Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Khoá luận tốt nghiệp thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 72 trang )

TRƯỜNG ĐAI
HÀ NÔI
• HOC
■ s ư PHAM

• 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
= = = #}£□ 03== =

HỨA THỊ HOÀI

THỰC TRẠNG ĐỘNG co HỌC TẬP
CỦA HỌC SINH LỚP 5

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Tâm lí học

N gười hướng dẫn khoa học
T h .s. LÊ XUÂN TIẾN

HÀ N Ộ I, 2016


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ của các thày cô
trong khoa Giáo dục Tiểu học - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi ttong quá trình thực hiện khóa luận với đề tài :
“Thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 5”. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Ths. Lê Xuân Tiến - giảng viên tổ tâm lí giáo
dục đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.



Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo
trường Tiểu học Đồng Xuân - Phúc yên - Vĩnh Phúc đã tạo điều kiện thuận
lợi giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Với điều kiện thời gian nghiên cứu và vốn kiến thức còn hạn chế, chắc
chắn đề tài không trành khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được
sự giúp đỡ, đóng góp của quý thầy cô và các bạn đồng nghiệp để đề tài thực
sự có chất lượng và hữu ích.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Hứa Thị Hoài


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận với đề tài: “Thực trạng động cơ học tập của
học sinh lớp 5” là kết quả nghiên cứu riêng của tôi. Những kết quả thu được
là hoàn toàn chân thực và chưa có trong một đề tài nghiên cứu nào.

Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm!

Hà nội, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện


KÍ HIỆU VIẾT TẮT


GV: giáo viên
HS: học sinh
STT: số thứ tự
NXB: Nhà xuất bản
SGK: Sách giáo khoa
TT: thông tư
BGDĐT: bộ Giáo dục đào tạo


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu................................................................................................2
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu........................................................................ 2
4. Giả thuyết khoa h ọ c.................................................................................................2
5. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................................3
7. Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................3
8. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tà i...............................................................4
9. Cấu trúc của khóa luận.............................................................................................4
NỘI DUNG.................................................................................................................. 5
Chương 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN.......................................................................................5
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đén đề tài khóa luận............5
1.2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài....................................................... 6
1.2.1. Vấn đề động cơ trong Tâm lí học...................................................................... 6
1.2.1.1. Quan niệm về động cơ trong tâm lí học phương T ây.................................... 6
1.2.1.2. Quan niệm về động cơ ữong Tâm lí học hoạt động....................................... 7
1.2.2. Động cơ học tậ p ............................................................................................... 9
1.2.2.1. Khái niệm động cơ học tậ p .............................................................................9
1.2.2.2. Phân loại động cơ học tập............................................................................ 11

1.2.2.3. Sự hình thảnh động cơ học tập..................................................................... 14
1.2.2.4. Vai trò của động cơ học tậ p ......................................................................... 15
1.2.3. Hoạt động học và sự hình thảnh động cơ học của học sinh tiểu học............. 16
1.2.3.1. Hoạt động học là học là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học............. 16
1.2.3.2. Sự hình thành động cơ học ở học sinh Tiểu học..........................................18
1.2.4. Các yéu tố ảnh hưởng đén động cơ học tập của học sinh lớp 5 ...................... 19
1.2.5. Học sinh lớp 5 .................................................................................................. 20
TIÊU KẾT CHUƠNG 1.............................................................................................21


Chương 2 .................................................................................................................... 22
KẾT QUẢ NGHIÊN

cứu THựC TRẠNG ĐỘNG c ơ

HỌC TẬP CỦA HỌC

SINH LỚP 5 ............................................................................................................... 22
2.1. Khái quát về khách thể nghiên cứu....................................................................22
2.1.1. Kết quả học tập các môn................................................................................. 22
2.1.2. Phân tích két quả học tập các môn học...........................................................24
2.2. Thực trạng các loại động cơ học tập của học sinh lớp 5 ..................................24
2.2.1. Các yếu tố kích thích học sinh học tập............................................................24
2.2.2. Động cơ giải bài tập của học sinh................................................................... 29
2.3. Những biểu hiện của các loại động cơ của học sinh....................................... 30
2.3.1. Những biểu hiện về nhận thức.........................................................................30
2.3.2. Những biểu hiện về thái đ ộ ..............................................................................32
2.3.3. Những biểu hiện về hành động........................................................................37
2.4. Một số biện pháp nhằm phát triển động cơ học tập cho học sinh................... 42
TIỂU KẾT CHUƠNG 2.............................................................................................44

KẾT LUẬN YÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................46
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................48


MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài
Học sinh tiểu học là thường những ttẻ em có tuổi từ 6 -11, 12 tuổi. Trẻ
em ở lứa tuổi này thực hiện bước chuyển từ hoạt động vui chơi là hoạt động
chủ đạo sang hoạt động học tập là hoạt động chủ đạo. Là hoạt động làn đầu
tiên xuất hiện với tư cách là chính nó, là hoạt động sống hướng học sinh tới tri
thức, kỹ năng, hình thành phát triển và hoàn thành nhân cách của mình. Hoạt
động học diễn ra trong nhà trường với những yêu cầu chặt chẽ, nghiêm túc, có
kỉ cương, đối tượng của hoạt động này chính là những tri thức khoa học ngày
một mới lạ với ttẻ. Mặt khác, việc tổ chức hoạt động học tập bằng phương
pháp nhà trường rèn luyện cho trẻ cách làm việc trí óc. Từ đó, hình thành ở trẻ
thái độ mới, nhận thức mới, kĩ năng làm việc mới. Đó là mục đích học tập.
Tuy vậy, qua học tập không phải ai cũng dễ dàng đạt được mục đích học tập
đã đề ra. Một trong những nguyên nhân không đạt được mục đích đó là do
học sinh chưa xác định được động cơ học tập đứng đắn cho mình.
Động cơ học tập là toàn bộ những yếu tố thúc đẩy học sinh học, là cái
mà vì nó học sinh học, là cái thôi thúc học sinh học. Động cơ học tập của học
sinh không có sẵn, không thể áp đặt. Nó được hình thành trong quá trình học
tập, rèn luyện. Trên thực tế, hoạt động học của các em được thúc đẩy không
chỉ bằng một động cơ nhất định nào đó mà bằng một hệ thống những động cơ
khác nhau. Những động cơ này có sự sắp xếp thứ bậc, có thể chuyển hóa vị trí
cho nhau và mỗi học sinh, vào mỗi thời điểm nhất định có một loại động cơ
chiếm ưu thế như: do lòng ham muốn học hỏi, do muốn được khen, được
thưởng, do muốn khẳng định mình, mong muốn được cha mẹ vui lòng hay vì
danh dự của tập thể... Do vậy, phải hình thành ở học sinh những động cơ gắn
liền vói hoạt động học, làm cho những động cơ đó chiếm vị trí chủ đạo trong

cấu trúc động cơ học tập của học sinh. Vì chỉ khi có được những động cơ học

1


tập đúng đắn này học sinh mới học tập tích cực hơn, hiệu quả học tập cao
hơn.
Học sinh lớp 5 nằm ở giai đoạn học tập thứ hai trong sự phát triển hoạt
động học tập của học sinh tiểu học. Giai đoạn này là bước phát triển và củng
cố trình độ sử dụng hoạt động học tập của học sinh như một năng lực để học
tập, lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, đồng thời trên cơ sở đó có thái độ và cách
ứng xử theo yêu cầu của cấp tiểu học. Bởi vậy, việc hình thành động cơ học
tập của học sinh lớp 5 là việc cần thiết. Nên tôi chọn đề tài “Thực trạng động
cơ học tập của học sinh lớp 5” để góp phần làm rõ thêm động cơ học tập ở
giai đoạn thứ hai của học sinh tiểu học.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài này nhằm phát hiện động cơ học tập của học sinh lớp 5. Trên cơ
sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần hình thành động cơ học tập
tích cực cho học sinh.
3. Đổi tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đ ối tượng nghiên cứu

Thực trạng động cơ học tập của học sinh lớp 5.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 35 học sinh lớp 5A1 và 34 học sinh lớp
5A2 trường Tiểu học Đồng Xuân, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Giả thuyết khoa học
Động cơ học tập của học sinh lớp 5 bao gồm: động cơ nhận thức và
động cơ xã hội. Động cơ nhận thức được hình thành, phát triển mạnh nhưng
động cơ xã hội vẫn chiếm ưu thế.

Học sinh có động cơ xã hội chiếm ưu thế thì biểu hiện về thái độ và
hành động học tập cũng khác.

2


5. Nhiệm yụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
5.2. Phát hiện và phân tích động cơ học tập của học sinh lớp 5
5.3. Đe xuất một số biện pháp nhằm phát triển động cơ học tập của học
sinh
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phuơng pháp trò chuyện
Chúng tôi tiến hành trò chuyện với các em theo nội dung đã chuẩn bị
sẵn.
6.2. Phuơng pháp quan sát
Chúng tôi tiến hành quan sát và ghi biên bản các tiết học. Qua biểu
hiện của hành vi, thái độ, hành động của học sinh có thể đánh giá đuợc một
phàn nào đó về động cơ học tập của học sinh. Đây là một công việc khó khăn
vì động cơ là cái bên trong mỗi học sinh. Nhung đối với học sinh tiểu học,
động cơ học tập cũng thuờng dễ bộc lộ qua thái độ, hành vi của học sinh đối
với việc học tập của mình.
6.3. Phuơng pháp điều tra
Chúng tôi tiến hành điều tra động cơ học tập của học sinh qua các phiếu
điều tra, phiếu bài tập (phần phụ lục).
6.4. Phuơng pháp thống kê toán học
7. Phạm vi nghiên cứu
Mỗi độ tuổi, mỗi cấp học và mỗi học sinh lại có động cơ khác nhau.
Do thời gian và điều kiện có hạn nên đề tài đi sâu vào việc tìm hiểu động cơ
học tập của học sinh lớp 5 truờng Tiểu học Đồng Xuân, Phúc Yên, tỉnh Vĩnh

Phúc.

3


8. Ý Nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Kết quả góp phàn phản ánh thực trạng động cơ học tập của học sinh
lớp 5. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Qua đó, đề xuất các
biện pháp sư phạm nhằm hình thành và phát triển động cơ học tập tích cực ở
học sinh.
9. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục, phần tài liệu tham khảo thì
nội dung chính của khóa luận bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lí luận
Chương 2: Thực trạng của động cơ học tập của học sinh lớp 5

4


NỘI DUNG
Chương 1: c ơ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài khóa
luận
Từ năm 1976, tác giả Đặng Xuân Hoài với báo cáo: “Vấn đề động cơ
và nhân cách” và sau này tác giả cùng với cộng sự của mình đã nghiên cứu
về động cơ xã hội ở lứa tuổi học sinh cấp I và cấp II.
Năm 1980, tác giả Lê Đức Phúc đã nghiên cứu về vấn đề động cơ học
tập của học sinh lưu ban.
Năm 1982, tác giả Nguyễn Xuân Bính với báo cáo “Phân tích động cơ
nghề nghiệp của học sinh”, tác giả Bùi Văn Huệ, Lí Minh Tiến với “ Tìm hiểu

đặc điểm động cơ giải bài tập của học sinh”.
Năm 1986, tác giả Phạm Thị Nguyệt đã nghiên cứu về vấn đề động cơ
xã hội của học sinh cấp II.
Trong luận án của mình, tác giả Nhâm Văn Chăn Con cũng đã tìm hiểu
động cơ học tập của học sinh cấp II.
Ở bậc tiểu học, có công trình nghiên cứu động cơ học sinh lớp 1 dưới
sự ảnh hưởng của phương pháp nhà trường của tác giả Trịnh Quốc Thái. Rồi
Luận án thạc sĩ “Tìm hiểu động cơ học tập của học sinh lớp 5” của Lê Xuân
Tiến. Rồi khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Tìm hiểu thực hạng động cơ học
tập của học sinh lớp 4” của Nguyễn Thị Huệ.
Qua đây, chúng ta có thể thấy rằng, vấn đề động cơ học tập được rất
nhiều tác giả quan tâm. Và hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng: hoạt
động học của các em được thúc đẩy không chỉ bằng một động cơ nhất định
nào đó mà bằng một hệ thống những động cơ khác nhau, ừong đó có một số

5


động cơ giữ vai trò chủ đạo, một số động cơ thứ yếu để hình thành ở học sinh
những động cơ học tập đứng đắn và tích cực.
Như vậy, động cơ học tập của học sinh đã được nghiên cứu tương đối
sâu sắc về cả lí luận và thực tiễn. Và qua đó, ta có được nhiều tư liệu để làm
rõ về động cơ học tập của học sinh. Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu động cơ
học tập của học sinh tiểu học chưa nhiều. Đề tài nghiên cứu của tôi sẽ góp
phần làm rõ thêm động cơ học sinh lớp 5 là lớp cuối cấp bậc tiểu học.
1.2. Những vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài
1.2.1. Vấn đề động cơ trong Tâm lí học
Theo Từ điển Tiếng Việt thì “Động cơ là cái có tác dụng chi phối, thúc
đẩy người ta suy nghĩ và hành động”[7; Tr 334].
Trong tâm lí học, động cơ là một vấn đề quan trọng và phức tạp.


về

mặt lí luận có nhiều quan điểm khác nhau về động cơ tâm lí người. Để hiểu rõ
hơn, ta điểm qua những quan điểm về động cơ trong tâm lí học phương Tây
và động cơ ừong Tâm lí học hoạt động.
1.2.1.1. Quan niệm về động cơ trong tâm lí học phương Tây
Các nhà tâm lí học hành vi (J. Watson, B. Skinner, E. Tolmal,...) đưa
ra mô hình “ kích thích - phản ứng” coi khích thích là nguồn tạo phản ứng là động cơ. Họ giải thích nguồn gốc của động cơ hành vi là những lực trừu
tượng khó nhận biết, là bản năng vô thức.
Theo thuyết phân tâm học (S. Freud, A.Atler,...) cho rằng: Động lực
thúc đẩy hoạt động nhận thức của con người là vô thức, nguồn gốc vô thức là
những bản năng nguyên thủy mang tính chất sinh vật và nhấn mạnh vai trò
của các xung năng tính dục.
Các nhà tâm lí cấu trúc (K.Lewin, KXissenr,...) xem động cơ chỉ là sự
tác động qua lại giữa những nội lực ở bên trong với trường lực ở bên ngoài.
Các nhà tâm lí học cấu trúc hiểu tâm lí người như là một trường lực nào đó và

6


tất cả những thay đổi của động cơ được họ giải thích như là sự tương tác giữa
các lực bên trong trường lực này, phủ nhận sự tác động của thế giới bên
ngoài, coi thường kinh nghiệm của con người, đánh giá thấp những đặc điểm
của nhân cách.
Nhìn chung, các nhà tâm lí học phương Tây đã đứng trên bình diện của
khoa học tự nhiên để nghiên cứu về động cơ hành vi của con ngưòi, vẫn coi
động cơ tâm lí người chỉ là những kích thích mang tính chất bản năng sinh
học và tạo ra một cách bẩm sinh. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến những hạn chế
này của các nhà tâm lí học phương Tây là do sai lầm của phương pháp luận

trong quá trình nghiên cứu. Họ nghiên cứu tâm lí con người ở hạng thái siêu
hình tách rời khỏi hoạt động, tách rời khỏi các mối quan hệ xã hội mà nó đang
sống.
I.2.I.2. Quan niệm về động cơ trong Tâm lí học hoạt động
Năm 1926, L.X.Vưgôtxki đã xác định phải xây dựng một khoa học về
hành vi con người xã hội. Và ông đã nêu ra một quan điểm: Hoạt động bên
trong và hoạt động bên ngoài có cùng một cấu trúc duy nhất. Tuy
L.X.Vưgôtxki chưa nêu rõ được vấn đề về động cơ hoạt động của con người
nhưng ông đã xây dựng cơ sở lí luận và phương pháp luận để từ đó hàng loạt
các công trình nghiên cứu về động cơ hoạt động con người ra đòi.
Dựa trên tư tưởng tâm lí học của L.X.Vưgôtxki về hoạt động
A.N.Lêônchiew đã mô tả cấu trúc chung của hoạt động con người - cấu trúc
vĩ mô của hoạt động bao gồm 6 thành tố cơ bản. Hoạt động gồm hai phía:
Chủ thể và đối tượng. Phía chủ thể bao gồm 3 thành tố có quan hệ qua lại với
nhau, hoạt động - hành động - thao tác; phía đối tượng cũng có 3 thành tố:
Động cơ - mục đích - phương tiện, ba thành tố này tạo nên mặt nội dung đối
tượng của hoạt động.

7


Hoạt động luôn thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Khi nhu cầu
gặp đối tượng thì trở thành động cơ. Như vậy, đối tượng là cái vật thể hóa nhu
cầu, là động cơ đích thực của hoạt động. Qua đó, động cơ được coi là mục
đích chung, mục đích cuối cùng của hoạt động.
Trong lí thuyết chung về động cơ do A.N.Lêônchiew khởi thảo, tác giả
đã xem xét vấn đề động cơ xuất phát từ việc phân tích quá trình tạo thành ý
thức con người trong sự phát sinh cá thể. Ông quan tâm đặc biệt đến mối quan
hệ giữa động cơ và nhu cầu. Theo ông, động cơ như là đối tượng của hoạt
động, trong đó những nhu cầu của con người được cụ thể hóa. Và theo ông,

“không phải nhu cầu, không phải sự trải nghiệm về nhu cầu là động cơ của
hoạt động”, mà động cơ là “một khách quan mà trong đó nhu cầu tìm thấy bản
thân mình trong những điều kiện nhất định, cái khách quan ấy làm cho hoạt
động thành hoạt động có đối tượng và là cái hướng hoạt động vào một kết quả
nhất định” [1; Tr 305].
Và A.N.Lêônchiew cho rằng: động cơ hoạt động của con ngưòi cực kì
đa dạng, nảy sinh từ những nhu cầu, hứng thú khác nhau, một hoạt động có
thể có nhiều động cơ thúc đẩy. Và trong cấu trúc của hoạt động, các động cơ
này được sắp xếp theo một hệ thống có thứ bậc.
Ông chia động cơ thành: động cơ tạo ý và động cơ kích thích. Và theo
ông, động cơ có hai chức năng, đó là thúc đẩy, hướng dẫn hoạt động và tạo ra
cho hoạt động có ý của chủ thể.
Những luận điểm trên đây của nhà tâm lí học A.N.Lêônchiew về vấn đề
động cơ chủ yếu vẫn dựa trên bình diện lí luận. Tuy nhiên, nó là cơ sở cho các
công trình nghiên cứu thực nghiệm sau này.
Qua những quan điểm trên ta thấy, trong tâm lí hoạt động, các tác giả
cho rằng: Muốn tìm hiểu tâm lí con người nói chung và hoạt động học tập nói

8


riêng thì phải đi từ cuộc sống thực, đi từ phân tích các dạng hoạt động và
những mối quan hệ của nó đối vói xã hội.
Các tác giả đều đề cập đến mối quan hệ giữa nhu cầu và động cơ. Một
hoạt động hay giao tiếp của con người có hệ thống động cơ thúc đẩy. Hệ
thống này được sắp xếp theo thứ bậc, có những động cơ giữ vai trò chủ đạo,
có những động cơ giữ vai trò thứ yếu ừong hình thành, định hướng nhân cách
con người.
Bên cạnh đó, một số tác giả đã đi đến việc phân loại động cơ, mỗi tác
giả đứng trên những bình diện khác nhau để phân loại động cơ và sự khác

nhau đó giúp ta hiểu đầy đủ hơn, chính xác hơn về động cơ. Động cơ là một
vấn đề phức tạp và động cơ của con người luôn ẩn mình, luôn ở bên trong nên
ta rất khó có thể xét đoán về lượng. Do vậy, sự phân chia động cơ chỉ có ý
nghĩa về mặt lý thuyết còn thực tế thì ta khó có thể tách ra để phân loại động
cơ một cách rạch ròi.
1.2.2. Động cơ học tập
1.2.2.1. Khái niệm động cơ học tập
Ý tưởng nghiên cứu động cơ học tập của hoạt động con người đã tồn tại
rất lâu trong lịch sử tâm lí học và có nhiều cách lí giải khác nhau về động cơ.
Các nhà tâm lí học Mác xít nghiên cứu hoạt động học tập như một quá
trình, có vị trí nhất định trong cuộc sống của con người. Theo họ, động cơ học
tập của con người được quan niệm như là những kích thích mà con người ý
thức được, có tác dụng thúc đẩy hoạt động học tập.
A.N.Lêônchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là sự định hướng của
các em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc giành điểm tốt và sự khen ngợi
của cha mẹ, giáo viên,...
Các nhà tâm lí học Xô viết quan niệm động cơ là sự phản ánh nhu cầu.
Những đối tượng đáp ứng nhu cầu này hay nhu cầu khác tồn tại trong hiện

9


thực khách quan, một khi chúng bộc lộ ra, được chủ thể nhận biết sẽ thúc đẩy,
hướng dẫn con ngưòi hoạt động.
X.L.Rubinsteein viết: “Động cơ là sự quy định về mặt chủ quan hành
vi của con người bởi thế giới. Sự quy định này được thể hiện gián tiếp bằng
quá trình phản ánh động cơ đó”.
Theo L.I.Bozovic và các cộng sự khác của bà thì “động cơ là cái vì nó
khiển trẻ học tập hay nói cách khác cái kích thích trẻ học tập”[8; Tr 30].
Trong tài liệu tâm lí học và tâm lí học sư phạm, các tác giả quan niệm

động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt động học,
tức là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, giá trị, chuẩn mực... mà giáo
dục sẽ đưa lại cho họ.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, tôi tán thành quan điểm về động
cơ học tập của các tác giả trong tài liệu Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư
phạm: “ Động cơ học tập của học sinh được hiện thân ở đối tượng của hoạt
động học; tức là những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, thái độ, giá trị, chuẩn
mực,...mà giáo dục sẽ đưa lại cho họ”[ 2; Tr 110].
Từ những quan điểm của các nhà tâm lí học về động cơ học tập đã trình
bày ở trên, chúng tôi rút ra một số kết luận chung cũng như là công cụ nghiên
cứu đề tài:
Một là, động cơ không phải cái gì trừu tượng ở bên trong cá thể, mà nó
phải được thể hiện ở đối tượng hoạt động, tức là nó phải mang một hình thức
tồn tại vật chất bên ngoài. Trên cùng một đối tượng học tập có thể bám vào
nhiều động cơ khác nhau.
Hai là, động cơ học tập được hiện thân, biểu hiện ở nhận thức, thái độ,
hành động của học sinh.
Ba là, động cơ học tập chỉ được hình thành chính trong quá trình học
sinh giải quyết những nhiệm vụ học tập.

10


Bốn là, hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ
học tập khác nhau. Trong đó có một số động cơ là động cơ chủ đạo, còn một
số động cơ là thứ yếu trong quá trình học tập của học sinh.Các động cơ này
tạo thành cấu trúc thứ bậc và chúng thay đổi trong quá trình học tập của học
sinh.
1.2.2.2. Phân loại động cơ học tập
Có rất nhiều cách phân loại động cơ học tập. Tùy theo tiêu chí phân loại

mà các nhà tâm lí học chia động cơ học tập như sau:
Theo L.I. Bozovic, A.K.Pusaviski,... động cơ học tập được chia thành
hai loại: động cơ mang tính xã hội và động cơ mang tính nhận thức.
Tán thành quan điểm trên, A.K.Markova chia động cơ học tập thành
hai nhóm, mỗi nhóm lại chia thành những động cơ cụ thể:
Nhóm 1: Những động cơ nhận thức gồm:
+ Những động cơ nhận thức rộng
+ Những động cơ học tập - nhận thức
+ Những động cơ tự đào tạo
Nhóm 2: Những động cơ xã hội gồm:
+ Loại động cơ xã hội rộng rãi
+ Loại động cơ xã hội hẹp
+ Loại động cơ hợp tác xã hội chủ nghĩa
Theo bà để phát triển nhân cách tốt thì phải có sự kết họp giữa các loại
động cơ trên.
Nhà tâm lí học M.p Jacopson lại chia động cơ học tập làm ba loại:
+ Loại động cơ được hình thành bên ngoài hoạt động học tập - ta có
thể gọi nó là “ động cơ tiêu cực” vì mang tính tiêu cực.
+ Loại động cơ cũng được hình thành bên ngoài hoạt động học tập
nhưng mang tính tích cực.

11


+ Loại động cơ được nảy sinh chính trong quá trình học tập.
Theo tác giả, ba loại động cơ này luôn kết hợp với nhau cùng tác động
đến hoạt động học tập. Và chúng sắp xếp thành một hệ thống động cơ.
Một số nhà tâm lí học khác tiêu biểu như Nguyễn Ke Hào,
A.V.Petropxki,.. chia động cơ học tập làm hai loại là động cơ bên trong và
động cơ bên ngoài.

+ Động cơ bên trong là những động cơ có liên quan đến nội dung học
tập và phương pháp truyền đạt được tri thức.
+ Động cơ bên ngoài là những động cơ có liên quan đến những yêu cầu
của người lớn, nghề nghiệp trong tương lai...
Theo Lê Văn Hồng thì chia động cơ thành hai loại:
Một là, những động cơ hoàn thiện tri thức.
Thuộc về loại động cơ này, chúng ta thường thấy học sinh có lòng khao
khát mở rộng tri thức, mong muốn có nhiều hiểu biết, say mê với bản thân
quá trình giải quyết các nhiệm vụ học tập...Như vậy, tất cả những biểu hiện
này đều do sự hấp dẫn, lôi cuốn của bản thân tri thức, cũng như phương pháp
giành lấy tri thức đó. Mỗi lần giành được cái mới ở đối tượng thì các em cảm
thấy nguyện vọng hoàn thiện tri thức của mình được thỏa mãn một phần.
Trường hợp này, nguyện vọng hoàn thiện tri thức hiện thân ở đối tượng học.
Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường
không chứa đựng xung đột bên trong. Nó cũng có thể xuất hiện những sự
khắc phục khó khăn trong tiến trình học tập và đòi hỏi phải có những nỗ lực ý
chí. Nhưng đó là những nỗ lực hướng vào việc khắc phục những trở ngại bên
ngoài để đạt nguyện vọng đã nảy sinh, chứ không phải hướng vào việc đấu
tranh vói chính bản thân mình. Do đó, chủ thể của hoạt động học tập thường
không có những căng thẳng tâm lí. Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi loại
động cơ này là tối ưu theo quan điểm sư phạm.

12


Hai là, động cơ quan hệ xã hội:
Thuộc về loại động cơ quan hệ xã hội, chứng ta cũng thấy học sinh say
sưa học tập nhưng sự say sưa đó lại là sức hấp dẫn, lôi cuốn của một “cái
khác” ở ngoài mục đích trực tiếp của việc học tập. Những cái đó chỉ đạt được
trong điều kiện mà các em chiếm lĩnh được tri thức khoa học. Những ví dụ về

những “ cái khác” đó là thưởng phạt, đe dọa và yêu càu, thi đua và áp lực,
khêu gợi lòng hiếu danh, mong đợi hạnh phúc và lợi ích tương lai, cũng như
sự hài lòng của cha mẹ, sự khâm phục của bạn bè... Đây là những mối quan
hệ xã hội khác nhau của các em, ở đây, những tri thức, kĩ năng, thái độ, hành
v i... đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt mục
tiêu cơ bản khác.
Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ quan hệ xã hội ở mức độ
nào đấy mang tính chất cưỡng bách và có lúc xuất hiện như là một vật cản càn
khắc phục trên con đường đi tới mục đích cơ bản. Nét đặc trưng của hoạt
động này là có những lực chống đối nhau, vì thế đôi khi nó gắn liền với sự
căng thẳng tâm lí đáng kể, đòi hỏi những nỗ lực bên trong, đôi khi cả sự đấu
tranh với chính bản thân mình. Khi có sự xung đột gay gắt, học sinh thường
có những hiện tượng vi phạm nội quy (quay cóp, phá tĩnh), thờ ơ với học tập
hay bỏ học.
Theo tác giả, cả hai loại động cơ học tập này được hình thành ở mỗi
học sinh. Chúng làm thành một hệ thống sắp xếp theo thứ bậc. vấn đề là ở
chỗ, trong những hoàn cảnh, điều kiện xác định nào đó của dạy và học thì loại
động cơ học tập nào được hình thành mạnh mẽ hơn, nổi lên hàng đầu và
chiếm địa vị ưu thế trong sự sắp xếp theo thứ bậc của hệ thống các động cơ.
Như vậy, mỗi tác giả đều có cách phân loại động cơ theo tiêu chí nhất
định của mình. Tuy nhiên, hầu hết các tác giả đều chia động cơ học tập thành
hai loại chính đó là những động cơ xuất phát từ bản thân hoạt động học tập.

13


Đó là động cơ nhận thức, động cơ bên trong... Và nhóm động cơ xuất phát từ
mối quan hệ của trẻ với môi trường sống, với những người xung quanh, đối
với xã hôi, đó là động cơ xã hội. Mỗi loại động cơ có vai trò thúc đẩy hoạt
động học tập khác nhau, nhưng cả hai đều rất cần thiết cho sự thành công của

hoạt động học tập.
Trong nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tán thành quan điểm của
A.K.Marcova, Lê Văn Hồng, chia động cơ học tập thành hai nhóm:
Nhóm 1: Những động cơ hoàn thiện tri thức (động cơ nhận thức).
Nhóm 2: Những động cơ quan hệ xã hội (động cơ xã hội).
1.2.2.3. Sự hình thành động cơ học tập
Động cơ học tập không có sẵn hay tự phát, mà được hình thành dần
dàn trong quá trình học tập của học sinh dưói sự tổ chức, hướng dẫn của giáo
viên. Nhu càu giải quyết được mâu thuẫn giữa một bên là “phải hiểu biết” và
bên kia “là chưa hiểu biết” là nguyên nhân chính yếu để hình thành động cơ
học tập ở học sinh. Nếu trong dạy học, thầy luôn luôn thành công trong việc
tổ chức cho học sinh tự phát hiện ra những điều mới lạ, cả bản thân tri thức
lẫn cách thức giành tri thức đó; giải quyết thông minh các nhiệm vụ học tập,
tạo ra được những ấn tượng tốt đẹp với việc học tập thì dần dần làm nảy sinh
nhu cầu của các em đối vói tri thức khoa học. Học tập dần dần trở thành nhu
cầu không thể thiếu được của các em. Muốn có được điều này phải làm sao
cho những nhu cầu được gắn liền vói một trong những mặt của hoạt động học
tập hay với tất cả các mặt đó. Khi đó, những mặt này của việc học tập sẽ biến
thành các động cơ và bắt đầu thúc đẩy hoạt động học tập tương ứng. Nó sẽ tạo
nên sức mạnh tinh thần thường xuyên thúc đẩy các em vượt qua mọi khó khăn
để giành lấy tri thức.
Ngoài ra, động cơ nói chung và động cơ học tập nói riêng thường liên
hệ mật thiết tới hứng thú con người. Nhờ có hứng thú mà động cơ ngày càng

14


mạnh mẽ. Vì thế vai trò của hứng thú trong học tập là rất lớn. Trong học tập,
chẳng những cần có động cơ đúng đắn mà còn phải có hứng thú bền vững thì
học sinh mới có thể tiếp thu tri thức hiệu quả nhất.

Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh rằng, việc xây dựng động cơ hết sức
muôn hình muôn vẻ và rộng lớn. Muốn phát động được động cơ học tập,
trước hết cần khơi dậy mạnh mẽ ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm
lĩnh đối tượng học tập - vì nhu cầu, nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích
cực hoạt động.
1.2.2.4. Vai trò của động cơ học tập
Tâm lí học hoạt động quan niệm rằng: Đã là hoạt động tâm lí thì phải
có động cơ phù họp. “ Không thể có một hoạt động nào không có động cơ,
hoạt động “không động cơ” không phải hoạt động thiếu động cơ mà là hoạt
động với một động cơ ẩn giấu về mặt chủ quan và về mặt khách quan” [4, 41].
Dựa theo định nghĩa và các cấu trúc của hoạt động học ta có thể thấy
rõ vai trò rất quan trọng của động cơ học tập. Nó là động lực và là định hướng
cho hoạt động diễn ra và đi đúng hướng. Thiếu động cơ thì hoạt động học tập
không thể diễn ra được. Có nhiều loại động cơ và mỗi loại sẽ có vai trò nhất
định trong hoạt động học tập.
Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu động cơ học tập của học sinh dưới
góc độ tâm lí học hoạt động, vì thế mà động cơ học tập phân thành hai loại
theo A.K.Marcova: động cơ nhận thức và động cơ xã hội.
Động cơ nhận thức: là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri
thức, say mê vói học tập,... bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có
sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh. Loại động cơ này giúp cho người học luôn nỗ
lực ý chí, khắc phục trở ngại từ bên ngoài để đạt nguyện vọng bên trong. Nó
giúp học sinh duy trì hứng thú và ham muốn học hỏi, tím tòi, vượt qua những
trở ngại khó khăn để đạt được những mục tiêu trong học tập.

15


Động cơ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố
khác như: đáp ứng mong đọi của cha mẹ, cần bằng cấp vì lợi ích tương lai,

lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè.. .đây là những mối quan hệ xã
hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học. Tuy loại động cơ này có mang
tính tiêu cực nhưng nó cũng góp phần vào việc kích thích, tạo hứng thú và
nhu càu cho người học chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo.
Tóm lại, động cơ học tập có vai trò quan trọng, nó là nguồn động lực
và là kim chỉ nam cho hoạt động học. Vì chỉ khi có động cơ học tập đúng đắn
thì học sinh mới đạt được kết quả học tập tích cực. Do đó, nhiệm vụ của giáo
viên là phải hình thành động cơ học tập cho học sinh, đặc biệt là động cơ nhận
thức. Và đây cũng chính là một vấn đề trung tâm trong tâm lí học trẻ em và sư
phạm, là một nhiệm vụ quan trọng ừong nhà trường phổ thông hiện nay.
1.2.3. Hoạt động học và sự hình thành động cơ học của học sinh tiểu học
I.2.3.I.

Hoạt động học là học là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học

Hoạt động chủ đạo là hoạt động mà sự phát triển của nó quy định
những biến đổi chủ yếu nhất trong các quá trình tâm lý và trong các đặc điểm
tâm lí của nhân cách con người ở giai đoạn phát triển nhất định.
Hoạt động học trở thành hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học:
Thứ nhất, hoạt động học là hoạt động có đối tượng lần đầu tiên xuất
hiện trong tiến trình phát triển của trẻ.
Mặc dù, trước khi đến trường tiểu học, trẻ đã được học ở trường mần
non, nhưng hoạt động học theo đúng nghĩa của nó chỉ nảy sinh, hình thành và
phát triển ở trẻ khi các em bước vào trường tiểu học và trở thành học sinh.
Bởi những tiết học ở trường mầm non dù nghiêm chỉnh đến đâu đi nữa, thì ở
đó, việc lĩnh hội tri thức khoa học - đối tượng đích thực của hoạt động học
cũng chưa được đặt ra. Khi trẻ vào trường tiểu học, trẻ được đặt vào các tính

16



huống học tập, buộc phải giải quyết các nhiệm vụ học tập, qua đó lĩnh hội
được những tri thức khoa học.
Thứ hai, hoạt động học khi đã nảy sinh, hình thành và phát triển thì
không mất đi mà tiếp tục tồn tại mãi.
Hoạt động học của học sinh lớp 1, lớp 2 được nảy sinh và bước đầu
hình thành ở lớp 3, lớp 4. Hoạt động học phát triển tương đối đầy đủ và dàn
hoàn thiện ở lớp 5.
Thứ ba, hoạt động học quy định những biến đổi cơ bản trong đời sống
tâm lí của học sinh tiểu học (sự xuất hiện những phẩm chất tâm lí mới đặc
trưng cho tiểu học (tính chủ định, kĩ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh) và
những biến đổi quan trọng trong đời sống tâm lí, nhân cách của các em (nhận
thức, tình cảm, hành động)).
Nói hoạt động học là hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học có nghĩa
là thừa nhận hoạt động học là hoạt động mà sự hình thành và phát triển của nó
quy định những biến đổi cơ bản nhất trong các quá trình tâm lí, thuộc tính
nhân cách và trong sự xuất hiện các cấu tạo tâm lí mới đặc trưng cho lứa tuổi
tiểu học. Thực vậy, bị lôi cuốn vào hoạt động học, học sinh tiểu học được tiếp
xúc với những điều mới mẻ cả về nội dung lẫn yêu cầu của nó và chính sự
tiếp xúc ấy đã tạo cơ sở cho sự xuất hiện những phẩm chất tâm lí mới đặc
trưng cho lứa tuổi tiểu học và qua đó tạo ra những biến đổi quan trọng trong
đời sống tâm lí, nhân cách các em. Các phẩm chất tâm lí mói là tính chủ định,
kĩ năng làm việc trí óc, sự phản tỉnh.
Rõ ràng, hoạt động học đã quy định sự xuất hiện các phẩm chất tâm lí
mới cơ bản của lứa tuổi tiểu học và chính chúng lại làm biến đổi toàn bộ tâm
lí của trẻ, cho phép trẻ tự tin hơn, chủ động hơn và linh hoạt hơn ừong học tập
cũng như cuộc sống.

17



I.2.3.2. Sư hình thành đông cơ hoc ở hoc sinh Tiểu hoc


«

O

a

«



Động cơ học tập là một trong các thành tố trong cấu trúc hoạt động học
tập của học sinh tiểu học.
Động cơ học của học sinh tiểu học là tất cả những gì học sinh học tập vì
nó. Động cơ có hai loại:
+ Động cơ nhận thức (động cơ bên trong): là đối tượng của hoạt động
học mà kết quả là sau khi tiếp thu được đối tượng này, học sinh thỏa mãn nhu
cầu nhận thức.
+ Động cơ xã hội (động cơ bên ngoài): là động cơ thỏa mãn nhu cầu mà
đối tượng nó bám theo đối tượng học, kết quả là sau khi tiếp thu được đối
tượng học, học sinh thỏa mãn được nhu cầu đó.
Hai loại động cơ này đều được hình thành ở mỗi học sinh, chúng được
sắp xếp theo thứ bậc, trong đó một loại động cơ nào đó là chủ đạo. Xét theo
quan điểm sư phạm thì động cơ nhận thức có giá trị hơn.
Động cơ học tập không có sẵn ngay từ đàu mà được hình thành dần dàn
trong quá trình học sinh thực hiện hoạt động học, mà cũng không thể áp đặt.
Nếu trong quá trình dạy học, thầy luôn thành công trong công việc tổ chức

cho học sinh phát hiện những điều mới lạ, giải quyết thông minh những
nhiệm vụ học tập, tạo ra được những ấn tượng tốt đẹp đối với việc học thì dần
dần nảy sinh nhu cầu của các em đối với tri thức khoa học. Học tập dần dần
trở thành nhu cầu không thể thiếu của các em.
Điều kiện đầu tiên của quá trình hình thành động cơ học cho học sinh
tiểu học là xác định các tình huống xuất phát của dạy học.

về phương diện

này có hai tình huống cần phân biệt:
lìn h huống thứ nhất: Trẻ em đã có hành động học tập được hình thành
trước đó. Trong trường hợp này, nhiệm vụ chủ yếu của người giáo viên là
chuyển hóa mục đích thành động cơ học tập, tương ứng với nó là chuyển hành

18


động thành hoạt động. Để thực hiện nhiệm vụ, trước hết giáo viên phải xác
định được những loại động cơ học tập. Từ đó, đưa học sinh vào các tình
huống dạy học tương ứng.
Tình huống thứ hai: Trẻ chưa có hành động học tập. Ở đây, đầu tiên
phải hình thành cho các em hành động học tập với tư cách là hành động có
mục đích. Sau đó, mở rộng phạm vi chức năng của mục đích đó và chuyển
hóa thành động cơ tương ứng.
Cuối cùng, cần phải nhấn mạnh rằng: Việc xây dụng động cơ hết sức
rộng lớn và muôn hình muôn vẻ. Muốn hình thành động cơ học tập cho học
sinh tiểu học trước hết cần hình thành ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu
chiếm lĩnh đối tượng học tập. Bởi vì, khi nhu cầu gặp đối tượng thì nhu cầu
trở thành động cơ.
1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến động cơ học tập của học sinh lớp 5

Một là, các em học sinh lớp 5 thuộc giai đoạn thứ hai tiểu học, chú ý
chủ định hoàn thiện và phát triển, học sinh dễ xúc cảm hay xúc động nên
đánh giá hay nhận xét của giáo viên, các bậc phụ huynh có ảnh hưởng lớn đến
động cơ học tập của học sinh. Hiện nay, học sinh tiểu học được đánh giá bằng
điểm số ở hai môn bắt buộc là môn Toán và môn Tiếng Việt. Việc đánh giá
kết quả học tập của học sinh ở trường còn quá coi trọng điểm số, lấy điểm số
làm thước đo chính trong quá trình học tập của học sinh mà chưa chú ý nhiều
đến đánh giá định tính và đánh giá theo quá trình.
Hai là, nhiều trường tiểu học, giáo viên chủ yếu truyền đạt các kiến
thức sẵn có - đây là một trong những nguyên nhân làm cho chương trình dạy
học quá tải, chưa chú trọng hướng dẫn tất cả học tự phát hiện vấn đề, tổ chức
học sinh tự giải quyết vấn đề, tổ chức cho học sinh được thực hành, luyện tập
bằng việc vận dụng các kiến thức mới học ngay trong tiết dạy bài mới chưa
thường xuyên. Việc kiểm tra học sinh có hiểu, có giải quyết các nhiệm vụ học

19


×