Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Đánh giá thực trạng ô nhiễm nước biển Vịnh Hạ Long, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.69 KB, 17 trang )

1. Đặt vấn đề

Là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông, Việt Nam có đường bờ biển dài
3260 km từ Móng Cái đến Hà Tiên, có vùng biển và thềm lục địa rộng một triệu
km2, gấp hơn ba lần lãnh thổ trên đất liền với nhiều tài nguyên, khoáng sản quan
trọng. Những lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tiềm năng kinh tế của
vùng biển nước ta đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Với sự đóng góp của các ngành kinh tế biển vào quá trình công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước đã đánh dấu một bước phát triển mới của Việt Nam trong
công cuộc “tiến ra biển”. Vịnh Hạ Long là một trong những danh lam thắng cảnh
tự nhiên đẹp nổi tiếng không chỉ ở trong nước mà cả trên Thế giới. Với những giá
trị đặc trưng độc đáo của mình Vịnh được UNESCO 3 lần công nhận là Di sản
thiên nhiên thế giới. Việc được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, một mặt là
vinh dự và tự hào lớn của Việt Nam, mặt khác nó cũng đem lại cho vùng những
lợi thế đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội. Với cảnh đẹp thiên nhiên hung vĩ, Vịnh
đã và đang phát triển mạnh về ngành công nghiệp không khói và kinh doanh thủy
hải sản quý trong vùng. Tuy nhiên đó cũng chính là thách thức với nhà quản lý
Vịnh về vấn đề trật tự an ninh xã hội, đặc biệt là vấn đề liên quan tới ô nhiễm môi
trường nước mặt do các hoạt động kinh doanh trên biển, các nguồn thải từ các hoạt
động khai thác than, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Những thách
thức về vấn đề môi trường biển đòi hỏi các cơ quan chức năng và các bên liên
quan có thẩm quyền phải tiếp cận, hiểu rõ nguyên nhân, tìm hiểu rõ các nguồn gây
ra ô nhiễm môi trường biển. Đánh giá những ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường
biển với hệ sinh thái biển và các hoạt động kinh doanh phụ thuộc vào biển. Chính
vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đánh giá thực trạng ô nhiễm nước biển Vịnh
Hạ Long, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh”.


2. Mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu những khái niệm cơ bản về nước biển ven bờ và các tiêu chuẩn nước


biển ven bờ.
- Đánh giá chất lượng nước biển ven bờ tại vịnh.
- Đề xuất một số giải pháp hạn chế gây ô nhiễm tới nước biển ven bờ.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội tại Vịnh Hạ Long
- Nghiên cứu chất lượng nước biển ven bờ tại Vịnh
- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước biển ven bờ
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế nguồn gây ô nhiễm
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa tài liệu: nghiên cứu các tài liệu có liên quan tới vấn đề ô nhiễm biển tại
Việt nam nói chung và vịnh Hạ Long nói riêng.
- Phân tích và so sánh: tìm hiểu một số vịnh nổi tiếng trên thế giới và so sánh với
hiện trạng nước biển tại các vịnh đó so với vịnh Hạ Long
- Phỏng vấn người dân: lập các bảng điều tra, đánh giá về ý kiến người dân về các
vấn đề liên quan tới môi trường nước biển tại Vịnh.
Bảng …: Bảng khảo sát cảm quan của người dân sự thay đổi chất lượng nước
trong 3 năm gần đây
Ý kiến
Cải thiện
nhiều
Cải thiện
Không thay
đổi
Xấu hơn
Xấu hơn

Khách du lịch
(người)

Thuyền

viên
(người)

Nhân viên nhà
hàng
(người)

Học sinh
(người)


nhiều
Bảng …: khảo sát người dân về mức độ ô nhiễm nước biển trên Vịnh
Ý kiến

Khách du lịch
(người)

Thuyền viên
(người)

Nhân viên nhà
hàng
(người)

Học sinh
(người)

Ô nhiễm nặng
Ô nhiễm

Không ô
nhiễm
Bảng …: Bằng chứng về ô nhiễm nước
Ý kiến

Khách du lịch
(người)

Thuyền viên
(người)

Nhân viên nhà
hàng
(người)

Học sinh
(người)

Nước biển đổi
màu
Cá chết
Rác thải và
mùi khó chịu
Bảng …: Khu vực được đánh giá ô nhiễm nhất
Địa danh

Số người

Tỷ lệ (%)



3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Những khái niệm cơ bản
- Nước biển
Là nước từ các biển hay đại dương. Về trung bình, nước biển của các đại
dương trên thế giới có độ mặn khoảng 3,5%. Đièu này có nghĩa là cứ mỗi lít nước
biển chứa khoảng 35 gam muối, phần lớn là NaCl hòa tan trong đó dưới dạng các
ion Na+ và Cl-.
- Vùng biển ven bờ
Theo IUCN (1986), vùng ven bờ được định nghĩa như sau: “là vùng ở đó
đất và biển tương tác với nhau, trong ranh giới về đất liền được xác định bởi giới
hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới
hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển”.
Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển (QCVN 10MT:2015/BTNMT) định nghĩa vùng biển ven bờ là vùng vịnh, cảng và những nơi
cách bờ trong vòng 03 hải lý (khoáng 5,5 km).
- Tiêu chuẩn nước biển ven bờ
Theo QCVN 10-MT:2015/BTNMT, chất lượng nước biển vùng ven bờ
được quy định tại bảng 1.


Bảng 1: Giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước vùng biển ven bờ
TT

1
2
3
4
5
6
7

8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

22
23
24

Thông số

pH
Oxy hòa tan (DO)
Tổng chất rắn lơ
lửng (TSS)
Amoni (NH4+ tính
theo N)
Phosphat (PO43-tính
theo P)
Florua(F-)

Xyanua (CN-)
Asen (As)
Cadimi (Cd)
Chì (Pb)
Crom VI (Cr6+)
Tổng Crom
Đồng (Cu)
Kẽm (Zn)
Mangan (Mn)
Sắt (Fe)
Thủy ngân (Hg)
Aldrin
Benzene
hexachloride (BHC)
Dieldrin
Tổng Dichloro
diphenyl
trichloroethane
(DDTs)
Heptachlor&
Heptachlorepoxide
Tổng phenol
Tổng dầu mỡ
khoáng

Đơn vị

mg/l
mg/l


Giá trị giới hạn
Vùng nuôi trồng Vùng bãi
thủy sản, bảo
tắm, thể
tồn thủy sinh
thao dưới
nước
6.5 – 8.5
6.5 – 8.5
≥5
≥4
50
50

Các nơi
khác
6.5 – 8.5
-

mg/l

0.1

0.5

0.5

mg/l

0.2


0.3

0.5

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
µg/l
µg/l

1.5
0.011.5
0.020.01
0.02
0.005
0.05
0.02
0.1
0.2
0.5

0.5
0.001
0.1
0.02

1.5
0.01
0.04
0.005
0.05
0.05
0.2
0.5
1.0
0.5
0.5
0.002
0.1
0.02

1.5
0.01
0.05
0.01
0.1
0.05
0.5
1
2.0
0.5

0.5
0.005
0.1
0.02

µg/l
µg/l

0.1
1.0

0.1
1.0

0.1
1.0

µg/l

0.2

0.2

0.2

mg/l
mg/l

0.03
0.5


0.03
0.5

0.03
0.5


25

Coliform

MPN
hoặc
CFU/10
0ml
Ghi chú: Dấu (-) là không quy định

1000

1000

1000

Bảng 2: giá trị giới hạn của các thông số chất lượng nước biển vùng gần bờ
TT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Thông số
pH
Asen (As)
Cadimi (Cd)
Tổng Crom (Cr)
Đồng (Cu)
Kẽm (Zn)
Thủy ngân (Hg)
Xyanua (CN-)
Aldrin
Benzene hexachloride (BHC)
Dieldrin
Tổng Dichloro diphenyl
trichloroethane (DDTs)
Heptachlor&
Heotachlorepoxide
Tổng Phenol

Tổng dầu mỡ khoáng
Chì (Pb)

Đơn vị
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l
µg/l

Giá trị cho phép
6.5-8.5
10
5
100
30
50
1
5
0.1
0.02
0.1
1.0


µg/l

0.2

µg/l
µg/l
µg/l

30
500
50

3.2. Điều kiện Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội tại Vịnh Hạ Long
- Điều kiện tự nhiên
Là một vịnh nhỏ, bộ phận của Vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn
với phía Đông Bắc giáp Vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà;
phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km kéo dài từ
thị xã Quảng Yên, qua thành phố Hạ Long, thành phố Cẩm Phả đến hết huyện đảo
Vân Đồn; phía Đông Nam và phía Nam hướng ra Vịnh Bắc Bộ. Trong diện tích
1.553 km2 gồm vùng lõi và vùng đệm, nằm tại các tọa độ từ 106 O58’ – 107O22’


Đông và 20O45’ – 20O50’ Bắc, vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ,
trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa được đặt tên.
Vịnh Hạ Long là vùng biển đảo có khí hậu phân hóa hai mùa rõ rệt: mùa hạ
nóng ẩm với nhiệt độ khoảng 27-29OC và mùa đông khô lạnh với nhiệt độ 16 –
18OC, nhiệt độ trung bình năm dao động trong khoảng 15-25OC. Lượng mưa trên
vịnh Hạ Long vào khoảng từ 2.000mm – 2.200mm với lượng mưa trên 300mm
vào mùa nóng nhất trong năm (từ tháng 6 đến tháng 8) và dưới 30mm vào mùa
khô nhất trong năm (từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau). Hệ thủy triều tại vịnh Hạ

Long rất đặc trưng với mức triều cường vào khoảng 3,5 – 4m/ ngày. Độ mặn trong
nước biển trên vùng vịnh dao động từ 31 đến 34,5MT vào mùa khô nhưng vào
mùa mưa, mức này có thể thấp hơn. Mực nước biển trong vùng Vịnh khá cạn, có
độ sâu chỉ khoảng 6m đến 10m và các đảo đều không lưu giữ nước bề mặt.
-

-

Điều kiện kinh tế
Với các giá trị ngoại hạng về cảnh quan và địa chất, địa mạo, lại là trung
tâm của khu vực có nhiều yếu tố đồng dạng bao gồm Vịnh Bái Tử Long phía
Đông Bắc, quần đảo Cát Bà với vịnh Cát Bà và vịnh Lan Hạ phía Tây Nam, vịnh
Hạ Long hội tụ những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với
loại hình đa dạng. đến vịnh Hạ Long, du khách có thể tham gia những hoạt động
nghiên cứu khoa học, tham quan ngắm cảnh, tắm biển, chèo thuyền, thả dù, lặn
khám phá rặng san hô, câu cá. Quá trình đô thị hóa tại vịnh đang diễn ra mạnh mẽ
về mọi mặt là một tền đề vững chắc để phát triển du lịch. Hiện thành phố Hạ Long
có khoảng hơn 900 khách sạn từ một sao đến năm sao với đầy đủ tiện nghi và
nhiều khách sạn mini cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Sự tăng
trưởng về số lượng khách tại vịnh Hạ Long được đánh giá là nhanh nhất trong
những năm gần đây. Với đặc điểm là vịnh kín ít chịu tác động của sóng gió, vịnh
Hạ Long cũng có hệ thống luồng lạch tự nhiên dày đặc và cửa sông ít bị bồi lắng.
Điều kiện thuận lợi này cho phép xây dựng hệ thống giao thông cảng biển lớn bên
cạnh cảng nước sâu Cái Lân (Hạ Long) và Cửa Ông (Cẩm Phả). Ngoài ra, Quảng
Ninh còn có hệ thống cảng phụ trợ như: Mũi Chùa, Vạn Gia, Nam Cầu Trắng.
Mục tiêu đến năm 2020 sẽ xây dựng hoàn chỉnh cảng Cái Lân với bảy cầu cảng,
công suất hơn 20 triệu tấn cho phép tiếp nhận tàu trọng tải trên năm vạn tấn. Vùng
biển vịnh Hạ Long chứa đựng nhiều hệ sinh thái có giá trị đa dạng sinh học cao,
trữ lượng hải sản lớn, thích hợp cho việc nuôi trồng và đánh bắt hải sản do có các
điêu kiện thuận lợi: khí hậu tốt, diện tích bãi triều lớn, nước trong, ngư trường ven

bờ và ngoài khơi có trữ lượng hải sản cao và đa dạng với cá song, cá giò, sò, tôm,
bào ngư và ngọc trai các loại.
Xã hội


Trong số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long, hiện nay chỉ có khoảng 40 đảo là códân
sinh sống, những đảo này có quy mô từ vài chục đến hàng ngàn hecta tập trung
chủ yếu ở phía Đông và phía Đông Nam vịnh Hạ Long. Trong những năm gần
đây, nhiều làng chài sống trôi nổi trên mặt nước bắt đầu lên một số đảo định cư
biến những hòn đảo hoang sơ trở thành trù phú như đảo Sa Tô, đảo Thắng Lợi.
Dân số trên đảo hiện nay khoảng 16.540 người, tập trung chủ yếu ở các làng đánh
cá Cửa Vạn, Ba Hang, Cặp Dè và ven vịnh. Cư dân vùng vịnh phần lớn sống trên
thuyền, trên nhà bè để thuận tiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng và lai tạo các giống
thủy sản, hải sản. Do kinh tế biển phát triển nên cuộc sống của người dân phát
triển, thu nhập tăng nhờ các hoạt động kinh doanh phục vụ du lịch biển. Hiện nay,
chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã có chủ trương di dời các hộ sinh sống trong lòng
vịnh lên bờ tái định cư, ổn định cuộc sống và bảo vệ cảnh quan môi trường vùng
di sản. Đã có hơn 500 hộ dân sinh sống tại các làng chài trên vịnh được di dời lên
bờ sinh sống tại khu tái định cư Khe Cá từ tháng 5 năm 2014, công việc này sẽ còn
tiếp tục được triển khai. Tỉnh sẽ chỉ giữ lại một số làng chài để phục vụ du lịch
thăm quan.
3.3. Hiện trạng chất lượng nước mặt trong vịnh hạ Long
Trạm quan trắc nước của liên minh Hạ Long – Cát Bà và sở tài nguyên môi
trường từ 2005 tới 2015 đã cho thấy chất lượng nước có xu hướng giảm đồng thời
phát hiện lượng tích tụ của một số chất gây ô nhiễm đã tăng tương đối cao tại vịnh
Hạ Long. Tuy vậy, hầu hết các thông số vẫn nằm trong giới hạn cho phép theo tiêu
chuẩn Việt nam về chất lượng nước ven bờ (QCVN 10-MT:2015/BTNMT).
Bảng 3: Các thông số quan trắc nước tại vịnh Hạ Long (2005 – 2015)
Năm


pH

2005
2007
2010
2011
2012
2013
2014
Q2/2015
QCVN10MT:2015/

7 -8.3
6.9-8.2
7-8.3
7-8.2
7-8.2
7.9
7.82
7.80
6.5-8.5

Fe
(mg/l
)

0.093
0.08
0.13
0.17

0.10
0.5

Dầu
khoáng
và dầu
mỡ
(mg/l)
0.07
0.011
0.036
0.018
0.01
0.042
0.05
0.36
0.5

DO
(mg/l
)
7.3
7.0
7.1
7.8
7.5
7.82
7.72
7.73
≥4


Amoni
(mg/l)

0.095
0.15
0.23
0.23
0.18
0.1

COD
(mg/l
)

6.73
5.98
3

Zn
(mg/l)

TSS
(mg/l
)

0.01
0.0095
0.021
0.037

0.035
0.04
0.05
0.04
0.5

16.1
20.05
33.67
35.08
30
22.85
27.92
31.04
50


BTNMT
Nguồn: Sở TNMT và Ban quản lý VHL, 2013-2014-2015
Số liệu quan trắc trong 10 năm trở lại đây cho thấy giá trị của các thông số này
tương đối ổn định, không có nhiều biến động theo thời gian, theo độ sau của nước
và nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 10 MT-2015/BTNMT. Điều này
chứng tỏ sự ổn định của khối nước, đảm bảo cho sự phát triển ổn định của các loài
sinh vật và hệ sinh thái đồng thời làm ổn định chỉ số lý hóa khác của nước ven bờ
vịnh Hạ Long. Kết quả quan trắc nước trong tháng 4 năm 2013 cho thấy các khu
vực bị ô nhiễm nằm dọc theo bờ biển, ví dụ như bến cảng Bãi Cháy, hệ thống cống
ngầm thanh niên, phía sau chợ Hạ Long. Nhu cầu oxy hóa học (COD) đã tăng 2.5
lần mức cho phép theo tiêu chuẩn QCVN (Bảng 3). Hàm lượng Amoni (NH 4+)
nước biển vịnh Hạ Long đã vượt ngưỡng cho phép theo tiêu chuẩn Việt nam từ
1.8-2.3 lần. Đối với các kim loại nặng như kẽm và sắt từ năm 2013 đến 2015 có

dấu hiệu tăng lên. Về tổng thể nước vịnh Hạ Long không bị ô nhiễm bởi các kim
loại nặng. Tuy nhiên, tại một số thời điểm tại cảng tàu du lịch bãi cháy, sau chợ
Hạ Long 1, cang nam cầu trắng, hàm lượng các chất này khá cao (0.55 – 0.7 mg/l)
vượt quá ngưỡng cho phép. Kết quả cho thấy phần lớn các khu vực ô nhiễm nhất ở
gần các khu vực đông dân cư và khu du lịch dọc bờ biển, bến cảng du lịch và mỏ
khai thác than công nghiệp. Điều này một phần cũng do khả năng xử lý chất thải
hiện nay chỉ đáp ứng được 40% tổng lượng chất thải tạo ra tại Thành phố Hạ Long
(Sở TNMT, 2015).
Để đánh giá mức độ nhận thức của người dân trên vịnh, khách du lịch trong nước,
chủ một số nhà hàng ven Vịnh và các thuyền viên về chất lượng nước thay đổi
trong những năm gần đây, tôi tiến hành cuộc phỏng vấn với 50 người trong đó 20
nguời là khách du lịch nội địa (đã từng tới Vịnh trong những năm trước đó), 15
người là thuyền viên trên những thuyền cho thuê dịch vụ thăm quan vịnh (có nhiều
năm làm nghề trên vịnh), 10 người nhân viên các nhà hàng ở ven vịnh (có thời
gian phục vụ quán nhiều năm), 5 học sinh sinh sống quanh vùng vịnh. Những vấn
đề được hỏi bao gồm: cảm quan sự thay đổi chất lượng nước trong 3 năm gần đây,
quan trắc chất lượng nước hiện nay, bằng chứng thực tế ô nhiễm, khu vực ô
nhiễm, các nguồn gây ô nhiễm, ảnh hưởng của chất lượng nước tới các hoạt động
du lịch.


Bảng 4: Bảng khảo sát cảm quan của người dân sự thay đổi chất lượng nước trong
3 năm gần đây
Ý kiến

Khách du lịch
(người)

Nhân viên nhà
hàng

(người)
1

Học sinh
(người)

5

Thuyền
viên
(người)
3

Cải thiện
nhiều
Cải thiện
Không thay
đổi
Xấu hơn
Xấu hơn
nhiều

8
2

6
0

5
0


3
0

1
4

3
3

4
0

1
0

1

Cuộc khảo sát đã đánh giá mức độ nhận thức của khách du lịch, thuyền viên, nhân
viên nhà hàng và học sinh về chất lượng nước trong 3 năm gần đây. Dựa vào bảng
kết quả trên ta thấy trong 50 người được khảo sát thì có 20% đánh giá chất lượng
nước cải thiện nhiều; 44% có cải thiện; chỉ có 4% đánh giá không thay đổi; 18%
chất lượng nước xấu đi và 14% đánh giá xấu đi nhiều. Như vậy theo khảo sát điều
tra, mọi người cho rằng chất lượng nước đã được thay đổi nhiều hơn so với 3 năm
trước.
Để khảo sát đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển dựa trên quan sát và cảm
nhận của người dân, tôi thực hiện phỏng vấn về mức độ ô nhiễm tại Vịnh. Kết quả
thu được như bảng 5.
Bảng 5: Khảo sát người dân về mức độ ô nhiễm nước biển trên Vịnh
Ý kiến


Khách du lịch
(người)

Thuyền viên
(người)

Ô nhiễm nặng
Ô nhiễm
Không ô
nhiễm

5
15
0

2
11
2

Nhân viên nhà
hàng
(người)
0
7
3

Học sinh
(người)
0

5
0

Dựa vào bảng 5 ta thấy, phần lớn (76%) số người được hỏi họ cho rằng nước
biển hiện tại đang bị ô nhiễm. 14% số người được hỏi cho rằng chất lượng ô
nhiễm trên Vịnh bị ô nhiễm nặng và chỉ có 10% người cho rằng nước không bị ô
nhiễm. Hầu hết mọi người được phỏng vấn khi đưa ra ý kiến đều dựa trên hiện
tượng quan sát được tại bãi biển lúc thủy triều xuống hoặc lên mức độ nhiều hay ít
rác và mùi tại nơi họ thăm quan hoặc làm việc.


Và để khảo sát rõ hơn các hiện tượng mà người dân cho rằng nước biển bị ô nhiễm
tôi lập ra một bảng khảo sát về các bằng chứng được cho là ô nhiễm biển tại bảng
6.
Bảng 6: Bằng chứng về ô nhiễm nước
Ý kiến

Khách du lịch
(người)

Nước biển đổi 1
màu
Cá chết
3
Rác thải và 16
mùi khó chịu

Thuyền viên
(người)
2


Nhân viên nhà
Học sinh
hàng
(người)
(người)
0
0

5
8

0
10

0
5

Từ kết quả khảo sát ở bảng 6 ta thấy, 78% người được hỏi đánh giá nước bị ô
nhiễm dựa vào quan sát thấy rác thải và mùi khó chịu. Có 16% họ thấy hiện tượng
có cá chết và phần lớn người quan sát được hiện tượng này là các thuyền viên và
một số khách du lịch. Chỉ có 6% quan sát được hiện tượng nước biển thay đổi màu
sắc.
Để xác định những khu vực bị ô nhiễm nặng nhất theo quan sát của người dân,
người được phỏng vấn đã chỉ ra và nêu tên những địa điểm mà họ cho là mức ô
nhiễm cao nhất. Trong quá trình phỏng vẫn có các địa danh được họ nhắc tới
nhiều là: Ven biển Bãi Cháy, cảng Bãi Cháy, động Thiên Cung – Đầu Gỗ, hang
Sửng Sốt, làng nổi, đảo Titop, khu công nghiệp Cái Lân. Số lượng người đánh giá
được thể hiện ở bảng 7.
Bảng 7: Khu vực được đánh giá ô nhiễm nhất

Địa danh
Ven biển Bãi Cháy
Cảng Bãi Cháy
Động Thiên Cung – Đầu
Gỗ
Hang Sửng Sốt
Làng nổi
Đảo Titop
Khu công nghiệp Cái Lân

Số người
15
5
6

Tỷ lệ (%)
30
10
12

6
8
2
8

12
16
4
16


Từ bảng 7 ta thấy, ven biển Bãi Cháy là nơi nhiều người đồng quan điểm ô nhiễm
nhất (30%), sau đó đến làng nổi và khu công nghiệp Cái Lân (16%), và ít người
lựa chọn nhất là đảo Titop. Tuy nhiên, kết quả chỉ mang tính tương đối vì số người


được hỏi ít, không đại diện được cho đa số và họ chưa đi được hết các địa danh
trên vịnh nên chỉ đánh giá được những nơi mà họ đã từng đến và tại thời điểm mà
họ ở địa danh đó.
*) Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước tại Vịnh
Theo sự phân loại của Công ước quốc tế về luật biển 1982, các tác động
đến chất lượng nước vịnh Hạ Long được tổng hợp tại bảng 8.
Bảng 8: Tổng hợp các nguồn tác động đến chất lượng nước vịnh Hạ Long
TT

Nguồn tác động

1

Các hoạt động kinh tế - xã
hội từ đất liền
Dân sinh và đô thị hóa
Hạ Long, Cẩm Phả, Chất dinh dưỡng,
Hoành Bồ, Yên Hưng
chất hữu cơ, chất
rắn

lửng,
coliform
Du lịch, dịch vụ
Hạ Long, Cát bà

Chất dinh dưỡng,
chất hữu cơ, chất
rắn

lửng,
coliform
Công nghiệp
Hạ Long, Cẩm Phả, Chất dinh dưỡng,
Hoành Bồ
chất hữu cơ, chất
rắn lơ lửng, kim
loại nặng
Bến cảng
Hạ Long, Cẩm Phả
Dầu, kim loại nặng
Lấn biển
Hạ Long, Cẩm Phả
Chất rắn lơ lửng
Hoạt động tàu thuyền
Trên vịnh
Dầu, chất rắn lơ
lửng, chất dinh
dưỡng, chất hữu

Hoạt động đổ thải và hoạt Hạ Long, Cẩm Phả
Chất rắn lơ lửng,
động liên quan đến đáy
kim loại nặng, độc
biển
tố

Làng chài và nuôi trồng Trên vịnh
Chất dinh dưỡng,
hải sản trên vịnh
chất hữu cơ, chất
rắn

lửng,
Coliform

2

3
4

Khu vực phát thải

Chất ô nhiễm chủ
yếu

Nhìn chung, các nguồn thải từ đất liền có ảnh hưởng lớn nhất đến chất lượng nước
vịnh hạ Long do tại khu vực ven bờ tập trung nhiều hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Do hệ thống xử lý nước thải không đủ để xử lý toàn bộ lượng nước thải ra


nên vẫn còn một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý chảy thẳng ra biển. Theo số
liệu thống kê từ sở tài nguyên môi trường thành phố Hạ Long cho biết có khoảng
40% lượng nước thải chưa được xử lý đổ trực tiếp ra biển. Các nguồn tác động
tiếp theo đến chất lượng nước vịnh theo thứ tự giảm dần là hoạt động đổ thải, hoạt
động tàu thuyền và các hoạt động liên quan đến đáy biển. Cuối cùng là nguồn thải
từ các làng chài và nuôi trồng hải sản trên vịnh. Trong các nguồn thải từ đất liền,
hoạt động dân sinh. Du lịch – dịch vụ làm gia tăng lượng chất hữu cơ, chất dinh

dưỡng trong nước vịnh Hạ Long lớn nhất. Sau đó là các hoạt động công nghiệp.
Chất rắn lơ lửng được đưa vào vịnh chủ yếu được đưa vào từ hoạt động nạo vét
cảng, đổ thải, công nghiệp… Dầu được đưa vào vịnh chủ yếu từ các hoạt động tàu
thuyền và bến cảng. Kim loại nặng được đưa vào khu vực ven bờ vịnh chủ yếu từ
hoạt động công nghiệp (chủ yếu là khai thác than). Quá trình phân tích các quy
hoạch, kế hoạch phát triển các ngành trong giai đoạn 2010 – 2020 cho thấy, thành
phố sẽ mở rộng đô thị hóa để phát triển dịch vụ du lịch. Do quá trình đô thị hóa
phát triển sẽ thu hút đầu tư và có tiềm năng phát triển ngày càng mạnh mẽ nên
lượng người đổ về sinh sống tại khu vực xung quanh vịnh ngày càng tăng lên.
Chính vì vậy, các nguồn thải từ hoạt động dân sinh, đô thị hóa, du lịch, dịch vụ và
nguồn thải từ hoạt động tàu thuyền trên vịnh vẫn là một áp lực lớn đến chất lượng
nước ven bờ.
Ngoài những nguyên nhân kể trên thì những hạn chế về quản lý nhà nước trong
việc xử lý các nguồn gây ô nhiễm cũng là một vấn đề khó giải quyết. Như là: các
cơ quan có thẩm quyền trong tỉnh chậm xây dựng và ban hành các văn bản quy
phạm pháp luật, quy hoạch chi tiết về bảo vệ môi trường nói chung trong đó có
bảo vệ môi trường ven biển. Các dự án ưu tiên dầu tư, tôn tạo chưa đáp ứng được
đòi hỏi của thực tiễn trong khi một số công trình xây dựng xuống cấp nhanh, ảnh
hưởng không nhỏ tới công tác bảo vệ môi trường biển ven bờ; Ngoài ra công tác
thanh, kiểm tra của các cơ quan chức năng chưa thường xuyên, kém hiệu quả và
kém minh bạch trong khâu xử lý vi phạm. Đặc biệt là việc kiểm soát và loại trừ
các nguồn ô nhiễm như nước thải sinh hoạt, các hoạt động kinh doanh trên biển,
khai thác than, khoáng sản còn nhiều hạn chế; Công tác tổ chức các hoạt động
tuyên truyền có hiệu quả đến các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân còn hạn chế, có
khi chỉ qua loa ứng phó. Không tuyên truyền thường xuyên và lâu dài nên người
dân chưa hiểu hết được tầm quan trọng của môi trường biển nói chung và vùng
ven bờ nói riêng là rất quan trọng nên họ có thái độ thờ ơ vì biển là của chung.
Tuy nhiên, môi trường biển tại vịnh Hạ Long vẫn được đánh giá tốt, ngoài
chỉ số COD và hàm lượng Amoni vượt quá ngưỡng cho phép còn lại các chỉ số
khác vẫn ở dưới ngưỡng tiêu chuẩn so với QCVN. Vịnh Manila là một vịnh biển

kín ở phía Tây của Metro Manila philippines. Với tổng diện tích 1.994km 2 và


được bao quanh bởi một bờ biển dài 190 km. Vịnh Manila được ví như hòn đảo
ngọc của Phillippines. Vịnh Manila giữ vai trò quan trọng trong thương mại và
công nghiệp bao gồm cả ngành thủy sản. Tuy nhiên với tốc độ đô thị hóa diễn ra
nhanh chóng và quá trình công nghiệp hóa đã làm suy thoái môi trường nước biển
nghiêm trọng. Nằm ngay cạnh đại lộ Rouxas boulevard, ngay tại đại sứ quán Mỹ,
với hàng nghìn lượt khách du lịch mỗi ngày là một bãi rác khổng lồ. Theo những
người dân sinh sống ở đây cho biết “rác là do người dân sinh sống quanh khu vực
thải ra, nhưng rất nhiều rác đến từ ngoài biển”. Hòn đảo ngoài khơi Navotas là một
bãi tập kết rác khổng lồ từ rác sinh hoạt cho đến rác công nghiệp. Những sà lan di
chuyển di chuyển trên đảo không chở hàng, không chở tôm cá mà chở toàn những
núi rác bốc mùi từ đất liền ra biển. Đi khoảng 10km ra biển vẫn còn ngửi thấy mùi
hôi từ rác thải. Với tốc độ phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh chóng
mà hệ thống quản lý không chặt chẽ, lực lượng mỏng đã biến Manila từ một hòn
đảo ngọc thành đảo rác. Phillipines đang phải hứng chịu thảm họa môi trường
nặng nề nhất trong lịch sử (chuyển động 24h). Như vậy ta có thể thấy môi trường
biển tại vịnh Hạ Long tốt hơn so với vịnh Manila. Tuy nhiên, phải thắt chặt công
tác quản lý và công tác truyền thông để cải thiện hơn nữa môi trường nước biển tại
vịnh không để vịnh Hạ Long không trở thành vịnh Manila thứ 2.
3.4. Một số giải pháp nhằm hạn chế ô nhiễm vùng biển ven bờ
Để có thể cải thiện tình trạng môi trường biển tại vịnh Hạ Long cơ quan quản lý và
những bên có trách nhiệm cần có cái nhìn đúng đắn về mối nguy hại và các nguồn
gây ô nhiễm làm môi trường biển suy thoái. Từ đó có những chính sách và phương
thức hợp lý cho công tác bảo vệ môi trường biển. Để quản lý và tổ chức có hiệu
quả tôi đề xuất một số giải pháp sau:
+) Giải pháp về nguồn lực con người
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng
- Huy động tài chính cho công tác bảo vệ môi trường tự nhiên

+) Giải pháp về công nghệ, kỹ thuật
- Thiết lập hệ thống thu gom, xử lý rác thải có quy mô hiện đại và công suất lớn để
có thể xử lý được toàn bộ lượng nước thải trước khi cho ra biển.
- Bảo vệ các bãi triều, khôi phục rừng ngập mặn để ổn định và phát triển hệ sinh
thái giúp phần hấp thụ và chuyển hóa các chất ô nhiễm thành các chất không gây
nguy hại cho môi trường.
- Thành lập hệ thống quan trắc môi trường tự nhiên.
+) Giải pháp tổ chức quản lý
- Kiểm soát môi trường tự nhiên
- Thanh kiểm tra xử lý vi phạm liên tục và thường xuyên
- Nâng cao năng lực quản lý.


Kết luận
Sau quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội, hiện
trạng nước biển tại vịnh hạ Long đề tài rút ra được những kết luận sau”
-Vịnh Hạ Long là một trong những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ không những ở
trong nước mà còn được bình chọn là 1 trong 7 kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ trên
thế giới. Nhờ quá trình đô thị hóa và phát triển ngành du lịch - dịch vụ mà đời
sống người dân phát triển hơn.


- Việc phát triển đô thị hóa và các dịch vụ du lịch đã và đang gây ô nhiễm tới vùng
nước biển ven bờ tại vịnh.
- Số liệu từ trạm quan trắc nước của liên minh Hạ Long – Cát Bà và sở tài nguyên
môi trường cho thấy: chỉ số COD vượt quá ngưỡng cho phép theo QCVN là 2.5
lần, hàm lượng Amoni vượt quá ngưỡng cho phép 1.8 – 2.3 lần. Các thành phần
kim loại nặng Fe, Zn có xu hướng tăng nhưng chưa vượt ngưỡng cho phép.
- Phỏng vấn người dân và khách du lịch trong nước cho kết quả: 44% người đồng
ý với ý kiến chất lượng nước trong 3 năm gần đây có cải thiện; 76% người được

hỏi cho răng nước biển đang bị ô nhiễm; 78% người nhận biết ô nhiễm dựa vào
quan sát rác trên biển và mùi khó chịu; 30% người cho rằng vùng ven biển Bãi
Cháy là vùng ô nhiễm nhất trong vịnh.
- Những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường trực tiếp là: các hoạt động kinh tế xã hội từ đất liền (dân sinh và đô thị hóa, du lịch – dịch vụ, công nghiệp, bến cảng,
lấn biển); hoạt động tàu thuyền; hoạt động đổ thải và hoạt động liên quan tới đáy
biển; làng chài và nuôi trồng thủy hải sản trên vịnh. Những nguyên nhân gián tiếp
gây ô nhiễm: hệ thống thu gom và xử lý rác thải không đủ lớn và hiện đại để xử lý
toàn bộ lượng nước thải; bộ máy quản lý nhà nước hoạt động kém hiệu quả; còn
nhiều bất cập trong các dự án đầu tư cho mục đích bảo vệ và cải thiện môi trường
biển.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm hạn chế gây ô nhiễm môi trường biển.

Tài liệu tham khảo
1. Ban quản lý vịnh Hạ Long (2013). “Báo cáo hiện trạng môi trường vịnh Hạ
Long 2013”.
2. Nguyễn Thị Thế Nguyên (2011). “Nghiên cứu xu thế diễn biến hàm lượng chất
dinh dưỡng trong nước vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh”. \
3. Hoàng Việt và những người khác (1997), “Đánh giá nhanh các nguồn ô
nhiễm vùng Vịnh Hạ Long”.
4. Sở Tài nguyên – Môi trường Quảng Ninh(2009), “Báo cáo hiện trạng môi
trường tổng thể Tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 – 2010”.
5. />



×