Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Yếu tố phân tâm học trong tác phẩm iam đàn bà của Y Ban

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.04 KB, 13 trang )

DANH SÁCH NHÓM:
1. Nguyễn Tùng Lâm
2. Hoàng Minh Nguyên
3. Phan Hồ Thảo Nhi
4. Nguyễn Văn Hiệp
5. Đỗ Ngọc Tiến
6. Nguyễn Thị Khánh Ly
7. Lê Thi Như Quỳnh
8. Nguyễn Thị Thanh Xuân
9. Trần Thị Quỳnh Huệ
10.Hồ Quang Hiếu
11.Trần Huy Đạt
12.Nguyễn Thị Hiền Loan.
13.Hoàng Đình Hoan.

1


MUC LỤC

2


YẾU TỐ PHÂM TÂM HỌC TRONG TÁC PHẨM I AM ĐÀN BÀ
CỦA Y BAN
1. Vài nét về nhà văn Y Ban và truyện ngắn I am đàn bàn
Nhà văn Y Ban tên thật là Phạm Thị Xuân Ban, sinh ngày 1/7/1961 tại Nam
định.Trong số các nhà văn nữ đương đại, Y Ban là một cây bút có vị trí nổi bật.Từ
hơn 10 năm trời lại đây, bà đã xuất bản hàng chục tập truyện ngắn và nhiều tiểu
thuyết gây tiếng vang. Với sự tự tin và bản lĩnh của một ngòi bút tài năng, đam mê
sáng tạo cùng sự tri nhận sắc sảo về cuộc sống. Y Ban đã tạo dựng được một bản


sắc văn xuôi độc đáo.
Y Ban được bạn đọc chú ý từ khi truyện ngắn Bức thư gửi mẹ Âu Cơ đạt giải
nhất cuộc thi viết truyện ngắn cho tạp chí Văn nghệ quân đội năm 1990. Năm 2006
truyện ngắn I am đàn bà của chị được trao giải nhì trong cuộc thi viết truyện ngắn
của Báo Văn nghệ nhưng sau đó giải thưởng bất ngời bị rút lại vì lí do phạm quy.
Truyện ngắn I am đàn bà được in trong tập I am đàn bà (NXB Phụ nữ 2006).
I am đàn bà viết về một nhân vật nữ được xưng là “thị”, “thị” là từ để chỉ một
người đàn bà nào đó trong muôn ngàn người đàn bà Việt Nam. “Thị” này sinh sống
ở một vùng rừng núi miền bắc. Một hôm thị đi kiếm mật ong trong rừng thì gặp
một đứa bé mới sinh, bị bỏ rơi, thị thấy thương, vì lòng từ tâm, nên thị bế về nhà,
cứu sống và nhận làm con luôn, dù nhà thị rất nghèo, thị và chồng đã có một lũ con
đang sống trong cảnh cùng cực nghèo đói.
Sau đó, chuyện những người đàn bà ở Việt Nam, vì muốn thoát cảnh nghèo nên xin
đi xuất khẩu để làm osin (người giúp việc) cho những gia đình ở Đài Loan, đang
cần người để săn sóc cho những người bị bịnh. Thị đã xin đi sau khi tốn một số
tiền khá lớn cho đám dịch vụ, thị được phân chia đến ở một gia đình của một cặp
vợ chồng, mà người chồng sau một tai nạn xe cộ, bị liệt cả thân thể, chỉ còn nằm
một chỗ. Người vợ đi làm, giao cả trách nhiệm săn sóc người chồng cho thị, từ
công việc vệ sinh, tắm rửa, đến ăn uống, thị đã làm công việc một cách xuất sắc và
được người vợ, tức người chủ thuê thị rất tin cậy.
3


Sau những lần tắm, thay đồ cho người đàn ông, và bắt gặp thân thể của người đàn
ông trần truồng trước mắt thị, với “cái đó” xụi lơ, cũng vì lòng từ tâm, nên thị bèn
mọi cách kích thích người đàn ông, nhờ sự kiên nhẫn kèm theo tấm lòng của thị,
người đàn ông bị liệt đó từ từ hồi phục, và “cái đó” hoạt động trở lại. Cũng vì lòng
thương người kèm với sự khao khát tình dục (vì xa chồng đã gần 2 năm) nên thị tự
động (chủ động) cởi quần áo làm tình với người đàn ông. Không ngờ, người vợ
trước khi đi làm đã để camera thu hình, và đã có bằng chứng quả tang thị làm tình

với người bịnh. Thế là thị bị cảnh sát bắt giam và chờ ngày ra tòa. Trong sự lo âu
trong đêm vắng, thị suy nghĩ khôn nguôi, cuối cùng thị đã tìm ra một câu để biện
hộ cho hành động của thị trước quan tòa, mà thị thấy là ổn nhất, là sẽ trả lời quan
tòa trong ngày xét xử: I am đàn bà. Tôi là đàn bà.

2. Nội dung tác phẩm:
Phân tâm học là khoa học nghiên cứu phân tích tâm lý chiều sâu của con
người trong tính bản chất của nó với hoàn cảnh và đặc biệt là vô thức và tình dục.
Phân tâm học là một phương pháp kinh nghiệm có mục đích phát hiện những ham
muốn vô thức được che giấu đằng sau những hành vi có vẻ hợp lý, phải đạo của
mỗi cá nhân.
Nội dung của I am đàn bà qua góc nhìn phân tâm học được thể hiện qua 3
khía cạnh chính:
2.1. Bản năng tính dục
Bản năng tính dục là nhu cầu chính đáng “rất người” của con người, là phần
bản nhiên của đời sống con người. Như nhu cầu ăn khi đói, uống khi khát, con
người sống không thể thiếu tình dục.
Nhân vật chính trong truyện cũng không nằm ngoài quy luật đó. Ở người
đàn bà “hay lam hay làm, bắp chân to như cây chuối hột, bàn tay to như cái quạt
nan, nước da nâu rám, hàm răng hạt na đều tăm tắp, mắt bồ câu đen láy” này, hình
dáng bên ngoài đã hé lộ một nguồn nham thạch dục tính ẩn chứa bên trong. Nguồn
năng lượng sống (Jung) đó đã không được người chồng nghĩ đến khi soạn thảo bài
toán mưu sinh nhọc nhằn với hai trục biến thiên tung và hoành: hai năm xa cách
ngắn ngủi và căn nhà lành lặn, khang trang, mất và được. Nguồn năng lượng sống
dồi dào ấy giờ đây đang cuộn chảy trong một cơ thể khỏe mạnh, ở “cái tầm tuổi
4


tràn đầy sức lực” vậy mà lại bị giam hãm trong không gian chật hẹp, bí bức của
bốn bức tường trống vắng, toang hoác nỗi cơ đơn ở nơi đất khách quê người xa lạ.

Vì thế, chị đã tìm quên nỗi nhớ nhà, nhớ con và nhất là nhớ chồng trong
công việc nhà nhưng thời gian vẫn như cố tình ngưng động, chết lặng trong nỗi
“thèm người” đặc quánh của chị. Người đàn bà lại tìm cách giải tỏa những tích trữ
dồn nén (Freud) bằng cuộc giao tiếp nồng nhiệt với cái “hình người” được chị gọi
là “cu”. Tại sao lại là “cu” và “chị” chứ không phải là “ông” và “tôi”, “chú mày”
và “tớ” hay bất cứ cách xưng hô nào khác mà một người đàn bà nông dân ít học có
thể tự đặt ra? Có thật đúng là gọi như thế “để tỏ sự thân thiết và cảm thông với
hoàn cảnh của ông chủ, để công việc của thị tốt hơn mà thôi” như thị đã tự thanh
minh, phân trần? Hay cách gọi đó cũng là một cách giải tỏa dồn nén? Người đàn
ông nằm liệt một chỗ gợi cho người đàn bà nhớ đến hình hài nhỏ bé của đứa con
mình – thằng Đức để rồi thổn thức gọi “cu” yêu thương, trìu mến bằng bản năng
người mẹ hay cu ở đây chính là một biểu tượng của cái ấy. Đó là cái biểu tượng
của đàn ông, cái còn thức trong khi những bộ phận khác ngủ trên cơ thể bệnh tật
của người đàn ông, biểu tượng của tính dục, cái mà bản năng người đàn bà trong
chị đang thiếu thốn, nhớ nhung? Cách gọi đó chính là sự thỏa mãn gián tiếp và có
tính biểu tượng mà ý thức không hay biết (Freud).
Cuộc giao tiếp giữa “thị” và “cu” trên phương thức độc thoại, trong đó chị
sắm luôn hai vai người nói và người nghe được thể hiện ở 40 lời thoại trên văn bản
(mỗi lời thoại trực tiếp được đánh dấu bằng một dấu - ). Những lời thoại luyên
thuyên dài ngắn đan xen giữa ý thức và vô thức trong thế giới tâm linh nguyên sơ,
thuần phác của chị là một phương pháp giải tỏa mọi dồn nén trong sự quạnh hiu
của một mình, một bóng và “hình người” trong suốt hơn một năm trời. Nếu như
người thanh niên khí tượng sống một mình trên núi cao trong truyện ngắn “Lặng lẽ
Sa Pa” của Nguyễn Thành Long giải quyết nỗi “thèm người” bằng cách đốn cây
chắn đường để ngăn xe, để có người nói chuyện thì với người đàn bà, chị vẫn sống
trong thế giới người, gia đình người nhưng sự bất đồng ngôn ngữ và độ chênh về
vị trí xã hội đã khiến cho chị hoàn toàn lạc loài, hoàn toàn đơn độc. Còn gì buồn
hơn thế. Chính trong nỗi cô đơn tột cùng ấy, nguồn nhựa sống trong người đàn bà
được dồn sang việc chăm sóc và trò chuyện với “cu”. Những tưởng người đàn bà
sẽ tìm được sự nguôi ngoai nhưng hóa ra trạng thái giao tiếp đặc biệt của chị lại

dẫn chị đến một tình huống éo le, trớ trêu hơn.
Bản năng tính dục ngự trị tiềm tàng trong người đàn bà không những không
được giải tỏa bằng cách tìm quên mà còn bị đánh thức, trở thành một nỗi ám ảnh
5


thường trực. Ông chủ tài hoa, giàu có ngày xưa và cái thây sống, bất động bây giờ
qua bàn tay chăm sóc ân cần, yêu thương với những bài xoa bóp bài bản, những
cuộc chuyện trò một chiều luyên thuyên của chị đã sống dậy. Cái thức giấc đầu tiên
trên cơ thể người đàn ông chính là cái biểu tượng của dục năng, cái biểu trưng cho
nguồn năng lượng sống tưởng như đã cạn kiệt, khô héo, đã mất hết cảm giác hóa ra
vẫn âm ỉ, cồn cào. Chất đàn bà, chất người trong chị đã đánh thức nguồn năng
lượng libido – cái xung năng tạo nên sự sống của con người trong cái “hình người”
chị gọi là “cu”.
Và cái thức giấc của bản năng dục tính nguyên bản của “cu” đã làm sống
dậy luôn phần chìm vô thức trong chị. “Thị nhìn đăm đắm vào nó như bị thôi miên.
Người thị nóng bừng. Thị thấy máu trong người thị chảy rào rào. Thị thấy hai cái
tý thị co tròn lại, phía cửa mình nước đang ào ra”. Đó là những xúc cảm tâm lý rất
người. Biết bao lần chị đã bỏ chạy ra khỏi phòng ông chủ trong “cái tê bần của da
mặt mình”. Thị cũng cố kìm nén bằng sự đấu tranh của lí trí và dục vọng. Nhưng
cái phần chìm vô thức cuồng nhiệt đó đã tiến hành một cuộc nổi dậy ngay chính
trong con người thị. Nó điều khiển choán hết toàn bộ tâm trí thị. Thị dằn vặt trong
khổ sở: “Cái sự rỗi việc bây giờ nó khác cái lúc thị mới đến, là chỉ nhớ chồng nhớ
con rồi khóc. Cái sự rỗi việc bây giờ nó lại làm thị nghĩ đến một cái. Một cái, nó đã
như nỗi ám ảnh thị. Nó ám ảnh ghê gớm. Nó đẩy cảm giác của thị thành sự thèm
khát. Thị thèm khát. Thời gian như đồng lõa với thị. Nó hối thúc thị”. Và như là kết
quả tất yếu, nó đã sai khiến chị hành động, làm chị trượt khỏi cái ranh giới mong
manh giữa con và người, giữa cái bản năng tính dục vô thức và cái tôi ý thức để
ngã về phía không còn đạo đức, không còn nguyên tắc, không có cấm đoán mà chỉ
còn sự thỏa mãn nỗi thiếu vắng, chỉ còn sự thỏa mãn nỗi khát thèm, nỗi ám ảnh dai

dẳng.
Dục tính trong người đàn bà không phải là sự thăng hoa của tình yêu, không
mang giá trị mỹ học và nhân bản mà là sự giải phóng của quá trình bị kìm nén
xung năng trong sự đẩy đưa của hoàn cảnh. Để rồi sau đó, người đàn bà không chỉ
đối diện với tòa án lương tâm, cảm thấy đau khổ, ân hận, day dắt, mặc cảm tội lỗi
mà còn phải đối diện với bản án pháp luật lạnh lùng, nghiêm khắc. Khi con người
không làm chủ được bản thân, không chiến thắng được bản năng dục tính, không
tiết chế, trung hòa giữa nguyên tắc khoái lạc và nguyên tắc thực tại thì con người
sẽ đánh mất phẩm chất, nhân cách, rơi vào bi kịch và sẽ bị trả giá. Đó cũng chính
là kết cục đau đớn, bi thảm của nhân vật chính trong tác phẩm. “Trong văn học xưa
nay đã có những kiểu nhân vật bị ám ảnh về cái đói, cái khát, cái nghèo, không lý
6


gì lại không xuất hiện kiểu nhân vật bị ám ảnh về khả năng tính giao. Xét trên bình
diện nhu cầu sinh học của con người thì tất cả các nỗi ám ảnh kia đều bình đẳng
như nhau trước sự mổ xẻ của nhà văn” (Nguyễn Đình Tú). Sử dụng yếu tố tính dục
như là một phương tiện biểu đạt, Y Ban đã phản ánh hiện thực trần trụi và khắc
nghiệt của con người và cuộc sống bằng cách viết rất bạo liệt. Nhà văn đã không
ngần ngại làm cuộc đại phẫu trong con người để thể hiện những góc khuất, những
mảng tối chưa được hé mở như thế.
2.2. Vô thức cá nhân
“Giấc mộng là sự biến dạng của một ước vọng khi bị dồn nén. Mỗi giấc
mộng đều biểu hiện một bi kịch trong thế giới nội tâm của nhân vật” (Freud).
Motif giấc mơ không còn là điều xa lạ trong văn học dân tộc và thế giới, nó xuất
hiện trong văn học “từ thưở ban sơ trong cổ tích thần thoại của nhân loại” (Hồ Anh
Thái) nhưng đến văn học sau năm 1975, “giấc mơ mới trở thành hiện tượng đặc
trưng, mang bản chất của văn học thời đại mới và nó xuất hiện như một thủ pháp
nghệ thuật đắc dụng, đóng dấu cá tính của nhà văn và hơi thở của cuộc đời”. Với Y
Ban, chị không dụng công trong việc sử dụng motif giấc mơ trong tác phẩm. Nhà

văn viết về giấc mơ như chỉ là một vài nét phác qua nhấn nhá trong miêu tả thế
giới tinh thần của nhân vật. Nhưng chỉ một vài nét lướt mà lại hết sức tinh tế, sinh
động và đắt giá.
Hơn một lần, thị đã mơ. “Thị nằm mộng có một người đàn ông hôn thị khiến
cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy. Thị nhớ rõ mồn một giấc mơ
tối qua là thị đã nắm chặt lấy con giống con má để đưa nó vào người mà không
được”. Sự kìm nén nỗi khao khát dục tính ban ngày đã được thỏa mãn trong vô
thức vào giấc ngủ ban đêm. Để rồi “Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của sự khát
thèm”. Giấc mơ của thị chính là cõi riêng tư, miền hoang sơ nhất trong tâm hồn
của thị. Ở đó thị thoát ly khỏi cái làng quê nghèo, cái gia đình lam lũ và bầy con
nheo nhóc, không có thân phận, không có nỗi lo âu nhọc nhằn của kiếp mưu sinh,
không có chủ và tớ; không còn bị con người xã hội ràng buộc, chỉ có những cảm
xúc thật, những dục vọng bản năng, những ẩn ức sâu kín rất riêng, rất người. Nhà
văn cũng để cho nhân vật của mình hiện thực hóa giấc mơ bằng hành động cụ thể
nhưng lại trong trạng thái mộng mị chập chờn, nửa tỉnh nửa mê. “Thị mộng mị đi
vào phòng ông chủ…Như giấc mơ đêm hôm nào thị cầm lấy nó đưa vào cơ thể”.
Sức mạnh bản năng xâm chiếm hoàn toàn con người thị tạo nên một hành động
như là mộng mị. Phải chăng Y Ban đã mượn chi tiết mộng mị này để thanh minh,
7


giảm nhẹ bản án cho “lỗi lầm” mà loài người thường mắc phải của con đẻ tinh thần
của mình.
Khoảnh khắc mơ ngắn ngủi nhưng nó đã phản ánh và biểu hiện hiện thực
tâm trạng của thị, của một người đàn bà cô đơn một cách rõ ràng nhất. Đời sống
tâm linh của thị được bộc lộ đến tận cùng của cái tôi nhưng không hề cá nhân bởi
mọi người đều có thể soi mình vào trong đó và thậm chí có lúc phải thảng thốt vì
bắt gặp “gót chân Asin” của mình. Viết về sơn mộng mị khát khao của nhân vật
trong tác phẩm, cây bút Y Ban đã phần nào khẳng định được phong cách của mình
khi khai thác phương diện con người đời tư, con người đời thường với sự tôn trọng

những khát vọng bản năng, những khát vọng tự nhiên và cảm xúc chân thật. Đó
chính là tiếng nói của một thời đại văn học mới.
2.3. Thiên tính nữ trong I am đàn bà
Truyện của Y Ban còn thể hiện những cách nhìn về thiên tính nữ. Phụ nữ
sống bằng cảm xúc, trái tim phụ nữ được nuôi dưỡng bằng tình yêu. Không có gì
ngạc nhiên khi phụ nữ có thể yêu thương đến quên mình. Trong gia đình, họ sống
vì con, vì chồng. Có lẽ đây là dấu hiệu của thiên tính trong sự kết hợp với bản tính
nữ trong truyền thống phương Đông. Vì gia đình, người phụ nữ trong I am đàn bà
phải đi kiếm sống nơi xứ người, đến khi bị kết tội quấy rối tình dục, bị vào tù, chị
vẫn chỉ nghĩ đến con: “Mẹ đã đập đầu mà chết nhưng thương các con đứt ruột nên
không đành chết con ơi”. Người phụ nữ có thể nhận hết về mình những thiệt thòi,
họ chịu đưng và hi sinh.
Người nữ trong sáng tác của Y Ban, thiên tính biểu lộ tập trung ở mẫu tính.
Mẫu tính được hiểu như một kiểu nhân tính điển hình của giới nữ. Mẫu tính không
hoàn toàn đồng nhất với chức năng làm mẹ dù hai vấn đề này có quan hệ mật thiết,
không tách rời. Từ trong vô thức, người nữ dường như có sẵn một tư chất thiên
bẩm đó là ban phát mà không cần nhận lại, đó là sự chăm chút cho người khác,
nâng niu, nuôi dưỡng những mầm sống tự nhiên.
Trong I am đàn bà, người phụ nữ nhìn thấy một thằng bé bị bỏ rơi, kiến bu
đầy người, cái sinh mệnh nhỏ nhoi gần như không còn sự sống, chị cố gắng ấp nó
vào lòng, truyền cho nó hơi ấm và tình yêu thương của người mẹ. Và chị đem nó
về nuôi cùng với đàn con trong cái nhà rách như tổ đỉa của gia đình mình. Cũng
người phụ nữ ấy, khi làm thuê cho một gia đình ngoại quốc, chăm sóc một người
đàn ông xa lạ, chỉ sống đời sống thực vật, ngôn ngữ bất đồng, chị - bằng thiên tính
đàn bà – hằng ngày lau rửa, chuyện trò, hát cho ông chủ nghe. Chất người nguyên
8


ủy, vượt trên những rào cản ngôn ngữ hay thân phận, quốc gia, đã như một phép
màu làm hồi sinh dần dần con người bệnh tật kia. Khi thấy người đàn ông có

những dấu hiệu phục hồi, chị sửng sốt reo vui giống như cái vui của người mẹ thấy
con mình chập chững những bước đi đầu tiên: “Ôi, tay cu à? Tay cu cử động được
rồi à? Đấy, chị biết ngay mà, cu sẽ khỏi bệnh”. Sự phục hồi của người đàn ông
thực sự được đánh dấu bằng “sự sống” ở bộ phận biểu thị nam tính. Hình ảnh
tượng trưng này là ẩn dụ cho một triết lý rất đàn bà của một cây bút nữ: người nam
sẽ trở thành người nam khi gặp gỡ bản tính nữ. Một lần nữa, sau lần chui ra từ lòng
mẹ, người nam được sinh ra nhờ dưỡng khí từ người nữ. Đọc Y Ban, có thể nhận
thấy quan niệm về thiên tính nữ trong tâm thức sáng tạo của ngòi bút nữ này. Đó là
thiên tư làm mẹ, mẫu tính, là khả năng bao bọc, hi sinh, che chở, nuôi dưỡng.
Một trong những biểu hiện cho ý thức nữ quyền trong văn xuôi Y Ban là tác
giả đề cập tới vấn đề tính dục như một phương thức thể hiện bản ngã người phụ
nữ. Đây là cách khai thác về người phụ nữ đầy táo bạo mà không phải đến Y Ban
cũng như văn học đương đại mới có.
Y Ban là một trong những nhà văn nữ đầy bản lĩnh và táo bạo trong việc xử
lí những vấn đề của đời sống hiện đại, đặc biệt là vấn đề về giới. Tác phẩm của bà
là những diễn ngôn về giới, thẳng thắn, tự do đối thoại lại những quan niệm cũ về
cách nhìn các nhà văn nữ và các nhân vật nữ; thẳng thắn đề cập đến sự thức tỉnh cá
nhân, khát vọng bản thể, khẳng định giá trị sống... của chính mình và giới mình
trên diễn đàn văn học nghệ thuật.
3. Hình thức của tác phẩm
3.1. Ngôn ngữ
Khác với sự “mĩ hóa” thế giới trong văn xuôi giai đoạn 1945-1975, văn xuôi
sau 1975 có xu hướng diễn tả thực tại trong những trạng thái tục tằn thô nhám nhất
của nó. Thể loại ngôn từ văn học, theo đây cũng có những biến đổi căn rễ. Xu
hướng thông tục hóa phi thẩm mĩ ngôn từ trong văn xuối sau 1975 trước hết gắn
liền với thái độ giải thiêng của nhà văn: giải thiêng đấng bậc và giải thiêng chính
văn học, và tiếp theo, đây còn là vấn đề quan niệm của nhà văn với ngôn từ. Như
một quy luật, khi tiếng hát trờ thành tiếng nói, tiếng nói trở thành tiếng nói tục,
ngôn ngữ văn xuôi được bình dân hóa, trở về gần với đời thường, cơ bản không
còn sự trang trọng, ước lệ, véo von.

9


Khảo sát truyện ngắn I’am đàn bà Y Ban, có thể nhận thấy, bà sử dụng nhiều
ngôn ngữ thông tục, đời thường: đó là sự dung nhạp của nhiều khẩu ngữ, ngôn ngữ
thô nhám, suống sã, bỗ bã của lời ăn tiếng nói hàng ngày, kể cả những từ ngữ
thông tục, từ tục, cách nói tục và xuất hiện cả ngôn ngữ chợ búa, ngoa ngoắt.
Tính chất thông tục hóa ngôn từ thể hiện qua lời nói của người phụ nữ lam
lũ, ít học, hàng ngày phải đối mặt với cơm áo, gạo tiền. Điều này thể hiện rõ nhất ở
nhân vật thị:
“Ông chủ mở mắt mình đăm đăm lên trần nhà. Thôi thì có người rồi, nói đi
vậy.Có nói tiếng gì trên đời thì ông chủ cũng có nghe được đâu.thị mỉm cười nhìn
vào mặt ông chủ:
- Có biết gì không? Chả biết gì rồi?
- Sao mà đến cơ sự này? Mới chưa đến 40 mà suốt ngày phải nằm trên gường thế
này khó chịu lắm nhẩy?
- Trước đây sao không chịu dạy con cái? Chúng ích kỷ quá, chả chịu chăm nom bố
một tí.Chúng mà chịu chăm nom bố thì khéo mà khỏi bệnh chứ nhẩy.
- Nằm nhiều vậy có mỏi lưng lắm không? Tôi bóp chân bóp tay cho nhé.
- Cái khoản này thì chả có trong hợp đồng đâu nhưng thôi tôi cũng chả biết làm
gì, tôi bóp chân bóp tay cho anh nhé.”
Ngoài ra, không chỉ thể hiện qua lời của nhân vật mà còn ở ngôn ngữ nhân
vật trần thuật của nhà văn:
“Vợ chồng thị tay lam tay làm nổi tiếng trong làng. Trên đất đai nhà thị lúc
nào cũng có cây mọc nhưng đất cằn quá không cho năng xuất cao. Thế là chỉ đủ
cái bỏ mồm. Bọn trẻ thì đang tuổi lớn ăn rào rào như tằm ăn rỗi. Suốt ngày cúi
mặt trên đất kiếm cái ăn mà không biết thiên hạ đã thay đổi quá nhiều.”
Có thể nhận thấy, Y Ban là một nhà văn rất giàu ngôn ngữ xã hội và mang
chúng vào các tác phẩm rất tự nhiên. Qua việc sử dung ngôn ngữ thông tục, đời
thường, giới nhân vật nữ của Y Ban hiện lên thật sống động, gần gũi. Họ thực sự là

những con người của cuộc sống thường nhật.
Một điểm cần chú ý nữa ở nhà văn Y Ban chính là thói quen sử dụng ngôn
ngữ mang tính phiếm chỉ. Điều này đã thể hiện rất rõ ngay từ tên nhân vật chính
trong tác phẩm, Y Ban chỉ gọi tên nhân vật là thị, chỉ duy nhất tên gọi mà không có
họ hay tên đệm và hơn hết từ “thị” là cách để chỉ một người đàn bà nào đó trong
muôn ngàn người đàn bà Việt Nam. Nhân vật của Y Ban chỉ mang một tên gọi
10


chung chung, rất không cụ thể. Dường như đây là ý đồ của nhà văn, nhân vật
không có tên họ cụ thể để như là một đại diện cho vô vàn những trường hợp tương
tự khác trong cuộc sống. Điều này khá hợp lý đối với một nhà văn nữ quyền Như Y
Ban.
3.2. Không – thời gian nghệ thuật
Thời gian trong I am đàn bà là thời gian phi tuyến tính thời gian có sự dịch
chuyển theo dòng suy nghĩ, tâm trạng của nhân vật thị. Thời gian trong tác phẩm
luôn có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Mở đầu tác phẩm là câu chuyện về
việc thị nhặt được thằng Đức trên cành cây và nhận làm con nuôi, sau đó mạch kể
trở lại với hiện tại khi thị bị giam trong phòng giam. Tiếp theo mạch kể lại quay về
thời gian thị giúp việc ở nhà chủ, cũng là thời gian chính xảy ra sự việc và cuối
cùng lại trở về với hiện tại khi thị nằm ở phòng giam.
Không gian trong I am đàn bà cũng không đa dạng mà chỉ bó hẹp trong 3
không gian chính: không gian làng quê nơi thị và gia đình sinh sống, không gian
nhà chủ nơi thị giúp việc và không gian buồng giam của thị. Không gian có sự dịch
chuyển liên tục theo thời gian của mạch truyện.
3.3. Hệ thống biểu tượng
Biểu tượng văn học là các biểu tượng nghệ thuật cấu tạo lại thông qua tín
hiệu ngôn ngữ trong văn học. Do đó, vai trò trước hết của biểu tượng nghệ thuật
trong tác phẩm văn học là bộc lộ những tư tưởng, tình cảm cá nhân của tác giả,
diễn đạt những nội dung tiềm ẩn trong tâm hồn mình.

Trong biểu tượng có bao hàm một điều gì đó mơ hồ, chưa biết hay bị che
dấu đối với chúng ta. Như vậy, biểu tượng trong văn học là một sự vật, hình ảnh
được dựng lên bằng vật chất mang giá trị thẩm mỹ gợi lên những liên tưởng về bản
chất của một sự vật nào đó. Tuy nhiên biểu tượng luôn ở cấp độ cao hơn hình ảnh
và không phải hình ảnh nào cũng là biểu tượng. Có những hình ảnh chỉ mang tính
định danh, gợi sự vật, sự việc như nó vốn có trong thực tế. Nhưng có những hình
ảnh được lựa chọn để đưa vào tác phẩm theo một ý đồ nào đó của tác giả, khi đó
chúng có ý nghĩa rộng hơn và trừu tượng hơn, khác với ý nghĩa ban đầu.
Cùng với sự cộng hưởng của yếu tố văn hóa, lịch sử, biểu tượng trong tác
phẩm luôn mở ra nhiều tầng nghĩa với những chiều kích liên tưởng khác nhau. Nhà
văn thường dụng công xây dựng những biểu tượng thẩm mỹ để tăng cường giá trị
biểu đạt và chiều sâu ý nghĩa cho tác phẩm. Biểu tượng thẩm mỹ luôn luôn chứa
11


khả năng nảy sinh quan niệm, dồn nén các ý nghĩa. Điều này mang đến cho bạn
đọc những khoái cảm trí tuệ, của chiêm nghiệm, cảm giác vừa quen vừa lạ. Và đó
cũng chính là sức hấp dẫn của văn chương.
Biểu tượng thể hiện rõ nhất trong I am đàn bà là biểu tượng tính dục mà cụ
thể ở đây là bộ phân sinh dục nam. Hình ảnh bộ phận sinh dục nam luôn ám ảnh
nhân vật thị trong tác phẩm. Trong quá trình chăm sóc ông chủ, thị đã nhiều lần
tiếp xúc với “con giống, con má” để rồi khơi gợi lên bản năng tính dục trong con
người thị:
“- Cu, ánh mắt cu nhìn chị sao thế?Cu muốn nói gì với chị à?Hay là cu
buồn tiểu. Thị lấy bô hứng vào nhưng con giống con má nó không tiểu. Nó cất cao
đầu gật gù.Thị nhìn đăm đắm vào nó như bị thôi miên.Nó đã lớn bổng lên mập
mạp như củ dong giềng.Người thị bỗng nóng bừng.Thị thấy máu trong người thị
chảy rào rào. Thị lại thấy hai cái tý thị co tròn lại, phía cửa mình nước đang ào
ra.Thị bỏ chạy ra khỏi phòng. Thị ngồi xuống nghế và thấy da mặt mình tê bần.”
Và ngay trong trong giấc mơ, hình ảnh “con giống con má” vẫn luôn ám ảnh

thị:
“Cái chết nữa là đêm ngủ thì thị lại mộng mị.Thị nằm mộng có một người
đàn ông hôn thị khiến cho cảm xúc thèm khát của thị đang ngủ im bật dậy. Thị nhớ
rõ mồn một giấc mơ tối qua là thị đã nắm chặt lấy con giống con má để đưa nó
vào người thị mà không được. Thị tỉnh giấc trong ngất ngây của sự khát thèm.”
Hình ảnh bộ phân sinh dục nam chính là đại diện cho bản năng tính dục
khao khát của người phụ nữ cô đơn, xa quê hương, xa chồng con. Nhân vật thị đã
phải đấu tranh với chính ham muốn của bản thân, là sự giằng xé giữa đạo đức và
bản năng và để rồi cuối cùng thị đã mạnh dạn thỏa mãn ham muốn của chính mình.
Biểu tượng bộ phân sinh dục nam và chi tiết nhân vật thị “vượt rào” đã thể
hiện rõ mong muốn phá bỏ xiềng xích, vùng lên của người phụ nữ mà tác giả Y
Ban luôn mong muốn.
4. Tổng kết
Y Ban đã vận dụng lý thuyết phân tâm học vào việc miêu tả bản năng tính
dục của người phụ nữ. Với lối viết giản dị, có khi đến “bộc tuệch, bộc toạc”, Y Ban
12


không cầu kì trong câu chữ và dụng công trong kĩ thuật “đánh đố” tư duy người
đọc nhưng những trang văn sống động muôn mặt cuộc đời của chị vẫn luôn gây ấn
tượng xúc động mạnh mẽ, sâu sắc với độc giả. Nhà văn “viết về cái xấu, cái ác để
người ta căm ghét nó, muốn sống đẹp hơn, thiện hơn, viết về sự đổ vỡ để gợi lại
niềm tin yêu cuộc sống” (Y Ban). Từ “Phụ nữ xấu không có quà” qua “Bức thư gửi
mẹ Âu Cơ” đến “I am đàn bà”, cây bút này thể hiện một hành trình trăn trở, suy tư,
chiêm nghiệm và sáng tạo không ngừng. Bà đã dần khẳng định được cá tính và
phong cách của mình trong quan điểm nghệ thuật mới mẻ, trong góc nhìn hiện thực
đa chiều, đa diện không ngừng ở bề mặt mà đi đến tận cùng ở bề sâu với nhiều
mảng, miếng khuất lấp, nhức nhối của con người và cuộc sống hiện đại. Tiếp cận
tác phẩm I am đàn bà dưới góc nhìn phân tâm học chính là “đi tìm con người trong
con người, tức là con người vô thức trong khởi nguyên sáng tạo”, đi tìm “phần

chìm của tảng băng trôi trong con người”. Từ nhân vật chính trong truyện ngắn
được soi chiếu dưới góc nhìn phân tâm học, ta hiểu rõ hơn miền ẩn ức sâu kín
trong con người nói chung và trong cõi lòng đàn bà nói riêng, hiểu rõ hơn con
người đời thường, bản năng và con người bi kịch khi mâu thuẫn giữa bản thể và
chức phận.
Mỗi người đàn bà ẩn giấu một số phận. Mỗi nhân vật lại chất chưa bao tâm
huyết và sáng tạo của nhà văn. Đọc I am đàn bà, ta thấm thía và trân trọng hơn tư
tưởng nhân đạo mà cây bút giàu nữ tính Y Ban đem lại.

13



×