Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Luận án tiểu thuyết phóng sự việt nam thế kỷ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.95 KB, 169 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................2
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................2
2.1. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................2
2.2. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
4.1. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học......................................................2
4.2. Phương pháp so sánh.......................................................................................3
4.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học.................................................................3
4.4. Phương pháp liên ngành..................................................................................3
5. Đóng góp của luận án.........................................................................................3
6. Cấu trúc của luận án...........................................................................................3
NỘI DUNG ............................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.................................4
1.1. Nhận thức về các khái niệm cơ bản................................................................4
1.1.1. Khái niệm phóng sự.......................................................................................4
1.1.2 . Khái niệm tiểu thuyết....................................................................................5
1.1.3. Khái niệm tiểu thuyết phóng sự.....................................................................6
1.2. Điểm lại tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết phóng sự................................13
1.2.1. Về tiểu thuyết phóng sự giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945....................13
1.2.2. Về tiểu thuyết phóng sự giai đoạn từ1945 đến 1975....................................18
1.2.3. Về tiểu thuyết phóng sự giai đoạn từ sau 1975 đến hết thế kỷ XX..............20
1.3. Đề xuất hướng nghiên cứu của luận án.........................................................25
CHƯƠNG 2: TIỂU THUYẾT PHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX
ĐẾN 1945..................................................................................................................
26



2.1. Các tiền đề lịch sử - xã hội, văn hoá, văn học................................................26
2.1.1. Tiền đề lịch sử - xã hội.................................................................................26
2.1.2. Tiền đề văn hoá.............................................................................................27
2.1.3. Tiền đề văn học.............................................................................................29
2.2. Sự hình thành và diện mạo tiểu thuyết phóng sự từ đầu thế kỷ XX đến
1945 ........................................................................................................................ 30
2.2.1. Sự hình thành tiểu thuyết phóng sự.............................................................30
2.2.2. Diện mạo tiểu thuyết phóng sự.....................................................................33
2.3. Những thành tựu của tiểu thuyết phóng sự từ đầu thế kỷ XX đến 1945....35
2.3.1. Thành tựu về nội dung.................................................................................35
2.3.1.1. Sự lên tiếng kịp thời về các vấn đề nóng hổi của xã hội nông thôn Việt Nam
dưới chế độ thực dân, phong kiến...........................................................................35
2.3.1.2. Phơi bày và phản biện đanh thép các vấn đề bức xúc của đô thị Việt Nam
dưới chế độ thực dân, phong kiến............................................................................39
2.3.1.3. Phê phán tái hiện sắc sảo chế độ khoa cử lỗi thời, qua đó phê phán phong
trào phục cổ ...........................................................................................................50
2.3.2. Thành tựu về nghệ thuật..............................................................................54
2.3.2.1. Nghệ thuật kết cấu: sự dung hợp độc đáo giữa tiểu thuyết và phóng sự ...54
2.3.2.2. Nhân vật - những điển hình bất hủ..............................................................59
CHƯƠNG 3: TIỂU THUYẾT PHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1945 ĐẾN 1975. .72
3.1. Vài nét về bối cảnh lịch sử - xã hội và văn hoá tư tưởng..............................72
3.2. Sơ lược diện mạo tiểu thuyết phóng sự giai đoạn 1945 – 1975....................73
3.3. Một số thành tựu của tiểu thuyết phóng sự 1945 – 1975..............................75
3.3.1. Nhạy bén trong vấn đề nông thôn................................................................75
3.3.2. Cập nhật tinh thần chiến đấu của quân và dân ta-kịp thời phát hiện vấn đề
trong cuộc chiến đấu..............................................................................................85
3.3.3. Phát hiện mặt trái ở thành thị......................................................................90
CHƯƠNG 4: TIỂU THUYẾT PHÓNG SỰ VIỆT NAM TỪ 1975 ĐẾN HẾT
THẾ KỶ XX...........................................................................................................94



4.1. Những bối cảnh lịch sử - xã hội, văn hóa, văn học từ 1975 đến hết thế kỷ XX....94
4.1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội...............................................................................94
4.1.2. Bối cảnh văn hóa..........................................................................................95
4.1.3. Bối cảnh văn học..........................................................................................96
4.2. Diện mạo của tiểu thuyết phóng sự từ 1975 đến hết thế kỷ XX...................97
4.3. Những thành tựu của tiểu thuyết phóng sự từ 1975 đến hết thế kỷ XX....100
4.3.1. Thành tựu về nội dung...............................................................................100
4.3.1.1. Tinh thần nhập cuộc, tham gia trực tiếp vào các vấn đề thời sự nóng bỏng
gay gắt của đời sống xã hộ....................................................................................100
4.3.1.2. Tinh thần chống tiêu cực và đề xuất các giải pháp xã hội.........................110
4.3.1.3. Nhận thức lại hiện thực nông thôn............................................................118
4.3.2. Thành tựu về nghệ thuật............................................................................122
4.3.2.1. Tinh thần tìm tòi và cách tân thể loại........................................................122
4.3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật đa dạng.....................................................129
4.3.2.3. Một số đóng góp về ngôn ngữ...................................................................140
KẾT LUẬN .........................................................................................................148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ....................................................151
TÀI LIÊU THAM KHẢO...................................................................................152


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cho đến những năm cuối thế kỉ XX, tiểu thuyết Việt Nam đã có diện mạo đa
dạng của tiểu thuyết hiện đại với nhiều xu hướng khác nhau, tiểu thuyết lịch sử, tiểu
thuyết tự thuật, tiểu thuyết huyền ảo, tiểu thuyết hoạt kê, tiểu thuyết trinh thám, tiểu
thuyết khoa học…trong đó có tiểu thuyết phóng sự. Mỗi loại nói trên, trong tư cách
là một thể tài, phải trải qua các chặng đường: hình thành, vận động và phát triển

đồng thời tạo nên những kết tinh nghệ thuật riêng, chứa đựng cả một lịch sử phong
phú, hấp dẫn cần được nghiên cứu.
1.2. Tiểu thuyết phóng sự là một thể tài năng động, nó nhạy bén với những vấn đề
bức xúc, kịp thời phản ánh và lên tiếng thể hiện quan điểm riêng trước các vấn đề
đó. Ưu thế của tiểu thuyết phóng sự trước hết là ở sự tiếp cận hiện thực đời sống
nhanh nhạy, quan tâm kịp thời và tập trung cao độ vào những vấn đề chính trị xã hội
đang được công chúng chú ý, rất nhạy bén nhận ra hiện thực mới, dũng cảm xông
vào chiếm lĩnh nó bằng phương thức hiệu quả nhất. Tiểu thuyết phóng sự đồng thời
làm được cả hai việc: nhận diện, miêu tả và đề xuất những kiến nghị cùng bạn đọc.
Do đó tiểu thuyết phóng sự đã tạo nên hiệu ứng bất ngờ có tác dụng dây chuyền, lan
rộng thấm sâu vào đời sống xã hội tạo nên sự gắn bó mật thiết và kịp thời giữa văn
chương với đời sống.
1.3. Tiểu thuyết phóng sự thế kỉ XX, cũng như các thể loại khác, đến nay đã góp vào
gia tài tiểu thuyết Việt Nam một di sản không nhỏ. Tuy nhiên, chưa có công trình
chuyên biệt nào nghiên cứu, tìm hiểu về vấn đề này. Với luận án nghiên cứu về tiểu
thuyết phóng sự Việt Nam thế kỉ XX, tác giả đề tài muốn tìm hiểu về sự vận động và
những thành tưụ, đóng góp của tiểu thuyết phóng sự trong tiến trình văn xuôi Việt
Nam thế kỉ XX.
Từ việc tìm hiểu lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX,
điểm lại các công trình nghiên cứu chúng tôi nhận thấy: hầu hết các nghiên cứu mới
chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát các tác giả, tác phẩm cụ thể. Ở thời điểm thập kỉ đầu
của thế kỉ XXI nhìn lại, chúng tôi thấy chưa có một công trình chuyên biệt nào


2

nghiên cứu về sự xuất hiện và quá trình vận động, phát triển của thể tài tiểu thuyết
phóng sự Việt Nam của một thế kỷ vừa đi qua. Bởi vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu và
nghiên cứu vấn đề này trên cơ sở gợi mở và kế thừa những người đi trước để làm rõ
sự vận động và khẳng định giá trị của tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX. Trong quá
trình tìm hiểu đề tài chúng tôi tập trung vào tác phẩm tiêu biểu kết tinh những thành
tựu của tiểu thuyết phóng sự trong mỗi giai đoạn văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi tìm hiểu sự xuất hiện của tiểu thuyết phóng sự, diện mạo, tình hình
sáng tác ở từng giai đoạn. Lựa chọn, khảo sát, nghiên cứu các tác phẩm đã được
đánh giá cao để chỉ ra mạch vận động của thể tài tiểu thuyết phóng sự trong thế kỷ
XX. Để nhận diện rõ hơn, luận án còn tìm hiểu một số hiện tượng có liên quan đến
đối tượng: thể tài phóng sự, tác phẩm thể hiện sự ghi chép trong văn học Trung đại,
tác phẩm ký sự là tiền đề, cội nguồn góp phần xuất hiện thể tài tiểu thuyết phóng sự
trong thế kỷ XX, tiểu thuyết phóng sự trong thế kỷ XXI. Một số tác phẩm có yếu tố
phóng sự trong văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận án là cung cấp một công trình có tính bao quát, toàn diện về
tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX. Luận án đặt ra nhiệm vụ xác định khái
niệm, các quan niệm về tiểu thuyết phóng sự, khảo sát diễn biến của thể tài này qua
các giai đoạn để thấy được sự phong phú của tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết
phóng sự nói riêng làm rõ sự vận động của tiểu thuyết phóng sự trong tiến trình phát
triển văn xuôi Viê êt Nam thế kỷ XX.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp phân tích tác phẩm văn học: Được sử dụng phân tích các cứ liệu
cụ thể trong tác phẩm văn học để minh chứng cho những nhận định, những khái
quát trong luận án.


3

4.2. Phương pháp so sánh: Đặt đối tượng nghiên cứu trong mối tương quan với các

thể tài tiểu thuyết khác để thấy rõ đặc điểm và đóng góp riêng của tiểu thuyết phóng
sự, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của thể tài tiểu thuyết phóng sự với
tiểu thuyết khác trong văn xuôi Việt Nam thế kỷ XX.
4.3. Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Luận án vận dụng các khái niệm thi pháp
học để tìm hiểu cách thức tiếp cận, khám phá hiện thực của tiểu thuyết phóng sự tìm
ra đặc sắc nghệ thuật trong kết cấu, cách xây dựng nhân vật, ngôn ngữ độc đáo mới
lạ của tiểu thuyết phóng sự.
4.4. Phương pháp liên ngành: Tiểu thuyết phóng sự là thể tài có sự gần gũi với thể
phóng sự, vì vậy cần huy động những tri thức liên ngành báo chí và văn học, tìm
hiểu những đặc điểm của thể tài, phân biệt với các thể tài báo chí và văn học khác.
5. Đóng góp của luận án
Luận án là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn
diện và hệ thống về tiểu thuyết phóng sự Việt Nam thế kỷ XX. Luận án chỉ ra sự
đóng góp của thể tài này trong bức tranh chung của nền văn xuôi Việt Nam thế kỷ
XX. Luận án sẽ dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu cho giáo viên, học sinh các
trường phổ thông, sinh viên, học viên ngành Ngữ văn các trường Cao đẳng, Đại học
và những ai quan tâm đến thể tài này.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận án được triển khai làm 4 chương
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Tiểu thuyết phóng sự Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Chương 3: Tiểu thuyết phóng sự Việt Nam từ 1945 đến 1975
Chương 4: Tiểu thuyết phóng sự Việt Nam từ 1975 đến hết thế kỷ XX


4

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Nhận thức về các khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm phóng sự
Thể loại phóng sự ra đời rất sớm ở phương Tây, từ thế kỷ XVI, cùng với sự xuất
hiện của báo chí và các phương tiện in ấn công nghiệp, do đòi hỏi thông tin của xã
hội nên phóng sự ở thời kỳ này còn mang nặng tính chất thông tin, đơn giản về các
sự kiện. Ở Việt Nam, phóng sự chỉ thực sự phát triển từ thập kỷ 30 của thế kỷ XX
nhưng mau chóng đạt được những thành tựu rực rỡ, đóng vai trò là một trong những
thể văn xuôi xung kích trong đời sống báo chí. Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu đưa
ra định nghĩa về thể loại này:
Từ điển thuật ngữ văn học do GS.TS Trần Đình Sử bổ sung, chỉnh lí, Nxb Giáo
dục, tái bản 2004, đã đưa ra cách hiểu về phóng sự như sau:
Phóng sự (tiếng Pháp: reportage): một thể thuộc loại hình kí. Phóng sự ghi chép
kịp thời những vụ việc nhằm làm sáng tỏ trước công luận một sự kiện, một vấn đề
có liên quan đến hoạt động và số phận của một hoặc nhiều người và có ý nghĩa thời
sự đối với một địa phương hay toàn xã hội. Mục đích của phóng sự là cung cấp cho
công chúng những tri thức phong phú đầy đủ, chính xác, để họ có thể nhận thức,
đánh giá đúng người và việc mà họ đang quan tâm theo dõi. Vì thế, người viết
phóng sự thường sử dụng những biện pháp nghiệp vụ báo chí như điều tra, phỏng
vấn, đối thoại, ghi chép tại chỗ…Ngày nay họ còn sử dụng cả những phương tiện
máy móc (máy ảnh, máy ghi âm, máy quay phim...) vào công việc này. Việc sử dụng
một số phương tiện biểu đạt của văn học như các biện pháp tu từ, ngôn ngữ giàu
hình ảnh hướng vào thế giới bên trong (ở một mức độ nhất định) của nhân vật…
khiến cho phóng sự vốn từ báo chí, có thể trở thành văn học, một số tác phẩm thuộc
loại này thường được chấp nhận như là những tác phẩm văn học có giá trị [112,
tr.257].
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến, trong khi so sánh các đặc điểm về thể loại
đã nhận xét: "Trong số các thể ký văn học, có lẽ thể phóng sự là thể loại gần với


5


ký báo chí hơn cả" [51]. Trong phóng sự, vai trò cái tôi trần thuật - nhân chứng
khách quan rất quan trọng. Trải qua một quá trình vận động và phát triển, lý luận
về phóng sự hình thành và từng bước được phát triển gặt hái nhiều thành công,
từng bước được cụ thể hoá, có đường nét, có góc cạnh rõ ràng. Thể loại phóng sự
trên thế giới và ở nước ta hiện nay dần ổn định và trở thành một thể tài có nội
dung và hình thức khu biệt, đạt được nhiều thành tựu đáng kể, ngày càng phát
triển phong phú, đa dạng. Nó nằm trong các thể loại ký báo chí của hệ thống thể
loại báo chí, có diện mạo riêng, có lý luận thể loại riêng.
1.1.2. Khái niệm tiểu thuyết
Có nhiều định nghĩa về tiểu thuyết, ở đây chúng tôi chỉ xin trích dẫn một số ý
kiến tiêu biểu:
Mikhain Bakhtin diễn giải về tiểu thuyết như sau: "Tiểu thuyết là thể loại văn
chương duy nhất luôn luôn biến đổi, do đó nó phản ánh sâu sắc hơn, cơ bản hơn,
nhạy bén hơn sự biến chuyển của bản thân hiện thực. Chỉ có kẻ biến đổi mới hiểu
được sự biến đổi. Tiểu thuyết sở dĩ đã trở thành nhân vật chính trong tấn kịch phát
triển văn học thời đại mới, bởi vì nó là thể loại duy nhất do thế giới mới ấy sản sinh
ra và đồng chất với thế giới ấy về mọi mặt. Tiểu thuyết về nhiều phương diện đã và
đang báo trước sự phát triển tương lai của toàn bộ văn học"[2].
Như vậy, theo quan niệm về tiểu thuyết của Mikhain Bakhtin thì tiểu thuyết là
một thể loại luôn luôn biến đổi, sinh thành. Nói đến tiểu thuyết là nói đến cái nhìn
cuộc sống như một thực tại đang vận động với vô vàn yếu tố ngổn ngang bề bộn, là
nói tới các hình tượng nhân vật độc đáo - những con người nếm trải chịu nhiều khổ
đau dằn vặt của cuộc đời…một cách khái quát nhất.
Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa: "Tiểu thuyết là tác phẩm tự sự cỡ lớn có
khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian. Tiểu
thuyết có thể phản ánh được số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong
tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính
cách đa dạng" [112]. Theo cách hiểu này, trong quá trình vận động và phát triển,



6

diện mạo của tiểu thuyết không ngừng thay đổi. Tuy vậy, vẫn có thể rút ra một số
đặc điểm sau:
Đặc điểm tiêu biểu nhất của tiểu thuyết là cái nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư,
yếu tố đời tư càng phát triển thì chất tiểu thuyết càng tăng.
Đặc điểm thứ hai là chất văn xuôi, tức là một sự tái hiện cuộc sống, không thi vị
hoá, lãng mạn hoá, lý tưởng hoá. Miêu tả cuộc sống như một thực tại cùng thời,
đang sinh thành, tiểu thuyết hấp thụ vào bản thân nó mọi yếu tố ngổn ngang bề bộn
bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái lớn
lẫn cái nhỏ.
Thứ ba, nhân vật của tiểu thuyết là "con người nếm trải", tư duy, chịu nhiều khổ
đau, dằn vặt của cuộc đời. Tiểu thuyết miêu tả nhân vật như con người biến đổi
trong hoàn cảnh, con người đang trưởng thành do cuộc đời dạy bảo.
Thứ tư, ngoài thành phần chính yếu của tiểu thuyết là cốt truyện, nhân vật, tiểu
thuyết còn được tạo dựng bởi hệ thống sự kiện, biến cố và những chi tiết tính cách,
suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ các diễn biến tình
cảm, trình bày tường tận tiểu sử của nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người và
người, về đồ vật, môi trường,…
Đặc điểm thứ năm, tiểu thuyết trở thành một thể loại dân chủ, cho phép người
trần thuật có thể có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã đối với nhân vật của mình từ
giọng điệu đến ngôn ngữ.
Tóm lại, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất các khả
năng nghệ thuật của các thể loại khác.
1.1.3. Khái niệm tiểu thuyết phóng sự
Ở Việt Nam hiện nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính thức đầy đủ về tiểu
thuyết phóng sự. Thuật ngữ tiểu thuyết phóng sự được nhắc tới đầu tiên từ công
trình Nhà văn hiện đại (quyển thượng) (1943) của Vũ Ngọc Phan. Vũ Ngọc Phan để
hẳn một mục đề "Tiểu thuyết phóng sự" thể hiện sự quan tâm đến vấn đề này. Ông
nhận xét về Bút nghiên của Chu Thiên như sau: "tập Bút nghiên của ông tuy đề là

tiểu thuyết trơn, nhưng có thể coi như là một tập ký sự về cái lối đi học đi thi của


7

ông cha chúng ta thuở xưa, hay đặt nó vào loại tiểu thuyết phóng sự cũng được"
[110]. Tóm lại, ta có thể hiểu, trong quan niệm của Vũ Ngọc Phan, tiểu thuyết
phóng sự là sự kết hợp giữa tiểu thuyết với phóng sự, là một dạng ghi chép, trình
bày về sự việc đồng thời phản ánh một cách có nghệ thuật về đời sống bên trong của
con người, có tình tiết có dẫn chứng. Không trực tiếp định nghĩa về tiểu thuyết
phóng sự nhưng qua cách phân tích, diễn giải của Vũ Ngọc Phan, ông hiểu rằng tiểu
thuyết phóng sự là sự kết hợp giữa điều tra ghi chép một hiện trạng, một vấn đề xã
hội và đồng thời thể hiện những điều đó qua tính cách số phận của con người. Quan
niệm của Vũ Ngọc Phan rõ ràng là chưa đầy đủ, còn phiến diện vì ông chưa quan
tâm đến tính thời sự nóng hổi của thể tài. Những tác phẩm đậm đặc tính thời sự như:
Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ của Vũ Trọng Phụng, Vũ Ngọc
Phan đã không xếp vào tiểu thuyết phóng sự mặc dù ông vẫn quan tâm đến cách
viết, cách miêu tả, cách lập truyện và xếp các nhà văn này vào trong mục: những
nhà viết phóng sự.
Tiếp sau Vũ Ngọc Phan, một số nhà nghiên cứu phê bình và học giả cũng quan
tâm đến thể tài tiểu thuyết phóng sự ở những góc độ khác nhau như: GS Trương
Chính, GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS.TS Trần Đăng Suyền, Nguyễn Hoài Thanh, TS
Trần Đăng Thao, nhà báo Hoài Việt, ….
Khi đánh giá về ngòi bút sắc sảo theo lối hiện thực phê bình của Vũ Trọng
Phụng, GS Trương Chính đã quan tâm đến thể tài tiểu thuyết phóng sự như sau:
“Ông Vũ Trọng Phụng đã dùng tài phóng sự của ông để viết Giông tố và chúng ta
có thể nói: “Giông tố chính là một phóng sự viết thành tiểu thuyết” [22, tr.148].
Khi viết lời giới thiệu cho tập phóng sự Kỹ nghệ lấy Tây, GS Nguyễn Đăng
Mạnh đã đề cập đến thể tài tiểu thuyết phóng sự khi đưa ra thiên hướng hoà trộn
giữa tiểu thuyết và phóng sự trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng: “Vũ Trọng

Phụng dường như sinh ra để viết phóng sự và tiểu thuyết” [87, tr.206], bởi phóng sự
của Vũ Trọng Phụng có yếu tố tiểu thuyết và tiểu thuyết của ông thường có nhiều
chất phóng sự.


8

Tìm hiểu về chất phóng sự trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Hoài
Thanh cũng chạm đến sự giao thoa giữa phóng sự và tiểu thuyết: “Trong các tiểu
thuyết của Vũ Trọng Phụng đều ít nhiều có chứa cái “giọng” phóng sự" [135,
tr.484], đồng thời bước đầu tìm hiểu được chất phóng sự thể hiện trên một số
phương diện nội dung và nghệ thuật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.
Thuật ngữ tiểu thuyết phóng sự được nhắc tới trong luận án Phó tiến sĩ của Trần
Đăng Thao khi ông đã dành hẳn một chương “giới thuyết về tiểu thuyết phóng sự”
và một mục nghiên cứu về “khả năng tiểu thuyết hoá các chất liệu phóng sự” của
Vũ Trọng Phụng [140, tr.12]. Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thành khi nói về tiểu
thuyết Vũ Trọng Phụng cũng chú ý đến sự dung hợp hai thể loại phóng sự và tiểu
thuyết trong sáng tác của ông. Nguyễn Thành đã tán đồng quan điểm của rất nhiều
nhà nghiên cứu trước đó khi chỉ ra rằng: “Những cứ liệu lịch sử cho thấy một số chi
tiết, sự kiện được mô tả trong Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ là những chi tiết, sự kiện thực
sự của xã hội Việt Nam năm 1936. Ngòi bút tiểu thuyết có biệt tài phóng sự Vũ
Trọng Phụng đã không bỏ qua chúng khi tạo dựng những bối cảnh xã hội cho tác
phẩm của mình. Và vì vậy các tiểu thuyết tiêu biểu của ông giàu tính chân thực lịch sử” và “đưa chất phóng sự vào tiểu thuyết, tác giả Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê đã
tạo cho tác phẩm của mình có sức mạnh về tính chân thực và sức thuyết phục của
những hình tượng điển hình” [137, tr.130].
Tác giả Trần Văn Minh đã nhắc tới thuật ngữ tiểu thuyết phóng sự trong bài viết
của mình và cho rằng: “Lều chõng là quyển tiểu thuyết mang nhiều tính chất phóng
sự” [96]. Hoài Việt đánh giá về Lều chõng như sau: “một tiểu thuyết phóng sự mang
tính chất luận đề, lấy chuyện học hành, thi cử ngày xưa mà lên án”[160]…
Sau này, trong những tiểu thuyết phóng sự, Nguyễn Mạnh Tuấn khẳng định:

"khuynh hướng tiểu thuyết của tôi là khuynh hướng lý giải trực tiếp các vấn đề thời
sự nóng bỏng của đời sống. Tác phẩm của tôi - đó chính là những kiến nghị của tôi
về các vấn đề của cuộc sống hôm nay" [232]. Qua phát biểu của nhà văn, ta có thể
thấy, mặc dù Nguyễn Mạnh Tuấn không gọi nó là tiểu thuyết phóng sự nhưng tiểu
thuyết của ông chứa đầy chất phóng sự và có thể nói: những cuốn tiểu thuyết của


9

Nguyễn Mạnh Tuấn xuất hiện vào giữa những năm tám mươi như: "Đứng trước
biển và Cù lao Tràm", thực sự là những cuốn tiểu thuyết phóng sự tiêu biểu.
GS.TS Trần Đăng Suyền, khi viết về Lều chõng đã cho rằng: "Với bút pháp hiện
thực đôi chỗ tinh tế (khi miêu tả tâm lý cô Ngọc, vợ Nghè Long)…tác phẩm đã vượt
lên Nhà Nho, Bút nghiên của Chu Thiên, Thanh Đạm của Nguyễn Công Hoan,
khẳng định vị trí xuất sắc của một tiểu thuyết phóng sự" [128].
Khi nghiên cứu về tiểu thuyết của Vũ Trong Phụng GS.TS Trần Đăng Suyền đã
chỉ ra: " Vốn là cây bút phóng sự sắc sảo, Vũ Trong Phụng luôn bộc lộ một tinh
thần nhập cuộc mạnh mẽ, xông xáo vào nhiều lĩnh vực của đời sống. Ông là người
chủ động có ý thức trong việc đưa thời sự của tin tức, sự việc mà là thời sự của tình
cảm thời đại, thời sự đã kết đọng thành tâm tính, thành tâm trạng phẫn uất mãnh
liệt của nhà văn. Mở rộng cánh cửa nghệ thuật ông đã để cho những sự kịên nóng
hổi của đời sống chính trị xã hội ùa vào tác phẩm tạo nên một kiểu tiểu thuyết mà
nhiều nhà nghiên cứu gọi là tiểu thuyết - phóng sự" [125].
Điểm lại một số cách nhìn nhận đã có về tiểu thuyết phóng sự chúng tôi đề xuất
cách hiểu về tiểu thuyết phóng sự như sau:
Rất khó để tóm lược trong một định nghĩa ngắn gọn và đầy đủ về tiểu thuyết
phóng sự, bởi chính bản thân thể tài này cũng rất đa dạng. Trên cơ sở khảo sát tiểu
thuyết phóng sự ở Việt Nam, chúng tôi thấy có thể xác định khái niệm tiểu thuyết
phóng sự từ nhiều bình diện mà chủ yếu là trên những bình diện chính như sau:
1.Tiểu thuyết phóng sự thường ra đời trong hai hoàn cảnh đặc biệt có tính quy

luật. Thứ nhất đời sống văn học có những bước ngoặt, thứ hai đời sống xã hội có
những biến thiên quan trọng. Lịch sử xã hội càng biến động, tiểu thuyết phóng sự
càng phát huy được thế mạnh trong việc bắt mạch các vấn đề, sự kiện của hiện thực
và trình bày nó một cách sinh động hấp dẫn. Sức hấp dẫn của tiểu thuyết phóng sự
chủ yếu ở chỗ trước hết nó hướng vào những sự kiện mang tính thời sự trong đời
sống xã hội. Cảm hứng chính của tiểu thuyết phóng sự là ở chỗ nó luôn hướng tới
những vấn đề mang tính cập nhật, khám phá, phơi bày những hiện tượng tiêu cực và
mang tính phản biện xã hội. Tính phản biện xã hội của tiểu thuyết phóng sự là một


10

trong những đặc trưng cơ bản của thể tài này. Viết để làm thay đổi cái nhìn của con
người đối với xã hội, hay thay đổi quan niệm của công chúng là một trong những
công năng chính của tiểu thuyết phóng sự. Chẳng phải ngẫu nhiên, các tác giả tiểu
thuyết phóng sự thường nhằm vào những sự thật khủng khiếp bị che giấu, phơi bày
những bí mật kinh hoàng hay lật tẩy những lớp vỏ ngụy trang dễ gây ngộ nhận.
Do đó, tiểu thuyết phóng sự là một thể tài có tính chất quan sát, khảo cứu, phân
tích tư liệu, điều tra ghi chép, diễn tả sự thật nóng bỏng và bức xúc của cuộc sống
kết hợp với nghị luận nhằm phản biện, tái hiện cuộc sống sinh động, cập nhật hiện
thực đa màu sắc, những bức tranh phong tục, đạo đức, xã hội ở mọi hoàn cảnh.
2. Tiểu thuyết phóng sự không phải là sự kết hợp cơ học của hai thể loại phóng
sự và tiểu thuyết mà là sự tổng hợp những yếu tố mang tính đặc thù của hai thể loại
để tạo thành một tiểu thể loại mới. Trong đó, tính sự kiện, tính vấn đề mang sự nóng
hổi của đời sống được chuyển vào các câu chuyện, những số phận, những tính cách
của con người tạo nên thể tài tiểu thuyết có khuynh hướng phóng sự.Tiểu thuyết
phóng sự tái hiện hiện thực bề thế, chân thực, đa dạng, phức tạp của xã hội rất gần
gũi với đời sống thực và có sự kết tinh, lắng đọng của nghệ thuật, có tính thẩm mỹ
cao. Tiểu thuyết phóng sự mang những đặc điểm của phóng sự song lại đậm chất
tiểu thuyết ở các phẩm chất văn học. Cũng như tiểu thuyết nói chung, tiểu thuyết

phóng sự là bức tranh của cuộc sống sinh động bởi có sự hiện diện của những trang
tả cảnh, tả tình, sự lắng đọng của những tính cách, số phận nhân vật nhưng lại có
cách tiếp cận hiện thực đời sống theo kiểu thông tấn, báo chí, quan tâm kịp thời và
tập trung cao độ vào những vấn đề chính trị - xã hội đang được công chúng chú ý,
nhạy bén nhận ra hiện thực, dũng cảm xông vào chiếm lĩnh nó bằng phương thức
hiệu quả nhất. Tiểu thuyết phóng sự miêu tả, đề xuất đối thoại và kiến nghị cùng bạn
đọc tạo nên hiệu ứng bất ngờ, tác dụng dây chuyền, lan rộng, thấm sâu vào đời sống
xã hội tạo nên không khí văn chương sôi động. Tiểu thuyết phóng sự không chỉ
dừng lại ở việc phơi bày các sự kiện, hiện tượng của đời sống mà còn đi vào lý giải,
phân tích, hoá thân vào số phận tính cách của nhân vật. Tiểu thuyết phóng sự có
cách diễn đạt theo lối văn thông tấn của báo chí, tuy hết sức ngắn gọn, cô đọng song


11

đầy đủ thông tin, nóng hổi tính thời sự đồng thời kết hợp với hư cấu của tiểu thuyết
để phân tích thế giới bên trong tâm lý của nhân vật, sử dụng các phương tiện để
miêu tả, biểu cảm tạo nên giá trị của tác phẩm. Tiểu thuyết phóng sự thường có sự
dung hợp về thể loại: tính chặt chẽ, bám sát sự kiện gắn với những xung đột của xã
hội, mặt khác không bỏ qua việc khắc họa tính cách, số phận của nhân vật. Tính sự
kiện nổi trội chi phối trong kết cấu của tác phẩm dẫn đến tính tốc độ nhanh mạnh
của tác phẩm.
3. Tiểu thuyết phóng sự, sử dụng ngôn ngữ khá phong phú: có hệ lời thô nhám,
dường như còn bám đầy bụi bặm và nóng hổi hơi thở của đời sống thực tế; có hệ lời
miêu tả trực tiếp sự việc đang diễn ra, giàu tính sự kiện, sống động tính thời sự, cập
nhật; có hệ lời đầy tính sáng tạo, ngôn ngữ tinh tế tái hiện, phân tích, khắc họa tính
cách nhân vật, đời sống nội tâm nhân vật. Cách diễn đạt trong tiểu thuyết phóng sự
phong phú, đầy tính hiện thực nhưng lại giàu cảm xúc, sâu lắng, diễn tả được sâu
sắc nội tâm, suy nghĩ từ đáy sâu tâm hồn của con người…
Tuy nhiên, những điểm đã nêu trên mới chỉ là những điểm chung nhất để nhận

diện thể tài tiểu thuyết phóng sự. Trong thực tế văn học, phóng sự là một thể tài có
sự đa dạng vận động theo từng giai đoạn văn học cũng như mang đặc điểm riêng
trong phong cách của mỗi tác giả về mặt nội dung đề tài. Ta có thể nhận diện một số
dạng chính của tiểu thuyết phóng sự như sau:
Tiểu thuyết phóng sự nghiêng về bình diện khảo cứu các hiện tượng văn hoá
như: Bút nghiên của Chu Thiên, Lều chõng của Ngô Tất Tố. Tiểu thuyết phóng sự
mang đậm tính thời sự nóng bỏng và cảm hứng phản biện xã hội trong sáng tác của
Vũ Trọng Phụng và Nguyên Hồng, Ngô Tất Tố như: Giông tố, Vỡ đê, Số đỏ, Bỉ vỏ,
Tắt đèn. Tiểu thuyết phóng sự thiên về tính chất tư liệu, điều tra thực trạng của đời
sống xã hội như: Ngoại ô, Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp. Tiểu thuyết phóng sự
phát hiện, đề xuất, kiến nghị những vấn đề có ý nghĩa thời sự trong đời sống xã hội
và kinh tế đưa ra những định hướng cập nhật vấn đề xã hội, kinh tế, đất nước trong
giai đoạn nhất định như: Xung đột, Chủ tịch huyện của Nguyễn Khải, Cái sân gạch
của Đào Vũ, Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương, Đường trong mây, Chiến sĩ, Ra


12

đảo của Nguyễn Khải, Vào đời của Hà Minh Tuân, Mảnh đất lắm người nhiều ma
của Nguyễn Khắc Trường, Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù lao
Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng, Những ngày
thường đã cháy lên của Xuân Cang, Điều tra về một cái chết của Nguyễn Khải.
Song những nét nổi bật làm nên đặc trưng của tiểu thuyết phóng sự là: tính vấn đề,
cập nhật các chủ đề nóng đang là mối quan tâm của xã hội, có tính cấp thiết, nhận
thức lại, phản biện lại một vấn đề, phanh phui, lật tẩy vấn đề, phơi bày mặt trái của
xã hội…Tất nhiên, để tạo thành tiểu thuyết phóng sự không phải chỉ có sự phanh
phui, phơi bày, ghi chép sự việc như trong phóng sự mà phải mang những đặc điểm
của một tiểu thuyết có cốt truyện, có sự mâu thuẫn, xung đột, có một thế giới nhân
vật đầy sức sống. Từ những phân tích ở trên, chúng tôi có thể đề xuất khái niệm về
tiểu thuyết phóng sự như sau:

Tiểu thuyết phóng sự là một thể tài của tiểu thuyết, về đề tài có tính cập nhật với
những vấn đề xã hội nóng bỏng, mang tinh thần phản biện, sử dụng các phương
thức, khảo cứu điều tra, ghi chép, để xây dựng một thế giới nghệ thuật vừa mang
tính hư cấu vừa giàu giá trị phản ánh hiện thực.
Mặc dù, khái niệm tiểu thuyết phóng sự chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm
và luận giải rõ ràng, chưa thật quen thuộc với độc giả và người nghiên cứu văn học
Việt Nam nhưng trong lịch sử phát triển của tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX nó đã
có thành tựu tiêu biểu như: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê của Vũ Trọng Phụng, Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng, Lều chõng, Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bút nghiên của Chu Thiên,
Ngoại ô, Ngõ hẻm của Nguyễn Đình Lạp, Xung đột, Chủ tịch huyện, Đường trong
mây, Chiến sĩ, Ra đảo của Nguyễn Khải, Cái sân gạch của Đào Vũ, Đi bước nữa
của Nguyễn Thế Phương, Vào đời của Hà Minh Tuân, Những khoảng cách còn lại,
Đứng trước biển, Cù lao Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, Mưa mùa hạ của Ma Văn
Kháng, Điều tra về một cái chết của Nguyễn Khải, Những ngày thường đã cháy lên
của Xuân Cang, Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường. Một số
giai đoạn, tiểu thuyết phóng sự đã có thành công để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm


13

trí người đọc. Trải qua một thế kỷ hình thành và phát triển, tiểu thuyết phóng sự đã
có vị trí vững vàng trong sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.
1.2. Điểm lại tình hình nghiên cứu về tiểu thuyết phóng sự
Trong một thế kỷ ra đời hình thành và phát triển, thể tài tiểu thuyết phóng sự ở
Việt Nam có một số lượng tác phẩm phong phú, tác giả ngày càng đông đảo qua các
giai đoạn, đặc biệt giai đoạn 1930-1945 và sau 1975. Luận án sẽ tìm hiểu diện mạo
chung của thể tài này trong các chương nội dung và trình bày ở các phần sau. Tuy
nhiên, để đánh giá những tiểu thuyết phóng sự, luận án sẽ tập trung vào những tác
phẩm, theo chúng tôi là tiêu biểu nhất cho thành tựu và đặc điểm của thể tài này ở
mỗi giai đoạn. Cụ thể là:

1.2.1. Về tiểu thuyết phóng sự giai đoạn từ đầu thế kỷ XX đến 1945
Trong khi tìm hiểu, nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng, nhóm sưu tầm, tuyển chọn
và giới thiệu Nguyễn Ngọc Thiê ên, Hà Công Tài [132] đã tổng kết, điểm qua có
hàng trăm bài báo, tiểu luận, chương sách, các công trình nghiên cứu, phê bình về
Vũ Trọng Phụng. Có hàng chục luận án Tiến sĩ, Thạc sĩ, từ Bắc chí Nam quan tâm
đến Vũ Trọng Phụng. Không thể nào thống kê và khảo sát chi tiết được toàn bộ
những nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng. Chính vì thế, luận án chỉ điểm lại những ý
kiến có liên quan đến đặc điểm của tiểu thuyết phóng sự của ông, sau đây là một số
nhận định tiêu biểu:
Trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, bút pháp phóng sự được sử dụng tuyệt
vời đạt đến trình độ điêu luyện. Hiện Chy đã phát hiện chất phóng sự ở lối hành văn
trong tiểu thuyết của ông như sau: “Văn ông Vũ Trọng Phụng vẫn là thứ văn khúc
chiết, rạch ròi của nhà phóng sự mà truyện Giông tố phảng phất như một thiên
phóng sự đi sâu vào một gia đình trưởng giả đầy trụy lạc” [20].
Vũ Ngọc Phan đã khẳng định: “cây bút của Vũ Trọng Phụng trong những năm
đầu là một cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự đầy sắc sảo và khôn ngoan, sau
ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết, nhưng cái giọng phóng sự vẫn còn”[110,
tr.541]. Đặc biệt, Vũ Ngọc Phan đã quan tâm tới tiểu thuyết Giông tố nhìn từ góc độ
xây dựng nhân vật. Ông đã chỉ ra rằng: “những nhân vật trong Giông tố đáng lý


14

phải tả nhiều chỗ bằng nét bút não nùng cho phù hợp với những cảnh thê lương của
họ, thì lại hiện dưới những nét bút sắc sảo quá, dưới những nét bút phóng sự chủ ý
là gây cho người đọc những mối căm hờn đối với những bất công”[110, tr.544]. Tuy
nhiên, Vũ Ngọc Phan cũng không đánh giá cao việc Vũ Trọng Phụng xây dựng nhân
vật bằng bút pháp phóng sự, ông cho rằng: “Về đường nghệ thuật, có lẽ chỗ ấy là
chỗ sút kém trong Giông tố”[110, tr.544]. Ta thấy với quan điểm này, nhà phê bình
Vũ Ngọc Phan mâu thuẫn với khá nhiều ý kiến đề cao việc Vũ Trọng Phụng đưa

chất phóng sự vào trong tiểu thuyết, đặc biệt với nhiều nhà nghiên cứu ở giai đoạn
sau 1986.
Thời kỳ sau Cách mạng tháng Tám thành công, việc đánh giá về văn chương Vũ
Trọng Phụng tiếp tục được đặt ra trong Hội nghị tranh luận văn nghệ ở Việt Bắc
tháng 9 năm 1949 với các ý kiến của Nguyên Hồng, Tố Hữu và Nguyễn Đình Thi,
các nhà nghiên cứu cho rằng Vũ Trọng Phụng đã lên tiếng phanh phui thực chất xấu
xa của xã hội đương thời. Khi viết về Vũ Trọng Phụng, Phạm Thế Ngũ cũng đã chỉ
ra: “công phu điều tra, khiếu quan sát sự lịch duyệt của tác giả” và đề cao “một cây
bút tả chân già dặn linh hoạt như chụp được sự thật” [108, tr.116] trong các bài
phóng sự, hơn thế nó còn được thể hiện trong nhiều tiểu thuyết như: Giông tố, Số
đỏ, Vỡ đê.
GS Nguyễn Đăng Mạnh, đã nhận thấy đặc điểm cơ bản của ngòi bút Vũ Trọng
Phụng đó là: khả năng chiếm lĩnh cuộc sống tầm khái quát tổng hợp hiếm có ở
những nhà tiểu thuyết cùng thời, khuynh hướng khái quát triết lý và một nghệ thuật
trào phúng bậc thầy, GS Nguyễn Đăng Mạnh cũng nhấn mạnh tính chất thời sự,
nóng bỏng của các tiểu thuyết: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê: “hệt như cuốn phim thời sự.
Đương thời ít có cuốn tiểu thuyết nào lại gần với không khí chính trị của thời đại
đến như thế. Tiểu thuyết mà muốn chạy đua với thông tin báo chí. Nhiều nhân vật
trong Giông tố, Số đỏ được xem như những bức chân dung ký họa chưa ráo mực
của một số tên tuổi có thực lúc bấy giờ” [87, tr.206]. Trong những phóng sự xuất sắc
của Vũ Trọng Phụng chúng ta đã thấy được sự tiệm cận của nhà văn với thể loại tiểu
thuyết, mấy năm sau đó Vũ Trọng Phụng đã chuyển hẳn sang lãnh địa tiểu thuyết,


15

ngòi bút có thiên hướng thông tấn, kí họa tiếp tục được phát huy một cách hiệu quả
tạo nên một giọng rất riêng trong tiểu thuyết của ông.
Trong hội nghị khoa học tháng 10 năm 1992, nhân kỷ niệm ngày sinh Vũ Trọng
Phụng do Hội nghiên cứu và giảng dạy văn học thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, GS

Nguyễn Văn Hạnh đã đưa ra vấn đề khá nổi bật được nhiều người quan tâm: “Do
theo sát những vấn đề của cuộc sống, của thời sự cho nên tiểu thuyết của Vũ, đúng
như một số nhà nghiên cứu đã nhận xét, mang nhiều tính chất phóng sự. Kết hợp
tiểu thuyết và phóng sự là một cách tân thành công của Vũ về mặt thể loại. Điều kỳ
lạ là sự kết hợp tiểu thuyết và phóng sự này đã tăng chất hiện đại cho tác phẩm của
Vũ và làm cho người đọc bây giờ, ngạc nhiên, thích thú” [49, tr.67].
Hơn 10 năm trở lại đây, vấn đề về chất phóng sự trong tiểu thuyết của Vũ Trọng
Phụng được đề cập đến trong các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩ Ngữ Văn với các
mức độ và mục đích khác nhau.
Năm 2008, TS Trần Đăng Thao đã bổ sung, chỉnh sửa một số nội dung trong
luận án Phó tiến sĩ năm 1996 của mình in thành sách: Đặc sắc văn chương Vũ
Trọng Phụng, tác giả đã đánh giá về nhà văn họ Vũ như sau: “Với Vũ Trọng Phụng,
một khi các tư liệu đi vào tác phẩm của ông, chúng đã được nhà văn sắp xếp, xử lý
một cách nghệ thuật, chúng đã được tiểu thuyết hoá, được ông đặt vào đúng vị trí
cần đặt, biến chúng trở thành một bộ phận gắn bó hữu cơ trong tác phẩm, chúng
trở thành nhân chứng, hành vi, động thái của nhân vật, trở thành hơi thở, nếp cảm,
nếp nghĩ của nhân vật, chúng tồn tại trong máu thịt của nhân vật”[141, tr.160].
TS Nguyễn Văn Phượng khi viết về ngôn từ nghệ thuật của Vũ Trọng Phụng trong
phóng sự và tiểu thuyết, đã đánh giá như sau: "ngôn từ của Vũ Trọng Phụng có khuynh
hướng đặc tả trần trụi, cực thực trong đó có ngôn từ giễu nhại phản lãng mạn, ngôn từ
dục tính và đặc tả thân xác, ngôn từ cường điệu, phóng đại để hủy diệt và triệt hạ, ngôn
từ đối thoại cá thể hóa, độc thoại, độc thoại nội tâm và phức điệu" [116].
Ngoài những nghiên cứu và đánh giá trên, trong luận án Tiến sĩ của Đinh Lựu
[84], luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thành [137] và một số luận án, luận văn khác đã


16

đề cập đến sự kết hợp một cách tài tình giữa phóng sự và tiểu thuyết trong sáng tác
của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng [84, tr.137].

Trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại, ít có nhà văn nào lại được đánh giá
phê bình của giới nghiên cứu, bạn đọc phong phú và phức tạp như Vũ Trọng Phụng.
Trần Hữu Tá [130], đã thống kê được 230 bài tiểu luận, phê bình về nhà văn, ngoài
ra còn có ba cuốn sách viết về ông và còn rất nhiều luận văn, luận án đã tiếp tục lấy
sáng tác của Vũ Trọng Phụng làm đề tài nghiên cứu.
Ngô Tất Tố, là nhà văn tiêu biểu trước 1945, một hiện tượng, điển hình đẹp và
sáng ở chặng chuyển mình của văn hóa dân tộc từ truyền thống sang hiện đại. Ông
đã để lại cho đời một số lượng không nhỏ các sáng tác trên nhiều lĩnh vực hoạt
động. GS Phong Lê đã không chút e dè khi cho rằng: “Ngô Tất Tố đứng vào hàng
những văn gia của thế kỷ ” [75].
Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ nhận xét về Ngô Tất Tố như sau: “Một nhà văn
hiện thực ưu tú”; Vũ Trọng Phụng đánh giá Ngô Tất Tố là “một tay ngôn luận xuất
sắc trong đám nhà Nho”[44], trong các tác phẩm của ông luôn có sự khám phá sâu
xa, là những dự cảm, phát ngôn, hiện thân của những vấn đề về đất nước, nhân dân,
Tác giả đã để lại cho đời rất nhiều tác phẩm: Tắt đèn, Lều chõng…Đặc biệt tác
phẩm Lều chõng một cuốn tiểu thuyết cùng với thời gian nó là tài sản đáng giá của
văn chương nước nhà vì nó phản ánh sâu sắc thực tế chế độ khoa cử của Việt Nam
thời kì phong kiến bằng cách dựng lên một bức tranh chân thực và sinh động về chế
độ giáo dục cũ xưa, giáo điều dưới triều nhà Nguyễn.
Tác phẩm Lều chõng là cuốn tiểu thuyết về giáo dục và khoa cử thời phong kiến
triều Nguyễn, đã nhanh chóng trở thành tác phẩm nổi tiếng của Ngô Tất Tố với
những giá trị sâu sắc về nội dung, độc đáo về nghệ thuật. Tác phẩm trở thành tâm
điểm cho những luồng ý kiến khác nhau của đông đảo giới phê bình văn học. Xung
quanh vấn đề về loại thể của tiểu thuyết đã có nhiều ý kiến cho rằng đây là tiểu
thuyết hiện thực, tiểu thuyết phong tục, tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tư liệu…
Bên cạnh những bài viết đề cao, biểu dương tác phẩm Lều chõng, có không ít tác giả
phê phán phủ nhận, các ý kiến cho rằng Lều chõng là tác phẩm phục cổ, ca ngợi quá


17


khứ có những ý kiến cho rằng Lều chõng là sự hoài vọng, lưu luyến của tác giả với
quá khứ. Thế Phong cho rằng: “Lều chõng là cuốn truyện hoài vọng dĩ vãng, một dĩ
vãng vàng son của một thế hệ nho sĩ qua đi, hình ảnh đặc sắc của khoa thi cuối
cùng” [111]. Tác phẩm Lều chõng cũng được đánh giá, của các nhà nghiên cứu, các
học giả về mặt nghệ thuật nhưng không sôi động như vấn đề thể loại và nội dung,
Vũ Ngọc Phan đã nhận xét như sau: “Đạt đến một trình độ cao về nghệ thuật”,
“không một chỗ nào xuống đến độ tầm thường”[110].
Tắt đèn của Ngô Tất Tố phơi bày đến tận cùng bản chất xấu xa, bẩn thỉu của chế
độ thực dân phong kiến Việt Nam, đặt ra một vấn đề bức xúc trong xã hội đương
thời đó là: thuế đánh vào việc làm người ở trên đời và thuế đánh vào cả người chết.
Tác phẩm đã bênh vực quyền sống của người nông dân. Ngay từ khi ra đời Tắt đèn
đã được dư luận và báo chí tiến bộ đánh giá cao.
Vũ Trọng Phụng, đã nhận xét: " Tắt đèn xứng đáng là áng văn mới mẻ nhất về
loại văn chương xã hội ngày nay", " một thiên kiệt tác hoàn toàn phụng sự dân
quê…khiến người đọc phải có những tư tưởng cải tạo xã hội"[115]. Phú Hương
đánh giá tác giả Tắt đèn qua việc mô tả sinh động: “ những sự tàn bạo ghê gớm,
những chuyện hà lạm hèn mạt, những cảnh đói nghèo tai hại" ở nông thôn, và
khẳng định viết về cuộc đời người nông dân sau lũy tre xanh thì "Tắt đèn đã rất
thành công" [57].
GS.TS Trần Đăng Suyền đã nhận xét: "Tiểu thuyết Tắt đèn (1939) xuất hiện đã
đáp ứng được một vấn đề thời sự nóng trong thời kỳ mặt trận Dân chủ: vấn đề nông
dân, đặc biệt là vấn đề sưu thuế. Ở đây, có thể nói, yêu cầu của thời đại đã bắt gặp
sự thôi thúc bên trong của chính nhà văn. Tiếng nói nghệ thuật của Ngô tất Tố trong
Tắt đèn đã hoà cùng tiếng nói đòi cải cách dân chủ, đấu tranh đòi giải quyết vấn đề
đời sống nông dân của toàn xã hội" [128]. Có hàng chục bài viết của các nhà văn,
nhà nghiên cứu, các luận án tiến sĩ, thạc sĩ quan tâm tới các khía cạnh khác nhau của
Tắt đèn như: GS Nguyễn Đăng Mạnh, GS Phong Lê, PGS Nguyễn Hoành Khung,
GS Hà Minh Đức, Nguyên Hồng, Nguyễn Tuân, Nguyễn Công Hoan, Vũ Bằng,
Nguyễn Đức Đàn, Phan Cự Đệ, Như Phong, Hồng Chương…Trong bảy thập kỷ



18

qua, Tắt đèn đã được tái bản nhiều lần càng khẳng định được giá trị của tác phẩm ở
những tầng cao hơn, tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm.
Trong khoảng thời gian này, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng cũng đã khiến cho người
đọc phải suy nghĩ và cảm động về cuộc đời của những con người sống ở nơi đô thị
phồn hoa, lộng lẫy nhưng đầy bất hạnh, một thế giới chưa từng được khám phá
trong văn học nước ta bấy giờ. Nhà văn Bùi Hiển nhận xét: tác phẩm "đã mở ra
trước mắt người đọc một thế giới hầu như chưa được khám phá trong văn học ta
cho đến lúc bấy giờ" [52, tr. 278].
Vũ Ngọc Phan cho rằng đây là: "Một cuốn tiểu thuyết về đời truỵ lạc của bọn ăn
cắp, nhưng có một tính cách nửa tâm lý, nửa xã hội, làm cho người đọc phải suy
nghĩ và cảm động" [109, tr.40]. Nguyễn Văn Dân đã nhận xét về Bỉ vỏ như sau: " Là
cả một bản hoà tấu dành cho nhạc cụ tâm lý, khi thống thiết, khi bi ai, khi căm giận,
khi thương cảm. Ở thời kỳ này, sức mạnh của Nguyên Hồng là yếu tố tâm lý. Khi
cần nhấn mạnh chỗ nào, ông chỉ việc gia tăng yếu tố cảm xúc tâm lý lên thôi. Tính
chất đa tâm lý đó lại không thể vượt quá ngưỡng tâm lý của người đọc. Nó chỉ làm
tăng biên độ xúc cảm chứ không hề vượt quá tần số của người đọc" [26,tr.88].
Bút nghiên của Chu Thiên lại đề cập đến một vấn đề của xã hội đó là cái lối đi
học, đi thi của ông cha ta ngày xưa. Chu Thiên là tác giả mấy tập lịch sử tiểu thuyết
nhưng ông được người đọc chú ý đến một cách đặc biệt từ khi quyển Bút nghiên ra
đời. Viết về Bút nghiên của Chu Thiên, Vũ Ngọc Phan có nhận định sau: " Tuy có
một vài khuyết điểm ở trên, quyển Bút nghiên, của Chu Thiên đáng kể là một quyển
sách viết rất công phu. Về đường nghệ thuật - nếu xét về phương diện tiểu thuyết Bút nghiên không bằng được quyển Lều chõng của Ngô Tất Tố, nhưng về mặt khảo
cứu về những cách học hành của ông cha chúng ta thủa xưa thì Bút nghiên cũng
khá đầy đủ"[110].
1.2.2. Về tiểu thuyết phóng sự giai đoạn từ 1945 đến 1975
Giai đoạn này tiểu thuyết phóng sự đã gặt hái được thành công ở một số tác

phẩm tiêu biểu của Nguyễn Khải, Hồ Phương, Nguyễn Đình Thi...Hầu hết những ý
kiến phê bình và nhận xét đều khẳng định hướng đổi mới trong phong cách sáng tác


19

của các tác giả. Trong đó, các tiểu thuyết của Nguyễn Khải thu hút được sự quan
tâm khá đặc biệt của dư luận.
Với Xung đột nhà văn Vũ Tú Nam nhận xét: "Xung đột không có một cốt truyện
với những nhân vật chính phát triển trọn vẹn từ đầu tới cuối. Từng phần của truyện
tách rời ra vẫn có một giá trị độc lập. Đây đúng là những trang ghi chép, phác họa
về người, về việc theo sát cuộc sống thực đang diễn biến phức tạp theo thời gian",
"Xung đột là một tác phẩm có nhiều sáng tạo. Trong đó, ngòi bút Nguyễn Khải đã
mang một sắc thái riêng. Với lối kể chuyện ít lời, sáng sủa, hấp dẫn, lúc châm biếm,
lúc thơ mộng (…), với khả năng phác họa nhanh, sắc, phân tích đi sâu vào người và
việc, Nguyễn Khải thật có phong thái của một người viết tiểu thuyết, có khả năng
hiện thực đáng quý" [98]. Khi đọc Xung đột (Phần II) của Nguyễn Khải nhà văn Hồ
Phương đã chỉ ra và khẳng định những ưu điểm của tác phẩm: "Chỉ bằng một vài
nét gọn gàng thôi, Nguyễn Khải đã dựng, đã miêu tả lên được những nhân vật có
da, có thịt, cá tính rõ ràng và sinh động lạ thường (…), như những người đang
sống, đang hoạt động ở ngay trước mặt chúng ta vậy (…). Bất cứ con người nào,
việc gì trên trang sách của anh đều phải có góc, có cạnh, có màu sắc rực rỡ rõ rệt
(…), ngay trong khi tả cảnh, Nguyễn Khải cũng đã vẽ nên được những nét độc đáo,
mới mẻ, đầy sức gợi cảm và để lại những ấn tượng khó phai mờ trong lòng người
đọc" [114]. Nguyễn Huệ Chi cũng đưa ra một cách nhìn khác: "Chỗ đặc biệt của
Nguyễn Khải là một cách nhìn sâu, một khả năng phát hiện vấn đề nhạy bén.
Nguyễn Khải đã có ngòi bút hiện thực tương đối nghiêm ngặt" [19] .
Chủ tịch huyện của Nguyễn Khải đã nêu lên những vấn đề đang diễn ra hàng
ngày ở nông thôn Việt Nam sau hòa bình. Khi nhận xét về phong cách Nguyễn
Khải, Phan Hồng Giang đã chỉ ra nét nổi bật của tác phẩm đó là: "Tính vấn đề của

con người và sự kiện", và ông cũng chỉ ra rằng ngòi bút của Nguyễn Khải: "Không
né tránh những sự thật không đẹp mắt, không bùi tai" và "ghi nhận được những sự
việc tự nó chứa đựng tiếng cười"… [48]. Nhà nghiên cứu Song Thành nhận xét về
tác phẩm Đường trong mây như sau: "Đường trong mây được Nguyễn Khải viết khá
đều tay, một số trang đọc hấp dẫn vì có nhiều chi tiết mới lạ, nhiều sự kiện lý thú,


20

và khám phá thông minh, kết luận sắc sảo (…). Có chương xuất sắc (…), có những
câu thật cảm động (…), có những hình ảnh đẹp, rất thơ (…). Nhưng sao đọc Đường
trong mây, tôi vẫn cảm thấy không thỏa mãn (…) hình như vì sự chững lại trong
bước đi của anh. (…), người đọc mong đợi ở anh hơn thế bởi vì cuộc sống mỗi ngày
một đổi mới…" Song Thành cũng đặt ra một vấn đề với tiểu thuyết đương thời: "Đã
đến lúc không nên để chậm nữa, văn học ta cần có ngay những cuốn tiểu thuyết
xứng đáng với tầm vóc thời đại của mình" [136]. GS Nguyễn Đăng Mạnh lại cho
rằng: Đường trong mây: "Thiên về lý trí", "trừ một vài đoạn có màu sắc trữ tình
cảm động (…), còn nhìn chung Đường trong mây trầm và hơi khô" GS Nguyễn
Đăng Mạnh đi đến khái quát về ngòi bút Nguyễn Khải: "Với một cơ sở nhận thức
chính trị chắc chắn, anh biết dựa theo chiều hướng phát triển tất yếu của hiện thực,
của thời đại để tìm hiểu, suy nghĩ, khám phá, và tham gia bàn bạc các vấn đề trên
tinh thần trách nhiệm của một ngòi bút chiến đấu. Anh lại có khả năng quan sát, ghi
nhận mau lẹ và thể hiện tốt. Anh cũng biết làm chủ tư liệu của mình để chế biến và
sử dụng đúng chỗ, đúng lúc vào những chủ đề thích hợp" [95]. Viết về người chiến
sĩ trong Chiến sĩ Ngô Thảo đã nhận xét: "Chiến sĩ không phải là câu chuyện về
những bước thăng trầm của một anh lính đi lạc", "Chiến sĩ như tập trung thể hiện
đời sống bên trong của người lính" Ngô Thảo cũng khẳng định: "Với Chiến sĩ,
Nguyễn Khải đã ghi được một nét khá tiêu biểu của người lính chống Mỹ" [142].
Ngoài những tác phẩm kể trên, còn một số tác phẩm như: Cái sân gạch của Đào Vũ,
Đi bước nữa của Nguyễn Thế Phương, Vào đời của Hà Minh Tuân…được một số

nhà nghiên cứu và phê bình nhận xét, đánh giá ở những cung bậc khác nhau nhưng
chúng tôi không dành thời lượng nghiên cứu sâu.
1.2.3. Về tiểu thuyết phóng sự giai đoạn từ 1975 đến hết thế kỷ XX
Tiểu thuyết phóng sự trở lại thu hút quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình bởi
sự xuất hiện của những tên tuổi tiêu biểu như: Nguyễn Mạnh Tuấn, Ma Văn Kháng,
Nguyễn Khải, Xuân Cang, Nguyễn Khắc Trường…Hà Xuân Trường nhận định:
“Điều đáng mừng cho sự phát triển của nền văn xuôi nước ta là cùng với sự cố
gắng đổi mới văn chương, đổi mới phong cách là sự khám phá, sự suy tư, trên nhiều


21

vấn đề của cuộc sống, sự phanh phui trên nhiều mặt những tính cách của con người
đã chiến đấu hôm qua và những con người đang xây dựng cuộc sống mới hôm nay”
[150]. Một trong những bước chuyển mình đầu tiên của văn xuôi thời đổi mới, đó là
tiểu thuyết phóng sự của Nguyễn Mạnh Tuấn, anh đã xông xáo, không e ngại, né
tránh những vấn đề bức xúc của cuộc sống với những tác phẩm gây xôn xao dư luận
và nổi bật trong văn đàn như: Những khoảng cách còn lại, Đứng trước biển, Cù lao
Tràm. Năm 1982 xuất hiện tiểu thuyết Đứng trước biển. Trên báo chí đã có hàng
loạt bài nghiên cứu, phê bình và giới thiệu. Nhìn chung các bài viết dù ở lĩnh vực,
khía cạnh, thời điểm nào cũng đều khẳng định sự thành công nổi bật của Nguyễn
Mạnh Tuấn, đó là anh đã dũng cảm xông thẳng vào các vấn đề cấp bách, nổi cộm và
đầy gai góc, phức tạp của đời sống hiện thực, đánh giá cao tính chiến đấu, kịp thời
của tác phẩm. Tôn Phương Lan nhận xét: “cái chính yếu hơn để Đứng trước biển có
sức hấp dẫn vẫn là nó đã đặt ra và giải quyết được những vấn đề nóng bỏng đang
là những nỗi niềm băn khoăn mong đợi của nhiều người”[69].
Xuân Thiều cho rằng: “Nguyễn Mạnh Tuấn có cái nhìn khá tỉnh táo. Nói cái tích
cực mà không lên gân, lên cốt, nói cái tiêu cực mà cũng không hốt hoảng, không la
lối om sòm. Sự miêu tả có mức độ bao gồm tính lôgic bên trong ấy đã phản ánh xã
hội một cách trung thực” [143, tr.87]. Bên cạnh các nhà nghiên cứu văn học, bạn

đọc Lê Nhật Quang (Viện kinh tế học) cũng có ý kiến: “Đứng trước biển đã phả vào
các quan điểm lý luận kinh tế, hơi vị nồng ấm của thực tiễn khiến cho lý luận giảm
phần kinh viện, tước bỏ phần xơ cứng. Tôi muốn có lời mời anh chị làm nghề
nghiên cứu hoặc quản lý kinh tế ở trình độ như tôi nghĩa là còn kém cỏi, còn phải
khổ luyện nhiều, xin hãy tìm đến các nhân vật chính diện của Đứng trước biển mà
học, học cách suy nghĩ, cách tổ chức hành động, cách phục vụ cách mạng trên mặt
trận kinh tế trong đó quan trọng nhất là cách phát hiện, trân trọng, bảo vệ, bồi
dưỡng những con người trung thực, có tài năng” [117, tr.61]. Ngoài việc chỉ ra
những thành công của tác phẩm đó là tinh thần nhập cuộc của nhà văn vào các vấn
đề gai góc của xã hội, một số bài viết đã chỉ ra những hạn chế của Đứng trước biển
đặc biệt là mặt nghệ thuật. Đỗ Ngọc Thạch đã nhận định: “so với Những khoảng


22

cách còn lại thì Đứng trước biển quả có kém đi sự uyển chuyển và không dễ đọc
liền một hơi” [133, tr.80]. Từ Sơn nhận xét: “Tôi không cho rằng Đứng trước biển
là một tác phẩm toàn bích. Nó còn những chỗ non yếu, những chỗ đáng lẽ có thể thể
hiện tốt hơn. Tỉ như đoạn kết và một vài chương còn chưa “nhuyễn” còn gây nên một
cảm giác giả tạo. Tự thoại của một số nhân vật còn mang dáng dấp“văn hoa của tác
giả…” [120, tr.64].
Hai năm sau, xuất hiện tiểu thuyết phóng sự Cù lao Tràm, vừa ra đời, tác phẩm
đã gây xôn xao dư luận bạn đọc cả nước. Trên báo chí hàng loạt bài viết về Cù lao
Tràm của Nguyễn Mạnh Tuấn, tác phẩm đã trở thành một hiện tượng độc đáo trên
văn đàn những năm tám mươi, thành tiêu điểm cho các nhà phê bình, nghiên cứu.
Các bài viết giới thiệu Cù lao Tràm và đánh giá cao thành công nổi bật của tác giả
trong việc phản ánh và lý giải hàng loạt vấn đề xã hội cấp bách ở nông thôn Nam
Bộ. Tác giả Lâm Tùng trên báo Nhân dân đã khẳng định: “Cù lao Tràm - một hiện
tượng mới trong văn học”, “Nguyễn Mạnh Tuấn là một cây bút hăng hái và táo bạo,
xông xáo vào những vấn đề gay go nhất, trực tiếp nhất…đó là một khuynh hướng

tiểu thuyết rất đáng khuyến khích” [156, tr.79].
Báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng đã liên tiếp trích đăng tiểu thuyết
Cù lao Tràm. Việc trích đăng tác phẩm trên báo Nhân dân là “một hiện tượng ngoại
lê,ê hiếm thấy lại mô êt lần nữa chứng tỏ Cù lao Tràm thực sự là “ mô êt hiện tượng mới
trong văn học” [7]. Báo Sài Gòn giải phóng cũng xuất hiện một loạt bài cổ vũ tác
phẩm Cù lao Tràm…[8].
Dương Trọng Dật khẳng định: “Cù lao Tràm - niềm tin mãnh liêtê vào nông thôn
mới XHCN…Nguyễn Mạnh Tuấn quả có sự kết hợp nhịp nhàng giữa giác quan
nhạy bén của người nghệ sĩ và tầm nhìn sâu rộng của người hoạt động xã hội” [27,
tr.9]. Lê Phú Khải cũng cho rằng:“Cù lao Tràm đã vẽ lên một bức tranh toàn cảnh,
đặc sắc về nông thôn Nam Bộ…đã thở được hơi thở của nông thôn Nam Bộ, đã
nhận diện được đầy đủ các thế lực đang cản trở bước cải tạo nông thôn XHCN ở
Nam Bộ” [61, tr.18]. Qua đó, chúng ta nhận thấy một điều không thể chối bỏ: hiệu
ứng xã hội dành cho tiểu thuyết của Nguyễn Mạnh Tuấn rất lớn và một lần nữa


×