Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

BÀI THU HOẠCH bồi DƯỠNG GIÁO VIÊN trường tiểu học trung học cơ sở và trung học phổ thông hè năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.3 KB, 9 trang )

PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ SẦM SƠN
TRƯỜNG TIỂU HỌC QUẢNG CHÂU

BÀI THU HOẠCH
BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN HÈ NĂM 2016

Người thực hiện:

Sầm Sơn, năm 2016


TRẢ LỜI CÂU HỎI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN HÈ 2016
Câu 1: Sự giống và khác nhau giữa Hoạt động trải nghiệm sáng tạo
( HDTNST) và Hoạt động ngoài giờ lên lớp ( HDNGLL)?
Trả lời
1. Sự giống nhau giữa Hoạt động TNST và Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp:
1.1.Vị trí, vai trò
- Là một bộ phận của chương trình; Có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy
học
- Gắn lý thuyết với thực tiễn
- Phát triển phẩm chất nhân cách và năng lực chung và năng lực đặc thù
- Là một bộ phận của chương trình; Có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy
học.
- Gắn lý thuyết với thực tiễn
- Phát triển nhân cách toàn diện của học sinh
- Được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa
1.2. Mục tiêu
Hoạt động TNST nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các
năng lực tâm lý – xã hội…; giúp học sinh tích lũy kinh nghiệm riêng cũng như phát
huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình; làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng


được sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.
1.3. Kiến thức:
Củng cố, mở rộng, khắc sâu kiến thức đã học; nâng cao hiểu biết về các lĩnh
vực của đời sống xã hội và giá trị truyền thống và nhân loại.
1.4. Kỹ năng:
Góp phần hình thành năng lực chủ yếu như tự hoàn thiện, tích ứng, hợp tác,
giao tiếp ứng xử; có lối sống phù hợp với các giá trị xã hội.

2


1.5. Thái độ:
Có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội; tích cực tham gia hoạt
động tập thể, lựa chọn nghề nghiệp tương lai.
1.6. Nội dung
5 lĩnh vực nội dung:
- Giá trị sống, kỹ năng sống
- Quê hương đất nước và hòa bình thế giới
- Gia đình và nhà trường
- Nghề nghiệp
- Khoa học và nghệ thuật
Được thể hiện qua các chủ đề đa dạng, phong phú vừa đảm bảo yêu cầu
chung và vừa phù hợp với đặc điểm của từng trường, địa phương
6 mạch nội dung:
- Giáo dục truyền thống;
- Ý thức học tập;
- Tổ quốc, Đảng Đoàn…;
- Tình bạn, tình yêu, gia đình;
- Hòa bình, hữu nghị và hợp tác;
- Tình nguyện

Được thể hiện trong 9 hoặc 10 chủ đề theo tháng
Chương trình tự chọn hay bắt buộc
Song song 2 chương trình: chương trình bắt buộc đối với 100% học sinh và
chương trình tự chọn
Một chương trình chung cho tất cả
1.7. Phương pháp và hình thức tổ chức
Hình thức giống nhau: PP: Thiết kế nhiệm vụ rõ ràng hướng tới mục tiêu hình
thành các năng lực cụ thể
Hình thức giống nhau: Hướng dẫn hoạt động chung, phát huy vai trò chủ thể
của học sinh trong hoạt động

3


1.8. Đánh giá
- Đánh giá năng lực cụ thể thông qua các chỉ số hành vi và tiêu chí chất lượng
- Thông qua các công cụ cho mỗi hình thức
- Đánh giá quá trình và kết quả hoạt động trên từng cá nhân và xác định được
vị trí của mỗi học sinh trên đường phát triển năng lực
Minh chứng: Bộ hồ sơ hoạt động của học sinh
Đánh giá sự phát triển về nhận thức, kĩ năng, thái độ; Thực hiện bằng nhiều
con đường; tự nhận xét; nhận xét của tập thể, của các giáo viên, qua quan sát hoạt
động; trò chuyện, qua sản phẩm.
Sử dụng kết quả đánh giá
Để báo cáo kết quả hoạt động của học sinh cho các bên liên quan.
Điều chỉnh các yếu tố giúp học sinh nâng cao mức độ năng lực trên đường
phát triển.
Là điều kiện cần của đánh giá xếp loại toàn diện học sinh để xét lên lớp,
chuyển cấp và xét tuyển cho những hoạt động đặc thù…
Góp ơhàn vào đánh giá hạnh kiểm; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện

Có thể thấy, hai hoạt động này có vị trí, vai trò và hình thức tổ chức khá
thống nhất.
2. Sự khác nhau
"Tuy nhiên, sự khác nhau cơ bản ở chỗ là, trong hoạt động TNST, mục tiêu
được diễn đạt dưới dạng năng lực và các năng lực này được đánh giá thông qua
phương pháp và công cụ chuyên biệt; cách thức tổ chức hoạt động phải làm sao để
100% học sinh tham gia trong các hoạt động bắt buộc và được tự chọn tham gia
những nội dung mình yêu thích; từng cá nhân phải được đánh giá và xếp loại với
minh chứng là hồ sơ về quá trình hoạt động (giống như kết quả học tập) và kết quả
đánh giá được sử dụng cho việc xếp loại hay xét tuyển…)"

-----------Câu 2: Vì sao trường Tiểu học phải tổ chức thực hiện nội dung giáo dục
Văn hóa địa phương?
Trả lời
4


Giáo dục văn hóa, lịch sử địa phương trong giai đoạn hiện nay là việc làm cấp
thiết, ý nghĩa giúp cho thế hệ trẻ tỉnh nhà có những kiến thức cơ bản về văn hóa,
lịch sử quê hương mình. Từ đó hình thành nơi các em tình yêu quê hương, tự hào
về truyền thống văn hóa của địa phương, lịch sử cách mạng hào hùng của cha anh
đi trước.
Việc được học trên ghế nhà trường và mục sở thị các di tích làm cho các em
học sinh càng thêm thích thú, hăng say học tập. Từ đó, nội dung về giáo dục văn
hóa, lịch sử, … địa phương sẽ theo thời gian thấm dần vào tâm hồn các em, bồi đắp
ở các em tình yêu quê hương, khơi dậy trong các em ý thức giữ gìn, bảo vệ các giá
trị văn hóa quê hương, đất nước.
---------------

Câu 3: Nêu việc làm cụ thể để đổi mới Sinh hoạt chuyên môn trong trường

Tiểu học?
Trả lời
Trong trường tiểu học hoạt động chuyên môn của tổ là một hoạt động thiết
yếu, chủ lực cho tất cả hoạt động giáo dục. Vai trò quản lí của tổ trưởng góp phần
không ít vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Mọi công tác chuyên môn được
bàn bạc, thống nhất và đi đến việc thực hiện đều phải thông qua các sinh hoạt định
kì (hoặc đột xuất) giữa các thành viên trong tổnhằm đảm bảo hiệu quả đúng theo
mọi tiến độ của kế hoạch năm học đã được xây dựng.
Việc sinh hoạt tổ chuyên môn cũng đòi hỏi người tổ trưởng luôn nhạy bén,
linh hoạt. Dựa vào kế hoạch của trường, tổ trưởng cần phải hoạch định ra nội dung
sinh hoạt phù hợp với đặc thù của tổ để buổi sinh hoạt mang lại hiệu quả cao. Việc
làm cụ thể để “Đổi mới công tác sinh hoạt tổ chuyên môn” trong Trường Tiểu học
Quảng Châu của tôi được thực hiện như sau:

1. Vạch định kế hoạch cụ thể hàng tháng khi sinh hoạt tổ:
- Theo kế hoạch chung của nhà trường. Tổ tiến hành họp định kì 1 tháng 2 lần
( vào dịp đầu tháng và giữa tháng)
- Trong dịp hoạt động chung đó tôi thực hiện họp tổ 1, 2, 3 với các nội dung
sau:

5


- Phiên họp đầu tháng: Đánh giá tình hình tháng trước theo từng nội dung với
kết quả đạt được, thừa nhận năng lực tổ viên để tạo niềm tin cho đồng nghiệp
Những tồn tại thì tìm hiểu nguyên nhân đưa ra hướng giải quyết cụ thể để
khắc phục
- Phổ biến công tác tiếp theo, theo kế hoạch chung của ban giám hiệu. Tổ
trưởng chú trọng, triển khai từng việc làm cụ thể trong tháng ( việc gì làm
trước,việc gì làm sau ...) đưa ra trước tổ để bàn bạc, thống nhất giải pháp cũng như

cách thực hiện để việc làm đó có hiệu quả.
- Kết hợp với việc triển khai kế hoạch tháng. Tổ triển khai kế hoạch 2 tuần
đầu của tháng với những nội dung cụ thể: như soạn, giảng, câu đối chương trình,
thao giảng chuyên đề. Bàn về chuẩn kiến thức kỹ năng, việc mượn, sử dụng đồ
dùng dạy học cho từng khối lớp. Ngoài ra trong các buổi sinh hoạt tổ đã đi sâu vào
các nội dung thiết thực phục vụ cho công tác chuyên môn, bàn thảo về những khó
khăn, vướng mắc về một đơn vị kiến thức nào đó hoặc về một phân môn . Giangr
dạy để cùng nhau tìm hướng giải quyết thỏa đáng → nhận xét cụ thể từng giáo viên
qua mỗi lần kiểm tra hồ sơ , giáo án... Qúa trình sinh hoạt tổ định kỳ tôi tham mưu
với ban giám hiệu kịp thời về các yêu cầu chuyên môn nhằm đáp ứng với yêu cầu
chung của nhà trường trong việc thực hiện đúng tiến độ kế hoạch đã đề ra .
2. Biện pháp quản lý chất lượng:
*Lên kế hoạch thao giảng.
- Chuyên đề hàng tháng, tuần
- Mỗi giáo viên thao giảng 1 tiết/ năm. Chuyên đề: 1 giáo viên 1 chuyên đề/
năm ( bằng CNTT)
-Sau mỗi lần thao giảng, tổ hội ý rút kinh nghiệm giờ dạy
-Trước, sau mỗi tiết chuyên đề. Các thành viên trong tổ cũng đã góp ý xây
dựng 1 tiết dạy đạt hiệu quả
- Động viên giúp đỡ giáo viên thi giáo viên giỏi các cấp
* Công tác hạn chế và xóa học sinh yếu:
- Qua các đợt kiểm tra: Khảo sát chất lượng đầu năm, kiểm tra giữa kì, cuối
kì ... Tổ nắm chắc chất lượng của từng khối lớp ( tỉ lệ học sinh giỏi – khá – trung

6


bình – yếu) qua mỗi đợt kiểm tra, kết hợp vào các cuộc họp định kỳ. Tổ đưa ra bàn
bạc có biện pháp cụ thể cho mỗi giáo viên phụ đạo học sinh yếu kém trong lớp
bằng nhiều hình thức: 15 phút – giờ ra chơi; thành lập đôi bạn cùng tiến. Giáo viên

chủ nhiệm có kế hoạch kiểm tra thường xuyên liên tục. Động viên khen ngợi kịp
thời về sự tiến bộ của từng em.
3. Xây dựng tổ chuyên môn đoàn kết:
- Động viên các giáo viên khác trong tổ có tinh thần giúp đỡ nhau trong mọi
hoạt động.
- Hỗ trợ giáo viên lớn tuổi trong việc sử dụng soạn, giảng bằng CNTT.
- Quan hệ đồng nghiệp không chỉ trong công tác chuyên môn mà còn quan
tâm lắng nghe, chia sẻ hoàn cảnh sống của nhau để có những nâng đỡ kịp thời,
đúng lúc nhằm cùng nhau hoàn thành tốt mọi công tác của nhà trường đã giao.

------------Câu 4: Để thực hiện Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo
tinh thần Nghị quyết 29 Giáo viên cần phải làm gì?
Trả lời
Để đổi mới căn bản toàn diện trước hết là tìm hiểu nội dung Nghị quyết, xem
với vị trí, vai trò của bản thân thì cần phải làm những gì? Đây là một việc khó khăn
vì khi đọc Nghị quyết thì chưa biết được bản thân cần phải làm gì cụ thể. Tuy
nhiên, ai cũng thấy được mục tiêu của Nghị quyết đề ra phù hợp với mục tiêu của
mỗi người đó là giúp các cháu lớn lên, trở thành người có năng lực và phẩm chất
tốt, sẽ có một cuộc sống ấm no hạnh phúc, làm được nhiều việc có ích cho gia đình
và cho xã hội. Tìm hiểu thêm về sự thay đổi của giáo dục, chuyển từ truyền đạt
kiến thức sang hình thành năng lực và phẩm chất cho các cháu. Trong đó, các cháu
được học tập, vui chơi và phát triển một cách tự nhiên. Các cháu sẽ được các thầy
cô giáo hướng dẫn thực hiện các hoạt động học tập, tham gia các trò chơi để học
mà không ép buộc các cháu phải học quá nhiều.
Chương trình dạy ở nhà trường sẽ được tinh giảm còn những nội dung tối
thiểu, cô đọng góp phần hình thành năng lực, phẩm chất cho học sinh. Về nhà, cha
mẹ cũng sẽ không phải ép các cháu phải học thêm nhiều như trước đây mà thay vào

7



đó là hướng dẫn các cháu làm một số việc bình thường, tự nhiên như giúp đỡ cha
mẹ trong việc vệ sinh cá nhân, dọn dẹp nhà cửa, rửa chén bát, giúp đỡ, quan tâm
ông bà người thân trong gia đình. Đặc biệt là cha mẹ sẽ hướng dẫn cho các cháu tự
lo những phần việc của mình để hình thành tính độc lập, tự chủ. Phẩm chất và năng
lực của các cháu sẽ được hình thành trong quá trình tham gia lao động ở nhà, noi
gương cha mẹ, thầy cô và các bạn. Khi các cháu được giáo dục đào tạo, hình thành
phẩm chất, năng lực tốt thì tự nhiên các cháu sẽ có lý tưởng sống, có ước mơ cống
hiến nhiều nhất cho cuộc đời, cho đất nước.
Lớn lên, các cháu đi học tập, làm việc xa cha mẹ thì toàn bộ cuộc sống của
các cháu là do các cháu tự lo lấy, khó có thể ai can thiệp vào đời sống riêng của các
cháu. Vì vậy, để cha mẹ yên tâm khi con rời khỏi gia đình, xa nhà để học tập, làm
việc và phát triển thì ngay từ lúc các cháu đang ở trong gia đình đã cần có những
năng lực, phẩm chất cơ bản như tự lo cho bản thân về ăn uống, vệ sinh, sách vở,
quần áo; biết chăm chỉ lao động, tham gia các công việc vừa sức giúp đỡ cha mẹ và
biết tự học, thật thà, biết yêu quý sức lao động, tiết kiệm; biết yêu thương cha mẹ,
ông bà, anh chị em, quan tâm đến các thành viên trong gia đình, quan tâm đến thầy
cô, bạn bè.
Giáo viên là người thực hiện việc lên lớp giảng bài, hướng dẫn cho các em
học tập, hoạt động hình thành năng lực và phẩm chất con người tốt cho các em.
Đây là một công việc vô cùng quý giá và cao cả. Vì để giáo dục được một con
người, người thầy cần dành tâm trí, sức lực, trí thông minh, thời gian để thực hiện.
Từ việc xây dựng và thực hiện bài giảng thuyết phục, phù hợp với nhận thức của
từng lớp, từng em đến bài thực hành phải gắn với thực tế, thú vị giúp các em tiếp
thu dễ dàng. Nhân cách, tấm gương, kiến thức, bản lĩnh, sự khóe léo, tình thương
yêu của thầy cô làm cho các em ham học, tạo nên động lực để các em vượt qua khó
khăn để tiếp thu được những kiến thức khó(2). Từng nội dung bài học, kiến thức,
kỹ năng, thái độ được thầy cô tổ chức truyền thụ cho học sinh qua việc tổ chức học
tập là cả một nghệ thuật với biết bao công sức tìm tòi, nghiên cứu để thực hiện.
Trong đó, liên tục lắng nghe, điều chỉnh bằng nhiều cách khác nhau khi truyền đạt

thành công một nội dung bài học. Giảng lý thuyết các em chỉ mới biết và hình dung

8


ra điều cần học, muốn khẳng định thêm, thầy cô hướng dẫn các em thực hành,
muốn thành kỹ năng các em phải làm đi, làm lại nhiều lần, gặp phải nhiều sai sót,
chỉnh sửa, hoàn thiện. Xác định khả năng của người học về năng lực, phẩm phẩm
chất để có định hướng việc làm phù hợp từ mức thực hiện tốt các công việc được
giao, đến tự tạo ra được việc làm cho chính mình, hoặc cao hơn nữa là tạo ra nhiều
việc làm cho cả bản thân và nhiều người khác.

9



×