Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Kế hoạch bài dạy đạo đức lớp 4 tuần 19 thi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.57 KB, 4 trang )

Phòng giáo dục- Đào tạo thành phố Mỹ Tho
Trường Tiểu học Phước Thạnh
---------//-----------

Bài soạn
Môn Đạo đức
Lớp Bốn

Giáo viên: Dương Thị Tích
Năm học: 2010- 2011


KẾ HOẠCH BÀI DẠY
Môn: ĐẠO ĐỨC
Ngày soạn: 04 / 01 / 2011
Ngày dạy: 07 / 01 / 2011
Người soạn: Dương Thị Tích
Tên bài dạy: Kính

trọng, biết ơn người lao động
Tuần 19 (Tiết 1)

I/. Mục tiêu:
- Học sinh biết vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Bước đầu biết cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành
quả lao động của họ.
- Học sinh khá giỏi biết nhắc nhở các bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
- Giáo dục tấm gương đạo đức của Bác Hồ. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
II/. Chuẩn bị:
1/ Giáo viên: Tranh ảnh minh họa, thẻ màu xanh / đỏ.
2/ Học sinh: Tìm hiểu bài


III/. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động Thầy
* Hoạt động 1: Khởi động
- Ổn định
- Kiểm tra kiến thức bài: “Yêu lao động” .
. Tại sao phải yêu lao động?
. Em hãy nêu những câu ca dao, tục ngữ, thành
ngữ nói về ý nghĩa, tác dụng của lao động.
. Em hãy nêu công việc lao động nào em
thường làm nhất.
- Trò chơi: “ Khởi động”
(Cho học sinh thực hành một số công việc của
người lao động)
- Bài mới: Kính trọng, biết ơn người lao động
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức
- Gọi 1 em đọc truyện: “ Buổi học đầu tiên”.
- Cho xem hoạt cảnh: “ Buổi học đầu tiên”.
- Cho học sinh xem tranh minh hoạ, thảo luận lớp:
1) Câu chuyện có những nhân vật nào?
2) Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe
bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp bố mẹ Hà?
3) Cô giáo đã nói gì với bạn Hà?
4) Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì
trong tình huống đó? Vì sao?

Hoạt động Trò
- Hát 1 bài
- Vài em trình bày

- 2 em thực hiện

- 2 em nhắc lại
- Quan sát, theo dõi
- Quan sát, lắng nghe
- Cả lớp cùng thảo luận, nêu ý kiến,
nhận xét, bổ sung


- Chốt lại: Cần phải biết kính trọng mọi người
lao động, dù đó là những người lao động bình
thường nhất.
- Liên hệ: Yêu cầu học sinh giới thiệu nghề
nghiệp của bố mẹ mình.
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh.
* Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành
+ Bài tập 1:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh làm vào phiếu bài tập.
- Gọi học sinh trình bày.
- Gọi học sinh đọc lại các ý chỉ những người lao
động.
- Yêu cầu học sinh phân biệt các nghề lao động
chân tay/ trí óc.
- Chốt lại.
- Liên hệ: Học sinh nêu thêm một số nghề lao
động chân tay/ trí óc.
- Giáo dục kĩ năng sống.
+ Bài tập 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Cho học sinh thảo luận nhóm đôi (1’)
- Cho học sinh chơi trò chơi “Đố bạn”.

(1 em chọn hình, đọc câu hỏi; 1 em khác trả lời)
- Chốt ý từng tranh. Giáo dục kĩ năng sống.
- Chốt lại: Trong xã hội, mọi người lao động đều
mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã
hội.
+ Bài tập 3:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu.
- Tổ chức cho học sinh bày tỏ thái độ kính trọng,
biết ơn người lao động bằng thẻ xanh/ đỏ.
- Gọi học sinh nhắc lại những hành động, việc
làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao
động.
- Chốt lại:
- Liên hệ, giáo dục: Em đã làm những việc gì để
thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động?
- Giáo dục kĩ năng sống.
- Lưu ý học sinh khá, giỏi phải biết nhắc nhở các
bạn phải kính trọng và biết ơn người lao động.
+ Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Ai nhanh
hơn”

- Lắng nghe
- Vài em phát biểu lần lượt
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Cả lớp cùng làm bài
- Trả lời cá nhân
- 1 em đọc
- Nối tiếp nhau phát biểu
- Lắng nghe

- Nối tiếp nhau phát biểu
- Lắng nghe
- 1 em đọc
- Hoạt động nhóm đôi
- Mỗi lượt 2 em
- Lắng nghe

- 1 em đọc, cả lớp theo dõi
- Cả lớp cùng thực hành
- Dùng thẻ màu xanh/ đỏ
- 1 em đọc lại
- Lắng nghe

- Thi đua giữa 2 đội


(Học sinh ghép cụm từ thành nội dung có nghĩa)
- Rút ra ghi nhớ.
- Gọi học sinh đọc ghi nhớ.
* Hoạt động 4: Củng cố.
- Củng cố:
. Cho học sinh chơi trò chơi củng cố.
. Hỏi: Em cần phải làm gì để thể hiện sự kính
trong, biết ơn những người lao động?
- Nhận xét- Tuyên dương.
- Dặn dò: Thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài tập 4, 5,
6. Phân công chuẩn bị bài tập 4.

- 1 em đọc lại
- 3 em lần lượt đọc

- Cả lớp cùng tham gia trò chơi
- 1 em trả lời
- Lắng nghe
- Lắng nghe



×