Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại trung tâm dạy nghề huyện gia viễn, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.52 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------TRIỆU THỊ THÚY

Triệu Thị Thúy

QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN GIA VIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHÓA 2014B
Hµ Néi – 2016


bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
--------------------------------------Triu Th Thỳy

PHN TCH V XUT CC GII PHP NNG CAO CHT LNG O
TO NGH TI TRUNG TM DY NGH HUYN GIA VIN

Chuyên ngành :

Quản trị Kinh doanh

luận văn thạc sĩ QUảN TRị KINH DOANH


người hướng dẫn khoa học :
PGS.TS. TRN VN BèNH

Hà Nội 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa
phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề tài.

Sinh viên


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng, hình vẽ
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ VÀ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ..............................................................................................................7
1.1. Một số khái niệm cơ bản................................................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm nghề .................................................................................................... 7
1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề ....................................................................................... 8
1.2. Nội dung đánh giá chất lượng đào tạo nghề .............................................................. 16

1.2.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề..................................................16
1.2.2. Nội dung đánh giá chất lượng............................................................................17
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề ............................................. 20
1.3.1. Các nhân tố bên trong ........................................................................................20
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài........................................................................................27
1.4. Đặc điểm của đào tạo nghề cho lao động nông thôn ................................................ 31
1.4.1. Một số đặc điểm của lao động nông thôn .........................................................31
1.4.2. Vai trò, ý nghĩa của đào tạo nghề cho lao động nông thôn...............................31
1.4.3 Một số đặc điểm của hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn …34
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ CHẤT LƯỢNG
ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN G IA VIỄN.........36
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội huyện Gia Viễn: ......................... …....... ……. ..36
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ..............................................................................36
2.1.2. Thủy văn .............................................................................................................38
2.1.3. Tài nguyên đất....................................................................................................39
2.2. Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
...................... 40
2.2.1. Cơ cấu kinh tế.....................................................................................................40
2.2.2. Cơ sở hạ tầng ......................................................................................................41
2.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội huyện Gia Viễn ............. 43
2.3.1. Thuận lợi.............................................................................................................43
2.3.2. Hạn chế...............................................................................................................43
2.4. Thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Gia
Viễn……………………………………………………………………………….. 44
2.4.1. Tổ chức mạng lưới các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn huyện: ......................44
2.4.2. Thực trạng cơ sở vật chất đào tạo nghề:............................................................51
2.4.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề: ..............................51


2.4.4. Thực trạng cơ chế chính sách hỗ trợ của địa phương cho đào tạo nghề nông

thôn:............................................................................................................................53
2.4.5. Thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo của Trung tâm dạy nghề..57
2.4.6. Tổng hợp kết quả đánh giá thực trạng công tác đào tạo nghề: .........................59
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN GIA
VIỄN GIAI ĐOẠN 2015-2020 ......................................................................................63
3.1. Mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trung tâm dạy nghề huyện Gia
Viễn giai đoạn 2015 - 2020 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………. 63
3.1.1. Mục tiêu chung...................................................................................................63
3.1.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................63
3.2. Những quan điểm chỉ đạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trung
tâm dạy nghề huyện Gia Viễn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ………………. 64
3.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề
huyện Gia Viễn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………… 65
3.3.1. Đề xuất giải pháp nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, xã hội về học
nghề ............................................................................................................................65
3.3.2. Đề xuất phát triển mạng lưới cộng tác viên, đa dạng hoá các hoạt động đào tạo
nghề ............................................................................................................................66
3.3.3. Đề xuất giải pháp phân luồng lao động có nhu cầu học nghề, mở rộng hình
thức và ngành nghề đào tạo, đổi mới nội dung đào tạo phù hợp với tình hình phát
triển hiện nay của địa phương....................................................................................68
3.3.4. Đề xuất tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ hữu cho Trung tâm ............69
3.3.5. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị ...............................70
3.3.6. Đề xuất giải pháp đổi mới nội dung chương trình đào tạo nghề theo hướng
phát huy tính tích cực chủ động của người học ........................................................71
3.3.7. Đề xuất giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động
....................................................................................................................................73
3.3.8. Đề xuất giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nhằm nâng
cao chất lượng đào tạo nghề ......................................................................................74
3.4. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nghề của Trung tâm

dạy nghề huyện Gia Viễn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . ……………. 77
3.4.1. Kiến nghị đối với Nhà nước ..............................................................................78
3.4.2. Kiến nghị đối với Tổng cục Dạy nghề - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội 78
3.4.3. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình .........................................79
3.4.4. Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân huyện Gia Viễn........................................79
3.4.5. Với Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn.........................................................79
KẾT LUẬN .......................................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................83
PHỤ LỤC .........................................................................................................................83


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CN

: Công nghiệp

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

DN

: Doanh nghiệp

TTDN

: Trung tâm dạy nghề

LĐNT


: Lao động nông thôn

ĐVT

: Đơn vị tính

KHKT

: Khoa học kỹ thuật

LĐNT

: Lao động nông thôn

LĐ TB và XH

: Lao động Thương binh và Xã hội

SXKD

: Sản xuất kinh doanh

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

UBND

: Ủy ban nhân dân



DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Trang
Hình 1: Quan niệm về chất lượng đào tạo: ………………………………………. 13
Bảng 2.1. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Gia Viễn (theo giá so sánh 2011) ……….. 40
Bảng 2.2. Giá trị sản xuất và cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp …………………..41
Bảng 2.3. Dân số và mật độ dân số huyện Gia Viễn …………………………….. 42
Bảng 2.4. Các hình thức đào tạo nghề cho lao động nông thôn (2011 – 2014) … 45
Bảng 2.5: Chương trình đào tạo nghề cho LĐNT .................................................... 48
Bảng 2.6: Số lượng ngành nghề đào tạo LĐNT huyện Gia Viễn (2011 - 2014) …. 50
Bảng 2.7: Kết quả phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề …….. 52
Bảng 2.8: Kết quả thực hiện hoạt động hỗ trợ lao động học nghề ……………….. 54
Bảng 2.9: Ý kiến đánh giá của các học viên về chính sách học nghề ……………. 55
Bảng 2.10: Ý kiến đánh giá của cơ sở đào tạo về chính sách học nghề ………….. 56
Bảng 2.11: Số lượng học viên được đào tạo (2011 - 2014) ………………………. 57
Bảng 2.12: Ý kiến đánh giá của các cán bộ quản lý, tổ trưởng DN có sử dụng học
viên đã tốt nghiệp học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề được khảo sát ………...…... 58


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đào tạo nghề không chỉ là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các cấp các
ngành mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực. Đào tạo nghề đã trở thành yêu cầu to lớn của người lao động và
người sử dụng lao động, nó diễn ra trước và trong quá trình lao động.
Xuất phát từ yêu cầu đào tạo nghề mới, đào tạo lại, đào tạo chuyển đổi nghề,
đào tạo nghề mà xã hội đang cần, đào tạo nhằm thích ứng với trình độ phát triển
khoa học công nghệ… đó là yêu cầu chính của nền kinh tế trước sự phát triển hội
nhập, nói rộng ra là yêu cầu của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi
khách quan của cung - cầu trên thị trường lao động thế giới nói chung và thị trường

cung - cầu lao động trong nước nói riêng. Tầm quan trọng của công tác đào tạo
nghề, của việc học nghề đã lan toả toàn xã hội, đã đi vào từng hộ gia đình. Vì vậy,
trong những năm qua cùng với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
công tác đào tạo nghề, đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư. Nhà
nước tăng cường đầu tư để phát triển đào tạo nghề cho lao động nói chung và lao
động nông thôn nói riêng, nhằm thực hiện chính sách công bằng xã hội về cơ hội
học nghề đối với mọi lao động, khuyến khích huy động và tạo mọi điều kiện để toàn
xã hội tham gia đào tạo nghề cho lao động.
Thực tiễn trong những năm qua cho thấy nhu cầu về lao động có tay nghề
cao ngày càng gia tăng, người sử dụng lao động đều muốn tuyển chọn lao động có
tay nghề, đã được qua đào tạo cơ bản, nhu cầu học nghề của người lao động ngày
một tăng, trong khi đó hệ thống các cơ sở đào tạo nghề, đội ngũ giáo viên đào tạo
nghề hiện nay chưa đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu ngành nghề.
Hiện tượng thừa lao động không có tay nghề, nhưng lại thiếu lao động có chuyên
môn kỹ thuật cao, đòi hỏi các cấp, các ngành cần phải đặc biệt quan tâm đến công
tác đào tạo nghề.
Nhìn chung, trong những năm qua lĩnh vực đào tạo nghề tỉnh Ninh Bình nói
chung và huyện Gia Viễn nói riêng đã đạt được những thành tích rất đáng khích lệ.
1


Nhận thức về học nghề, xu hướng học nghề của thanh niên đã tăng lên đáng kể.
Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn từng bước được củng cố, đầu tư, chất lượng
dạy nghề được nâng cao; học sinh học nghề ra trường có việc làm đạt từ 70-80%;
công tác hỗ trợ dạy nghề, chuyển đổi ngành nghề, giải quyết việc làm cho lao động
bị thu hồi đất, lao động thuộc hộ nghèo, lao động thuộc hộ chính sách, lao động
nông thôn, được lãnh đạo Trung tâm quan tâm, chỉ đạo. Ngành nghề đào tạo dần
bám sát nhu cầu của thị trường lao động. Mặt khác, công tác đào tạo nghề trong
những năm qua đã có những đóng góp tích cực trong việc cung ứng nguồn nhân lực
có tay nghề cao cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, cho các làng nghề, đẩy

nhanh việc phát triển các làng nghề từ 01 làng (năm 2011) lên 04 làng (năm 2014),
làm thay đổi nhanh cơ cấu lao động, giảm nhanh tỉ lệ lao động làm trong lĩnh vực
nông nghiệp, góp phần có hiệu quả vào công tác xóa đói giảm nghèo và phát triển
KT-XH huyện.
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, đưa huyện Gia Viễn phát triển nhanh, bền vững đòi hỏi huyện ta phải có những
chuyển biến căn bản về nhận thức, tổ chức và phương pháp đào tạo nghề. Xuất phát
từ những lý do nêu trên tôi chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất các giải pháp nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn, tỉnh
Ninh Bình” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh
doanh của mình.
2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong những năm gần đây, hệ thống đào tạo nghề trong cả nước đã được
phục hồi và có bước phát triển mạnh, từng bước đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập, góp phần tăng
trưởng kinh tế và phát triển con người. Cơ cấu ngành nghề đào tạo đã từng bước
được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; đã mở
thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục
vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc
làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao mức sống cho
2


người lao động. Chất lượng đào tạo nghề đã được nhiều học giả, nhiều tổ chức
nghiên cứu dưới giác độ, hướng nghiên cứu khác nhau như:
- Luận văn Thạc sĩ của Đào Văn Tiên với đề tài: “Một số giải pháp nâng cao
chất lượng đào tạo nghề tại trường trung cấp nghề Cơ khí- Xây dựng - COMA “bảo
vệ năm 2011.
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Tấn Chiên với đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí

Minh” bảo vệ năm 2007.
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thanh Hải với đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường trung cấp nghề Giao thông vận tải Thanh
Hóa” bảo vệ năm 2010.
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Thuynh với đề tài: “Nâng cao chất
lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam” bảo
vệ năm 2011.
- Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Văn Thọ với đề tài: “Một số giải pháp nâng
cao chất lượng đào tạo nghề ở trung tâm dạy nghề huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa”
bảo vệ năm 2012.
Các công trình nghiên cứu trên có nội dung chủ yếu đề cập đến lĩnh vực nâng
cao chất lượng đào tạo nghề, đào tạo hệ trung cấp chuyên nghiệp của các tỉnh, các
trung tâm dạy nghề. Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nâng cao chất
lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá đúng thực trạng và đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được các mục đích nghiên cứu trên, đề tài có các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ các vấn đề chung, cơ bản, đánh giá các lợi thế, các yếu tố tiềm
năng, nguồn lực cũng như những khó khăn, hạn chế, vướng mắc và tồn tại về chất
3


lượng đào tạo nghề nói chung và của Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn nói riêng.
- Nghiên cứu thực tiễn và tính khả thi của các giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn.
- Phân tích đánh giá toàn diện thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trung
tâm dạy nghề huyện Gia Viễn, nhằm xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách

thức của các cơ sở đào tạo nghề đối với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao trên địa bàn huyện Gia Viễn.
- Đề xuất một số giải pháp ở cấp vĩ mô, vi mô nhằm nâng cao chất lượng đào
tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các nội dung về nâng cao chất lượng đào tạo nghề;
- Những học viên đã, đang học nghề tại thời điểm nghiên cứu trên địa bàn
huyện Gia Viễn.
- Các Công ty, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ có sử dụng lao động
đã được đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Viễn;
- Một số chính sách của Đảng, Nhà nước và của huyện Gia Viễn có liên
quan đến đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Viễn.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về không gian: Công tác đào tạo nghề tại TTDN huyện Gia Viễn.
* Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu chất lượng đào tạo nghề tại TTDN huyện
Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011-2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Được sử dụng để khái quát hoá, hệ thống
hoá các tài liệu có liên quan đến chất lượng đào tạo nghề nhằm hình thành cơ sở lý
luận của luận văn;
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử vấn đề: Được sử dụng để phát hiện và khai
thác những khía cạnh mà các công trình nghiên cứu trước đây chưa đề cập đến, làm
4


cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo.
5.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Được sử dụng để rút ra các nhận định

khoa học về đặc điểm chung của các năm làm cơ sở bổ sung cho những hạn chế của
các luận điểm khoa học trước đây cho phù hợp với thực tiễn chất lượng đào tạo
nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Xây dựng phiếu hỏi nhằm thu thập
thông tin định lượng về vấn đề nghiên cứu. Nội dung của phiếu hỏi tập chung vào
việc khảo sát, đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại Trung tâm dạy nghề
huyện Gia Viễn như: đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề, cơ sở vật chất
trang thiết bị, các chính sách và cơ sở sản xuất kinh doanh sử dụng lao động đào tạo
nghề của Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn. Đề tài tiến hành khảo sát 100 học
viên đang học tập tại các lớp đào tạo nghề và 03 cơ sở sản xuất kinh doanh có sử
dụng học viên đã học nghề, để thu thập xử lý số liệu phân tích và đánh giá.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Được sử dụng trong gặp gỡ, trao đổi với
các lãnh đạo các xã, Thị Trấn, học viên học nghề để tìm hiểu về những khó khăn,
vướng mắc và các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tại Trung tâm dạy nghề
huyện Gia Viễn.
- Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng để thử nghiệm thực tế tại một số các
lớp học nghề nhằm kiểm nghiệm sự cần thiết và tính hiệu quả của các giải pháp đã
đề xuất.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu
Phương pháp thống kê toán học: Được sử dụng trong xử lý và phân tích, xác
định mức độ tin cậy của số liệu điều tra, trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, đánh
giá khách quan về thực trạng chất lượng đào tạo nghề tại TTDN huyện Gia Viễn.
6. Những đóng góp của luận văn
* Về lý luận:
Hệ thống hóa lý luận về chất lượng đào tạo nghề
* Về thực tiễn:
5


Đề xuất các giải pháp cho Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh

Bình về công tác đào tạo nghề nhằm góp phần phát triển đồng bộ nguồn nhân lực
đào tạo đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, hợp lý về cơ cấu nghề đào
tạo, cơ cấu trình độ đào tạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH và phát triển
kinh tế xã hội huyện Gia Viễn, cụ thể là:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu
nhập cho người lao động; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế,
phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn;
- Góp phần đổi mới căn bản, toàn diện về đào tạo nghề để đào tạo nghề phát
triển theo hướng chuẩn hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế;
- Tạo động lực để Trung tâm dạy nghề nâng cao chất lượng đào tạo góp phần
hình thành nguồn nhân lực có kỹ năng nghề cao phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp
hóa - hiện đại hóa.
7. Nội dung của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, phụ lục, danh
mục tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu thành 03 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề và chất lượng đào tạo nghề
Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo nghề tại
Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo
nghề tại Trung tâm dạy nghề huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình giai đoạn 20152020

6


CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGHỀ
VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGHỀ
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm nghề
Theo quan niệm ở mỗi quốc gia đều có sự khác nhau nhất định, cho đến nay
thuật ngữ “Nghề” được hiểu và định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây

chúng tôi xin đưa ra một số khái niệm.
Khái niệm nghề ở Nga được định nghĩa như sau: Nghề là một loại hoạt động
đòi hỏi có sự đào tạo nhất định và thường là nguồn gốc của sự sinh tồn.
Khái niệm nghề được định nghĩa ở Pháp: Nghề là một loại lao động có thói
quen về kỹ năng, kỹ xảo của con người để từ đó tìm được phương tiện sống.
Ở Anh, nghề được định nghĩa: Nghề là một công việc chuyên môn đòi hỏi
một sự đào tạo trong khoa học, nghệ thuật.
Còn ở Đức, khái niệm nghề được định nghĩa: Nghề là hoạt động cần thiết
cho xã hội ở một lĩnh vực lao động nhất định, đòi hỏi phải được đào tạo ở trình độ
nào đó.
Như vậy, nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử phổ biến, gắn chặt
với sự phân công lao động, với tiến bộ KHKT và văn minh nhân loại.
Ở Việt Nam, nhiều định nghĩa nghề được đưa ra xong chưa được thống nhất,
chẳng hạn có định nghĩa nêu: Nghề là một tập hợp lao động do sự phân công lao
động xã hội quy định mà giá trị của nó trao đổi được. Nghề mang tính tương đối, nó
phát sinh, phát triển hay mất đi do trình độ của nền sản xuất hay do nhu cầu xã hội.
Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau song chúng ta có
thể thấy một số nét đặc trưng nhất định:
Một là: Nghề là hoạt động, là công việc lao động của con người được lặp đi lặp
lại.
Hai là: Nghề là sự phân công là động xã hội, phù hợp với yêu cầu xã hội.
Ba là: Nghề là phương tiện để sinh sống.
7


Bốn là: Nghề là lao động kỹ năng, kỹ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi
trong xã hội, đòi hỏi phải có quá trình đào tạo nhất định.
Nghề biến đổi một cách mạnh mẽ và gắn chặt với xu hướng phát triển kinh tế
xã hội của đất nước.
1.1.2. Khái niệm đào tạo nghề

- Đào tạo:
Đào tạo được hiểu là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức, nhằm hình
thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,…để hoàn
thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một
cách có năng xuất và hiệu quả.
Đào tạo được thực hiện bởi các loại hình tổ chức chuyên ngành nhằm thay
đổi hành vi và thái độ làm việc của con người, tạo cho họ khả năng đáp ứng tiêu
chuẩn và hiệu quả của công việc chuyên môn.
Đào tạo nghề là quá trình trang bị kiến thức nhất định về trình độ chuyên
môn nghiệp vụ cho người lao động để họ có thể đảm nhận một công việc nhất định.
Hay nói cách khác đó là quá trình truyền đạt, lĩnh hội những kiến thức và kỹ năng
cần thiết để người lao động có thể thực hiện một công việc nào đó trong tương lai.
Đào tạo nghề là những hoạt động giúp cho người học có được các kiến thức
về lý thuyết và kỹ năng thực hành một số nghề nào đó sau một thời gian nhất định
người học có thể đạt được một trình độ để tự hành nghề, tìm việc làm hoặc tiếp tục
học tập nâng cao tay nghề theo những chuẩn mực mới.
Luật dạy nghề năm 2006 định nghĩa: “Dạy nghề là hoạt động dạy và học
nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học
nghề để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa
học”. Có thể thấy, về cơ bản khái niệm đào tạo nghề và dạy nghề không có sự khác
biệt nhiều về nội dung.
Đào tạo nghề phục vụ cho mục tiêu kinh tế - xã hội, trước hết là phương
hướng phân công lao động mới, tạo cơ hội cho mọi người đều được học tập nghề
nghiệp để dễ dàng tìm kiếm việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.
8


- Chất lượng:
Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, là một phạm trù phức tạp mà con
người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình. Việc phấn đấu nâng

cao chất lượng được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất của bất kỳ
cơ sở tham gia hoạt động nào.
Vậy chất lượng là gì? Thuật ngữ "chất lượng" có nhiều quan điểm khác nhau
trong cách tiếp cận và từ đó đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau:
Chất lượng là “tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản của sự vật (sự
việc). làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác” (Từ điển
tiếng Việt phổ thông, NXB Giáo dục 1998).
Hay: Chất lượng là "cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật" hoặc là "cái
tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia" (Từ điển tiếng Việt
phổ thông, NXB Khoa học xã hội, H. 1987).
Hay: Chất lượng là "sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định"
(Theo Philip B. Grosby người Mỹ).
Hay: Chất lượng là "tiềm năng của một sản phẩm hay dịch vụ nhằm thỏa
mãn nhu cầu của người sử dụng" (Tiêu chuẩn Pháp - NFX 50 - 109).
Hay: Chất lượng là "tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể
đó khả năng làm thỏa mãn nhu cầu đã xác định hoặc tiềm ẩn" (TCVN -ISO 8402
(1994)
Chất lượng phải dựa trên căn bản là đào tạo, huấn luyện và giáo dục thường
xuyên. Chính vì vậy, trách nhiệm về giáo dục phụ thuộc 80% - 85% vào ban lãnh
đạo.
Trên đây là một số định nghĩa tiêu biểu về chất lượng. Mỗi định nghĩa được nêu ra
dựa trên những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề chất lượng. Mặc dù vậy tổ chức
quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO đưa ra trong ISO 8402:1984: “Chất lượng là một tập
hợp các tính chất đặc trưng của một thực thể, tạo cho nó khả năng thỏa mãn những
nhu cầu đã được nêu rõ hoặc còn tiềm ẩn”. Đây là định nghĩa có ưu điểm nhất, nó

9


được xem xét một cách toàn diện và rộng rãi hơn; phản ánh được bản chất của sự

vật và nội dung để so sánh sự vật này với sự vật khác.
- Chất lượng đào tạo:
Chất lượng đào tạo được đánh giá qua mức độ đạt được mục tiêu đào tạo đã
đề ra đối với một chương trình đào tạo (Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp - Đại học
quốc gia Hà Nội).
Chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đào tạo được phản ánh ở các đặc
trưng về phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành
nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương tình đào tạo theo các
ngành nghề cụ thể (Trần Khánh Đức - viện nghiên cứu phát triển giáo dục).
Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo được xem là nhiệm vụ quan trọng
của các cơ sở đào tạo nói chung và các cơ sở đào tạo nghề nói riêng.
Các quan niệm về chất lượng đào tạo:
- Chất lượng được đánh giá bằng "đầu vào"

Một số nước phương tây có quan điểm cho rằng "Chất lượng đào tạo phụ
thuộc vào chất lượng hay số lượng các yếu tố đầu vào của cơ sở đào tạo đó". Quan
điểm này được gọi là "quan điểm nguồn lực" có nghĩa là:
"Nguồn lực" = "Chất lượng"
Theo quan điểm này nếu một trường tuyển được học sinh, sinh viên giỏi, có
đội ngũ cán bộ giảng dạy uy tín, có cơ sở vật chất tốt... thì được coi là trường có
chất lượng đào tạo tốt.
Quan điểm này đã bỏ qua quá trình tổ chức và quản lý và đào tạo diễn ra rất
đa dạng và liên tục trong một khoảng thời gian. Sẽ khó giải thích trường hợp một
trường đã có nguồn lực "đầu vào" dồi dào nhưng chất lượng đầu ra hạn chế hoặc
ngược lại. Theo cách đánh giá này, cho rằng dựa vào chất lượng nguồn lực đầu vào
có thể đánh giá được chất lượng đầu ra.
- Chất lượng được đánh giá bằng "đầu ra"

"Đầu ra" là kết quả, là sản phẩm của quá trình đào tạo được thể hiện bằng
năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, sự thành thạo trong công việc hay khả năng cung

10


cấp các dịch vụ của cơ sở đào tạo đó. Có quan điểm cho rằng "đầu ra" của quá trình
đào tạo có tầm quan trọng hơn nhiều so với "đầu vào".
Có thể hiểu chất lượng là kết quả của quá trình đào tạo và được thể hiện ở
các phẩm chất, giá trị nhân cách, năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương
ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành nghề đào tạo. Với yêu cầu đáp ứng nhu
cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về chất lượng đào tạo không chỉ
dừng lại ở kết quả của quá trình đào tạo trong nhà trường mà còn phải tính đến mức
độ thích ứng và phù hợp của người tốt nghiệp với thị trường lao động như tỷ lệ có
việc làm sau khi ra trường, khả năng làm chủ và vị trí của người đó trong doanh
nghiệp.
- Chất lượng được đánh giá bằng "Giá trị gia tăng"

Quan điểm này cho rằng một cơ sở đào tạo có tác động tích cực và tạo ra sự
khác biệt của sinh viên về trí tuệ, nhân cách, điều đó đã cho thấy cơ sở đào tạo đã
tạo ra giá trị gia tăng cho học sinh, sinh viên đó. "giá trị gia tăng" được xác định
bằng giá trị của "đầu ra" trừ đi giá trị của "đầu vào" kết quả thu được được coi là
chất lượng đào tạo của cơ sở đào tạo đó.
Quan điểm này chỉ tồn tại về mặt lý thuyết vì trên thực tế rất khó có thể thiết
kế một thước đo thống nhất về mặt định lượng để đánh giá chất lượng "đầu vào" và
"đầu ra" từ đó tìm ra mức chênh lệch để đánh giá chất lượng đào tạo.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Giá trị học thuật”

Đây là quan điểm truyền thống của nhiều trường học phương tây, chủ yếu
dựa vào sự đánh giá của các chuyên gia về năng lực học thuật của đội ngũ giảng
viên trong từng trường trong quá trình thẩm định, công nhận chất lượng đào tạo của
trường. Điều này có nghĩa là trường nào có đội ngũ giảng viên có học vị, học hàm
cao, có uy tín khoa học lớn thì được xem là trường có chất lượng cao.

Hạn chế của quan điểm này là ở chỗ, cho dù năng lực học thuật có thể được
đánh giá một cách khách quan, thì cũng khó có thể đánh giá những cuộc cạnh tranh
của các trường để nhận tài trợ cho các chương trình nghiên cứu trong môi trường
không thuần học thuật. Ngoài ra, liệu có thể đánh giá được năng lực chất xám của
11


đội ngũ giảng dạy và nghiên cứu khi có xu hướng chuyên ngành hóa ngày càng sâu,
phương pháp luận ngày càng đa dạng. Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục hiện nay
có quá nhiều các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, xu thế đa dạng hóa ngành
nghề, lĩnh vực đào tạo; sự buông lỏng trong quản lý cũng như khả năng quản lý yếu
kém trong giáo dục đã làm cho số lượng các học thuật mà các trường sở hữu tăng
những chất lượng cũng đang báo động.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Văn hóa tổ chức riêng”

Quan điểm này cho rằng văn hóa tổ chức riêng có tác dụng hỗ trợ cho quá
trình liên tục cải tiến chất lượng. Vì vậy một trường được đánh giá là có chất lượng
khi nó có được “Văn hóa tổ chức riêng” nhằm mục tiêu là không ngừng nâng cao
chất lượng đào tạo. Quan điểm này bao hàm cả giả thiết về bản chất của chất lượng
và bản chất của tổ chức.
- Chất lượng được đánh giá bằng “Kiểm toán”

Quan điểm này tiếp cận từ các yếu tố bên trong của tổ chức và nguồn thông
tin cung cấp cho việc ra quyết định. Nếu kiểm toán tài chính xem xét các tổ chức có
duy trì chế độ sổ sách tài chính hợp lý hay không, thì kiểm toán chất lượng quan
tâm xem các trường có thu nhập đủ thông tin cần thiết hay không, quá trình thực
hiện các quyết định về chất lượng có hợp lý và hiệu quả không. Quan điểm này cho
rằng, nếu một cá nhân có đủ thông tin cần thiết thì có thể có được các quyết định
chính xác, khi đó chất lượng giáo dục được đánh giá thông qua quá trình thực hiện,
còn “đầu vào” và “đầu ra” chỉ là các yếu tố phụ.

Trên thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chất lượng đào tạo,
do khái niệm “chất lượng” được dùng chung cho cả hai quan điểm: Chất lượng
tuyệt đối và chất lượng tương đối, do đó khái niệm chất lượng đào tạo cũng mang
tính trừu tượng.
Với quan niệm chất lượng tuyệt đối thì “chất lượng” được dùng cho những
sản phẩm, những đồ vật hàm chứa trong đó những phẩm chất, những tiêu chuẩn cao
nhất khó có thể vượt qua được. Nó được dùng với nghĩa chất lượng cao, hoặc chất
lượng hàng đầu.
12


Với quan niệm chất lượng tương đối thì “chất lượng” được dùng để người ta
gán cho sản phẩm, đồ vật. Theo quan niệm này thì một vật một sản phẩm, hoặc một
dịch vụ được xem là có chất lượng khi nó đáp ứng được mong muốn của người sản
xuất định ra và các yêu cầu người tiêu thụ đòi hỏi. Từ đó nhận ra rằng chất lượng
tương đối có hai khía cạnh:
Thứ nhất: Đạt được mục tiêu (phù hợp với tiêu chuẩn) do người sản xuất đề
ra. Khía cạnh này chất lượng được xem là “chất lượng bên trong”.
Thứ hai: Chất lượng được xem là sự thỏa mãn tốt nhất những đòi hỏi của
người dùng, ở khía cạnh này chất lượng được xem là “chất lượng bên ngoài”.
Theo cách tiếp cận trên thì tại mỗi trường, cơ sở đào tạo cần xác định mục
tiêu và chiến lược sao cho phù hợp với nhu cầu của người học, của xã hội để đạt
được “chất lượng bên ngoài” đồng thời phải cụ thể hóa các mục tiêu trên thông qua
quá trình tổ chức, phối hợp giữa các bộ phận các hoạt động của nhà trường sẽ được
hướng vào nhằm mục đích đạt mục tiêu đó, đạt “chất lượng bên trong”.
Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu
xã hội
Đạt chất lượng ngoài

Nhu cầu xã hội


Kết quả đào tạo

Kết quả đào tạo khớp với mục tiêu đào
tạo xã hội Đạt chất lượng trong

Mục tiêu đào tạo

“Nguồn nghiên cứu năm 2014”
Hình 1. Quan niệm về chất lượng đào tạo
Sản phẩm của quá trình đào tạo là con người và các dịch vụ đào tạo (đầu ra)
của quá trình đào tạo và được thể hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân văn và
năng lực vận hành nghề nghiệp. Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường
lao động, quan điểm về chất lượng đào tạo không chỉ dừng ở kết quả của quá trình
đào tạo với những điều kiện đảm bảo chất lượng như: Cơ sở vật chất, đội ngũ giảng
13


viên... mà còn phải tính đến mức độ phù hợp và thích ứng của học sinh tốt nghiệp đối
với yêu cầu công việc, yêu cầu của người sử dụng lao động , xã hội.
Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng: Chất lượng đào tạo trước hết phải là kết quả của
quá trình đào tạo và được thể hiện trong hoạt động nghề nghiệp của người học. Quá
trình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ thuộc vào chất lượng đào tạo
mà còn phụ thuộc các yếu tố của thị trường như: Quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao
động, chính sách sử dụng và bố trí công việc của Nhà nước, người sử dụng lao
động. Do đó khả năng thích ứng còn phản ánh cả về hiệu quả đào tạo ngoài xã hội
và thị trường lao động.
- Chất lượng đào tạo nghề:
Nghề là một hiện tượng xã hội có tính lịch sử rất phổ biến gắn chặt với sự
phân công lao động, với tiến bộ khoa học kĩ thuật, và văn minh nhân loại. Có nhiều

định nghĩa và khái niệm về nghề:
Đại tự điển tiếng Việt và Từ điển tiếng Việt cùng đưa ra định nghĩa: “Nghề là
công việc chuyên làm theo sự phân công lao động của xã hội”.
Theo tác giả Nguyễn Tiến Đạt: Nghề là thuật ngữ chung chỉ hoạt động lao
động chân tay và trí óc chuyên làm có thể giúp người ta một phương tiện kiếm
sống”.
Theo tác giả Vũ Ngọc Hải: Nghề là một từ nhiều ý nghĩa, tuy vậy nghĩa
thường dùng nhất là để chỉ một nhóm nhất định các thao tác lao động xuất hiện
trong khuôn khổ của sự phân công lao động xã hội” .
Nói đến nghề là gắn liền với kiến thức, kĩ năng của nghề. Những kiến thức và
kĩ năng này không phải tự nhiên mà có được mà là do kết quả đào tạo chuyên môn
và tích lũy kinh nghiệm.
Mặc dù khái niệm nghề được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, song chúng
ta có thể nhận thấy một số nét đặc trưng nhất định sau:
- Đó là hoạt động lao động của con người được lặp đi lặp lại.
- Là sự phân công lao động phù hợp với yêu cầu xã hội.
- Là phương tiện để sinh sống.
14


- Là lao động kĩ năng, kĩ xảo chuyên biệt có giá trị trao đổi trong xã hội đòi
hỏi phải có một quá trình đào tạo nhất định.
Có nhiều định nghĩa dưới các góc độ khác nhau về đào tạo nghề, có thể nêu
lên một số định nghĩa cụ thể như sau:
Theo Leconnard Nadler: “Đào tạo nghề là để học được những điều nhằm cải
thiện việc thực hiện những công việc hiện tại” (theo góc độ đào tạo lại hoặc bồi
dưỡng nghề); Còn Roger James thì định nghĩa đơn giản hơn: “Đào tạo nghề là cách
thức giúp người ta làm những điều mà họ không thể làm được trước khi họ được
học” (theo góc độ đào tạo nghề mới); Max Forter cũng đưa ra khái niệm là ĐTN
phải đáp ứng việc hoàn thành 4 điều kiện: Gợi ra những giải pháp ở người học; phát

triển tri thức, kĩ năng và thái độ; tạo ra sự thay đổi hành vi và đạt được những mục
tiêu chuyên biệt (theo góc độ chuyên môn hóa).
Từ những định nghĩa trên có thể hiểu: “Đào tạo nghề là những hoạt động
nhằm cung cấp kiến thức, kĩ năng và thái độ cần có cho sự thực hiện có năng suất
và hiệu quả trong phạm vi một nghề hoặc nhóm nghề. Nó bao gồm đào tạo ban đầu,
đào tạo lại, đào tạo nâng cao, cập nhật và đào tạo liên quan đến công việc chuyên
môn hóa”.
Chất lượng đào tạo nghề là một phạm trù động, đa nghĩa, nó phản ảnh nhiều
mặt của hoạt động đào tạo nghề, khó có thể tổng hợp khái quát bằng một định nghĩa
duy nhất. Dựa vào các định nghĩa về chất lượng, một số tác giả đã đưa ra một số
định nghĩa và khái niệm về chất lượng đào tạo nghề dưới đây:
Từ Điển giáo dục học đưa ra khái niệm: “Chất lượng đào tạo nghề là kết quả
của quá trình đào tạo nghề được phản ánh ở các đặc trưng về phẩm chất, giá trị nhân
cách và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng
với mục tiêu, chương trình đào tạo theo các ngành nghề cụ thể”.
Theo tác giả Mạc Văn Trang: Chất lượng đào tạo nghề đối với mỗi con
người nói chung là: Có sức khỏe tốt, năng lực hoạt động hiệu quả và biết quan hệ
ứng xử xã hội đúng đắn.
Với yêu cầu đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động, quan niệm về
15


chất lượng đào tạo nghề không chỉ dừng lại ở kết quả của quá trình đào tạo trong
nhà trường thể hiện ở người tốt nghiệp trong những điều kiện đảm bảo chất lượng
nhất định, mà còn phải tính đến sự phù hợp và thích ứng của người tốt nghiệp với
thị trường lao động. Quá trình thích ứng với thị trường lao động không chỉ phụ
thuộc vào chất lượng đào tạo nghề mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác của thị
trường lao động như: quan hệ cung - cầu, giá cả sức lao động, chính sách sử dụng
và bố trí việc làm của nhà nước và người sử dụng lao động.
Với quan điểm tiếp cận thị trường nêu trên, chất lượng đào tạo nghề có các

đặc trưng sau:
- Chất lượng đào tạo nghề có tính tương đối: Khi đánh giá chất lượng đào tạo
nghề phải đối chiếu, so sánh với chuẩn chất lượng của nghề theo yêu cầu của sản
xuất.
- Chất lượng đào tạo nghề có tính giai đoạn: chất lượng đào tạo nghề phải
không ngừng được nâng cao để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong quá
trình phát triển của sản xuất và phát triển của khoa học công nghệ.
- Chất lượng đào tạo nghề có tính đa cấp: Phải đào tạo với một hệ chuẩn có
nhiều cấp độ khác nhau: chuẩn quốc tế, chuẩn quốc gia, chuẩn địa phương để đáp
ứng được nhu cầu của nhiều loại khách hàng trong nền kinh tế nhiều thành phần.
Quan niệm đúng về chất lượng đào tạo nghề, có ý nghĩa quyết định trong việc thiết
kế nội dung đào tạo phù hợp và tổ chức quá trình đào tạo, cung ứng nhân lực các
cấp trình độ cho phát triển kinh tế - xã hội trong nền kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế. Về phía các CSDN dù hoạt động với mục tiêu nào thì cũng luôn phải đảm
bảo chất lượng cho “sản phẩm” của mình, nghĩa là phải cố gắng để có thể thỏa mãn
tối đa các yêu cầu của “khách hàng”.
1.2. Nội dung đánh giá chất lượng đào tạo nghề
1.2.1. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo nghề
- Trong lĩnh vực đào tạo, chất lượng đào tạo với đặc trưng sản phẩm là “con
người lao động” có thể hiểu là kết quả (đầu ra) của quá trình đào tạo và được thể
hiện cụ thể ở các phẩm chất, giá trị nhân cách và giá trị sức lao động hay năng lực
16


hành nghề của người tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu đào tạo của từng ngành đào
tạo trong hệ thống đào tạo.
- Chất lượng giáo dục của các cơ sở đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu do các

cơ sở đào tạo đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trình độ
cao đẳng nghề, trung cấp nghề, Sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng của Luật giáo

dục nghề nghiệp, phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển
kinh tế, xã hội của địa phương và của ngành.
- Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề là mức

độ yêu cầu và điều kiện mà các cơ sở đào tạo phải đáp ứng để được công nhận là
đạt chuẩn chất lượng.
- Theo Luật Dạy nghề Hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất

lượng dạy nghề của các cơ sở đào tạo nghề bao gồm (9 tiêu chí):
+ Tiêu chí 1: Mục tiêu và nhiệm vụ;
+ Tiêu chí 2: Tổ chức và quản lý;
+ Tiêu chí 3: Hoạt động dạy và học;
+ Tiêu chí 4: Giáo viên và cán bộ quản lý;
+ Tiêu chí 5: Chương trình, giáo trình;
+ Tiêu chí 6: Thư viện;
+ Tiêu chí 7: Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học;
+ Tiêu chí 8: Quản lý tài chính;
+ Tiêu chí 9: Các dịch vụ cho người học nghề.
1.2.2. Nội dung đánh giá chất lượng
- Đánh giá chất lượng đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề:
Để đánh giá được chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề thì phải dựa
vào chuẩn đầu ra của một cơ sở đào tạo chuyên nghiệp là một trong các hệ thống
thông số thể hiện sự gắn kết của cơ sở đào tạo nghề với nhu cầu đào tạo của xã hội.
Chuẩn đầu ra của các cơ sở đào tạo thể hiện rõ chất lượng sản phẩm đầu ra
trong đào tạo của cơ sở đó. Chuẩn đầu ra là thông qua kiến thức chuyên môn; kỹ
năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; công việc mà
17


người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác đối với

từng trình độ, ngành đào tạo.
Chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề là sự đáp ứng mục tiêu do cơ
sở đào tạo đề ra, đảm bảo các yêu cầu về mục tiêu giáo dục nghề nghiệp trình độ
cao đẳng, trung cấp nghề và sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng theo Luật giáo
dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh
tế, xã hội của địa phương.
Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục nghề nghiệp của các cơ sở đào tạo
nghề là mức độ yêu cầu và điều kiện mà các cơ sở đào tạo nghề phải đáp ứng để
được công nhận là đạt chuẩn chất lượng giáo dục.
Theo Luật Dạy nghề, hệ thống các tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng
dạy nghề của các cơ sở đào tạo nghề bao gồm:
+ Mục tiêu và nhiệm vụ;
+ Tổ chức và quản lý;
+ Hoạt động dạy và học;
+ Giáo viên và cán bộ quản lý;
+ Chương trình, giáo trình;
+ Thư viện;
+ Cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng dạy học;
+ Quản lý tài chính;
+ Các dịch vụ cho người học nghề.
- Đánh giá chất lượng đào tạo nghề của cán bộ, giáo viên
Để nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề thì cán bộ, giáo
viên trong các cơ sở đào tạo nghề cần phải có những đánh giá khách quan dựa trên
những tiêu chí về chất lượng đào tạo đối với từng đối tượng.
Chất lượng chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề cao hay thấp đều
được phản ánh bằng kết quả học tập của học sinh, sinh viên.
Sự vận dụng, khả năng tiếp thu kiến thức trong giờ học của học sinh, sinh
viên sau khi kết thúc môn học.
18



×