DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Trần Thị Nết
Phạm Thanh Nga
Trần Mỹ Nga
Lê Thị Thúy Ngân
Nguyễn Kim Ngân
Vũ Thảo Ngân
Vũ Thị Minh Ngân
Nguyễn Thị Ngọc
Nguyễn Thị Nguyệt
Nhóm trưởng: Lê Thị Thúy Ngân
MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
I.
Tính cấp thiết của đề tài
II.
Đối tượng nghiên cứu:
Nội dung nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
III.
IV.
Phương pháp nghiên cứu
Cái mới của đề tài
Kết cấu của đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG
V.
VI.
VII.
Chương 1: Tổng luận về vấn đề nghiên cứu
1.1. Khái niệm văn hóa
1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử
1.3. Sự thể hiện của văn hóa ứng xử qua các mối quan hệ
Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng chung
2.2. Một vài biểu hiện tiêu biểu của sinh viên
a) Bệnh vô cảm
b) Sinh viên trong giờ học
Chương 3: Giải pháp
PHẦN 3: KẾT LUẬN
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU
I.
Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ
chóng mặt. Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào.
Vì thế mà xã hội ngày càng phát triển, bên cạnh đó lối sống của nhiều người cũng
đang dần thay đổi. Đặc biệt, một vấn đề luôn được quan tâm đến đó là văn hóa ứng
xử trong thời đại ngày nay.
Văn hóa ứng xử là một yếu tố quan trọng, được coi là một tiêu chuẩn để rèn
luyện, đánh giá nhân cách, đạo đức của một con người. Văn hóa ứng xử giúp con
người sống biết đối nhân xử thế, biết giao tiếp lễ độ, có ước mơ hoài bão, có lý
tưởng tốt đẹp. Xã hội càng văn minh, nhu cầu về vă hóa ứng xử ngày càng cao,
ứng xử một cách thông minh khôn khéo, tế nhị đạt tới mức độ nghệ thuật lại càng
là vấn đề khó, đây cũng là một thành công trong bí quyết sống hàng ngày.
Đối với tầng lớp sinh viên, một tầng lớp trẻ, khỏe, đầy năng động và nhiệt huyết
thì văn hóa ứng xử lại là yếu tố cần thiết để nâng cao kinh nghiệm sống hàng ngày
cho tầng lớp này. Đây là một đề tài mặc dù không còn mới mẻ đối với chúng ta
nhưng sức ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của nó hiện nay thì không thể phủ
nhận được. Xu hướng hội nhập đã làm thay đổi ứng xử văn hóa của sinh viên Việt
Nam. Phần lớn sự thay đổi này đều đi theo hướng tích cực: sinh viên đã biết sống
có chuẩn mực, biết nâng cao và hoàn thiện bản thân mỗi ngày. Tuy nhiên, bên cạnh
đó một số sinh viên lại đi nhận thức sai về quan điểm hội nhập, sống sa ngã, ứng
xử văn hóa kém cỏi, giao tiếp trong học đường và xã hội một cách bồng bột, thiếu
hiểu biết. Vậy, thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay như thế
nào? Hãy cùng nhóm 8 tìm hiểu và giải đáp những vấn đè thắc mắc về vấn đề này.
II.
Đối tượng nghiên cứu:
Sinh viên Việt Nam đang theo học ở trong các trường ĐH, CĐ
III.
Nội dung nghiên cứu :
Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên: mặt tốt và mặt xấu trong văn hóa ứng xử
của sinh viên trong môi trường học đường.
IV.
Mục đích nghiên cứu:
Đến với đề tài này, nhóm 8 sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc, hiểu được thế nào
là ứng xử văn hóa, biết được các mối quan hệ của văn hóa, thấy rõ được thực trạng
văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay cũng như tìm ra các giải pháp, đề
xuất để nâng cao văn hóa ứng xử của sinh viên.
Qua việc khảo sát thực tế và tìm hiểu qua mạng Internet, nhóm 8 đã nhận ra được
nhiều thú vị, đáng để học hỏi từ ứng xử văn hóa. Đề tài này đã giúp nhóm nâng
cao, rút ra được nhiều bài học và có kinh nghiệm hơn về ứng xử văn hóa hàng ngày
trong đời sống thực tiễn của chính mình. Từ đó, nhóm đã đưa ra nhiều đóng góp
nhằm hoàn thiện hơn về đề tài hay chính là vấn đề văn hóa đang rất nóng của sinh
viên.
V.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu định tính
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp khảo sát thực tiễn
VI.
Cái mới của đề tài
Đối với đề tài nghiên cứu của nhóm, nhóm đã nghiên cứu một cách tổng thể về
thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam, đặc biệt là nêu ra các biểu hiện
cụ thể của sinh viên trong các giờ học trên giảng đường, từ đó dễ dàng đưa ra được
giải pháp đúng đắn đối với các hiện tượng trên.
VII. Kết cấu của đề tài
Bài thảo luận được nhóm chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng luận về vấn đề nghiên cứu ( các khái niệm về văn hóa, văn hóa
ứng xử và hình thức biểu hiện của nó)
Chương 2: Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị, đề xuất
PHẦN 2: NỘI DUNG
Lời mở đầu
Chương 1: Tổng luận về đề tài nghiên cứu
1.1. Khái niệm văn hóa
- Văn hóa là một trong những mặt cơ bản của đời sống xã hội.
- Văn hóa là 1 hệ thống bao gồm: các giá trị, các cơ cấu, kỹ thuật, các thể chế tư
tưởng… được hình thành trong quá trình hoạt động tồn tại và phát triển vủa con
người, được bảo tồn và truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- Hệ thống văn hóa có chức năng như là một khuôn mẫu chuẩn mực các hành vi xã
hội.
Tóm lại, Văn hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển
trong quan hệ qua lại giữa con người và xã hội. Song, chính văn hóa lại tham gia
vào việc tạo nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội. Văn hóa được
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua quá trình xã hội hóa. Văn hóa
được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động và tương tác xã hội của con
người. Văn hóa là trình độ phát triển của con người và của xã hội được biểu hiện
trong các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người cũng như
trong giá trị vật chất và tinh thần mà do con người tạo ra.
1.2. Khái niệm văn hóa ứng xử
Ứng xử là một biểu hiện của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác
động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua
thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong
mối quan hệ giữa con người với nhau. Xét trên bình diện nhân cách thì bản chất
của ứng xử chính là những đặc điểm tính cách của cá nhân được thể hiện qua thái
độ, hành vi, cử chỉ và cách nói năng của cá nhân với những người chung quanh.
Văn hóa ứng xử được hiểu là dùng thái độ, cử chi, hành vi của con người trong
giao tiếp đời sống với những người và môi trường xung quanh.
Hành vi ứng xử văn hóa là những biểu hiện hoạt động bên ngoài của con người,
được thể hiện ở lối sống, nếp sống, suy nghĩ và cách ứng xử của con người đối với
bản thân, với những người chung quanh, trong công việc và môi trường hoạt động
hằng ngày.
1.3. Sự thể hiện của văn hóa ứng xử qua các mối quan hệ
Hành vi ứng xử văn hóa được coi là các giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ của mỗi
cá nhân Nó được biểu hiện trong mối quan hệ với những người chung quanh, trong
học tập, công tác, với bạn bè và thậm chí ngay cả với chính bản thân mình. Con
người chúng ta sống giữa các mối quan hệ xã hội đa dạng, phức tạp. Các mối quan
hệ này có ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển nhân
cách và xu hướng hành động của họ. Chính cuộc sống đòi hỏi mỗi người phải có
cách xử thế đúng đắn, thể hiện qua phép lịch sự trong quá trình giao tiếp với các
đối tác khác nhau. Cách xử thế của mỗi cá nhân trong sự giao tiếp xã hội, được gắn
với nền văn minh của từng thời đại và đặc điểm văn hoá của từng dân tộc, khu vực
dân cư. Các biểu hiện của cách ứng xử mang tính dân tộc, tính giai cấp, giới tính,
tuổi tác... Nó chịu ảnh hưởng của nghề nghiệp, địa vị xã hội và cũng mang đặc
điểm cá tính của mỗi con người. Phép lịch sự trong việc ứng xử chính là một sự
tổng hợp các nghi thức được biểu hiện ra trong cách giao tiếp, nhưng không phải là
những ứng xử một cách máy móc mà là những việc làm, lời ăn tiếng nói linh hoạt,
nhiều vẻ, gắn với từng hoàn cảnh, từng môi trường cụ thể và tuỳ theo đối tác gặp
gỡ. Ví dụ: Khi gặp gỡ người quen, ta chào, chứng tỏ ta đã nhận ra họ, kèm theo lời
chào có thể là bắt tay, mỉm cười…Lời chào hỏi, liên quan đến những quy ước nhất
định, chịu ảnh hưởng của những đặc điểm văn hoá dân tộc, vùng miền. Mục đích
và ý nghĩa của lời chào hỏi chính là ta tự đặt mình trong mối quan hệ của cách xử
thế đã được quy định và được xã hội chấp nhận. Khi muốn thiết lập mối quan hệ
giữa những người mới gặp, thì lời giới thiệu của người thứ ba là rất cần thiết. Phép
lịch sự dạy chúng ta tôn trọng người khác đó chính là một nghệ thuật sống tế nhị.
Tôn trọng người tiếp xúc với mình chính là ta đang tôn trọng chính bản thân mình.
Trong thời buổi cơ chế thị trường hiện nay, cuộc sống ngoài xã hội diễn ra vô cùng
phức tạp, đa dạng, những lời khuyên về những hành động ứng xử có văn hóa quả
thật là khó đối với một số bạn trẻ hiện nay, nói thế nhưng không có nghĩa là thế hệ
trẻ hiện nay không quan tâm tới việc ứng xử có văn hóa, mà do áp lực của học tập,
công việc nên đôi khi họ chưa chú trọng tới việc ứng xử với nhau có tế nhị và có
văn hóa. Để có thể tiếp xúc trò chuyện với người khác một cách thoải mái thì bản
thân chúng ta phải biết thích ứng với những gì đang diễn ra xung quanh mình. Sự
cân bằng tình cảm đó sẽ đem lại cho ta một cảm giác thoải mái, tin tưởng trong sự
giao tiếp.
Khéo ứng xử, và ứng xử có tế nhị là không nên làm phiền người khác, không đi
sâu vào đời tư của họ, biết giữ một khoảng cách tình cảm giữa mình với người tiếp
xúc, đặc biệt khi mới gặp, không nên kể chuyện đời tư của mình một cách dễ đãi,
không mời đến nhà những người ít quen biết.
Trong đời sống sinh viên, văn hóa ứng xử được thể hiện khá đa dạng. Văn hóa ứng
xử được thể hiện chính trong nhà trường và công cộng . Đó chính là cách ăn mặc,
nghe, nói, đi đứng, thái độ, phong thái… của sinh viên với đối với hoàn cảnh và
đối tượng xung quanh. Đó là tổng hòa của cách ứng xử với bạn bè, thầy cô và các
mối quan hệ khác trong xã hội.
Đầu tiên là hình thức, đó là cách ăn mặc đầu tóc, cần phù hợp với hoàn cảnh. Khi
đi học trang phục chỉ cần thoải mái, lịch sự; đi chơi trang phục có thể cầu kì, chải
chuốt hơn nhưng cũng có chừng mực để không gây ra sự phản cảm, quá lố. Thứ
hai chính là cách giao tiếp ứng xử với mọi người trong nhà trường và ngoài xã hội.
Mọi người đều cần được tôn trọng trong mọi trường hợp và thái độ, hành động, lời
nói cần có chừng mực và phù hợp hoàn cảnh. Ví dụ, với giáo viên, là người bạn
quen ngoài xã hội nhưng trong giờ học vẫn cần có thái độ cư xử đúng mực. Thứ ba
chính là phong thái, tác phong. Đó chính là dáng dấp đi lại hay bất kể cử động nào
của bạn. Sau hình thức, nó chính là thứ tiếp theo gây ấn tượng với người xung
quanh trước khi bạn giao tiếp với họ. Một phong thái tự tin với dáng đi chắc chắn,
lưng thẳng, ngẩng cao đầu chắc hẳn sẽ gây được nhiều thiện cảm và tin cậy hơn.
Cuối cùng chính là cách ứng xử của sinh viên với môi trường và cộng đồng. Điều
đó được thể hiện qua những việc rất nhỏ như không xả rác linh tinh, chen lấn, dẫm
lên cỏ để đi đường tắt…
Nếu có cách đối nhân xử thế đúng đắn, có phép lịch sự trong giao tiếp thì người ta
sẽ có nhận thức đúng đắn về đạo đức tư cách lối sống của mình. Điều này giúp
chúng ta ngày càng trưởng thành lên và có kinh nghiệm sống ngày càng phong
phú.
Chương 2. Thực trạng văn hóa ứng xử của sinh viên Việt Nam hiện nay
2.1. Thực trạng chung
Trong những năm gần đây xã hội đang thay đổi từng ngày với một tốc độ chóng
mặt. Nó bị ảnh hưởng bởi những luồng tư tưởng từ khắp nơi xâm nhập vào. Vì thế
mà xã hội ngày càng phát triển nhưng bên cạnh đó nó cũng làm thay đổi về tư
tưởng về lối sống của nhiều người. Đặc biệt ở đây, một vấn đề rất được quan tâm là
văn hóa ứng xử của sinh viên ngày nay trong môi trường học tập và xã hội.
Hiện nay, số lượng sinh viên đại học ngày càng tăng. Với lứa tuổi đôi mươi, phong
cách sống trẻ trung, năng động, có hiểu biết, các em đã góp phần làm đẹp cho xã
hội. Những hành động cao cả, đầy nghĩa khí của sinh viên như quên mình cứu
người, giúp đỡ, quan tâm, động viên những bạn sinh viên có hoàn cảnh khó khăn,
kính trọng thầy cô giáo, biết thương yêu cha mẹ, anh chị em, có thái độ phản kháng
với những ứng xử không đẹp mắt của bạn bè và những người khác đang ngày càng
được xã hội ghi nhận.
Vậy thực trạng văn hoá học đường ngày nay như thế nào? Phần lớn thế hệ trẻ trong
nhà trường hiện nay có kiến thức rất rộng, nhanh nhạy trong nắm bắt thông tin có
sức khoẻ tốt, tinh thần cầu thị trong học tập, khả năng ứng dụng những kiến thức
học vào thực tiễn cao, quý trọng thầy cô, đoàn kết với bạn bè sống có kỷ cương,
không ngừng phấn đấu vươn nên trong học tập và trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, trong sinh viên vẫn tồn tại không ít những kiểu ứng xử không phù
hợp với truyền thống văn hóa dân tộc, vụng về, thiếu tinh tế. Bên cạnh một số sinh
viên có ý thức học tập tốt, nghiêm túc trong các kỳ thi thì vẫn còn những sinh viên
mải mê với đánh bài ăn tiền, chơi số đề, uống rượu rồi quấy phá làm mất trật tự.
Đến kỳ thi thì chuẩn bị tài liệu phô tô thu nhỏ để đưa vào phòng thi sử dụng hoặc
chép bài của bạn. Nếu thầy, cô giáo coi thi nghiêm túc nhắc nhở thì vừa ra khỏi
phòng thi đã dùng những từ không mấy tốt đẹp. Thử hỏi rằng những sinh viên như
vậy làm sao có thể trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để sau này tự tin
bước vào đời. Truyền thống của dân tộc Việt Nam là “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi
sư, bán tự vi sư” thì những truyền thống đó đang bị cơ chế thị trường làm mai một.
Một số sinh viên gặp thầy, cô giáo đã giảng dạy mình cũng không chào hỏi. Khi
không có mặt thầy, cô giáo thì dùng những từ thiếu tôn kính. Tuy nhiên, thực trạng
này có nguyên nhân từ cả phía sinh viên và thầy cô giáo. Nhưng dù như thế nào thì
sinh viên vẫn phải thực hiện tốt bổn phận của mình trong giao tiếp, ứng xử với
thầy, cô giáo và mọi người.
Ứng xử của sinh viên với bạn bè cũng là một nội dung quan trọng trong văn hóa
học đường. Sinh viên thường có tinh thần nghĩa hiệp. Khi bạn bè gặp khó khăn sẵn
sàng chia sẻ, động viên. Một lời cảm ơn, xin lỗi nhẹ nhàng chân thành có thể để lại
ấn tượng tốt, có thể giải tỏa được những vướng mắc tạo nên mâu thuẫn không đáng
có. Nhưng một số sinh viên thường có thái độ quá khích, thiếu bình tĩnh khi bạn bè
làm mình không hài lòng. Vì vậy, chỉ một cái nhìn “không bình thường”, chỉ một
va chạm nhẹ, một mâu thuẫn nhỏ là có thể có những lời nói thô tục, khiếm nhã,
thậm chí gây gổ, đánh nhau.
Ứng xử của sinh viên trong các cuộc họp, hội nghị, trong lớp học, trong các buổi
mít tinh cũng là một vấn đề cần bàn. Trong lớp học, một số sinh viên nói chuyện
riêng, gây ồn ào ảnh hưởng đến việc tiếp thu bài của cả lớp và giảng bài của thầy
cô giáo. Một số sinh viên sử dụng điện thoại di động để truy cập mạng hoặc chơi
trò chơi trong giờ học. Có những sinh viên ngủ trong lớp, khi giảng viên hỏi về bài
học mới đứng dậy ngơ ngác hoặc bỏ giờ ra quán ngồi. Trong buổi họp, mít tinh
người nào lên phát biểu cứ phát biểu còn sinh viên cứ nói chuyện rào rào, khi diễn
giải phát biểu xong cũng không vỗ tay tán thưởng. Xem biểu diễn văn nghệ khi kết
thúc tiết mục cũng chỉ vỗ tay lẹt đẹt để cổ vũ. Trong buổi lễ tổng kết, đến chương
trình khen thưởng, nhìn lại chỉ còn một nửa sinh viên trong hội trường.
Ứng xử của sinh viên trên facebook có những biểu hiện không tốt. Một số sinh
viên sử dụng những từ lóng, khó hiểu. Có những sinh viên bất cứ chuyện gì cũng
đưa lên facebook trình làng, kể cả chuyện tế nhị. Trong gia đình, một số sinh viên
hầu như không có thói quen đi thưa, về chào, cãi lại bố mẹ, ông bà với thái độ hỗn
láo, chi tiêu quá mức so với hoàn cảnh gia đình gây nợ nần…
Một bộ phận nhỏ sinh viên có biểu hiện của lối sống thực dụng, phủ nhận những
giá trị đạo đức truyền thống, vi phạm Luật Giao thông, vi phạm giờ giấc làm việc,
học tập, ứng xử chưa đúng với môi trường sư phạm, làm ảnh hưởng đến văn hóa
ứng xử trong nhà trường.
* Nguyên nhân:
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong ứng xử của sinh viên.
- Trước hết là do nhà trường chưa chú trọng vấn đề này trong đào tạo, bồi dưỡng.
Nhà trường chủ yếu chú trọng dạy chữ, chưa thực sự xem trọng việc dạy người,
trong đó có vấn đề trang bị cho sinh viên kỹ năng mềm nói chung và kỹ năng giao
tiếp ứng xử nói riêng.
- Đoàn thanh niên nhà trường chưa chú trọng đẩy mạnh sinh hoạt văn hóa trong
sinh viên, chưa định hướng cho sinh viên trong ứng xử.
- Một số gia đình chưa chú trọng giáo dục ứng xử cho con cái từ khi còn nhỏ, nên
dẫn đến thói quen nói trống không, nói bốp chát, sống tùy tiện, cẩu thả, bừa bộn và
coi đó là điều bình thường.
- Nền kinh tế thị trường cũng tác động không nhỏ đến hành vi ứng xử của sinh
viên. Kinh tế thị trường coi trọng đồng tiền, lấy đồng tiền làm động lực. Điều đó
dẫn đến không ít người bất chấp tất cả vì đồng tiền đối xử lạnh lùng, tàn nhẫn với
người khác, vì đồng tiền có những người tính toán chi li, đưa lên bàn cân điều có
lợi và không có lợi, sống thực dụng, có lợi thì mới quan hệ. Điều đó tác động
không nhỏ đến ứng xử của sinh viên.
- Một số sinh viên thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí rèn luyện, thiếu chín chắn, không đủ
khả năng vượt qua những cám dỗ của đời thường. Thêm vào đó cuộc sống có nhiều
mối quan hệ phức tạp làm cho sinh viên lúng túng, ngỡ ngàng, không xác định
được đâu là chuẩn mực đúng, đâu là sai trái cần tránh. Đặc điểm văn hóa vùng
miền cũng tạo nên ứng xử khác nhau của sinh viên.
- Về phía giảng viên, có một số giảng viên chưa thực sự gương mẫu, chuẩn mực
trong giao tiếp, ứng xử, bài giảng thiếu hấp dẫn làm cho sinh viên thiếu sự tôn
trọng, nhàm chán, dẫn đến những sai lầm trong ứng xử.
2.2. Một vài biểu hiện tiêu biểu của sinh viên
a) Bệnh vô cảm
Vô cảm thật ra không còn chỉ một trạng thái về tinh thần của con người nữa mà trở
thành một căn bệnh đáng lo ngại, thường gặp ở nhiều bạn trẻ hiện nay. Càng đi sâu
vào vòng xoáy cuộc sống hiện đại, dường như vô cảm trở thành một căn bệnh nan
y khó chữa.
Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh khó chữa này bắt nguồn từ chữ “Sợ”: Sợ liên lụy,
sợ chuốc họa vào thân, sợ gặp phải phiền phức v…v… đã khiến cho mọi người
xung quanh nhất là giới trẻ hiện nay trở nên vô cảm. Họ không còn quan tâm hoặc
thích thú với những hoạt động, những sự kiện trong đại, những vấn đề quan trọng
của cộng đồng, của xã hội, của đất nước. Vì đơn giản họ chỉ muốn được sống cho
riêng bản thân mình, cho lợi ích của mình, không phải lo âu về những phiền toái
của người khác.
Nguyên nhân thứ hai dẫn đến căn bệnh vô cảm này chính là sự kích động tinh thần
của thế hệ trẻ khi xem phim hành động hay chơi game – trò chơi bạo lực đã làm
cho con người trở nên sắt đá, tính tình nguội lạnh, chẳng còn cảm giác hay suy
nghĩ gì về những điều xung quanh mình
Các bạn có thể dễ dàng nhận thấy ngày nay khi ra đường nếu không may gặp phải
cướp giật mà có la thật to, thật lớn kêu cướp thì mọi người xung quanh cũng chỉ
đứng nhìn và ít khi nào có một “hiệp sĩ đường phố” đứng ra bắt cướp và giúp đỡ
bạn. Cũng có những trường hợp té xe hay tai nạn trên đường mọi người đi đường
xung quanh nhìn thấy, họ ngoái đầu nhìn, họ chỉ trỏ và họ quay lưng đi.
Ngay cả trên các trang mạng xã hội, khi có một ai đó không may qua đời, hay
những sự việc nào đó không vui xảy ra thì các bạn trẻ còn sẵn sàng lập ra những
fanpage đại loại như là: 1000000 like cho ca sĩ X sống lại, hay là 1000000 cho A
và B quay lại với nhau? Liệu chỉ một cái nhấp chuột có thể cải tử hoàn sinh, và chỉ
một cái nhấp chuột có thể hóa giải mọi thứ, biến xấu thành tốt? Tất cả chỉ vì lợi ích
của bản thân, vì kinh doanh.
Cuối đoạn clip ta thấy dòng chữ: “ Vô cảm, sẽ không còn ai thấy bạn”. Đúng vậy,
nếu khi ta thờ ơ với những người khác khi gặp nạn thì đồng nghĩa với việc ta cũng
sẽ bị người khác thờ ơ.
b) Sinh viên trong giờ học
Hoạt động của sinh viên trong giờ lên lớp rất “phong phú”, “đa dạng”, vì mỗi
người sẽ chọn cho mình một cách tiếp thu khác nhau…
Khi lười học, khi môn học ấy “cực kì chán”, khi không hứng thú, khi vì một vài lí
do không chính đáng, sinh viên có thể cúp học bất cứ lúc nào. Nhưng nếu có điểm
danh, bắt buộc đi, thì họ sẽ miễn cưỡng đến trường. Và họ làm gì trong giờ học?
- Chăm chú nghe giảng (chiếm rất ít)
-
Chú ý nghe giảng giúp tiếp thu bài giảng sâu
Biểu hiện: Thường ngồi bàn đầu, chăm chú nghe giảng, tích cực phát biểu, đặt vấn
đề hỏi lại thầy cô, siêng làm bài tập, chép đầy đủ nội dung trong bài giảng, ghi chú
thêm một số điều không có trong sách vở, lúc có thuyết trình thì hăng say nghe,
hăng say đăng kí, hăng say đặt vấn đề. Dù môn học có chán cách mấy, dù buồn ngủ
đến thế nào, họ vẫn lắng nghe với phương châm “thà học nhiều còn hơn bỏ sót”.
Chỉ trong trường hợp bất khả kháng, họ mới nghỉ học. Tóm lại, họ là “ngọc trong
đá”, lâu lâu mới thấy được một người.
- Nói chuyện
-
Trong tiết học mà thoải mái như giờ ra chơi
Biểu hiện: Thường ngồi bàn giữa hoặc bàn cuối, đôi khi ngồi bàn đầu. Họ tụm lại
với nhau theo từng cặp, hay một nhóm ba người, bốn người. Họ nói rất khẽ, và họ
hăng say vào câu chuyện, quên cả không gian, thời gian. Khi có một số nội dung
cần ghi chú, họ sẽ “nghỉ ngơi” để chép miệt mài, sau đó tiếp tục tán chuyện. Chủ
đề họ nói là vô cùng bao la, rộng lớn, họ tập trung, lao lực hết mực chỉ để được
nói, được trò chuyện và xua tan đi nỗi uể oải chán chường. Thời điểm nói chủ yếu
vào lúc khoảng 30 phút tính từ khi tiết học bắt đầu, và có thể kéo dài cho đến khi
nghỉ giữa giờ, thậm chí đến cuối tiết học.
- Suy nghĩ bâng quơ
-
Biểu hiện: Nhìn giảng viên, nhìn bảng, nhìn quanh lớp, nhìn ra cửa sổ, sau đó tập
trung nhìn về một điểm nào đó nhưng tâm trí vẫn hướng về những điều xa xôi,
chẳng hạn như mai này mình sẽ ra sao, làm gì, “nửa kia” của mình là ai, ngày mai
nên đi uống cà phê hay xem đá bóng, tối nay không ngủ thì nên làm gì, giờ này ba
mẹ đang thế nào… Có khi giảng viên kể một câu chuyện, họ bị đắm chìm trong
câu chuyện ví dụ đó, và tưởng tượng thêm một vài tình tiết khác cho đến cuối
giờ…
- Giết thời gian
-
Xem phim ngay trong tiết giảng
Biểu hiện: Họ nguệch ngoạc vài dòng lên giấy, vẽ những gì mình tưởng tượng, hớp
một ngụm nước, ăn một viên kẹo, lấy máy tính ra bấm, chọc ghẹo người ngồi kế
bên, mân mê quyển sách, liếc sang chiếc đồng hồ của tên ngồi trước, nhìn sang một
bạn nữ đáng yêu, xem cách trình bày slide trên máy chiếu… Nói tóm lại, họ làm
những việc không tên vô nghĩa để mong thời gian trôi qua thật mau. Nhưng thường
thì càng trông đợi, càng thấy mọi thứ diễn ra vô cùng chậm…
- “Ôm” điện thoại
-
Điện thoại cũng là nguyên nhân khiến sinh viên sao nhãng
Thời hi-tek, chiếc điện thoại là “vật bất li thân”, thế nên cứ 5 phút, sinh viên lại lôi
điện thoại ra xem giờ cũng không còn là chuyện lạ. Đôi khi họ sẽ nhắn tin qua lại,
chat, vào web, nghe nhạc, hoặc chơi game trên điện thoại. Hết pin, đôi khi họ sạc
trực tiếp trong giảng đường! Thời gian trôi, họ mải mê với chiếc điện thoại…
- Ngủ
-
Ngủ trên giảng đường
Ban đầu, họ cố chống cằm và nghe giảng chăm chú để xua tan đi cơn mệt mỏi. Rồi
họ gục xuống bàn (tai vẫn chăm chú nghe giảng, chỉ là họ hơi buồn ngủ tí thôi),
sau đó họ ngủ quên từ khi nào chẳng rõ. Cho đến khi có một tràng pháo tay, một
câu nói nhấn mạnh, một tiếng ồn lạ nào đó, họ mới sực tỉnh, và với cái đầu nhức
như búa bổ (do ngủ chưa đủ giấc và do ngủ gật), họ tiếp tục nghe giảng mà đầu
trống rỗng, chẳng có khái niệm rõ rệt…
Có vẻ như là siêng năng, nhưng…
- Ghi ghi ghi…
-
Biểu hiện: Họ ngồi thẳng, im lặng và ghi chép, nhưng họ nghe “tiếng được tiếng
không”, vì họ lắng nghe như phản xạ, nhưng đầu óc mải mê nghĩ đến những
chuyện khác, hay lo ra, muốn được về… Đôi khi họ sẽ che miệng ngáp, gục đầu
xuống rồi lại thẳng người ngay, tiếp tục nghe giảng… Thi thoảng họ lại xem đồng
hồ, lôi điện thoại ra nhắn tin, nói chuyện với bạn bên cạnh… Tóm lại, họ hoạt động
rất nhiều, mà tiếp thu được bao nhiêu thì chỉ có họ mới hiểu…
Dù họ làm gì trong giờ học đi chăng nữa, thì khi hết giờ, họ đều có chung một
điểm: gương mặt tỉnh táo, thoải mái vô cùng và hứng khởi khi… ra về (!?)
Chương 3. Giải pháp, kiến nghị, đề xuất
Để sinh viên có thể ứng xử tốt hơn nhằm góp phần xây dựng văn hóa học đường
trong sáng, lành mạnh, trước hết mỗi sinh viên cần có ý chí quyết tâm thay đổi
cách ứng xử chưa phù hợp, chưa văn hóa của mình. Trong hành trang để bước vào
đời của sinh viên, không thể thiếu kiến thức về giao tiếp, ứng xử. Vì vậy, ngoài
việc bồi dưỡng rèn luyện về chuyên môn, sinh viên cần nhiệt tình tham gia các
phong trào thi đua do đoàn trường, nhà trường phát động. Thông qua tham gia các
hoạt động đó, sinh viên sẽ mở rộng mối quan hệ của mình, từ đó rèn luyện được
phong thái bình tĩnh, tự tin, chủ động, khéo léo trong giao tiếp, ứng xử. Khi nhà
trường tổ chức các buổi nói chuyện về kỹ năng mềm, sinh viên nên tham gia để tự
mình rút ra những điều bổ ích trong giao tiếp, ứng xử. Nếu như sinh viên luôn quan
tâm đến vấn đề này và có ý chí rèn luyện thì nhất định sẽ thành một trí thức có văn
hóa, có thể giao tiếp, ứng xử thông minh, khéo léo, tế nhị trong mọi trường hợp.
Điều này sẽ góp phần không nhỏ cho thành công trong sự nghiệp và giải quyết tốt
mọi mối quan hệ trong cuộc sống.
Bên cạnh chú trọng giảng dạy kiến thức chuyên môn, nhà trường cần chú trọng
giảng dạy, bồi dưỡng văn hóa giao tiếp, ứng xử. Nhà trường không nên chỉ chú
trọng việc dạy chữ mà xem nhẹ việc dạy người. Đưa môn học giao tiếp, ứng xử
thành một môn học bắt buộc. Chú trọng mở các lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm cho
sinh viên. Tổ chức các cuộc hội thảo, tọa đàm về chủ đề văn hóa học đường nói
chung và văn hóa giao tiếp, ứng xử nói riêng để sinh viên có cơ hội trao đổi suy
nghĩ của mình về vấn đề này và tiếp thu những cách ứng xử có văn hóa.
Nhà trường cũng cần ban hành những quy định về văn hóa học đường, trong đó có
văn hóa giao tiếp ứng xử để có sự ràng buộc nhất định ứng xử của sinh viên, hạn
chế những trường hợp sinh viên ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô giáo, với bạn bè.
Quy chế này cũng cần phải có quy định về chế tài thực hiện để nếu sinh viên nào vi
phạm sẽ bị xử lý, nhẹ nhất là trừ điểm rèn luyện. Đoàn thanh niên nhà trường cũng
cần phải tổ chức các diễn đàn về giao tiếp, ứng xử của sinh viên, tổ chức các cuộc
giao lưu với sinh viên các trường bạn, với thanh niên ở các cơ quan, địa phương
khác. . .
Để sinh viên có thể giao tiếp, ứng xử có văn hóa, không thể không nói đến ứng xử
của thầy, cô giáo. Thầy, cô giáo là mẫu mực cho các em trong ứng xử. Nếu thầy, cô
giáo chưa làm được điều đó thì thật khó mà giáo dục sinh viên về vấn đề này. Do
đó, mỗi lời nói, thái độ, hành động, của thầy, cô giáo phải thực sự là chuẩn
mực để các em noi theo. Nếu thầy giáo hút thuốc nơi công cộng thì làm sao có thể
phê bình được sinh viên khi các em cũng làm như vậy. Sinh viên là lứa tuổi giàu
lòng tự trọng lại chưa thật sự chín chắn, dễ xốc nổi, do đó, nếu các em có lỗi, khi
phê bình cũng cần khéo léo, nhẹ nhàng, tế nhị. Thực hiện được như vậy, các em sẽ
dễ dàng tiếp thu để sửa chữa. Ngược lại, nếu nóng nảy thiếu tôn trọng thì các em sẽ
phản kháng gay gắt, nhất là đối với những em có cá tính. Chúng ta nên nhớ rằng
không phải cứ làm thầy là nói gì cũng được, trò cũng phải nghe. Dù thời đại nào đi
chăng nữa thì “chính danh định phận” của Khổng Tử vẫn luôn đúng “Thầy phải ra
thầy thì mới có trò ra trò”. Do đó, bản thân thầy, cô giáo (nhất là lứa tuổi còn trẻ)
cũng cần phải bồi dưỡng về cư xử có văn hóa cho bản thân.
Gia đình cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến việc giáo dục, bồi dưỡng ứng
xử có văn hóa cho sinh viên. Do đó, các bậc phụ huynh phải hết sức chú trọng
trong giao tiếp ứng xử với nhau, với con cái, với họ hàng, láng giềng, đồng
nghiệp… Ứng xử của cha mẹ, ông bà là ứng xử mà các em sớm tiếp nhận nhất
trong cuộc đời và trực tiếp nhất, có ảnh hưởng nhiều nhất. Cha mẹ ứng xử với nhau
thiếu văn hóa thì làm sao con có thể ứng xử có văn hóa được. Ngày một ngày hai,
ứng xử của gia đình đã thành nếp ứng xử của các em. Do đó, hơn bao giờ hết, gia
đình phải là nơi thể hiện sự ứng xử có văn hóa để sinh viên dễ dàng tiếp nhận nó.
Khổng Tử cũng từng nói: “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” nghĩa là “vua phải
ra vua, tôi phải ra tôi, cha phải ra cha, con phải ra con”. Vì vây, muốn con làm trọn
bổn phận con thì trước hết, cha mẹ phải làm tròn bổn phận của cha mẹ.
Môi trường xã hội cũng là yếu tố tác động không nhỏ đến ứng xử của sinh viên. Vì
vậy, các phương tiện thông tin đại chúng phải tuyên truyền cho những hành vi ứng
xử có văn hóa, tinh tế, phù hợp với truyền thống dân tộc của mọi lứa tuổi, mọi tầng
lớp trong xã hội nói chung và của sinh viên nói riêng. Đồng thời, cần phải lên án
những hành vi ứng xử thiếu văn hóa. Có như vậy mới có thể xây dựng một phong
cách ứng xử đẹp cho sinh viên nói riêng và cho tất cả mọi người Việt Nam. Điều
này rất quan trọng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. Thế giới sẽ nghĩ gì về
hình ảnh nước Việt Nam khi tiếp xúc với tầng lớp trí thức trẻ của nước ta lại cư xử
thiếu văn hóa? Vì vậy, chú trọng bồi dưỡng ứng xử có văn hóa cho sinh viên là một
nội dung quan trọng trong sự nghiệp giáo dục.
PHẦN 3: KẾT LUẬN
Đã đến lúc xã hội cần nhìn nhận vấn đề đạo đức học sinh, sinh viên trong nhà
trường hiện nay với một tinh thần trách nhiệm và nghiêm túc. Cần phải đổi mới
hoàn toàn cách thức mà lâu nay chúng ta đã dùng để giáo dục đạo đức học sinh,
sinh viên. Bản thân giáo dục đã mang tính xã hội hóa, nhà nước cần tạo điều kiện
để toàn dân tham gia vào công tác giáo dục học sinh, sinh viên. Điều quan trọng là
cần có một môi trường xã hội lành mạnh, mọi người sống tuân thủ pháp luật và tôn
trọng những giá trị đạo đức xã hội. Một môi trường xã hội tốt sẽ tác động vào nhận
thức của học sinh, sinh viên và các em cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ứng
xử đã được học trong nhà trường mà cả xã hội đang áp dụng.
XÂY DỰNG BẢN CÂU HỎI
Câu 1. Theo bạn, sinh viên xưng hô theo kiểu "ông" và "bà" thay vì xưng hô “cậu”
và tớ là nên hay không nên?
A: Nên vì như thế mới phong cách giới trẻ
B: Không nên vì không đúng với cách xưng hô của người Việt Nam
Câu 2. Đối với những môn học bạn ko thích, ngồi trong lớp bạn sẽ:
A: Vẫn ghi chép và nghe giảng
B: Làm việc khác
Câu 3. Bạn có tham gia hoạt động tình nguyện không?
A: Có
B: Không
Câu 4. Khi có các chương trình kêu gọi ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn ở cổng
trường bạn, bạn sẽ:
A: Tìm hiểu và ủng hộ chương trình nếu có thể
B: Đi qua và không quan tâm
Câu 4. Nếu đủ các điều kiện, bạn có hiến máu tình nguyện ko?
A: Có
B: Không muốn
Câu 5. Bạn suy nghĩ như nào về hành động xả rác bừa bãi của sinh viên? Bạn đã
từng bao giờ làm vậy chưa?
Câu 6. Bạn đã từng ngủ gật trong lớp học bao giờ chưa (kể cả giờ giải lao)?
Câu 7.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide môn Phương pháp nghiên cứu khoa học – Trường Đại học Thương mại
2. Tiểu luận “Sự cần thiết của văn hóa ứng xử” – sv trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn
3. Nguồn tài liệu từ internet:
- />- />- />- />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
( Lần 1)
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thực hiện: nhóm 8 - Lớp 1503SCRE0111
Ngày họp: 17/03/2014
Địa điểm: tầng 2 nhà V Đại học thương mại
Thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Trần Thị Nết
Phạm Thanh Nga
Trần Mỹ Nga
Lê Thị Thúy Ngân
Nguyễn Kim Ngân
Vũ Thảo Ngân
7. Vũ Thị Minh Ngân
8. Nguyễn Thị Ngọc
9. Nguyễn Thị Nguyệt
Nhóm trưởng: Lê Thị Thúy Ngân
Nội dung: Gặp mặt thành viên và tìm kiếm đề tài
Nhận xét: mọi người có mặt đầy đủ
Hà Nội, ngày 17/03/2015
Nhóm trưởng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
( Lần 2)
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thực hiện: nhóm 8 - Lớp 1503SCRE0111
Ngày họp: 31/03/2014
Địa điểm: tầng 2 nhà V Đại học thương mại
Thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
Trần Thị Nết
Phạm Thanh Nga
Trần Mỹ Nga
Lê Thị Thúy Ngân
Nguyễn Kim Ngân
Vũ Thảo Ngân
7. Vũ Thị Minh Ngân
8. Nguyễn Thị Ngọc
9. Nguyễn Thị Nguyệt
Nhóm trưởng: Lê Thị Thúy Ngân
Nội dung:
-
Thống nhất đề tài
Lập đề cương
Phân chia công việc
Nhóm trưởng lập facebook nhóm, thêm thành viên vào và đôn đốc mọi
người thảo luận trên facebook nhóm
Nhận xét: mọi người có mặt đầy đủ, làm việc nhiệt tình.
Hà Nội, ngày 31/03/2015
Nhóm trưởng
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*****
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
BIÊN BẢN HỌP NHÓM
(Hình thức: họp nhóm online)
Môn học: Phương pháp nghiên cứu khoa học
Thực hiện: nhóm 8 - Lớp 1503SCRE0111
Ngày họp: các ngày từ 31/03 đến 19/04/2015
Địa điểm: facebook nhóm “PPNCKH”
Thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
Trần Thị Nết
Phạm Thanh Nga
Trần Mỹ Nga
Lê Thị Thúy Ngân
Nguyễn Kim Ngân
Vũ Thảo Ngân
Vũ Thị Minh Ngân
Nguyễn Thị Ngọc
Nguyễn Thị Nguyệt
Nhóm trưởng: Lê Thị Thúy Ngân
Nội dung: Nhóm trưởng đôn đốc mọi người thảo luận, các thành viên gửi bài lên
facebook nhóm. Nhóm trưởng thảo luận và gửi bài cho thành viên làm slide, thuyết
trình.
Nhận xét: thỉnh thoảng có một số bạn không có điều kiện online để cập nhật nhưng
nhìn chung nhóm làm việc khá sôi nổi, các thành viên gắn kết với nhau.
Hà Nội, ngày 19/04/2015
Nhóm trưởng
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
Nhóm trưởng: Lê Thị Thúy Ngân
STT
HỌ VÀ TÊN
CÔNG VIỆC
1
Trần Thị Nết
Lời mở đầu
2
3
4
Phạm Thanh Nga
Trần Mỹ Nga
Lê Thị Thúy Ngân
5
Nguyễn Kim Ngân
6
Vũ Thảo Ngân
Kết luận; làm slide
Thực trạng chung
Giải pháp; tổng hợp
bản word
Tổng luận về đề tài
nghiên cứu
Thuyết trình
7
Vũ Thị Minh Ngân
Các biểu hiện tiêu
biểu trong thực trạng
XẾP
LOẠI
KÝ TÊN
8
Nguyễn Thị Ngọc
9
Nguyễn Thị Nguyệt
Các biểu hiện tiêu
biểu trong thực trạng
Thực trạng chung