Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM LÃNH đạo xây DỰNG các tổ CHỨC QUÂN sự TRONG đấu TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN từ 1930 đến 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (424.54 KB, 100 trang )

MỤC LỤC

Trang
3

MỞ ĐẦU

Chương 1 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC QUÂN SỰ TRONG ĐẤU
TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)

8

1.1 Cơ sở lý luận, thực tiễn xác định quan điểm của
Đảng về xây dựng tổ chức quân sự cách mạng

8

1.2 Quá trình hình thành quan điểm cơ bản của Đảng về xây
dựng các tổ chức quân sự trong đấu tranh giành chính quyền

17

Chương 2 ĐẢNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG CÁC TỔ CHỨC QUÂN
SỰ THỜI KỲ ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN
(1930 – 1945) VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

41

2.1 Đảng chỉ đạo xây dựng các tổ chức quân sự thời kỳ đấu
tranh giành chính quyền



41

2.2 Một số kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn Đảng lãnh đạo
xây dựng các tổ chức quân sự thời kỳ đấu tranh giành
chính quyền

71

KẾT LUẬN

86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

89

PHỤ LỤC

94


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hơn 85 năm qua, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo xây dựng Quân
đội nhân dân Việt Nam, một quân đội kiểu mới – Quân đội của dân, do dân,
vì dân. Đó là một đội quân trăm trận trăm thắng, được tôi luyện trong lò lửa
đấu tranh cách mạng của dân tộc, lập lên những chiến công rực rỡ. Dưới sự

lãnh đạo của Đảng, Quân đội ta không ngừng được xây dựng và trưởng thành.
Lịch sử quân đội trở thành một đối tượng nghiên cứu của khoa học quân sự và
lịch sử quân sự, của khoa học xã hội và nhân văn Việt Nam thời hiện đại,
không chỉ giới khoa học trong nước, mà còn được giới khoa học nhiều nước
trên thế giới quan tâm nghiên cứu.
Dưới góc độ bộ môn Lịch sử Đảng, nghiên cứu về quá trình Đảng
Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng các tổ chức quân sự trong thời kỳ
đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945) là vấn đề quan trọng, cần làm
rõ những cơ sở lý luận, thực tiễn để Đảng ta xác định quan điểm, quá trình
hình thành các quan điểm cơ bản và sự chỉ đạo của Đảng xây dựng các tổ
chức quân sự từ buổi đầu của sự nghiệp đấu tranh cách mạng. Đảng ta đã
gây dựng được một lực lượng quân sự giữ vai trò làm nòng cốt cho cuộc
Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám năm 1945 giành thắng lợi. Trên cơ
sở đó rút ra một số kinh nghiệm lịch sử, vận dụng vào quá trình xây dựng
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Đồng thời, qua đó góp phần chống
lại các quan điểm phản động thực hiện âm mưu “phi chính trị hoá quân
đội” hòng vô hiệu hoá quân đội. Mặt khác, trong hoàn cảnh hiện nay,
những tác động mặt trái của cơ chế thị trường đang hàng ngày, hàng giờ
gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống của cán bộ, chiến sĩ. Trong thời gian


3
qua đã xuất hiện một bộ phận cán bộ, đảng viên, chiến sĩ có biểu hiện
giảm sút niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và công cuộc đổi mới, chạy
theo lợi ích vật chất tầm thường, sa đoạ về lối sống, vun vén cá nhân, phai
mờ mục tiêu lý tưởng… gây tổn hại đến sức mạnh chiến đấu, bản chất
truyền thống tốt đẹp của Quân đội ta.
Vì vậy, tìm hiểu đầy đủ quá trình hơn 60 năm Đảng lãnh đạo xây dựng
quân đội, đặc biệt trong thời kỳ giành chính quyền là một việc làm cần thiết.
Qua đó góp phần tăng cường công tác tuyên truyền, bảo đảm cho mọi cán bộ,

chiến sĩ tin tưởng và tuyệt đối trung thành với Đảng, mãi mãi xứng danh “Bộ
đội Cụ Hồ”, luôn là lực lượng chính trị tin cậy, công cụ bạo lực sắc bén của
Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Việt Nam XHCN. Với lý do đó tôi chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam
lãnh đạo xây dựng các tổ chức quân sự trong đấu tranh giành chính quyền
từ 1930 đến 1945” làm luận văn cao học lịch sử chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Vấn đề Đảng lãnh đạo xây dựng các tổ chức quân sự trong thời kỳ đấu
tranh giành chính quyền đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đề cập ở
các góc độ khác nhau. Có thể khái quát thành ba nhóm:
Một là: Nhóm tác phẩm của các đồng chí cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, Quân đội ta như: Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng, vì độc
lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội tiến lên giành thắng lợi mới, Nxb Sự thật, Hà
Nội; Lê Duẩn (1985), Về chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước ở
Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Võ Nguyên Giáp (1967), Những
kinh nghiệm lớn của Đảng về lãnh đạo đấu tranh vũ trang và xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân, Nxb Sự thật, Hà Nội; Võ Nguyên Giáp (2001);
Những chặng đường lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội; Phạm Văn Trà (2004),
60 năm Quân đội nhân dân Việt Nam xây dựng, chiến đấu, trưởng thành dưới


4
lá cờ vẻ vang của Đảng, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Các tác phẩm này
có tính chất tổng kết lịch sử mang tầm khái quát lý luận quân sự và nghệ thuật
quân sự Việt Nam, không đi sâu nghiên cứu từng giai đoạn lịch sử chiến tranh
cách mạng ở nước ta.
Hai là: Nhóm các công trình khoa học mang tính tổng kết về lịch sử
Đảng, lịch sử quân đội viết về thời kỳ này như: Ban nghiên cứu lịch sử
Đảng Trung ương (1982), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tập 1, Nxb Sự

thật, Hà Nội; Ban nghiên cứu lịch sử quân đội thuộc Tổng cục Chính trị,
Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (1999), Lịch sử Quân đội nhân dân Việt
Nam, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội; Bộ Quốc phòng, Viện Lịch
sử quân sự Việt Nam (2004), Lịch sử các đội quân tiền thân của Quân đội
nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. Đây là các tài liệu
khoa học có giá trị, nhưng thường trình bày lịch sử theo phạm vi rộng, bao
quát nhiều nội dung, không đi sâu vào từng khía cạnh cụ thể.
Ba là: Nhóm công trình chuyên khảo có liên quan đến đề tài như: Trịnh
Vương Hồng (2004) “Những quan điểm đầu tiên của Đảng chỉ đạo xây dựng
lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng 169 (12),
tr.11-14; Dương Đình Lập (2004) “Các trung đội cứu quốc quân”, Nguyệt san
Báo Quân đội nhân dân, 128 (1), tr.14-15; Lê Liên (2004), “Từ chủ trương
của Đảng về vũ trang cách mạng đến sự ra đời của Quân đội công nông”,
Nguyệt san Báo Quân đội nhân dân, 128 (1), tr.4-5; Hồ Kiếm Việt (2004)
“Mấy bài học chủ yếu trong giữ vững và tăng cường bản chất cách mạng của
Quân đội nhân dân Việt Nam qua 60 năm”, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị
quân sự, 88 (6), tr.22-26. Trong các công trình kể trên, có nhiều tư liệu lịch sử
có giá trị và nhận định khoa học sắc sảo, nhưng các tác giả thường đi vào
trình bày những khía cạnh có tính chất chung cho cả quá trình lịch sử, không
bàn riêng về sự lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức quân sự trong đấu
tranh giành chính quyền từ 1930 – 1945…


5
Tình hình trên cho thấy, các công trình nghiên cứu trước đó của các
đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và các nhà khoa học đã đề
cập đến lịch sử cách mạng tháng Tám, lịch sử hình thành và phát triển lực
lượng vũ trang cách mạng ở phạm vi rộng mang tính khái quát, hoặc chỉ
đi vào nghiên cứu những vấn đề hẹp phục vụ cho chuyên đề nghiên cứu
riêng lẻ. Đến nay chưa có công trình khoa học nào trình bày một cách hệ

thống về sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng các tổ chức quân sự thời
kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945). Các công trình đó là
những tài liệu quý, tác giả có thể tham khảo, vận dụng trong quá trình
thực hiện luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
* Mục đích: Làm rõ sự lãnh đạo đúng đắn sáng tạo của Đảng ta
trong việc tổ chức xây dựng các tổ chức quân sự, trong thời kỳ đấu
tranh giành chính quyền (1930 – 1945). Từ đó khái quát rút ra những
kinh nghiệm lịch sử, vận dụng vào quá trình xây dựng quân đội trong giai
đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích đó, luận văn tập trung giải
quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn và quá trình hình thành quan điểm cơ
bản của Đảng về xây dựng các tổ chức quân sự thời kỳ 1930 – 1945.
- Trình bày về quá trình chỉ đạo của Đảng xây dựng các tổ chức quân sự
làm nòng cốt cho cuộc đấu tranh giành chính quyền từ 1930 đến 1945.
- Rút ra một số kinh nghiệm lịch sử, vận dụng vào quá trình xây dựng
quân đội trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng trong quá trình xây dựng các tổ chức quân sự thời kỳ 1930 – 1945.


6
* Phạm vi nghiên cứu: Luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu hoạt động
lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về công tác xây dựng các tổ chức quân sự từ
khi Đảng ra đời lãnh đạo cách mạng đến khi kết thúc thắng lợi Cách mạng
tháng Tám 1945. Tuy nhiên để bảo đảm tính kế thừa có hệ thống, luận văn
có đề cập đến một số sự kiện liên quan trước năm 1930 và sau 1945.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn dựa trên nguyên lý, quan điểm của học thuyết Mác-Lênin về chiến
tranh và quân đội, tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối và chủ
trương của Đảng Cộng sản Việt Nam, về xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng,
xây dựng quân đội kiểu mới mang bản chất giai cấp công nhân.
Phương pháp nghiên cứu của luận văn, dựa trên phương pháp luận
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Mác-Lênin, phương pháp luận sử học
mácxít, chủ yếu là phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc và
sự kết hợp hai phương pháp đó. Đồng thời, luận văn còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khác như: thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp
để làm sáng tỏ các vấn đề nghiên cứu của đề tài.
6. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào quá trình tổng kết lịch sử
cách mạng nói chung, lịch sử xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng.
Qua đó làm cơ sở để thống nhất nhận thức, xây dựng niềm tự hào về Đảng quang
vinh, Bác Hồ vĩ đại – Người sáng lập, giáo dục và rèn luyện Quân đội ta.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử Đảng ở các nhà trường quân đội.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm có: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục.


7

Chương 1
QUAN ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC QUÂN SỰ TRONG ĐẤU TRANH
GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945)

1.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn xác định quan điểm của Đảng về xây

dựng tổ chức quân sự cách mạng
Lịch sử xã hội loài người từ khi phân chia thành giai cấp, đó là lịch sử
của đấu tranh giai cấp. Do các giai cấp có lợi ích căn bản khác nhau dẫn đến
sự mâu thuẫn về lợi ích, đó là nguồn gốc cơ bản của mâu thuẫn giai cấp và
đấu tranh giai cấp. Từ xưa đến nay, những tập đoàn nhà nước và giai cấp đối
địch trong xã hội, những dân tộc bị áp bức và những kẻ đi áp bức đã tiến hành
đấu tranh không ngừng dưới nhiều phương thức khác nhau, mà quyết liệt nhất
là bạo lực vũ trang. Điều kiện không thể thiếu để tiến hành cách mạng bạo lực
là phải có một tổ chức quân sự, công cụ quan trọng trong khởi nghĩa và chiến
tranh nhằm thực hiện mục đích chính trị theo quan điểm giai cấp.
Giai cấp tư sản vì đặc quyền, đặc lợi của mình không bao giờ tự
nguyện rút khỏi vũ đài lịch sử. Chúng luôn tìm mọi cách duy trì địa vị
thống trị bằng bất cứ hình thức thủ đoạn nào. Nhà nước tư sản có trong tay
một bộ máy quân sự quy mô lớn, sẵn sàng đàn áp các cuộc đấu tranh cách
mạng của giai cấp công nhân và quần chúng lao động trong nước, cũng như
ở các nước thuộc địa. Vì vậy, giai cấp công nhân muốn giải phóng mình,
giải phóng dân tộc, giải phóng loài người thoát khỏi mọi sự áp bức, bóc lột
thì phải làm cách mạng và sử dụng bạo lực cách mạng đập tan bộ máy bạo
lực phản cách mạng và mọi sự phản kháng của chúng, đó là một tất yếu


8
khách quan. C.Mác và Ph.Ăngghen đã xác định được sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân quốc tế là người đào huyệt chôn chủ nghĩa tư bản và
xây dựng thành công chủ nghĩa cộng sản. C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ
rõ: để thực hiện thắng lợi sứ mệnh của mình, giai cấp công nhân nhất thiết
phải tổ chức ra lực lượng quân sự làm công cụ chủ yếu tiến hành đấu tranh
vũ trang, lật đổ giai cấp thống trị bóc lột để thiết lập nên một chế độ mới,
đồng thời bảo vệ thành quả cách mạng.
Nghiên cứu vấn đề tư duy tổ chức quân sự của giai cấp công nhân,

C.Mác và Ph.Ăngghen chủ trương “vũ trang cho giai cấp công nhân”, lấy
vũ trang nhân dân thay thế quân đội thường trực. Các ông đã dự kiến quân
đội thường trực của giai cấp tư sản phải được thay thế bằng nhân dân vũ
trang, bằng lực lượng dân cảnh xã hội chủ nghĩa. Các ông đánh giá rất cao
bài học của Công xã Pari về nhiệm vụ của giai cấp công nhân đối với việc
đập tan quân đội thường trực. C.Mác và Ph.Ăngghen chỉ rõ: “Pari sở dĩ đã
chống cự lại được, chỉ là vì, do bị vây hãm, nó đã loại bỏ được quân đội và
thay bằng một đội vệ binh quốc gia gồm chủ yếu là công nhân. Hiện nay,
cần phải biến thực trạng đó thành một chế độ hẳn hoi; cho nên sắc lệnh đầu
tiên của Công xã là xoá bỏ quân đội thường trực và thay bằng nhân dân vũ
trang” [42, tr.449].
Như vậy, C.Mác và Ph.Ăngghen không chỉ là người đầu tiên phát hiện
được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân mà còn chỉ rõ cho họ con đường
hoàn thành sứ mệnh lịch sử bằng bạo lực cách mạng. Hình thức tổ chức quân
sự mới của giai cấp công nhân và quần chúng bị áp bức là: vũ trang cho giai
cấp công nhân, vũ trang nhân dân, vũ trang quần chúng. Đó là quan điểm rất
cơ bản, trở thành nền tảng lý luận về xây dựng lực lượng quân sự làm công cụ
bạo lực trong học thuyết Mác.
Vận dụng và phát triển luận điểm “vũ trang cho giai cấp công nhân” của
C.Mác và Ph.Ăngghen trong điều kiện mới của lịch sử, V.I.Lênin đã nêu lên


9
sự cần thiết phải xây dựng tổ chức quân sự kiểu mới của nhà nước xã hội chủ
nghĩa và khẳng định rằng, trước nguy cơ xâm lược của chủ nghĩa đế quốc,
nếu nước Cộng hoà Xô Viết trẻ tuổi không muốn trở thành miếng mồi ngon
của chúng, thì về lực lượng quân sự không thể dừng lại ở hình thức dân cảnh
mà phải tiến lên hình thức tổ chức mới cao hơn, đó là: quân đội thường trực,
chính quy. Trong tác phẩm “Quân đội cách mạng và chính phủ cách mạng”
viết năm 1905, V.I.Lênin đã chỉ rõ quân đội cách mạng là “trụ cột của chính

phủ cách mạng” và nhấn mạnh:
Cần có quân đội cách mạng để đấu tranh bằng quân sự và lãnh đạo
quần chúng về mặt quân sự chống lại những tàn dư của lực lượng quân
sự của chế độ chuyên chế. Cần có quân đội cách mạng vì những vấn đề
lịch sử vĩ đại chỉ có thể được giải quyết bằng vũ lực, mà trong cuộc đấu
tranh hiện tại, thì tổ chức vũ lực có nghĩa là tổ chức quân sự [32, tr.376].
Tổ chức quân sự “là công cụ mà quần chúng nhân dân và các giai cấp
trong nhân dân sử dụng để giải quyết những cuộc xung đột vĩ đại trong lịch
sử” [32, tr.378]. Luận điểm quân đội là “trụ cột” là “công cụ” trên của
V.I.Lênin đã chỉ rõ vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của tổ chức quân sự
cách mạng mà giai cấp công nhân, nhân dân lao động phải tổ chức ra quân đội
với tư cách là “tổ chức vũ lực” trong cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân
tộc, trong quá trình cách mạng của giai cấp công nhân. Việc tổ chức xây dựng
lực lượng quân sự để bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa sau khi giai cấp công nhân đã giành chính quyền. V.I.Lênin còn luận
giải rằng, nếu không cầm vũ khí bảo vệ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa thì
chúng ta không thể tồn tại được. Bởi vì, chúng ta không chỉ sống trong một
quốc gia mà còn sống trong một hệ thống quốc gia và không thể tưởng tượng
được rằng nước Cộng hoà Xô Viết lại tồn tại bình yên bên cạnh các nước đế
quốc trong một thời gian lâu dài được. Rốt cuộc, bên này hay bên kia phải
chiến thắng và trước khi đi đến kết thúc thì không thể tránh khỏi một số cuộc


10
xung đột ghê gớm giữa nước Cộng hoà Xô Viết và các nước tư bản. Điều đó
có nghĩa là giai cấp công nhân đã chiến thắng ở nước Cộng hoà Xô Viết nếu
muốn thống trị và nếu thực sự thống trị, thì phải tỏ rõ điều đó bằng tổ chức
quân sự của mình. Tiếp đó, V.I.Lênin còn nhiều lần nhấn mạnh vai trò của lực
lượng quân sự trong đấu tranh cách mạng. Người khẳng định muốn cứu thoát
vĩnh viễn những người lao động khỏi ách địa chủ và tư bản, tất phải xây dựng

một đạo Hồng quân vĩ đại của người lao động. Chính từ chủ trương đó, khi ký
sắc lệnh thành lập Hồng quân Xô Viết (28.1.1918) V.I.Lênin một lần nữa
nhấn mạnh rằng: muốn bảo vệ được chính quyền công nông để chống bọn cá
mập, tức bọn địa chủ và tư bản, chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ; chúng
ta đã chứng tỏ, bằng hành động chứ không phải bằng lời nói, rằng chúng ta có
khả năng thành lập được Hồng quân; có Hồng quân mạnh chúng ta sẽ vô địch.
Sở dĩ V.I.Lênin luận giải rõ ràng và nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng
và sự cần thiết của lực lượng quân sự trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng là
vì Người mong muốn có sự thống nhất về nhận thức trong Đảng và quần
chúng cách mạng; tạo cơ sở cho quyết tâm cao xây dựng lực lượng vũ trang
của nước Cộng hoà Xô Viết trong thực tiễn, cổ vũ quần chúng cách mạng
hăng hái gia nhập Hồng quân, ủng hộ Hồng quân. Một tổ chức quân sự làm
nòng cốt để tiến hành phương pháp bạo lực cách mạng nhằm thực hiện mục
đích chính trị do Đảng của giai cấp công nhân đề ra. Đây là cơ sở nền tảng để
Đảng ta xác định quan điểm xây dựng tổ chức quân sự cách mạng trong đấu
tranh giành chính quyền.
Chủ trương vũ trang toàn dân, xây dựng tổ chức quân sự làm nòng cốt
cho toàn dân đánh giặc của Đảng ta còn là sự kế thừa và phát triển những giá
trị truyền thống khoa học nghệ thuật quân sự của dân tộc ta trong quá trình
lịch sử dựng nước và giữ nước, đặc biệt là nghệ thuật tổ chức, xây dựng lực
lượng vũ trang, xây dựng quân đội của dân tộc trong điều kiện lịch sử mới lên


11
một trình độ mới, phù hợp với đặc điểm mới của thời đại chống chủ nghĩa
thực dân, giải phóng dân tộc, giành độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, truyền thống vũ trang toàn
dân, mỗi người dân là một người lính, “trăm họ là binh”, xây dựng quân đội
đậm nét tính nhân dân, truyền thống cố kết dân tộc để giữ nước “cả nước
chung sức đánh giặc” là đặc điểm nổi bật và xuyên suốt chiều dài lịch sử

chống xâm lược của dân tộc Việt Nam. Tạo nên nét đặc sắc đó không chỉ do
các cuộc chống xâm lược của nhân dân ta là chính nghĩa, nhân dân ta có lòng
yêu nước nồng nàn, mà còn do các nhà lãnh đạo quốc gia trong nhiều thời kỳ
lịch sử đã hết sức chăm lo cho sự bền vững xã hội, biết dựa vào dân, lấy dân
làm gốc, nếu rời dân nhất định thất bại.
Từ nhận thức đó, những người lãnh đạo đã giương cao ngọn cờ đại
nghĩa dân tộc, chủ trương tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, phát huy
lòng yêu nước của mỗi người dân đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược,
giải phóng đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Nhiều triều đại đã thực hiện một số
chính sách tiến bộ phù hợp lòng dân như chăm lo bồi dưỡng sức dân, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp, trước
hết là tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển. Quan điểm “khoan thư
sức dân” thực chất là gắn việc huy động và bồi bổ lực lượng vật chất và tinh
thần của dân, làm cho “thực túc binh cường”, nguồn lực trong nhân dân
không bao giờ cạn kiệt mà trái lại ngày càng phát triển, qua đó mà nhà nước
huy động được nguồn lực trong dân ngày càng nhiều hơn để phục vụ cho sự
nghiệp giữ nước. Đặc biệt, chế độ “ngụ binh ư nông” (binh gửi trong dân)
được áp dụng trong suốt thời Lý, Trần, Lê là một phương thức kết hợp kinh tế
với quốc phòng, vừa đảm bảo tập trung lao động cho nông nghiệp, vừa duy trì
một lực lượng quân đội thường trực cần thiết trong thời bình, vừa có thể huy
động tối đa lực lượng khi đất nước có chiến tranh. Trên nền tảng xã hội bền
vững, ổn định, quyền lợi của người dân được quan tâm, tinh thần yêu nước


12
của mỗi người dân được phát huy, nhân dân hăng hái thực hiện các chủ
trương của Nhà nước và tham gia các tổ chức vũ trang. Vì vậy, nhân dân ai
cũng là binh. Đi đôi với vũ trang toàn dân, quân đội của quốc gia Đại Việt
thời Lý, Trần, Lê và Tây Sơn được xây dựng hùng hậu, chính quy, có tổ chức
chặt chẽ, huấn luyện chu đáo, kỷ luật nghiêm, sẵn sàng xả thân vì nước. Lực

lượng vũ trang làm nòng cốt gồm nhiều thứ quân, có quân của triều đình (cấm
quân, sương quân),có quân của các địa phương và các đội dân binh ở làng xã,
động, bản…
Truyền thống tổ chức, xây dựng lực lượng vũ trang chống ngoại xâm
của ông cha là một di sản quân sự quý giá, một nhân tố quan trọng để
Đảng ta kế thừa và phát triển lên một trình độ mới trong quá trình tổ chức
xây dựng lực lượng quân sự, tiến hành đấu tranh giành chính quyền, giải
phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc nói chung và xây dựng quân đội nói riêng
trong điều kiện lịch sử mới.
Việc tổ chức ra lực lượng quân sự làm công cụ bạo lực cách mạng của
Đảng trong đấu tranh giành chính quyền còn là sự tiếp thu có chọn lọc những
bài học kinh nghiệm các cuộc đấu tranh cách mạng của các nước, nhất là kinh
nghiệm tổ chức, xây dựng lực lượng quân sự của Công xã Pari (1871). Đây là
cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới mà giai cấp công nhân cùng với
quần chúng nhân dân tiến hành bằng con đường vũ trang nhằm lật đổ bộ máy
thống trị của giai cấp tư sản phản động; đã nắm được chính quyền, giành
thắng lợi trong thời gian ngắn. Nhiệm vụ cấp thiết lúc bấy giờ đối với Công
xã là phải củng cố lực lượng quân sự, tranh thủ đà thắng lợi, tiếp tục tiến công
đập tan sào huyệt bộ máy chính quyền cũ, bảo vệ chính quyền mới, nhưng
Công xã đã không làm được. Vì thế, sau khi củng cố được lực lượng quân
đội, giai cấp tư sản mở cuộc phản công, bao vây Công xã. Do bị bao vây,
Công xã không liên minh được với quần chúng nên bị thất bại. Sự thất bại của
Công xã, nó đã để lại bài học kinh nghiệm quí báu đối với phong trào công


13
nhân và cộng sản quốc tế sau này, nó chỉ rõ phải thực hiện chuyên chính vô
sản triệt để và liên minh công nông, cần sử dụng quân đội làm công cụ bạo
lực chủ yếu đập tan bộ máy nhà nước cũ và xây dựng chính quyền nhà nước
mới.

Với thắng lợi vĩ đại của cách mạng tháng Mười Nga (1917) đã chứng
minh sức mạnh của đông đảo quần chúng công nông, trong đó lực lượng
vũ trang cách mạng là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò quyết định đến
thắng lợi. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản mácxít, các lực lượng vũ
trang Xô Viết đã làm tròn nhiệm vụ bảo vệ vững chắc thành quả cách
mạng tháng Mười và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, phát huy truyền thống tốt
đẹp và bản chất giai cấp công nhân; trong chiến tranh vệ quốc vĩ đại
(1941 – 1945) các lực lượng vũ trang Xô Viết đã đánh tan nhiều đạo quân
xâm lược hung bạo nhất trên thế giới, cứu nhân loại khỏi thảm hoạ của
chủ nghĩa phát xít.
Ở Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu XX, thực dân
Pháp và phong kiến tay sai thực hiện chính sách cai trị hết sức dã man,
nhân dân ta không hề được hưởng một chút quyền tự do tối thiểu nào.
Chúng đã sử dụng cả bộ máy quân sự phản cách mạng thẳng tay đàn áp
các cuộc đấu tranh cách mạng, dìm phong trào cách mạng trong biển
máu. Vì thế, muốn lật đổ bộ máy thống trị của chúng, nhân dân ta không
có con đường nào khác là thực hiện cách mạng bạo lực, phải tổ chức ra
lực lượng quân sự của mình cùng toàn dân đập tan bộ máy quân sự và
ách đô hộ thống trị của đế quốc, phong kiến; giành chính quyền về tay
nhân dân. Trước yêu cầu khách quan của lịch sử xã hội Việt Nam đặt ra,
đã xuất hiện hai khuynh hướng là: khuynh hướng “bất bạo động”, tức là
không dùng, không xem bạo lực là phương thức đấu tranh; và khuynh
hướng “phưu lưu bạo động”, từ đó dẫn đến việc hoặc xem nhẹ hoặc chỉ
thấy vai trò của lực lượng vũ trang mà không nhận rõ vai trò của lực


14
lượng chính trị quần chúng trong khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải
phóng dân tộc. Do vậy, kết cục dẫn đến sự thất bại. Đó chính là bài học
thực tiễn giúp Hồ Chí Minh nhận thấy rằng, những con đường đó không

thể xoay chuyển tình thế. Bằng kinh nghiệm thực tiễn lại được trang bị
lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, Hồ Chí Minh sớm nhận thức được bản
chất của kẻ thù và phương pháp đấu tranh cách mạng đúng đắn. Ngay từ
năm 1922, sau một thời gian nghiên cứu chế độ thực dân, Hồ Chí Minh
đã khẳng định: “chế độ thực dân, tự bản thân nó đã là hành động bạo
lực của kẻ mạnh đối với kẻ yếu. Bạo lực đó, đem ra đối xử với trẻ em và
phụ nữ lại càng bỉ ổi hơn nữa” [44, tr.96]. Dưới ách thống trị của chế độ
thực dân đối với nhân dân ta, Người đã rút ra hai kết luận quan trọng.
Thứ nhất, theo quy luật, có áp bức thì có đấu tranh. Nhưng các cuộc đấu
tranh của nhân dân ta diễn ra mang tính bột phát, cục bộ, bị kẻ thù khủng
bố rất khốc liệt. Bởi vậy, muốn tổ chức bạo động phải có kế hoạch chu
đáo, có quyết tâm cao, có tổ chức chặt chẽ. Thứ hai, trong cuộc đấu tranh
giải phóng dân tộc, lần đầu tiên trong lịch sử đã xuất hiện một lực lượng
mới tham gia. Đó là giai cấp công nhân. Người coi đó là “dấu hiệu mới
của thời đại”. Vấn đề đặt ra là phải tăng cường tình đoàn kết giai cấp
cùng chống kẻ thù chung.
Từ những cơ sở đó, năm 1924, Người đã khẳng định phương pháp
cách mạng ở các nước thuộc địa phải bằng khởi nghĩa vũ trang. Khởi
nghĩa vũ trang là một phương thức cơ bản để giành chính quyền thông
qua việc lật đổ hệ thống chính quyền thực dân thuộc địa, chứ không phải
bằng con đường cải cách dần dần, một cuộc đảo chính giản đơn, hay một
cuộc cách mạng từ trên dội xuống. Người nói về tổ chức càng nhiều càng
tốt những nhóm vũ trang của những người nông dân và công nhân. Đó là
những tế bào có thể hợp thành hạt nhân của cuộc khởi nghĩa mà Người
tin chắc chắn sẽ nổ ra. Cũng trong năm 1924, trên cơ sở tổng kết lịch sử


15
và tổng kết thực tiễn phong trào đấu tranh yêu nước ở Việt Nam, Người
viết “Báo cáo về vấn đề Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ”, đề cập đến vấn

đề sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc. Trong Báo cáo đó, vấn đề khởi nghĩa
vũ trang lại được nêu ra. Người nhấn mạnh rằng, cuộc khởi nghĩa vũ
trang ở Đông Dương muốn thắng lợi phải có tính chất một cuộc khởi
nghĩa quần chúng chứ không phải một cuộc nổi loạn. Cuộc khởi nghĩa vũ
trang phải được chuẩn bị trong quần chúng nhân dân, cả dân tộc tiến
hành thì cách mạng mới thành công.
Trong bài “Đông Dương khổ nhục” viết năm 1928, Người nhấn
mạnh: “Bị khuất phục bằng vũ lực, bắt buộc phải chịu đựng bao nhiêu
điều nhục nhã, bị áp bức, bóc lột, dân Đông Dương không thể chịu ngồi
yên mà không phá gông xiềng của chủ nghĩa đế quốc Pháp” [46, tr.365].
Trước đó, trong tác phẩm “Đường cách mệnh” được Bộ tuyên truyền của
Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, xuất bản năm 1927, Người
đã giải đáp những vấn đề cơ bản đang đặt ra trước các lực lượng yêu
nước và cách mạng Việt Nam. Người chỉ rõ: cách mạng Việt Nam trước
hết là cách mạng giải phóng dân tộc nhằm đánh đuổi bọn áp bức và thực
dân Pháp giành độc lập, tự do. Cách mạng giải phóng dân tộc đó không
tách rời mà có quan hệ mật thiết với cách mạng giai cấp, đánh đuổi bọn
tư bản, địa chủ, giải phóng công nông. Nó phải là cuộc cách mạng đến
nơi. Vì vậy, con đường duy nhất đúng đắn của cách mạng Việt Nam chỉ
có thể là con đường cách mạng tháng Mười Nga. Chỉ có đi theo con
đường đó, con đường khởi nghĩa vũ trang dưới sự lãnh đạo của giai cấp
công nhân thì nhân dân ta mới giành được độc lập, tự do thực sự. Về sau
Người khẳng định rõ: “Dân tộc Việt Nam nhất định phải được giải
phóng; muốn giải phóng phải đánh phát xít Nhật – Pháp. Muốn đánh
chúng thì phải có lực lượng quân sự” [49, tr.329]. Theo tư tưởng của Người
“Cách mệnh thì phải đoàn kết dân chúng bị áp bức để đánh đổ cả cái giai


16
cấp áp bức mình, chứ không phải chỉ nhờ năm, bảy người, giết hai, ba anh

vua, chín mười anh quan mà được” “Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng
ống nào cũng không chống lại nổi”, “cách mệnh thì phải tổ chức rất vững
mới thành công” [45, tr.274]. Những quan điểm tư tưởng Người nêu trong
“Đường cách mệnh” đã trở thành cơ sở nền tảng để Đảng ta tiến hành xây
dựng tổ chức quân sự của Đảng sau này.
Như vậy, chủ trương của Đảng về xây dựng các tổ chức quân sự, thời
kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930 – 1945), có cơ sở lý luận và thực
tiễn phong phú. Đó là kết quả của sự nghiên cứu, vận dụng sáng tạo học
thuyết quân sự Mác-Lênin vào điều kiện thực tiễn nước ta; là sự kế thừa
và phát triển truyền thống xây dựng lực lượng vũ trang đặc sắc của dân
tộc; tiếp thu những nhân tố có giá trị về quân sự của các nước để phục vụ
cho việc xây dựng các tổ chức quân sự cách mạng ở Việt Nam. Trong
những cơ sở đó, học thuyết quân sự Mác-Lênin quyết định bản chất giai
cấp, truyền thống xây dựng lực lượng vũ trang đặc sắc của dân tộc có vị
trí đặc biệt quan trọng đối với quá trình hình thành và phát triển quan
điểm của Đảng về xây dựng các tổ chức quân sự. Tuy nhiên, các cơ sở đó
không tác động riêng rẽ mà tác động trong mối quan hệ biện chứng, thông
qua hoạt động, đúc kết thực tiễn sáng tạo của Đảng trước đòi hỏi của thực
tiễn xây dựng các tổ chức quân sự cách mạng ở Việt Nam, Đảng từng
bước bổ sung, phát triển trong đường lối cho phù hợp với từng thời điểm
cụ thể, đưa cuộc đấu tranh cách mạng tới thắng lợi.
1.2. Quá trình hình thành quan điểm cơ bản của Đảng về xây dựng
các tổ chức quân sự trong đấu tranh giành chính quyền
Ngày 3.2.1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, có sứ mệnh lịch sử
lãnh đạo đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi trong thời đại mới. Trên
cơ sở nắm vững quan điểm học thuyết Mác-Lênin, kế thừa và phát triển
những giá trị truyền thống xây dựng lực lượng vũ trang chống giặc ngoại


17

xâm của dân tộc, từ yêu cầu thực tiễn lịch sử xã hội Việt Nam đặt ra, Đảng
ta ngay từ đầu đã lựa chọn phương pháp cách mạng bạo lực để tiến hành
giải phóng dân tộc. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đã xác
định rõ mục tiêu của cách mạng Việt Nam là: “làm tư sản dân quyền cách
mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[17, tr.2]. Nhiệm vụ
của cách mạng về phương diện chính trị là đánh đổ đế quốc Pháp và bọn
phong kiến, làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập, nhân dân được tự
do. Đồng thời, Đảng cũng chỉ ra con đường đúng đắn nhất để đạt được mục
tiêu trên là dùng sức mạnh bạo lực của quần chúng có tổ chức để đánh đổ
đế quốc và phong kiến tay sai, lập nên chính phủ công – nông – binh, tổ
chức ra quân đội công nông, nghĩa là tổ chức đội quân công nông chiến đấu
vì quyền lợi của đại bộ phận nhân dân, công nhân và nông dân.
Sau đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất
(10.1930) thông qua Luận cương chính trị, xác định những nội dung cơ bản
của cách mạng Việt Nam. Luận cương tiếp tục khẳng định, con đường giành
chính quyền là bằng bạo lực của quần chúng được tiến hành dưới hình thức
khởi nghĩa vũ trang. Về xây dựng lực lượng vũ trang, Luận cương chính trị
nêu rõ: Đảng phải tổ chức ra đội tự vệ của công nông.
Chủ trương và quan điểm của Đảng xây dựng các đội tự vệ của công
nông được thể hiện trong “Án nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông
Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng”. Nghị quyết Hội nghị xác định:
Đảng đã bước vào thời kỳ tổ chức và lãnh đạo các cuộc bãi công, thị oai
chính trị và dự bị võ trang bạo động. “Điều cốt yếu trong công tác hàng
ngày của Đảng là phải thâu phục quảng đại quần chúng để làm cho cuộc
bạo động trong tương lai được thắng lợi” [18, tr.112]. Đối với công nhân,
khi có các cuộc đấu tranh đột nhiên xẩy ra thì chi bộ phải can thiệp vào
ngay mà tìm cách chỉ huy, tổ chức đội tự vệ và dự bị cách đối phó với kẻ
thù. Đảng phải tổ chức công nhân tự vệ. Đối với nông dân, Đảng phải



18
khuyếch trương phong trào đấu tranh rộng lên; đồng thời phải tổ chức đội
tự vệ của nông dân. Nghị quyết nhấn mạnh: “Đảng phải tổ chức bộ quân
sự của Đảng để: làm cho đảng viên được quân sự huấn luyện. Giúp cho
công nông hội tổ chức đội tự vệ. Vận động trong quân đội của bọn địch
nhơn” [18, tr.116], nghĩa là Đảng phải tổ chức ra bộ quân sự nhằm thực
hiện các nhiệm vụ chính trị do Đảng xác định.
Hội nghị còn ra các nghị quyết riêng về nông dân vận động, cộng sản
thanh niên và quân đội vận động, trong đó nêu rõ chủ trương xây dựng đội tự
vệ công nông. Án nghị quyết về nông dân vận động nêu: “Việc tổ chức và
khuyếch trương đội tự vệ của nông dân rất quan trọng và cần thiết cho cuộc
đấu tranh ở nhà quê” [18, tr.155]. Án nghị quyết về cộng sản thanh niên vận
động chỉ rõ: “phải tổ chức những “thanh niên vệ đội” tức là những đoàn thể
có tính chất bán võ bị cho quảng đại quần chúng thanh niên thành phố và
nhà quê” [18, tr.240].
Án nghị quyết về quân đội vận động chỉ ra rằng: “Ở Đông Dương quân
đội hoàn toàn ở dưới quyền của đế quốc chủ nghĩa. Trong quân đội có hai
phần: Phần đông hơn hết là những người bổn xứ; còn một phần nữa là những
đội quân chiếm cứ hoặc ở Pháp, hoặc ở các thuộc địa khác kéo tới. Trong
cuộc vận động cách mạng trong đám quân đội ấy, chiến lược của Đảng một
mặt là phải lấy khẩu hiệu quân đội quốc gia (nghĩa là quân đội không phụ
thuộc với đế quốc chủ nghĩa) để làm cho binh lính bổn xứ hoá ra quân đội
cách mạng; còn một mặt nữa là phải thực hành cái chương trình thất bại
chủ nghĩa (nghĩa là làm cho đế quốc chủ nghĩa bị thất bại, quân đội bị rời
rã) kích thích ra những sự phân tán để làm cho bộ phận quân đội ấy bị thối,
mục, tan nát” [18, tr.241].
Những chủ trương của Đảng về xây dựng đội tự vệ công nông được bàn
ra quyết định tại Hội nghị đã hình thành trên cơ sở con đường cách mạng bạo
lực, con đường “võ trang bạo động” và thực tiễn xây dựng lực lượng cách



19
mạng để làm nòng cốt cho phong trào cách mạng diễn ra ở trong nước. Theo
đó, đội tự vệ công nông là cách gọi chung các đội tự vệ công nhân và các đội
tự vệ nông dân. Vì công nhân và nông dân là lực lượng chính của cách mạng.
Đội tự vệ công nông được xây dựng trên cơ sở chủ yếu từ thành viên của tổ
chức công hội và nông hội, do Đảng tổ chức và lãnh đạo. Đội tự vệ công nông
có vai trò, nhiệm vụ thị oai kẻ thù, bảo vệ các cuộc đấu tranh của công nhân
và nông dân và nhằm tạo vốn quân sự để dự bị tiến tới cuộc “tổng bãi công
bạo động” giành chính quyền. Chủ trương đó thể hiện sự sáng tạo của Đảng
trong vận dụng tư tưởng cách mạng bạo lực, trong học thuyết Mác-Lênin vào
hoàn cảnh cụ thể của cách mạng Việt Nam.
Sau Hội nghị Trung ương (10.1930), vấn đề xây dựng đội tự vệ công
nông luôn được Trung ương Đảng quan tâm. Ngày 9 tháng 12 năm 1930,
trước tình hình có những ý kiến và quan điểm khác nhau về đội tự vệ công
nông, Trung ương Đảng gửi thư cho các cấp bộ Đảng để làm rõ vấn đề tổ
chức và xác định rõ vai trò của đội. Trong thư, Trung ương xác định: “Đội
tự vệ: phong trào đấu tranh của quần chúng nhất là nông dân, đã dấy lên
đến một trình độ kịch liệt và phải chống lại những cách khủng bố dã man
của đế quốc, nên vấn đề tổ chức đội tự vệ của công nhân và nông dân là
một vấn đề quan trọng. Có đội tự vệ thì công và nông mới giúp cho quần
chúng tổ chức đấu tranh hơn trước được…” [18, tr.241]. Tiếp đó, trong
thư gửi Xứ uỷ Bắc Kỳ ngày 26 tháng 1 năm 1931, Thường vụ Trung ương
Đảng chỉ ra: “Để lãnh đạo cuộc đấu tranh, trước hết hãy tổ chức một đội
bảo vệ thợ thuyền và dân cày. Không nên xem là tàn bạo việc những tên
lính hoặc quan lại bị đánh đập hay bị chết vì những trận đòn, trong quá
trình phải tự vệ. Trong nhiều nơi, người ta vẫn lẫn lộn sự tàn bạo với
những cuộc đấu tranh mãnh liệt. Việc tự vệ là một vấn đề quan trọng hàng
đầu, cần phải tổ chức và tuyên truyền ủng hộ việc này để cổ vũ quần
chúng đấu tranh” [19, tr.43 -44]. Cũng trong tháng 1 năm 1931, Thường



20
vụ Trung ương Đảng còn ra “Thông cáo cho các Xứ uỷ”, phân tích tương
đối hệ thống vai trò, chức năng, phương hướng xây dựng lực lượng tự vệ
công nông; đồng thời phê phán uốn nắn những ý kiến sai lầm về đội tự vệ
đã xuất hiện trong một số đảng bộ. Trung ương Đảng chỉ rõ hiện thời thực
dân Pháp đang ra sức khủng bố đàn áp phong trào cách mạng “Đảng
không có phép tiên thần gì, Đảng cũng không có quân đội, tàu bay, trái
phá, Đảng chỉ có cách làm quần chúng giác ngộ, tự lấy lực lượng mà tranh
đấu, lấy sức tổ chức của mình mà chống khủng bố” [20, tr.3]. Trung ương
Đảng phân tích:
Đội tự vệ không phải tổ chức trong một lúc đấu tranh rồi giải tán đi,
nhưng phải duy trì khuyếch trương ra làm một lực lượng vĩnh viễn của quần
chúng. Khi có tranh đấu thì đội tự vệ phải ra đi đầu, đi kèm quần chúng mà
hộ vệ, còn lúc thường thì phải tập luyện riêng, phải bàn định những cách hộ
vệ và bênh vực tranh đấu. Có đồng chí nói rằng: tổ chức ra đội tự vệ mà
không có võ trang cho họ thì tay không làm gì được mà hộ vệ cho quần
chúng. Nói như vậy rất sai lầm. Trong lúc tranh đấu bây giờ thì không thể nói
đến việc võ trang được. Việc võ trang quần chúng không phải lúc nào cũng đề
xướng ra được. Phải hiểu rằng, tự vệ chứ không phải là hồng quân, hộ vệ anh
em tranh đấu hàng ngày chớ không phải xông pha cùng binh lính địch nhân
mà cướp chính quyền. Vấn đề võ trang chưa phải là cần kíp phải có [20, tr.7 8].
Từ đó, Trung ương Đảng chỉ rõ, đội tự vệ tuy không đủ võ trang,
song có thể giúp quần chúng được nhiều. Tuy tự vệ không có khí giới gì
nhưng nó có tổ chức, nó có thao luyện, nó có kế hoạch thống nhất, nó có
điều tra và hiểu rõ những thủ đoạn của quân đội, nó lại có sức hy sinh
cương quyết, hiểu rõ trách nhiệm cách mạng của họ nữa, thì tự vệ cũng
thành một lực lượng mạnh hơn mấy trăm ngàn người khác rồi. “Thế đủ
biết không cần có võ trang cũng vẫn tổ chức tự vệ được. Nhưng đồng thời



21
cũng đừng nghĩ lầm rằng đã tự vệ thì không được võ trang, không được
dùng võ trang mà làm những sự bạo lực. Đội tự vệ mà có dùng một ít võ
trang (gậy, cây súng v.v..) và xung đột với quân địch trong lúc tranh đấu,
không phải là đã bạo động đâu, đó cũng là một sự phải làm và không thể
không xảy ra được. Nói tóm lại, không cần phải có đủ võ trang cũng có
đội tự vệ được, mà cũng không phải đã là đội tự vệ thì không thể có một
đôi chút võ trang là xung đột với lính đâu” [20, tr.8-9].
Khẳng định vai trò của đội tự vệ, Thường vụ Trung ương nêu rõ: Một
vấn đề rất quan trọng cho sự tranh đấu quần chúng công nông bây giờ là vấn
đề tổ chức đội tự vệ của công nông. Các đảng bộ phải góp sức với công, nông
hội mà hết sức hô hào cổ động thiệt rộng trong quần chúng ý nghĩa và lợi ích
của đội tự vệ… phải làm sao cho mỗi nhà máy, mỗi làng xã đều có đội tự
vệ…
Trên cơ sở những vấn đề đó, Trung ương Đảng đưa ra kết luận: “khi tổ
chức và chỉ huy đội tự vệ phải chú ý làm cho họ hiểu thiệt rõ phận sự của họ
thì mới khỏi hành động sai lầm. Lợi ích của đội tự vệ rõ rệt như vậy. Mà đội
tự vệ đã có cái lợi ích như vậy thì tất nhiên sẽ được quần chúng hoan nghênh
và tham gia, sẽ thành một cái lợi khi kích thích tinh thần quần chúng thêm
nữa; quần chúng biết rằng mình có anh em hết sức đi kèm mình, hộ vệ, che chở
đỡ cho mình thì thêm vững chí và thêm can đảm biết mấy. Tổ chức ra đội tự vệ
của quần chúng có ít nhiều phương diện như vậy cho nên các đảng bộ phải đặc
biệt lưu tâm mà làm ngay đi, không nên để chậm trễ một ngày nào nữa” [20,
tr.9]. Cùng với sự nhấn mạnh tính cấp thiết của đội tự vệ, Thường vụ Trung
ương Đảng còn lưu ý các Xứ ủy rằng, tự vệ là lực lượng vũ trang cơ sở của
cách mạng, thực hiện chức năng bảo vệ các cuộc mít tinh, biểu tình, bảo vệ
thành quả cách mạng đạt được ở cơ sở; chứ chưa phải là Hồng quân ra xông
pha cùng binh lực địch, cần phân biệt cho rõ để tránh những hành động sai

lầm.


22
Tiếp tục quan điểm coi trọng vai trò lực lượng vũ trang cơ sở trong
đấu tranh cách mạng của quần chúng, Hội nghị Trung ương lần thứ 2 của
Đảng họp ở Sài Gòn tháng 3 năm 1931, đã ra Án nghị quyết trong đó
nghiêm khắc phê phán:
Trong những cuộc tranh đấu đã có nhiều nơi đảng viên cản trở
quần chúng không để cho quần chúng hộ vệ tính mạng nữa. Có lúc quần
chúng xung đột với binh lính thì đảng bộ lại phê bình vô lý, lại đem câu
“bạo động non”, “manh động” mà cản trở sự xung đột… việc tranh đấu
cướp chính quyền là việc làm không phải khi nào cũng được. Chớ còn
ra tranh đấu biểu tình hàng ngày vì những mục đích quyền lợi rõ rệt mà
xung đột với lính thì là một sự tự vệ rất cần kíp [21, tr.95].
Nghị quyết đã nêu tiếp vấn đề tổ chức đội tự vệ. Lần đầu tiên, Hội nghị
Trung ương Đảng đã đề cập đến vai trò của chi bộ Đảng trong việc tổ chức đội
tự vệ đảm bảo chất lượng chính trị. Nghị quyết Hội nghị nêu rõ: “Chi bộ phải
đặc biệt chú ý về việc tổ chức đội tự vệ. Đội tự vệ là một lợi ích tranh đấu rất cần
thiết để bảo vệ tranh đấu. Chi bộ phải cùng với Công hội mà chuyên cần lo lắng,
kéo đảng viên vào đội, đẩy người ra chỉ huy” [21, tr.112]. Như vậy, ngay từ khi
ra đời lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn chú trọng đến việc tổ
chức, phát triển Đội tự vệ công nông. Đảng ta coi đây là một trong những
công tác quan trọng trong nhiệm vụ tuyên truyền tập hợp quần chúng, xây
dựng các tổ chức quân sự cách mạng, mà hình thức ban đầu là Đội tự vệ
công nông làm nòng cốt cho toàn dân đấu tranh để đánh đổ chính quyền
thực dân, phong kiến tay sai, giành độc lập cho dân tộc, mà cương lĩnh
đầu tiên của Đảng đã vạch ra.
Sau cao trào 1930 – 1931, phong trào cách mạng tạm thời lắng
xuống. Những năm tiếp theo, chính quyền thực dân Pháp và phong kiến

tay sai tiếp tục đẩy mạnh các cuộc khủng bố và đàn áp phong trào cách


23
mạng của nhân dân ta rất khốc liệt. Hệ thống tổ chức đảng, đoàn thể quần
chúng cách mạng, đội tự vệ công nông phải chịu những tổn thất lớn.
Trước hoàn cảnh đó, Trung ương Đảng quyết định tập trung giữ gìn, củng
cố lực lượng cách mạng; trong đó có đội tự vệ công nông, duy trì dưới
hình thức mới. Khi thời kỳ khó khăn những năm 1932 – 1934 đã vượt
qua, Đảng ta lại quan tâm ngay đến những vấn đề vũ trang quần chúng
bằng việc lập “đội tự vệ công nông”.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất (3/1935) tại Ma Cao (Trung
Quốc) Đảng ta đã thảo luận, thông qua Nghị quyết về Đội tự vệ. Nghị quyết
tổng kết kinh nghiệm tổ chức và hoạt động của Đội tự vệ công nông trong cao
trào cách mạng 1930 – 1931 từ đó đề ra những nguyên tắc xây dựng và hoạt
động của đội tự vệ. Nghị quyết chỉ rõ sự cần thiết phải tổ chức đội tự vệ công
nông nhằm: “a) Ủng hộ quần chúng hàng ngày: b) Ủng hộ quần chúng
trong các cuộc đấu tranh; c) Ủng hộ các cơ quan cách mạng và chiến sĩ
cách mạng của công nông; d) Quân sự huấn luyện cho lao động cách mạng,
chống quân thù giai cấp tấn công và làm cho vận động cách mạng phát
triển thắng lợi” [22, tr.91]. Nghị quyết giải thích rõ: công nông tự vệ đội là
lực lượng vũ trang cơ sở, khác với đội du kích và Hồng quân. Đội du kích
không phải bao giờ muốn tổ chức thì tổ chức được ngay, còn đội tự vệ thì trái
lại, hễ có vận động cách mạng, thì dù yếu mấy cũng có thể tổ chức được. Tự
vệ đội càng mạnh thì càng có điều kiện thuận lợi để sau này tổ chức du kích,
Hồng quân. Nghị quyết xác định nguyên tắc xây dựng đội tự vệ công nông:
thứ nhất là xây dựng đội tự vệ công nông về mặt chính trị; thứ hai là tổ chức,
biên chế, trang bị và huấn luyện cho đội tự vệ công nông.
Về nguyên tắc thứ nhất: Đội tự vệ công nông là một loại hình tổ chức có
tính chất nửa quân sự của quần chúng nhân dân lao động, trước hết và chủ

yếu là của công nhân và nông dân do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.


24
Thành phần của đội tự vệ bao gồm những người lao động có nhiệt tình, cương
quyết, không phân biệt gái trai, hoặc dân tộc, từ 18 tuổi trở lên. Đội tự vệ đặt
dưới quyền chỉ huy thống nhất của Trung ương chấp uỷ của Đảng Cộng sản.
Từ Trung ương chấp uỷ tới mỗi thành uỷ, tỉnh uỷ phải tổ chức ngay quân uỷ,
quân uỷ này một bộ phận thì lo quân đội vận động, một bộ phận thì lo tổ chức
và chỉ huy đội tự vệ. Đồng thời, các đảng bộ “phải đem đảng viên và đoàn
viên cương quyết nhất vào Tự vệ và các cấp bộ chỉ huy của Tự vệ, nhưng thế
không phải là không cho những hội viên thường hăng hái dự cuộc chỉ huy tự
vệ [22, tr.95]. Nghị quyết quy định cụ thể trong các ban chỉ huy đội tự vệ
ở cấp trung đội và đại đội, bên cạnh đội trưởng và đội phó có một đại biểu của
Đảng “Đội trưởng và đại biểu Đảng phải hợp tác mà chỉ huy” [22, tr.95]. Sự
hành động hàng ngày thì phục tùng Đảng bộ tương đương. Sự hành động
quân sự chung thì phục tùng thượng cấp tự vệ, và quân uỷ tương đương của
Đảng. Đội trưởng và đại biểu Đảng có bất đồng ý kiến thì do thượng cấp
quân uỷ giải quyết.
Nguyên tắc tổ chức của Đảng là tập trung dân chủ, tính chất của đội
tự vệ công nông là tổ chức nửa vũ trang của quần chúng lao động. Nghị
quyết chỉ rõ: “Kỷ luật tự vệ công nông cách mạng không phải là kỷ luật
nhà binh, nhưng cũng nghiêm khắc. Không thoả hiệp được với tính lười
biếng, sụt sè và bất tuân mệnh lệnh thượng cấp” [22, tr.95]. Đặc biệt,
trong bối cảnh kẻ thù đang khủng bố, đàn áp tàn khốc, các tổ chức đảng
và các đoàn thể quần chúng công hội, nông hội… đang hoạt động trong
điều kiện rất khó khăn, gian khổ, đội viên tự vệ phải có nhiệm vụ giữ bí
mật công tác của đội, tiểu đội nào chỉ được biết tiểu đội ấy, cấp trên và
cấp dưới quan hệ với nhau chỉ qua những người phụ trách cấp ấy. Nghị
quyết nhấn mạnh: trong đội tự vệ phải thực hiện dân chủ nội bộ: “Tự vệ

đội viên có quyền và cần phải thảo luận rộng rãi những vấn đề thuộc về


25
phương diện ủng hộ cách mạng vận động”. Đối với quần chúng nhân dân:
“Đội tự vệ tổ chức và phát triển mật thiết liên lạc với quần chúng, hàng
ngày tự vệ phải chăm lo tranh đấu, ngăn cản bọn thù giai cấp nhũng nhiễu
công nhân, nông dân. Đội tự vệ phải hết sức ủng hộ quần chúng lao động
trong các cuộc mít tinh, thị oai, kháng sưu, kháng thuế, bãi thị v.v.. [22,
tr.96].
Giữ vững bản chất cách mạng của đội tự vệ, bảo đảm sự lãnh đạo tuyệt
đối của Đảng, thực hiện chế độ dân chủ đi đôi với kỷ luật nghiêm minh, đoàn
kết nội bộ, quan hệ mật thiết với nhân dân là những nguyên tắc xây dựng đội
tự vệ về chính trị. Đây là những quan điểm đầu tiên nhưng rất cơ bản của
Đảng trong xây dựng các tổ chức quân sự cho cách mạng Việt Nam.
Về nguyên tắc thứ hai: Nghị quyết cũng xác định rõ nguyên tắc tổ chức,
biên chế, trang bị, huấn luyện đội tự vệ công nông. Theo đó, đội tự vệ công
nông từ 5 người tới 9 người tổ chức thành một tiểu đội. Ba tiểu đội tổ chức
thành một trung đội. Ba trung đội tổ chức thành một đại đội, cứ theo phép
“tam tam chế” mà tổ chức lên. Tuỳ theo lực lượng phát triển của Đảng, Thanh
niên cộng sản đoàn, các hội quần chúng mà tổ chức trong mỗi xí nghiệp, mỗi
làng xã bao nhiêu tiểu đội, trung đội, đại đội… “Căn cứ vào khu vực mà hiệp
công nông Tự vệ đội thành bộ đội để tiện việc chỉ huy thao diễn [22, tr.95].
Đó là các đội tự vệ thường trực. Nghị quyết nhấn mạnh: Đội tự vệ chẳng
những cần phải hộ vệ quần chúng hàng ngày mà còn phải tập luyện, chớ để
tới cuộc tranh đấu mới tổ chức thì chậm trễ, có hại, tự vệ hành động không
thống nhất, không thạo, không lanh, kế hoạch không tinh tường, nhiệm vụ
không thấu rõ và kỷ luật không nghiêm chỉnh. Chỉ tổ chức tự vệ tạm thời
trong các cuộc đấu tranh rồi giải tán đi là một xu hướng sai lầm. Do đó, tổ
chức tự vệ phải có các đội tự vệ thường trực được huấn luyện, có hệ thống tổ

chức, chỉ huy thống nhất, hàng ngày bảo vệ quần chúng đấu tranh chống ách
thống trị thực dân, phong kiến.


×