Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ xây DỰNG ĐẢNG hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của đảng bộ huyện tiên lãng, thành phố hải phòng hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 100 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ
Ban Thường vụ
Ban chấp hành
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Hội đồng nhân dân
Ủy ban nhân dân
Nông thôn mới
Xã hội chủ nghĩa
Hợp tác xã
Kế hoạch hóa gia đình
Tiểu thủ công nghiệp
Trong sạch vững mạnh

Chữ viết tắt
BTV
BCH
CNH, HĐH
HĐND
UBND
NTM
XHCN
HTX
KHHGĐ
TTCN
TSVM


MC LC


Mở đầu
Chng 1 HOT NG LNH O XY DNG NễNG

3

THễN MI CA NG B HUYN TIấN
LNG, THNH PH HI PHềNG - NHNG
1.1.

VN C BN V Lí LUN V THC TIN
Xõy dng nụng thụn mi v nhng vn c bn v hot

11

ng lónh o xõy dng nụng thụn mi ca ng b huyn
1.2.

Tiờn Lóng, thnh ph Hi Phũng
Hot ng lónh o xõy dng nụng thụn mi ca ng

11

b huyn Tiờn Lóng, thnh ph Hi Phũng - Thc trng,
nguyờn nhõn v mt s kinh nghim
Chng 2 MC TIấU, YấU CU V NHNG GII PHP

28

C BN TNG CNG HOT NG LNH
O XY DNG NễNG THễN MI CA

NG B HUYN TIấN LNG, THNH PH
2.1.

HI PHềNG HIN NAY
S phỏt trin ca tỡnh hỡnh nhim v v yờu cu tng

48

cng hot ng lónh o xõy dng nụng thụn mi ca
2.2.

ng b huyn Tiờn Lóng, thnh ph Hi Phũng hin nay
Nhng gii phỏp c bn tng cng hot ng lónh o

48

xõy dng nụng thụn mi ca ng b huyn Tiờn
Lóng, thnh ph Hi Phũng hin nay
KếT LUận
DANH MụC TàI LIệU THAM KHảO
PH LC

56
82
84
86


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Hội nghị lần thứ bảy, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã
ra Nghị quyết số 26-NQ/TW “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong
đó đề ra mục tiêu: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã
hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn
nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch;
xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; dân trí được nâng
cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự
lãnh đạo của Đảng được tăng cường”.
Xây dựng nông thôn mới là mục tiêu quốc gia, là vấn đề lớn, nhằm
tạo ra sự chuyển biến về mọi mặt trong sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông
thôn và nâng cao chất lượng sống của người dân, đồng thời cũng là để rút
ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Đối chiếu với yêu cầu, mục
tiêu xây dựng giai cấp nông dân, phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn
mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH theo chủ trương của Đảng, Nhà nước
ta thì việc xây dựng nông thôn mới hiện nay còn rất nhiều vấn đề khó khăn,
phức tạp đặt ra cần phải giải quyết.
Trong những năm qua, cùng với đảng bộ, chính quyền nhân dân các
quận, huyện thuộc thành phố Hải Phòng thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội gắn với xây dựng nông thôn mới, Đảng bộ, UBND huyện Tiên Lãng đã
tập trung cao lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện chương trình mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; công tác tuyên truyền,
vận động thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới
trong nhân dân dần từng bước có những chuyển biến rõ nét. Kinh tế có sự
phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh được củng cố,
tăng cường; chính trị ổn định vững chắc, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc,
3


đời sống nông dân không ngừng được cải thiện...Tuy nhiên, quá trình triển
khai, thực hiện còn bộc lộ những hạn chế, vướng mắc, như: công tác tuyên

truyền, quán triệt ở một số xã còn chưa được quan tâm; công tác lãnh đạo,
chỉ đạo thực hiện nghị quyết, triển khai thực hiện kế hoạch của một số cấp
ủy đảng, chính quyền cơ sở còn chậm, thiếu quyết liệt, chưa có phương
pháp, cách làm mới, còn ỷ lại vào cơ chế, chính sách; công tác lập quy
hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, dồn điền, đổi thửa, cắm mốc chỉ giới
xây dựng ở một số địa phương triển khai còn chậm, lúng túng. Sản xuất
hàng hóa tập trung số lượng còn ít, nhiều địa phương chưa quy hoạch được
vùng sản xuất, nên quy mô diện tích còn nhỏ lẻ. Hạ tầng kỹ thuật nông thôn
lâu đời, xuống cấp, nhu cầu kinh phí đầu tư xây dựng lớn, việc huy động
nguồn kinh phí đầu tư trong xây dựng nông thôn mới khó khăn... Bên cạnh
đó, việc phát huy vai trò tham gia của cộng đồng còn hạn chế, tiến độ triển
khai thực hiện chương trình tại một số xã còn dàn trải, kém hiệu quả, mức độ
đạt được so với các tiêu chí nông thôn mới còn thấp...
Vì vậy, để tiếp tục quán triệt thực hiện chủ trương của Đảng về xây
dựng, phát triển nông thôn mới, từ thực tiễn công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, tác
giả lựa chọn vấn đề: “Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng
bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng hiện nay” là đề tài nghiên cứu đáp
ứng yêu cầu cả về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Trong những năm đổi mới, phát triển nông nghiệp, nông thôn và giải
quyết vấn đề nông dân là những vấn đề đã được quan tâm của các cơ quan
nghiên cứu và các nhà khoa học trong và ngoài nước.
* Các công trình, đề tài nghiên cứu của nước ngoài
Trên thế giới, trước hết phải kể đến công trình: “Chính sách nông
nghiệp trong các nước đang phát triển” của tác giả Frans Ellits do Nhà xuất
4


bản nông nghiệp ấn hành năm 1994. Trong tác phẩm này, tác giả đã nêu lên

những vấn đề cơ bản của chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển
thông qua việc nghiên cứu lý thuyết và khảo cứu thực tiễn ở nhiều nước Châu
Á, Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh. Cuốn sách đã đề cập những vấn đề về
chính sách phát triển vùng, chính sách hỗ trợ đầu vào, đầu ra cho sản xuất
nông nghiệp, chính sách thương mại nông sản, những vấn đề phát sinh trong
quá trình đô thị hoá.
Điều đặc biệt cần lưu ý là công trình này đã xem xét nền nông nghiệp
của các nước đang phát triển trong quá trình chuyển sang sản xuất hàng hoá
gắn liền với thương mại nông sản trên thế giới, đồng thời cũng nêu lên những
mô hình thành công và thất bại trong việc phát triển nông nghiệp, nông thôn
và giải quyết vấn đề nông dân.
Công trình: “Một số vấn đề về nông nghiệp, nông dân nông thôn ở các
nước và Việt Nam” của các tác giả Benedict J.tria kerrkvliet, Jamesscott
Nguyễn Ngọc và Đỗ Đức Định sưu tầm và giới thiệu, NXB Hà Nội ấn hành
năm 2000. Trong công trình này, các tác giả đã nghiên cứu về vai trò, đặc
điểm của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và những
kết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam. Những
điểm đáng chú ý của công trình này có giá trị tham khảo cho việc giải quyết
những vấn đề của chính sách phát triển nông thôn nước ta hiện nay, tương lai
của các trang trại nhỏ, nông dân với khoa học, hệ tư tưởng của nông dân ở thế
giới thứ ba, các hình thức sở hữu đất đai; những mô hình tiến hoá nông thôn ở
các nước nông nghiệp trồng lúa. Đặc biệt lưu ý là những kết quả nghiên cứu
của công trình về làng truyền thống ở Việt Nam; quan hệ làng xóm - Nhà
nước ở Việt Nam trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế…
* Các công trình, đề tài nghiên cứu trong nước liên quan và liên quan
trực tiếp đến đề tài
5


Quán triệt thực hiện nghị quyết của Đảng về vấn đề phát triển nông

nghiệp, nông thôn và nông dân trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu,
rộng ở nước ta, đã có nhiều công trình nghiên cứu, giới thiệu kinh nghiệm
phát triển nông nghiệp, nông thôn của nước ngoài. Tiêu biểu, có các công
trình như: "Con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông
thôn Việt Nam", Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương - Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Công trình khoa
học đã đề cập đến những nội dung như: vai trò của công nghiệp nông thôn
trong quá trình CNH, HĐH nông thôn Việt Nam; thực trạng công nghiệp
nông thôn Việt Nam; tổng kết những kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; hệ thống hóa
những quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn; những vấn đề đặt ra và đề xuất những phương hướng, giải pháp
trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Liên quan đến đề tài còn có "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn"
của GS Hoàng Chí Bảo, NXB CTQG, H. 2004; "Các đoàn thể nhân dân
trong đảm bảo dân chủ cơ sở" của của PGS, TS Phan Xuân Sơn, NXB
CTQG, H. 2002; "Thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở và xây dựng chính
quyền cấp xã ở nước ta hiện nay" của TS. Nguyễn Văn Sáu và GS. Hồ Văn
Thông, NXB CTQG, H. 2003; "Những vấn đề cơ bản về chính sách dân
tộc ở nước ta hiện nay" của PGS,TSKH Phan Xuân Sơn và Th.S Lưu Văn
Quảng, NXB LLCT, H. 2005.
Những công trình trên đã cung cấp và luận giải làm rõ thêm những luận cứ,
luận chứng quan trọng của việc hoạch định chính sách phát triển nông nghiệp, nông
thôn và giải quyết vấn đề nông dân, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước trong
thời kỳ mới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở lý luận và thực tiễn quan
trọng mà tác giả tiếp thu và sử dụng trong quá trình hoàn thành luận văn này.
6


Liên quan trực tiếp, có công trình nghiên cứu về: “Phát triển nông

thôn” do GS. Phạm Xuân Nam (chủ biên) NXB KHXH, năm 1997, là một
công trình nghiên cứu chuyên sâu về phát triển nông thôn. Trong công trình
này, tác giả đã phân tích khá sâu sắc một số nội dung về phát triển kinh tế - xã
hội nông thôn nước ta như dân số, lao động, việc làm, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế; vấn đề sử dụng và quản lý nguồn lực tài nguyên thiên nhiên; vấn đề
phân tầng xã hội và xoá đói giảm nghèo. Trong lúc phân tích những thành
tựu, yếu kém và thách thức đặt ra trong phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta, các tác giả đã chỉ ra yêu cầu hoàn thiện hệ thống chính sách và cách
thức chỉ đạo của Nhà nước trong quá trình vận động của nông thôn.
“Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông thôn Việt Nam trong lịch sử” do
GS. Phan Đại Doãn và PGS. Nguyễn Quang Ngọc làm chủ biên, NXB
CTQG, năm 1994, là công trình nghiên cứu những vấn đề lịch sử trong phát
triển nông thôn nước ta; “Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới”
của PGS,TS. Nguyễn Sinh Cúc, NXB Thống kê, năm 2003. Đây là công trình
nghiên cứu dài hơi rất công phu của tác giả bởi ngoài những phân tích có tính
thuyết phục về quá trình đổi mới nông nghiệp Việt Nam sau gần 20 năm,
công trình còn cung cấp hệ thống tư liệu về phát triển nông nghiệp, nông thôn
nước ta như là một Niên giám thống kê nông nghiệp thu nhỏ; “Chính sách
kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”
của PGS, TS. Nguyễn Văn Bích và TS. Chu Tiến Quang, NXB CTQG, năm
1996 đã luận giải nhiều nội dung liên quan đến chủ đề nghiên cứu như khái
niệm về chính sách, các nội dung của chính sách kinh tế và quá trình thay đổi
chính sách nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi mới và những tác động
của chúng; “Chính sách nông nghiệp, nông thôn sau Nghị quyết X của Bộ
Chính trị” của PGS,TSKH Lê Đình Thắng chủ biên, NXB CTQG, năm 1998
đã đề cập nhiều nội dung quan trọng liên quan đến chủ đề nghiên cứu như
7


phân tích quá trình phát triển nông nghiệp của Việt Nam dưới sự tác động của

hệ thống chính sách, đi sâu phân tích một số chính sách cụ thể như chính sách
đất đai, chính sách phân phối trong phát triển nông nghiệp nông thôn nước ta.
Đặc biệt công trình nghiên cứu cấp nhà nước “Tổng kết và xây dựng
mô hình phát triển kinh tế-xã hội nông thôn mới, kết hợp truyền thống làng xã
với văn minh thời đại” do PGS. TS. Vũ Trọng Khải làm chủ nhiệm; sản phẩm
được xuất bản thành sách do NXB Nông nghiệp ấn hành năm 2004.
Các đề tài luận văn thạc sĩ của các tác giả, như: Nguyễn Thanh Sơn, “Thực
trạng và giải pháp phát huy nguồn nhân lực trong phát triển kinh tế xã hội khu
vực nông thôn tỉnh Thái nguyên”, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Thái Nguyên, năm
2007; Đinh Quang Thái, “Giải pháp chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu nhu cầu việc
làm của lao đông nông thôn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên”, Luận văn Thạc sĩ
Kinh tế, Thái Nguyên, năm 2008; Phan Đình Hà, “Giải pháp đẩy mạnh xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An”, Luận văn Thạc
sĩ Kinh tế, Hà Nội, năm 2011; Nguyễn Văn Hiệu, “Sự tham gia của người dân và
các tổ chức xã hội trong xây dựng chương trình nông thôn mới ở xã Hải Đường,
huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định”, Luận văn thạc sĩ Kinh tế, năm 2011; Lê Đức
Toàn, “Nâng cao vai trò của các đoàn thể và tổ chức xã hội trong xây dựng nông
thôn mới xã Quỳnh Văn, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An”, năm 2014.
Ngoài những công trình khoa học trên, các văn bản, tài liệu lãnh đạo,
chỉ đạo, sơ tổng kết hàng năm, 3 năm (từ 2011 đến 2014) của Thành ủy, Ủy
ban nhân dân thành phố Hải Phòng, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Tiên
Lãng là những cơ sở quan trọng để đánh giá thực tiễn, chất lượng thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt những đề án xây dựng nông
thôn, đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn mới của các xã huyện Tiên Lãng
là những cơ sở khoa học để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn.
8


Như vậy, có thể khẳng định đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một

cách chuyên sâu, hệ thống về hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng
bộ huyện Tiên Lãng dưới góc độ chuyên ngành xây dựng Đảng và Chính quyền nhà
nước. Các công trình khoa học, đề án đã đề cập ở trên là cơ sở khoa học, thực tiễn
quan trọng để tác giả khảo cứu, kế thừa trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Luận giải những vấn đề cơ bản về lý luận, thực tiễn; đề xuất những giải pháp
cơ bản nhằm tăng cường hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của
Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động lãnh đạo xây dựng nông
thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra kinh nghiệm
hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng,
thành phố Hải Phòng.
- Xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất những giải pháp cơ bản tăng cường
hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng,
thành phố Hải Phòng hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
* Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên
Lãng, thành phố Hải Phòng hiện nay
* Phạm vi nghiên cứu
Thực tiễn lãnh đạo các cấp ủy, tổ chức đảng thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng;
phạm vi khảo sát ở huyện và các xã trên địa bàn huyện; các tư liệu, số liệu
phục vụ nghiên cứu đề tài giới hạn từ năm 2010 đến nay.
9



5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Cơ sở lý luận: là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
quan điểm, đường lối, nghị quyết của Đảng về cách mạng XHCN, về nông
nghiệp, nông thôn, nông dân; pháp luật của Nhà nước, nghị định của Chính
phủ, nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy Hải Phòng về lãnh đạo thực hiện
chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay.
* Cơ sở thực tiễn: là thực tiễn lãnh đạo thực hiện chương trình xây
dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng; các
báo cáo đánh giá hoạt động lãnh đạo thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới, các số liệu điều tra khảo sát thực tế ở các xã trên địa bàn huyện.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa
Mác- Lênin, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học
chuyên ngành và liên ngành, trong đó chú trọng phương pháp kết hợp lôgic
với lịch sử, phương pháp tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh,
điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp thêm cơ sở khoa học để cấp ủy,
chính quyền địa phương các cấp, mà trực tiếp là Đảng bộ huyện Tiên Lãng
tăng cường hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện. Đồng thời, có thể dùng làm tài liệu vận dụng thực
tiễn ở các địa bàn, địa phương khác và nghiên cứu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy, học tập ở nhà trường, trung tâm giáo dục chính trị hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài: Gồm mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh
mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

10


Chương 1
HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN TIÊN LÃNG, THÀNH PHỐ HẢI
PHÒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC
TIỄN
1.1. Xây dựng nông thôn mới và những vấn đề cơ
bản về hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới
của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
1.1.1. Đảng bộ huyện Tiên Lãng và xây dựng nông
thôn mới ở huyện Tiên Lãng
Tiên Lãng là huyện nông nghiệp ven biển, nằm về phía Tây Nam thành
phố Hải Phòng; tiếp giáp với các huyện: Tứ Kỳ, Thanh Hà (Hải Dương); An
Lão, Kiến Thụy, Vĩnh Bảo (Hải Phòng) và Thái Thụy (Thái Bình). Xung
quanh huyện có hai con sông lớn là Thái Bình, Văn úc và biển bao bọc.
Huyện có diện tích tự nhiên 193 km2; có 22 xã và 01 thị trấn; số dân 155
nghìn người. Trên địa bàn huyện có hai tôn giáo chính là Phật giáo và Công
giáo (trong đó theo đạo Công giáo có hơn 13 nghìn người ở 14 xã, thị trấn;
theo đạo Phật có gần 15 nghìn Phật tử).
Đến hết năm 2013, tổng giá trị sản xuất của huyện (theo giá năm 2010)
đạt 6.307,50 tỷ đồng, bằng 103,0% kế hoạch, tăng 8,30% so với năm 2012. Cơ
cấu kinh tế: Nông nghiệp, thủy sản - Công nghiệp, xây dựng - Dịch vụ của
huyện tương ứng là 54,8% -17,3% - 27,9%. Bình quân thu nhập thực tế theo đầu
người là 27,69 triệu đồng/năm, bằng 103,60% kế hoạch. Hộ nghèo còn 2.384 hộ
(5,48%). Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới,
bình quân các xã đã đạt 11/19 tiêu chí theo bộ tiêu chí quốc gia.
Quá trình thực hiện công cuộc đổi mới ở huyện Tiễn Lãng thời gian qua
đã đạt được nhiều thành tựu trên các mặt, kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập
11


bình quân đầu người ngày càng tăng, đời sống nhân dân có sự cải thiện rõ rệt; bộ
mặt xã hội, nông nghiệp, nông dân, nông thôn có sự khởi sắc; về chính trị cơ bản

có sự ổn định vững chắc; quốc phòng – an ninh được củng cố, tăng cường, tạo
điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các cơ sở địa phương. Tuy vậy,
thời gian qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế theo thể chế thị trường, định
hướng xã hội chủ nghĩa ở địa phương, bên cạnh kết quả, thành tựu, còn nảy sinh
những vụ việc nổi cộm, phức tạp ảnh hưởng đến sự phát triển, cũng như tình
hình an ninh chính trị ở một số cơ sở địa phương…đòi hỏi phải tăng cường vai
trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý điều hành của chính quyền, cũng
như phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể ở địa phương.
* Đảng bộ huyện Tiên Lãng
Đảng bộ huyện Tiên Lãng là đảng bộ cấp trên trực tiếp cơ sở; hiện có
51 tổ chức cơ sở đảng (trong đó có 31 đảng bộ cơ sở và 20 chi bộ cơ sở). Hiện
nay, Đảng bộ huyện vẫn duy trì mô hình 02 đảng bộ cơ sở khối cơ quan (gồm
Đảng bộ khối Dân Đảng và Đảng bộ khối Chính quyền). Số chi bộ trực thuộc
các đảng uỷ cơ sở có 380 chi bộ, trong đó có 311 chi bộ trực thuộc 23 đảng ủy
xã, thị trấn; 69 chi bộ trực thuộc các đảng ủy cơ sở khối cơ quan, đơn vị sự
nghiệp, doanh nghiệp, đơn vị lực lượng vũ trang.
Đảng bộ huyện hiện có 7.152 đảng viên, trong đó nữ 1.934 đồng chí,
chiếm 27,76%; đảng viên là người gốc đạo (Công giáo, Phật giáo) có 263
đồng chí, chiếm 3,8%; tham gia sinh hoạt Đoàn 850 đồng chí, chiếm 12,20%;
là quân nhân phục viên, xuất ngũ 1.915 đồng chí, chiếm 27,5%; được miễn
công tác, miễn sinh hoạt Đảng 677 đồng chí, chiếm 9,72%; tuổi đời bình
quân của đảng viên là 49,2. Trung bình những năm gần đây, Đảng bộ huyện
kết nạp được 150 đảng viên; 5 tháng đầu năm 2014 đã kết nạp được 58 đảng
viên, đạt 41,42% kế hoạch. Năm 2013, kết quả đánh giá chất lượng tổ chức cơ
sở đảng, có 36 tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, chiếm 72,0%; 10 tổ

12


chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ, chiếm 20,% và 04 tổ chức cơ sở

đảng hoàn thành nhiệm vụ, chiếm 8,0%.
Về đánh giá chất lượng đảng viên, có 674 đảng viên đủ tư cách hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ, chiếm 10,75%; 3.540 đảng viên đủ tư cách hoàn
thành tốt nhiệm vụ, chiếm 50,49%; 1.997 đảng viên đủ tư cách hoàn thành
nhiệm vụ, chiếm 31,87%; 56 đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn
thành nhiệm vụ, chiếm 0,89%, tăng 16 trường hợp so với năm 2012.
- Chức năng, nhiệm vụ của BCH đảng bộ huyện Tiên Lãng
Căn cứ Điều lệ Đảng, quy định, quy chế của Thành ủy Hải Phòng, Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện Tiên Lãng (gọi tắt là Huyện uỷ) là cơ quan lãnh đạo
của Đảng bộ huyện giữa hai kỳ Đại hội; chịu trách nhiệm trước Thành ủy, Ban
thường vụ Thành ủy, trước Đảng bộ và nhân dân huyện về lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết, chỉ thị, chủ trương của Thành uỷ, Ban
thường vụ Thành uỷ, HĐND, UBND thành phố tại Đảng bộ huyện.
Lãnh đạo toàn diện các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội, quốc
phòng, an ninh, công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và công tác
vận động nhân dân của huyện.
Quyết định các chủ trương, giải pháp và lãnh đạo, chỉ đạo việc tổ chức
thực hiện Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, các nghị
quyết, chỉ thị của Trung ương; Nghị quyết Đại hội XIII và Nghị quyết Đại hội
XIV Đảng bộ thành phố, các nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy, Ban Thường
vụ Thành ủy, HĐND, UBND thành phố.
Quyết định ban hành Quy chế làm việc, chương trình công tác toàn
khoá và chương trình kiểm tra, giám sát toàn khoá của Huyện ủy, theo từng
nhiệm kỳ của đại hội.
Cho ý kiến vào định hướng về quy hoạch không gian, về điều chỉnh quy
hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020, quy hoạch
phát triển các ngành, lĩnh vực công tác; xác định phương hướng, nhiệm vụ,
13



chỉ tiêu và các giải pháp lớn về phát triển kinh tế - xã hội, an ninh-quốc
phòng, xây dựng hệ thống chính trị 6 tháng và hàng năm của huyện.
Quyết định các chương trình, đề án công tác trọng tâm, then chốt và
những vấn đề có quan hệ lớn đến phát triển kinh tế - xã hội và đời sống của
nhân dân; đề xuất, kiến nghị với Thành ủy, HĐND, UBND thành phố và các
sở, ngành liên quan về việc vận dụng cơ chế, chính sách nhằm triển khai thực
hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 27 Đảng bộ huyện, Nghị quyết Đại hội 14
Đảng bộ thành phố phù hợp với tiềm năng, lợi thế và yêu cầu phát triển trong
giai đoạn tiếp theo của huyện.
Kiểm điểm công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nghị quyết, chỉ thị
của Trung ương, Thành ủy và Huyện ủy; quyết định chương trình công tác
kiểm tra, giám sát hàng năm của Huyện ủy và lãnh đạo công tác kiểm tra,
giám sát tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức
đảng và đảng viên trong việc chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng,
nghị quyết, chỉ thị và quyết định của Đảng. Xem xét báo cáo định kỳ (và bất
thường) của Ban Thường vụ Huyện ủy, Uỷ ban kiểm tra Huyện ủy.
Kiểm tra công tác tổ chức bộ máy và công tác cán bộ do Ban Thường
vụ Huyện ủy thực hiện theo quy chế phân cấp quản lý tổ chức bộ máy và quy
chế phân cấp quản lý cán bộ của Ban Thường vụ Thành ủy.
Chuẩn bị phương án nhân sự bổ sung Huyện uỷ, UBKT Huyện uỷ khi
có yêu cầu, báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy quyết định hoặc cho định
hướng thực hiện.
Chuẩn bị nội dung, nhân sự và quyết định triệu tập các kỳ Đại hội đại
biểu Đảng bộ huyện.
Quyết định những vấn đề quan trọng khác theo quy định của Điều lệ
Đảng, sự chỉ đạo của Trung ương và Thành ủy.
* Xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên Lãng
Để có quan niệm đúng về xây dựng nông thôn mới, trước hết cần phải
tiếp cận từ khái niệm về nông thôn và sự phát triển nông thôn Việt Nam.

14


Khi đề cập nông thôn Việt Nam, Từ điển Tiếng Việt xác định: là những
vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, không thuộc nội thành, nội thị, ở đó, người
dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp, được quản lý bởi cấp hành chính cơ
sở là UBND xã.
Phát triển nông thôn là một chiến lược nhằm cải thiện có chủ ý một
cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường, nhằm nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân nông thôn và có sự hỗ trợ tích cực của Nhà
nước và các tổ chức khác.
Xây dựng nông thôn mới là Chương trình chiến lược, chính sách về một
mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn; một kiểu tổ chức nông
thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu đặt ra cho nông thôn trong điều kiện
hiện nay, là kiểu nông thôn mới được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ
(truyền thống, đã có) và khác ở tính tiên tiến về mọi mặt.
Sở dĩ Đảng ta có chủ trương này, bởi vì: do kết cấu hạ tầng nội thôn
(điện, đường, trường, trạm, chợ, thủy lợi, còn nhiều yếu kém, vừa thiếu, vừa
không đồng bộ); nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp, tỷ lệ giao thông
nông thôn được cứng hoá thấp; giao thông nội đồng ít được quan tâm đầu tư;
hệ thống thuỷ lợi cần được đầu tư nâng cấp; chất lượng lưới điện nông thôn
chưa thực sự an toàn; cơ sở vật chất về giáo dục, y tế, văn hoá còn rất hạn
chế, mạng lưới chợ nông thôn chưa được đầu tư đồng bộ, trụ sở xã nhiều nơi
xuống cấp. Mặt bằng để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn đạt chuẩn quốc gia
rất khó khăn, dân cư phân bố rải rác, kinh tế hộ kém phát triển. Do sản xuất
nông nghiệp manh mún, nhỏ lẻ, bảo quản chế biến còn hạn chế, chưa gắn chế
biến với thị trường tiêu thụ sản phẩm; chất lượng nông sản chưa đủ sức cạnh
tranh trên thị trường. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ứng dụng khoa học công
nghệ trong nông nghiệp còn chậm, tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp còn
thấp; cơ giới hoá chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, thu nhập của nông dân hiện

15


nay vẫn rất thấp; số lượng doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
còn ít; sự liên kết giữa người sản xuất và các thành phần kinh tế khác ở khu
vực nông thôn chưa chặt chẽ. Kinh tế hộ, kinh tế trang trại, hợp tác xã còn
nhiều yếu kém. Tỷ lệ lao động nông nghiệp còn cao, cơ hội có việc làm mới
tại địa phương không nhiều, tỷ lệ lao động nông lâm nghiệp qua đào tạo thấp;
tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Mặt khác, đời sống tinh thần của nhân dân còn hạn
chế, nhiều nét văn hoá truyền thống đang có nguy cơ mai một (tiếng nói,
phong tục, trang phục...); nhà ở dân cư nông thôn vẫn còn nhiều nhà tạm, dột
nát. Hiện nay, kinh tế - xã hội khu vực nông thôn chủ yếu phát triển tự phát,
chưa theo quy hoạch. Do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại
hóa đất nước, cần 3 yếu tố chính: đất đai, vốn và lao động kỹ thuật. Qua việc
xây dựng nông thôn mới sẽ triển khai quy hoạch tổng thể, đào tạo nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa. Mặt khác, mục tiêu đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp. Vì vậy, một nước công nghiệp không
thể để nông nghiệp, nông thôn lạc hậu, nông dân nghèo khó.
Xây dựng nông thôn mới là Chương trình mục tiêu quốc gia về phát
triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh quốc phòng, gồm các nội dung, như:
quy hoạch xây dựng nông thôn mới; phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội;
chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an
sinh xã hội; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở
nông thôn; phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn; phát triển y tế, chăm sóc
sức khỏe cư dân nông thôn; xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền
thông nông thôn; cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; nâng cao
chất lượng tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xã hội trên địa bàn
và giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn.
Mục tiêu chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm xây dựng các cơ
sở địa phương có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu

16


kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội
chủ nghĩa. Thực hiện Chương trình đến năm 2015 có 20% số xã và đến 2020
có 50% số xã trên toàn quốc đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới theo tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới.
Xây dựng nông thôn mới nhằm cụ thể hóa một nội dung rất cơ bản, có
ý nghĩa đặc biệt quan trọng là nông nghiệp, nông dân và xây dựng nông thôn
mới theo Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của BCHTWĐ Khóa X
về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây cũng không phải là một dự án đầu
tư xây dựng hạ tầng mà là một chương trình phát triển tổng hợp, cả về phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội, phát huy quyền làm chủ của nhân dân và xây
dựng hệ thống chính trị, bảo đảm quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội
trên địa bàn, là chương trình cả Đảng và Nhà nước cùng chăm lo phát triển
đời sống của nhân dân trên địa bàn nông thôn, hay nói cách khác là chăm lo
cho 70% dân số của đất nước.
Mặt khác, cũng cần nhận thức rõ chương trình xây dựng nông thôn mới
chỉ thực hiện ở cấp xã. Đây là một quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhằm
tạo ra những giá trị mới về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường phù hợp với
nhu cầu xã hội trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Xây
dựng nông thôn mới thành công, cần sự quyết tâm chính trị ở mức cao nhất
của Đảng và Nhà nước, và sự làm chủ thực sự cũng ở mức cao nhất của mọi
tầng lớp trong nông thôn và toàn xã hội.
Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Xây dựng nông thôn mới ở
huyện Tiên Lãng là huy động mọi nguồn lực trong thực hiện chương trình

17


quốc gia về phát triển tổng hợp, toàn diện trên các mặt, nhằm tạo ra những
giá trị mới về kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường phù hợp với nhu cầu xã
hội trong thời kì công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ở địa phương;
phát huy quyền làm chủ của Nhân dân trong xây dựng hệ thống chính trị ở cơ
sở vững mạnh, tiềm lực quốc phòng - an ninh không ngừng được củng cố và
tăng cường, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên
địa bàn huyện.
Từ quan niệm trên, cần nắm vững:
Mục đích thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Tiên
Lãng là nhằm xây dựng làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại; sản xuất
phát triển bền vững theo hướng kinh tế hàng hoá; đời sống vật chất và tinh
thần của người dân nông thôn ngày càng được nâng cao; giá trị văn hoá
truyền thống được bảo tồn, phát triển; xã hội nông thôn an ninh tốt, quản lý
dân chủ. Đây là một cuộc vận động cách mạng to lớn và quan trọng nhằm
phát huy vai trò của nông nghiệp, nông dân, nông thôn với các hình thức tổ
chức sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp, có hiệu quả ở nông
thôn; giải quyết tốt mối quan hệ giữa đô thị với nông thôn, công nghiệp với
nông nghiệp và giữa trí thức với nông dân để bảo đảm phát triển bền vững.
Chủ thể xây dựng: Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ
thống chính trị và toàn xã hội, trước hết là các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt
trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương; của các cơ quan,
tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang, của cộng đồng dân cư trên từng địa bàn,
địa phương. Cụ thể:
Người nông dân và cộng đồng dân cư giữ vai trò là chủ thể. Họ được
biết, được bàn, được quyết định, tự làm, tự giám sát và được thụ hưởng (quy
hoạch, đề án, huy động vốn, quản lý...). Đóng góp công sức, tiền của để chỉnh
trang nơi ở của gia đình mình, đầu tư cho sản xuất, đóng góp xây dựng các

công trình công cộng của thôn, xã.
18


Cấp ủy, chính quyền xã, chi ủy, trưởng thôn là người trực tiếp tổ chức,
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn.
Nhà nước giữ vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt
ra các cơ chế, chính sách hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện,
tổ chức thi đua gắn với khen thưởng.
Nội dung xây dựng:
- Tập trung nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn,
hài hòa giữa các vùng, tạo sự chuyển biến nhanh hơn ở các vùng còn nhiều khó
khăn; nông dân được đào tạo có trình độ sản xuất ngang bằng với các nước tiên
tiến trong khu vực và đủ bản lĩnh, đóng vai trò làm chủ nông thôn mới.
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,
bền vững; sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả
năng cạnh tranh cao đảm bảo vững chắc về an ninh lương thực quốc gia cả
trước mắt và lâu dài.
- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ
cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
định, giầu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái
được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được
tăng cường.
- Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân
- trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho
sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng nông thôn mới có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự nghiệp
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của huyện, là động lực to lớn, nền tảng

cơ bản để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo
19


đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá và bảo vệ môi
trường sinh thái ở nông thôn.
Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để
cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của
mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công
nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được
đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng
cao. Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nông thôn mới giúp
cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau
xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
1.1.2. Những vấn đề cơ bản về hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn
mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
* Quan niệm hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ
huyện Tiên Lãng
Thuật ngữ “hoạt động” được dùng chỉ hoạt động xã hội của con người.
Đó là những việc làm có mục đích, mang tính lịch sử xã hội nhằm tái tạo tự
nhiên, cải tạo xã hội, cải tạo chính bản thân mình. Từ điển Tiếng Việt xác định:
hoạt động là “tiến hành những việc làm, có quan hệ với nhau chặt chẽ, nhằm một
mục đích nhất định trong đời sống xã hội”.
Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên
Lãng là dạng hoạt động chính trị - xã hội nhằm xây dựng và phát huy vai trò
của các tổ chức, lực lượng ở địa phương trong quán triệt, thực hiện nghị quyết
của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố trong hiện
thực hóa nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn

mới phù hợp với điều kiện, tình hình cụ thể của địa phương.
20


Từ những vấn đề trên, có thể quan niệm: Hoạt động lãnh đạo xây dựng nông
thôn mới của Đảng bộ huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng là tổng thể
những nội dung, biện pháp của Đảng bộ dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp
của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các sở, ban ngành
thành phố và Ban chỉ đạo thành phố, xác định chủ trương, biện pháp lãnh
đạo phát triển tổng hợp, toàn diện các mặt, các lĩnh vực hoạt động và tổ chức
triển khai, kiểm tra các cấp, các ngành, các tổ chức đoàn thể, LLVT, cán bộ
đảng viên và nhân dân địa phương thực hiện; phát huy quyền làm chủ trong
xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, tiềm lực quốc phòng - an
ninh không ngừng được củng cố và tăng cường, hoàn thành có hiệu quả các
nội dung, mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các cơ sở địa
phương trên địa bàn huyện.
Từ quan niệm trên, cần nắm vững:
Mục đích hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới của Đảng bộ
huyện Tiên Lãng nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng
hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, tiềm lực quốc phòng - an ninh không
ngừng được củng cố và tăng cường, hoàn thành có hiệu quả nội dung, mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở địa phương.
Chủ thể hoạt động lãnh đạo xây dựng nông thôn mới: là hệ thống các tổ
chức đảng, trước hết là Huyện ủy, Thường vụ huyện ủy, các cấp ủy, tổ chức
đảng trực thuộc Đảng bộ huyện Tiên Lãng.
Nội dung hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện: tập trung lãnh đạo các
tổ chức, các cấp, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện nội dung, mục
tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở các xã trên địa bàn huyện. Cụ thể
Xây dựng nghị quyết của Đảng bộ lãnh đạo Chương trình thực hiện mục tiêu
quốc gia về Xây dựng nông thôn mới: căn cứ vào nghị quyết của Thành ủy, các

chương trình thực hiện của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân thành phố và căn
cứ tình hình cụ thể của địa phương, Đảng ủy huyện ra nghị quyết lãnh đạo xây
21


dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, xác định chủ trương, biện pháp, xây dựng
các chương trình hành động, quán triệt, triển khai tổ chức thực hiện.
Ban Thường vụ Huyện ủy ra các văn bản chỉ thị, quy định, xây dựng
quy chế thực hiện trong Đảng bộ; lãnh đạo, chỉ đạo UBND huyện, các ban,
phòng, đoàn thể, các đảng ủy xã, thị trấn căn cứ Nghị quyết, chức năng,
nhiệm vụ để xây dựng nghị quyết chuyên đề, hoặc chương trình hành động
thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành uỷ, Huyện uỷ và Chương
trình và kế hoạch hành động của UBND huyện về phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới.
Lãnh đạo các tổ chức, các cấp, ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội thực
hiện: từ chủ trương triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới,
trên cơ sở chủ trương của Đảng, Ban thường vụ Huyện ủy đã lãnh đạo các ban
ngành, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị với chức năng, nhiệm vụ chuyên môn xây
dựng chương trình, kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện đảm bảo tính đồng bộ
và toàn diện theo đúng lộ trình.
Chỉ đạo các ban, ngành cấp huyện hướng dẫn triển khai thực hiện:
Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan Thường trực của ban
chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của huyện giúp cho ban chỉ đạo xây dựng,
ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các xã thực hiện; với chức năng của
từng ngành, lĩnh vực trên cơ sở các tiêu chí nông thôn mới từng phòng ban có
kế hoạch hướng dẫn cụ thể đồng thời trực tiếp phụ trách một số xã trong quá
trình triển khai, thực hiện.
Chỉ đạo các cấp ủy đảng xã, thị trấn xây dựng nghị quyết phù hợp điều
kiện tình hình cụ thể.
Lãnh đạo phát huy vai trò các ngành, đoàn thể chính trị địa phương

trong tổ chức thực hiện: Lãnh đạo Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện
22


đến cơ sở chủ động xây dựng chương trình thực hiện Nghị quyết của Trung
ương; triển khai tích cực hoạt động tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn
viên tham gia thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành ủy và Huyện
ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tổ chức các phong trào thi đua yêu
nước và các cuộc vận động do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể phát động;
gắn với phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; phát huy hiệu quả vai
trò, trách nhiệm và góp sức vào việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới; củng cố, nâng cao chất lượng
hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở.
Kiểm tra, giám sát và lãnh đạo, chỉ đạo kiểm tra, giám sát thực hiện:
Kiểm tra, giám sát là hoạt động không thể thiếu trong quá trình lãnh đạo của
Đảng, hằng năm Ban thường vụ Huyện ủy xây dựng chương trình kiểm tra
giám sát, trong đó chú trọng việc kiểm tra giám sát các chi đảng bộ cơ sở việc
xây dựng nghị quyết chuyên đề, chương trình hành động, kế hoạch triển khai
tổ chức thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Qua kiểm tra, giám
sát kịp thời uốn nắn, bổ khuyết những tồn tại, khuyết điểm trong quá trình
thực hiện đồng thời có biện pháp phù hợp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn
vị và các xã trong tổ chức thực hiện, đáp ứng mục tiêu yêu cầu đề ra.
Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm xây dựng,
nhân rộng điển hình tiên tiến: hằng năm, hoặc định kỳ tổ chức kiểm tra, bổ
khuyết, sơ kết, tổng kết các nghị quyết chuyên đề của Ban Thường vụ Huyện
ủy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
- Hình thức, biện pháp lãnh đạo: quá trình lãnh đạo, chỉ đạo trên các
mặt của công tác tư tưởng, tổ chức, các cấp ủy, tổ chức đảng vận dụng tổng
hợp, linh hoạt các hình thức, biện pháp như: tổ chức sinh hoạt quán triệt sâu
rộng trong các tổ chức đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể địa phương;

thực hiện tốt công tác tuyên truyền cổ động; phát huy vai trò của các công cụ
phương tiện thông tin đại chúng, cổ động trực quan, vai trò của các đội xung
23


kích, nhằm tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Thực hành dân
chủ rộng rãi, phát huy vai trò của nhân dân trong tham gia góp ý cho tổ chức
đảng, chính quyền địa phương trong xác định chủ trương, biện pháp, xây
dựng chương trình, kế hoạch phù hợp điều kiện cụ thể của từng cơ sở xã, thị
trấn, bảo đảm tính hiệu quả cao trong thực hiện nội dung, mục tiêu xây
dựng và chú trọng phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể ở
địa phương.
- Đặc điểm hoạt động lãnh đạo của đảng bộ huyện Tiên Lãng trong xây dựng
nông thôn mới
Thứ nhất, đối tượng hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ diễn ra trên địa
bàn huyện luôn thể hiện tính đa dạng, phức tạp.
Huyện Tiên Lãng nằm trên vùng đồng bằng ven sông, ven biển của
thành phố Hải Phòng, dân số 152.000 người, diện tích 189km2, ba mặt giáp
sông, 1 mặt giáp Vịnh Bắc bộ. Nằm cách không xa các trung tâm kinh tế lớn
của vùng đồng bằng sông Hồng, gần các khu công nghiệp tập trung và các
khu du lịch nổi tiếng Đồ Sơn, Cát Bà, Hạ Long. Các trục giao thông quan
trọng có ý nghĩa liên vùng. Với vị trí như vậy, Tiên Lãng có thể liên kết, trao
đổi và thu hút vốn đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội, xây dựng các cụm
công nghiệp, cụm cảng đường sông, đồng thời là thị trường cung cấp nguồn
lao động, nông sản, thuỷ sản, hàng hoá cho khu vực nội thành và các khu
công nghiệp tỉnh bạn. Quá trình xây dựng nông thôn mới diễn ra trên địa bàn
các xã vừa có nhiều thuận lợi, cũng đặt ra không ít khó khăn. So với các
huyện, quận của thành phố Hải Phòng, thì Tiên Lãng là huyện có mức độ phát
triển trung bình, quá trình thực hiện CNH, HĐH ở một huyện vốn thuần nông
nên cũng gặp không ít khó khăn trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông

thôn mới theo 19 tiêu chí của quốc gia. Tiên Lãng là huyện có 22 xã và 01 thị
trấn. Thị trấn Tiên Lãng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của
24


tỉnh và các xã trên địa bàn có trình độ, khả năng mọi mặt không ngang bằng
nhau; chất lượng đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cũng thể hiện sự
phong phú đa dạng..Hơn nữa, quá trình phát triển kinh tế ở địa phương theo
thể chế thị trường, cũng đặt ra những khó khăn, phức tạp mới đối với hoạt
động lãnh đạo của Đảng bộ, sự chỉ đạo của chính quyền.
Đảng lãnh đạo bằng chủ trương, nghị quyết, thông qua tổ chức đảng và
đảng viên; lãnh đạo hệ thống chính trị để triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ
thị của Đảng. Từ những vấn đề có tính nguyên tắc đó, đòi hỏi hoạt động lãnh
đạo của Đảng phải trên cơ sở tính đa dạng bởi trình độ, khả năng mọi mặt của
các xã, thị trấn, của các nội dung xây dựng nông thôn mới...song phải có trình
tự, hệ thống không chồng chéo, lấn sân; phải thực hiện đúng chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền phân cấp ở địa phương.
Thứ hai, hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tiên Lãng diễn ra
trong điều kiện thực hiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng XHCN.
Đất nước ta đang trải qua quá trình phát triển thực hiện cơ chế thị
trường, định hướng XHCN, do đó hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ huyện
Tiên Lãng phải trên cơ sở quan điểm phát triển nền kinh tế theo thể chế trị
trường, định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình xây dựng phải dựa trên cơ sở
thực lực, nguồn lực của địa phương. Việc xây dựng theo các tiêu chí cả về cơ
sở hạ tầng kinh tế, văn hóa, xã hội, giao thông nông thôn, quốc phòng - an
ninh đều phải dựa trên cơ sở thực tiễn, tính toán chi phí để đạt hiệu quả cao
nhất. Tính định hướng xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở hoạt động lãnh đạo, chỉ
đạo chặt chẽ quá trình xây dựng, bảo đảm các tiêu chí, định hướng nội dung
xây dựng đúng đường lối, quan điểm của Đảng, tuân thủ pháp luật Nhà nước;
thể hiện ở sự gắn kết trong thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược của Đảng: xây

dựng, phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm công bằng xã hội, tăng cường tiềm
lực mọi mặt, bảo đảm sự phát triển một cách bền vững cả về kinh tế-xã hội,
25


×