ một loạt các giấy phép sản xuất kinh doanh, một loạt các doanh

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

22


Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật chuyển sang kinh doanh xăng dầu. Các doanh

nghiệp này đang tìm hiểu và đầu tư cho kinh doanh xăng dầu. Chúng ta đã biết rằng
khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp phải dùa vào 3 yếu tố: chất lượng, giá cả,
năng lực vốn. Với lợi thế Công ty nếu xác định đầu tư đúng đắn thì khả năng cạnh
tranh trên thương trường rất mạnh.
2.2. Phân tích thực trạng Lợi nhuận tại Công ty xăng dầu B12

2.2.1. Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành
Bảng 2.1: Phân tích lợi nhuận theo nguồn hình thành
Năm 2010
Các chỉ tiêu

Số tiền
(đồng)

So sánh năm
2010 và 2011

Năm 2011
TT
(%)

Số tiền
(đồng)

TT
(%)

Sốtiền
(đồng)


TL
(%)

TT
(%)

1.LN HĐKD

174.272.344.682 2.914,8

302.080.334.581

211,5 127.807.989.899

73,3 -2.703,3

- LN BH và CCDV

198.472.184.093 3.319,6

302.675.231.792

211,9 104.203.047.699

52,5 -3.107,7

-LN HĐTC

-24.199.839.411 -404,76


-594.897.211

-0,42

23.604.942.200

-97,54

404,34

3,22

2.869.745.253

65,3

-25,82

100 136.877.980.259

2389,4

0

33.679.495.065

2389,4

-


- 102.658.485.194

2389,4

-

2.LN khác

1.736.186.131

29,04

4.605.931.384

3.Tổng LN TT

5.978.857.244

100

142.856.837.503

4.Thuế TNDN

1.494.714.311

-

35.714.209.376


5.Tổng LNST

4.484.142.933

-

107.142.628.127

-

(Nguồn Báo Cáo KQHĐSXKD)

Nhận xét: LN công ty bao gồm LN hoạt động KD và LN khác. LN hoạt động KD
bao gồm LN BH và CCDV, LN hoạt động TC. Phân tích tổng hợp LN công ty:
- Tổng LNTT của công ty năm 2011 so năm 2011 tăng từ 5.978.857.244 lên
142.856.837.503 với số tiền là 136.877.980.259 đồng tương ứng tăng 2389,4%.
LNST tăng từ 4.484.142.933 đồng lên 107.142.628.127 với số tiền là
102.658.485.194 đồng tương ứng tăng 2389,4%.
Xem xét cơ cấu LN theo nguồn hình thành ta thấy
- LN HĐKD của năm 2011 và 2010 đều có giá trị dương. LN HĐKD năm
2011 so năm 2010 tăng từ 174.272.344.682 đồng lên 302.080.334.581 đồng với số
tiền là 127.807.989.899 đồng tương ứng tăng 73,3%. Trong đó:
+ LN BH và CCDV tăng 104.203.047.699 đồng tương ứng tăng 52,5%.
+ LN HĐTC tăng 23.604.942.200 đồng tương ứng tăng -97,54%.

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

23



Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

- LN khác của công ty tăng từ 1.736.186.131 lên 4.605.931.384 với số tiền là
2.869.745.253 đồng tương ứng tăng 65,3%.
Xét về tỷ trọng ta thấy, LN HĐKD là nguồn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn.
Tuy nhiên năm 2011 so năm 2010 lại giảm tỷ trọng từ 2.914,8% xuống còn 211,5%
tương ứng giảm -2.703,3%. Trong đó:
+ LN BH và CCDV giảm tỷ trọng từ 3319,6% xuống còn 211,9% tương ứng
giảm -3.107,7%.
+ LN HĐTC tăng tỷ trọng từ -404,76% lên -0,42% tương ứng tăng 404,34%.
- LN khác tăng tỷ trọng từ 29,04% lên 3,22% tương ứng tăng -25,82%.
Nhìn chung, kết cấu lợi nhuân jcuar công ty là hợp lý, tình hình thực hiện lợi
nhuân của công ty tương đối tốt. Lợi nhuận của Công ty được hình thành chủ yếu từ
LN HĐKD. Tuy LN HĐKD giảm cả về tỷ lệ và tỷ trọng nhưng là do LNTT năm
2011 tăng lớn hơn năm 2010 rất nhiều. Đó không phải là biến động xấu. LN khác
tuy chiếm tỷ trọng nhỏ song lại có những biến động tích cực góp phần làm tăng
LNTT. Tuy nhiên LN HĐTC lại luôn âm trong cả 2 năm, tuy năm 2011 đã có biến
động tăng mạnh nhưng thực tế LN HĐKD và LN khác luôn phải bù đắp lỗ quá
nhiều cho LN TC, từ đó làm giảm LNTT.
Phân tích tổng hợp LN mới chỉ ra được sự biến động hcung của LN theo
nguồn hình thành. Tuy nhiên LN chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều nhân tố, vì vậy khóa
luận tiếp tục đi sâu phân tích tứng bộ phận LN để có được nhận xét cụ thể hơn

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7

24



Khóa Luận Tốt Ngiệp

GVHD: PGS.TS.Nguyễn Quang Hùng

2.2.2. Phân tích lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Bảng 2.2: Phân tích lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Các chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu BH và CCDV
2. Các khoản giảm trừ doanh thu

Năm 2010

Năm 2011

9.854.747.894.261

8.988.764.597.086

200.388.760

ĐVT: Đồng
So Sánh
Chênh Lệch
Tỷ Lệ (%)
-865.983297.175
-8,79
-200.388.760


-

3. Tổng DTT BH và CCDV (3= 1-2)

9.854.547.505.501

8.988.764.597.086

- 865.782.908.415

-8,79

4. Giá vốn hàng bán

9.656.075.321.408

8.686.089.365.294

-969.985.956.114

-10,05

198.472.184.093
2,01
1.824.058.595

302.675.231.792
3,37
13.924.245.518


104.203.047.699
12.100.186.923

52,5
1,36
663,36

9.856.371.564.096

9.002.688.842.604

-853.682.721.492

-8,67

26.023.998.006
0,26
170.029.573.569

14.519.142.729
0,16
163.829.428.462

-11.504.855.277
-6.200.145.107

-44,21
-0,1
-3,65


1,73

1,82

-

0,09

13 . LN HĐKD trước thuế (13= 5+7-9-11)

4.242.671.113

138.250.906.056

134.008.235.006

3.158,58

14. Tỷ suất LNHĐKD TT / DTT (%) (14=13 /8)
15.Thuế TNDN
16.Lợi nhuận HĐKD sau thuế
17.Tỷ suất LNHĐKD sau thuế/ tổng DTT (%) (17= 16/8)

0,043
1.060.677.778
3.181.993.335
0,032

1,54
34.562.726.514

103.688.179.542
1,15

33.502.048.736
100.506.186.207
-

1,497
3.158,55
3.158,59
1,118

5. LN gộp (5= 3-4)
6. Tỷ suất LN gộp / Doanh thu thuần (%) (6= 5/3)
7. Doanh thu tài chính
8. Tổng doanh thu thuần HĐKD
9. Chi phí tài chính
10.Tỷ suất CPTC / DTT (%) (10= 9/3)
11. Chi phí BH và CP QLDN
12. Tỷ suất CPBH và CP QLDN/ DTT (%) (12= 11/3)

-

-

(Nguồn Báo Cáo KQHĐSXKD)

SV: Lã Thị Như Quỳnh
Lớp: K6-HK7


25


×