Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN - PGD CHƯƠNG DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.54 KB, 23 trang )

Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN (BIDV )- PGD CHƯƠNG DƯƠNG

1.4 Một số quy trình hoạt động chính của BIDV phòng giao dịch Chương Dương.
1.4.1 Quy trình hoạt động huy động vốn.
1.4.1.1 Quy trình huy động vốn tiền gửi thanh toán:
1/ Khi nhận tiền gửi của khách hàng:
-

Khách hàng đến Ngân hàng yêu cầu mở tài khoản tại ngân hàng, thì giao dịch viên có
nhiệm vụ hướng dẫn khách hàng ghi đầy đủ các nội dung trên giấy mở tài khoản và


yêu cầu khách hàng đăng ký chữ ký mẫu của người đại diện theo pháp luật hoặc người
được ủy quyền. Ngân hàng sẽ cấp cho khách hàng một mã số khách hàng – CIF
(Customer Information file) và mở tài khoản tiền gửi thanh toán với số hiệu riêng cho

-

từng chủ tài khoản.
Căn cứ vào giấy nộp tiền (2 liên), bảng kê nộp tiền, kèm theo chứng minh nhân dân
nộp cho giao dịch viên. Giao dịch viên/ thủ quỹ kiểm đếm tiền và kiểm tra số tiền
khách hàng nộp phải khớp đúng với số tiền và số lượng giấy bạc trên bảng kê. Giao
dịch viên sẽ tiến hành tạo giao dịch trên máy và chuyển chưng từ cho Kiểm soát viên
ký duyệt điện trên máy và ký xác nhận vào chứng từ.

2/ Khi phát sinh các khoản làm tăng/ giảm tiền gửi của khác hàng: căn cứ vào các liên
bảng kê, giấy báo tiến hành giao dịch viên tạo giao dịch trên máy.
3/ Ngày 28 hàng tháng, ngân hàng tính lãi tiền gửi không kì hạn cho khách hàng và
nhập lãi tiền gửi vào vốn gốc.
1.4.1.2 Quy trình huy động vốn tiền gửi có kỳ hạn:
1/ Khi nhận tiền gửi có kỳ hạn: Khách hàng lập giấy nộp tiền ghi rõ yêu cầu gửi loại kì
hạn nào kèm theo chứng minh nhân dân. Sau khi nhận đủ tiền sẽ lập sổ tiền gửi có kỳ
hạn yêu cầu khách hàng đăng ký chữ ký mẫu vào chỗ quy định, và lập hợp đồng tiền
gửi cho khách hàng ký và giao cho khách hàng.
2/ Định kỳ: Ngân hàng tính lãi phải trả cho khách hàng và trả cho khách hàng.

1



Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
3/ Đến hạn: khách hàng đến ngân hàng lập giấy lĩnh tiền mặt, căn cứ giấy lĩnh tiền mặt
giao dịch viên trả tiền cho khách hàng và thực hiện giao dịch tất toán cho khách hàng.
4/ Rút vốn trước hạn: Theo nguyên tắc tiền gửi định kỳ không được rút trước hạn.
Trường hợp ngoại lệ nếu được rút trước hạn thì ngân hàng có thể phạt bồi thường
không tính lãi hoặc tính lãi không kì hạn.
1.4.1.3 Quy trình huy động vốn bằng phát hành giấy tờ có giá:
1/ Khi phát hành: có 3 hình thức phát hành giấy tờ có giá là phát hành theo mệnh giá,
phát hành có chiết khấu và phát hành có phụ trội. Khách hàng điền vào giấy đề nghị
mua GTCG theo mẫu của ngân hàng BIDV, xuất trình chứng minh thư nhân dân hoặc

hộ chiếu kèm thị thực nhập cảnh còn hiệu lực. Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng
lấy chữ ký mẫu và thu tiền của khách hàng.
2/ Khi thanh toán: khách hàng xuất trình giấy tờ có giá có giá trị thanh toán kèm theo
chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm thị thực nhập cảnh còn hiệu lực, giao dịch
viên tính lãi và thực hiện thanh toán giấy tờ có giá cho khách hàng.
1.4.2 Quy trình hoạt động cho vay của ngân hàng BIDV PGD Chương Dương
Một quy trình nghiệp vụ cho vay tại ngân hàng BIDV PGD Chương Dương bao
gồm
gồm 4 bước:
1/ Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và thu thập các thông tin về khách hàng:
-


Khi khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng về điều kiện và lập hồ
sơ vay vốn. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, CBTD (Cán bộ tín dụng ) kiểm tra hồ sơ về tính
đầy đủ, chân thực, hợp pháp và thống nhất; lập danh mục hồ sơ.
- Bộ hồ sơ mà khách hàng gửi đến NH bao gồm:
+ Giấy đề nghị vay vốn: KH lập theo mẫu in sẵn của NH, trình bày nhu cầu vay
một cách khái quát về mục đích vay, nhu cầu vốn vay, thời hạn vay, lãi suất, biện
pháp bảo đảm tiền vay.
+ Hồ sơ pháp lý: Bao gồm các tài liệu chứng minh về năng lực pháp luật, năng lực
hành vi dân sự.Các tài liệu này áp dụng đối với các DN vay vốn lần đầu hoặc DN
có sự thay đổi trong quá trình vay vốn.
+ Hồ sơ tài chính khách hàng: BCĐKT (Bảng cân đối kế toán ), báo cáo KQKD
(Kết quả kinh doanh ), thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

2


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
( trong 2 đến 3 năm liên tục gần nhất); báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh lũy
kế từ đầu năm. Ngoài ra còn có 1 số các tài liệu liên quan khác liên quan đến đầu tư
của DN.
+ Hồ sơ về khoản vay: Phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ và các tài liệu khác
liên quan.
+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay (nếu vay có bảo đảm bằng tài sản): bản kê khai về
TSBĐ, các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hợp pháp và đầy đủ đối với TSBĐ,
các văn bản chứng nhận giá trị TSBĐ của các cơ quan thẩm định độc lập

+ Các giấy tờ khác có liên quan đến việc vay vốn
2/ Bước 2: Thẩm định và lập báo cáo thẩm định.
-

Căn cứ vào các thông tin được tổng hợp, cán bộ tín dụng đánh giá để xác định xem
khách hàng có đủ điều kiện vay vốn theo quy định không, từ đó đưa ra ý kiến về việc
cho vay đối với khách hàng.
- Bước này bao gồm có các việc sau:
+ Thẩm định phi tài chính: CBTD đánh giá khách hàng về các vẫn đề: tư cách pháp
nhân và địa vị pháp lý; cách thức, khả năng, kinh nghiệm tổ chức quản lý và điều
hành; uy tín của khách hàng và người điều hành, uy tín, lợi thế kinh doanh và các
thông tin phi tài chính khác: quan hệ tín dụng đối với các tổ chức tín dụng…

+ Phân tích hiện trạng và triển vọng kinh doanh: CBTD phân tích: Phân tích tình
hình sản xuất, Tình hình tiêu thụ và uy tín sản phẩm, Triển vọng của ngành kinh
doanh.
+ Phân tích tình hình tài chính: Phân tích báo cáo tài chính của DN, các thông tin
thu lượm được trong quá trình điều tra tín dụng. Căn cứ vào các chuẩn mực đã
được xây dựng của ngành, của ngân hàng, và của ngân hàng nhà nước, CBTD đưa
ra báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cá nhân vay vốn.
+ Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh: đánh giá tính hợp pháp của mục
đích sử dụng vốn, nhu cầu vốn, nguồn vốn sử dụng, thời gian thực hiện; đánh giá
thị trường tiêu thụ: sản phẩm, dịch vụ, đánh giá nhu cầu thị trường hiện tại và
tương lai,…; Đánh giá nguồn lực và khả năng sản xuất của DN: khả năng cung
cấp nguyên nhiên vật liệu, năng lực của TSCĐ (Tài sản cố định ), công nghệ,

3


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
nguồn nhân lực thực hiện, khẳ năng tổ chức, quản lý sx, mua hàng…; Dự tính hiệu
quả tài chính của p/án: kiểm tra kế hoạch doanh thu, chi phí, xác định hiệu quả của
p/án kd; Đánh giá kế hoạch vay vốn trả nợ: số tiền, thời hạn cho vay, nguồn trả nợ.
+ Xác định khả năng rủi ro của khoản cho vay và các biện pháp phòng ngừa.
+ Thẩm định TSBĐ (Tài sản bảo đảm ) tiền vay (nếu có): về tính hợp pháp, đầy đủ
của tài sản bảo đảm tiền vay, chất lượng và khả năng chuyển đổi thành tiền, xác
định giá trị tài sản bảo đảm tiền vay, khả năng và biện pháp kiểm soát, quản lý của
ngân hàng về tài sản bảo đảm tiền vay.

3/ Bước 3: Quyết định tín dụng : Sau khi phòng thẩm định tín dụng thẩm định xong hồ
sơ tín dụng của khách hàng sẽ chuyển hồ sơ đã thẩm định cho giám đốc chi nhánh để
quyết định tín dụng dựa trên cơ sở : thông tin cập nhật từ thị trường và chính sách tín
dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của nhà nước, nguồn cho vay
của ngân hàng khi ra quyết định, kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng.
4/ Bước 4: Giải ngân : Căn cứ vào kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng, ngân hàng
thực hiện giải ngân, mỗi khi giải ngân phải kèm theo hóa đơn chứng từ.
5/ Bước 5 : Giám sát thu nợ và thanh lý tín dụng : Trong suốt quá trình cho vay cán bộ
tín dụng có trách nhiệm theo dõi quá trinh sử dụng vốn của khách hàng. Khi đến hạn
trả nợ cán bộ tín dụng có trách nhiệm thông báo cho khách hàng để đảm bảo tiến độ
thu hồi nợ. Khi khoản nợ bị quá hạn theo thời gian quy định cán bộ tín dụng có trách
nhiệm xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề.


1.5 Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV phòng giao dịch Chương Dương
Bảng 1.3 : Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2012-2014
ĐVT : triệu đồng
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013
4

Năm 2014



Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
1. Tổng thu

715.015

927.412

1075.905

2. Tổng chi


599.485

752.363

852.502

3. LN trước thuế

115.529

175.048


223.403

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Chương Dương – Hà Nội)
Năm 2013 tổng thu đạt 927.4122 triệu bằng 130% so với năm 2012. Năm 2014
tổng thu đạt 1075.905 triệu đồng, tăng 148.493 triệu đồng tương đương với 16% so
với năm 2013.
Tổng chi năm 2013 đạt 752.3637 triệu, tăng 152.878 triệu, tương ứng với bằng
126% so với năm 2012. Năm 2014 tổng chi đạt mức 852.5022 triệu đồng, tăng
100.1385 triệu, tương đương 13% so với năm 2013.
Qua bảng trên ta thấy lợi nhuận của BIDV Chương Dương trong 3 năm qua là rất
cao: năm 2013 lợi nhuận là 175.048 triệu tăng khoảng 59.518 triệu so với năm 2012.

Năm 2014 tăng so với năm 2013 là 48.354 triệu đồng, tương ứng với lợi nhuận trước
thuế tăng 28% đạt mức 223.403triệu đồng.

5


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM BIDV- CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG
2.1. Hoạt động Huy động vốn
2.1.1. Phân tích khái quát tình hình huy động vốn tại Ngân hàng thương mại đầu

tư và phát triển Việt Nam BIDV- Chi nhánh Chương Dương
Trong bối cảnh kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp, giá vàng, giá ngoại tệ biến
động, cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM, song BIDV Chương Dương vẫn tiếp tục
phát triển ổn định, cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn được bảo đảm.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại NH TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam
BIDV- Chi nhánh Chương Dương- Hà Nội
ĐVT: triệu đồng.
Chỉ tiêu
Vốn
huy
động


Năm
2012
874.667

Năm
2013

Năm
2014

Chênh lệch
2013/2012

số tiền
%

Chênh lệch
2014/2013
số tiền
%

1.734.935 2.108.120 860.268
98,35

373.184


21,51

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán BIDV Chương Dương năm 2012-2014)

Biểu đồ: Tình hình huy động vốn 2012-2014 của BIDV Chương Dương

Từ bảng biến động nguồn vốn và biểu đồ huy động vốn trên ta thấy: Nguồn vốn
huy động của Ngân hàng tăng dần qua các năm: năm 2012 đạt 874.667 triệu đồng,
năm 2013 vốn huy động đạt 1.734.935 triệu đồng, tăng 860.268 triệu đồng ứng với tỷ
lệ tăng là 98,35%. Năm 2014, vốn huy động của ngân hàng tăng lên 373.185 triệu
đồng tương đương với 21,51% so với năm 2013.

Tình hình trên cho thấy: Năm 2013 là năm hoạt động huy động vốn đạt kết quả
rất cao: tỷ lệ tăng so với năm 2012 là 98,35%. Ta thấy mức tăng này là rất lớn, chứng
6


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
tỏ Ngân hàng đã có những nỗ lực và phương án huy động vốn một cách có hiệu quả,
mang lại giá trị cao. Các biện pháp đã được áp dụng để có kết quả như trên là: tăng
cường tìm kiếm những khách hàng mới, mà chủ yếu tập trung vào khách hàng là
doanh nghiệp; áp dụng các biện pháp khéo léo và có những tiện ích đi kèm sản phẩm
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Tiếp tục duy trì lượng khách hàng dân cư vốn
có....

Năm 2014, với định hướng phát triển mới theo hướng chú trọng vào thị phần bán
lẻ, BIDV Chương Dương đã tận dụng tốt ưu thế của mình mặc dù lãi suất huy động
những tháng cuối năm 2014 khá thấp (khoảng 4,5 – 6%/năm) và đạt được kết quả huy
động vốn trong năm 2014 là tổng vốn huy động của BIDV Chương Dương đạt
2.108.120 tỷ đồng tăng lên 373.185 tỷ đồng tương đương với tỷ lệ tăng là 21,51%.
Tóm lại: Vốn huy động của ngân hàng đã có sự tăng trưởng về số lượng để thoả
mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngày càng
tăng của ngân hàng.
2.1.2. Thực trạng huy động vốn theo tình hình kinh tế
Bảng 2.2 Thực trạng huy động vốn theo tình hình kinh tế của BIDV Chương Dương
ĐVT: triệu đồng.


DN

200.457

986.562

937.363

Chênh lệch
2013/2012
số tiền
%

786.105
392.2

Dân


664.198

638.293

655.773


-25.905

-3.9

17.480

2.74

Khác

10.011


110.079

514.982

100.068

999.6

404.903

367.83


Tổng

874.667

1.734.935 2.108.120 860.268

98.4

373.184

0.02


Chỉ
tiêu

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014


Chênh lệch
2014/2013
số tiền
%
-49.198
-4.99

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Ngân hàng BIDV Chương Dương năm 2012–2014)

Biểu đồ: Thực trạng huy động vốn theo tình hình kinh tế của BIDV Chương Dương
năm 2012-2014


7


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
Qua bảng biểu trên ta thấy: về cơ bản những năm sau có nguồn vốn huy động với
cơ cấu tốt hơn năm trước, đến năm 2014 đã có nguồn huy động đa dạng, không còn bị
phụ thuộc vào nguồn chủ yếu là dân cư như năm 2012 và 2013. Cụ thể:
*) Nguồn vốn huy động từ doanh nghiệp: tăng lên một cách nhanh chóng, nhất là
năm 2013: tăng 714.641 triệu đồng với mức tăng 392,16% so với năm 2012 là 182.234
triệu đồng. Có được kết quả này là do sự cố gắng của ban lãnh đạo Ngân hàng cũng
như toàn thể cán bộ trong công tác tìm kiếm và vận động khách hàng doanh nghiệp.
Bước sang năm 2014 nguồn này bị giảm đi 44.726 triệu đồng tương đương giảm

4,99% so với năm 2013 là 896.875 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2014 lãi
suất huy động vốn luôn ở mức thấp khiến cho các doanh nghiệp muốn rút tiền ra đầu
tư nhiều hơn để sinh lời.
*)Nguồn vốn huy động từ dân cư: Năm 2013, nguồn vốn huy động này chỉ còn
580.267 triệu đồng giảm đi 23.550 triệu đồng tương đương với mức giảm 3,9% so với
năm 2012. Nguyên nhân là do nhiều hộ sau thời gian gửi đã rút về để dùng cho những
hoạt động khác như: xây nhà, mua sắm thêm tiện nghi trong gia đình.... Năm 2014,
mặc dù lãi suất tiền gửi luôn ở mức thấp 4-6%/năm nhưng vốn huy động từ dân cư vẫn
có mức tăng nhẹ là 15.891 triệu đồng tăng 2,74% so với năm 2013, đạt mức 596.158
triệu đồng. Điều này cho thấy trong năm 2014, cán bộ và nhân viên ngân hàng BIDV
Chương Dương đã làm đa dạng nguồn vốn huy động, Ngân hàng sẽ không bị phụ
thuộc vào một nguồn huy động từ dân cư hay doanh nghiệp như trước đây.

2.1.3 Thực trạng huy động vốn theo kỳ hạn.
Hiện tại, Ngân hàng TMCP An Bình đã có các sản phẩm huy động vốn đa dạng
với nhiều kỳ hạn khác nhau cho khách hàng lựa chọn. Quy mô và cơ cấu vốn huy động
theo kỳ hạn được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.3: Thực trạng huy động vốn theo kỳ hạn của ABBank – PGD Quán Thánh
ĐVT: triệu đồng.
Khoản mục

Năm 2012
Số tiền
%


Năm 2013
Số tiền
%
8

Năm 2014
Số tiền
%


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
1.TG KKH


46.791

2.TG CKH <12 tháng
3.TG CKH từ 12 đến
<24 tháng
Tổng

5,00

222.392


13,00

253.844

12,00

730.007 83,00

818.610

47,00


831.409

39,00

97.868

11,00

693.932

40,00


49,00

874.66
7

100,0

1.734.93
5

100,0


1.022.86
5
2.108.12
0

0

0

100,00

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của BIDV Chương Dương năm 2012–2014)


Biểu đồ: Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn năm 2012-2014

Tổng quát ta thấy: năm 2012 nguồn vốn chủ yếu mà Ngân hàng huy động được
là nguồn vốn có kỳ hạn ngắn chiếm 83,00% tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
Đây là năm mà các sản phẩm huy động vốn ngắn hạn phát huy hiệu quả cao, tạo cho
Ngân hàng có nguồn vốn dồi dào để cho vay ngắn hạn. Nhưng đây cũng chính là khó
khăn vì tỷ trọng nguồn huy động dài hạn còn ít nên hạn chế việc Ngân hàng xem xét
cho vay dài hạn với các khách hàng có nhu cầu. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã quá
chú trọng vào việc phát triển sản phẩm huy động ngắn hạn mà chưa quan tâm đúng
mức tới các sản phẩm huy động dài hạn.
Sang tới năm 2013 là năm mà Ngân hàng đã có bước nhảy vọt về lượng vốn huy

động được: quy mô của các hình thức huy động đều tăng với số lượng lớn. Nhưng đây
cũng là năm mà tỷ trọng của nguồn vốn huy động thay đổi đáng kể: trong năm trước tỷ
trọng của nguồn ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao (cụ thể là 83,00%) thì năm 2013 lại sụt giảm
còn 47,00%. Tỷ trọng của nguồn huy động dài hạn đã tăng lên 40% tổng nguồn huy
động và nguồn KKH cũng tăng lên 12,00%. Đây là tín hiệu tốt cho Ngân hàng vì đã
có nguồn vốn dồi dào cho cả khách hàng có nhu cầu vay ngắn hạn cũng như dài hạn. Ở
đây ta cũng thấy nguồn KKH tỷ trọng tăng gấp đôi so với những năm trước: Ngân
9


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
hàng phải trả ít chi phí sử dụng hơn cho nguồn vốn này nhưng nguồn vốn này lại

không ổn định và khi tỷ trọng của nó tăng lên cũng làm giảm tỷ trọng của nguồn CKH
– là nguồn quan trọng và ổn định để từ đó Ngân hàng có thể đưa ra kế hoạch sử dụng
sao cho có hiệu quả nhất.
Năm 2014, với chính sách tăng vốn huy động dài hạn BIDV Chương Dương đã
tiếp tục tăng tỷ lệ vốn dài hạn lên 48,00%, giảm tỷ trọng 2 nguồn vốn còn lại xuống
chỉ còn 12,00% với vốn không kì hạn và 39,00% với vốn có kỳ hạn ngắn hạn. Nguồn
dài hạn tăng lên làm chi phí cho việc huy động vốn cũng tăng, trong khi lượng khách
hàng có nhu cầu về vay vốn đầu tư dài hạn giảm thì chi phí này gây bất lợi cho Ngân
hàng. Hơn nữa, tuy tỷ trọng và quy mô nguồn vốn có tăng nhưng mức tăng lại không
lớn, và ta thấy là thấp hơn rất nhiều lần so với năm 2013. Nguyên nhân là do Ngân
hàng chưa mở rộng được thị phần của mình trên địa bàn, khách hàng chủ yếu là khách
hàng cũ mà chưa có biện pháp để thu hút các khách hàng tiềm năng mới. Cụ thể:

2.1.3.1 Về huy động tiền gửi KKH:
Việc huy động tiền gửi KKH từ các đối tượng khách hàng trong nền kinh tế được
cụ thể hoá qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.4: Huy động tiền gửi không kỳ hạn
Đơn vị: triệu đồng.
Khoản mục

Năm 2012
Số tiền

TG KKH


46.791

- Doanh nghiệp

43.468

- Dân cư

3.323

%
100,00

93,00
7,00

Năm 2013

Năm 2014

Số tiền

%

Số tiền


%

222.392

100,00

253.844

100,00

222.372


99,99

252.689

99,54

19

0,01

1.15


0,46

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của BIDV Chương Dương năm 2012 –2014)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: vốn huy động tiền gửi KKH chủ yếu là từ các
10


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
doanh nghiệp, chiếm tỷ trọng cao từ 92% - 99%. Nguyên nhân là do dân cư chưa có
thói quen dùng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt mà các dịch vụ này chủ

yếu dành cho các doanh nghiệp. Ngân hàng cũng đã mở rộng thêm quy mô của loại
hình huy động này bằng các biện pháp tăng cường việc mở thẻ và các dịch vụ thanh
toán cho khách hàng, qua đó thu hút được nguồn vốn này với chi phí thấp hơn nhiều
so với tiền gửi CKH.

2.1.3.2 Về huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn (dưới 12 tháng)
Việc huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn của Ngân hàng từ các đối tượng khách
hàng khác nhau của Ngân hàng được cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.5: Huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn
Đơn vị: triệu đồng.
Năm 2012
Năm 2013

Năm 2014
Số tiền
%
Số tiền
%
Số tiền
%
TG CKH <12 tháng 730.007
100,00 818.610
100,00 831.409
100,00
Khoản mục


- DN

154.800

21,21 229.002

27,97

173.996

20,93


- Dân cư

565.306

77,44 541.008

66,09 502.945

60,49

- Khác


9.9

1,36 48.599

5,94

154.467

18,58

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của BIDV Chương Dương năm 2012–2014)

Qua bảng số liệu ta thấy: việc huy động tiền gửi CKH ngắn chủ yếu tập trung
vào đối tượng dân cư, chiếm khoảng 60% - 77%. Tuy vậy nguồn huy động này có xu
hướng giảm dần qua các năm. Với đối tượng là doanh nghiệp thì nguồn huy động này
được duy trì khá đều với tỷ lệ từ 20% đến 27%. Còn việc huy động từ các đối tượng
khác đã có sự tiến bộ vượt bậc, tăng nhanh qua các năm: năm 2012 chỉ chiếm 1,36%
tổng nguồn huy động CKH ngắn thì năm 2014 đã tăng lên 18,58%. Đây là điểm đáng
ghi nhận của Ngân hàng trong việc đa dạng hoá đối tượng huy động vốn.
2.1.3.3 Về huy động tiền gửi có kỳ hạn dài ( trên 12 tháng)
11


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1

Việc huy động tiền gửi có kỳ hạn dài của Ngân hàng từ các đối tượng khách
hàng khác n
Bảng 2.6: Huy động tiền gửi có kỳ hạn dài

Đơn vị: triệu đồng.
Khoản mục
TG CKH
>12 tháng
- DN
- Dân cư
- Khác


Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Số tiền

%

Số tiền


%

Số tiền

%

97.8681

100,00

693.9328


100,00

1022.8658

100,00

2.1879
95.5691
111.1

2,24
97,65

0,11

535.1874
97.2653
61.4801

77,12
14,02
8,86

510.6772
151.6735

360.5151

49,93
14,83
35,25

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của BIDV Chương Dương năm 2012–2014)

Qua bảng trên ta thấy: nguồn huy động dài hạn của Ngân hàng trong năm 2012
chủ yếu là từ dân cư chiếm 97,75% tổng nguồn dài hạn, tuy nhiên quy mô vốn lại nhỏ
bé. Năm 2013, Ngân hàng đã tăng được cả quy mô và tỷ trọng của đối tượng khách
hàng là doanh nghiệp lên 486 tỷ đồng ứng với 77,04% tổng nguồn dài hạn, nguồn vốn

từ dân cư vẫn duy trì được ở mức 97.265 triệu đồng có tăng so với năm 2012 tuy nhiên
là không đáng kể so với nguồn vốn từ doanh nghiệp. Đây là thành tích tốt của Ngân
hàng. Năm 2014, thì tỷ trọng nguồn huy động từ khách hàng doanh nghiệp giảm
xuống nhưng nguồn từ các đối tượng khác lại tăng nhanh: đạt 360.515 triệu đồng ứng
với tỷ trọng 35,25% tổng nguồn dài hạn. Như vậy không những quy mô tăng lên mà sự
đa dạng về đối tượng huy động cũng đã được Ngân hàng làm rất tốt.

2.1.4. Thực trạng huy động vốn theo loại tiền
Nguồn huy động theo nội, ngoại tệ của BIDV Chương Dương được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội, ngoại tệ
Đơn vị: triệu đồng.


12


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1

Chỉ tiêu
Nội tệ

Năm
2012


Năm 2013Năm 2014

Chênh lệch

2013/2012
số tiền
%

2014/2013
số tiền
%


701.618 1.016.595 1.607.225 314.977

Ngoại tệ quy 173.048 718.339
VNĐ
Tổng

Chênh lệch

500.894 545.290

874.667 1.734.935 2.108.120 860.268


44,89

590.629

58,10

315,11

-217.444 -30,27

98,35


373.184

21,51

( Nguồn: Bảng cân đối kế toán của BIDV Chương Dương năm 2012–2014)

Qua bảng trên ta thấy: Nguồn vốn huy động chủ yếu của Ngân hàng là VNĐ.
Nguồn này tăng dần qua các năm: năm 2012 đạt 701.618 triệu đồng. Năm 2013 đạt
1.016.595 triệu đồng tăng so với 2012 là 314.977 triệu đồng ứng với mức tăng
44,89%. Năm 2014 đạt 1.607.225 triệu đồng tăng 590.629 triệu đồng so với năm 2013,
ứng với mức tăng là 58,10%. Kết quả này đạt được vì các khách hàng chủ yếu của
Ngân hàng là người Việt Nam, họ có thói quen dùng VNĐ, hơn nữa lãi suất VNĐ huy

động trong những năm gần đây cũng có chiều hướng tăng. Đây là điều kiện tốt cho
Ngân hàng cho vay các khách hàng trong nước vì họ chủ yếu vay vốn bằng VNĐ.
Nguồn huy động ngoại tệ : năm 2013 so với 2012 có mức tăng cao: tăng 495.719
triệu đồng ứng với mức tăng là 315,11%. Nguyên nhân là do năm 2013 lãi suất đồng
ngoại tệ tăng lên nên nhiều khách hàng đã chọn gửi tiền bằng ngoại tệ. Tuy nhiên sang
năm 2014 nguồn huy động bằng ngoại tệ lại giảm 217.444 triệu đồng ứng với mức
giảm 30,27%. Nguyên nhân là do lãi suất đã biến đổi trái chiều so với 2013. Tuy vậy
chúng ta thấy so với năm 2012 thì nguồn huy động bằng ngoại tệ đã tăng lên đáng kể,
tạo điều kiện cho Ngân hàng mở rộng huy động ngoại tệ và các dịch vụ khác liên quan
đến ngoại tệ.

13



Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
2.1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của huy động vốn.
2.1.5.1 Huy động vốn theo kế hoạch.
Trong những năm qua hoạt động huy động vốn của BIDV Chương Dương đã đạt
được những thành tích tốt. Nguồn vốn của ngân hàng luôn được cải thiện, tuy không
hoàn thành kế hoạch đăt ra nhưng trong thời kỳ khó khăn trong giai đoạn 2012 - 2014
chi nhánh vẫn đạt được tỷ lệ cao. Ta có thể thấy qua bảng sau:
Bảng 2.8: Khối lượng vốn huy động theo kế hoạch.
ĐVT: triệu đồng.
Chỉ tiêu

Nguồn vốn huy động theo kế hoạch
Nguồn vốn thực tế huy động được
Đạt kế hoạch (%)

Năm 2012 Năm 2013

Năm 2014

1.046.628 1.914.939

2.687.900


874.667

1.734.935

2.108.120

83.57

90.6

78.43


(Nguồn số liệu: BIDV Chương Dương giai đoạn từ 2012- 2014 )
Là một chi nhánh của một ngân hàng TMCP, vậy nên BIDV Chương Dương có
áp lực về doanh số là rất lớn chính vì thế mà chi nhánh luôn gắng hết sức để hoàn
thành kế hoạch đặt ra, đội ngũ nhân viên với phong cách phục vụ văn minh, lịch sự,
đúng quy trình, tận tình, chu đáo đã chiếm được lòng tin của số lượng khách hàng
ngày càng tăng. Đây là cơ sở giúp cho Ngân hàng có số dư tiền gửi tăng mặc dù lãi
suất huy động thay đổi thường xuyên do tình hình kinh tế và lãi suất cạnh tranh của
các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Trong 2 năm 2012 và 2013 tỷ lệ đạt kế hoạch
lần lượt là 83,57% và 90,6% là một tỷ lên khá cao vì trong tình hình hiện tại các ngân
hàng luôn đặt mức kế hoạch cao để thúc đẩy toàn bộ phát huy hết nguồn lực để kinh
doanh một cách tốt nhất.
Công tác huy động vốn luôn là tiền đề để thực hiện các nhiệm vụ của ngân hàng,

là bước cơ bản đầu tiên trong suốt quá trình kinh doanh của ngân hàng. Chính vì vậy
mà việc cạnh tranh, thu hút khách hàng gửi tiền là vấn đề sống còn đối với bản thân
14


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
mỗi ngân hàng. Hiểu rõ như vậy nên BIDV Chương Dương luôn cải tiến mở rộng các
hình thức huy động vốn một cách linh hoạt theo xu hướng chung của thị trường, tích
cực đổi mới phong cách phục vụ để khai thác có hiệu quả mọi nguồn vốn trên địa bàn
cho các nhu cầu kinh tế. Chi nhánh nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân dưới hình
thức mở tài khoản tiền gửi, huy động tiết kiệm với các thể thức tiết kiệm không kỳ
hạn, tiết kiệm có kỳ hạn các loại, tiết kiệm hưởng lãi bậc thang, tiết kiệm gửi góp, tiết

kiệm dự thưởng... Ngoài ra ngân hàng còn phát hành kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi theo
từng thời kỳ.
2.1.5.2 Về chi phí huy động vốn.
Chi phí huy động bao gồm ngoài phần lãi phải trả còn có những khoản khác như:
lương nhân viên, trang bị máy đếm tiền, máy soi tiền, tiền thuê trụ sở, các chi phí hành
chính khác... Ngoài ra trong thời kỳ cạnh tranh cao thì chi phí cho quảng cáo, đào tạo
nguồn nhân lực, chi phí cho các sản phẩm và dịch vụ mới cũng chiếm khá nhiều tuy
nhiên thì trong đó phần lãi phải trả là bộ phận chủ yếu của chi phí huy động. Chi
nhánh huy động vốn theo khung lãi suất do NHNN quy định cho các ngân hàng
TMCP.
Bảng 2.9: Lãi suất chênh lệch bình quân
ĐVT: %/ năm.

Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

1. Lãi suất đầu vào bình quân

9.513


7.038

5.22

2. Lãi suất đầu ra bình quân

11.934

9.198

8.37


2.421

2.16

3.15

Chênh lệch

(Nguồn số liệu: Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Chương Dương )
Qua bảng trên ta thấy mức chênh lệch giữa lãi suất đầu vào bình quân và lãi suất
đầu ra bình quân được thay đổi từ 2.42% năm 2012 lên đến 3.15% năm 2014 điều này
đã thể hiện sự thay đổi về tình hình kinh tế cũng như mặt bằng lãi suất, cơ cấu huy

15


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
động và dư nợ của chi nhánh. Tuy nhiên mức lãi suất đầu ra và đầu vào bình quân của
các năm là khác nhau thay đổi để thích hợp với tình hình kinh tế và các chủ chương
điều hành của NHNN. Chúng ta có thể thấy mức mức chênh lệch về lãi suất này càng
lớn càng có lợi cho Ngân hàng và đem lại nguồn lợi nhuận cho Ngân hàng trong hoạt
động kinh doanh tiền tệ. Trong giai đoạn kinh tế hết sức khó khăn, biến đổi liên tục thì
việc duy trì mức chênh lệch bình quân có ý nghĩa sống còn đối với Ngân hàng.
Trên con đường hội nhập và phát triển, nguồn vốn cần cho đầu tư, phát triển kinh
tế là luôn cần thiết. Trong khi các đơn vị khác, việc huy động vốn gặp khó khăn và để

tăng sức cạnh tranh, họ luôn tăng lãi suất huy động. BIDV Chương Dương với lãi suất
huy động không cao hơn, song lại huy động được một nguồn vốn lớn, đã chứng tỏ
được uy tín của mình đối với khách hàng, tạo vị thế phát triển vững chắc.
2.2 Hoạt động sử dụng vốn.
2.2.1 Khái quát hoạt động cho vay của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam – PGD
Chương Dương
Trong điều kiện tình hình kinh tế trong nước và thế giới có nhiều diễn biến không
thuận lợi, sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn ngày càng
mạnh hơn, nên hoạt động tín dụng đã gặp rất nhiều thách thức. Trên cơ sở chọn lọc
khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu
kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả
kinh tế, và thực hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành, cũng như sự tăng

trưởng mạnh mẽ về nguồn vốn, hoạt động tín dụng và đầu tư của Chi nhánh cũng thu
được những kết quả khả quan như sau:

Bảng 2.10: Khái quát hoạt động cho vay của BIDV Chương Dương
ĐVT: triệu đồng.
Chỉ tiêu

Năm

Năm 2013Năm 2014So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013
16



Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
Chênh

2012
Doanh số cho
vay
Doanh số thu
nợ
Dư nợ

lệch


%

Chênh
lệch

%

679.862 1.362.364 1.156.663 682.501

100,39% -205.701


-15%

661.631 1.128.948 982.062

467.317

70,63% -146.886

-13%

3.283


1.409

42,91% 1.745

37%

4.692

6.438

(Nguồn báo cáo kết quả kinh doanh của BIDV Chương Dương )
Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều dấu hiệu phục hồi, các doanh

nghiệp còn tồn tại được sau khủng hoảng đã tái cơ cấu và đạt được những kết quả kinh
doanh tốt hơn, bên cạnh đó bản thân BIDV Chương Dương cũng có những bước điều
chỉnh cộng với các chính sách trong cho vay tốt hơn giúp ngân hàng tìm kiếm được
nhiều khách hàng hơn năm 2012. Điều này làm cho doanh số cho vay của ngân hàng
đạt mức tăng 682.501 triệu đồng tương đương với 100,39% so với năm 2012 là
679.862 triệu đồng. Doanh số thu nợ của ngân hàng trong năm 2013 là 1.128.948 triệu
đồng tăng 467.317 triệu đồng tương đương với 70,63%. Dư nợ cho vay trong năm
2013 là 4.692 triệu đồng tăng lên 1.409 triệu đồng ứng với 42,91% so với năm 2012.
Bước sang năm 2014, tổng doanh số cho vay là 1.156.663 giảm đi 205.701 triệu
đồng ứng với mức giảm 15% so với năm 2013. Doanh số thu nợ là 982.062 triệu đồng
giảm đi 146.886 triệu đồng ứng với mức giảm 13% so với năm 2013. Dư nợ của ngân
hàng là 6.438 triệu đồng tăng lên 1.745 triệu đồng ứng với 37% so với năm 2013.

Doanh số cho vay giảm, doanh số thu nợ giảm, dư nợ tăng điều này cho thấy trong
năm 2014 ngân hàng đang gặp vấn đề lớn trong hoạt động cho vay. Sở dĩ có điều này
là do năm 2014 là một năm kinh tế gặp nhiều khó khăn, mặc dù nhà nước đã có những
biện pháp kích cầu nền kinh tế tuy nhiên do e ngại nợ xấu cũng như rủi ro trong cho
vay nên ngân hàng luôn rất thận trọng trong hoạt động cho vay của mình.
2.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay theo thành phần kinh tế tại BIDV Chương
Dương
Bảng 2.11: Cho vay theo thành phần kinh tế tại ABBank – PGD Quán Thánh.
17


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1

ĐVT: triệu đồng.
Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Chỉ tiêu
Số tiền

Tỷ trọng


Số tiền

Tỷ trọng

Số tiền

Tỷ trọng

Tổng dư
nợ

3.283


100%

4.692

100%

6.438

100%

Doanh

nghiệp

2.987

90,99%

4.082

86,99%

5.745


89,24%

Cá nhân

295,9

9,01%

610,5

13,01%


693

10,76%

(Nguồn: BIDV Chương Dương )
Từ bảng trên ta thấy, các năm qua tỷ lệ cho vay doanh nghiệp trong tổng dư nợ
của phòng giao dịch vẫn chiếm tỷ lệ cao trên 78% cho thấy các khách hàng chính của
phòng giao dịch vẫn là khách hàng doanh nghiệp.
Năm 2012, khách hàng cá nhân của phòng giao dịch chỉ chiếm 295,9 triệu đồng
trong tổng dư nợ chiếm 9,01%. Đến năm 2013 con số này đã tăng lên 610,5 triệu đồng
tương đương với 13,01% trong tổng dư nợ. Năm 2014 dư nợ cho vay đối với cá nhân
của chi nhánh tiếp tục tăng lên 693 triệu đồng tuy nhiên lại chỉ chiếm 10,76% trong

tổng dư nợ cho vay. Điều này cho thấy mặc dù phòng giao dịch đã có sự phát triển về
lĩnh vực cho vay cá nhân tuy nhiên là chưa thực sự hiệu quả, nguyên nhân có thể kể
đến một phần đáng kể do điều kiện cho vay đối với các cá nhân trong giai đoạn này
khá khó khăn.

18


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay theo cơ cấu ngành nghề tại BIDV Chương
Dương
Bảng 2.12: Cho vay theo cơ cấu ngành nghề tại BIDV Chương Dương

ĐVT: triệu đồng.
Năm 2012
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2013
Tỷ
Số tiền
trọng

Năm 2014

Tỷ
Số tiền
trọng

Tổng dư nợ

3.283

4.692

100%


6.438

100%

Công nghiệp chế biến,
khai thác mỏ

693

21,10%

652


13,90%

2.163

33,60%

Thương nghiệp

89

2,70%


201

4,30%

154

2,40%

Xây dựng

220


6,70%

680

14,50%

586

9,10%

Sản xuất thủ công nghiệp


946

28,80%

1.581

33,70%

2.053

31,90%


Vận tải, kho bãi, thông
tin liên lạc

1.169

35,60%

1.145

24,40%


1.178

18,30%

Nông, lâm nghiệp, thủy
sản

-

0.0%

-


0.0%

-

0,10%

Hoạt động khác

167

5,10%


431

9,10%

295

4,70%

Chỉ tiêu

100%


(Nguồn: BIDV Chương Dương )
Vốn tín dụng của BIDV trong những năm qua luôn đóng vai trò quan trọng trong
việc hỗ trợ nhiều ngành kinh tế phát triển và là Ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho các
dự án lớn của đất nước trong công cuộc đổi mới đất nước.
Trong cơ cấu dư nợ, BIDV luôn ưu tiên đầu tư vào các ngành kinh tế then
chốt, mang tính ổn định cao như các ngành công nghiệp chế biến, khai thác mỏ, sản
xuất. Bên cạnh đó, ít đầu tư vào các mảng các mảng như nông lâm ngư nghiệp vì không
phù hợp với đặc điểm vùng mà chi nhánh đặt tại.
19



Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
2.2.3 Thực trạng hoạt động cho vay theo thời hạn tại BIDV Chương Dương
Bảng 2.13: Cho vay theo thời hạn tại BIDV Chương Dương
ĐVT: triệu đồng.
Năm 2012
Chỉ tiêu
Số tiền
Tổng dư nợ

Tỷ
trọng


Năm 2013
Số tiền

Tỷ
trọng

Năm 2014
Số tiền

So sánh

So sánh


2013/2012 2014/2013

Tỷ
trọng
1.409

1.745

962 29,30% 1.403 29,90% 2.504 38,90%

441


1.101

Trung, dài hạn 2.321 70,70% 3.289 70,10% 3.933 61,10%

968

644

Ngắn hạn

3.283 100% 4.692 100% 6.438 100%


(Nguồn: BIDV Chương Dương )
Trong giai đoạn từ năm 2012 - 2014, tỷ lệ dư nợ trung và dài hạn trong tổng
dư nợ của phòng giao dịch luôn đạt ở mức khá cao. Dư nợ trung và dài hạn chiếm ở
mức cao như vậy do trong giai đoạn này, chi nhánh đã tài trợ cho nhiều dự án lớn.
Năm 2013, dư nợ cho vay trung và dài hạn của phòng giao dịch đạt mức 3.289 triệu
đồng chiếm 70,10% trong tổng dư nợ, tăng lên 968 triệu đồng so với năm 2012. Kết
cấu dư nợ ngắn hạn và trung dài hạn không có sự thay đổi đáng kể so với năm 2012.
Năm 2014, dư nợ cho vay trung và dài hạn của phòng giao dịch tăng lên thành
3.933 triệu đồng chiếm 61,10% trong tổng dư nợ, tăng lên 644 triệu đồng so với năm
2013. Kết cấu dư nợ dài hạn trong tổng dư nợ giảm đi 9% do trong giai đoạn này chủ
trương của BIDV Chương Dương là cho vay an toàn giảm thiểu rủi ro nên chi nhánh

tăng cường cho vay ngắn hạn nhiều hơn, cho vay trung và dài hạn vẫn tập trung duy
trì các công trình cho vay ban đầu.

20


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
2.2.3 Thực trạng dư nợ quá hạn tại BIDV Chương Dương.
Bảng 2.14: Dư nợ quá hạn tại BIDV Chương Dương.
ĐVT: triệu đồng.
Năm 2012
Chỉ tiêu


Năm 2013

So sánh
2013/2012

Năm 2014

So sánh
2014/2013

Số

tiền

Tỷ
trọng

Số
tiền

Tỷ
trọng

Số

tiền

Tỷ
trọng

+/-

%

+/-

%


Tổng dư
nợ

3.283

100%

4.692

100%


6.438

100%

1.4091

42,9

1.745

37,2


Nợ nhóm 1

2.955

90,0%

3.847

82,0%

5.408


84,0%

893

30,2

1.559

40,5

Nợ nhóm 2


269

8,2%

427

9,1%

699

10,9%


158

58,6

272

63,7

Nợ nhóm 3

50


1,5%

70

1,5%

106

1,7%

19


39,2

36

51,9

Nợ nhóm 4

17

0,3%


200

4,3%

72

1,1%

182

1.035,8


0,0%

146

3,1%

150

2,4%

146


-

Nợ nhóm 5

-

-127
4

(63,9)
3,0


(Nguồn: BIDV Chương Dương )
Dư nợ quá hạn trong 3 năm 2012 – 2014 của phòng giao dịch luôn ở mức cao,
năm 2012 khoảng 10%, năm 2013 tăng lên 18% và năm 2014 còn 16%. Dư nợ xấu của
doanh nghiệp (nợ nhóm 3-4-5) của doanh nghiệp cũng tăng nhanh từ 1,8% năm 2012
tăng lên 5,8% năm 2013 và 2,8% năm 2014. Cụ thể:
Năm 2013, Nợ nhóm 1 của phòng giao dịch là 3.847 triệu đồng tăng lên 893
triệu đồng ứng với mức tăng 30,2%, nợ nhóm 2 là 427 triệu đồng tăng lên 158 triệu
đồng ứng với mức tăng là 58,6%, nợ nhóm 3 tăng lên 19 triệu đồng tăng 39,2%, nợ
nhóm 4 tăng lên 182 triệu đồng ứng với mức tăng là 1.035,8%, nợ nhóm 5 tăng lên
146 triệu đồng so với năm 2012.
Năm 2014, nợ nhóm 1 của phòng giao dịch là 5.408 triệu đồng tăng lên 1.559
triệu đồng ứng với mức tăng 40,5%, nợ nhóm 2 là 699 triệu đồng tăng lên 272 triệu

đồng ứng với 63,7%, nợ nhóm 3 là 106 triệu đồng tăng lên 36 triệu đồng ứng với
51,19%, nợ nhóm 4 là 72 triệu đồng giảm đi 127 triệu đồng ứng với mức giảm 63,9%,
nợ nhóm 5 là 150 triệu đồng tăng lên 4 triệu ứng với 3% so với năm 2013.

21


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1
Nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn của phòng giao dịch luôn ở mức cao như vậy
chủ yếu là do trong giai đoạn 2012-2014 nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn khó
khăn, các doanh nghiệp và ngân hàng đều đang thực hiện cải tổ và cơ cấu lại. Cạnh
tranh giữa các ngân hàng trong giai đoạn gay gắt, các ngân hàng đều rất thận trọng

trong việc cho vay đối với các doanh nghiệp.

Mục Lục

22


Sv: Hoàng Thị Hoa- Lớp Đ7 TCNH1

23




×