MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Các ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau là cơ quan tham mưu, giúp
việc cho huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo, tiến hành công tác tuyên truyền, giáo
dục, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân viên trong huyện chấp hành
đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị
của huyện ủy, tỉnh ủy, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an
ninh, chăm lo đời sống, phát huy quyền làm chủ, giữ vững, tăng cường quan
hệ gắn bó mật thiết với nhân dân. Chất lượng, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo công
tác tư tưởng của huyện phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của ban tuyên giáo
huyện ủy. Công tác tư tưởng, lý luận của đảng bộ huyện có được tiến hành và
nâng cao chất lượng hay không cũng phụ thuộc rất lớn vào hoạt động chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện của ban tuyên giáo huyện ủy.
Tuyên truyền miệng (TTM) là hình thức, phương pháp cơ bản của công
tác giáo dục chính trị, tuyên truyền – cổ động, bộ phận cơ bản, quan trọng hợp
thành công tác tư tưởng của Đảng và Nhà nước ta. Chỉ đạo, hướng dẫn, tiến
hành công tác TTM là chức năng, nhiệm vụ của các ban tuyên giáo huyện ủy
ở tỉnh Cà Mau. Công tác TTM của các ban tuyên giáo huyện ủy có vị trí, vai
trò đặc biệt quan trọng trong tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên; xử lý, giải quyết tình hình tư
tưởng; góp phần tạo sự đồng thuận xã hội; giác ngộ, vận động, tập hợp, cổ vũ,
động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện tích cực thực hiện đường
lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội
củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng Đảng,
xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị ở các huyện của tỉnh Cà Mau.
Chất lượng công tác TTM ở các huyện của tỉnh Cà Mau phụ thuộc quyết định
vào năng lực chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện của các ban tuyên giáo
3
huyện ủy. Nâng cao chất lượng công tác TTM ở các đảng bộ huyện của tỉnh
Cà Mau là trách nhiệm hàng đầu của các ban tuyên giáo huyện ủy.
Đảng ta luôn đặc biệt quan tâm lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác
TTM của các ban tuyên giáo đảng ủy các cấp. Ngày 15 tháng 10 năm 2007
Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa X đã ban hành chỉ thị số 17 CT/TW về
tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác TTM trong tình
hình mới. Ngày 03 tháng 12 năm 2010 Ban Bí thư tiếp tục ban hành Quyết
định số 340/QĐ-TW về Quy chế cung cấp thông tin phục vụ công tác tuyên
truyền miệng của Đảng. Điều đó càng khẳng định tính cấp thiết phải nâng cao
chất lượng công tác TTM của các ban tuyên giáo nói chung, đặc biệt là công
tác TTM của các ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau.
Trong thời gian qua các ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau đã
thường xuyên quán triệt, cụ thể hóa, tổ chức thực hiện có hiệu quả các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, của Tỉnh ủy, huyện ủy về công tác TTM, tích cực đổi
mới, hoàn thiện nội dung, phương pháp TTM, không ngừng nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác TTM, góp phần tuyên truyền, phổ biến kịp thời chủ
nghĩa Mác – Lê nin, học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị của các huyện ở tỉnh Cà Mau. Tình hình chính trị, tư
tưởng, văn hóa ở các huyện của tỉnh Cà Mau tiếp tục ổn định vững chắc và
ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên, thực tiễn công tác TTM, đặc biệt là đổi
mới, nâng cao chất lượng công tác TTM của các ban tuyên giáo huyện ủy ở
tỉnh Cà Mau hiện nay đang gặp không ít khó khăn, lúng túng, hạn chế, khuyết
điểm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng, phức tạp của tình hình,
nhiệm vụ, đang đặt ra nhiều vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu, giải quyết.
Từ những lý do trên tác giả xin chọn vấn đề: “Nâng cao chất lượng
công tác tuyên truyền miệng của ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau giai
4
đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng và
chính quyền nhà nước. Đây là vấn đề cơ bản, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
* Một số công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách
- Vũ Ngọc Am (2008), Cẩm nang nghiệp vụ công tác tuyên giáo, Nxb
Lý luận chính trị, HN.
- Lương Hoàng Anh (2009), Chất lượng công tác TTM của các đảng
bộ huyện ở tỉnh Kiên Giang, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, HN.
- Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ
công tác tuyên giáo cơ sở, Nxb Lao động - xã hội, HN.
- Ban Tuyên giáo Trung ương (2008), Chương trình bồi dưỡng chuyên
đề công tác TTM, BCV, Nxb Lao động - xã hội, HN.
- Hoàng Quốc Bảo (2006), Học tập phương pháp tuyên truyền cách
mạng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, HN.
- Nguyễn Đức Bình (2001), Một số vấn đề về công tác lý luận, tư tưởng
và văn hoá, Nxb Chính trị quốc gia, HN.
- Trần Thị Anh Đào (2009), CTTT trong sự nghiệp CNH,HĐH, Nxb
Chính trị quốc gia, HN.
- Lương Khắc Hiếu (chủ biên - 2008), Nguyên lý CTTT, tập 1,2, Nxb
Chính trị quốc gia, HN.
- Nguyễn Đình Lương (1999), Nghề báo nói, Nxb Văn hóa - Thông tin, HN
- E.A. Nôgin (1984), Nghệ thuật phát biểu miệng, Nxb Sách giáo khoa
Mác - Lênin, HN.
- Phạm Quang Nghị (chủ biên - 1996), Một số vấn đề lý luận và nghiệp
vụ CTTT, Nxb Chính trị quốc gia, HN.
- Ngô Văn Thạo (2008), Nghiệp vụ công tác tuyên giáo, Nxb Văn hóa -
5
Thông tin, HN.
- Phạm Tất Thắng (2010), CTTT, lý luận thời kỳ đổi mới - Thực trạng,
quan điểm và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, HN.
- Vũ Hồng Huy (2012) “Truyền thông đại chúng và chính sách công ở
Việt Nam hiện nay”, Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ IV.
* Một số luận văn đã được bảo vệ trong thời gian gần đây
- Nguyễn Thế Chuyền (2011), Đổi mới hoạt động BCV cấp ủy tỉnh
Hưng Yên hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, HN.
- Phan Thanh Dũng (2006), Nâng cao năng lực của đội ngũ BCV tỉnh
tiền Giang hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, HN.
- Phan Tuyết Lệ (2010), Phát huy vai trò TTM qua hoạt động của đội
ngũ BCV tỉnh Cà Mau hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, HN.
- Lâm Quang Minh (2011), Chất lượng công tác TTM của các đảng bộ
quận ở Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Chính
trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, HN.
- Ngô Đình Quy (2011), Chất lượng công tác TTM của Đảng bộ
phường ở quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, Luận văn Thạc sĩ
Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, HN.
- Vũ Văn Vở (2009), Chất lượng công tác TTM của các đảng bộ huyện
ở tỉnh Hải Dương, Luận văn Thạc sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc
gia Hồ Chí Minh, HN.
* Một số bài đăng trên các tạp chí
- Hoàng Quốc Bảo (2002), Tính dễ hiểu - Một đặc trưng cơ bản trong
phương pháp tuyên truyền Hồ Chí Minh, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 7, HN
6
- Hà Đăng (1994), Đổi mới và tăng cường hoạt động BCV, góp phần
nâng cao hiệu quả CTTT, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 10, HN.
- Hồ Văn Hoàng (2004), Vai trò của đội ngũ BCV với phát triển bền
vững, Tạp chí Tư tưởng - Văn hóa, số 10, HN.
- Ngô Văn Thạo (2002), Đổi mới công tác TTM và hoạt động BCV
trong tình hình mới, Tạp chí Tư tưởng - văn hóa, số 7, HN.
- Trương Minh Tuấn (2012), Nâng cao tính thuyết phục của công tác
TTM trong tình hình mới, Tạp chí Tuyên giáo, HN.
- Lê Văn Yên (2012), Học cách làm việc của Bác Hồ, Nxb Văn hóa dân
tộc, HN.
Với quy mô và góc độ nghiên cứu, tiếp cận khác nhau, các công trình
khoa học nói trên đã nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa những quan điểm của
chù nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính
sách của Đảng và Nhà nước về công tác tư tưởng, lý luận nói chung, công tác
tuyên truyền nói riêng; xác định cơ sở lý luận, thực tiễn, phản ánh toàn cảnh
thực trạng công tác tuyên truyền miệng của Đảng và hệ thống chính trị, các
cấp, các ngành, các địa phương; đề xuất hệ giải pháp toàn diện, đồng bộ,
phong phú, đa dạng trong tổ chức, lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn và
tiến hành công tác tuyên truyền miệng, nâng cao chất lượng, hiêu quả công
tác tuyên truyền miệng của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, các đoàn
thể, các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương, cơ sở.
Nhiều công trình nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống những quan
điểm của chù nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác tuyên truyền miệng, đi sâu nghiên cứu, quán triệt, cụ thể hóa quan điểm,
tư tưởng, nghệ thuật tuyên truyền miệng của Hồ Chí Minh, tìm tòi, phát triển
những đặc sắc tuyên truyền miệng của Hồ Chí Minh, đề xuất nội dung, biện
pháp ứng dụng thực hiện quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh về công tác tuyên truyền miệng. Cũng có nhiều công trình đi sâu
7
nghiên cứu quán triêt, cụ thể hóa và đề xuất giải pháp thực hiện quan điểm,
đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tuyên truyền miệng.
Rất nhiều công trình nghiên cứu về cơ chế, tổ chức, bố máy lãnh đạo, quản lý,
chỉ đạo, tiến hành công tác tuyên truyền miệng, Có công trình đi sâu nghiên
cứu công tác tuyên truyền miệng của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức
năng, cơ quan chuyên trách của Đảng. Bên cạnh đó có nhiều công trình lại
bàn về công tác tuyên truyền miệng của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể, các cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa – thông tin.
Trên phương diện khác, có rất nhiều công trình đi sâu nghiên cứu khoa
học, nghệ thuật tuyên truyền miệng, tìm hiểu, làm sáng tỏ khái niệm, nội
dung, phương thức, lực lượng, công cụ, phương tiện tuyên truyền miệng.
Nhiều công trình nghiên cứu, biên soạn thành sách, giáo trình, tài liệu phục vụ
cho giảng dạy, học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền miệng. Không ít
công trình nghiên cứu về chất lượng, nâng cao chất lượng công tác tuyên
truyền miệng của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chuyên trách, các cấp,
các ngành, các địa phương.
Tác giả luận văn xin học tập và kế thừa,vận dụng kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học nói trên trong quá trình xây dựng luận văn. Tuy
nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu thật sự cơ bản, hệ thống về nâng
cao chất lượng công tác tuyên truyền miệng của các ban tuyên giáo huyện ủy
ở tỉnh Cà Mau. Vì vậy đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng và
chính quyền Nhà nước của tác giả đã lựa chọn là vấn đề mới, không trùng lặp
với những luân văn, luận án đã bảo vệ và những công trình nghiên cứu khoa
học đã nghiệm thu.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, trên cơ sở đó đề xuất yêu cầu
và giải pháp nâng cao chất lượng công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy
8
ở tỉnh Cà Mau hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận về công tác TTM và chất lượng công tác
tuyên truyền miệng của ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau
- Đánh giá đúng thực trạng nguyên nhân, khái quát kinh nghiệm nâng
cao chất lượng công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau.
- Xác định yêu cầu, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng công tác
TTM của ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là chất lượng công tác TTM của
ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận,
thực tiễn, thực trạng, kinh nhiệm, yêu cầu, giải pháp nâng cao chất lượng
công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau.
- Phạm vi đối tượng điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn là các ban
tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau.
- Phạm vi thời gian điều tra, khảo sát thực tiễn, sử dụng tư liệu, tài liệu
được giới hạn từ năm 2010 đến nay
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lê
Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng về công tác tư
tưởng, lý luận nói chung, công tác tuyên truyền miệng nói riêng.
* Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của đề tài là hiện thực công tác TTM của các ban tuyên
giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau; hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo công tác TTM của
9
các huyện ủy Cà Mau; các báo cáo tổng kết công tác xây dựng và hoạt động
động lãnh đạo của các huyện ủy, ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau về
công tác TTM; kết quả điều tra, khảo sát, tổng kết thực tiễn và kinh nghiệm
công tác ở ban tuyên giáo huyện ủy của tác giả.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin, luận văn sử
dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành xây dựng
Đảng và chính quyền nhà nước, đặc biệt là phương pháp lô gích – lịch sử hệ
thống – cấu trúc; phân tích – tổng hợp, thống kê, so sánh điều tra xã hội học,
tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần phát triển, hoàn thiện lý luận công
tác tư tưởng của Đảng, cung cấp luận cứ khoa học cho các huyện ủy ở tỉnh Cà
Mau nghiên cứu, tham khảo xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo
nâng cao chất lượng công tác TTM của các ban tuyên giáo huyện ủy trong
thời kỳ mới.
Kết quả nghiên cứu đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu,
tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy môn công tác tư tưởng của Học
viện báo chí và tuyên truyền, các trường chính trị tỉnh, thành phố.
7. Kết cấu của đề tài
Gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
nghiên cứu, tham khảo và phụ lục.
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG CÔNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG CỦA BAN TUYÊN GIÁO HUYỆN ỦY
Ở TỈNH CÀ MAU
1.1. Những vấn đề cơ bản về công tác tuyên truyền
miệng và chất lượng công tác tuyên truyền miệng của ban
tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau
1.1.1. Ban tuyên giáo huyện ủy và những vấn đề cơ bản về công tác
tuyên truyền miệng của ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau
* Khái quát điều kiện địa lý, tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội các
huyện ở tỉnh Cà Mau
Điều kiện địa lý, tự nhiên
Cà Mau là tỉnh cực Nam của Tổ quốc, được tách ra từ tỉnh Minh Hải
thành hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu từ ngày 1-1-1997, là một trong những tỉnh
thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long và nằm trên bán đảo Cà Mau. Cà Mau
phía Bắc giáp hai tỉnh Kiên Giang và Bạc Liêu, Phía Đông, Nam và Tây giáp
biển. Cà Mau là tỉnh duy nhất trong vùng và cả nước có ba mặt giáp biển trải
dài từ biển Đông sang biển Tây với bờ biển dài 254 km. Toàn tỉnh có diện
tích là 5.329,5 km2, là tỉnh có diện tích vào loại lớn trong vùng Đồng bằng
sông Cửu Long, chỉ sau tỉnh Kiên Giang.
Đất đai của các huyện ở tỉnh Cà Mau là miền đất trẻ, mới được khai
phá sử dụng, có độ phì trung bình khá, hàm lượng chất hữu cơ cao. Diện
tích trồng rừng là 100.600 ha, diện tích trồng lúa là 130.515 ha, diện tích
nước ngọt là 32.000 ha. Đất lâm nghiệp chiếm 30% diện tích, chủ yếu rừng
đước, tràm ven biển. Các huyện ở Cà Mau có hai khu rừng ngập nước là
rừng tràm U Minh hạ và rừng đước Năm Căn, Ngọc Hiển. Khoáng sản có
than bùn và nguồn hải sản phong phú. Cà Mau là tỉnh có địa hình đồng
bằng duyên hải, trũng, thấp, bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, đất bị nhiễm
11
phèn mặn. Các huyện ở Cà Mau mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió
mà, cận xích đạo, với nền nhiệt độ cao thuộc loại trung bình trong khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long.
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch ở các huyện ở tỉnh Cà Mau chằng chịt
như mạng nhện, có 87 cửa sông lớn, nhỏ thông ra biển với tổng chiều dài hơn
9.000 km. Những con những sông lớn như Bảy Háp, Ông Đốc, Cửa Lớn,
Đầm Dơi, Gành Hào và nhiều kênh rạch chảy qua, rất thuận lợi cho việc phát
triển giao thông bằng đường thủy. Sông ngòi, kênh rạch ở các huyện của tỉnh
Cà Mau đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân bản xứ. Nó gắn
liền với mọi sinh hoạt, cách ứng xử, hình thành nên các tục lệ, tín ngưỡng mang
đậm tính sông nước và hình thành nên nét văn hoá đặc trưng. Chính những đặc
điểm này, đã hình thành nên một Cà Mau thích ứng với điều kiện địa lý tự nhiên
của cộng đồng dân cư vùng sông nước.
Điều kiện kinh tế
Mũi Cà Mau là địa danh có ý nghĩa kinh tế, chính trị thiêng liêng đối
với nhân dân cả nước, có tầm chiến lược về quốc phòng - an ninh, thuận lợi
phát triển kinh tế biển. Các tài nguyên đất đai, khí hậu, nguồn nước tương đối
thuận lợi, là tiềm năng lớn để phát triển kinh tế ngư - nông - lâm nghiệp, tạo
nguồn nguyên liệu để phát triển công nghiệp chế biến xuất nhập khẩu và tham
quan, du lịch gắn với du lịch sinh thái, biển đảo.
Nằm trong vòng cung đường biển của nhiều trung tâm phát triển của
khu vực Đông Nam Á với nhiều hòn đảo: Hòn Khoai, Hòn Chuối, Hòn Đá
Bạc…, có vị trí chiến lược quan trọng, là cầu nối để khai thác biển, ven biển
và là tiền tuyến bảo vệ Tổ quốc. Cà Mau có ngư trường rộng trên 80.000 km 2,
tài nguyên biển phong phú với nhiều loại thủy hải sản quý hiếm, có trữ lượng
lớn, khả năng khai thác khoảng 250.000 tấn/năm. Cà Mau có tiềm năng khá
lớn về dầu khí trong lòng biển, trữ lượng tiềm năng khoảng 172 tỷ m 3, đã phát
hiện 30 tỷ m3, sản lượng khai thác có thể đạt 8,25 tỷ m 3/năm. Vùng ven biển
12
Cà Mau có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng với hệ sinh thái rừng
ngập mặn và rừng ngập lợ trên 145.600 ha, chiếm 36,9% diện tích đất rừng
vùng Đồng bằng sông Cửu Long, diện tích nuôi trồng thủy sản là 179.000 ha,
diện tích mặt nước tự nhiên là 15.765 ha, nên có điều kiện phát triển kinh tế
lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, du lịch sinh thái, nghiên cứu
khoa học.
Trong mối quan hệ với khu vực, các huyện ở tỉnh Cà Mau là một trong
bốn tiểu vùng kinh tế đang được quy hoạch xây dựng thành vùng kinh tế động lực
của Đồng bằng sông Cửu Long; là điểm đến của một số tuyến quốc lộ và tuyến
đường thủy quan trọng. Với dự án Tiểu vùng Mê Công mở rộng thì Cà Mau được
xác định nằm trong hành lang phát triển phía nam Băng Cốc - Phnômpênh - Hà
Tiên - Cà Mau. Với dự án cụm công nghiệp khí - điện - đạm đang được Trung
ương đầu tư và đưa vào sử dụng, Cà Mau thực sự trở thành một cực phát triển của
tứ giác Cà Mau - Cần Thơ - An Giang - Kiên Giang và có khả năng hợp tác phát
triển một số lĩnh với các tỉnh, thành phố khu vực như: liên kết khai thác du lịch lữ
hành, tổ chức các tour du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, cung cấp lao động cho các
khu công nghiệp.
Sau khi tái lập tỉnh, tình hình kinh tế - xã hội ở các huyện, xã, phường,
thị trấn có những bước phát triển, cơ cấu kinh tế có sự phát triển đa dạng, có cả
nông, lâm nghiệp, thủy sản, dịch vụ và công nghiệp, song kinh tế nông nghiệp
vẫn là chủ yếu, tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm 63,40%, công nghiệp
xây dựng chiếm 16,96%, dịch vụ 19,64%. Kết cấu hạ tầng kinh tế còn yếu
kém, thu nhập bình quân đầu người là 296 USD, đời sống người dân còn nhiều
khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 27,9%, lao động qua đào tạo, dạy nghề 15%, sử
dụng điện thoại bình quân 5 máy/100 dân.
Điều kiện văn hóa, xã hội
Dân số tỉnh ở các huyện của tỉnh Cà Mau là 1.222.199 người, gồm các
dân tộc: Kinh 96%, 8 dân tộc thiểu số là Khơme, Tày, Thái, Mường, Nùng,
13
Chăm và Hoa là 4%. Mật độ dân cư là 230 người/km 2. Dân số thành thị chiếm
22%, dân số nông thôn là 78%. Cà Mau có một thành phố là tỉnh lỵ và là
trung tâm đầu não của tỉnh, có diện tích là 246,2 km 2, gồm 8 phường, 7 xã,
dân số là 190.200 người. Tỉnh Cà Mau có 8 huyện là: Dầm Dơi, Ngọc Hiển,
Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời, Phú Tân, Năm Căn, Thới Bình. Trong đó
có 9 thị trấn, 10 phường và 82 xã. Nghề chính của cư dân Cà Mau là trồng
lúa, dừa, hoa màu, nuôi tôm, khai thác sản vật rừng ngập mặn, đánh bắt hải
sản. Cà Mau có các ngành nghề như cơ khí sửa chữa, đóng tàu, chế biến hải
sản, dịch vụ cho tàu đánh cá xa bờ.
Là một vùng đất trẻ, giàu tiềm năng, trong lịch sử và hiện tại, các
huyện của tỉnh Cà Mau là nơi dừng chân của nhiều người từ cả miền Bắc và
miền Trung chuyển cư đến làm ăn, sinh sống và công tác. Sự kết hợp các yếu
tố tâm lý, văn hoá nhiều miền khác nhau đã tạo nên sự phong phú về đặc điểm
của con người Cà Mau. Với cách sống, cách nghĩ, cách làm, cách ứng xử, giao
lưu nơi vùng đất mới, đã hình thành tính cách con người và văn hóa sông nước.
Lưu dân phiêu bạt về đất Cà Mau tuy nghèo nhưng rất dũng cảm, nghĩa khí, đầy
nghị lực, vừa hào hiệp, phóng khoáng, vừa khoan dung, độ lượng, vừa trọng
nghĩa tình; là những người chân chất, thật thà, cần cù, nhẫn nại. Cuộc sống văn
hóa ở đây từ xa xưa đến nay đã hình thành phong cách, sinh hoạt khá phong phú,
nhưng còn phải khắc phục những bất cập trong cuộc sống để nâng cao giá trị văn
hóa của vùng đất phương Nam.
Chất lượng giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực của các huyện được
nâng cao và thoát khỏi danh sách các huyện thuộc vùng trũng về giáo dục vào
năm 2010. 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ
sở và có ít nhất 20% xã , phường, thị trấn đạt phổ cập giáo dục trung học phổ
thông. 95% hộ gia đình, 85% ấp, khóm và 55% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn
văn hóa, có 17 xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015. Mạng lưới y tế cơ sở
được củng cố, y tế dự phòng được tăng cường, các mục tiêu quốc gia về y tế
14
được triển khai đến vùng sâu, vùng xa. Người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ
em khuyết tật và các đối tượng chính sách được chăm sóc sức khỏe tốt hơn.
Đã có 100% số xã có trạm y tế và bác sĩ phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu
cho nhân dân, 100% đều đạt chuẩn quốc gia về y tế xã vào năm 2015.
* Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ban tuyên giáo huyện ủy ở
tỉnh Cà Mau
Một là, cơ cấu, tổ chức của ban tuyên giáo huyện ủy
Theo quy định của Ban tổ chức Trung ương, cơ cấu tổ chức của các ban
tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau thông thường được biên chế từ 5 đến 7
cán bộ, công chức, trong đó có 1 trưởng ban phụ trách, quản lý, chỉ đạo
chung, 2 đến 3 phó ban và 3 đến 4 chuyên viên phụ trách các mặt công tác
tuyên truyền, công tác khoa giáo, văn hóa – văn nghệ, thể dục thể thao; công
tác nghiên cứu, tổng kết lịch sử đảng bộ huyện; phụ trách thực hiện cuộc vận
động học tập, làm theo tư tưởng, tấm gương, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh; phụ trách trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Ngoài ra các ban tuyên
giáo huyện ủy còn tuyển dụng thêm một số nhân viên hợp đồng làm nhiệm vụ
văn thư, đánh máy, tạp vụ.
Hai là, chức năng của ban tuyên giáo huyện ủy
Các ban tuyên giáo huyện ủy là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ của
huyện ủy. Vì vậy ban tuyên giáo huyện ủy có hai chức năng cơ bản là:
- Nghiên cứu, quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên, nắm vững
tình hình tư tưởng của cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện, đề xuất chủ
trương biện pháp lãnh đạo công tác tư tưởng để huyện ủy xem xét, quyết định,
giúp huyện ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng của đảng bộ huyện.
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện, kiểm tra đôn đốc việc tiến
hành công tác tư tưởng của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong
toàn đảng bộ huyện.
Ba là, nhiệm vụ của ban tuyên giáo huyện ủy
15
- Nghiên cứu, quán triệt chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
nghị quyết, chỉ thị của huyện ủy, tỉnh ủy, chính quyền huyện, tỉnh Cà Mau.
Tuyên truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ,
đảng viên và nhân dân trong huyện, đảm bảo cho chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh thực sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động
của đảng bộ huyện.
- Đề xuất chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác tư tưởng, lý luận,
báo chí, xuất bản, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, xây dựng đời sống văn
hóa mới, giữ vững, phát huy, bảo tồn giá trị đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc,
chăm lo đời sống tư tưởng, văn hóa, tinh thần của cán bộ, đảng viên và các
tầng lớp nhân dân trong huyện.
- Xây dựng, triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế
hoạch, chương trình công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, đạo đức, pháp
luật, truyền thống, văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, thi đua – khen thưởng.
Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc học tập và làm theo tư tưởng, tấm
gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đảng bộ huyện. Chỉ đạo, hướng
dẫn, tiễn hành công tác tuyên truyền – cổ động, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng
viên, nhân dân trong huyện hăng hái, tích cực tham gia các phong trào hành
động cách mạng, chấp hành nghiêm đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, thực hiện
chính sách xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương.
- Chỉ đạo nội dung, chương trình giảng dạy của trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện. Bồi dưỡng, rèn luyện nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo
viên, tuyên truyền viên, cán bộ, nhân viên chuyên trách công tác tuyên giáo ở
cấp huyện và xã, thị trấn. Chỉ đạo, kiểm tra nội dung, chương trình phát
thanh, truyền hình, văn hóa – văn nghệ, thể dục, thể thao trong huyện.
16
- Hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức phòng chống “diễn biến hòa bình” trên
lĩnh vực chính trị, tư tưởng, văn hóa; đấu tranh khắc phục tình trạng suy thoái
về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ,
đảng viên; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; ngăn chặn tiêu cực và tệ nạn
xã hội. Chỉ đạo, tổ chức đấu tranh tư tưởng, lý luận. Tổ chức hoạt động
nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, bảo vệ, hoàn thiện, phát triển chủ nghĩa
Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
- Quản lý, sử dụng ngân sách ngành tuyên giáo, bảo đảm cơ sở vật chất,
quản lý, sử dụng phương tiện thông tin đại chúng, trang thiết bị phục vụ công
tác tuyên truyền, giáo dục, văn hóa – văn nghệ, thể dục, thể thao.
* Quan niệm tuyên truyền miệng và công tác tuyên truyền miệng của
ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau
Để hiểu khái niệm TTM và công tác TTM của ban tuyên giáo huyện
ủy trước hết cần tìm hiểu một số khái niệm có liên quan:
Khái niệm tuyên truyền
Tuyên truyền là một hình thức quan trọng của CTTT. Theo tiếng
Latinh, tuyên truyền là việc truyền bá, truyền đạt một thông tin kiến thức nào
đó. Về sau, khái niệm này được hiểu là truyền đạt những kiến thức, những giá
trị tinh thần đến đối tượng, nhằm biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó
thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành
động theo những định hướng, những mục tiêu đề ra.
Theo Từ điển tiếng Việt: "Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết
phục, vận động mọi người làm theo" Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã nêu một
cách ngắn gọn: "Tuyên truyền là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ,
dân theo, dân làm. Nếu không đạt được mục tiêu đó, là tuyên truyền thất bại”
Tuy cách thể hiện khác nhau, theo các quan điểm trên, tuyên truyền là
hoạt động có mục đích của chủ thể tác động đến khách thể, nhằm biến nhận
17
thức của khách thể thành niềm tin, thúc đẩy khách thể hoạt động tích cực theo
định hướng của chủ thể. Như vậy, có thể hiểu khái niệm tuyên truyền là tác
động đến thế giới nội tâm của con người, thuyết phục họ bằng những căn cứ
lý luận khoa học, thúc đẩy họ hoạt động theo mục đích của thủ thể.
Khái niệm tuyên truyền miệng
Hiện nay, trên các sách, báo và trong các công trình nghiên cứu còn có
những quan niệm khác nhau về TTM. V.I. Lênin chỉ rõ: "Khi được thuyết
trình công khai, ta nói với quần chúng, tiếp xúc trực tiếp với họ, được nhìn
thấy họ, được làm quen với họ và ảnh hưởng tới họ theo kiểu của mình". Định
nghĩa này nhấn mạnh ưu thế của TTM qua giao tiếp giữa chủ thể và khách
thể. Theo cuốn Nguyên lý CTTT: "TTM là một phương thức tuyên truyền
được tiến hành bằng lời nói trực tiếp, nhằm mục đích nâng cao nhận thức,
củng cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực hành động của người nghe". Định
nghĩa này nhấn mạnh tính mục đích của TTM. Theo Tài liệu của Ban Tuyên
giáo Trung ương: "TTM là hình thức tuyên truyền đặc biệt quan trọng, được
thực hiện chủ yếu bởi đội ngũ BCV, tuyên truyền viên thông qua hình thức
giao tiếp trực tiếp"
Từ những luận giải trên, có thể hiểu khái niệm TTM như sau: TTM là
một phương thức tuyên truyền, được tiến hành chủ yếu bằng lời nói trong
giao tiếp trực tiếp của đội ngũ báo cáo viên, nhằm mục đích nâng cao nhận
thức, củng cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực hành động của người nghe.
Khái niệm công tác tuyên truyền miệng của ban tuyên giáo huyện ủy
ở tỉnh Cà Mau
V.I. Lênin khẳng định CTTT có ba hình thái: công tác lý luận, công tác
tuyên truyền và công tác cổ động. Ba hình thái đó tương ứng với các quá trình
tư tưởng gồm: sản xuất ra hệ tư tưởng; phổ biến, truyền bá hệ tư tưởng; cổ vũ,
động viên quần chúng thực hiện. Vì thế, công tác TTM là một trong những
hình thức công tác tư tưởng quan trọng hàng đầu, nhằm tuyên truyền chủ
18
nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước tới quần chúng nhân dân.
Từ cách tiếp cận trên, có thể hiểu khái niệm công tác TTM của ban
tuyên giáo huyện ủy như sau: "Công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy là
công tác tham mưu, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nội dung, phương
pháp hình thức tuyên truyền bằng lời nói trực tiếp truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phổ biến, quán triệt các quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng tư tưởng góp
phần tạo sự thống nhất tư tưởng, sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm
tin, cổ vũ phong trào hành động cách mạng, đồng thời, đây là một trong
những vũ khí sắc bén, kịp thời đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến
hòa bình" của các thế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc,
phản động trên địa bàn các huyện ở tỉnh Cà Mau.
- Mục đích, công tác truyền miệng của ban tuyên giáo huyện ủy là
nhằm nâng cao nhận thức, giác ngộ, củng cố niềm tin, thống nhất tư tưởng
và hành động, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên, nhân dân trong huyện
chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước,
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc
phòng, an ninh, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, quyền làm chủ của
nhân dân, xây dựng đảng bộ huyện TSVM đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong
từng giai đoạn cách mạng.
- Chủ thể công tác tuyên truyền miệng của ban tuyên giáo huyện ủy
Chủ thể lãnh đạo công tác TTM của ban tuyên giáo là huyện ủy, ban
thường vụ huyện ủy. Chủ thể chỉ đạo công tác TTM của BTGHU là Ban
tuyên giáo Trung ương, Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Cà Mau. Chủ thể tổ chức tiến
hành công tác TTM là ban tuyên giáo huyện ủy, đội ngũ cán bộ, công chức,
nhân viên của ban tuyên giáo huyện ủy.
19
- Lực lượng tham gia công tác TTM của BTGHU là đội ngũ cán bộ,
nhân viên chuyên trách công tác tuyên giáo của các đảng ủy cơ sở trực thuộc,
đội ngũ báo cáo viên, phòng văn hóa – thông tin, cơ quan phát thanh, truyền
hình, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và toàn thể đội ngũ cán bộ, đảng viên
trong đảng bộ huyện.
- Đối tượng công tác TTM của BTGHU là toàn bộ cán bộ, công chức,
đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện.
* Nội dung công tác TTM của BTGHU ở tỉnh Cà Mau.
Một là, nghiên cứu, xây dựng, đề xuất chủ trương biện pháp lãnh đạo
công tác TTM để huyện ủy xem xét, quyết định. Xây dựng kế hoạch tổ chức
TTM; xác định nội dung, chương trình, hình thức, phương pháp TTM.
Hai là, củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy TTM; đào tạo, bồi dưỡng,
nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, cán bộ, nhân viên của BTGHU;
xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế công tác TTM; thực hiện các chế độ
nề nếp công tác TTM.
Ba là, truyền truyền, phổ biến chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị
quyết, chỉ thị của huyện ủy, tỉnh ủy, chính quyền huyện và tỉnh Cà Mau.
Bốn là, tuyên truyền, phổ biến kế hoạch, chương trình, chủ trương phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố QP, AN, xây dựng đảng bộ và hệ thống chính
trị cấp huyện.
Năm là, cung cấp thông tin thời sự kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
trên thế giới, khu vực, trong nước, đặc biệt là tình hình mọi mặt ở các huyện
và tỉnh Cà Mau. Định hướng dư luận xã hội. Tuyên truyền, phổ biến gương
người tốt, việc tốt, kinh nghiệm điển hình tiên tiến.
Sáu là, tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, giác ngộ chính trị,
tư tưởng, xây dựng động cơ, trách nhiệm, quyết tâm, ý chí; tạo sự thống nhất
giữa tư tưởng và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin của
20
cán bộ, đảng viên, nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới theo định hướng
XHCN và sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, của huyện ủy và
chính quyền huyện.
Bảy là, cổ vũ, động viên cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện
tích cực thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết,
chỉ thị của cấp trên, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố QP, AN, xây dựng
đảng bộ, chính quyền và các tổ chức trong HTCT cấp huyện vững mạnh, nâng
cao đời sống vật chất, tinh thần của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện.
Tám là, đấu tranh ngăn chặn tình trạng suy thoái về phẩm chất chính
trị, đạo đức, lối sống, quan liêu, tham nhũng trong một bộ phận cán bộ, đảng
viên; phòng, chống “diễn biến hòa bình”, tiêu cực và tệ nạn xã hội. Tham gia
đấu tranh tư tưởng, lý luận.
Chín là, đảm bảo cơ sở vật chất, công cụ, phương tiện, trang thiết bị kỹ
thuật phục vụ công tác TTM của BTGHU.
* Hình thức, phương pháp công tác TTM của BTGHU ở tỉnh Cà Mau
Một là, tiến hành công tác TTM thông qua hoạt động của đội ngũ báo
cáo viên của BTGHU, phòng văn hóa – thông tin, đội ngũ cộng tác viên ở các
cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đây
là một trong những hình thức, phương pháp TTM chủ yếu của BTGHU ở tỉnh
Cà Mau.
Hai là, tiến hành công tác TTM bằng các phương tiện thông tin đại
chúng, đặc biệt là hệ thống phát thanh, truyền hình của huyện và các xã, thị
trấn trên địa bàn huyện. Đây cũng là hình thức, phương pháp TTM được tiến
hành thường xuyên, phổ biến, đảm bảo hiệu quả cao.
Ba là, tiến hành công tác TTM thông qua sinh hoạt của các cấp ủy, tổ
chức đảng, chính quyền, đoàn thể; thông qua các hình thức tổ chức hội nghị, hội
thảo, trao đổi, tọa đàm, thảo luận, tranh luận, sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.
21
Bốn là, tiến hành công tác TTM thông qua tổ chức các hoạt động mít
tinh, tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn; tổ chức hội thi, hội thao, hội diễn
văn nghệ, thể dục thể thao, phát động và thực hiện các phong trào thi đua yêu
nước ở các cơ quan, tổ chức, các cấp, các ngành trên địa bàn huyện.
Năm là, tiến hành công tác TTM thông qua các hình thức tập huấn, đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, đảng viên của trung tâm bồi dưỡng chính
trị huyện. Phát huy vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chủ chốt của
HTCT huyện, đội ngũ báo cáo viên, đội ngũ giảng viên của trung tâm bồi
dưỡng chính trị trong tiến hành công tác TTM thông qua các hình thức giảng
bài, trao đổi, thảo luận, nói chuyện thời sự, phổ biến kinh nghiệm, phổ biến,
quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước và của cấp trên trong
các đợt tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, đảng viên của huyện.
*Vị trí, vai trò công tác tuyên truyền miệng của ban tuyên giáo huyện
ủy ở tỉnh Cà Mau
Một là, Công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau có
vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong truyền bá hệ tư tưởng, nâng cao nhận
thức giác ngộ, thúc đẩy quần chúng tham gia hành động cách mạng. Cùng
với các hình thức công cụ, phương tiện khác của CTTT, công tác TTM của
ban tuyên giáo huyện ủy góp phần phổ biến, truyền bá sâu rộng trong cán bộ,
đảng viên và các tầng lớp nhân dân về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, làm cho hệ tư
tưởng của Đảng chiếm địa vị thống trị trong đời sống tinh thần của xã hội.
Mặt khác công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy còn là sự cổ vũ, động
viên, thúc đẩy quần chúng hăng hái tham gia các phong trào, biến nhận thức,
niềm tin thành nhiệt huyết và hành động cách mạng, thực hiện thắng lợi
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhiệm vụ chính trị
của địa phương.
Hai là, công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy là kênh thông tin chủ
22
yếu và chính thống của huyện ủy góp phần cung cấp thông tin cập nhật, định
hướng dư luận, tạo ra sự thống nhất về nhận thức tư tưởng và hành động, củng
cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong huyện. Công tác TTM
thông báo kịp thời đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, định hướng
các vấn đề thời sự quan trọng trong nước và quốc tế, các vấn đề nóng bỏng mà
dư luận quan tâm. Nhờ đó mà tạo ra sự thống nhất và nâng cao về nhận thức, tư
tưởng trong Đảng và trong xã hội, củng cố niềm tin, cổ vũ, tuyên truyền, giáo
dục chính trị, đạo đức, lối sống, bồi dưỡng kiến thức, năng lực hành động cách
mạng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân, thực hiện thắng lợi các chủ trương của
Đảng, kế hoạch, chính sách của Nhà nước, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội,
củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương, cơ sở.
Ba là, Công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy góp phần xây dựng
nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Công tác TTM của
ban tuyên giáo huyện ủy góp phần tạo lập và thúc đẩy các phong trào thi đua
yêu nước, xây dựng và nhân rộng các điển hình tiên tiến, uốn nắn những
nhận thức lệch lạc, phê phán những hiện tượng tiêu cực, bài trừ các tệ nạn xã
hội; nâng cao nhận thức chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước, bảo vệ tinh hoa văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng con
người mới, cuộc sống mới, nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở
các huyện của tỉnh Cà Mau
Bốn là, Công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy là phương tiện
đấu tranh có hiệu quả, kịp thời chống các quan điểm sai trái, thù địch. Công
tác tuyên truyền miệng của ban tuyên giáo huyện ủy là công cụ đấu tranh sắc
bén chống âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch;
đấu tranh phê phán những quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền
tảng tư tưởng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ và công cuộc đổi mới, bảo vệ nhân
dân; giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội trong điều kiện bùng
nổ thông tin toàn cầu và hội nhập quốc tế hiện nay.
23
Công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy còn kịp thời cung cấp, cập
nhật thông tin, góp phần định hướng tư tưởng, giải thích, phân tích cho quần
chúng nhân dân hiểu rõ những thông tin chính thống, trên cơ sở đó định
hướng dư luận xã hội, góp phần tạo ra sự thống nhất về chính trị, tư tưởng
trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội. Vì vậy, công tác TTM của ban tuyên
giáo huyện ủy có vai trò như là sợi dây nối liền Đảng với quần chúng, Nhà
nước với công dân, Trung ương với địa phương, cơ sở.
*Đặc điểm của công tác tuyên truyền miệng của ban
tuyên giáo huyện ủy
Một là, đặc điểm sử dụng ngôn ngữ trong công tác TTM
Là loại hình trực tiếp, sử dụng lời nói làm phương tiện chủ yếu để
chuyển tải thông tin. Lời nói mang tính phổ biến trong giao tiếp xã hội. Công
tác TTM bao gồm hai yếu tố cấu thành, đó là chủ thể phát ngôn thông tin và
đối tượng tiếp nhận thông tin. Đây là điểm khác biệt cơ bản của TTM so với
các phương tiện thông tin đại chúng khác. Bằng lời nói, TTM có thể trình
bày vấn đề một cách hệ thống; giải thích cặn kẽ, nhắc đi nhắc lại để ghi nhớ
các khái niệm, phạm trù, quy luật, quan điểm tư tưởng, v.v. với từng đối
tượng, kể cả đối tượng không biết chữ. Bằng lời nói, công tác TTM có ưu thế
là sử dụng linh hoạt, hiệu quả thông tin, có thể tác động mạnh mẽ vào tình
cảm của con người, khơi dậy tính tích cực nhận thức của đối tượng, thúc đẩy
quá trình hình thành niềm tin và cổ vũ hành động. Lời nói có thể sử dụng
trong mọi hoàn cảnh, điều kiện, nên công tác TTM ít tốn kém kinh phí. V.I.
Lênin cho rằng: "Ảnh hưởng cá nhân và những lời phát biểu tại các cuộc họp
có ý nghĩa rất lớn. Không có những cái đó thì không có hoạt động chính trị".
Ngày nay, người làm công tác TTM có thể có thêm sự hỗ trợ của máy tính,
màn hình, các chương trình trình chiếu..., nhưng phương tiện chủ yếu của họ
vẫn là lời nói trực tiếp.
Trong công tác TTM có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn như tư thế, cử
24
chỉ, điệu bộ, diện mạo… làm phương tiện biểu đạt thông tin và sắc thái tình
cảm. Những yếu tố phi ngôn ngữ này tác động vào kênh thị giác của người
nghe, tăng cường sự chú ý của họ, do vậy mà thúc đẩy việc tiếp thu thông tin
một cách tốt nhất. Các yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ, làm tăng ý nghĩa của lời
nói, biểu hiện xúc cảm, sắc thái tình cảm của người tuyên truyền và vấn đề
tuyên truyền, do đó chúng góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền miệng
Hai là, đặc điểm hoạt động giáo tiếp trong công tác
tuyên truyền miệng
Tuyên truyền miệng thể hiện các ưu thế của loại hình giao tiếp trực
tiếp. Con người mang bản chất xã hội, nên giao tiếp trực tiếp giữa người với
người là hoạt động không thể thay thế. Mặc dù, hiện nay sách báo nhiều, các
kênh thông tin rất đa dạng, nhưng vẫn không thể thoát ly được TTM. Sự giao
tiếp trực tiếp của kênh TTM dễ tạo cho người nghe cảm giác gần gũi, thân
mật, mang đến cho người nghe không chỉ nội dung của lời nói mà còn mang
lại cho họ tình cảm, niềm tin vào những điều mình nói. Giao tiếp trực tiếp tạo
điều kiện cho người tuyên truyền linh hoạt vận dụng cách nói trong những
tình huống khác nhau như điều chỉnh nội dung thông tin, phương pháp tuyên
truyền cho phù hợp. Mặt khác, người nghe có thể bày tỏ tâm tư, nguyện vọng
của mình; được hỏi và được trả lời những vấn đề mà họ quan tâm, được trao
đổi, thảo luận với người tuyên truyền về những vấn đề còn chưa thống nhất,
do vậy làm tăng thêm hiệu quả tuyên truyền.
Tuy nhiên TTM có một vài hạn chế. Lời nói chỉ đi một chiều, không
quay trở lại, khi đã lỡ lời thì không thể lấy lại được nữa. Dù có cải chính, xin
lỗi vẫn gây cho người nghe một ấn tượng nào đó. Còn đối với người nghe,
cũng do tính chất này của lời nói khi đã qua đi, không thể nghe lại và không
phải lúc nào cũng có điều kiện hỏi lại hoặc đối thoại. Mặt khác, do phạm vi về
không gian có giới hạn, do giới hạn tự nhiên của lời nói trực tiếp, dù đã có
phương tiện khuếch đại và khả năng tập hợp một số đông tại một địa điểm và
25
thời điểm nhất định; dễ chịu tác động của các yếu tố ngoại cảnh do tập trung
đông người và ở các địa điểm khác nhau.
Ba là, đặc điểm đối tượng tác động của công tác TTM
Tuyên truyền miệng có đối tượng tác động rộng rãi. Đối tượng tác
động của công tác TTM là đông đảo công chúng trong xã hội, các nội dung
của công tác TTM đều nhằm vào các nhóm đối tượng cụ thể, đây chính là tính
rộng rãi về đối tượng tác động của TTM. Công tác TTM có khả năng truyền
đạt nhiều thông điệp từ một nguồn đơn lẻ đến rất nhiều người khác nhau cùng
một lúc. Có thể nói, những thông điệp của TTM tác động, lay động, chi phối,
thậm chí làm thay đổi nhận thức tình cảm hàng triệu người, kêu gọi, thôi thúc,
tổ chức họ tham gia giải quyết những vấn đề đặt ra. Thực tiễn công tác TTM đã
"trở thành lực lượng vật chất", có thể tạo dựng, kiến thiết nên một chế độ xã
hội, nhưng cũng có thể đập tan, lật nhào một chế độ xã hội một cách nhanh
chóng. Có thể lấy câu nói của C. Mác để minh họa cho nhận định này: "Cố
nhiên là vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ
khí; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất, nhưng lý
luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất khi nó thâm nhập vào quần chúng"
Do yêu cầu thông tin phát ra phải thỏa mãn trình độ chung của công
chúng, bảo đảm để công chúng hiểu ngay, nhận thức hoặc xử lý kịp thời, hiệu
quả, nên thông tin của công tác TTM được thiết kế phù hợp, ngắn gọn và cụ
thể để quần chúng đông đảo tiếp nhận và những người có học thức cũng
không thấy nhàm chán. Đây là yêu cầu BCV không chỉ có trình độ, năng lực
và kinh nghiệm mà còn có khả năng hiểu và hòa nhập với các nhóm công
chúng và khả năng thể hiện, đồng thời phải đổi mới công nghệ, hình thức và
phương pháp thông tin để công chúng dễ tiếp nhận, dễ nhớ, dễ hiểu và dễ làm
theo thông tin hơn
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về chất lượng công tác tuyên truyền
miệng của ban tuyên giáo huyện ủy ở tỉnh Cà Mau
26
* Quan niệm chất lượng công tác tuyên truyền miệng của ban tuyên
giáo huyện ủy
Chất lượng là phạm trù phức tạp, có nhiều định nghĩa và nhiều quan
điểm khác nhau về chất lượng. Tùy theo đối tượng sử dụng mà từ "chất
lượng" có ý nghĩa khác nhau. Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, chất lượng là
phạm trù triết học để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng. Bất cứ một sự vât, hiện tượng nào cũng bao gồm mặt chất và mặt
lượng. Hai mặt đó thống nhất với nhau trong sự vật và hiện tượng. Chất lượng
là khái niệm chỉ mức độ của một tập hợp các thuộc tính căn bản, thống nhất
hữu cơ, cấu thành sự vật, bảo đảm cho sự vật khả năng đáp ứng tốt nhất
những mục đích đã định.
Từ điển tiếng Việt khẳng định "Chất lượng là cái tạo nên bản chất, giá
trị của một người, một sự vật, sự việc". Theo Từ điển bách khoa Việt Nam:
"Chất lượng phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất, chỉ rõ nó là
cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác.
Chất lượng là đặc tính bản chất khách quan của sự vật. Chất lượng biểu hiện
ra bên ngoài qua các thuộc tính. Nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại
làm một, gắn bó với sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và
không tách khỏi sự vật. Sự vật trong khi vẫn còn là bản thân nó thì không thể
mất chất lượng của nó. Sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật
về căn bản. Chất lượng của sự vật bao giờ cũng gắn liền với tính quy định về
số lượng và không thể tồn tại ngoài tính quy định ấy. Mỗi sự vật bao giờ
cũng là sự thống nhất của chất lượng và số lượng"
Từ các góc độ tiếp cận trên, có thể đưa ra khái niệm "Chất lượng là khái
niệm chỉ mức độ của một tập hợp các thuộc tính căn bản, thống nhất hữu cơ,
cấu thành sự vật, bảo đảm cho sự vật khả năng đáp ứng tốt nhất những mục
đích xác định".
Công tác TTM của ban tuyên giáo huyện ủy là hoạt động chính trị xã hội,
27