Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

bài 1- Pháp luật và đời sống (CỰC HÓT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.86 KB, 11 trang )

Tiết PPCT: 1,2,3
Học kỳ I
Năm học: 2008 - 2009
BÀI 1. PHÁP LUẬT VÀ ĐỜI SỐNG
(3 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức:
Học xong bài này học sinh cần:
- Hiểu được khái niệm, bản chất cảu pháp luật
- Hiểu được vai trò cảu pháp luật đối với đời sống của mỗi cá nhân, nhà nước và xã hội
Kỹ năng:
- Biết đánh giá hành vi ứng xử của bản thân và nhwungx người xung quanh theo các
chuẩn mực pháp luật
Thái độ:
- Nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác sống, học tập và làm theo pháp luật
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN
- SGK gdcd 12, sách giáo viên GDCD 12, Hướng dẫn thực hiện chương trình SGK lớp 12,
các website: google.com.vn, tintucvietnam.com...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: GV nêu những yêu cầu đối với HS trong quá trình học tập
2.Giới thiệu bài mới: GV giới thiệu sơ lược chương trình và SGK
3. Dạy bài mới.
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
Hoạt động 1. Dùng PP thuyết trình ,đàm thoại, nêu
vấn đề, giúp HS tìm hiểu khái niệm PL
 GV Nêu vấn đề: Theo em PL có phải là những
điều cấm đoán không?
 HS nêu ý kiến
 GV nhận xét và KL: Hiện nay, nhiều người vẫn
thường nghĩ rằng pháp luật chỉ là những điều cấm đoán,
là sự hạn chế tự do cá nhân, là việc xử phạt..., từ đó hình


thành thái độ e ngại, xa lạ với pháp luật, coi pháp luật chỉ
là việc của nhà nước...
Pháp luật không phải chỉ là những điều cấm đoán, mà
pháp luật bao gồm các quy định về :
- Những việc được làm.
- Những việc phải làm.
- Những việc không được làm.
I. KHÁI NIỆM PHÁP LUẬT
1. Pháp luật là gì?
Nguyễn Thị Hoa Phượng - Trường THPT Hai Bà Trưng
1
 Mục đích của nhà nước xây dựng và ban hành
pháp luật chính là để quản lí đất nước, bảo đảm cho xã
hội ổn định và phát triển, bảo đảm các quyền tự do dân
chủ và lợi ích hợp pháp của công dân.
Hỏi: Vậy theo em PL là gì?
- HS nêu ý kiến
- GV nhận xét và củng cố khái niệm PL
Hoạt động 2: Bằng PP thuyết trình,đàm thoại, thảo
luận lớp, GV dẫn dắt HS tìm hiểu các đặc trưng của
pháp luật
Hỏi: Thế nào là tính quy phạm phổ biến?
- HS phát biểu
- - GV chốt lại:Tính quy phạm là những nguyên tắc, khuôn
mẫu, quy tắc xử sự chung.
* Thảo luận lớp: Theo em quy phạm PL khác với các
quy phạm khác ở điểm nào?
- HS thảo luận
- GV yêu cầu một số em phát biểu
- GV nhận xét và KL :Trong xã hội không phải chỉ pháp

luật mới có tính quy phạm. Ngoài quy phạm pháp luật,
các quan hệ xã hội còn được điều chỉnh bởi các quy
phạm xã hội khác như quy phạm đạo đức, quy phạm tập
quán, tín điều tôn giáo, quy phạm của các tổ chức chính
trị – xã hội, của các đoàn thể quần chúng. Cũng như các
quy phạm pháp luật, các quy phạm đạo đức, tập quán, tín
điều tôn giáo, quy phạm của tổ chức chính trị - xã hội
đều có các quy tắc xử sự chung.
Nhưng khác với quy phạm xã hội, quy phạm pháp
luật là quy tắc xử sự chung có tính phổ biến.
- Pháp luật là hệ thống những
quy tắc xử sự có tính bắt buộc
chung, do nhà nước xây
dựng, ban hành và bảo đảm
thực hiện bằng quyền lực của
nhà nước.
b. Các đặc trưng của pháp
luật
- Pl có tính quy phạm phổ
biến
- + Tính quy phạm là những
nguyên tắc, khuôn mẫu, quy tắc
xử sự chung.
Nguyễn Thị Hoa Phượng - Trường THPT Hai Bà Trưng
2
Hỏi:Tại sao nói, pháp luật có tính quy phạm phổ biến ?
- HS nêu ý kiến
- Gv nhận xét, KL và ghi bảng :
* GV thuyết trình: Pháp luật được áp dụng ở phạm vi
rộng hơn, bao quát hơn, với nhiều tầng lớp, đối tượng

khác nhau, với mọi thành viên trong xã hội. Trong khi
đó, các quy phạm xã hội khác chỉ được áp dụng đối với
từng tổ chức (ví dụ: Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh, Điều lệ công đoàn). Đây chính là ranh giới
để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác
của các tổ chức chính trị - xã hội, bởi vì các quy phạm
xã hội chỉ được áp dụng đối từng tổ chức riêng biệt.
Chẳng hạn, Điều lệ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam cũng bao
gồm các quy phạm nhưng chỉ được áp dụng đối với tổ
chức của mình nên nó không có tính quy phạm phổ
biến như quy phạm pháp luật.
Ví dụ : Pháp luật giao thông đường bộ quy định: Cấm xe
ô tô, xe máy, xe đạp đi ngược chiều của đường một
chiều.
* Thảo luận lớp: Phân biệt sự khác nhau giữa pháp
luật với quy phạm đạo đức
- GV yêu cầu một số HS nêu ý kiến
- GV nhận xét và KL:
+ Việc tuân theo quy phạm đạo đức chủ yếu dựa
vào tính tự giác của mọi người, ai vi phạm thì bị dư luận
xã hội phê phán.
+ Việc thực hiện pháp luật là bắt buộc đối với mọi
người, ai vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lí theo các quy
phạm pháp luật tương ứng. Việc xử lí này thể hiện quyền
+ Pháp luật là hệ thống quy tắc
xử sự, là những khuôn mẫu,
được áp dụng ở mọi nơi, đối với
mọi tổ chức, cá nhân và trong
mọi mối quan hệ xã hội.

- PL có tính quyền lực, bắt
buộc chung
Nguyễn Thị Hoa Phượng - Trường THPT Hai Bà Trưng
3
lực nhà nước và mang tính cưỡng chế (bắt buộc).

Như vậy: Trong xã hội có phân chia thành giai cấp
và các tầng lớp xã hội khác nhau đều luôn tồn tại những
lợi ích khác nhau, thậm chí đối kháng nhau. Nhà nước
với tư cách là tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị để
thực hiện các chức năng quản lí nhằm duy trì trật tự xã
hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị trong xã
hội. Nhà nước là đại diện cho quyền lực công, vì vậy,
pháp luật do Nhà nước ban hành mang tính quyền lực,
tính bắt buộc chung.
Hỏi: Theo em tính chặt chẽ về mặt hình thức của PL
được thể hiện như thế nào?
- HS nêu ý kiến
- GV nhận xét , kết luận và ghi bảng
* GV có thể dùng sơ đồ để giopwis thiệu thêm về Hệ
thống PL Việt Nam
+ Nghĩa là pháp luật do nhà
nước và bảo đảm thực hiện, bắt
buộc đối với mọi tổ chức, cá
nhân, bất kì ai cũng phải thực
hiện, bất kì ai vi phạm cũng đều
bị xử lí nghiêm theo quy định
của pháp luật.
- Tính chặt chẽ về mặt hình
thức

Thứ nhất, hình thức thể hiện
của pháp luật là các văn bản
quy phạm pháp luật, được
quy định rõ ràng, chặt chẽ trong
từng điều khoản để tránh sự
hiểu sai dẫn đến sự lạm dụng
pháp luật.
Thứ hai, thẩm quyền ban
hành văn bản của các cơ
quan nhà nước được quy
định trong Hiến pháp và Luật
Ban hành văn bản quy phạm
pháp luật.
Thứ ba, các văn bản quy
phạm pháp luật nằm trong
một hệ thống thống nhất :
Văn bản của cơ quan cấp dưới
Nguyễn Thị Hoa Phượng - Trường THPT Hai Bà Trưng
4
Hoạt động 3: Bằng PP thuyết trình, đàm thoại, GV
dẫn dắt HS tìm hiểu bản chất của pháp luật
* GV thuyết trình: Cũng như nhà nước, pháp luật chỉ
phát sinh, tồn tại và phát triển trong xã hội có giai cấp,
bao giờ cũng thể hiện tính giai cấp
Bản chất giai cấp là biểu hiện chung của bất kỳ kiểu
pháp luật nào (pháp luật chủ nô, pháp luật phong kiến,
pháp luật tư sản, pháp luật xã hội chủ nghĩa), nhưng mỗi
kiểu pháp luật lại có những biểu hiện riêng của nó.
+ Pháp luật chủ nô quy định quyền lực vô hạn của
chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.

phải phù hợp với văn bản của
cơ quan cấp trên.
II. BẢN CHẤT CỦA PHÁP
LUẬT
1. Bản chất giai cấp của
pháp luật
- PL chỉ phát sinh, tồn tại và
phát triển trong xã hội có giai
cấp
- Các quy phạm PL do Nhà
nước ban hành phù hợp với ý
chí của giái cấp cầm quyền
Nguyễn Thị Hoa Phượng - Trường THPT Hai Bà Trưng
5

×