Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Khóa luận tốt nghiệp thực trạng các chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên đài truyền hình việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252.56 KB, 43 trang )

Mục lục
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiêt của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
4. Mục đích và nghiện vụ nghiên cúu
5. Ý nghĩa lí luận, thực tiễn của đề tài
6. Phương pháp nghiên cứu:
7. Kết cấu khoá luận
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1:Những vấn đề lý luận chung
1.1
1.2
1.3
1.4
1.5

Các khái niệm
Công ước quốc tế về trẻ em và chính sách của Đảng và Nhà nước về trẻ em
Tâm lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí truyền thông của trẻ em
Vai trò của các chương trình truyền hình cho trẻ em
Những tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình kết hợp được hai yếu tố

1.5.1: Các quan niệm khác nhau về tiêu chí đánh giá
1.5.2: Những tiêu chí đánh giá dựa trên nội dung
1.5.3: Những tiêu chí đánh giá dựa trên hình thức
1.5.4: Về liều lượng giữa hai yếu tố
1.5.5 Về thời lượng


Chương 2: Thực trạng việc kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các


chương trình cho trẻ em hiện nay
2.1 Thực trạng các chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên đài truyền
hình Việt Nam
2.2 Thực trạng việc kết hợp cả hai yếu tố trên
2.3 Các chương trình được khảo sát
2.4 Nhận xét chung về sự kết hợp
2.4.1: Thành công
2.4.2: Hạn chế
Chương 3: Một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng chương trình

C. KẾT LUẬN

A. PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiêt của đề tài
Truyền hình nói chung đang đã và đang trở thành món ăn tinh thấn không
thể thiếu trong đời sống xã hội hiện đại. Ngày nay, sở hữu một chiếc TV và xem
chương trình mình yêu thích không còn là một điều quá xa xỉ đối với nhiều người.
Bởi vậy, các nhà làm truyền hình đang ngày càng đầu tư sản xuất ra các chương
trình có chất lượng để đáp ứng nhu cầu công chúng. Điều đó thể hiện ở việc nội
dung và hình thức của các chương trình ngày càng phong phú, đa dạng. Nếu như
trước đây, các chương trình truyền hình có quyền lựa chọn đối tượng thì hiện nay,
khán giả lại là người chủ động dành lấy quyền lựa chọn trong tay. Nhiều đài truyền
hình ra đời, theo đó, các chương trình cũng nở rộ và công chúng ngày càng có
nhiều cơ hội lựa chọn. Mỗi kênh lại khai thác những lĩnh vực riêng và hướng tới
một đối tượng mục tiêu riêng. Có thể nói trong cuộc sống hiện đại, trẻ em đang là
đối tượng nhiều kênh truyền hình hướng đến.
Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước , báo chí phục vụ trẻ em ngày một
phát triển, đặc biệt là báo truyền hình. Không thể phủ nhận rằng, các chương trình

truyền hình cho trẻ em ngày càng nở rộ. Đa dạng về nội dung và phong phú về
hình thức thể hiện. Những người làm chương trình truyền hình ngày càng quan tâm
tới việc tạo ra một chương trình chất lượng để không chỉ tiến gần hơn với đối
tượng này, và còn hướng đến chính phục cả các bậc phụ huynh. Và để có thể tiếp
cận và chính phục không ít đối tượng khán giả khá tính này, những người làm
truyền hình cho trẻ em đã và đang xây dựng nên những mô hình mà ở đó, khán giả
nhí vừa được chơi, vừa được học, vừa có sự thư giãn nhưng qua đó có thể mang tới
những kiến thức quý giá và bổ ích.
Một lí do nữa, đó là ngày nay,nhiều bậc phụ huynh ngày càng kiểm soát chẽ
hơn các hoạt động giải trí của con em mình. Xem truyền hình luôn là một trong


những cách lựa chọn an toàn trước nhiều loại hình giải trí trong đời sống hiện đại,
đặc biệt với những trẻ em thành phố. Một chương trình không chỉ mang lại sự thư
giãn, thoái mái và còn chứa đựng những kiến thức hay, bổ ích mà nhiều khi trên
ghế nhà trường các em không thể tiếp cận đang dần chiếm ưu thế, và cũng là một
trong những lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh. Đó chính là những chương
trình truyền hình trẻ em kết hợp được một cách hài hoà hai yếu tố giáo dục và giả
trí.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Báo chí với trẻ em nói chung và truyền hình cho trẻ em nói riêng không còn là vẫn
đề mới mẻ. Có rất nhiều bài báo viết về sự tác động cúa truyền hình với trẻ em,
nhiều cuộc hội thảo các nhà báo viết về trẻ em,cũng có nhiều công trình nghiên
cứu nói đến tâm lý tiếp nhận sản phẩm báo chí truyền thông của trẻ em:
- Hội thảo với các nhà báo viết cho trẻ em ( Tổ chức cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển,
Khoa báo chí – phân viện báo chí Tuyền truyền đã tổ chức) năm 2000
- Hội thảo tuyền hình cho trẻ em trước những thách thức thời đại mới( Do Ban
thanh thiếu biên và Ban quan hệ quốc tế Đài THVN đã tổ chức) ngày 22/12/2010
- Sổ tay phóng viên báo chí với trẻ em-NXB Lao động 2001, chủ biên Nguyễn Văn
Dững

Thế nhưng thực tế, chưa có một công trình khoa học độc lập nào nghiên cứu về sự
kết hợp giữa hai yếu tố giáo dục và giải trí trong cùng một chương trình truyền
hình một cách đầy đủ, khoa học và toàn diện.
Bởi vậy, với những kiễn thức được trang bị trên giảng đường và những vấn đề tìm
hiểu được, tôi mạnh dạn thực hiện đề tài này, với mong muốn ít nhiều khoá luận sẽ


mang lại những đóng góp để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình cho
độ tuổi trẻ em.
3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu:
Trong phạm vi khoá luận tốt nghiệp, tôi không kì vọng có thể nghiên cứu
toàn bộ các chương trình truyền hình cho trẻ em, mà chỉ tập trung vào một số
chương trình đang được phát sóng trên kênhVTV 3 đài Truyền hình Việt Nam. Bởi
thực tế cho thấy, hiện nay có rất nhiều chương trình truyền hình cho trẻ em, chưa
bàn tới chất lượng ra sao, nhưng chúng ta có thể thấy nó xuất hiện với tần suất lớn
và ngày càng thu hút khán giả ở độ tuổi này.
Về đối tượng nghiên cứu, chúng ta đi sâu vào tìm hiểu các chương trình
truyền hình dành cho trẻ em đang được phát sóng trên kênh VTV3 đài truyền hình
Việt Nam. Cụ thể là các chương trình kết hợp cả hai yếu tố giáo dục và giải trí.
Qua đó, có thể thấy một cách toàn diện và sâu sắc về xu hướng kết hợp này và thực
trạng của viết kết hợp. Từ những mặt được và chưa được, chúng ta sẽ đi sâu vào
nghiên cứu phương pháp để sự kết hợp này mang lại hiểu quả một cách tốt nhất..
4. Mục đích và nghiện vụ nghiên cứu
Trên có sở các khái niệm công cụ và phát phiếu điều tra xã hội học, người
viết muốn tìm hiểu về sự kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong một chương
trình truyền hình dành cho trẻ em hiện nay.Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh
nghiệm, những giải pháp nhằm để cho sự kết hợp này đạt được hiệu quả cao. Quá
trình nghiên cứu dẫn đến việc hệ thống hoá các vấn đề về vai trò, chức năng và tiêu
chí của một chương trình truyền hình cho trẻ em. Và cao hơn, người viết mong
muốn góp phần nâng cao chất lương của các chương trình truyền hình dành cho

trẻ em nói chung.


Để đạt được mục đích trên khoá luận đặt ra các nhiệm vụ như sau:
-Trình bày cơ sở lí luận và thực tiễn của việc kết hợp yếu tố giáo dục và giả trí
trong các chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
- Làm rõ thực trạng của việc kết hợp hai yếu tố này trong các chương trình truyền
hình cho trẻ em trên kênh VTV3 hiện nay: cụ thể, tìm hiểu nội dung của các
chương trình, hình thức thể hiện, nghiên cứu những mặt mạnh và mặt hạn chế,
nguyên nhân của những hạn chế, từ đó xây dựng bức tranh chung về thực trạng
này. Cuối cùng đề xuất giải pháp đẻ sự kết hợp này đạt hiểu quả tốt, và góp phần
nâng cao chất lượng của các chương trình truyền hình cho trẻ em nói chung.
5. Ý nghĩa lí luận, thực tiễn của đề tài
Về mặt lí luận: Trên cơ sở khảo sát thực tiễn, đề tài góp phần làm rõ một số
nội dung lí luận, các khái niệm về trẻ em, truyền hình cho trẻ em, về giáo dục, giải
trí và sự kết hợp hai yếu tố này trong cùng một chương trình truyền.
Về thực tiễn: Có thể bài khoá luận chưa khái quát được một cách toàn diện
về bức tranh chung của các chương trình truyền hình cho trẻ em hiện nay, thế
nhưng, hy vọng ít nhiều những kiến thức được trình bày trong khoá luận cũng sẽ là
một tài liệu tham khảo cho những người làm truyền hình nói chung và đội ngũ làm
truyền hình cho trẻ em nói riêng.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp luận:
- Đề tài được tiến hành dựa trên đường lối, chủ trương, chính sách, chiến lược của
Đảng và Nhà nước về về việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em..
- Dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê Nin, và tư tưởng Hồ Chí Minh


Phương pháp nghiên cứu:
Bài khoá luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu một số sách báo, tài liệu về trẻ em,
về các chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
- Phương pháp khảo sát thực tế: Khảo sát các chương trình truyền hình cho trẻ em
trên kênh VTV3 ( chỉ tập trung khảo sát các chương trình kết hợp được cả hai yếu
tốt giáo dục và giả trí)
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Dựa trên những tài liệu, khảo sát các chương
trình thực tế tiến hành phân tích tổng hợp đưa ra nhận xét và những đánh giá cụ
thể.
- Phương pháp thống kê: thống kê các tác phẩm, chương trình cho trẻ em từ đó đi
đến những so sánh cụ thể.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: tiến hành phỏng vấn lấy ý kiến của các nhà nghiên
cứu am hiểu về trẻ em, các chương trình truyền hình dành cho trẻ em.
6. Kết cấu khoá luận

Chương 1:Những vấn đề lý luận chung
1.1 Các khái niệm:
1.1.1 Giải trí


Giải trí là một dạng hoạt động của con người đáp ứng nhu cầu phát triển của con
người về thể chất, trí tuệ và mĩ học. Nó không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân mà
là nhu cầu của đời sống cộng đồng.
Hoạt động giải trí nằm trong hệ thống các loại hoạt động của con người; và là hoạt
động duy nhất không gắn với nhu cầu sinh học nào.Vì không gắn với nhu cầu sinh
học nào, nó không hề mang tính cưỡng bức; con người có quyền lựa chọn theo sở
thích, trong khuôn khổ hệ chuẩn mực của xã hội. Nó là bước chuyển từ những hoạt
động nghĩa vụ, bổn phận sang những hoạt động tự nguyện. Nó đồng thời là những
hoạt động không mang tính vụ lợi nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần
để đạt tới sự thư giãn, thanh thản trong tâm hồn và cao hơn, đó là sự rung cảm về
thẩm mĩ.

Giải trí cũng là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòi hỏi bức thiết từ
phía cá nhân. Nhu cầu giải trí là động cơ của hoạt động giải trí. Khi xuất hiện nhu
cầu giải trí, con người bị thôi thúc hành động để thỏa mãn nhu cầu đó. Nhu cầu
giải trí thuộc các bậc cao của thang nhu cầu con người do không gắn liền với sự
tồn tại sinh học mà là sự vươn cao, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần, tự hoàn thiện
và tự khẳng định mình. Nhu cầu giải trí cũng là một bộ phận quan trọng cấu thành
các nhu cầu tinh thần.
1.1.2 Giáo dục
Về cơ bản, các giáo trình về giáo dục học ở Việt Nam đều trình bày "Giáo dục là
hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt và lĩnh hội kinh
nghiệm lịch sử - xã hội của các thế hệ loài người…” [3, 9].
Định nghĩa trên nhấn mạnh đến sự truyền đạt và lĩnh hội giữa các thế hệ, nhấn
mạnh đến yếu tố dạy học, nhưng không thấy nói đến mục đích sâu xa hơn, mục
đích cuối cùng của việc đó.


Nhà giáo dục nổi tiếng John Dewey cũng đề cập đến việc truyền đạt, nhưng ông
nói rõ hơn mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục, dạy dỗ. Giáo dục là “khả năng”
của loài người để đảm bảo tồn tại xã hội. Hơn nữa, J. Dewey cũng cho rằng, xã hội
không chỉ tồn tại nhờ truyền dạy, nhưng còn tồn tại chính trong quá trình truyền
dạy ấy [4, 17 – 26].
Tuy nhiên, cả hai cách định nghĩa hoặc hiểu như trên về giáo dục vẫn chú trọng
đến khía cạnh xã hội của giáo dục nhiều hơn.
Từ “giáo dục” trong tiếng Anh là "education". Đây là một từ gốc Latin ghép bởi
hai từ: "Ex" và "Ducere" _ "Ex-Ducere". Có nghĩa là dẫn ("Ducere") con người
vượt ra khỏi ("Ex") hiện tại của họ mà vươn tới những gì thiện hảo, tốt lành hơn,
hạnh phúc hơn.
Cách định nghĩa thứ ba có tính nhân bản cao hơn. Trong định nghĩa thứ ba này, sự
hoàn thiện của mỗi cá nhân mới là mục tiêu sâu xa của giáo dục, người giáo dục
(thế hệ trước) có nghĩa vụ phải dẫn hướng, phải chuyển lại cho thế hệ sau tất cả

những gì có thể để làm cho thế hệ sau triển nở hơn, hạnh phúc hơn.
1.1.3 Kết hợp
1.1.4 Kết hợp giáo dục và giải trí
Kết hợp mang ý nghĩa gắn với nhau để bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Kết hợp giải trí
và giáo dục: gắn kết hai yếu tố đó với nhau một cách nhuần nhuyễn, làm cho
chúng hoà quyện lại như một, mà ở đó người ta vừa tiếp nhận được kiến thức lại
vừa có được một sự thoải mái nhất định
1.1.5 Trẻ em
1.1.5.1: Khái niệm trẻ em
Trẻ em được hiểu theo nhiều cách khác nhau tuỳ vào mỗi cá nhân, mỗi hoàn
cảnh và trường hợp cụ thể. Với nhiều người, “trẻ em” là để chỉ những em bé nơn


nớt cần sự che chở của người lớn, chưa tự nhân thức được hết thế giới quan, cần
giáo dục về tình thân lẫn thể chất. Cũng có người quan niệm rằng, vẫn những đứa
bé trong độ tuổi ấy, nhưng là trẻ lang thang cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn thì
không còn là trẻ em nữa. Vì chúng quá già giặn và lọc lõi trong lời nói, cử chỉ và
nét mặt cũng như trong việc kiếm sống.
Đối với các bậc cha mẹ, khi con của họ bước vào độ tuổi 15-16 thì không
còn là trẻ em nữa. Các em đã đủ lớn để có thể kiếm tiền giúp gia đình và phải đi
làm những công việc như người lớn.
Như vậy, khái niệm về trẻ em cũng được nhìn nhận một cách khác nhau, tuỳ
vào hoàn cảnh cụ thể, tuỳ vào trình độ văn hoá và sự nhận thức của cá nhân mỗi
con người. Với mỗi quan điểm và sự khác nhau như vây, sẽ khó có thể tìm được
một tiếng nói chung trong sự đối xử với trẻ em, rất khó cho những quốc gia có
chính sánh chung về trẻ em nếu như không xác định rõ rằng trẻ em là ai? Do vậy
tình trạng phân biệt đối xử với nhiều trẻ em và nhiều trẻ em không được bảo vệ sẽ
vẫn còn xảy ra và không thể ngăn cản được.
Công ước quốc tế về trẻ nêu: “ Trẻ em là những người dưới 18 tuổi, trừ
trường hợp luật pháp quốc gia quy định tuổi thành niên sớm hơn.”[6, Tr.56].

Người ta thường căn cứ vào những giai đoạn phát triển tâm lý trẻ em trong
từng nhóm tuổi cụ thể mà chia thành: trước tuổi đi học (0-6 tuổi), tuổi nhi đồng
(tiểu học từ 6-12tuổi), thiếu niên (trung học cơ sở và trung học phổ thông trong độ
tuổi từ 12-18 tuổi) [6, tr147].
1.1.6 Chương trình truyền hình cho trẻ em (truyền hình trẻ em)
Chương trình:


Chương trình là toàn bộ những dự kiến hoạt động theo một trình tự nhất định và
trong một thời gian nhất định ( Từ điển Tiếng Việt 2008)
Chương trình truyền hình
Chương trình truyền hình là sản phẩm của truyền hình là kết quả của hoạt động
truyền hình, trong đó bao hàm cả quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn khác
nhau, ở nhiều mức độ khác nhau, quá trình tạo dựng và sắp đặt kế hoạch, tác phẩm,
chuyên mục.
Truyền hình trẻ em
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về các chương trình
truyền hình cho trẻ em như sau: Là sản phẩm của truyền hình, trong đó bao hàm cả
quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn khác nhau, ở nhiều mức đó khác nhau,
quá trình tạo dựng và sắp đặt kế hoạch, tác phẩm, chuyên mục mà đối tượng hướng
đến nằm trong độ tuổi trẻ em.
1.2 Công ước quốc tế về trẻ em và chính sách của Đảng và Nhà nước về trẻ em
1.2.1: Công ước quốc tế về quyền trẻ em và các phương tiện truyền thông
Ngày nay, trước sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông đại chúng, trẻ
em được tiếp cận nhiều hơn với nhiều nguồn và loại hình thông tin., đáp ứng nhu
cầu và sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, không phải trẻ em nào cũng có điều kiện
tiếp cận phương tiện truyền thông này. Trẻ em vùng sâu vùng xa, và trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn vẫn chưa thể có được những lợi ích từ các phương tiện truyền
thông. Đôi khi không có sự tinh tế và nhạy cảm, các phương tiện nói trên lại có tác
dụng ngược lại đối với sự phát triển của trẻ.



Về sự liên quan và tác động của các phương tiện truyền thông đối với trẻ em, Công
ước Quốc tế về quyền trẻ em đã quy định những quyền liên quan đến các phương
tiện truyền thông và tập trung vào ba nhóm quyền cơ bản: quyền được phát triển,
quyền được bảo vệ và quyền được tham gia. Mối quan hệ này được đề cập một
cách cụ thể trong các điều: Điều 3, Điều 12, Điều 13, Điều 17, Điều 16 và Điều 30
của Công ước.
Trong đó, điều 3 chỉ rõ: Trong tất cả những hành động liên quan đến trẻ em thì lợi
ích tốt nhất của trẻ em phải là mối quan tâm hàng đầu. [6, tr80]. Điều này có nghĩa
là trước khi viết một bài báo hoặc một phóng sự về trẻ em mà có sự tham gia của
trẻ thì phải cân nhắc xem liệu nó có phỉa vì lợi ích tốt nhất của trẻ hay không.
Điều 12 nói: Phải đảm bảo cho trẻ em có đủ khả năng hình thành quan điểm riêng
của mình, được quyền tự do bày tỏ những quan điểm đó về tất cả những gì có ảnh
hưởng đến trẻ em. [6,tr.80]. Điều này nói về quyền tham gia của trẻ, đối với các
phương tiện truyền thông, điều này có nghĩa: trẻ em có quyền trong các hoạt động
báo chí và các phương tiện truyền thông có trách nhiệm lắng nghe ý kiến của trẻ
em và tạo điều kiện cho trẻ em được quyền tham gia.
Điều 13 có liên quan mật thiết đến điều 12, vì nó nhấn mạnh đến quyền trẻ em
quyền tham gia vào các hoạt động của các phương tiện truyền thông. Điều 13 quy
định: Quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư
tưởng không kể biên giới, hoặc qua truyền miệng, bản viết hay bản in, dưới bất kì
hình thức nghệ thuật hoặc bất kì phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa
chọn”. Điều này là cơ sở để trẻ em có vị trí tương đương với người lớn trong các
hoạt động truyền thông có liên quan đến các em, thúc giục người lớn phải giúp các
em thực hiện quyền này trong các phương tiện truyền thông.


Điều 16 quy đinh: Các phương tiện truyền thông phải tôn trọng quyền riêng tư của
các em và quyền trẻ em được bảo vệ khỏi sự can thiệp của bên ngoài.[6, tr.81].Đây

chính là đạo đức nghề nghiệp khi các nhà báo chọn trẻ em làm đối tượng phản ánh
và hướng tới. Điều này có thể hiểu đó là việc giữ bí mật những thông tin mang tính
chất cá nhân, riêng tư liên quan đến tên, tuối…nếu như không được phép và về
quyền của các em được mô tả một cách tôn trọng trong các bài viết hoặc bức ảnh,
cũng như quyền của các em được từ chối khi không muốn tham gia vào các hoạt
động của các phương tiện truyền thông đại chúng vì sự an toàn của chính các em.
Rất nhiều nhà báo không nhạy cảm về vấn đề này trong khi thực hiện nhiệm vụ của
mình. Ví dụ như khi viết về trẻ em bị lạm dụng tình dục, vì muốn khẳng định tính
trung thực và chính xác của thông tin mà đã vô tình để lộ tên, tuổi và nơi sính sống
mà không lường trước được hậu quả về mặt tâm lý mà đứa trẻ đó sẽ phải gánh
chịu.
Điều 17 là điều trọng tâm nhất, quy định về quyền trẻ em được tiếp cận với những
thông tin thích hợp: Các quốc gia thành viên công nhận các chức năng quan trọng
của các phương tiện truyền thông đại chúng và phải đảm bảo rằng trẻ em được
thu nhận thông tin và tư liệu từ nhiều nguộn quốc gia và quốc tế khác nhau, đặc
biệt là những thông tin tư liệu nhằm mục đích cổ vũ cho lợi ích xã hội, tinh thần và
đạo đức cũng như sức khoẻ về thể chất và tinh thần của trẻ em. [6, tr.80]. Điều này
quy định rằng vai trò cơ bản của các phương tiện truyền thông là cung cấp cho trẻ
những thông tin về các quyền và trách nhiệm của trẻ theo quy định của công ước,
quy định này cũng khuyến khích sự phát triển của các biện pháp phù hợp trong
việc bảo vệ trẻ em khỏi các thông tin hay tư liệu có hại cho lợi ích của các em.
Điều 30 quy định: Những trẻ em thuộc một nhóm thiểu số hoặc là người bản địa
sẽ không bị khước từ quyền được hưởng nền văn hoá của mình, được tuyên bố và
thực hành tôn giáo và được sử dụng tiếng nói của mình cùng với những thành viên


khác trong cộng đồng của mình.[6, tr.80]. Điều này xác định quyền trẻ em được sử
dụng tiếng nói riêng, ngôn ngữ riêng của mình nếu là dân tộc thiểu số và như vậy
cũng đồng nghĩa với việc kêu gọi các phương tiên truyền thông phải có trách
nhiệm trong việc hỗ trợ các em sư dụng tiếng nói riêng của mình. VÍ dụ như có tờ

báo riêng và tiếng nói riêng dành cho các em dân tộc thiểu số.
Những quy định nêu trên có mối quan hệ tương hỗ với những quy định khác
trong Công ước, tạo ra một sợi dây liên kết trong việc bảo vệ quyền và lợi ích cho
trẻ em. Khi thực hiện quyền tham gia của trẻ cũng có nghĩa là tạo điều kiện tiền đề
cho việc thực hiện các quyền phát triển của trẻ. Nhiệm vụ của các phương tiện
truyền thông đại chúng không chỉ là thực hiện những quyền lợi cho trẻ mà còn có
chức năng cơ bản trong việc giám sát và bảo vệ các quyền của mỗi cá nhân, trong
đó có trẻ em.
1.2.2: Chính sách của Đảng và Nhà nước về trẻ em
Ngày 20 tháng 2 năm 1990 Việt Nam phê chuẩn công ước quốc tế về quyền trẻ em
mà không bảo lưu một khoản nào. Tháng 9, năm 1992 chính phủ VIệt Nam hoàn
chinh báo cáo về 2 năm việc thực hiện Cong ước quốc tế giai đoạn 1990-1992.
Báo cáo này đã chỉ rõ: Mặc dù còn nhiều khó khăn về kinh tế xã hội, Việt Nam vẫn
quyết tâm thực hiện cam kết mạnh mẽ của mình trong việc thực hiện Công ước,
từng bước đưa nội dung cơ bản của công ước vào chiến lược phát triển kinh tế xã
hội và làm hài hoà giữa Công ước và Pháp luật quốc gia.
Công tác tuyên truyền và giáo dục về nội dung Công ước đã được tiến hành rộng
rãi trong cả nước. Bộ máy làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em (CSTE ) được
thành lập, dần dần được củng cố và kiện toàn.


rong những năm qua Chính phủ Việt Nam đã tích cực tham gia vào việc thực hiện
quyền trẻ em. Việt Nam đã ban hành và triển khai thực hiện nhiều văn bản liên
quan đến an sinh xã hội, bảo vệ trẻ em, sự sống còn và phát triển của trẻ em như
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Chương trình hành động quốc gia vì trẻ
em giai đoạn 1991 - 2000, 2001- 2010 và 2012 - 2020, Chương trình quốc gia bảo
vệ trẻ em giai đoạn 2011 - 2015.
Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em 1991-2000 được xây dựng và thông
qua vào năm 1991 với những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thế. Chương trình này cũng
quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, ban, ngành, các tố chức chính trị xã hôi, các

địa phương trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Việc quản lý chương trình này
đã được phân cấp cho các tỉnh, huyện, xã.
Sau khi xem xét báo cáo của Việt Nam, uỷ ban Quyền trẻ em của LHQ đã đánh giá
cao tính thẳng thắn và cởi mở mà Việt Nam đã thể hiện trong báo cáo, về những cố
gắng của Việt Nam nhắm đảm bảo thực hiện các điều khoản của Công ước. Uỷ ban
Quyền trẻ em của LHQ cũng khuyến nghị chính phủ Việt Nam cần có một số
bước đi nhằm tăng cường thực hiện Công ước. Những khuyến nghị đó đã được
Việt Nam nghiêm túc xem xét trong quá trình sửa đổi, bổ sung chính sách và pháp
luật có liên quan đến trẻ em.
Đảng cộng sản Việt Nam và Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương,
chính sách và văn bản pháp luật liên quan đến trẻ em, luôn ưu tiên thực hiện
chương trình, kế hoạch vì trẻ em,đặc biệt là những chương trình động viên toàn xã
hội tham gia bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Năm 1994, Ban bí thư TƯ ĐẢng đã ban hành chỉ thị 38/CT_TW về tăng cường
công tác bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Năm 1997, các địa phương đã tiến
hành hội nghị kiểm điểm đánh giá 3 năm thực hiện chỉ thị này. Tại hội nghị này ở


trung ương 7 ( T7/1998) Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đồng chí Lê Khả
Phiêu, phó thủ tưởng chính phủ Phạm Gia Khiêm đã đến dự và phát biểu định
hướng cho công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong giai đoạn tới theo tinh thần
của Công ước và pháp luât quốc gia. Năm 1998, Bộ Chính trị đã ban hành thông tư
04/ TT/TW về tăng cường lãnh đạo về công tác bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ
em.
Trên cơ sở mục tiêu, biện pháp của chương trình hành động quốc gia vì trẻ em
1991_2000 các Bộ, ngành, tổ chức chính trị xã hội có liên quan và 64 tính thành
trong cả nước xây dựng kể hoạch hành động vì trẻ em giai đoạn 1991-2000. Ngoài
ra, 70% UBND quận, huyện và 30 % UBND xã, phường đã xây dựng kế hoạch
hành động của mình. Kế hoạch hành động vì trẻ em 1991-2000 của UBND các cấp
đều được HĐND cung cấp thông qua và là một bộ phận của kế hoạch phát triến

kinh tế xã hội của địa phương.
Để hỗ trợ thực hiện mục tiêu vì trẻ em của chương trình hành động quốc gia vì trẻ
em, chính phủ đã triển khai 8 chương trình mục tiêu quốc gia.
Đế nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số, nhà
nước đã ban hành nhiều chính sách phát triển kinh tế xã hội như: ưu tiên đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng, quy hoạch và sắp xếp lại dân cư gắn liền với phát triển sản
xuất; cung cấp các dịch vụ cơ bản về xã hội; đào tạo bồi dưỡng cán bộ..
Hiện nay để tăng cường công tác bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, thủ tướng
chính phủ đã phê duyệt chương trình hành động bảo vệ trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt 1999-2002. Chương trình này sẽ phối hợp với chương trình mục tiêu quốc gia
khác và huy động các nguồn lực để tăng cường và bảo vệ trẻ em.


Năm 1994, Chính phủ ban hành nghị định số 118/CP về chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn và tổ chức bộ máy của Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ em. Uỷ
ban là cơ quan thuộc chính phủ, có chức năng giúp chính phủ quản lí nhà nước về
bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, giám sát và tổ
chức sự phối hợp của các cơ quan, chính phủ, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã
hội và tổ chức kinh tế có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc
trẻ em. Một bộ trưởng_đại biểu quốc hội là chủ nhiệm của uỷ ban. Uỷ ban có 24
thành viên, Chánh thanh tra bảo vệ và chăm sóc trẻ em do thủ tướng bổ nhiệm.
Từ năm 1994 Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em các cấp đã được thiết lập và hoàn
thiện. Uỷ ban bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em các cấp là đầu mối hoạt động
bảo vệ chăm sóc bảo vệ trẻ em giữa các ngành và các tổ chức chính trị xã hội có
liên quan nhằm bảo đảm việc thực hiện các mục tiêu về trẻ em.
Năm 2012 Uỷ bản bảo vệ và chăm sóc trẻ em sát nhập với uỷ ban dân số và kế
hoạch hoá gia đình thành Uỷ Ban dân số gia đình và trẻ em. Hệ thống thanh tra bảo
vệ và chăm sóc trẻ em đã và đang tiếp tục được kiện toàn. Nhằm hỗ trợ cho công
tác theo dõi, giám sát, đánh giá việc thực hiện Công ước và Luật bảo vệ và chăm
sóc trẻ em Việt Nam. Tổng cục thống kê đã phổi hợp với UNICEF nghiên cứu xây

dựng cơ sở dữ liệu về trẻ em_Bộ chỉ số quyền trẻ em ( gồm 84 chỉ số) và xây dựng
khung chiến lược theo dõi, giám sát việc thực hiện Công ước và Luật quốc gia.
Việc hình thành cơ quan chuyên trách về công tác dân số gia đình và trẻ em đã thể
hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước đối với trẻ em.
Định hướng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em 2011-2015, trong đó nội dung về tư
tưởng chỉ đạo “Vì trẻ em hôm nay, ngày mai và tương lai; vì sự phát triển trường
tồn của dân tộc; vì sự phát triển bền vững của đất nước; ngay từ bây giờ hãy dành
những gì tốt đẹp nhất cho trẻ em” và chỉ rõ các nhiệm vụ trọng tâm triển khai trong


giai đoạn tới: Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, Chương
trình, Đề án đã được ban hành; (Chương trình Bảo vệ trẻ em Quốc gia; Chương
trình hành động quốc gia vì trẻ em, Chương trình phòng chống tai nạn thương tích;
Chương trình xóa bỏ Lao động trẻ em; Chương trình trợ giúp trẻ em bị ảnh hưởng
HIV; Chính sách trợ giúp phẫu thuật cho trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh….); Nghiên
cứu, đánh giá thực trạng hệ thống luật pháp, chính sách hiện có, sửa đổi luật trẻ em
và xây dựng chính sách, chương trình mới; Thúc đẩy việc xây dựng xã phường phù
hợp với trẻ em…
1.3

Tâm lý tiếp nhận các sản phẩm báo chí truyền thông của trẻ em
Điểm tạo ra sự khác biệt giữa trẻ em và người lớn, và các em trở thành nhóm

đối tượng đặc thù, rất quan trọng của báo chí là ở chỗ: trẻ em là những con người
đang ở giai đoạn phát triển cả về thể lực và tâm sinh lý. Tiếp xúc và làm về trẻ em,
cho trẻ em khó hơn so với cho người trưởng thành chính là ở điểm này. Làm báo
cho trẻ em, vì thế khó hơn rất nhiều so với các nhóm công chúng khác thuộc nhóm
người đã trởng thành. Do đó, cần phân tích tâm lý riêng có của trẻ để có thể tạo ra
những sản phẩm truyền thông phục vụ lợi ích tốt nhất cho đối tượng đặc biệt này.
Tuy nhiên, có thể nhận ra một cách dễ dàng rằng, sự phát triển trong tâm lý trẻ

em dù rất đa dạng, phong phú, nhng chỉ bao hàm trong 3 vấn đề sau: phát triển thể
chất-sinh lý, phát triển nhận thức và phát triển nhân cách
1.4 Vai trò của sự kết hợp giữa hai yếu tố giáo dục và giải trí trong các
chương trình truyền hình dành cho trẻ em
Có thể chia giáo dục ra làm 2 loai: giáo dục trực tiếp và giáo dục gián tiếp.
Giáo dục trực tiếp là hoạt động giáo dục được thực hiện ở các nhà trường, tại các
địa điểm được tổ chức với đầy đủ cơ sở nhân lực, vật lực, được nhà nước công
nhận việc thực hiện giáo dục.


Giáo dục gián tiếp là những hoạt động giáo dục trên các phương tiện truyền thông
đại chúng. Giáo dục là một chức trong những chức năng quan trọng nhất của
báo chí cho trẻ em và vì trẻ em. Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng
góp phần quan trọng trong quá trình thông tin giáo dục _truyền thông.( IEC:
Information-education_communication). Đặc trưng của quá trình này là sự
chuyển hoa thông tin thành kiến thức, nhận thức, thái độ và hành vi. Những
hoạt động giáo dục đó không được thực hiện ở những trường học cở sở được nhà
nước công nhận. Mỗi một hành động được thực hiện với một mục đích nhất định
về giá trị vật chất hoặc giá trị phi vật chất. Giá trị đó theo một chuẩn mực xã hội
mà mọi người đã thừa nhận thì người tham gia chứng kiến chuẩn mực đó cũng
thừa nhận dù dưới góc độ nào. Đó là quá trình giáo dục. Hình thức giáo dục gián
tiếp có ảnh hưởng rất lớn đến tới đời sống xã hội. Nếu so sánh giáo dục trực tiếp và
gián tiếp nhìn từ thời lượng với một học sinh chỉ học khoảng 4/6 tiếng 1 ngày là
giáo dục trực tiếp, thời gian còn lại các em chịu tác động thông qua hình thức giáo
dục gián tiếp ở môi trường xung quanh, từ gia đình đến xã hội. Điều đáng nói là
những kiến thức mang lại trong hoạt động giáo dục gián tiếp này được kết hợp với
hoạt động giải trí. Khiến cho nó được tiếp nhận một cách chủ đống và dễ dàng hơn.
Nếu một chương trình chỉ bao hàm yếu tố giáo dục, nó sẽ giống như một trường
học thứ 2, nó mang tính chính luận, giáo điều và chắc chắn nó sẽ không được trẻ
em chủ động tìm đến. Muốn thu hút được khán giả nhí, phải sản xuất được những

chương trình có được cả hai yếu tố giải trí và có giáo dục. Bởi chỉ có thỏa mãn nhu
cầu giải trí của trẻ thì mới thu hút được sự chú ý của chúng, qua đó truyền tải được
những thông điệp mà bạn muốn. Chỉ bằng những chương trình giáo dục có tính
giải trí như thế, trẻ mới dễ dàng tiếp thu được những điều mà chúng ta muốn giáo
dục chúng, truyền thụ đến chúng, mà không làm cho chúng có cảm giác rằng
chúng đang bị ép học một thứ gì đó. Dù sở thích, nhu cầu có khác nhau, nhưng trẻ


em vẫn là những khán giả trung thành và trung thực nhất. Thích hay không thích
đều được thể hiện rất rõ ràng và thẳng thắn.
Nhà báo Lưu Minh Vũ_Đài truyền hình iệt Nam cũng chia sẻ: Một trong
những mục đích của những người làm báo cho trẻ em là mang lại một sân
chơi đứng nghĩa về trí tuệ, từ đó đem lại kiến thức cho trẻ em, đó là cách học
đơn giản mà hiệu quả cao.
Tức là, yếu tố giáo dục luôn được coi trong trong các chương trình dành cho trẻ
em, thế nhưng điều quan trọng là các chương trình mang tính trí tuệ ây phải giống
như một sân chơi. Trẻ em vừa được vui chơi, lại vừa lĩnh hội được nhiều kiến thức
từ cuộc chơi ấy. Chỉ có như vậy, các chương trình dành cho trẻ em mới có thể
được đón nhận và phát huy hiệu quả một cách tối ưu.
1.5 Những tiêu chí đánh giá chất lượng chương trình kết hợp được hai yếu tố
giáo dục và giải trí
1.5.1: Các quan niệm khác nhau về tiêu chí đánh giá
Đây là những tiêu chuẩn của đài truyền hình PBS (Mỹ) – nổi tiếng với các
chương trình truyền hình dành cho trẻ em như Barney & Friends, Caillou, Sesame
Street, Curious George…
Những hoạt động lặp đi lặp lại: trẻ chưa đến tuổi đi học thường bắt chước
những gì chúng nghe và thấy, đó chính là cách bé học hỏi. Vì vậy các hình ảnh và
chi tiết lặp lại thường xuyên giúp bé nhận diện và ghi nhớ các ký tự, khám phá về
toán học, khoa học và máy móc, động vật và đời sống hoang dã...
Những phương pháp giải quyết mâu thuẫn tích cực: trẻ em cũng có những

cảm xúc mạnh mẽ như sự thất vọng, ganh tị và giận dữ. Hãy giúp trẻ học cách chế
ngự các cảm xúc này bằng cách giới thiệu với chúng những nhân vật biết thể hiện


cảm xúc bằng lời nói thay vì nắm đấm, tham gia vào các tình huống mâu thuẫn và
giải quyết những khác biệt theo cách tích cực. Mặt khác cho bé thấy rằng sự cố
gắng thành công cũng như sự thất bại đều là tự nhiên và không có gì phải sợ hãi.
Các nhân vật nam và nữ mạnh mẽ: trẻ em phát triển nhận thức về sự khác
biệt giới tính trong suốt những năm mẫu giáo, do đó nếu muốn trẻ có ý thức bình
đẳng khi lớn lên, bạn nên tránh cho trẻ xem những chương trình gợi lên ý nghĩ
rằng hoạt động này chỉ là “dành cho con trai” hoặc “chỉ dành cho con gái”.
Các mô hình xã hội tích cực: sự chia sẻ không đến một cách tự nhiên với
trẻ nhỏ. Chúng cần phải học hỏi về lòng tự trọng và mối quan hệ tốt với những
người khác. Chương trình cần mô tả cách thức một đứa trẻ điều chỉnh tính cách của
mình thông qua tình bạn, tình gia đình.
Các nhân vật đến từ khắp mọi nơi trên thế giới: sự tưởng tượng của trẻ có
thể đưa chúng đến bất kỳ nơi nào. Hãy giới thiệu những chương trình nói về những
truyền thống khác nhau trên thế giới để mở rộng tầm nhìn của con bạn, giúp bé
tham gia tìm hiểu về con người và nền văn hoá khác, cuộc sống ở thành phố cũng
như là nông thôn, điều này nhắc nhở cho trẻ rằng các gia đình đều phát triển mạnh
trong những môi trường khác nhau.
Những bài học thúc đẩy và nuôi dưỡng tính cách ham học hỏi: ngoài việc
tập trung vào các kỹ năng học tập dễ nhận biết như toán học và đọc sách, một số
chương trình còn giúp cho trẻ sẵn sàng cho việc đến trường học bằng cách định
hình thái độ của trẻ đối với việc học nói chung. Ví dụ chương trình Sesame Street
dùng thế giới tự nhiên để thúc đẩy và nuôi dưỡng sự ham muốn hiểu biết về những
địa điểm khắp mọi nơi trên thế giới, tham gia vào việc giải quyết những vấn đề
hàng ngày và làm gương cho việc đọc sách.



Sự hài hước: bạn sẽ cảm thấy thích thú hơn với những chương trình vui
nhộn. Và trẻ em cũng vậy. Những chương trình mang tính hóm hỉnh và hài hước
có thể thu hút cả gia đình.
Các nhân vật từ các nhóm tuổi khác nhau: một chương trình có đội ngũ
diễn viên là ông bà, cô dì, chú bác, thanh thiếu niên và trẻ nhỏ có thể minh họa
cách thức mà các thành viên trong gia đình làm việc cùng với nhau, giúp cho trẻ
nhận thức về sự tương tác trong mối quan hệ xã hội, và rằng con người ở các độ
tuổi khác nhau đều có vai trò quan trọng đối với người khác
Rất ít hoặc không có quảng cáo: người xem là trẻ em khó có thể vượt qua
được sự khát khao sở hữu một món đồ chơi hoặc sản phẩm nào đó. Vì vậy những
chương trình cho trẻ em không được có quảng cáo ở giữa, không bị gián đoạn, cho
phép sự tập trung hoàn toàn vào việc học hỏi và thưởng thức.
Tuy nhiên có thể thấy rằng, đó chỉ là những tiêu chí chung nhất, mang tính
tham khảo đối với những nhà làm truyền hình cho trẻ em. Bởi trẻ em cũng được
chia ra ở nhiều độ tuổi khác nhau, trong những khoảng ấy, sự phát triển về thể chất
và tinh thần lại khác nhau, tâm lý tiếp nhận sản phẩm truyền thông do đó cũng
khác nhau. Không thể áp dụng một tiêu chuẩn chung nhất dành cho tất cả các
chương trình truyền hình trẻ em, và cũng không thể mang tất cả những yêu tố nói
trên vào một chương trình cho khán giả nhí.
1.5.2: Những tiêu chí đánh giá dựa trên nội dung
Khi nói đến một chương trình cho trẻ em phần nhiều nội dung để cập sẽ
đóng vai trò là yếu tố giáo dục. Còn hình thức sẽ thiên về chức năng giải trí. Vậy,
đối với một chương trình truyền hình cho trẻ em kết hợp được hài hoà hai yếu tố
trên thì cũng cần có những tiêu chuẩn để đánh giá. Tất nhiên, đó là chỉ những tiêu
chuẩn ở mức độ tương đối, tuỳ vào chương trình đó hướng tới đối tượng mục tiêu


trong khoảng độ tuổi nào. Bởi như đã nói ở trên mỗi lứa tuổi đều có nét riêng khác
nhau về tư duy và ý thức.
Trong thời gian ở trường, các thầy cô giáo không thể cung cấp đầy đủ kiến

thức cho trẻ em, và con đường bổ sung kiến thức tốt nhất là báo chỉ. Báo chí
có thể giúp các em có được kiến thức rộng rãi trên tất cả các lĩnh cực một
cách cập nhật nhất. ( Phạm Hồng Vân_ Giaó viên trường tiểu học Kim Đồng
Hà Nội)
Một chương trình với mong hoàn thành tốt chức năng giáo dục cho trẻ
,nhất thiết phải mang lại kiến thức ở một lĩnh vực nào đó. Đó có thể là những
khám phá về toán học, khoa học và máy móc, động vật và đời sống hoang dã,
những bài học trong ứng xử, giao tiếp xã hội.
Tuy nhiên, những nội dung đề cập đến trong phải phù hợp với độ tuổi trẻ em
mà chương trình hướng tới. Tức là, mức độ khó của những kiễn thức phải nằm
trong sự hiểu biết của các em. Không thể nào một chương trình dành cho độ tuổi từ
0-6 tuổi, hoặc 6-12 tuổi lại chữa đựng những kiến thức quá cao siêu về khoa học,
thiên văn…và ngược lại.
1.5.3: Những tiêu chí đánh giá dựa trên hình thức
Nếu như chức năng giáo dục thiên về mặt nội dung, thì chức năng giải trí
được thể hiện thông qua hình thức. Bởi trẻ em luôn bị tác động mạnh bởi yếu tố
hình thức. Và cũng bị lôi cuốn đầu tiên bởi yếu tố này. Trẻ em nói chung thường
rất dễ phân tán, thiếu tập trung, chóng chán với những chương trình mà chúng
không thấy hấp dẫn. Ngược lại, với những chương trình mà chúng cho là thú vị,
chúng thực sự bị cuốn vào. Đặc biệt là trẻ em ở độ tuổi thiếu nhi. Hình thức các
chương trình giải trí cho trẻ em hiện nay cực kì phong phú và đa dạng. Không thể
không nhắc tới phim hoạt hình_một thể loại không chỉ lôi cuốn khán giả nhí mà


còn chinh phục được hầu như tất cả khán giả ở mọi lứa tuổi. Thế nhưng, hầu như
các bộ phim hoạt hình chỉ thiên về một chức năng là giải trí.
Ngoài ra, hình thức ấy có thể là các chương trình ca nhạc tạp kĩ, nhưng bộ phim
ngắn, các chương trình game show...
Dù là dưới hình thức nào, thì những người làm chương trình cho trẻ em cần đầu tư
nhiều về mặt hình ảnh. Bởi tiếp nhận đầu tiên của trẻ em nói chung là hình ảnh,

tức là màu sắc và chuyển động, sau đó mới là âm thanh. Chính vì vậy, chưa vội đề
cấp đến nội dung, nhưng chương trình truyền hình dành cho trẻ em, đặc biệt là
những đứa trẻ chưa bước vào độ tuổi đến trường cần đặc biệt tới việc tạo ra hình
ảnh hấp dẫn, bắt mắt và sinh động. Sử dụng đồ hoạ hợp lý cũng là một cách làm
mang lại hiệu quả. Thực tế, trẻ em luôn có xu hướng bị hấp dẫn bởi những màu
sắc rực rỡ và lạ mắt. Sau khi kết thúc một chương trình, có thể trẻ sẽ quên mất yếu
tố âm thanh, nhưng ngược lại, những hình ảnh sống động, giàu màu sắc sẽ được
ghi lại rất lâu trong trí nhớ. Những hành động sau này chính là hình ảnh mà mắt trẻ
thu thập được , đó là những thông tin ban đầu để hình thành nên những hành động
tiếp theo của trẻ.
Với trẻ em chưa ở độ tuổi đến trường thường bắt chước những gì chúng
nghe và thấy, đó chính là cách bé học hỏi. Vì vậy với các chương trình hướng tới
độ tuổi này thì các hình ảnh và chi tiết lặp lại thường xuyên giúp bé nhận diện và
ghi nhớ.
1.5.4 Về liều lượng giữa hai yếu tố trong một chương trình
Để mang tới cho khán giả nhí một chương trình có chất lượng, thì việc đan
xen giữa hai yếu tố giáo dục và giải trí cũng đóng góp một phần quan trọng.
Người làm chương trình không thể áp suy nghĩ và cảm xúc của người lớn đế xây
dựng nên một chương trình dành cho trẻ em. Cũng không thể cứ đưa một lượng


kiến thức vào đó, và không hề biết rằng khán giả sẽ lĩnh hội được bao nhiêu. Nó
đòi hỏi người làm báo phải nghiên cứu tâm lý tiếp nhận theo độ tuổi, phải điều tra
xã hội về sự tiếp nhận các sản phẩm truyền thông của trẻ em để có thể hài hoà hai
yếu tố ấy.
Liều lượng của sự kết hợp này không chỉ phụ thuộc vào tâm lý tiếp nhận của
trẻ em, mà còn phụ thuộc vào hình thức của những chương trình ấy. Nếu là một
chương trình ca nhạc tạp kỹ thì kiến thức sẽ khác và liệu lượng cũng sẽ khác so với
chương trình game show, và một bộ phim tình huống. Nhưng chắc chắn rằng, khi
trẻ càng lớn thì mức độ và liều lượng của yếu tố giáo dục sẽ càng tăng. Chình vì

thế, những chương trình dành cho trẻ em ở độ tuổi lớn dần sẽ có thể dựa vào yếu tố
này để quyết định xem tỉ lệ ( giáo dục và giải trí) : 40/60 hay 50/50… là hợp lý.
1.5.5 Về thời lượng

Chương 2: Thực trạng việc kết hợp yếu tố giáo dục và giải trí trong các
chương trình cho trẻ em hiện nay
2.1 Thực trạng các chương trình truyền hình dành cho trẻ em trên đài truyền
hình Việt Nam
Trong những năm gần đây, diện mạo truyền hình trở nên phong phú. Theo
đó các dành cho trẻ em bắt đầu nở rộ và được quan tâm. Hơn một thập kỉ trước,
chỉ có một vài chương trình hướng đến đối tượng là trẻ em nói chung, và phần lớn
là những chương trình ca nhạc tạp kĩ. Cuối thế kỉ XX, Truyền hình Việt Nam lên
sóng một gameshow đầu tiên được sản xuất riêng cho các nhóc tỳ với tên gọi
“Vườn Cổ tích”. Đây là bước ngoặt lớn trong việc tổ chức sân chơi truyền hình
dành cho lứa tuổi thiếu nhi.


×