Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI BỊ BẠO LỰC GIA ĐÌNH (NGHIÊN CỨU TẠI XÃ AN TƯỜNG, TP TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===***===

PHÙNG THANH THẢO

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI
BỊ BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu tại xã
An Tƣờng, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2014


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===***===

PHÙNG THANH THẢO

CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƢỜI CAO TUỔI


BỊ BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH
(Nghiên cứu tại xã
An Tƣờng, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang)

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Mã số: 60.90.01.01
Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Thế Huệ

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................7
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................7
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................9
3. Ý nghĩa của nghiên cứu.........................................................................................15
4. Câu hỏi nghiên cứu ...............................................................................................16
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................17
6. Giả thuyết nghiên cứu ...........................................................................................17
7. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ......................................................................17
8. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................18
9. Phạm vi và thời gian nghiên cứu ...........................................................................19
NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................20
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẠO LỰC NGƢỜI CAO TUỔI TRONG
GIA ĐÌNH VÀ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI ...........................................20
1.1. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................................20
1.1.1. Thuyết xung đột ...............................................................................................20
1.1.2. Thuyết hệ thống sinh thái ................................................................................20

1.1.3. Thuyết nhu cầu của Maslow ............................................................................22
1.2. Các khái niệm công cụ .......................................................................................24
1.2.1. Các khái niệm công cụ liên quan đến lí luận về công tác xã hội ....................24
1.2.1.1.Khái niệm công tác xã hội .............................................................................24
1.2.1.2.Khái niệm nhân viên CTXH ..........................................................................25
1.2.1.3.Mục đích, chức năng, đối tượng của CTXH .................................................25

1


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

1.2.2. Lý luận về bạo lực người cao tuổi trong gia đình ....................................... 28
1.2.2.1.Khái niệm người cao tuổi ..............................................................................28
1.2.2.2.Khái niệm CTXH với người cao tuổi ............................................................29
1.2.2.3.Vai trò của CTXH với người cao tuổi ...........................................................29
1.2.3. Các khái niệm công cụ liên quan đến lí luận về bạo lực người cao tuổi trong
gia đình ......................................................................................................................30
1.2.3.1.Khái niệm bạo lực gia đình ...........................................................................30
1.2.3.2.Bạo lực NCT trong gia đình ..........................................................................31
1.2.3.3.Các hình thức BLGĐ với NCT ......................................................................32
1.2.3.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến BLGĐ với NCT ..................................................32
1.3. Một số đặc điểm tâm lý của người cao tuổi .......................................................34
1.4.Cơ sở pháp lý của công tác phòng chống BLGĐ với NCT tại Việt Nam ...........36

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH
TRẠNG BẠO LỰC NGƢỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH .........................39
2.1. Vài nét về địa bàn và khách thể nghiên cứu

.................................................. 39

2.1.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .........................................................................39
2.1.2. Người cao tuổi tại Tuyên Quang .....................................................................39
2.2. Thực trạng về bạo lực NCT trong gia đình

.................................................. 40

2.2.1. Nhận thức về bạo lực người cao tuổi trong gia đình ......................................40
2.2.1.1. Nhận thức về bạo lực gia đình với người cao tuổi.......................................40
2.2.1.2. Nhận thức về những nguyên nhân ảnh hưởng đến bạo lực NCT trong gia
đình ............................................................................................................................44
2.2.2. Thực trạng bạo lực người cao tuổi trong gia đình tại địa bàn nghiên cứu ....45
2.2.2.1. Bạo lực về thể chất .......................................................................................45
2.2.2.2. Bạo lực về tinh thần .....................................................................................48
2.2.2.3. Bạo lực về kinh tế .........................................................................................53

2


2.2.2.4. Bạo lực về tình dục .......................................................................................55
2.2.3. Hậu quả của bạo lực NCT ..............................................................................56
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực NCT trong gia đình ....................................59
2.3.1. Yếu tố giới tính ................................................................................................61
2.3.2. Yếu tố kinh tế ...................................................................................................63
2.3.3. Yếu tố các chất kích thích................................................................................65

2.3.4. Yếu tố nhận thức, trình độ học vấn .................................................................66
2.4. Các biện pháp đã áp dụng tại địa phương nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực
NCT trong gia đình ...................................................................................................67
CHƢƠNG 3. VAI TRÕ CỦA CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẰM GIẢM THIỂU
BẠO LỰC NGƢỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH .........................................70
3.1. Đề xuất các biện pháp can thiệp công tác xã hội để giảm thiểu bạo lực người
cao tuổi trong gia đình

................................................................................. 70

3.1.1. Công tác xã hội với NCT bị bạo lực ...............................................................70
3.1.2. Công tác xã hội với gia đình có NCT bị bạo lực ............................................71
3.1.3. Công tác xã hội với địa phương nhằm giảm thiểu bạo lực NCT trong gia đình
...................................................................................................................................72
3.2. Xây dựng quy trình vận dụng biện pháp can thiệp CTXH trong việc giảm thiểu
bạo lực người cao tuổi trong gia đình ....................................................................... 73
3.2.1. Qui trình can thiệp ..........................................................................................73
3.2.1.1. Công tác xã hội cá nhân...............................................................................74
3.2.1.2. Công tác xã hội nhóm ..................................................................................81
3.2.2. Qui trình phòng ngừa ......................................................................................83
3.2.2.1. Vai trò của NCT trong phòng chống bạo lực gia đình ................................83
3.2.2.2. Công tác xã hội với cộng đồng nhằm truyền thông về BLGĐ .....................85
3.3. Vai trò của nhân viên CTXH .............................................................................90

3


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai

tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

3.3.1. Biện hộ ............................................................................................................90
3.3.2. Nâng cao khả năng..........................................................................................90
3.3.3. Kết nối nguồn lực, dịch vụ ..............................................................................91
3.3.4. Kiểm tra, giám sát ...........................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
1. Kết luận .................................................................................................................93
2. Giải pháp ...............................................................................................................94
3. Kiến nghị ..............................................................................................................97
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN
VĂN CỦA TÁC GIẢ .............................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 102

4


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BLGĐ

: Bạo lực gia đình

CTXH

: Công tác xã hội


DS

: Dân số

KHHGĐ

: Kế hoạch hóa gia đình

NCT

: Người cao tuổi

NV.CTXH

: Nhân viên Công tác xã hội

TP

: Thành phố

TS

: Tiến sĩ

5


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho

kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

DANH MỤC BẢNG - BIỂU – HÌNH
Bảng 2.1. Nguồn cung cấp thông tin về BLGĐ cho NCT ........................................ 41
Bảng 2.2. Hiểu biết về bạo lực gia đình của người cao tuổi ..................................... 43
Bảng 2.3. Số vụ BLGĐ với NCT của những người được điều tra ........................... 45
Bảng 2.4. Bạo lực về thể chất đối với NCT .............................................................. 45
Bảng 2.5. Người cao tuổi bị con cái chửi mắng, nhiếc móc ..................................... 49
Bảng 2.6. Mức độ xảy ra bạo lực về tinh thần đối với người cao tuổi ..................... 51
Bảng 2.7. Bạo lực về kinh tế đối với người cao tuổi ................................................ 55
Bảng 2.8. Hậu quả của bạo lực gia đình với người cao tuổi .................................... 56
Bảng 2.9. Những yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực gia đình với người cao tuổi .......... 60
Bảng 3.1. Vai trò của NCT trong phòng, chống BLGĐ ........................................... 84
Biểu đồ 2.1. Bạo lực thể chất với NCT theo giới tính .............................................. 48
Biểu đồ 2.2. Bạo lực về tinh thần với NCT theo giới tính ........................................ 52
Biểu đồ 2.3. Các biện pháp đã áp dụng tại địa phương ............................................ 68
Biểu đồ 3.1. Hiệu quả của hoạt động tuyên truyền phòng, chống BLGĐ ................ 84
Hình 2.1. Thang nhu cầu của Maslov ..................................................................... 23
Hình 3.1. Hệ thống môi trường xung quanh người cao tuổi ..................................... 77
Hình 3.2. Kế hoạch PTCĐ về vấn đề BLGĐ với NCT ............................................ 86

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang ở vào thời kỳ cơ cấu dân số vàng với khoảng 1,6 triệu người
bước vào tuổi lao động mỗi năm. Bên cạnh điều kiện thuận lợi về dân số trước mắt
thì xu hướng già hóa dân số đang diễn ra nhanh ở nước ta. Người cao tuổi Việt
Nam tăng nhanh cả về số lượng và tỷ trọng. Điều tra biến động dân số năm 2012
cho thấy dân số Việt Nam đang già hóa nhanh chóng và đã bước vào thời kỳ “già
hóa dân số” với tỷ lệ người cao tuổi chiếm 10,2% trong tổng dân số.
Điều tra Biến động Dân số – KHHGĐ năm 2010 cho thấy, tổng dân số Việt
Nam là 86,93 triệu người, trong đó NCT là 8,15 triệu người, chiếm 9,4% dân
số. Trong 8,15 triệu NCT có 3,98 triệu người từ 60-69 tuổi (4,51% DS), 2,79 triệu
người 70-79 tuổi (3,22% DS), 1,17 triệu người trên 80 tuổi (1,93% DS) và khoảng
9.380 người trên 100 tuổi. Hiện có 72,9% người cao tuổi sống ở nông thôn và
27,1% sống ở thành thị. 79% người cao tuổi sống với con cháu có cuộc sống vật
chất, tinh thần tương đối ổn định, còn 21% sống độc thân hay chỉ có hai vợ chồng
già sống với nhau. Đến cuối năm 2013, dân số Việt Nam đã đạt 90 triệu người.
Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế, không chỉ ở thành thị mà ở cả nông
thôn, mô hình gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống đang có xu hướng giảm đi. Số
lượng các gia đình chỉ có hai vợ chồng già hay gia đình người cao tuổi đơn thân
đang tăng lên.
Theo dự báo của Tổng cục thống kê về tỷ trọng dân số theo nhóm tuổi thì
NCT ở nước ta sẽ đạt 10% tổng dân số vào năm 2017 và sau 20 năm (2017 – 2037),
Việt Nam sẽ có Dân số già (tỷ trọng người từ 60 tuổi trở lên lớn hơn hoặc bằng 20%
tổng dân số). Đến cuối năm 2011, NCT Việt Nam đã chiếm 10%, về trước so với dự
báo 6 năm.
Cùng với sự gia tăng dân số già, bên cạnh những ưu điểm, nhiều thách thức
đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và phát huy vai trò
người cao tuổi. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

7



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

nghĩa, một trong những vấn đề hiện nay đang nổi lên trong xã hội hiện nay chính là
tình trạng người già bị ngược đãi ngày càng nhiều.
Tỷ lệ người cao tuổi bị bạo lực (bạo hành) trong gia đình về thể chất và tinh
thần đang có chiều hướng gia tăng. Tình trạng ông đánh chửi bà, bà đánh chửi ông,
con cái bất hiếu thẳng tay đuổi bố mẹ ra khỏi nhà, thậm chí đánh đập dã man những
người đã mang nặng đẻ đau, hoặc chửi bố mẹ, không cho bố mẹ ăn, nhốt bố mẹ
trong nhà…... vì coi họ là gánh nặng. Thậm chí, nhiều trường hợp, không chỉ đánh
đập, con cái còn xuống tay giết bố mẹ, những người thân sinh ra mình. Người già
không nơi nương tựa phải vào trung tâm dưỡng lão, lang thang tạo ra một áp lực lớn
cho công tác an sinh xã hội.
Một điều đáng bàn nữa là rất nhiều những hành vi bạo lực gia đình đối với
người cao tuổi đang tồn tại nhưng không được phát hiện. Chỉ khi họ bị đẩy ra
đường, bị đánh đập nguy hiểm đến tính mạng thì xã hội mới hay biết.
Theo quy định của pháp luật, tại điều 151 Bộ luật Hình sự - Tội ngược đãi
hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng
mình: “Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cháu hoặc
người có công nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành
chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ
đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm”. [9]
Đây là vấn đề cấp bách cần được nghiên cứu của ngành Công tác xã hội.
Chính bởi lẽ đó, tôi chọn đề tài: “CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CAO TUỔI
BỊ BẠO LỰC TRONG GIA ĐÌNH” (Nghiên cứu xã An Tường, TP Tuyên Quang

- Tỉnh Tuyên Quang) để xây dựng luận văn cao học.
Do thời gian không nhiều và hiểu biết của bản thân về lĩnh vực này còn hạn
chế, vì thế trong phần nghiên cứu thực tế, luận văn chỉ tập chung nghiên cứu tại một
xã thuộc TP Tuyên Quang – Tỉnh Tuyên Quang.
Với mong muốn rằng, bằng việc chỉ ra những tác động của công tác xã hội
tới đối tượng người cao tuổi bị bạo lực trong gia đình sẽ giúp ích cho việc phát triển
và cải tiến mô hình dịch vụ chăm sóc đối tượng người cao tuổi bị bạo hành nói

8


riêng và người cao tuổi trong cả nước nói chung – đối tượng yếu thế cần được quan
tâm, chăm sóc của nhân viên CTXH và xã hội nói chung.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trong xã hội hiện đại, tình trạng cha mẹ về già bị con cái ngược đãi, đối xử
không tốt đang xảy ra ngày càng nhiều. Mối quan hệ giữa người cao tuổi và con
cháu đang được đặc biệt quan tâm khi Việt Nam đã trở thành nước già hóa dân số.
Theo thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, từ năm 2009 đến năm
2012, cả nước có 178.847 vụ bạo lực gia đình. Trong đó, bạo lực gia đình với phụ
nữ là 106.520 vụ, bạo lực gia đình với trẻ em là 23.346 vụ, bạo lực gia đình với
người cao tuổi là 16.148 vụ.
BLGĐ với NCT được cộng đồng xã hội quan tâm và lên án hơn cả vì trái với
đạo lý truyền thống.
Trong bối cảnh của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước dưới tác động
của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các giá trị gia đình ở Việt Nam đang
có sự biến đổi rất lớn. Sự biến đổi này, trong một chừng mực nhất định, đã làm cho
mối quan hệ giữa ông bà cha mẹ con cháu không thuận chiều như trước đây và làm
tăng những mâu thuẫn và xung đột các thế thệ trong gia đình.
Kết quả khảo sát thu thập, xử lý thông tin về NCT ở Việt Nam (Ủy ban Quốc
gia về người cao tuổi Việt Nam, 2007), NCT xác định có vấn đề ngược đãi/bỏ rơi

NCT ở địa phương chiếm 7,26%.
Các tác giả Lê Ngọc Lân, Nguyễn Hữu Minh và Trần Quý Long (2011) cũng
đưa ra nhận định. “Có một tỉ lệ không nhỏ NCT chưa cảm nhận được sự chăm sóc,
nuôi dưỡng hay thái độ kính trọng của con cái. Theo ý kiến của nhiều người, việc
đối xử của con cái đối với cha mẹ ngày nay không được tốt như ngày xưa”
Các nghiên cứu về gia đình, về NCT ở Việt Nam trong thời gian qua đã ghi
nhận có hiện tượng con cháu bạo hành, ngược đãi cha mẹ già. “Hiện tượng bạo lực
gia đình đối với NCT diễn ra ở khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng
đến miền núi, người có địa vị xã hội hay nông dân, từ người có học đến người
không biết chữ, người giàu có hay người nghèo” [3, tr. 55]. Kết quả nghiên cứu

9


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

NCT và bạo lực gia đình [3] cho thấy mức độ phổ biến của bạo lực trong gia đình
của NCT tham gia phỏng vấn là 50,3%. Tuy nhiên, nghiên cứu không cho biết rõ tỉ
lệ gia đình NCT có bạo lực với NCT là bao nhiêu mà chỉ hàm chứa trong đó là có
bạo lực đối với NCT.
Kết quả điều tra của Vụ gia đình năm 2012, có tới 41% NCT xác nhận có hiện
tượng bạo lực (bất kỳ một hành vi bạo lực nào) đối với bố mẹ già ở địa phương trong
12 tháng tính đến thời điểm điều tra. Nếu tính trong mẫu khảo sát, có 11,6% NCT đã
từng chịu một hành vi bạo lực bất kỳ từ con cái và 7,9% NCT đã từng chịu một hành

vi bạo lực bất kỳ từ con cái trong 12 tháng trước cuộc khảo sát. Nghiên cứu cũng chỉ
rõ những hành vi bạo lực xảy ra gần nhất mà người trả lời biết rõ bao gồm: Sỉ nhục,
hỗn láo với bố mẹ (38%); Đánh đập bố mẹ (23,0%); Đe dọa bố mẹ (17,0%); Tranh
giành thừa kế/ gây sức ép với cha mẹ để đòi tài sản (9,0%); Không quan tâm chăm
sóc về vật chất hoặc về tình cảm (4,0%); sử dụng/lấy một phần thu nhập/khoản tiết
kiệm của bố mẹ già mà không được bố mẹ đồng ý (3,0%); Nhốt cấm đoán bố mẹ
không cho đi đâu/cấm đoán trong giao tiếp (2,0%). Đặc biệt, trong số những hành vi
bạo lực cha mẹ mà người trả lời biết rõ thì tỉ lệ bạo lực thể chất như đánh đập cha mẹ
là khá cao (23%), hành vi đe dọa bố mẹ già cũng chiếm tới 17%.
Theo TS. Nguyễn Thế Huệ có thể nói, hành vi bạo hành đối với NCT diễn ra
tuy không nhiều song ở những địa phương tiến hành điều tra đều thấy những hiện
tượng NCT bị bỏ rơi, không được chăm sóc hoặc có chăm sóc nhưng chiếu lệ .
Một cuộc nghiên cứu về thực trạng bạo lực gia đình đối với người cao tuổi
tại 3 tỉnh Phú Yên, Quảng Trị và Đắk Lắk. Kết quả, 90% số người được hỏi cho biết
đã từng bị con cháu bỏ rơi, không được chăm sóc [3]. Số người già bị con cái đánh
đập ở 3 tỉnh Phú Yên, Quảng Trị, Đắk Lắk lên đến 18%; ở cả 3 tỉnh, tình trạng bỏ
rơi không chăm sóc cha mẹ là 90. Khoảng 50% số người cao tuổi được phỏng vấn
cho biết họ bị con cái của mình đe dọa nhốt trong nhà... Kết quả nghiên cứu này đã
góp phần mang thực trạng, có thêm căn cứ để xây dựng Luật phòng chống bạo lực
gia đình.

10


Bạo lực với cha mẹ già xảy ra ở mọi hình thức: thể chất, tinh thần, kinh tế,
ngược đãi/bỏ rơi.
Về bạo lực thể chất với NCT trong gia đình
Hành vi bạo lực thể chất được xem xét gồm: đánh đập cha mẹ; đe dọa cha
mẹ; nhốt cha mẹ. Mức độ bạo lực thể chất của con cái đối với NCT đưa ra những
kết quả khác nhau từ các nghiên cứu được tiến hành ở các địa phương khác nhau và

tại thời điểm khác nhau. Theo nghiên cứu của Hội NCT tuổi Việt Nam năm 2007 tại
ba tỉnh (Đăk Lăk, Quảng Trị, Phú Yên), tỉ lệ NCT bị con cái đánh đập là 3,0%, bị
đe dọa, nhốt trong nhà là 8,3% [3] Tỉ lệ này là khá cao so với kết quả điều tra của
Vụ Gia đình (2012) tại các tỉnh thành: Yên Bái, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hậu Giang
(đánh đập cha mẹ: 1,2%; đe dọa cha mẹ: 3,3%).
Theo kết quả điều tra tại 3 tỉnh Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ về bạo lực gia
đình của TS. Lê Thị Quý và TS. Đặng Vũ Cảnh Linh cho biết có tới 14,5% người
trả lời rằng có tồn tại hiện tượng con cái đánh đập cha mẹ ở địa phương họ, trong đó
Hà nội là 18,6%, Thái Bình là 18% và Phú Thọ là 6,9 [7, tr. 136]
Về bạo lực tinh thần với NCT trong gia đình
Hành vi bạo lực về tinh thần diễn ra dưới nhiều mức độ và nhiều dạng khác
nhau. Nghiên cứu của TS. Nguyễn Thế Huệ 2007 và Vụ gia đình 2012 đều cho thấy
tình trạng phổ biến là mắng nhiếc, cãi vã, xúc phạm, làm tổn hại đến tinh thần NCT
coi thường, không tôn trọng ý kiến của ông bà, cha mẹ cao tuổi trong các vấn đề lớn
Ngoài ra, nghiên cứu này cũng coi hành vi buộc NCT ở riêng; không nói chuyện
chia sẻ; bỏ rơi không chăm sóc khi NCT ốm đau, hoạn nạn; đe dọa nhốt trong nhà là
bạo lực tinh thần. Theo Nguyễn Thế Huệ (2007), 33,4% NCT trong mẫu khảo sát bị
con cái chửi mắng, nhiếc móc, cao hơn rất nhiều so với kết quả điều tra của Vụ Gia
đình (2012): 5,0% NCT tham gia nghiên cứu cho biết bị con cái sỉ nhục, nói hỗn
láo/lăng mạ trong vòng 12 tháng trước cuộc điều tra; tỉ lệ NCT đã từng chịu hành vi
này là 8,7%.
Khi nghiên cứu về mâu thuẫn thế hệ và giải quyết mâu thuẫn thế hệ, theo tác
giả Đặng Vũ Cảnh Linh cho biết. Khi hỏi những khó khăn gặp phải khi sống cùng

11


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai

tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

con cháu, những ý kiến mà người cao tuổi đưa ra chiếm tỷ lệ cao nhất, đó là: con
cháu ít thời gian nói chuyện (38.9%), con cháu có nếp sinh hoạt khác (30,7%), phải
thích nghi với nếp sinh hoạt của con cháu (29%), con cháu hay gây ồn ào (18,6%),
con cháu không hiểu tâm lý ông bà là (16,6%), con cháu không có kiến thức, kỹ
năng chăm sóc ông bà (9,2%). [5, tr. 103].
Về bạo lực kinh tế với NCT trong gia đình
Hành vi bạo lực kinh tế được tìm hiểu gồm: Theo TS. Nguyễn Thế Huệ Từ
chối trách nhiệm nuôi dưỡng ông bà, cha mẹ; không có chỗ dựa về kinh tế, bị bỏ rơi
không chăm sóc, chia nhau/luân phiên nuôi cha mẹ, con cái không có khả năng hỗ
trợ về tài chính; không trợ giúp kinh tế cho cha mẹ; coi nuôi cha mẹ là gánh nặng
gia đình; tự sang tên quyền sử dụng nhà, đất (tước quyền của bố mẹ); Còn theo
nghiên cứu của Vụ gia đình năm 2012, hành vi bạo lực kinh tế với người cao tuổi
được hiểu là sử dụng/lấy một phần thu nhập/khoản tiết kiệm của cha mẹ mà không
được cha mẹ đồng ý; tranh giành thừa kế/gây sức ép với cha mẹ để đòi tài sản (Vụ
Gia đình, 2012). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thế Huệ (2007) cho thấy, 10,9%
NCT tham gia điều tra bị bạo lực về kinh tế.
Nghiên cứu của Vụ Gia đình (2012) cho biết: tỉ lệ xảy ra các hành vi sử
dụng/lấy một phần thu nhập/khoản tiết kiệm của cha mẹ mà không được cha mẹ
đồng ý và tranh giành thừa kế/gây sức ép với cha mẹ để đòi tài sản trong 12 tháng
tính đến thời điểm điều tra lần lượt là 0,4% và 1,2%; tỉ lệ đã từng xảy ra các hành vi
này lần lượt là 0,8% và 1,7%.
Theo các tác giả Trần Tuyết Anh, Nguyễn Hữu Minh, Hoa Hữu Vân cho
biết, phần lớn người cao tuổi bị bạo lực là sống trong các gia đình có mức sống dưới
trung bình. Trong 62 gia đình có mức sống khá giả chỉ có 1 trường hợp thừa nhận bị
bạo lực trong 12 tháng qua, với tỷ lệ 0,02%. Trong khi đó, hơn 1/5 số gia đình

người cao tuổi có mức sống dưới trung bình từng xảy ra trường hợp người cao tuổi
bị bạo lực.
Hành vi ngược đãi, bỏ rơi NCT: Nhốt cha mẹ trong nhà không cho đi
đâu/cấm đoán cha mẹ trong giao tiếp; không quan tâm chăm sóc về vật chất, về tình

12


cảm (Vụ Gia đình, 2012). Theo kết quả của nghiên cứu này, nếu tính trong khoảng
thời gian 12 tháng trước cuộc điều tra, không có NCT nào bị con cái nhốt trong nhà
không cho đi đâu hoặc cấm đoán giao tiếp; 4,5% NCT bị con cái không chăm sóc
về vật chất và 4,1% NCT không được con cái quan tâm chăm sóc về mặt tình cảm.
Tỉ lệ NCT đã từng chịu những hành vi này lần lượt là 0,8%; 6,2% và 5,4%. Tỉ lệ
NCT tham gia khảo sát bị bỏ rơi không chăm sóc chiếm tới 15%. [3]
Ngoài ra, nghiên cứu của Nguyễn Thế Huệ (2007) còn đề cập tới hiện tượng
bạo lực tình dục với NCT. Theo đó, người dân tham gia nghiên cứu cho biết có hiện
hiện tượng bạo lực tình dục xảy ra giữa cụ ông với cụ bà vì không được “chiều”,
không đáp ứng. Tuy nhiên, đây là vấn đề tế nhị, khó nói vì không tiện nên khó thu
nhận được thông tin [3, tr. 54]
Số liệu thống kê số vụ bạo lực gia đình với NCT vi phạm pháp luật
trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
Không chỉ xảy ra trên những địa bàn nghiên cứu mà bạo lực gia đình với
NCT diễn ra ở khắp mọi nơi trên cả nước. Riêng địa bàn tỉnh Tuyên Quang (địa bàn
nghiên cứu của luận văn) cũng xảy ra rất nhiều vụ bạo lực cả về thể chất lẫn tinh
thần dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với người cao tuổi.
Số liệu thống kê về các vụ án Dân sự của Viện kiểm sát nhân dân Tỉnh
Tuyên Quang cho biết, trong vòng 3 năm trở lại đây (2011 – 2013) thì số vụ con cái
tranh chấp đất đai với cha mẹ trong độ tuổi 60 trở lên ngày càng gia tăng.
Trong khoảng thời gian 3 năm, số vụ án về con cái “Tranh chấp quyền sử
dụng đất và tài sản trên đất”, “Kiện đòi tài sản, chia tài sản thừa kế” với cha mẹ là

người cao tuổi chiếm số lượng nhiều nhất (9 vụ). Năm 2011 thụ lý 01 vụ án “Tranh
chấp quyền sử dụng đất và tài sản trên đất” giữa cụ Ngô Thế L (sinh năm 1931) và
cụ Nguyễn Thị L (sinh năm 1932) với con trai là ông Ngô Thế Ch (sinh năm 1951)
địa chỉ tại Tổ Vĩnh Phúc, Thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá, Tỉnh Tuyên Quang.
Năm 2012 cũng thụ lý 01 “Tranh chấp quyền sử dụng đất” giữa bà Hoàng Thị V
(sinh năm 1941) với con gái là chị Lý Thị L (sinh năm 1968) địa chỉ tại Thôn
Quang, xã Phú Lâm, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

13


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Năm 2011 và năm 2012 chỉ thụ lý mỗi năm 01 vụ án, năm 2013, số vụ án
dân sự tranh chấp đất đai với đối tượng là NCT và các thành viên trong gia đình gia
tăng rõ rệt (7 vụ). Chỉ trong vòng 1 năm, số vụ xảy ra mâu thuẫn giữa người cao
tuổi với các thành viên trong gia đình đã tăng gấp 7 lần so với 2 năm trước đó.
Bà Hồng Nguyệt H (sinh năm 1931) địa chỉ tại Tổ 21, phường Minh Xuân
mâu thuẫn với con trai là anh Hoàng Hồng Tr (sinh năm 1957) về tài sản, đất đai
không thể giải quyết được nên đã đưa đơn kiện nên cơ quan, chính quyền địa
phương. Tại huyện Sơn Dương cũng xảy ra 3 vụ án về tranh chấp quyền sử dụng
đất giữa người cao tuổi với chính con trai, con gái gái của mình. Mâu thuẫn giữa bà
Nguyễn Thị L (sinh năm 1935) và con gái là chị Lê Thị D (sinh năm 1968) tại Thôn
Đồng Nội, xã Đồng Quý, huyện Sơn Dương. Ông Lê Văn Th (sinh năm 1932) với

con trai là anh Lê Văn S (sinh năm 1968) tại Thôn Làng Thiện, xã Kế Thiện, huyện
Sơn Dương. Bà Nguyễn Thị Th (sinh năm 1933) với con gái là chị Nguyễn Thị Y
(sinh năm 1967) tại tổ nhân dân Bắc Trung, thị trấn Sơn Dương. Huyện Yên Sơn
cũng thụ lý 01 vụ án giữa bà Cao Thị T (sinh năm 1932) và con trai là anh Đào
Quý Ph (sinh năm 1964) tại xóm 6, xã Kim Phú, huyện Yên Sơn về mâu thuẫn,
tranh chấp quyền sử dụng đất đai.
Trên địa bàn nghiên cứu, tại xã An Tường cũng xảy ra vụ án giữa ông Vũ
Viết H (sinh năm 1944) tại Tổ Vĩnh Linh, thị trấn Vĩnh Lộc, huyện Chiêm Hoá,
tỉnh Tuyên Quang với con là Nguyên Viết Kh địa chỉ tại thôn Hưng Kiều 4, xã
An Tường, Thành phố Tuyên Quang về việc kiện đòi tài sản và chia tài sản thừa
kế. Bà Ma Thị Đ (sinh năm 1936) với con trai là Anh Ma Văn D (sinh năm
1973) xảy ra tranh chấp về tài sản tại Thôn Nghe, xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm
Hoá, Tỉnh Tuyên Quang.
Không chỉ là sự gia tăng nhanh chóng về số lượng vụ án dân sự, số vụ phạm
tội hình sự giữa con cái với cha mẹ là người cao tuổi từ năm 2011 đến nay cũng gia
tăng đáng kể trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Năm 2011, đã xét xử vụ án với đối
tượng Lý Văn T sinh năm 1972 trú tại thôn Tân Dân, xã Hợp Hoà, huyện Sơn
Dương với tội danh giết người QĐKTVA 58, KTBC 122/2.6.2011, Lý Văn T cho

14


rằng mẹ vợ của mình là bà Trần Thị Thuý làm lây bệnh vẩy nến cho gia đình, nên
đã dùng búa đinh đánh nhiều nhát vào đầu, mặt, cổ bà Thuý, dẫn đến tử vong.
Năm 2012, số lượng vụ án đã tăng lên gấp 3 lần so với năm trước. Khoảng
22h ngày 12/6/2008, tại nhà ông Tạ Văn H, thôn Đồng Khấn, xã Kiến Thiết, do
không can ngăn được bố đẻ là ông H đánh mẹ là bà L, H đã lấy đoạn sắt trục củ
điện nước đánh 02 nhát vào ngực ông H sau đó rủ Nông Thanh Kh giết ông H. H và
Kh đã dùng chày gỗ, gậy gỗ vụt nhiều nhát vào người và đầu ông H làm ông H bị
chết. Tạ Đức H sinh năm 1987, Nông Thanh Kh sinh năm 1985.

Khoảng 22 giờ ngày 29/6/2012, tại nhà ở thôn An Thái, xã Tân An, huyện
Chiêm Hoá, Hà Kim M (sinh năm 1984) có hành vi dùng dùi đục bằng gỗ đánh
nhiều nhát vào đầu mẹ đẻ của mình là bà Hà Thị Đ dẫn đến tử vong.
Khoảng 23h ngày 17/9/2012, tại nhà bà Tạ Thị T ở xóm Đồng Cầu, xã Tứ
Quận, huyện Yên Sơn, do mâu thuẫn cá nhân, Nguyễn Ngọc K (sinh năm 1986) đã
dùng một đoạn tre một đầu có cắm que sắt nhọn đâm chị Hà Thị Nh (vợ đã ly hôn
của K) và đâm nhiều nhát vào ngực mẹ chị Nh là bà Tạ Thị T. Hậu quả là bà Tu tử
vong, chị Nhàn bị thương.
Đến năm 2013, cũng xảy ra 2 vụ người cao tuổi bị bạo lực thể chất gây ra hậu
quả nghiêm trọng. Ngày 5/5/2013, Lý Văn T (sinh năm 1980), có hành vi dùng dao
đâm chết mẹ đẻ của mình là bà Lương Thị M, trú tại xã Nhân Mục, huyện Hàm Yên.
Ngày 31/10/2013, Nguyễn Xuân Q (sinh năm 1964) có hành vi đánh mẹ vợ
là bà Nguyễn Thị S làm bà Sợi bị thương.
Gần đây nhất, năm 2014 cũng xảy ra một vụ án giết người mà nạn nhân là
người cao tuổi. Do mâu thuẫn với thím dâu là chị Nguyễn Thị V, sinh năm 1984,
ngày 14/7/2014, Bùi Duy Th (sinh năm 1998) có hành vi dùng dao chém chị V,
chém ông nội là Bùi Đức Đ, sinh năm 1939. Hậu quả là ông Đ bị chết, bà Q và chị
V bị thương. Vụ án vẫn đang trong quá trình điều tra.
3.

Ý nghĩa của nghiên cứu

3.1.

Ý nghĩa khoa học

Bổ sung thêm thông tin hữu ích cho những khoảng trống trong nghiên cứu về
người cao tuổi nói chung và vấn đề bạo lực người cao tuổi nói riêng.

15



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho chủ đề này, góp phần cơ sở và luận
cứ khoa học cung cấp cho việc hoạch định chính sách nhằm hạn chế và tiến đến
chấm dứt tình trạng bạo lực trong gia đình của người cao tuổi.
3.2.

Ý nghĩa thực tiễn

-

Kết quả nghiên cứu phản ánh cụ thể mức độ, thực trạng của vấn nạn

bạo lực người cao tuổi trong gia đình cũng như những nhận thức, thái độ của người
cao tuổi về vấn đề này tại địa bàn nghiên cứu.
-

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự báo những xu hướng và giải pháp

thiết thực cho việc giảm thiểu hành vi bạo lực gia đình với người cao tuổi, đặc biệt
là vai trò của công tác xã hội cho vấn đề này.
3.3.


Giá trị của đề tài

-

Góp phần làm rõ thêm NCT bị bạo lực trong gia đình theo cách tiếp

cận của Công tác xã hội.
-

Đóng góp thêm hướng giải quyết tình trạng bạo lực trong gia đình

người cao tuổi theo cách tiếp cận của công tác xã hội với các phương pháp tác
nghiệp cụ thể, đồng thời giúp nhân viên công tác xã hội trong thực hành chuyên
môn một cách có hiệu quả trong lĩnh vực bạo lực NCT trong gia đình.
-

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham

khảo bổ ích cho việc giảng dạy, nghiên cứu về chủ đề này, và cho những gia đình đã
đang và sẽ có NCT.
4.

Câu hỏi nghiên cứu



Thực trạng bạo lực gia đình với NCT tại địa bàn nghiên cứu? (nhận

thức về BLGĐ; thực trạng bạo lực về mặt hình thức, mức độ bạo lực; hậu quả…)



Các yếu tố ảnh hưởng đến bạo lực NCT trong gia đình.



Các biện pháp đã áp dụng nhằm giảm thiểu hành vi bạo lực NCT

trong gia đình? ( những thuận lợi, khó khăn của việc áp dụng các biện pháp này vào
trong thực tế ở địa phương?)


Những biện pháp nào của công tác xã hội được đề xuất nhằm giảm

thiểu hành vi bạo lực NCT trong gia đình có hiệu quả?

16


5.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích của luận văn:
Làm rõ thực trạng và những yếu tố tác động tới bạo lực người cao tuổi trong
gia đình hiện nay. Trên cơ sở đó, đề tài đề xuất một số kiến nghị, giải pháp Công tác
xã hội nhằm khắc phục, giải quyết thực trạng này.
Nhiệm vụ của luận văn:
-


Tổng quan tình hình nghiên cứu về bạo lực người cao tuổi ở Việt Nam

-

Làm rõ cơ sở lý luận và những khái niệm cơ bản có liên quan đến đề

tài; Vận dụng các lý thuyết, cách tiếp cận và khái niệm liên quan để lý giải, làm
sáng tỏ vấn đề nghiên cứu.
Phân tích thực trạng bạo lực người cao tuổi trong gia đình trên địa bàn

-

3 thôn thuộc 1 xã thuộc thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang.
Phân tích sự tác động của các yếu tố: giới tính, tuổi, trình độ học vấn,

-

nghề nghiệp, mô hình sống, khoảng cách sống giữa người cao tuổi với con cháu trong
gia đình, khu vực cư trú, mức sống tới việc chăm sóc người cao tuổi của con cháu.
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về Công tác xã hội nhằm góp

-

phần giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình với người cao tuổi.
6.

Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1. Bạo lực người cao tuổi phụ thuộc vào các yếu tố: trình độ học
vấn, nhận thức và đặc điểm gia đình, kinh tế và tình dục…

Giả thuyết 2. Công tác xã hội góp phần giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo
lực người cao tuổi trong gia đình.
7.

Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu



Đối tượng nghiên cứu:
Công tác xã hội với người cao tuổi bị bạo lực trong gia đình



Khách thể nghiên cứu:

+ Người cao tuổi trên địa bàn xã An Tường – TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên
Quang (độ tuổi 60 tuổi trở lên)
+ Người cao tuổi bị bạo lực gia đình.

17


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi


+ Các chính sách xã hội về người cao tuổi, Luật người cao tuổi Việt Nam 2009;
Phƣơng pháp nghiên cứu

8.

Phương pháp trưng cầu ý kiến
Đây là phương pháp chủ yếu được sử dụng trong đề tài:
-

Dung lượng mẫu : 90 mẫu.

-

Đối tượng trưng cầu ý kiến: NCT từ độ tuổi 60 trở lên sống tại 3 thôn

Thôn An Hoà 1 Hưng Kiều 2, Sông Lô 3 thuộc xã An Tường, TP. Tuyên Quang,
tỉnh Tuyên Quang
Tổng số phiếu phát ra là 100, thu về 97 phiếu, trong đó 90 phiếu hợp lệ (loại
bỏ 10 phiếu do trả lời không đúng hoặc không thu hồi được)
Phương pháp phân tích tài liệu
Trong luận văn nghiên cứu này người viết tiến hành phân tích các nguồn tài
liệu thu thập được, chỉ ra những vấn đề bạo lực NCT trong gia đình đã được giải
quyết, những vấn đề chưa được giải quyết… để luận văn tiếp tục được nghiên cứu
và giải quyết.
Phương pháp nghiên cứu lý luận:
Lý luận về NCT, luận văn đưa ra các khái niệm về NCT , các quan niệm về
bạo lực gia đình , bạo lực đối với NCT trong gia đình , cách phân loại bạo lực ; các
yế u tố ảnh hưởng đế n bạo lực NCT trong gia đình, các hình thức giảm thiểu;
Lý luận về Công tác xã hộ i dựa trên đặc điểm tâm , sinh lý của NCT làm cơ
sở lý luận cho việc xác định những yếu tố ảnh hưởng đế n bạo lực NCT trong gia

đình cũng như đề xuấ t biê ̣n pháp can thiê ̣p dưới góc đô ̣ Công tác xã hô ̣i.
Phương pháp phỏng vấn sâu
Trong đề tài này, người nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu
trúc. Nhà nghiên cứu dựa trên danh mục các câu hỏi và chủ đề về BLGĐ với NCT.
-

Đối tượng và mục đích:

+ NCT (60 tuổi trở lên) trên địa bàn xã An Tường (04 người trong đó có 01
NCT đã từng có mâu thuẫn với thành viên trong gia đình) : tìm hiểu nhận thức, thái
đô ̣ của ho ̣ về tiǹ h tra ̣ng bạo lực người cao tuổi trong gia đình;

18


+ Cán bộ xã (02 trưởng thôn, 01 cán bộ chi Hội NCT): tìm hiểu nhận thức ,
thái độ của họ về tình trạng bạo lực ngườ

i cao tuổi trong gia đình tại địa bàn ho ̣

quản lý;
Thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sẽ được trích dẫn để minh
hoạ cho các phân tích và kết quả nghiên cứu trong đề tài.
Phương pháp thống kê toán học
Do thời gian không nhiều nên luận văn nghiên cứu về vấn đề bạo lực NCT
trong gia đình chỉ tiến hành trên địa bàn xã An Tường – TP Tuyên Quang – Tỉnh
Tuyên Quang nên số phiếu bảng hỏi chỉ giới hạn trong 90 phiếu nên luận văn sử
dụng phương pháp thống kê toán học để làm công cụ xử lý, phân tích số liệu.
Phương pháp thảo luận nhóm
-


Đối tượng: NCT (độ tuổi 60 tuổi trở lên) sống tại địa bàn xã An Tường.

-

Số lượng: 5 người

-

Mục đích: tìm hiểu nhận thức , thực tra ̣ng bạo lực NCT trong gia đình và

các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi bạo lực NCT trong gia đình.
Thông tin thu được từ các buổi thảo luận nhóm sẽ được trích dẫn để minh
hoạ cho các phân tích trong phần thực trạng, đánh giá và kết luận trong đề tài.
9.

Phạm vi và thời gian nghiên cứu

9.1. Thời gian thực hiện
Từ tháng 3 - tháng 11/2014
9.2. Không gian nghiên cứu
Xã An Tường, TP Tuyên Quang - Tỉnh Tuyên Quang
9.3. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Thực trạng về bạo lực gia đình đối với người cao tuổi và nhận thức của NCT
về vấn đề này tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị về
Công tác xã hội nhằm góp phần giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng bạo lực gia đình
với người cao tuổi hiện nay.

19



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ BẠO LỰC NGƢỜI CAO TUỔI TRONG GIA ĐÌNH
VÀ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI

1.1.

Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu

1.1.1.

Thuyết xung đột

Các nhà xã hội học cho rằng, xung đột xã hội là các quan hệ và các quá
trình xã hội mà ở đó có thể phân biệt hai hoặc nhiều cá nhân hoặc nhóm có quyền lợi
đối lập nhau trong cách giải quyết vấn đề nhất định. Có ba loại xung đột: xung đột về
trật tự thứ bậc (vị trí, vai trò), xung đột về phân phối và xung đột về quy tắc giá trị.
Theo cách tiếp cận từ lý thuyết xung đột, người cao tuổi là lớp người được
sinh ra trong hoàn cảnh lịch sử khác với lớp trẻ, nên họ có những suy nghĩ khác so
với các thế hệ khác trong gia đình. Đó chính là một trong những nguyên nhân chính
gây nên xung đột giữa người cao tuổi với các thành viên khác trong gia đình.

Cách tiếp cận từ lý thuyết này cho thấy, xung đột xảy ra giữa người cao
tuổi với các thế hệ khác trong gia đình. Người cao tuổi là lớp người đi trước, họ
sống trong thời điểm lịch sử khác, họ sống trong môi trường có những giá trị chuẩn
mực, đạo đức sống khác với thời điểm con cái họ đang sinh sống. Chính bởi vậy, sự
xung đột giữa người cao tuổi với các thành viên khác, đặc biệt là lớp người trẻ nhất
trong gia đình chính là sự xung đột về quy tắc giá trị, sự xung đột giữa chuẩn mực
cũ với những chuẩn mực mới, nét văn hoá ứng xử giữa các thời kì. Chính bởi vậy,
việc ứng dụng cách tiếp cận này sẽ giúp tìm hiểu nguyên nhân, đánh giá khách quan
về nguyên nhân xảy ra xung đột và đưa ra được cách hoà giải, giảm căng thẳng,
xung đột giữa người cao tuổi với các thế hệ khác trong gia đình.
1.1.2.

Thuyết hệ thống sinh thái

- Lý thuyết hệ thống: Thuyết hệ thống là một trong những lí thuyết quan
trọng được vận dụng trong công tác xã hội khi thực hiện một tiến trình giúp đỡ cá
nhân không thể thiếu được lí thuyết.
20


Khái niệm hệ thống : Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố, đơn vị cùng loại
hoặc cùng chức năng, có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ, làm thành một thể
thống nhất. [18, tr. 434]
Góc độ công tác xã hội : “ Hệ thống là một tập hợp các thành tố được
xắp xếp có trật tự và liên hệ với nhau để hoạt động thống nhất . Con người phụ
thuộc vào hệ thống trong môi trường xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu trực tiếp của
mình trong cuộc sống ”. Các quan điểm hệ thống trong công tác xã hội có nguồn
gốc từ lí thuyết hệ thống tổng quát của Bertalanffy . Đây là một lí thuyết sinh học
cho rằng " mọi tổ chức hữu cơ đều là những hệ thống được tạo nên từ các tiểu hệ
thống và ngược lại cũng là một phần của hệ thống lớn hơn. Do đó con người là một

bộ phận của xã hội và được tạo nên từ cá phân tử , mà được tạo dựng từ các nguyên
tử nhỏ hơn.
Sau này, lí thuyết hệ thống được các nhà khoa học khác nghiên cứu:
Hanson(1995), Mancoske(1981), Siporin(1980)…và phát triển.
Người có công đưa lí thuyết hệ thống áp dụng vào thực tiễn công tác xã
hội phải kể đến công lao của Pincus va Minahan cùng các đồng sự khác. Tiếp đến là
Germain và Giterman.
Hệ thống:
Là tập hợp những thành tố được sắp xếp theo một trình tự và quy luật
theo một thể thống nhất.
Tiểu hệ thống:
Là hệ thống thứ cấp hoặc hệ thống hỗ trợ.Các tiểu hệ thống tạo nên hệ
thống lớn hơn.
Giáo trình Công tác xã hội cá nhân ((TS. Mai Kim Thanh, ĐH KHXH &
NV, Hà Nội) chỉ ra, có 3 loại hệ thống thoã mãn cuộc sống của con người:


Hệ thống chính thức : tổ chức công đoàn, cộng đồng. …



Hệ thống phi chính thức : bạn bè, gia đình…



Hệ thống xã hội: bệnh viện ,nhà trường…

21



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

Lí thuyết hệ thống đã chỉ ra các mối liên kết tất yếu trong mạng xã hội
giữa cá nhân với cá nhân, vời nhóm và ngược lại. Trong CTXH không thể không
chú ý tới sự ảnh hưởng qua lại đó. Tạo dựng và phát huy những tiềm năng, sức
mạnh của hệ thống sẽ tạo nên những lợi thế trong thực hành CTXH.
Vận dụng lý thuyết này trong việc trợ giúp người cao tuổi bị bạo lực gia
đình sẽ giúp nhân viên CTXH nhận biết được hệ thống môi trường xung quanh thân
chủ, biết được đâu là yếu tố bảo vệ, yếu tố nguy cơ. Từ đó, có thể huy động nguồn
lực nhằm trợ giúp người cao tuổi trong quá trình trị liệu. Cụ thể hơn, trong nghiên
cứu này, việc trợ giúp người cao tuổi bị bạo lực gia đình dựa trên lý thuyết này sẽ
giúp chúng ta nhận thấy được mối tương tác giữa người cao tuổi với các thành viên
khác trong gia đình. Thiết lập các hệ thống xung quanh thân chủ như: Hội Người
cao tuổi, bạn bè, trung tâm chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi,….
1.1.3.

Thuyết nhu cầu của Maslow

Đây là lý thuyết được nhà tâm lý học Abraham Maslow đưa ra vào năm
1943. Theo Maslow, về căn bản, nhu cầu của con người được chia làm hai nhóm
chính: nhu cầu cơ bản (basic needs) và nhu cầu bậc cao (meta needs).
Theo Maslow, con người có những nhu cầu được sắp xếp theo thứ tự bậc
thang từ thấp đến cao, từ nhu cầu thiết yếu đến nhu cầu thứ yếu. Sự thoả mãn nhu cầu
của con người cũng theo các bậc thang đó.

Theo thuyết A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành
các thang bậc khác nhau từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó
đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là
một thực thể xã hội.

22


Khẳn
g định
mình

mìnhb
ản
Nhu cầuthân
xã hội: được
hòa nhập cùng xã hội

Nhu cầu được coi trọng : được tôn
trọng, không phán xét đến tình trạng
bệnh tật.

Nhu cầu an toàn xã hội: Được khám chữa bệnh, An toàn
thân thể, được sống trong gia đình,được yêu thương…

Nhu cầu vật chất : Thức ăn, nước uống, nơi ở, …

Hình 1.1. Thang nhu cầu của Maslow

Ứng dụng lí thuyết nhu cầu trong đề tài này là cơ sở để căn cứ xác định

nhu cầu cần thiết của người cao tuổi. Đó là nhu cầu nhu cầu về vật chất, nhu cầu về
an toàn xã hội, nhu cầu được coi trọng,… từ đó đưa ra các kế hoạch can thiệp.
Trong một nghiên cứu, tìm hiểu những nhu cầu nào là quan trọng nhất
đối với người cao tuổi hiện nay, kết quả cho thấy nhu cầu về sức khoẻ chếm tỷ lệ
84.4% sự lựa chọn, nhu cầu luyện tập chăm sóc sức khoẻ có tỷ lệ là 59.4%, nhu cầu
giao tiếp với xóm giềng tỷ lệ sự lựa chọn là 51,5%, nhu cầu nói chuyện với con
cháu là 45%, nhu cầu giao tiếp với bạn bè cũ là 43,9%, nhu cầu được dạy dỗ con
cháu là 43,5%, nhu cầu được đi đay đi đó là 42,4%, nhu cầu tham gia sinh hoạt các
câu lạc bộ là 41,8%, nhu cầu về vật chất là 39,8%.[5, tr. 120]

23


×