Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ bồi DƯỠNG NĂNG lực GIẢNG dạy CHO đội NGŨ GIẢNG VIÊN ở các TRUNG tâm GIÁO dục CHÍNH TRỊ cấp HUYỆN TRÊN địa bàn TỈNH sóc TRĂNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.97 KB, 103 trang )

3
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp cách mạng của giai cấp vô sản, đội ngũ cán bộ bao giờ cũng
giữ một vị trí đặc biệt quan trọng, là nhân tố trực tiếp quyết định sự thành bại của
cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Bất cứ chính sách, công tác gì, có cán
bộ tốt thì thành công…không có cán bộ tốt thì hỏng việc”, và vì thế Người luôn nhắc
nhở Đảng ta trong bất cứ hoàn cảnh điều kiện nào cũng phải coi: “Huấn luyện cán bộ
là công việc gốc của Đảng” [26 tr 269-273]. Trong thực tiễn hơn 80 năm lãnh đạo
cách mạng Việt Nam, Đảng ta đã luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ, coi trọng
toàn bộ các khâu của công tác cán bộ như chăm lo tạo nguồn, lựa chọn, đào tạo bồi
dưỡng, quản lý, sử dụng và xây dựng chính sách đãi ngộ…bảo đảm cho đội ngũ cán
bộ của Đảng luôn có sự phát triển và nối tiếp vững chắc, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
cách mạng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn.
Hơn 80 năm qua công tác giáo dục lý luận chính trị được Đảng ta tiến
hành thường xuyên và liên tục, ngày càng sâu rộng và có bước phát triển mới.
Giáo dục lý luận chính trị là một nội dung, biện pháp trong công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính
trị vững vàng, có đạo đức, lối sống lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng,
lãng phí, kiên quyết đấu tranh chống quan liêu tham nhũng, lãng phí; có tư duy
đổi mới, sáng tạo, có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của
thời kỳ đẩy mạnh công nghệp hoá, hiện đại hoá.
Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc
cấp ủy và ủy ban nhân dân huyện, có chức năng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở về lý luận chính trị, quản lý Nhà
nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng đảng,
chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trung tâm
BDCT cấp huyện không chỉ là địa chỉ quan trọng để truyền bá hệ tư tưởng, các
quan điểm đường lối của Đảng, phổ biến chính sách và pháp luật Nhà nước đến
cán bộ, đảng viên và nhân dân mà góp phần nâng cao chất lượng hệ thống



4
chính trị, năng lực hoạt động của cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở của tỉnh Sóc
Trăng, đồng thời tăng cường sự thống nhất trong Đảng, sự đồng thuận trong
nhân dân và củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng.
Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên là một trong những yếu tố quyết
định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm BDCT cấp huyện.
Những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp,
đội ngũ giảng viên ở trung tâm BDCT cấp huyện của tỉnh Sóc Trăng có sự
phát triển toàn diện cả số lượng, cơ cấu và chất lượng. Năng lực nghiệp vụ nói
chung, đặc biệt là năng lực giảng dạy có nhiều tiến bộ góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo, bồi dưỡng của các trung tâm, nâng cao hiệu quả hoạt động của
hệ thống chính trị trong Tỉnh.
Tuy nhiên năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở trung tâm
BDCT các huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng còn bộc lộ những bất cập, khả
năng tự nghiên cứu các chỉ thị văn bản và cập nhật tài liệu của đội ngũ giảng
viên còn hạn chế, kỹ năng xây dựng bài giảng và phương pháp sư phạm của
một số giảng viên còn chưa thật nhuần nhuyễn, khả năng khai thác, sử dụng
các trang thiết bị phục vụ cho quá trình giảng dạy của nhiều giảng viên chưa
thật hiệu quả, khả năng vận dụng lý luận vào lý giải các vấn đề thực tiễn của
đội ngũ giảng viên chưa thật sâu sắc và thuyết phục, kỹ năng ứng xử trước
các tình huống sư phạm của một số giảng viên vẫn còn hạn chế.
Để thực hiện chủ trương: “Nâng cao chất lượng nghiên cứu lý luận và
đổi mới công tác giáo dục lý luận chính trị, công tác tư tưởng trong Đảng,
nhất là cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý chủ chốt các cấp”, các trung
tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng cần triển khai nhiều biện
pháp, trong đó nội dung biện pháp mang tính đột phá là nâng cao năng lực
chuyên môn cho đội ngũ giảng viên. Vì thế, chọn nghiên cứu vấn đề “Bồi
dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay” vừa có tính cấp thiết,

vừa có ý nghĩa thiết thực.


5
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng năng lực nói chung và năng lực giảng
dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị các trường chính
trị được nhiều nhà lãnh đạo, các cấp ủy đảng và nhà khoa học từ trung ương đến
cơ sở quan tâm nghiên cứu. Có nhiều đề tài cấp Nhà nước, nhiều luận văn, luận
án, hội nghị, hội thảo khoa học, bài viết đăng trên các sách, tạp chí bằng các cách
tiếp cận khác nhau với nội dung phong phú, đa dạng đã đề cập đến vấn đề này,
cụ thể như:
* Nhóm các đề tài khoa học
Đề tài KX 10-09D do PGS.TS Tô Huy Rứa nghiên cứu: Đổi mới nội
dung, chương trình đào tạo giảng viên lý luận chính trị các trường đại học cao
đẳng, HN, 1994; Đề tài KX 10 - 09B của TS Nguyễn Việt Chiến, “Đổi mới
phương thức đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nghiên cứu lý
luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”; Đề tài khoa học cấp bộ, của PGS.
TS Hoàng Đình Cúc (Chủ nhiệm đề tài), “Đào tạo giảng viên các môn khoa
học Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền
đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay”, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh. H. 2008; Đề tài cấp Bộ mã B.08 – 22 do PGS.TS Ngô Ngọc
Thắng (Chủ nhiệm đề tài năm 2008), Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công
tác giáo dục lý luận chính trị trong hệ thống các trường chính trị nước ta giai
đoạn hiện nay; “Nâng cao năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ cán bộ chính trị
cấp phân đội ở các đơn vị bộ binh làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hiện nay”, đề
tài khoa học cấp học viện, (2001), Tiến sĩ Tô Xuân Sinh làm chủ nhiệm.
Các đề tài đã tập trung nghiên cứu, luận giải về vai trò đội ngũ giảng viên
lý luận chính trị; chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận chính trị trong hệ
thống các trường chính trị của nước ta; nghiên cứu vận dụng tư tưởng của các nhà

kinh điển, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác giáo dục chính trị và xây dựng
đội ngũ giảng viên chính trị của Đảng; luận giải về điều kiện, yêu cầu nhiệm vụ
cách mạng trong tình hình mới, xác định những yêu cầu và đề xuất những giải


6
pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên lý luận chính trị
trong các trường chính trị trong giai đoạn hiện nay.
* Nhóm các luận văn, luận án
Đỗ Thị Thìn (2008): “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình giáo dục
lý luận chính trị tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Thái
Nguyên”. Luận văn thạc sĩ, trung tâm khoa học, tài liệu – Đại học Thái Nguyên;
Đàm Thế Sử (2011): “Biện pháp quản lý thực hiện chương trình bồi dưỡng lý
luận chính trị ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện tỉnh Bắc Ninh”.
Luận văn thạc sĩ, trung tâm khoa học, tài liệu – Đại học Thái Nguyên; “Bồi dưỡng
năng lực tiến hành công tác đảng, công tác chính trị trong diễn tập chiến thuật của
cán bộ chính trị cấp phân đội ở Binh chủng Tăng - Thiết giáp giai đoạn hiện nay”,
Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, tác giả Hồ Viết Thanh Học viện Chính trị
Quân sự, (2005); “Bồi dưỡng năng lực tiến hành CTĐ, CTCT của đội ngũ trung
đội trưởng là quân nhân chuyên nghiệp ở các đơn vị sẵn sàng chiến đấu Binh
đoàn Cửu Long hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, tác giả Lê Đức
Lự Học viện Chính trị Quân sự, (2006); “Bồi dưỡng năng lực thực hành công
tác tư tưởng cho học viên đào tạo CTV đại đội ở Học viện Chính trị Quân sự
hiện nay”, Luận văn thạc sĩ, tác giả Bùi Thanh Cao, Học viện Chính trị Quân
sự, (2007); “Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT cho học viên đào tạo sĩ quan chỉ
huy cấp phân đội thông qua hoạt động ngoại khoá ở trường Sĩ quan Lục quân 2
hiện nay”, Luận văn Thạc sĩ khoa học chính trị, tác giả Bùi Hữu Nghị Học viện
Chính trị Quân sự, (2007); Nguyễn Đình Trãi: “Nâng cao năng lực tư duy lý luận
cho cán bộ giảng dạy Mác – Lênin ở các trường chính trị tỉnh” Luận án tiến sĩ
năm 2001; “Bồi dưỡng năng lực CTĐ, CTCT của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân

đội ở các binh đoàn chủ lực trong giai đoạn hiện nay”, Luận án Tiến sĩ khoa học
chính trị, tác giả Nguyễn Thanh Hùng; Lương Ngọc Vĩnh (2012) “Hiệu quả công
tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện
nay”. Luận án tiến sĩ khoa học chính trị; Mai Văn Lợi (2012) “Đổi mới hoạt động


7
của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện ở tỉnh Hậu Giang hiện nay”
Luận văn thạc sĩ
Các luận văn, luận án đã đi sâu luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của quá
trình bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý các cấp và đội ngũ
học viên đào tạo ở các bậc học tại các nhà trường quân sự; xây dựng và phân tích
rõ nội hàm khái niệm năng lực và bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho cán bộ chỉ
huy, quản lý và học viên đào tạo các cấp; chỉ rõ những vấn đề có tính nguyên tắc
trong bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho các đối tượng, rút ra những bài học thành
công, phân tích các tác động, chỉ rõ những yêu cầu và đề xuất hệ thống các giải
pháp sát hợp, khả thi nhằm bồi dưỡng năng lực nghiệp vụ cho các đối tượng đáp
ứng yêu cầu chức trách và yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Các luận văn,
luận án là cơ sở để tác giả luận văn nghiên cứu, kế thừa trong quá trình xây dựng
đề tài của bản thân.
* Nhóm các bài báo, tạp chí, sách
Ngoài các công trình nghiên cứu khoa học và các luận văn, luận án,
luận văn cũng đã tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số công trình
nghiên cứu của các tác giả được đăng trên các sách, tạp chí chuyên ngành
như Tạp chí Cộng sản, Tạp chí Công tác Tư tưởng - Văn hóa, Tạp chí Xây
dựng Đảng, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, Tạp chí Lý luận
chính trị ... như:
Ngô Văn Thạo (2008), “Phương pháp giảng dạy lý luận chính trị”, Nxb
Lao động Xã hội, Hà Nội; Phạm Huy Kỳ (2010), “Lý luận và phương
pháp nghiên cứu, giáo dục lý luận chính trị”, Nxb Chính trị - Hành chính quốc

gia, Hà Nội; Tiến sĩ Phạm Tất Thắng (2010) “Công tác tư tưởng lý luận trong
thời kỳ đổi mới: thực trạng và giải pháp”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội;
Ngô Văn Quỳnh (2010) “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ giảng dạy chính
trị nhằm nâng cao chất lượng học tập chính trị cho hạ sĩ quan, binh sĩ ở đơn vị
cơ sở hiện nay”, Tạp chí giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 3, Hà Nội; Đặng
Thị Nhiệt Thu (2010) “Đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị trong


8
các trường đại học và cao đẳng”; Trần Thị Tâm, “Xác định tính đặc thù của các
trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện để nâng cao chất lượng giảng dạy”, Tạp chí
thông tin công tác tư tưởng, lý luận năm 2006; Ly Mí Lử, “Hà Giang nâng cao
chất lượng hoạt động của đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền miệng”, Tạp chí
Tư tưởng – Văn hóa, tháng 8 năm 2006; Lê Ngọc Dính, “Đôi điều về nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện”, Tạp chí
thông tin công tác Tư tưởng, lý luận, năm 2006. Tiến sĩ Vũ Ngọc Am (2011),
“Hiệu quả và tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác giáo dục lý luận chính trị”,
Tạp chí Tuyên giáo; Hồ Thanh Hải (2012) “Đổi mới phương pháp giảng dạy
chính trị phải xuất phát từ nhu cầu “tự thân” mỗi giảng viên”, Tạp chí Tuyên
giáo; Hội thảo (2015) “Nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy các môn lý
luận chính trị tại các học viện, trường Công an nhân dân và Quân đội nhân
dân”; Hội Thảo (2015) “Đổi mới phương pháp giảng dạy chính trị tại trung
tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện Nghệ An”; Thông tin chuyên đề (2010)
“Vấn đề đổi mới công tác giảng dạy và học tập lý luận chính trị hiện nay”, học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh khu vục I.
Có thể nói, những công trình nghiên cứu nêu trên với nội dung
phong phú, phù hợp với phạm vi và mục tiêu cho từng đề tài đã góp phần làm
rõ nhận thức đúng đắn, khoa học về vị trí, vai trò và tính tất yếu về bồi dưỡng
năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT, từ đó đã góp
phần đáng kể làm cơ sở cho việc hoạch định chủ trương, chính sách phù hợp để

phát triển hơn nữa các trung tâm BDCT. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công
trình nào đề cập trực tiếp một cách có hệ thống hoặc nghiên cứu chuyên sâu về
lý luận và thực tiễn về bồi dưỡng năng lực giảng dạy cho đội ngũ giảng viên
của các trung tâm BDCT. Do vậy, đối với tác giả, đây là vấn đề mới, nhiều khó
khăn, phức tạp, rất cần phải có nhiều tâm huyết và dày công nghiên cứu. Khi
thực hiện đề tài này, cần kế thừa những yếu tố hợp lý từ thành quả của các công
trình nghiên cứu khoa học đi trước, trực tiếp lý giải về lý luận và thực tiễn
những vấn đề cần làm sáng tỏ thêm về bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội


9
ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện
nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn năng lực giảng dạy của đội ngũ
giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện tỉnh Sóc Trăng, đề xuất những giải
pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung
tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề cơ bản về bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội
ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân, rút ra một số kinh nghiệm bồi
dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Xác định yêu cầu, đề xuất những giải pháp cơ bản bồi dưỡng năng lực giảng
dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu

Bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay.
* Phạm vi nghiên cứu
Hoạt động bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên 11 trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện (08 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố) trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Các số liệu, tư liệu phục vụ luận văn được lấy từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng


10
sản Việt Nam, đặc biệt là; các văn bản, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung
ương; nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy tỉnh Sóc Trăng về giáo dục chính trị và
xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị.
* Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng
viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng; thực tiễn
tiến hành giáo dục chính trị ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng, các báo cáo sơ, tổng kết hoạt động thực tiễn, những đánh giá có liên
quan đến hoạt động giáo dục chính trị và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên các
trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
* Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tác giả sử dụng
tổng hợp các phương pháp của khoa học chuyên ngành và liên ngành, trong đó
chú trọng phương pháp: Phân tích, tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với thực tiễn
phương pháp kết hợp logíc với lịch sử, khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn và
xin ý kiến chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài

Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp căn cứ khoa học
cho cấp ủy đảng, ban giám đốc, các bộ phận chuyên môn, giảng viên (chuyên
trách và kiêm chức) các trung tâm BDCT nghiên cứu xác định chủ chương,
biện pháp, nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ
giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu, phục
vụ giảng dạy trong trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện.
6. Kết cấu của đề tài
Luận văn gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài
liệu tham khảo và phụ lục.


11

Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN BỒI DƯỠNG
NĂNG LỰC GIẢNG DẠY CỦA ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở CÁC
TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH SÓC TRĂNG
1.1. Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên và những vấn đề cơ bản
về bồi dưỡng năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi
dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
1.1.1. Đội ngũ giảng viên và năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các
trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
*Khái quát tỉnh Sóc Trăng
Sóc Trăng là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, đón nhận phần
hạ lưu của sông Hậu đổ ra Biển Đông. Phía bắc giáp tỉnh Vĩnh Long, phía tây
bắc giáp tỉnh Hậu Giang, phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu, phía đông bắc giáp
tỉnh Trà Vinh, phía đông nam giáp Biển Đông với đường bờ biển dài khoảng

72 km. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 08 huyện: Thạnh Trị,
Long Phú, Mỹ Xuyên, Trần Đề, Cù Lao Dung, Châu Thành, Mỹ Tú, Kế Sách;
02 thị xã: Ngã Năm, Vĩnh Châu và thành phố Sóc Trăng. Có 109 đơn vị hành
chính cấp xã, phường (gồm 17 phường, 11 thị trấn, 81 xã). Dân số năm 2014 là
1.300.826 người; trong đó dân tộc Kinh chiếm 64,24%, dân tộc Khmer chiếm
30,70% (có 399.463 người, với 92.000 hộ, là tỉnh có đồng bào dân tộc Khmer
sinh sống đông nhất trong khu vực Tây Nam bộ), người Hoa chiếm 5,02% và
dân tộc khác chiếm 0,04%.
Sóc Trăng nằm trên tuyến huyết mạch giao thông của cả nước là Quốc lộ
1 nối liền với các tỉnh trong cả nước; Quốc lộ 60 nối liền Sóc Trăng với các
tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long như Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang;
Quốc lộ 61 nối liền với các tỉnh như Hậu Giang, Kiên Giang. Sóc Trăng nằm
trên các tuyến đường thủy quan trọng của vùng, đặc biệt là tuyến liên vận quốc


12
tế theo sông Hậu ra biển với hai cửa sông lớn là Định An và Trần Đề (còn gọi
là Tranh Đề). Diện tích đất tự nhiên của tỉnh Sóc Trăng là 3.311,6 km 2, chiếm
khoảng 1% diện tích đất tự nhiên của cả nước và 8,3% diện tích của khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long. Sóc Trăng là nơi có sự giao thoa của sinh hoạt văn
hóa và các kiến trúc chùa chiền của 03 dân tộc Kinh, Hoa, Khmer.
Với vị trí như trên Sóc Trăng có điều kiện giao lưu với các tỉnh trong
vùng và cả nước. Đây là tiền đề quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nền
kinh tế mở của tỉnh trong cơ chế thị trường và trong xu thế hội nhập hiện nay.
* Các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Ngày 3/6/1995 Ban Bí thư Trung ương ban hành Quyết định 100QĐ/TW về việc tổ chức trung tâm BDCT cấp huyện, Ban Tổ chức Trung ương
và Ban Tư Tưởng – Văn hóa Trung ương đã kịp thời có hướng dẫn số 08-TCTTVH/TW, ngày 26/8/1995 về việc thực hiện Quyết định 100-QĐ/TCTTVH/TW. Hướng dẫn đã xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công
tác của các trung tâm BDCT cấp huyện, việc ban hành hướng dẫn này đã tạo sự
thống nhất trong tổ chức hoạt động của trung tâm BDCT và giúp trung tâm
BDCT đi vào hoạt động thường xuyên và có nề nếp.

Thực hiện hướng dẫn số 08-TC-TTVH/TW, Ban Tổ chức Trung ương
và Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương đã ban hành hướng dẫn số 2098-TCTTVH/TW ngày 28/8/2002 hướng dẫn sửa đổi bổ sung Hướng dẫn 08-TCTTVH/TW. Ban Bí thư TW (khóa X) đã có Quyết định số 185-QĐ/TW ngày
03/9/2008, về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của trung tâm bồi dưỡng
chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, theo đó, một số nội dung hoạt
động mới của các trung tâm bồi dưỡng chính trị được quy định là: tổ chức đào
tạo về sơ cấp LLCT - hành chính, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng và chuyên môn,
nghiệp vụ. Xác định yêu cầu chung của chương trình sơ cấp LLCT - hành chính
là kênh phổ cập thế giới quan, nhân sinh quan của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các kỹ năng cơ bản về hành
chính. Quyết định cũng chỉ rõ yêu cầu để cập nhật kiến thức mới, xây dựng kỹ


13
năng cho cán bộ, công chức cơ sở, các trung tâm BDCT cần thiết phải xây dựng
chế độ bồi dưỡng chuyên môn hàng năm cho tất cả các đối tượng trong HTCT
của quận, huyện và phường, xã.
Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương đã có Quy định 184-QĐ/TT-VH
ngày 26/7/2002 về việc tổ chức kiểm tra, thi tốt nghiệp, cấp giấy chứng nhận cho
người học tại trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện, quy định các chương
trình cấp giấy chứng nhận, đều kiện cấp giấy, việc tiến hành kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập, xếp loại và mẫu giấy chứng nhận tốt nghiệp; Quy định 1853QĐ/BTGTW ngày 04/3/2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương về quy chế giảng
dạy và học tập của trung tâm BDCT cấp huyện, xác định rõ tiêu chuẩn, quyền
lợi, nhiệm vụ của người dạy và người học, giúp cho đội ngũ giảng viên của các
trung tâm BDCT ngày càng được chuẩn hoá, đồng thời bản thân giảng viên, học
viên cũng nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong quá trình thực hiện nhiệm vụ
dạy và học lý luận chính trị.
Cùng với các quy định về công tác giáo dục LLCT nêu trên, các trung
tâm bồi dưỡng chính trị còn thực hiện một số văn bản của trung ương về nâng
cao chất lượng hoạt động của công tác tuyên truyền miệng: Chỉ thị 14-CT/TW
ngày 3/8/1997 về việc tổ chức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của

Đảng. Chỉ thị đã xác định rõ báo cáo viên và tuyên truyền viên là lực lượng
tuyên truyền miệng có tổ chức của Đảng, lực lượng này hoạt động theo sự chỉ
đạo của các cấp uỷ từ trung ương đến cơ sở; Thông báo số 71-TB/TW ngày
07/6/1997 về tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng;
Hướng dẫn số 606-HD/TTVH ngày 24/7/1997 về thực hiện Thông báo số 71
của Thường vụ Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên
truyền miệng; Tổng kết 30 thực hiện chỉ thị 71 của thường vụ Bộ Chính trị về
tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng ngày 15/10/2007
của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả
công tác tuyên truyền trong tình hình mới…


14
Thực hiện Quyết định số 100-QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương (khóa
VII) về tổ chức trung tâm bồi dưỡng chính trị ở cấp huyện. UBND tỉnh Sóc Trăng
ban hành Quyết định số 1218/QĐ.TCCB.1995 ngày 05 tháng 12 năm 1995 của
Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về đổi tên Trường chính trị các huyện, thị thành
Trung tâm bồi dưỡng chính trị các huyện, thị. Các cấp ủy đã tiến hành thành lập
trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị và tổ chức hoạt động theo chức năng
nhiệm vụ quy định của Trung ương và của tỉnh Sóc Trăng. Trên địa bàn tỉnh Sóc
Trăng hiện có 11 trung tâm BDCT huyện, thị xã, thành phố. Biên chế, của mỗi
trung tâm (4 – 6 biên chế) tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi địa phương và số
biên chế do cấp ủy địa phương quyết định. Trung tâm bồi dưỡng chính trị có
đội ngũ cán bộ gồm: giám đốc, phó giám đốc, cán bộ hành chính. Ngoài số
biên chế theo quy định Trung tâm bồi dưỡng chính trị được thực hiện chế độ
giảng viên kiêm chức.
Trung tâm BDCT cấp huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc cấp ủy và ủy
ban nhân dân cấp huyện, đặc dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của
ban thường vụ cấp ủy cấp huyện. Trung tâm BDCT cấp huyện có chức năng
đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị - hành chính; các nghị quyết, chỉ thị của

Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kiến thức, kỹ năng và chuyên môn,
nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội, kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, đảng viên trong
hệ thống chính trị ở cơ sở trên địa bàn cấp huyện, không thuộc đối tượng đào
tạo, bồi dưỡng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đào tạo sơ cấp lý luận chính trị - hành chính; bồi dưỡng các chương
trình lý luận chính trị cho các đối tượng theo quy định; các nghị quyết, chỉ thị
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước cho cán bộ đảng viên trên địa
bàn cấp huyện. Bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ
công tác xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể
chính trị - xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng viên (là cấp uỷ viên
cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể ở cơ sở. Bồi dưỡng chính


15
trị cho đối tượng phát triển đảng; lý luận chính trị cho đảng viên mới; các
chuyên đề theo theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ và Ban Tuyên giáo
Trung ương. Tổ chức thông tin về tình hình thời sự, chính sách cho đội ngũ báo
cáo viên, tuyên truyền viên ở cơ sở. Thực hiện một số nhiệm vụ khác theo yêu
cầu và tình hình thực tế do chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.
Về cơ sở vật chất và thiết bị, 11/11 trung tâm đều có hội trường mở lớp,
có sức chứa từ 250 chỗ ngồi đến dưới 100 chỗ ngồi. Có 06 phòng học nhỏ (hội
trường nhỏ), có sức chứa từ 30 – 50 chỗ ngồi, chủ yếu sử dụng cho công tác
thảo luận. Thư viện 07/11 trung tâm có thư viện, tuy nhiên thư viện thường gắn
với phòng làm việc của trung tâm, đảm bảo nơi lưu giữ sách, tài liệu, thiếu chỗ
tham khảo, đọc, nghiên cứu, số đầu sách còn rất hạn chế có 03/11 trung tâm có
từ 100 đến 200 đầu sách còn lại mỗi trung tâm có khoảng 20 đầu sách. Có
01/11 trung tâm có nhà ăn học viên; có 08/11 trung tâm có phòng nghỉ cho học
viên, tuy nhiên, số lượng ở một vài trung tâm còn ít. Có 02/11 trung tâm có nhà
để xe. Thiết bị giáo dục: có 11 máy chiếu (01 trung tâm chưa có máy chiếu); vi

tính có 45 cái; bàn ghế học viên cơ bản đáp ứng theo từng hội trường; tuy nhiên
một số ít tận dụng bàn ghế cũ để học tập.
Cơ sở vật chất của một số trung tâm do tận dụng các cơ sở cũ của một số
ngành từ trước, lại đầu tư chắp vá nên hiện tại đã xuống cấp nghiêm trọng hoặc
chật hẹp. Một số trung tâm được đầu tư mới, nhưng không theo quy chuẩn, chỉ
có hội trường và phòng làm việc của cán bộ trung tâm, khuôn viên chật hẹp. Cơ
sở vật chất các trung tâm hiện tại chưa thật sự tương xứng với tầm quan trọng
và mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên cấp huyện, xã hiện nay.
Các trung tâm nằm quá xa trung tâm tỉnh (xa nhất là là các trung tâm
BDCT thị xã Ngã Năm 60km, Vĩnh Châu 45 km, Cù Lao Dung 40km nhưng
phải qua sông Hậu bằng phà). Chính vì thế việc thỉnh giảng các cán bộ cấp tỉnh
gặp rất nhiều khó khăn, nhất là các lớp trung cấp LLCT, do đường quá xa cộng


16
thêm chế độ chưa thoả đáng nên các trung tâm mới chủ yếu mời được các
giảng viên kiêm chức cấp huyện.
* Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Theo từ điển tiếng Việt, “Giảng viên: 1. Tên gọi chung người làm
công tác giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, huấn
luyện, các trường trên bậc phổ thông. 2. Học hàm của người làm công tác
giảng dạy ở trường đại học, dưới giáo sư” [48, tr.376]. Thuật ngữ giảng
viên bao hàm cả những yêu cầu về phẩm chất và năng lực ở hai cấp độ
khác nhau, ngoài nhiệm vụ giảng dạy, còn nhiệm vụ nghiên cứu khoa học
để xây dựng những tri thức mới hoặc ứng dụng những tri thức mới vào
hoạt động xã hội. Trong khi đó đối với giáo viên, nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học không được đặt ra thành một tiêu chí đánh giá, phấn đấu.
Đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện

trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng thực hiện nhiệm vụ giảng dạy lý luận Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chủ trương, đường lối của Đảng và chính
sách pháp luật của Nhà nước. Học tập nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, nghiên cứu thực tiễn, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy,
góp phần phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa
phương; góp phần phát triển lý luận, đường lối đấu tranh chống những
luận điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Hiện nay, đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng bao gồm 02 đối tượng:
Đội ngũ giảng viên có trong biên chế của các trung tâm bao gồm: 48 đồng
chí, trong đó trên 45,8% đã được đào tạo trình độ cao cấp lý luận chính trị,
23% được đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đội ngũ giảng viên ở các
trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có năng lực, trình độ


17
cũng như kinh nghiệm lãnh đạo thực tế, có thể đáp ứng yêu cầu giảng dạy cho
đối tượng người học đa dạng về trình độ, cương vị công tác.
Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng theo chuyên đề được các trung tâm mời
theo yêu cầu của nội dung chuyên đề và đối tượng người học của mỗi lớp bồi
dưỡng. Đối tượng này chủ yếu là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt các ban, ngành cấp
huyện và tỉnh. Do điều kiện các trung tâm BDCT nằm xa trung tâm tỉnh, đường
đi lại khó khăn, nên phần lớn số giảng viên thỉnh giảng ở các trung tâm BDCT
cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hiện nay là cán bộ lãnh đạo, chủ chốt
cấp huyện.
Đội ngũ giảng viên (cả trong biên chế và thỉnh giảng) ở các trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đều là đảng viên
chính thức Đảng Cộng sản Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất
đạo đức, có tố chất sư phạm, sức khoẻ tốt, có trình độ chính trị từ trung cấp trở

lên và được đào tạo một chuyên ngành phù hợp với lĩnh vực giảng dạy đã
qua thực tế công tác, có phương pháp sư phạm và đào tạo nghiệp vụ sư phạm,
đủ điều kiện hoàn thành nhiệm vụ giảng viên trong các trung tâm BDCT cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Tuy nhiên, do số lượng giảng viên trong biên chế các trung tâm quá ít, số
giảng viên thỉnh giảng phân tán và bận công việc chuyên môn, trong khi khối
lượng và phạm vi bồi dưỡng cho các đối tượng ở các trung tâm ngày một phát
triển, vì thế, các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đang
gặp nhiều khó khăn trong bảo đảm chất lượng đội ngũ giảng viên trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chính trị cho các đối tượng.
* Đặc điểm cơ bản của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Đội ngũ giảng viên của các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện
trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có tuổi đời và trình độ đa dạng. Tuổi đời đội ngũ
giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng đa phần
từ 35 đến 55 tuổi, một số ít trên 55 tuổi. Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ


18
giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp huyện là từ trung cấp trở lên; hầu hết đã
được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm; có trình độ cao đẳng, đại học về một
chuyên ngành. Đội ngũ giảng viên có trong biên chế của các trung tâm bao
gồm: 48 đồng chí, trong đó trên 45,8% đã được đào tạo trình độ cao cấp lý luận
chính trị, 23% được đào tạo trình độ trung cấp lý luận chính trị. Đội ngũ giảng
viên kiêm nhiệm là các đồng chí cán bộ phòng, ban là 124/163 đồng chí chiếm
76,07%; tuổi đời dưới 25 có 3 đồng chí (1,84%), từ 26 đến 30 tuổi có 15/163
(9,2%), từ 31 đến 35 tuổi là 29 đồng chí (17,79%) và từ 36 tuổi trở lên là 116
đồng chí (71,17%). Trong số 163 đồng chí giảng viên, số đào tạo cơ bản chỉ có
19 đồng chí (11,66%), còn lại 144 đồng chí là cán bộ chuyển loại (88,34%)
[Phụ lục 5].

Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng cơ bản xuất thân từ giai cấp nông dân và công nhân,
sống chủ yếu là ở nông thôn, nên đời sống còn gặp nhiều khó khăn.
Với đặc thù đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng chủ yếu được quy hoạch, tuyển chọn từ đội ngũ cán bộ cơ
sở trên địa bàn địa phương nên hiện nay, tuyệt đại đa số đội ngũ giảng viên các
trung tâm BDCT cấp huyện xuất thân từ nông dân và hiện đang cư trú tại nông
thôn. Trong 163 giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn Sóc
Trăng, có tới 131 đồng chí (80.37%) hiện cư trú tại nông thôn, chỉ có 32 đồng
chí (19.63%) cư trú tại thành thị [Phụ lục 5].
Sóc Trăng là một địa phương vùng sâu, vùng xa, trình độ dân trí nói
chung của nhân dân còn thấp so với toàn quốc. Tỷ lệ đồng bào dân tộc và đồng
bào theo đạo chiếm khá cao, đời sống kinh tế của nhân dân nói chung, đặc biệt
là vùng nông thôn còn thấp. Với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các trung
tâm BDCT cấp huyện hiện nay, với khối lượng, phạm vi, đối tượng giảng dạy
còn khiêm tốn hàng năm, đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện
đang thụ hưởng một chế độ đãi ngộ khá thấp so với mặt bằng đời sống chung
trong xã hội. Với đặc thù, tính chất nghề nghiệp, đội ngũ giảng viên các trung


19
tâm BDCT cấp huyện khó có thể có hoạt động “phụ” để cải thiện đời sống, vì
thế đa phần đội ngũ giảng viên các trung tâm BDCT cấp huyện còn gặp khó
khăn về đời sống. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công việc mà
họ đảm nhiệm tại các trung tâm BDCT.
- Đội ngũ giảng viên tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng hầu hết là kiêm nhiệm. Theo Quyết định 185 – QĐ/TW của Ban
Bí thư, mỗi trung tâm BDCT có biên chế từ 4 đến 6 người, gồm có giám đốc, các phó
giám đốc, cán bộ hành chính nên mỗi trung tâm thường có từ 2 đến 3 giảng viên
chuyên trách, số giảng viên còn lại là giảng viên kiêm chức (trên dưới 20 người/

huyện) và một số cộng tác viên. Các đồng chí tham gia làm giảng viên kiêm chức ở
trung tâm thường là cấp ủy huyện, trưởng, phó các ngành, đoàn thể của huyện; được
đào tạo cơ bản, có trình độ lý luận chính trị, phẩm chất đạo đức trong sáng, tuyệt đối
trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, có tinh thần trách nhiệm cao và nhiệt
tình trong công tác. Tuy đội ngũ giảng viên chuyên trách, kiêm chức của các trung tâm
khá đông người nhưng đa số chưa qua nghiệp vụ sư phạm, lại bận công tác chuyên
môn nên ít đầu tư thời gian cho việc nghiên cứu, soạn bài lên lớp, nên ít tham gia giảng
dạy. Khá nhiều chương trình các trung tâm BDCT cấp huyện phải mời giảng viên của
Tỉnh về thỉnh giảng.
* Vai trò của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Công tác giáo dục lý luận chính trị là hoạt động truyền bá, xây dựng, bảo
vệ và phát triển hệ tư tưởng, lý luận của giai cấp cầm quyền nhằm tập hợp, huy
động và phát huy vai trò của quần chúng nhân dân thực hiện thắng lợi mục tiêu,
nhiệm vụ mà giai cấp đề ra. Giáo dục lý luận chính trị là giáo dục trong xã hội
có giai cấp, giai cấp cầm quyền sử dụng giáo dục lý luận chính trị như là công
cụ xây dựng và quản lý xã hội, là con đường, biện pháp truyền bá, bảo vệ và
phát triển hệ tư tưởng của đảng cầm quyền; giáo dục lý luận chính trị mang
tính giai cấp sâu sắc và mang tính lịch sử, xã hội.


20
Chất lượng quá trình giáo dục lý luận chính trị được tạo nên bởi nhiều yếu
tố, trong đó đội ngũ giảng viên giữ vai trò quan trọng, trong suốt quá trình lãnh
đạo cách mạng, Đảng và Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò của đội ngũ các
nhà giáo trong sự phát triển của giáo dục - đào tạo. Nghị quyết Trung ương hai
(khóa VIII) đã khẳng định: Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục
và được xã hội tôn vinh. Điều 15, Luật giáo dục được Quốc hội khoá XI thông
qua và ban hành 2005 đã xác định: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc
bảo đảm chất lượng giáo dục”.

Với vai trò là những người trực tiếp truyền thụ nội dung kiến thức các
chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cho các đối tượng, đội ngũ giảng viên
ở các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng có vai trò quan
trọng góp phần tuyên truyền, giáo dục về chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước tới nhân dân; nâng cao nhận thức, trách
nhiệm, năng lực công tác, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên trên địa bàn
vững mạnh, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương vững mạnh.
Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng là lực lượng trực tiếp góp phần quán triệt và tổ chức
thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, nghị quyết của cấp uỷ địa phương.
Thông qua quá trình giảng dạy lý luận cho các đối tượng học viên, đội
ngũ giảng viên đã giúp cho người học thấm nhuần lý luận chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm và các chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình, nhiệm vụ của địa
phương, của cơ quan, đơn vị mình. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt
quan tâm đến công tác giáo dục lý luận, Người chỉ rõ: “Thực tiễn không có lý
luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không liên hệ với
thực tiễn là lý luận suông” và “Đảng muốn vững phải có chủ nghĩa làm cốt,
trong Đảng ai cũng phải hiểu, phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ
nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam”. Muốn


21
cho chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm sâu vào đời sống xã
hội trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng,
toàn dân, Đảng ta phải chủ động tiến hành công tác giáo dục lý luận chính trị.
Đội ngũ giảng viên có vai trò trực tiếp truyền thụ nội dung, chương trình giáo
dục chính trị cho các đối tượng, là lực lượng góp phần quyết định đến chất
lượng giáo dục chính trị của các trung tâm.

Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên coi trọng và quan tâm vấn đề
nâng cao trình độ Mác – Lênin cho cán bộ, đảng viên, coi đây là một nhiệm
vụ thường xuyên của Đảng. Hiện nay việc nâng cao trình độ Mác – Lênin
trong cán bộ, đảng viên là điều kiện chủ yếu để nâng cao trí tuệ, tăng cường
sự thống nhất trong Đảng ta, làm cho sự đoàn kết thống nhất ấy có cơ sở thật
vững chắc. Vì thế, đội ngũ giảng viên lý luận chính trị có vai trò cực kỳ quan
trọng, góp phần quyết định trực tiếp hiện thực hóa chủ trương: “Mọi cán bộ,
đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt phải thường xuyên học tập,
nâng cao trình độ thực tiễn. Học tập là nghĩa vụ bắt buộc đối với mọi cán bộ,
đảng viên và phải quy định thành chế độ học tập, lười suy nghĩ, không
thường xuyên tiếp nhận những thông tin mới, những biểu hiện mới, cũng là sự
biểu hiện của sự thái hóa” mà Đảng ta đã đề ra.
Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng là hạt nhân nòng cốt góp phần nâng cao chất lượng bồi
dưỡng chính trị cho các thế hệ cán bộ, đảng viên trên địa bàn Tỉnh.
Mục tiêu cao nhất của các trung tâm BDCT là bảo đảm chất lượng nội
dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng viên theo kế hoạch. Chất lượng đó suy
cho cùng là sản phẩm cán bộ, đảng viên qua đào tạo, bồi dưỡng ngày càng đáp
ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn đặt ra. Chất lượng thực hiện nhiệm vụ của các
trung tâm BDCT phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Trong
đó, chất lượng đội ngũ giảng viên - lực lượng trực tiếp giảng dạy giữ vai trò
quyết định. Mặc dù, hiện nay các phương tiện dạy học phát triển hiện đại, cơ sở
vật chất kỹ thuật được trang bị đầy đủ nhưng vai trò của người giảng viên ngày


22
càng được khẳng định. Chất lượng đội ngũ giảng viên cao hay thấp ảnh hưởng
trực tiếp đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán
bộ, đảng viên các cấp của tỉnh Sóc Trăng. Đội ngũ giảng viên là lực lượng cơ
bản của mỗi trung tâm, nói đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của mỗi trung

tâm trước hết phải nói đến chất lượng của đội ngũ giảng viên.
Là những người trực tiếp truyền thụ nội dung bài giảng, đội ngũ giảng
viên giữ vai trò rất quan trọng, không chỉ là người trực tiếp truyền thụ kiến
thức, nâng cao trình độ trí tuệ cho học viên, đội ngũ giảng viên còn là người
chủ đạo trong xây dựng thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản, định hướng
thái độ hành động tích cực cho người học. V.I.Lênin đã chỉ rõ: “Trong bất kỳ
một trường hợp nào, điều quan trọng nhất là phương hướng chính trị và tư
tưởng của các bài giảng. Cái gì quyết định phương hướng đó? hoàn toàn và
chỉ là thành phần các giảng viên mà thôi” [23, tr. 248].
Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng là lực lượng góp phần quan trọng xây dựng chi bộ,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, góp phần xây
dựng các trung tâm vững mạnh toàn diện.
Đội ngũ giảng viên là những người trực tiếp quán triệt và thực hiện thắng
lợi các nghị quyết của Đảng, trước hết là nghị quyết của cấp ủy các cấp cho cán
bộ, đảng viên. Đội ngũ giảng viên luôn luôn là lực lượng quan trọng tham gia các
ý kiến có chất lượng vào xây dựng nghị quyết của cấp ủy các cấp. Với tính đảng,
tính cách mạng cao, sự tận tâm, tận lực, trách nhiệm cao với nghề nghiệp, sự trong
sáng về đạo đức, lối sống, đội ngũ giảng viên là tấm gương sáng có tính giáo dục,
thuyết phục trước cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong địa phương.
Đội ngũ giảng viên không chỉ là đối tượng mà còn là chủ thể trực tiếp
xây dựng các trung tâm bồi dưỡng chính trị vững mạnh toàn diện. Chất lượng
đội ngũ giảng viên, khả năng và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ
giảng viên chính là cơ sở để xây dựng các trung tâm BDCT cấp huyện trên địa
bàn tỉnh Sóc Trăng vững mạnh. Đội ngũ giảng viên còn là lực lượng chủ yếu


23
nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, nội dung, biện pháp góp phần nâng cao
chất lượng các mặt hoạt động của các trung tâm cũng như của cấp ủy địa

phương; bản thân đội ngũ giảng viên với sự gương mẫu, mô phạm và khả năng
ảnh hưởng rộng rãi của mình còn góp phần tác động, định hướng đến toàn thể
cán bộ, học viên và quần chúng nhân dân noi theo.
Đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng là lực lượng quan trọng trong tạo nguồn cán bộ bổ
sung cho cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn.
Quá trình đội ngũ giảng viên giáo dục, trang bị kiến thức lý luận chính trị
cho các đối tượng học viên cũng đồng thời là quá trình tuyên truyền, giáo dục
về mục tiêu, lý tưởng của Đảng của giai cấp; giáo dục những giá trị văn hóa,
đạo đức truyền thống của dân tộc cho các thế hệ cán bộ để từ đó, xây dựng các
lớp cán bộ, đảng viên có phẩm chất đạo đức, có trí tuệ, có tinh thần phấn đấu
tích cực, đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ xây dựng, phát triển tỉnh Sóc
Trăng trong giai đoạn cách mạng mới
Thông qua quá trình giảng dạy tại các trung tâm bồi dưỡng chính trị, đội
ngũ giảng viên giúp cho các thế hệ cán bộ trong tỉnh có cơ hội trau dồi kiến thức,
xây dựng tình cảm cách mạng, hun đúc ý chí về lý tưởng hoạt động của người
đảng viên, xác định rõ vai trò trách nhiệm, tinh thần tiền phong, gương mẫu của
người cán bộ, đảng viên để tích cực phấn đấu, rèn luyện, nâng cao trình độ, hoàn
thiện nhân cách, đáp ứng ngày càng tốt hơn với cương vị, chức trách được giao,
hình thành nên lớp cán bộ có đủ số lượng, mạnh về chất lượng đáp ứng yêu cầu
xây dựng và phát triển địa phương vững mạnh.
Bản thân đội ngũ giảng viên với năng lực và phẩm chất không ngừng
hoàn thiện có thể sẵn sàng luân chuyển, nhận nhiệm vụ bổ nhiệm vào các cương
vị mới trong hệ thống chính trị của huyện, tỉnh góp phần hoàn thiện hệ thống tổ
chức, củng cố bộ máy hành chính của địa phương vững mạnh.
* Quan niệm năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm
bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng


24

Khái niệm năng lực được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu cũng như
trong thực tiễn cuộc sống. Theo Từ điển tiếng Việt, năng lực là: “khả năng,
điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên có sẵn để thực hiện một hoạt động nào
đó”(48. Tr. 879). Năng lực là tổng thể những yếu tố chủ quan bao gồm những
khả năng và trình độ thực tế của con người, gắn liền với một hoặc một số hoạt
động cụ thể của xã hội, ở từng hoạt động trong xã hội con người phải có những
năng lực tương ứng để thực hiện có hiệu quả các hoạt động đó.
Năng lực của con người được biểu hiện ở từng cá nhân và quyết định trực
tiếp chất lượng hoạt động của mỗi người. Muốn có năng lực trong một lĩnh vực
nào đó, nhất thiết phải có tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong lĩnh vực hoạt động đó.
Con đường hình thành năng lực là con đường tự thân vận động của chủ thể
thông qua đào luyện trong một môi trường nhất định, có mục đích, có yêu cầu
xác định và cá nhân con người đó phải có sự tự giác cao. Năng lực của con
người bao giờ cũng mang tính cá nhân, còn năng lực của đội ngũ là sự thống
nhất biện chứng năng lực của từng cá nhân, nó không phải là sự cộng lại giản
đơn mà là sự thống nhất kết hợp nhuần nhuyễn năng lực của các cá nhân, trên
cơ sở phát huy cao độ năng lực của từng cá nhân.
Từ những phân tích trên có thể quan niệm: “Năng lực giảng dạy của đội
ngũ giảng viên ở các trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh
Sóc Trăng là trình độ kiến thức và khả năng vận dụng các hình thức, phương
pháp, phương tiện vào đối tượng, hoàn cảnh cụ thể nhằm tổ chức, tiến hành
giảng dạy nội dung, chương trình chính trị đạt hiệu quả, chất lượng theo chức
trách nhiệm vụ được phân công”.
* Những yếu tố cấu thành năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các
trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
Tri thức, kinh nghiệm giảng dạy của đội ngũ giảng viên, là hệ thống kiến
thức lý luận, kinh nghiệm và thực tiễn về các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc
biệt là những kiến thức về khoa học chính trị - xã hội và nhân văn mà đội ngũ
giảng viên tích luỹ được thông qua quá trình học tập tại nhà trường, bồi dưỡng



25
tại chức và thực tiễn hoạt động của bản thân trong quá trình thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao, trong đó có tri thức lý luận và kinh nghiệm, thực
tiễn tiến hành giảng dạy.
Tri thức lý luận của đội ngũ giảng viên là hệ thống quan điểm, tư tưởng,
nguyên lý, lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của
Đảng và Nhà nước ta trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, văn hoá, xã hội,
giáo dục, được đội ngũ giảng viên sử dụng một cách chính xác, sát hợp vào quá
trình giảng dạy theo nội dung, chương trình giảng dạy tại các trung tâm BDCT.
Tri thức lý luận của đội ngũ giảng viên còn là nhận thức, trình độ hiểu biết về nội
dung, chương trình, thời gian giáo dục chính trị hằng năm của các trung tâm

BDCT theo quy định, những nội dung, yêu cầu đánh giá đặc điểm tâm, sinh lý
của đối tượng học tập để từ đó người giảng viên chuẩn bị bài giảng và sử dụng
phương pháp, phương tiện giảng hợp lý nhằm đạt được mục tiêu, mục đích của
nhiệm vụ giảng dạy.
Tri thức kinh nghiệm của đội ngũ giảng viên là những hiểu biết của bản thân
người giảng viên về các mặt hoạt động giảng dạy trong thực tiễn nhưng chưa khái
quát thành lý luận. Đó là những kinh nghiệm thu thập thông tin, tư liệu chuẩn bị và
thông qua bài giảng; kinh nghiệm kết hợp giữa truyền thụ lý luận, định hướng nhận
thức và hướng dẫn người học hành động cách mạng trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao; kinh nghiệm tổ chức các hoạt động sau bài giảng; kinh nghiệm
đánh giá đối tượng; kinh nghiệm xử trí các tình huống sư phạm trong quá trình
giảng dạy; kinh nghiệm hoàn thiện bài giảng…
Tri thức thực tiễn giảng dạy của giảng viên là tri thức được khái quát hóa
từ thực tế việc tổ chức tiến hành các khâu, các bước của quá trình giảng dạy tại
các trung tâm bồi dưỡng chính trị. Từ việc nghiên cứu kế hoạch, nội dung,
chương trình; xác định mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, trọng điểm của
bài giảng; những yêu cầu và chú ý trong tiến hành viết, thông qua bài giảng và

giảng bài; những vấn đề trong thảo luận, tổ chức các hoạt động bổ trợ; những


26
vấn đề trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học…Tri thức
thực tiễn giảng dạy của đội ngũ giảng viên còn là khả năng nắm bắt và vận
dụng các hình thức, phương pháp giảng bài sao cho thuyết phục, cảm hoá, cách
thức bố trí địa điểm, không gian, thời gian giảng dạy phù hợp với điều kiện,
đặc điểm đối tượng người học.
Kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, là một bộ phận hữu cơ cấu
thành năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT cấp
huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, là khả năng, trình độ thực hiện một chuỗi
các thao tác kế tiếp nhau trong chuẩn bị và giảng dạy trên cơ sở vận dụng thành
thạo kiến thức, kinh nghiệm, kỹ xảo giảng dạy vào điều kiện, đối tượng cụ thể
trong mỗi trung tâm. Kỹ năng thể hiện trình độ thuần thục của đội ngũ giảng
viên trong quá trình chuẩn bị, tiến hành giảng dạy cho các đối tượng, bảo đảm
cho đội ngũ giảng viên có thể thực hiện nhiệm vụ giảng dạy một cách nhanh
chóng, hiệu quả mà tiết kiệm thời gian, sức lực và trí tuệ. Kỹ năng giảng dạy
của đội ngũ giảng viên bao gồm nhiều kỹ năng khác nhau:
Kỹ năng chuẩn bị và thông qua bài giảng, bao gồm việc tiếp nhận và xử
lý thông tin; đánh giá đối tượng, yêu cầu và điều kiện của bài giảng; chuẩn bị
bài giảng theo quy định; chuẩn bị, khai tác, sử dụng trang thiết bị, tài liệu phụ
trợ bài giảng; dự kiến các vấn đề nảy sinh.
Kỹ năng giảng bài và tổ chức các hoạt động sau bài giảng. Đây là nhóm
kỹ năng cơ bản nhất trong kỹ năng giảng dạy của đội ngũ giảng viên, quyết
định đến chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên ở các trung tâm BDCT.
Để truyền tải được nội dung của bài giảng đến người học một cách tốt nhất,
người giảng viên phải căn cứ vào yêu cầu bài giảng, đặc điểm đối tượng và
điều kiện bảo đảm để tiến hành rất nhiều thao tác, trong đó nổi trội nhất là kỹ
năng thuyết trình giảng giải (sử dụng lời nói là công cụ chủ yếu). Cùng với kỹ

năng thuyết trình bài giảng, đội ngũ giảng viên khi giảng dạy còn phải có kỹ
năng sử dụng sơ đồ, biểu bảng, kỹ năng khai thác trang thiết bị, kỹ năng quan
sát lớp học; kỹ năng xử trí các tình huống sư phạm.


27
Kỹ năng kiểm tra, đánh giá kết quả và quản lý qúa trình, kết quả học tập của
người học. Đánh giá kết quả người học được thực hiện trên cả hai phương diện:
nhận thức và hành động chính trị của đối tượng. Để đánh giá được thực chất kết quả
học tập của người học, đội ngũ giảng viên phải có kỹ năng lựa chọn nội dung, xây
dựng hệ thống câu hỏi, kỹ năng tổ chức kiểm tra, chấm bài kiểm tra; kỹ năng đánh
giá chính xác sự chuyển biến tư tưởng của đối tượng thông qua việc thực hiện
nhiệm vụ theo cương vị, chức trách; kỹ năng đăng ký, thông kê, báo cáo và quản lý
quá trình học tập, kết quả học tập của người học.
Kỹ xảo trong giảng dạy của đội ngũ giảng viên được hiểu là trình độ
thao tác các hoạt động giảng dạy một cách nhanh chóng, chính xác tới mức gần
như tự động hoá, tưởng như không có sự tham gia trực tiếp ý thức của con
người. Trong hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên có nhiều thao tác,
nhiều công việc được lặp đi lặp lại thường xuyên, nếu người giảng viên tích
cực rèn luyện hoàn thiện các thao tác tới mức thuần thục trở thành kỹ xảo thì sẽ
giúp họ tiết kiệm thời gian và góp phần nâng cao trình độ và hiệu quả của quá
trình giảng dạy tại các trung tâm BDCT.
Trong quá trình giảng dạy, kỹ xảo trước hết của người giảng viên đó là
kỹ xảo thao tác tư duy, kỹ xảo xử lý thông tin, kỹ xảo đánh giá nhận biết tư
tưởng của người học, kỹ xảo chuẩn bị bài giảng và thao tác bài giảng, kỹ xảo
dùng lời, dùng từ, kỹ xảo tạo hưng phấn cho người nghe, kỹ xảo nắm thông tin
ngược…
Như vậy, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên các trung tâm bồi dưỡng
chính trị cấp huyện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng được cấu thành bởi các thành tố chủ
yếu là tri thức, kỹ năng và kỹ xảo. Ở các trung tâm BDCT năng lực giảng dạy của

đội ngũ giảng viên còn được hợp thành bởi trình độ, kiến thức lãnh đạo, quản lý, tổ
chức của ban giám đốc, các cơ quan, lực lượng có liên quan ở các trung tâm. Các
yếu đó luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ và bổ sung cho nhau, tạo tiền đề cho sự
phát triển và hoàn thiện năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên. Do vậy, sự phân
định thành tri thức, kỹ năng và kỹ xảo trong năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng


×