Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện thanh miện tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (939.1 KB, 99 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
----------------------------

ĐOÀN VĂN TÀI

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH
NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN THANH MIỆN TỈNH HẢI DƯƠNG

Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS Nguyễn Thị Mai Chi

Hà Nội – Năm 2016


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN…………………………………………………………………iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT……………………………………………...v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU………………………………………………...vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ……………………………………………………………..vii
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH ....... 4
1.1. Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp .................................................. 4
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về thuế .................................................................... 4


1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp ................................... 5
1.1.3. Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp ................................................... 8
1.1.4. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp ................................. 10
1.2. Quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc doanh .................................. 23
1.2.1. Khái quát về doanh nghiệp ngoài quốc doanh ....................................... 23
1.2.2. Quy trình quản lý thuế TNDN các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ..... 26
1.2.3. Nội dung quản lý thuế TNDN các doanh nghiệp ngoài quốc doanh...... 30
1.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý thuế TNDN các DN ngoài quốc doanh......... 33
1.3. Nhân tố tác động đến công tác quản lý thuế TNDN các DN NQD ......... 34
1.3.1. Các nhân tố bên trong ............................................................................. 34
1.3.2. Các nhân tố bên ngoài ............................................................................ 36
1.4. Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN đối với Doanh nghiệp NQD. ............. 38
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh……. ...................................................................................................... 38
1.4.2. Bài học cho công tác quản lý thuế TNDN đối với DN ngoài quốc
doanh .. .............................................................................................................. 40
i


Kết luận...........................................................................................................40
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH MIỆN. ........................................ 41
2.1. Khái quát về Chi cục thuế Thanh Miện, tỉnh Hải Dương ...................... 41
2.1.1. Sự hình thành và phát triển của Chi cục thuế Thanh Miện………...41
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ ........................................ 43
2.2. Khái quát về DN ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện ..... 48
2.2.1. Số lượng, quy mô của các doanh nghiệp ................................................. 48
2.2.2. Đặc điểm của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh ................................. 49
2.2.3. Tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước ............................... 50

2.3. Thực trạng công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện ............................................................ 51
2.3.1. Công tác quản lý người nộp thuế............................................................. 51
2.3.2. Công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế ........................................ 52
2.3.3. Công tác kê khai kế toán thuế................................................................. 54
2.3.4. Công tác quản lý nợ thuế và cưỡng chế thuế.......................................... 55
2.3.5. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về thuế............... 57
2.4. Đánh giá công tác quản lý thuế TNDN đối với các DN NQD .................. 61
2.4.1. Kết quả và hạn chế.................................................................................. 61
2.4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN đối với
DN ngoài quốc doanh ...................................................................................... 65
Kết luận...........................................................................................................68
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ
THUẾ TNDN ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH MIỆN ......................................................... 69
ii


3.1. Định hướng phát triển của chi cục thuế huyện Thanh Miện .................. 69
3.1.1. Định hướng quan điểm thu thuế của chi cục thuế huyện Thanh Miện
đến năm 2020.................................................................................................... 69
3.1.2. Định hướng quản lý thu thuế khối DN của huyện Thanh Miện ............. 71
3.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện ........................... 71
3.2.1. Tăng cường quản lý các DN ngoài quốc doanh trên địa bàn ................. 71
3.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ người nộp thuế ........... 73
3.2.3. Thực hiện tốt cơ chế tự khai tự nộp thuế của DN .................................. 75
3.2.4. Lập kế hoạch quản lý áp dụng biện pháp thu nợ phù hợp, kịp thời ....... 77
3.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra .................................. 79
3.2.6. Xây dựng đội ngũ cán bộ thuế có tinh thần trách nhiệm và trình độ

chuyên môn cao ................................................................................................ 80
3.2.7. Hoàn thiện hệ thống tin học, ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý thuế TNDN ............................................................................ 82
3.2.8. Cải cách bộ máy thu thuế TNDN nhằm tăng cường quản lý nguồn thu 83
3.3. Một số kiến nghị nhằm tăng cường công tác quản lý thuế TNDN đối
với DN ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện. ......................... 83
3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ .................................................................. 83
3.3.2. Kiến nghị đối với Bộ Tài chính, Tổng cục thuế và các ngành liên quan 85
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 89

iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn “Hoàn thiện
công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp ngoài
quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương” là trung thực, là kết quả
nghiên cứu của riêng tôi.
Các tài liệu, số liệu sử dụng trong luận văn do Tổng cục Thuế, Cục Thuế tỉnh Hải
Dương, UBND huyện Thanh Miện, Chi cục Thuế huyện Thanh Miện cung cấp và do cá
nhân tôi thu thập từ các báo cáo của Ngành thuế, sách, báo, tạp chí Thuế, các kết quả
nghiên cứu có liên quan đến đề tài đã được công bố... Các trích dẫn trong luận văn đều đã
được chỉ rõ nguồn gốc.

Đại học Bách khoa Hà Nội, Tháng 9 năm 2016
Tác giả luận văn

Đoàn Văn Tài


iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CCT

Chi cục thuế

CQT

Cơ quan thuế

DN

Doanh nghiệp

DNNQD

Doanh nghiệp ngoài quốc doanh

KBNN

Kho bạc Nhà nước

NNT

Người nộp thuế


NQD

Ngoài quốc doanh

NS

Ngân sách

NSNN

Ngân sách Nhà nước

QPPL

Quy phạm pháp luật

TK

Tờ khai

TLT

Thuế lợi tức

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

XDCB

Xây dựng cơ bản

v


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Trang
Bảng 2.1: Số lượng doanh nghiệp giai đoạn 2013-2015

48

Bảng 2.2: Cơ cấu loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2013-2015

49

Bảng 2.3: Tình hình nộp thuế của DN trên địa bàn huyện

50

Bảng 2.4: Số thuế TNDN các DN ngoài quốc doanh


52

Bảng 2.5: Công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế

53

Bảng 2.6: Tổng hợp tờ khai tại chi cục thuế

55

Bảng 2.7: Tình hình nợ thuế qua các năm giai đoạn 2013-2015

56

Bảng 2.8: Kết quả kiểm tra đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

58

Bảng 2.9: Xử phạt đối với hành vi vi phạm thủ tục thuế

60

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ

Trang
Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý thuế


26

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy chi cục thuế huyện Thanh Miện

44

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài:
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước (NSNN) và là công cụ
quan trọng để điều tiết nền kinh tế góp phần đảm bảo công bằng xã hội, kích thích
sản xuất kinh doanh phát triển. Trong đó, thuế thu nhập doanh nghiệp giữ một vai
trò đặc biệt quan trọng góp phần đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách. Mức thuế
cao hay thấp áp dụng cho các chủ thể thuộc người nộp thuế TNDN là khác nhau,
điều đó phụ thuộc vào quan điểm điều tiết thu nhập và mục tiêu đặt ra trong phân
phối thu nhập của quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Trong những năm qua, cùng với tiến trình cải cách hệ thống thuế cả nước,
quản lý thu thuế tại Chi cục thuế huyện Thanh Miện đã có những bước chuyển biến
căn bản, kết quả thu thuế năm sau cao hơn năm trước. Tổ chức quản lý thu thuế
từng bước được cải cách, hiện đại hóa; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ
công chức thuế ngày càng được nâng lên. Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của
khu vực kinh tế ngoài quốc doanh trong những năm qua mà quá trình kê khai, nộp
thuế không tránh khỏi việc kê khai thiếu, gian lận thuế. Công tác quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp còn chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, công
tác tuyên truyền hỗ trợ nộp thuế chưa được đẩy mạnh, tình trạng nợ đọng thuế vẫn
còn xảy ra. Vì vậy, hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với
doanh nghiệp ngoài quốc doanh để hạn chế các khoản hụt thu ngân sách nhà nước
càng trở nên cấp thiết.

Thấy được tầm quan trọng của công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
cũng như nhu cầu đổi mới công tác này nên tôi đã chọn đề tài “Hoàn thiện công tác
quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với doanh nghiệp ngoài quốc
doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương”. Với kiến thức thực tế
trong thời gian làm việc và các tài liệu nghiên cứu được, tôi hy vọng những ý kiến
của mình sẽ góp phần hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp, ổn
định số thu cho ngân sách nhà nước, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh

1


nghiệp ngoài quốc doanh phát triển và đáp ứng những yêu cầu đặt ra cho ngành thuế
trong điều kiện hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài thực hiện nhằm:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ những nội dung lý luận cơ bản về công tác quản
lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.
Khảo sát, phân tích thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện, tỉnh Hải
Dương, từ đó đánh giá và đưa ra những giải pháp hoàn thiện nhằm góp phần làm
cho chính sách thuế được thực hiện đúng hơn, đầy đủ hơn và đạt kết quả cao hơn
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng:
+ Đề tài đi sâu nghiên cứu công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
Phạm vi:
+ Về không gian: Luận văn chỉ nghiên cứu về công tác quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
+ Về thời gian: Trong khoảng thời gian 2013 – năm 2015.
+ Về nội dung: Nghiên cứu về công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp

ngoài quốc doanh thông qua bốn chức năng cơ bản của quản lý thu thuế. Đó là:
chức năng tuyên truyền – hỗ trợ người nộp thuế, kê khai – kế toán thuế và tin học,
thanh tra kiểm tra và chức năng quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế.
4. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước về quản lý
thuế TNDN đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, góp phần làm cho chính
sách thuế được thực hiện đúng hơn, đầy đủ hơn và đạt kết quả cao hơn. Cụ thể:
Về lý luận: Luận văn hệ thống hóa các lý luận về quản lý thuế thu nhập
doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Các thông tư, nghị định,

2


quy định của pháp luật về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.
Sau khi nghiên cứu áp dụng thực tế để thấy được những bất cập, từ đó đưa ra
những ý kiến bổ sung nhằm hoàn thiện về mặt lý luận cho công tác quản lý thuế thu
nhập doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn.
Về thực tiễn: Với những nghiên cứu của mình, luận văn hoàn thành sẽ góp
phần đưa ra những kiến nghị, giải pháp thiết thực để hoàn thiện công tác quản lý
thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn
huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận nội dung luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh.
Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh
nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối
với doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn huyện Thanh Miện tỉnh Hải
Dương.


3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP
DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC DOANH
1.1. Khái quát về thuế thu nhập doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm về thuế
Cho đến nay trong các sách báo kinh tế trên thế giới vẫn chưa có thống nhất
tuyệt đối về khái niệm thuế. Đứng trên các góc độ khác nhau theo các quan điểm
của các nhà kinh tế khác nhau thì có định nghĩa về thuế khác nhau.
Theo nhà kinh tế học Gaston Jeze trong cuốn “Tài chính công” đưa ra một
định nghĩa tương đối cổ điển về thuế: “ Thuế là một khoản trích nộp bằng tiền, có
tính chất xác định, không hoàn trả trực tiếp do các công dân đóng góp cho nhà nước
thông qua con đường quyền lực nhằm bù đắp những chi tiêu của Nhà Nước.”.
Trên góc độ phân phối thu nhập: “ Thuế là hình thức phân phối và phân phối
lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân nhằm hình thành các quý tiền tệ tập
trung của nhà nước để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước.”
Trên góc độ người nộp thuế: “ Thuế là khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ
chức, cá nhân phải có nghĩa vụ đóng góp cho nhà nước theo luật định để đáp ứng
nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng , nhiệm vụ của nhà nước.”
Trên góc độ kinh tế học :” Thuế là một biện pháp đặc biệt, theo đó, nhà nước sử
dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang khu
vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của nhà nước.”
Có thể hiểu thuế là một khoản đóng góp bắt buộc cho Nhà nước do luật pháp
quy định đối với các pháp nhân và thể nhân thuộc đối tượng chịu thuế nhằm đáp
ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Thuế là hình thức phân phối lại bộ phận nguồn
tài chính của xã hội, không mang tính hoàn trả trực tiếp cho người nộp. Do đó, tại
thời điểm nộp thuế, người nộp thuế không được hưởng bất kỳ một lợi ích nào mà

xem như đó là trách nhiệm và nghĩa vụ đối với Nhà nước. Như vậy, thuế mang tính
cưỡng chế và được thiết lập theo nguyên tắc luật định.

4


Thuế có những thuộc tính tương đối ổn định qua từng giai đoạn phát triển và
biểu hiện thành những đặc trưng riêng có của nó, qua đó giúp ta phân biệt thuế với
các công cụ khác. Những đặc trưng đó là:
Tính bắt buộc
Tính bắt buộc là thuộc tính cơ bản vốn có của thuế để phân biệt giữa thuế với
các hình thức động viên tài chính khác của ngân sách nhà nước.
Đặc điểm này cho ta thấy rõ nội dung kinh tế của thuế là những quan hê tiền tệ
được hình thành một cách khách quan và có một ý nghĩa xã hội đặc biệt- việc động
viên mang tính chất bắt buộc của nhà nước.Phân phối mang tính chất bắt buộc dưới
hình thức thuế là một phương thức phân phối của nhà nước, theo đó một bộ phân
thu nhập của người nộp thuế được chuyển giao cho nhà nước mà không kèm theo
một sự cấp phát hoặc những quyền lợi nào khác cho người nộp thuế, mà hành động
đóng thuế là hành động thực hiện nghĩa vụ của người công dân.
Tính không hoàn trả trực tiếp
Tính chất không hoàn trả trực tiếp của thuế được thể hiện ở chỗ: thuế được hoàn
trả gián tiếp cho người nộp thuế thông qua việc cung cấp các dịch vụ công cộng của
nhà nước. Sự không hoàn hảo trả trực tiếp được thể hiện kể cả trước và sau thu thuế.
Trước khi thu thuế, nhà nước không hề cung ứng trực tiếp một dịch vụ công cộng
nào cho người nộp thuế. Sau khi nộp thuế, nhà nước cũng không có sự bồi hoàn
trực tiếp nào cho người nộp thuế.
Tính pháp lý cao
Thuế là một công cụ tài chính có tính pháp lý cao, được quyết định bởi quyền
lực chính trị của nhà nước và quyền lực ấy được thể hiện bằng pháp luật.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm thuế thu nhập doanh nghiệp

Trước năm 1990, Đảng và Nhà nước ta tập trung lãnh đạo chỉ đạo, xóa bỏ cơ
chế quản lý hành chính, tập trung quan liêu, bao cấp, từng bước hình thành và hoàn
thiện cơ chế quản lý mới, xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần. Về

5


chế độ thu ngân sách lúc bấy giờ mang tính chất bao cấp đối với thành phần kinh tế
quốc doanh, cải tạo đối với các thành phần kinh tế khác.
Luật thuế lợi tức được Quốc hội thông qua năm 1990 và năm 1993 được sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế lợi tức (TLT). TLT thuộc loại thuế trực thu,
ngoài mục tiêu đảm bảo nguồn thu ổn định ngày càng tăng của ngân sách nhà nước,
TLT đóng góp vào việc đảm bảo bình đẳng và công bằng giữa các thành phần kinh
tế. Thực hiện chính sách hỗ trợ các ngành công nghiệp nặng, khai thác, chính sách
TLT đã thực hiện thông qua việc áp dụng thuế suất thấp hơn so với các ngành
thương mại, dịch vụ.
Đến năm 1997, Quốc hội khóa IX đã thông qua Luật thuế TNDN để thay thế
Luật TLT và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-1999.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu, đánh vào phần thu
nhập sau khi trừ đi các khoản chi phí liên quan đến thu nhập của cơ sở sản xuất
kinh doanh, dịch vụ.
Là loại thuế thu nhập nên thuế TNDN mang đầy đủ đặc điểm của thuế thu
nhập thông thường.
Thứ nhất, thuế thu nhập có đối tượng đánh thuế là thu nhập.
Trong hệ thống thuế ở các nước, có nhiều loại thuế khác nhau, có đối tượng
tính thuế, người nộp thuế khác nhau, nhưng suy đến cùng thì bất kỳ loại thuế nào
cũng đều lấy từ thu nhập của người dân trong xã hội để tập trung vào quỹ NSNN.
Tuy nhiên, không phải loại thuế nào cũng là thuế thu nhập. Thuế thu nhập khác với
thuế tiêu dùng, thuế tài sản ở chỗ: thuế thu nhập là loại thuế trực thu đánh trực tiếp

vào thu nhập của các cơ sở sản xuất kinh doanh khi có thu nhập chịu thuế phát sinh.
Đối với thuế tiêu dùng là loại thuế gián thu đánh vào việc sử dụng thu nhập của
người dân, thông qua việc người dân sử dụng thu nhập để mua hàng hoá, dịch vụ
tiêu dùng, phần thu nhập mà Nhà nước lấy đi của họ được cộng vào trong giá bán
của hàng hoá, dịch vụ. Vì thế, người chịu thuế, người nộp thuế là không đồng nhất
(người tiêu dùng là người chịu thuế, người kinh doanh hàng hoá, cung ứng dịch vụ

6


là người nộp thuế). Đối với thuế tài sản là loại thuế đánh vào thu nhập tích luỹ đã
được vật hoá dưới dạng tài sản của tổ chức, cá nhân trong xã hội. Về bản chất, thuế
tài sản cũng là thuế trực thu nhưng có đối tượng đánh thuế là tài sản. Mặc dù, tài sản
và thu nhập đều là của cải của một chủ thể có được nhờ những nguồn lợi thu được
từ các hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, giữa chúng cũng có sự khác nhau, cụ thể: tài
sản là khối lượng của cải của một chủ thể ở một thời điểm nào đó, còn thu nhập là
số của cải thu được của một chủ thể trong khoảng thời gian nhất định. Như vậy, thu
nhập của một thời kỳ sẽ không bao gồm thu nhập ở thời kỳ trước, còn tài sản lúc
cuối kỳ thì bao gồm tất cả các thu nhập của các kỳ trước đó cộng lại. Vì vậy, khái
niệm “tài sản” phải gắn với yếu tố thời điểm, còn khái niệm “thu nhập” gắn với yếu
tố khoảng thời gian nhất định;
Thứ hai, thuế TNDN là thuế trực thu, ngoài mục tiêu tạo nguồn thu cho
NSNN, nó còn có mục tiêu điều tiết kinh tế, điều hoà thu nhập xã hội nên thường
gắn liền với chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước. Bởi vậy, pháp luật thuế thu
nhập ở các nước thường có những quy định về chế độ ưu đãi, miễn, giảm thuế để
đảm bảo chức năng khuyến khích của thuế thu nhập hoặc thực hiện việc áp dụng
đánh thuế theo biểu thuế luỹ tiến từng phần đối với một số khoản thu nhập chịu thuế
để thực hiện các mục tiêu điều tiết;
Thứ ba, thuế thu nhập là một loại thuế phức tạp, có tính ổn định không
cao, việc quản lý thuế, thu thuế tương đối khó khăn, chi phí quản lý thuế thường lớn

hơn so với các thuế khác. Đối với thuế thu nhập, ngoài việc xác định các khoản thu
nhập chịu thuế còn phải xác định nguồn gốc thu nhập, địa điểm phát sinh thu nhập,
thời hạn cư trú của chủ sở hữu thu nhập, tính ổn định của thu nhập…Trong phần
xác định thu nhập chịu thuế, phải xác định được các khoản khấu trừ hợp lý để tiến
hành khấu trừ khi tính thuế nhằm bảo đảm mục tiêu công bằng và khuyến khích đối
với người nộp thuế;
Thứ tư, nguồn luật điều chỉnh quan hệ thuế thu nhập bao gồm các văn
bản QPPL thuế quốc gia và văn bản QPPL thuế quốc tế. Bởi thuế thu nhập là thuế

7


trực thu nên nó có thể là đối tượng được điều chỉnh bởi hiệp định tránh đánh thuế
hai lần.
Bên cạnh đó, thuế TNDN cũng mang đặc điểm riêng của loại thu nhập doanh
nghiệp dưới góc độ phân biệt với thuế thu nhập cá nhân như về người nộp thuế là tổ
chức sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hoá, dịch vụ; về thu nhập bị đánh thuế; về
cách tính thuế tính đến yếu tố như doanh thu, chi phí, về ưu đãi thuế…
1.1.3. Vai trò của thuế Thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN: Thuế thu nhập doanh
nghiệp là một trong những loại thuế trực thu. Thuế TNDN và thuế thu nhập cá nhân
chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu Ngân sách Nhà nước. Ở các nước phát triển
hai loại thuế chủ yếu này đã làm cho thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu
Ngân sách nhà nước. Ví dụ như Mỹ: thuế trực thu chiếm 74,8%, Nhật Bản là 74%.
Hầu hết các nước có thu nhập quốc dân bình quân đầu người thấp thì thuế gián thu
thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thuế ngân sách; ví dụ như: Philipin chiếm
60%; Thái Lan chiếm 66%; Ấn Độ 63%; Kênia: 61%; Gana: 65%... Ở Việt Nam, tỷ
trọng thuế thu nhập doanh nghiệp trong tổng số thu Ngân sách Nhà nước Năm 2009
đạt 52.191 tỷ đồng, chiếm 19,3% trong tổng thu NSNN và bằng 3,15% GDP. Năm
2010 là 82.297 tỷ đồng, chiếm 22,5% trong tổng thu NSNN và bằng 4,15% GDP.

Năm 2011 là 96.600 tỷ đồng, chiếm 22,4% trong tổng thu NSNN và bằng 3,81%
GDP.
Tuy nhiên, cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động
kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra
nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN.
Thuế TNDN là công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ
mô nền kinh tế
Nhà nước ban hành một hệ thống pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp
áp dụng chung cho các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế, tạo
sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển. Như vậy, với

8


các doanh nghiệp cùng sản xuất một mặt hàng như nhau, cùng bán giá bán trên thị
trường như nhau, nếu cơ sở sản xuất nào càng hạ thấp được giá thảnh sản phẩm,
càng thu được nhiều lợi nhuận thì càng phát triển mạnh, và ngược lại thì dễ dẫn tới
bị phá sản.
Thông qua việc xác định phạm vi thu thuế và không thu thuế, Nhà nước thể
hiện sự ưu đãi của mình đối với một số đối tượng trong xã hội không phải nộp thuế
hoặc thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với việc phát triển của một lĩnh
vực ở một vùng nào đó.
Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nhà
nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng,
lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích của Nhà nước đối
với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế.
Không những chỉ khuyến khích đầu tư bằng việc định ra một thuế suất hợp
lý, mà thuế thu nhập doanh nghiệp còn được sử dụng là một biện pháp khuyến
khích bỏ vốn đầu tư vào các ngành nghề, mặt hàng, các vùng mà Nhà nước cần tập
trung khuyến khích đẩy mạnh sản xuất, khai thác tiềm năng về vốn trong dân cư và

của các nhà đầu tư nước ngoài, hỗ trợ các doanh nghiệp khắc phục khó khăn, rủi ro
để phát triển sản xuất bằng việc sử dụng biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp theo mức độ khác nhau.
Thuế TNDN là công cụ quan trọng để nhà nước thực hiện chức năng tái
phân phối thu nhập, bảo đảm công bằng xã hội
Một trong những mục tiêu của thuế thu nhập doanh nghiệp là điều tiết thu
nhập, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội. Thuế thu nhập doanh
nghiệp được áp dụng cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
không những đảm bảo bình đẳng công bằng về chiều ngang mà còn cả công bằng về
chiều dọc. Về chiều ngang, bất kể một doanh nghiệp nào kinh doanh bất cứ hình
thức nào nếu có thu nhập chịu thuế thì phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Về
chiều dọc, cùng một ngành nghề không phân biệt quy mô kinh doanh nếu có thu

9


nhập chịu thuế thì đều phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Với mức thuế suất
thống nhất, doanh nghiệp nào có thu nhập cao thì phải nộp thuế nhiều hơn (theo số
tuyệt đối) doanh nghiệp có thu nhập thấp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là công cụ quan trọng để góp phần khuyến
khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch,
chiến lược, phát triển toàn diện của Nhà nước: Nhà nước ưu đãi, khuyến khích
đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng,
miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.
1.1.4. Nội dung cơ bản của thuế thu nhập doanh nghiệp.
1.1.4.1. Người nộp thuế
Theo điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp được Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm
2008 thì Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh
doanh hàng hoá, dịch vụ có thu nhập chịu thuế ( Trừ các trường hợp là hợp tác xã,

tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng thủy sản.; hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp có
giá trị sản lượng hàng hoá đến 90 triệu đồng/năm và thu nhập đến 36 triệu đồng/
năm). Như vậy, người nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh
nghiệp phải có hai điều kiện: thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp và
phải có phát sinh thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Khác với thuế lợi
tức trước kia, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có phạm vi mở rộng hơn. Nó
bao gồm cả tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại
Việt Nam, hộ gia đình, cá nhân nông dân trồng trọt, nuôi trồng thủy sản có giá trị
sản phẩm hàng hóa và thu nhập trên mức tối thiểu do Chính phủ quy định.
1.1.4.2. Căn cứ tính thuế
Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính
thuế nhân với thuế suất. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo
năm dương lịch hoặc năm tài chính.

10


Thuế TNDN phải nộp = (Thu nhập tính thuế - phần trích lập quỹ KH&CN) x
Thuế suất thuế TNDN
* Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - (thu nhập được miễn thuế+Các
khoản lỗ được kết chuyển theo quy định)
* Thu nhập chịu thuế: Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản
xuất kinh doanh và thu nhập khác.
Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

- Doanh thu: Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ tiền bán hàng,
tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ kể cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh
nghiệp được hưởng, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu
trừ thuế thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp là doanh thu không có thuế
giá trị gia tăng. Đối với doanh nghiệp kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng theo phương
pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng thì doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp bao
gồm cả thuế giá trị gia tăng.
+ Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hàng hóa
bán ra là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người
mua.
Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với dịch vụ là
thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ cho người mua hoặc thời điểm lập hóa
đơn cung ứng dịch vụ.
+ Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp được xác định theo giá bán
hàng hóa trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, trả chậm;

11


+ Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ (không bao
gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh
nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại thời điểm trao đổi, tiêu dùng nội bộ;
+ Đối với hoạt động gia công hàng hóa là tiền thu về hoạt động gia công bao
gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục
vụ cho việc gia công hàng hóa;
+ Đối với hoạt động cho thuê tài sản, hoạt động kinh doanh sân gôn, kinh
doanh dịch vụ khác mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm là số tiền bên thuê
tài sản, mua dịch vụ trả từng kỳ theo hợp đồng. Trường hợp bên thuê tài sản, bên
mua dịch vụ trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế
được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một
lần. Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế, việc xác

định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải
nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước;
+ Đối với hoạt động tín dụng, hoạt động cho thuê tài chính là tiền lãi cho vay,
doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế;
+ Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu cước vận chuyển hành khách,
hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế;
+ Đối với điện, nước sạch là số tiền ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng;
+ Đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm là số tiền phải thu về
phí bảo hiểm gốc; phí dịch vụ đại lý (bao gồm giám định tổn thất, xét giải quyết bồi
thường, yêu cầu người thứ ba bồi hoàn, xử lý hàng bồi thường 100%); phí nhận tái
bảo hiểm; thu hoa hồng tái bảo hiểm và các khoản thu khác về kinh doanh bảo hiểm
trừ (-) các khoản hoàn hoặc giảm phí bảo hiểm, phí nhận tái bảo hiểm, các khoản
hoàn hoặc giảm hoa hồng nhượng tái bảo hiểm.

12


Trường hợp đồng bảo hiểm, doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là tiền thu
phí bảo hiểm gốc được phân bổ theo tỷ lệ đồng bảo hiểm chưa bao gồm thuế giá trị
gia tăng.
Đối với hợp đồng bảo hiểm thỏa thuận trả tiền theo từng kỳ thì doanh thu để
tính thu nhập chịu thuế là số tiền phải thu phát sinh trong từng kỳ;
+ Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, hạng mục công
trình hoặc khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt được nghiệm thu.
Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết
bị thì doanh thu tính thuế không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị;
+ Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
mà không thành lập pháp nhân:
+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết
quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là

doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng;
+ Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết
quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thì doanh thu để xác định thu nhập chịu
thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ của hợp đồng;
+ Đối với kinh doanh casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh đặt cược
là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ (-) số tiền đã trả
thưởng cho khách;
+ Đối với kinh doanh chứng khoán là các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự
doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán,
quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch
vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật;
+ Đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí là toàn bộ doanh
thu bán dầu, khí theo hợp đồng giao dịch sòng phẳng trong kỳ tính thuế;
+ Đối với dịch vụ tài chính phái sinh là số tiền thu từ việc cung ứng các dịch
vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế;

13


- Chi phí:
* Chi phí được trừ
+ Khấu hao tài sản cố dịnh dùng cho sản xuất, kinh doanh. Mức trích khấu hao
TSCĐ do Bộ Tài chính quy định.
+ Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa thực tế sử dụng
vào sản xuất, kinh doanh, dịch vụ liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế
trong kỳ, được tính theo mức tiêu hao hợp lý và giá thực tế xuất kho.
+ Tiền lương, tiền công và các khoản mang tính chất tiền lương, tiền công phải
trả cho người lao động, tiền ăn giữa ca.
+ Chi phí nghiên cứu khoa học, công nghệ, sáng kiến cải tiến, bảo vệ môi
trường, tài trợ cho giáo dục, y tế, đào tạo lao động trong nội bộ doanh nghiệp.

+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: điện, nước, điện thoại, tài sản cố định, tiền thuế tài
sản cố định, kiểm toán, bảo hiểm tài sản, chi trả tiền sử dụng các tài liệu kỹ thuật,
bằng sáng chế, giấp phép công nghệ không thuộc tài sản cố định, các dịch vụ kỹ
thuật.
+ Các khoản chi cho lao động nữ theo quy định của pháp luật, chi bảo hộ lao
động, bảo vệ cơ sở kinh doanh, trích nộp qũy bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh
phí công đoàn theo chế độ quy định.
+ Chi trả lãi tiền vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho ngân hàng, các tổ
chức tín dụng theo lãi suất thực tế; chi trả lãi tiền vay của các đối tượng khác theo
lãi suất thực tế, nhưng tối đa không qúa mức lãi suất trần do ngân hàng Nhà nước
Việt Nam quy định cho các tổ chức tín dụng.
+ Trích các khoản dự phòng: giảm giá hàng tồn kho, giảm giá các loại chứng
khoán trong hoạt động tài chính và dự phòng các khoản thu khó đòi.
+ Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo quy định của pháp luật.
+ Chi về chi tiêu hàng hóa, dịch vụ bao gồm: chi đóng gói, vận chuyển, bốc vác,
thuê kho, bãi, bảo hành sản phẩm.

14


+ Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại liên quan trực tiếp đến hoạt động sản
xuất, kinh doanh, dịch vụ và các khoản chi phí khác. Ðối với hoạt động thương
nghiệp tổng chi phí để xác định mức khống chế không bao gồm giá mua vào của
hàng hoá bán ra.
+ Các khoản thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất phải nộp có liên quan đến hoạt động
sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (trừ thuế thu nhập doanh nghiệp)
+ Chi phí quản lý kinh doanh do công ty nước ngoài phân bổ cho cơ sở thường
trú ở Việt Nam theo tỷ lệ doanh thu của cơ sở thường trú so với tổng doanh thu
công ty ở nước ngoài.
* Chi phí không được trừ

+ Phần chi vượt mức theo quy định của pháp luật về trích lập dự phòng;
+ Phần trích khấu hao tài sản cố định không đúng quy định của Bộ Tài chính,
bao gồm: Khấu hao đối với ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô dùng
cho kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) tương ứng với
phần nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng/xe; khấu hao của tàu bay dân dụng, du
thuyền không sử dụng kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du
lịch, khách sạn;
+ Các khoản trích trước vào chi phí không đúng với quy định của pháp luật.
+ Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu, theo tiến độ
góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp; lãi tiền vay đã được ghi nhận vào giá
trị tài sản; lãi vay vốn để triển khai thực hiện các hợp đồng tìm kiếm thăm dò và
khai thác dầu khí;
+ Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới (không bao gồm
hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, hoa hồng
đại lý bán hàng đúng giá, hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán
hàng đa cấp); chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí
liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi
được trừ.

15


+ Phần chi phí được phép thu hồi vượt quá tỷ lệ quy định tại hợp đồng dầu khí
được duyệt; trường hợp hợp đồng dầu khí không quy định về tỷ lệ thu hồi chi phí
thì phần chi phí vượt trên 35% không được tính vào chi phí được trừ; các chi phí
không được tính vào chi phí thu hồi gồm:
- Chi phí phát sinh trước khi hợp đồng dầu khí có hiệu lực, trừ trường hợp đã
được thỏa thuận trong hợp đồng dầu khí hoặc theo quyết định của Thủ tướng Chính
phủ;
- Các loại hoa hồng dầu khí và các khoản chi khác không tính vào chi phí thu

hồi theo hợp đồng;
- Chi lãi đối với khoản đầu tư cho tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ và khai thác
dầu khí;
- Tiền phạt, tiền bồi thường thiệt hại;
+ Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng đầu vào
của phần giá trị xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi vượt 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ, thuế
thu nhập doanh nghiệp và các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác không được tính
vào chi phí theo quy định của Bộ Tài chính;
+ Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ một số trường
hợp đặc thù theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
+ Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ cuối kỳ tính thuế, trừ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải
trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế, chênh lệch tỷ giá phát sinh trong quá trình đầu
tư xây dựng cơ bản để hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp mới thành lập
mà tài sản cố định này chưa đưa vào sản xuất kinh doanh thực hiện theo hướng dẫn
của Bộ Tài chính.
Đối với khoản nợ phải thu, khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh
lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ là khoản chênh lệch giữa tỷ giá
tại thời điểm thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi
nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu;

16


+ Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ), thù lao trả cho thành viên
sáng lập doanh nghiệp mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản
xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho
người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo
quy định của pháp luật; các khoản chi tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho

người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng
tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy
chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch
Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của
Công ty, Tổng công ty. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho
người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi
trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền
lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và
không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp
quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (là tổng số tiền lương
thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết
toán theo quy định, không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của
năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Trường hợp năm trước doanh nghiệp có
trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính
doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì
doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau;
+ Khoản tài trợ, trừ khoản tài trợ cho giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học,
khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà đại đoàn kết, nhà tình nghĩa, nhà cho người
nghèo, các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, khoản tài trợ theo
chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện
kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự
nguyện, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động;

17


×