Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

giáo án tích hợp liên môn vật lý địa lý hóa học 10“sự BAY hơi sự NGƯNG tụ với vấn đề ô NHIỄM NGUỒN nước”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.51 KB, 24 trang )

Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên hồ sơ dạy học
VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN VẬT LÍ – ĐỊA LÍ–GDCD- HÓA HỌC
TRONG DẠY HỌC CHỦ ĐỀ
“SỰ BAY HƠI_ SỰ NGƯNG TỤ VỚI VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC”
2. Mục tiêu dạy học:
Sau bài học, học sinh cần
2.1. Kiến thức:
2.1.1. Kiến thức môn vật lí:
- Hiểu và nắm vững về sự bay hơi và sự ngưng tụ
- Đặc điểm của hơi bão hòa và áp suất hơi bão hòa
2.1.2. Kiến thức môn địa lí:
+ Địa lí lớp 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, mưa
- Hiểu được nguyên nhân dẫn đến ngưng đọng hơi nước, sự hình thành mây mưa
và sương mù
+ Địa lí lớp 10 bài 15 : Thủy quyển một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước
sông, một số sông lớn trên trái đất
- Hiểu rõ các vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất,
- Nhận biết sự hình thành nước ngầm và vai trò của nước ngầm trong đời sống
và sản xuất
+ Địa lí lớp 12 bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
-

Hiểu rõ một số nguyên nhân và biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường
nước

+ Địa lí lớp 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Nắm vững một số chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường
2.1.3. Kiến thức môn giáo dục công dân:
+ GDCD lớp 11 bài 12 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.
1




- Nêu mục tiêu, những phương hướng cơ bản nhằm bảo vệ tài nguyên và môi
trường.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách TN&MT
2.1.4. Kiến thức môn hóa học
- Hóa học 10- Bài 45 Axit Sunfuric
+ Nắm vững được một số tính chất hóa học của axit Sunfuric
- Hóa học 11- Bài 12 Axit Nitoric
+ Nắm vững được một số tính chất hóa học của axit Nitoric
- Hóa học 12- Bài 45 Hóa học và vấn đề môi trường
+ Một số khái niệm về ô nhiễm môi trường nước.
+ Vấn đề ô nhiễm môi trường nước có liên quan đến hóa học.
+ Vấn đề bảo vệ môi trường nước trong đời sống, sản xuất và học tập có liên quan
đến hóa học.
2.2. Kĩ năng
2.2.1. Kĩ năng môn vật lí:
+ Kĩ năng phân tích hiện tượng, tìm nguyên nhân, giải thích các hiện tượng tự
nhiên
2.2.2. Kĩ năng môn địa lí:
- Biết cách thu thập, xử lí các thông tin, viết và trình bày báo cáo về một vấn đề
khoa học
- Bước đầu biết tổ chức hội thảo khoa học.
- Liên hệ thực tế địa phương về biểu hiện ô nhiễm nguồn nước ở địa phương nơi
sinh sống
2.2.3. Kĩ năng môn giáo dục công dân:
- GDCD lớp 11 bài 12 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2



+ Biết tham gia và tuyên truyền chính sách tài nguyên và môi trường phù hợp với
khả năng của bản thân.
+ Biết đánh giá thái độ của bản thân và của người khác trong việc thực hiện chính
sách tài nguyên, môi trường.
2.2.4. Kĩ năng môn hóa học
- Hóa học 10- Bài 45 Axit Sunfuric
+ Kĩ năng quan sát thí nghiệm, nhận biết sự có mặt của axit Sunfuric
- Hóa học 11- Bài 12 Axit Nitoric
+ Kĩ năng quan sát thí nghiệm, nhận biết sự có mặt của axit Nitoric
- Hóa học 12- Bài 45 Hóa học và vấn đề môi trường
- Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông
tin và rút ra nhận xét về các vấn đề ô nhiễm môi trường nước, chống ô nhiễm môi
trường nước.
- Giải quyết một số tính huống trong thực tế về môi trường nước ở địa phương nơi
mình sinh sống
2.3. Thái độ
2.3.1. Thái độ môn vật lí:
+ Tăng thêm tình yêu khoa học
2.3.2. Thái độ môn địa lí:
- Tăng thêm tình yêu quê hương, ý thức xây dựng và bảo vệ , tài nguyên môi
trường nước nơi mình sinh sống
- Đấu tranh chống lại những tư tưởng hành vi làm ô nhiễm nguồn nước
- Tham gia các phong trào bảo vệ tài nguyên môi trường nước
2.3.3. Thái độ môn giáo dục công dân:
- GDCD lớp 11 bài 12 chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường
+ Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và môi trường của Nhà
nước.
3



+ Phản đối và đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên và môi trường
2.3.2. Thái độ môn hóa học
- Hóa học 10- Bài 45 Axit Sunfuric
+ Học sinh nhận thức được tác hại của axit Sunfuric
- Hóa học 11- Bài 12 Axit Nitoric
+ Học sinh nhận thức được tác hại của axit Nitoric
- Hóa học 12- Bài 45 Hóa học và vấn đề môi trường
+ HS nhận thức về trách nhiệm của bản thân góp phần bảo vệ môi trường nước và
vận động người thân, cộng đồng bảo vệ môi trường nước.
2.4 Những kiến thức liên môn cần vận dụng.
Do đối tượng nghiên cứu của khoa học vật lí là các hiện tượng khoa học
trong tự nhiên

vì vậy bài học muốn đạt được kết quả cao thì HS cần phải vận

dụng những kiến thức liên môn sau để giải quyết các vấn đề bài học đặt ra. Theo
tôi HS cần có các kiến thức liên môn sau:
- Kiến thức về địa lí để nhận biết được vòng tuần hoàn nước trên Trái Đất, sự hình
thành mây, mưa, sương mù trong thực tế
- Kiến thức về hóa học và môi trường, kiến thức về các loại axit cũng rất quan
trọng trong dạy học vật lí. Môi trường là vấn đề rất cần được quan tâm vì môi
trường ở đây đang bị ô nhiễm đặc biệt là môi trường nước …Vì vậy học sinh cũng
cần có một số kiến thức cơ bản về môi trường nước để đánh giá thực trạng môi
trường nước, ảnh hưởng của nó đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống cho người
dân và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước cho địa
phương mình… cũng như nhận thức được sự có hại của các loại aaxit đối với môi
trường.
- Kiến thức về giáo dục công dân cũng rất quan trọng giúp các em có được kiến
thức cơ bản về đường lối chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước liên qua

đến vấn đề nghiên cứu để từ đó liên hệ với thực tiễn địa phương mình sinh sống.
4


- Ngoài các kiến thức liên môn trên thì học sinh cũng cần đến các kiến thức của
môn khác như: , sinh học, y học, xã hội….
3. Đối tượng dạy học của bài học
a. Khối lớp
Khối lớp 10: 10A2, 10A10
b. Số lượng
80 học sinh
c. Những đặc điểm cần thiết của HS đã theo học bài học
Để bài học đạt đạt kết quả cao, theo tôi HS cần phải:
- Yêu thích và có hứng thú với môn học.
- Phải có tính tích cực, tính tự học, có năng lực hợp tác và có năng lực phát hiện
vấn đề…
- Có các kiến thức liên môn để vận dụng vào bài học giải quyết các vấn đề có liên
quan đến bài học.
4. Ý nghĩa
a. Ý nghĩa đối với thực tiễn dạy học
Với việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn
giúp chúng ta đạt được định hướng đổi mới phương pháp giáo dục là:
- Giúp học sinh vận dụng được kiến thức liên môn để tìm hiểu và giải thích được
các hiện tượng trong tự nhiên
- Giúp học sinh huy động được nhiều kĩ năng khác nhau để giải quyết vấn đề đặc
biệt là kĩ năng liên hệ kiến thức với thực tiễn để từ đó thúc đẩy sự tìm tòi khám phá,
tự học của học sinh…
- Giúp học sinh bước đầu làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học thông
qua việc thu thập, phân tích xử lý thông tin, tổng hợp tư liệu để viết báo cáo…
- Phát huy được tính tích cực tự giác, chủ động, sáng tạo tự học, kĩ năng vận dụng

vào thực tiễn, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học.
- Tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo hứng thú học tập cho HS, tận dụng
được công nghệ mới nhất; khắc phục được lối dạy truyền thống truyền thụ một
chiều các kiến thức có sẵn.
- Phát huy năng lực tự học, học suốt đời trong thời đại bùng nổ công nghệ thông
tin. Tăng cường học tập cá thể phối hợp với học tập hợp tác. Định hướng người

5


học là trung tâm của quá trình dạy học là quan điểm định hướng chung trong đổi
mới PPDH.
b. Ý nghĩa đối với thực tiễn
Với việc vận dụng kiến thức liên môn vào dạy học có ý nghĩa thực tiễn rất lớn
không chỉ giúp chúng ta đạt được định hướng đổi mới phương pháp giáo dục mà
còn:
- Củng cố cho HS thế giới quan khoa học, nhân sinh quan đúng đắn, tinh thần trách
nhiệm trong bảo vệ môi trường ở quê hương...
- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường nước nơi mình sinh sống
- Nâng cao ý thức tiết kiệm nước
5. Thiết bị dạy học và học liệu
5.1. Thiết bị dạy học
- Máy chiếu.
- Phòng học bộ môn.
- Vi deo, hình ảnh liên quan đến mây, mưa, sương mù, các hình ảnh liên quan đến
các nguồn nước bị ô nhiễm
5.2. Học liệu
- Sách giáo khoa và sách giáo viên vật lý 10 nâng cao
- Sách giáo khoa và sách giáo viên địa lí 10
- Sách giáo khoa và sách giáo viên địa lí 12.

- Sách giáo khoa và sách giáo viên giáo dục công dân lớp 11
- Sách giáo khoa và sách giáo viên môn hóa học lớp 10
- Sách giáo khoa và sách giáo viên môn hóa học lớp 11
- Sách giáo khoa và sách giáo viên môn hóa học lớp 12
- Tài liệu về thực trạng và giải pháp trong vấn đề ô nhiễm nguồn nước…
5.3. Ứng dụng công ngệ thông tin:

6


- Soạn bài giảng điện tử
6. Hoạt động và tiến trình dạy học
Bước 1: Tôi chia lớp thành các nhóm về nhà tìm hiểu những vấn đề sau
Nhóm 1: Chủ đề 1: Sự bay hơi, sự ngưng tụ và điều kiện ngưng tụ hơi nước, sự
hình thành sương mù, mây và mưa
Nhóm 2: Chủ đề 2: Sự bay hơi, sự ngưng tụ và sự hình thành mưa axit
Nhóm 3: Chủ đề 3: Sự bay hơi, sự ngưng tụ và vòng tuần hoàn nước
Nhóm 4: Chủ đề 4: Sự bay hơi, sự ngưng tụ và vấn đề ô nhiễm môi trường nước ở
nước ta hiện nay.
Bước 2: Hướng dẫn HS phác thảo đề cương nghiên cứu, nghiên cứu vấn đề gì,
nghiên cứu vấn đề đó như thế nào và vận dụng những kiến thức liên môn nào
để nghiên cứu vấn đề?.
Bước 3: Dựa trên kết quả phân tích trên tôi tiến hành hướng dẫn HS viết báo
cáo dựa trên các gợi ý sau:
Nhóm 1: Tìm hiểu sự bay hơi, sự ngưng tụ và điều kiện ngưng tụ hơi nước, sự
hình thành sương mù, mây và mưa( vận dụng kiến thức liên môn giữa vật lí- địa
lí)
+ Kiến thức vật lí dùng để tìm hiểu:
1) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Giải thích nguyên nhân, nêu đặc điểm của
sự bay hơi và sự ngưng tụ

2) Thế nào là hơi khô, hơi bão hòa?
+ Kiến thức địa lí dùng để tìm hiểu:
Điều kiện ngưng tụ hơi nước, sự hình thành mây, sương mù, mưa.

7


Nhóm 2: Tìm hiểu sự bay hơi, sự ngưng tụ và sự hình thànhmưa axit( vận dụng
kiến thức liên môn giữa vật lí- hóa học)
+ Kiến thức vật lí dùng để tìm hiểu:
1) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Giải thích nguyên nhân, nêu đặc điểm của
sự bay hơi và sự ngưng tụ
2) Thế nào là hơi khô, hơi bão hòa?
+ Kiến thức hóa học dùng để tìm hiểu:
- Sự hình thành mưa axit, tác hại của mưa axit
Nhóm 3: Tìm hiểu sự bay hơi, sự ngưng tụ và vòng tuần hoàn nước ( vận dụng
kiến thức liên môn giữa vật lí- địa lí)
+ Kiến thức vật lí dùng để tìm hiểu:
1) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Giải thích nguyên nhân, nêu đặc điểm của
sự bay hơi và sự ngưng tụ
2) Thế nào là hơi khô, hơi bão hòa?
+ Kiến thức địa lí dùng để tìm hiểu: Vòng tuần hoàn nước
Nhóm 4: Tìm hiểu sự bay hơi, sự ngưng tụ và vấn đề ô nhiễm môi trường nước
ở nước ta hiện nay.
+ Kiến thức vật lí dùng để tìm hiểu:
1) Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Giải thích nguyên nhân, nêu đặc điểm của
sự bay hơi và sự ngưng tụ
2) Thế nào là hơi khô, hơi bão hòa?
+ Kiến thức địa lí- hóa học-GDCD dùng để tìm hiểu


8


-Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước
- Các chính sách của nhà nươc nhằm bảo vệ tài nguyên nước
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

I)Sự bay hơi- Sự ngưng tụ

Hoạt động 1: Tìm hiểu

1) Sự bay hơi- Sự ngưng tụ

sự bay hơi- Sự ngưng tụ

a) Định nghĩa:
- Là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí ở mặt
thoáng của chất lỏng.
- Sự ngưng tụ là quá trình chuyển ngược lại từ thể khí
( hơi ) sang thể lỏng.
+Nguyên nhân: Một số phân tử nước ở mặt thoáng có

- Đại diện HS các nhóm
trình bày chủ đề.
- HS khác đặt câu hỏi để
hỏi cả lớp về chủ đề có
liên quan.


động năng chuyển động nhiệt lớn nên chúng thắng - GV nhận xét, bổ sung và
được công cản do lực hút của các phân tử nước nằm
chuẩn kiến thức.
trên bề mặt của nước và thoát ra khỏi mặt nước trở
thành các phân tử hơi nước. Đồng thời xảy ra quá
trình ngưng tụ do một số phân tử hơi nước chuyển
động nhiệt hỗn loạn va chạm vào mặt nước bị các
phân tử nằm trên bề mặt của nước hút chúng vào
+ Đặc điểm:
- Sự bay hơi diễn ra đồng thời với sự ngưng tụ
- Sự bay hơi và ngưng tụ diễn ra ở bất cứ nhiệt độ nào.
- Trong quá trình bay hơi nhiệt độ của chất lỏng không
đổi
- Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, diện tích bề mặt
9


chất lỏng, áp suất khi ở sát phía trên bề mặt chất lỏng,
bản chất chất lỏng…
2) Hơi khô và hơi bão hòa
+ Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ, áp suất
hơi tăng dần, hơi trên bề mặt chất lỏng là hơi khô.
+ Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở trên
mặt chất lỏng là hơi bão hòa có áp suất đạt giá trị cực
đại gọi là áp suất hơi bão hòa.
+ Áp suất hơi bão hòa không tuân theo định luật Bôi
Lơ Mariot, không phụ thuộc thể tích chỉ phụ thuộc
bản chất chất lỏng và nhiệt độ chất lỏng
II) Điều kiện ngưng đọng hơi nước, sự hình thành

mây, sương mù, mưa
1) Sự ngưng đọng hơi nước

Hoạt động 2: Tìm hiểu

+ Hơi nước sẽ ngưng tụ khi có hạt nhân ngưng đọng về điều kiện ngưng đọng
hơi nước, sự tạo thành
như bụi, khói, muối và một trong hai điều kiện:
- Không khí chứa hơi nước đã bão hòa mà vẫn được mây, sương mù, mưa.
cung cấp hơi nước

(Vận dụng kiến thức liên

- Không khí gặp lạnh

môn giữa vật lí- địa lí:

a) Sương mù

Địa lí bài 13-Ngưng

Điều kiện hình thành: Độ ẩm cao,khí quyển ổn định đọng hơi nước, mưa)
theo chiều thẳng đứng và gió nhẹ
- Đại diện HS nhóm 1
trình bày chủ đề.

10


- HS khác đặt câu hỏi để

hỏi cả lớp về chủ đề có
liên quan.
- GV nhận xét, bổ sung và
chuẩn kiến thứ
b) Mây
Hơi nước ngưng đọng thành những hạt nhỏ và nhẹ tụ
thành đám trên cao
2) Mưa
- Các hạt nước trong đám mây vận động, kết hợp với
nhau, ngưng tụ thêm, kích thước lớn hơn và rơi xuống
thành mưa.
- Tuyết rơi: Nước rơi khi nhiệt độ ở 0 0 C, không khí
yên tĩnh.
- Mưa đá:
+ Xảy ra trong điều kiện không khí nóng, oi bức.
Không khí bị đối lưu mạnh → Hạt nước trong mây bị
đẩy lên đẩy xuống nhiều lần, gặp lạnh → hạt băng →
lớn dần → rơi xuống thành mưa đá

Hoạt động 3: Tìm hiểu
11


mưa axit
( Vận dụng kiến thức liên
môn giữa vật lí- hóa học :
+ Hóa học

lớp 10 bài


45: Axit Sunfuric
+ Hóa học lớp 11 bài 12:
Axit Nitoric))
III, Mưa axit

- Đại diện HS nhóm 2

Mưa axít là hiện tượng mưa mà nước mưa có độ pH trình bày chủ đề.
thấp dưới 5,6.
a) Nguyên nhân
+ Đây là hậu quả của quá trình phát triển sản xuất do
con người sử dụng các nhiên liệu hóa thạch như: than
đá, dầu mỏ và các nhiên liệu khác.

- HS khác đặt câu hỏi để
hỏi cả lớp về chủ đề có
liên quan.
- GV nhận xét, bổ sung và
chuẩn kiến thức.

+ Trong khí thải công nghiệp và khí thải của các động
cơ đốt trong ( ô tô, xe máy) có chứa các khí SO2, NO,
NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước
trong không khí nhờ xúc tác của oxit kim loại ( có
trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon, tạo ra axit
sunfuric H2SO4 và axit nitric HNO3,
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa
axit. Trong đó axit H2SO4 là thành phần chủ yếu của
mưa aaxit.


12


b) Tác hại của mưa axit
+ Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ).
Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ
pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật
trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn.
+ Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngấm
xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các
nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca),
magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát
triển.
+ Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất,
làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng
suất thấp.
+ Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim
loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công
trình xây dựng.

13


Hoạt động 4: Tìm hiểu
vòng tuần hoàn nước
(Vận dụng kiến thức liên
+ Mưa axit phá hủy các tượng đài làm từ đá cẩm môn giữa vật lí- địa lí.
thạch, đá vôi, đá phiến theo các phương trình

Địa


CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O

quyển. Một số nhân tố

CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O



bài

15-Thủy

ảnh hưởng tới chế độ
nước sông)

III) Vòng tuần hoàn nước

- Đại diện HS nhóm 3

+ Vòng tuần hoàn nhỏ (Tham gia 2 giai đoạn: Bốc trình bày chủ đề.
hơi và nước rơi)
- HS khác đặt câu hỏi để
- Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây gặp lạnh tạo hỏi cả lớp về chủ đề có
thành mưa rơi xuống biển
liên quan.
- GV nhận xét, bổ sung và
chuẩn kiến thức.

14



+ Vòng tuần hoàn lớn (Tham gia 4 giai đoạn: Bốc
hơi, nước rơi, dòng chảy và ngấm)

Hoạt động 5: Tìm hiểu

-Nước biển bốc hơi tạo thành mây, mây được gió đưa thực trạng và nguyên
vào sâu lục địa. Ở vùng vĩ độ thấp, núi thấp mây gặp nhân gây ô nhiễm nguồn
lạnh tạo thành mưa; ở vùng vĩ độ cao, núi cao, mây nước
gặp lạnh tạo thành tuyết; mưa nhiều và tuyết tan chảy (Vận dụng kiến thức liên
theo sông và các dòng ngầm từ lục địa ra biển, biển môn giữa Vật lí- Địa lílại bốc hơi.....
GDCD- Hóa học)
IV) Thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn + Địa lí lớp 12 bài 14: Sử
nước
dụng và bảo vệ tài
a) Thực trạng, nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nguyên thiên nhiên;
nước ở nước ta
+ Nước ta có nền công nghiệp chưa phát triển mạnh,
các khu công nghiệp và các đô thị chưa đông lắm

+ GDCD lớp 11 bài 12
chính sách tài nguyên và
bảo vệ môi trường.

nhưng tình trạng ô nhiễm nước đã xảy ra ở nhiều nơi + Hóa học 12- Bài 45
với các mức độ nghiêm trọng khác nhau

Hóa học và vấn đề môi
trường)


+ Sử dụng nông dược, phân bón hóa học trong nồng
nghiệp
15


VD: Thuốc sát trùng , thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ,
thuốc diệt chuột, thuốc diệt tuyến trùng ….
+ Chất thải từ các nghành công nghiệp

- Đại diện HS nhóm 4
trình bày chủ đề.
- HS khác đặt câu hỏi để
hỏi cả lớp về chủ đề có
liên quan.

VD: Chất nitrat, phốt pho dùng trong nông nghiệp.

- GV nhận xét, bổ sung và

Zn, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu… là những chất thải do luyện

chuẩn kiến thức.

kim và các công nghệ khác. Khu công nghiệp Thái
Nguyên thải nước biến Sông Cầu thành màu đen, mặt
nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu
công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối
nước thải của nhà máy hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy,
dệt... xuống Sông Hồng làm nước bị nhiễm bẩn đáng

kể. Khu công nghiệp Biên Hòa và TP HCM tạo ra
nguồn nước thải công nghiệp và sinh hoạt rất lớn, làm
nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ

16


cận.

+ Nước thải trong sinh hoạt của dân cư và các đô thị,
nước thải cuả các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong
khu dân cư
VD: Chất tẩy rửa, bột giặt tổng hợp và xà bông
….Ðiều đáng nói là các loại nước thải đều được trực
tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý, vì nước ta
chưa có hệ thống xử lý nước thải nào đúng nghĩa như
tên gọi.

17


+ Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay
công nghiệp và nông nghiệp.
Việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện
tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những
vùng ven biển sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu
Long, ven biển miền Trung... (Cao Liêm và Trần Ðức
Viên, 1990).
b)


Biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước

+ Không vứt rác thải xuống sông hồ, kênh rạch
+ Phải xử lí nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp trước khi cho chảy vào môi trường tự nhiên
+ Tham gia các hoạt động tổng vệ sinh môi trường
+ Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân trong
cộng đồng về vấn đề bảo vệ môi trường nước

18


Bước 4. Tổng kết báo cáo
- Dựa trên kết quả báo cáo của các nhóm giáo viên đánh giá kết quả làm việc của
các nhóm đồng thời rút kinh nghiệm về những mặt còn hạn chế trong quá trình viết
và trình bày báo cáo của các nhóm.
- Giáo viên hướng dẫn HS hoàn thiện, bổ sung báo cáo
Bước 5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập

19


Theo tôi tiêu chí đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua việc dạy
học theo chủ đề tích hợp kiến thức liên môn để giải quyết đề gồm cả ba mặt là
nhận thức, kĩ năng và thái độ:
- Đánh giá về mặt nhận thức không chỉ kiến thức mà còn năng lực tư duy của HS
theo Bloom được đánh giá theo 6 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, phân
tích, tổng hợp, đánh giá.
- Đánh giá về mặt kĩ năng có các mức như:
+ Bắt chước

+ Thực hiện công việc theo chỉ dẫn
+ Hành động chuẩn xác
+ Hành động phối hợp
- Đánh giá về mặt hành vi thái độ với tư cách là kết quả của một quá trình dạy học
người ta thường chú ý đến cảm giác, thái độ, giá trị của người học ở các mức độ
sau đây:
+ Tiếp nhận: tiếp thu, chấp nhận một giá trị nào đó.
+ Đáp ứng: thể hiện mong muốn tham gia một công việc hoặc một hành động nào
đó.
+ Định giá: xác nhận định rõ giá trị của công việc
+ Tổ chức: sắp xếp, phối hợp hoạt động, chấp nhận và tích hợp giá trị mới vào hệ
thống giá trị của bản thân
- Phương pháp đánh giá kết quả làm việc của HS theo tôi nên vận dụng tổng hợp
nhiều phương pháp như: quan sát cách làm việc của tường nhóm học sinh, sản
phẩm trình bày của nhóm HS, dùng phiếu khảo sát mức độ hiểu biết về chủ đề HS
được học...
Để có cơ sở đánh giá hiệu quả của việc dạy học theo chủ đề tích hợp vận dụng
kiến thức liên môn vào giải quyết vấn đề: “Sự bay hơi, sự ngưng tụ và vấn đề ô

20


nhiễm nguồn nước”, tôi đã tiến hành dùng phiếu khảo sát yêu cầu HS trả lời một
số câu hỏi sau đây:
PHIẾU KHẢO SÁT
KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH THÔNG QUA CHỦ ĐỀ DẠY HỌC
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ TÌM HIỂU SỰ BAY HƠI, SỰ
NGƯNG TỤ VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC Ở NƯỚC TA
Câu 1: Chọn đáp án đúng
A) Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra trong lòng chất lỏng.

A) Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra trên bề mặt chất lỏng.
B) Sự bay hơi là sự hóa hơi xảy ra cả trong lòng và trên bề mặt chất lỏng
D) Sự bay hơi chỉ xảy ra ở nhiệt độ 1000C
Câu 2: Chọn đáp án đúng
A. Áp suất hơi bão hòa phụ thuộc thể tích chất lỏng
B. Tốc độ bay hơi không phụ thuốc diện tích mặt thoáng chất lỏng
C. Tôc độ bay hơi không phụ thuộc áp suất chất khí trên bề mặt chất lỏng
D. Tốc độ bay hơi phụ thuộc nhiết độ chất lỏng

Câu 3: Nêu điều kiện ngưng tụ hơi nước, sự hình thành mây, sương mù, mưa?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Câu 4: Vòng tuần hoàn lớn tham gia các giai đoạn
A. Bốc hơi, ngấm

21


B. Bốc hơi, rơi, ngấm
C. Bốc hơi, nước rơi, dòng chảy, ngấm
D. Bốc hơi, dòng chảy, ngấm.
Câu 5: Chọn đáp án đúng:
A. Nồng độ PH trong mưa axit lớn hơn 5,6
B. Thành phần chính trong mưa axit là axit clohidric
C. Nguyên nhân gây ra mưa axit là do các chất thải trong nông nghiệp
D. Mưa axit có lợi trong nông nghiệp
Câu 6: Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước ở nước ta:
A. Do chất thải trong công nghiệp của các nhà máy, xí nghiệp.
B. Do nước thải sinh hoạt

C. Do sử dụng nông dược trong nông nghiệp
D. Cả 3 đáp án đều đúng
Câu 7: Chọn đáp án đúng:
A. Thành phần chủ yếu trong mưa axit là axit Sunfuric
B. Mưa axit phá hủy các công trình xây dựng
C. Mưa axit có tác dụng thúc đẩy quá trình quang hợp của cây xanh
D. Đáp án A, B đúng
Câu 8: Nêu một vài biện pháp nhằm khắc phục tình trạng ô nhiễm nguồn
nước ở nước ta hiện nay

22


............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Câu 9: Theo em, việc dạy học theo chủ đề tích hợp có giúp học sinh tích cực,
chủ động, sáng tạo hơn trong việc vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống trong thực tiễn hay không? Tại sao?
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................
............................................................................................................................................................

Thực hiện đề tài này, tôi đã tiến hành kiểm tra mức độ biết, hiểu và vận
dụng kiến thức tại một số 10ª2, 10ª10 trước khi dạy chủ đề tích hợp trường THPT
Hoài Đức B năm học 2013 – 2014. Kết quả thu được như sau:
Bảng kiểm tra mức độ biết, hiểu và vận dụng kiến thức
của học sinh sau khi học
Đơn vị: %

Lớp

Sĩ số

Biết

Hiểu

Vận dụng

10A2

40

35

24

26

10A10

40

36

34

28


Bảng kiểm tra mức độ biết, hiểu và vận dụng kiến thức tại một số 10ª2, 10A10
trường THPT Hoài Đức B năm học 2013 – 2014 sau khi dạy chủ đề tích hợp
Đơn vị: %

23


Lớp

Sĩ số

Biết

Hiểu

Vận dụng

10A2

40

87

85

80

10A10

45


94

86

89

Như vậy sau khi thực hiện đề tài này tôi nhận thấy rằng kết quả học tập của
học sinh có nhiều chuyển biến tích cực: HS tích cực, chủ động, sáng tạo, ham học
hỏi, phát triển các kĩ năng thu thập, phân tích xử lí số liệu và đặc biệt là kĩ năng
vận dụng kiến thức liên môn trong nhà trường phổ thông để giải thích các vấn đề
KTXH của địa phương mình
7. Sản phẩm của HS
- Gồm 4 bản báo cáo theo chủ đề được phân công (phần phụ lục)

Hoài Đức, ngày 22 tháng 12 năm 2014
Người thực hiện đề tài

Nguyễn Thị Thùy Linh
Nguyễn Thị Nguyên
Tổ vật lí- kĩ công nghiệp
Trường THPT Hoài Đức B – Hà Nội

24



×