Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ LỊCH sử ĐẢNG ĐẢNG LÃNH đạo TĂNG CƯỜNG mối QUAN hệ GIỮA ĐẢNG với NHÂN dân từ năm 1986 đến năm 1996

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (440.54 KB, 102 trang )

2

BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Ban Chấp hành Trung ương

BCHTƯ

Chủ nghĩa cộng sản

CNCS

Chủ nghĩa tư bản

CNTB

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá

CNH, HĐH

Hội đồng nhân dân

HĐND



Khoa học công nghệ

KHCN

Xã hội chủ nghĩa

XHCN


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1: YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA

3

ĐẢNG VỀ TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA
ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996

12

1.1. Yêu cầu khách quan về tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân

12

1.2. Chủ trương của Đảng về tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân từ năm 1986 đến năm 1996


30

Chương 2: ĐẢNG CHỈ ĐẠO TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ
GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN, THÀNH TỰU VÀ
KINH NGHIỆM

45

2.1. Đảng chỉ đạo tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với
nhân dân từ năm 1986 đến năm 1996

45

2.2. Thành tựu và kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo
tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân từ năm
1986 đến năm 1996
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

MỞ ĐẦU
1- Tính cấp thiết của đề tài

55
90
93


3

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, song quần chúng

nhân dân phải được tổ chức chặt chẽ và đặt dưới sự lãnh đạo của đội tiền
phong của giai cấp công nhân là Đảng Cộng sản. Mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân là mối quan hệ bản chất, một trong những nguyên lý xây dựng
Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Giải quyết đúng đắn và tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là một nội dung quan trọng trong công
tác xây dựng Đảng, được Đảng ta đặt ra ngay từ đầu và trong suốt quá trình
lãnh đạo cách mạng.
Thực tiễn cách mạng Việt Nam 80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng đã
chứng minh: trong mỗi bước ngoặt của lịch sử cách mạng nước ta, ở bất cứ thời
điểm nào Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, nhân dân tin yêu và ủng hộ Đảng
thì dù khó khăn, gian khổ đến đâu, phong trào cách mạng vẫn tồn tại và phát triển,
Đảng nhanh chóng trưởng thành và lãnh đạo cách mạng đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác, làm nên cách mạng Tháng Tám năm 1945, lập nên nước Việt Nam
dân chủ cộng hoà - Nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, đánh thắng các
cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hoàn thành sự
nghiệp giải phóng dân tộc, đưa cả nước đi lên xây dựng CNXH.
Những thành tựu vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong chặng đường tám
thập niên qua bắt nguồn từ sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng. Quá
trình lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng ta rút ra bài học kinh
nghiệm quý báu có ý nghĩa sống còn và mang tính nguyên tắc là: mối quan hệ
máu thịt giữa Đảng và nhân dân là nguồn sức mạnh vô tận, là truyền thống vô
cùng quý báu của Đảng ta, là một trong những nhân tố quyết định mọi thắng
lợi của cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng.
Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đẩy mạnh công cuộc đổi mới
toàn diện đất nước trong điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Qua
hơn 20 năm đổi mới, nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa


4


lịch sử: đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế tăng trưởng nhanh,
chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh vững chắc, quan hệ đối ngoại
được mở rộng. Bên cạnh những thời cơ và thuận lợi, nước ta còn đối mặt với
những khó khăn, thách thức lớn. Mặt trái của cơ chế thị trường tạo ra sự phân hoá
giàu nghèo trong nội bộ nhân dân dẫn đến sự biến đổi cơ cấu giai cấp xã hội, các
hiện tượng tham nhũng, tiêu cực, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm xói mòn quan hệ giữa
Đảng với nhân dân. Mặt khác, các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện chiến lược
“diễn biến hòa bình” kết hợp với bạo loạn lật đổ, lợi dụng các vấn đề phức tạp và
nhạy cảm như dân tộc, tôn giáo, nhân quyền để phá hoại, chia rẽ mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân, làm suy giảm lòng tin của quần chúng vào sự lãnh đạo của
Đảng nhằm mục đích cuối cùng là xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ
XHCN ở nước ta. Những tác động đó ảnh hưởng đến chủ trương tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong thời kỳ mới của Đảng ta hiện nay.
Để tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, Đảng phải phát huy được sức
mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Sự nghiệp đổi mới đặt ra nhiều vấn đề mới
cần phải giải quyết, trong đó việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, rút ra
những bài học kinh nghiệm nhằm tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân
dân là vấn đề có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.
Tác giả chọn đề tài: “Đảng lãnh đạo tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân từ năm 1986 đến năm 1996” làm luận văn thạc sĩ lịch sử
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam hy vọng góp phần làm sáng
tỏ hơn chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân trong 10 năm đầu đổi mới.
2- Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là vấn đề lớn và quan
trọng, nhất là trong thời kỳ đổi mới hiện nay đã được các đồng chí lãnh đạo


5


Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu, đề cập dưới nhiều
hình thức khác nhau. Có thể khái quát thành các nhóm nghiên cứu sau:
Nhóm các bài nói, bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước
tiêu biểu là:
Nguyễn Văn Linh, Về công tác quần chúng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1990.
Cuốn sách tuyển chọn các bài nói, bài viết của đồng chí Nguyễn Văn Linh đề
cập đến vai trò của quần chúng nhân dân trong cách mạng giải phóng dân tộc
trước đây và cách mạng XHCN hiện nay, vị trí của công tác vận động quần
chúng trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Phương hướng công tác quần chúng
trong thời kỳ mới nhấn mạnh tính chất cấp bách của công tác quần chúng thể
hiện ở việc đẩy mạnh phong trào quần chúng thực hiện những nhiệm vụ cấp
bách gắn với việc đổi mới công tác quần chúng nhằm làm chuyển biến tình
hình chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước góp phần thắt chặt mối quan hệ
giữa Đảng và nhân dân.
Nông Đức Mạnh, Phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Tạp chí Cộng sản, số 4 + 5 (2003).
Nguyễn Phú Trọng, Sự lãnh đạo của Đảng và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc,
Tạp chí Cộng sản, số 3 (2003). Lê Quang Đạo, Đại đoàn kết dân tộc - một
nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng,
số 8 (2003). Nội dung xuyên suốt các bài viết trên tập trung làm rõ vai trò lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân
nhằm phát huy sức mạnh của cả cộng đồng dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp
đổi mới đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh. Các bài viết cũng nêu bật vị trí, tầm quan trọng của khối đại đoàn kết
dân tộc, đồng thời nêu ra những chủ trương, giải pháp phát huy sức mạnh khối
đại đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Để xây dựng
khối đại đoàn kết toàn dân phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả



6

các lĩnh vực của đời sống xã hội, đưa quy chế dân chủ ở cơ sở đi vào cuộc sống,
thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra trong quá trình xây dựng,
hoạch định và tổ chức thực hiện đường lối, chính sách.
Vũ Oanh, Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, Nxb Sự
thật, Hà Nội, 1990. Cuốn sách gồm một số bài viết của đồng chí Vũ Oanh
giới thiệu Nghị quyết Hội nghị lần thứ tám BCHTƯ Đảng khoá VI “Về đổi
mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân”. Các bài viết làm rõ sự cần thiết phải đổi mới công tác quần chúng
của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, tập trung phân
tích bốn quan điểm chỉ đạo công tác quần chúng của Đảng trong tình hình
mới, nội dung đổi mới công tác quần chúng của Đảng, Nhà nước và các đoàn
thể nhân dân, nhấn mạnh sự phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, phát
huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị tạo thành phong trào quần
chúng thực hiện nhiệm vụ chính trị, bảo đảm cải thiện đời sống, tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Nhóm các sách chuyên luận, chuyên khảo được xuất bản như: PTS
Đàm Văn Thọ, PTS Vũ Hùng: Mối quan hệ giữa Đảng và dân trong tư tưởng
Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1997. TS Nguyễn Văn Sáu,
PGS, TS Trần Xuân Sầm, PGS, TS Lê Doãn Tá: Mối quan hệ giữa Đảng và
nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất nước - vấn đề và kinh nghiệm, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002. PGS, TS Trần Hậu: Đoàn kết dân tộc một đường
lối đúng đắn không thể phủ nhận, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004.
PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc, Tăng cường đoàn kết dân tộc phát huy sức
mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2000. PGS, TS Phùng Hữu Phú, Chiến lược đoàn kết dân tộc của Hồ Chí
Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,1995...
Các công trình khoa học trên tập trung làm rõ hai nội dung cơ bản:



7

Một là, cơ sở lý luận và thực tiễn về mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân. Các công trình đều khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh là cơ sở lý luận của mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Cơ sở thực
tiễn để Đảng ta đề ra chủ trương tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: Thực tiễn Đảng lãnh đạo
cách mạng Việt Nam hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc đưa cả nước đi
lên xây dựng CNXH, một trong những nguyên nhân quyết định sự thắng lợi
của cách mạng Việt Nam là đã xác lập được mối quan hệ máu thịt giữa Đảng
và nhân dân. Thực tiễn sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước
Đông Âu chỉ ra: một khi nhân dân thờ ơ và quay lưng lại với Đảng và Nhà
nước thì sự sụp đổ của một chế độ xã hội là khó tránh khỏi. Thực tiễn công
cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được những thành
tựu quan trọng, tuy nhiên nước ta cũng đứng trước những nguy cơ, thách thức
lớn. Mặt khác, yêu cầu mới của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đặt ra
đòi hỏi Đảng phải tăng cường hơn nữa mối quan hệ gắn bó giữa Đảng và
nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vì hạnh phúc
của nhân dân.
Hai là, những giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay. Các công trình đưa ra
hệ thống các giải pháp: Đảng phải xây dựng đường lối, chủ trương, chính
sách phù hợp với lợi ích, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân.
Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới để tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Cải cách hành chính sâu rộng
phục vụ sự nghiệp đổi mới kinh tế, đảm bảo sự chủ động hội nhập phục vụ
đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH. Đổi mới công tác vận động nhân dân trong
tình hình hiện nay. Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp công
nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức trong giai đoạn cách mạng hiện nay.



8

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò của thanh niên, phụ nữ
trong sự nghiệp đổi mới. Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng. Đảm bảo vai trò của
thông tin đại chúng và nắm bắt dư luận xã hội trong xây dựng Đảng hiện
nay...
Nhóm các luận văn, luận án đã bảo vệ như: Luận văn thạc sĩ lịch sử
của Trần Đình Định (1999) Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn kết toàn
dân thời kỳ đổi mới 1986 - 1999. Luận văn thạc sĩ lịch sử của Trần Xuân
Thuyết (2006) Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo xây dựng khối đại đoàn
kết toàn dân tộc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước từ 1996 đến 2005.
Các luận văn trên đã luận giải, làm rõ Đảng lãnh đạo xây dựng khối đại
đoàn kết dân tộc trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước là
một đòi hỏi khách quan. Đồng thời phân tích, trình bày có hệ thống chủ
trương và sự chỉ đạo của Đảng xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong thời
kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước từ năm 1986 đến năm 2005. Trên
cơ sở đó đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, đề xuất những kinh
nghiệm rút ra từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng để vận dụng vào xây
dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Các luận văn đều khẳng định phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân
tộc là vấn đề mấu chốt để tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân được các luận văn đề cập ở mức độ
khác nhau, tập trung nhấn mạnh: Đảng phải giải quyết đúng đắn mối quan hệ
dân tộc và giai cấp, kết hợp hài hòa lợi ích dân tộc, lợi ích giai cấp và lợi ích
cá nhân. Thực chất công tác dân vận là tăng cường mối quan hệ giữa Đảng
và nhân dân, công tác dân vận cần hướng vào việc chăm lo đến lợi ích thiết

thực và bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Củng cố, mở


9

rộng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lấy liên minh giai cấp công nhân, giai cấp
nông dân và đội ngũ trí thức làm nền tảng, đa dạng hóa các hình thức tập
hợp nhân dân. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, giữ vững và tăng
cường sự đoàn kết toàn dân tộc, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng, chỉnh
đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, củng cố
mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân.
Nhóm các bài báo đăng tải trên các tạp chí, tiêu biểu là:
TS Đoàn Thế Hanh, Quan hệ giữa Đảng Cộng sản cầm quyền với dân trong
tư tưởng Hồ Chí Minh, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 1 (2003). Trần Quang
Nhiếp, Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong sự nghiệp
cách mạng, Tạp chí Cộng sản, số 31 (2003). Các bài viết khẳng định Hồ
Chí Minh đã kế thừa lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân trong sự nghiệp cách mạng và nâng lên một tầm cao
mới. Đồng thời trình bày nội dung chủ yếu tư tưởng Hồ Chí Minh về mối
quan hệ giữa Đảng và nhân dân cùng sự vận dụng của Đảng ta trong công
cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước hiện nay.
PGS, TS Trần Hậu, Những biểu hiện sinh động về chính sách đại đoàn
kết dân tộc đúng đắn của Đảng, Nhà nước ta, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11
(2007). PGS, TS Đoàn Ngọc Hải, Quán triệt quan điểm của Đảng về xây
dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong giai đoạn mới, Tạp chí
Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 4 (2003). Các bài viết tập trung nhấn
mạnh đại đoàn kết dân tộc là đường lối nhất quán của Đảng Cộng sản Việt
Nam từ ngày thành lập đến nay, là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu trong
chiến tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc hiện nay. Đại đoàn kết dân tộc thực sự là nhân tố có ý nghĩa quyết

định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Các bài
viết luận giải, phân tích quan điểm của Đảng về xây dựng khối đại đoàn kết


10

dân tộc trong giai đoạn mới. Trên cơ sở phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân
tộc để không ngừng củng cố, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Dương Quốc Dũng, Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở
liên minh vững chắc giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí
thức, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị quân sự, số 63 (2000). Nguyễn Quang
Du, Tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và
đội ngũ trí thức trong thời kỳ mới, Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị, số 2
(2002). Các bài viết khẳng định khối đại đoàn kết toàn dân dựa trên nền tảng
vững chắc của liên minh công - nông - trí thức do Đảng lãnh đạo vừa đảm bảo
được tính định hướng chính trị, đoàn kết trên lập trường cách mạng của giai
cấp công nhân, vừa quy tụ, phát huy tiềm năng cách mạng của các lực lượng
xã hội đông đảo có lợi ích căn bản thống nhất với nhau là động lực thúc đẩy
khối đại đoàn kết toàn dân tộc phát huy sức mạnh tổng hợp to lớn của toàn
Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước vì mục tiêu
dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những công trình trên đã đề cập ở các khía cạnh khác nhau về mối quan
hệ giữa Đảng và nhân dân. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào đi sâu
nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong thời kỳ đổi mới từ năm
1986 đến năm 1996 dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng. Song những công
trình khoa học nêu trên là nguồn tài liệu quý để tác giả tham khảo, kế thừa
trong quá trình thực hiện luận văn của mình.
3- Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích: Làm sáng tỏ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng tăng

cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân từ năm 1986 đến năm 1996,
rút ra một số kinh nghiệm vận dụng nhằm tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay.


11

* Nhiệm vụ nghiên cứu
Phân tích, làm rõ Đảng lãnh đạo tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với
nhân dân trong sự nghiệp đổi mới là tất yếu khách quan.
Phân tích, trình bày có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong 10 năm đầu đổi mới.
Đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, rút ra một số kinh
nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với
nhân dân từ năm 1986 đến năm 1996 vận dụng tăng cường mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
4- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu quá trình Đảng lãnh đạo tăng cường
mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong 10 năm đầu đổi mới (1986- 1996).
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về
tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
- Về thời gian: Đề tài giới hạn nghiên cứu từ năm 1986 đến năm 1996.
- Về không gian: Trên phạm vi cả nước.
5- Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, quan điểm của Đảng
về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân.
* Phương pháp nghiên cứu: Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp lôgíc và sự kết hợp hai phương pháp này, đồng thời còn sử dụng các

phương pháp: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh... trong từng nội dung cụ thể.
6- Ý nghĩa của luận văn


12

Thành công của luận văn góp phần làm sáng tỏ tính đúng đắn, sáng tạo
của Đảng trong quá trình lãnh đạo tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với
nhân dân từ năm 1986 đến năm 1996.
Những kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn tăng cường mối quan hệ giữa Đảng
với nhân dân trong 10 năm đầu đổi mới sẽ góp phần tăng cường hơn nữa mối
quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy môn
học Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam ở các nhà trường trong và ngoài quân đội.
7- Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu gồm: Phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận,
danh mục tài liệu tham khảo.
Chương 1
YÊU CẦU KHÁCH QUAN VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG
VỀ TĂNG CƯỜNG MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẢNG VỚI NHÂN DÂN
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996

1.1. Yêu cầu khách quan về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với
nhân dân
1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng nhân dân
* Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối quan hệ giữa Đảng và
quần chúng nhân dân
Chủ nghĩa Mác - Lênin khẳng định quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra
lịch sử, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, nhân dân đóng vai trò

quyết định thắng lợi của mọi cuộc cách mạng xã hội. Trong khi luận giải tính tất
yếu khách quan sự ra đời của Đảng Cộng sản, chủ nghĩa Mác - Lênin đồng thời làm
rõ mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân và nhân dân lao động.


13

C. Mác và Ph. Ăngghen cho rằng Đảng Cộng sản là đảng của giai cấp
công nhân, Đảng luôn đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân và mọi
chủ trương, chính sách, chiến lược của Đảng đều xuất phát từ lợi ích của giai
cấp công nhân. Nhưng Đảng không chỉ đại biểu cho quyền lợi giai cấp công
nhân mà còn đại biểu cho quyền lợi của toàn thể nhân dân lao động bởi vì giai
cấp công nhân chỉ có thể tự giải phóng được mình nếu đồng thời giải phóng
cho các tầng lớp nhân dân lao động khác trong xã hội thoát khỏi áp bức bóc lột.
Quần chúng nhân dân có vai trò to lớn trong lịch sử, song quần chúng nhân dân
phải được tổ chức chặt chẽ, đặt dưới sự lãnh đạo của chính đảng của giai cấp
công nhân mới phát huy được sức mạnh của mình. Liên hệ chặt chẽ giữa Đảng
và quần chúng nhân dân là nguồn sức mạnh to lớn của Đảng, là quy luật tồn tại
của các Đảng Cộng sản và công nhân quốc tế. Trong sự nghiệp đấu tranh
chống giai cấp tư sản, giải phóng giai cấp và nhân loại, xây dựng xã hội mới,
Đảng Cộng sản phải liên hệ chặt chẽ với quần chúng nhân dân, coi đó là điều
kiện cơ bản bảo đảm thắng lợi của cách mạng vô sản. C.Mác và Ph. Ăngghen
đòi hỏi Đảng Cộng sản, đội tiên phong cách mạng của giai cấp công nhân phải
được vũ trang bằng lý luận tiên tiến, có trình độ giác ngộ cao, đồng thời trong
thực tiễn, Đảng là người kiên quyết nhất và biết lôi cuốn quần chúng hành
động.
V.I.Lênin đã kế thừa và phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.
Ăngghen về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong thời kỳ CNTB phát
triển thành chủ nghĩa đế quốc. V.I.Lênin nhấn mạnh cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng nhân dân, Đảng là tổ chức tự nguyện đấu tranh vì sự nghiệp

giải phóng quần chúng khỏi ách áp bức và bóc lột. Quần chúng cần có Đảng
với tư cách là người lãnh đạo họ trong cuộc đấu tranh ấy. Nếu không có sự
đồng tình và ủng hộ của quần chúng thì mọi đường lối, chủ trương của Đảng


14

không thể trở thành hiện thực. V.I.Lênin coi sự đồng tình và ủng hộ của các
tầng lớp nhân dân là điều kiện và mục tiêu hoạt động của giai cấp vô sản:
Không có sự đồng tình và ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động
đối với đội tiên phong của mình, tức là đối với giai cấp vô sản, thì
cách mạng vô sản không thể thực hiện được... Cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản để giành lấy sự đồng tình, để giành lấy sự ủng hộ của đa
số nhân dân lao động[29, tr.251].
Theo V.I.Lênin, sau khi giành được chính quyền, để bảo đảm cho
cuộc cách mạng vô sản đi đến thắng lợi hoàn toàn, Đảng Cộng sản với tư cách
là người lãnh đạo không được tách khỏi quần chúng mà vẫn phải:
Liên hệ với quần chúng
Sống trong lòng quần chúng
Biết tâm trạng quần chúng
Biết tất cả
Hiểu quần chúng
Biết đến với quần chúng
Giành được lòng tin tuyệt đối của quần chúng
Những người lãnh đạo không được tách khỏi quần chúng bị lãnh đạo, đội tiên
phong không được tách rời khỏi toàn bộ đội quân lao động [30, tr. 608].
Sự nghiệp xây dựng CNXH và CNCS là hoàn toàn mới mẻ và vô cùng
khó khăn, sự nghiệp đó chỉ có thể thành công nếu Đảng tổ chức và phát huy
được tính sáng tạo của quần chúng. V.I.Lênin chỉ ra rằng những người cộng
sản chỉ như những giọt nước trong đại dương nhân dân mênh mông và chỉ

riêng bàn tay những người cộng sản thì không thể xây dựng thành công
CNXH. CNXH sinh động, sáng tạo là sự nghiệp của bản thân quần chúng
nhân dân, cần phải phê phán những biểu hiện chuyên quyền, độc đoán làm
ảnh hưởng tới những giá trị chân chính của CNXH, làm suy giảm mối quan


15

hệ giữa Đảng và nhân dân. V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng
mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng Cộng sản với quần chúng nhân dân.
Theo Người, trong bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào Đảng Cộng sản cũng phải
luôn chăm lo xây dựng, củng cố mối quan hệ giữa Đảng và quần chúng, đó là
một nguyên tắc đối với việc xây dựng một chính đảng kiểu mới của giai cấp
công nhân. Mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là mối quan hệ biện chứng,
tin cậy, tín nhiệm lẫn nhau. V.I.Lênin chỉ rõ:
Đội tiên phong chỉ làm tròn sứ mệnh của nó khi nó biết gắn bó với quần
chúng mà nó lãnh đạo và thực sự dẫn dắt tập thể quần chúng tiến lên. Nếu
không liên minh với những người không phải là đảng viên cộng sản trong
các lĩnh vực hoạt động hết sức khác nhau thì không thể nói tới một thành
công nào trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa cộng sản cả [32, tr.28].
V.I.Lênin nhiều lần chỉ ra nguy cơ xa rời quần chúng đối với một đảng cầm
quyền: đối với Đảng Cộng sản thì một trong những nguy hiểm lớn nhất và đáng
sợ nhất là tự cắt đứt liên hệ với quần chúng, đó là một tai họa thực sự. Đảng Cộng
sản liên hệ mật thiết với quần chúng nhân dân, một trong những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân. Mối
quan hệ giữa Đảng Cộng sản với quần chúng nhân dân là mối quan hệ bản chất
quyết định đến toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng, ảnh hưởng tới sự thành bại
của cách mạng, sự mất còn của chế độ, vận mệnh của Đảng và dân tộc. Vận dụng
sáng tạo và phát triển nguyên lý này là yêu cầu khách quan đối với các Đảng
Cộng sản, đòi hỏi các Đảng Cộng sản phải thể hiện bản lĩnh chính trị, năng lực trí

tuệ và sự sáng tạo trong việc phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân tham
gia xây dựng CNXH, qua đó xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt.
* Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân
Ngay từ đầu và trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn quan tâm đặt biệt đến quần chúng nhân dân lao động, bản thân


16

Người là tấm gương và biểu tượng cao đẹp của mối quan hệ giữa Đảng với
nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc
và tinh hoa văn hoá nhân loại, nhận thức và vận dụng sáng tạo những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng trong lịch
sử, về mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản và quần chúng nhân dân vào thực
tiễn cách mạng Việt Nam và có những bước phát triển nâng lên một tầm cao
mới. Người chỉ rõ: sự gắn bó giữa Đảng và nhân dân có cơ sở sâu xa ở sự
thống nhất về những lợi ích cơ bản. Mục tiêu, lý tưởng của Đảng là phụng sự
lợi ích của giai cấp, của dân tộc, nhân dân chính là cội nguồn sức mạnh của
Đảng, là nguồn gốc tạo nên thắng lợi của cách mạng. Tăng cường mối quan
hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân là vấn đề thuộc về bản chất cách mạng
của Đảng, là một trong những nhân tố quan trọng thúc đẩy cách mạng phát
triển tiến lên. Sức mạnh của Đảng do nơi dân mà có, dân là quý nhất, là quan
trọng hơn hết: trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới
không gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân. Sức mạnh đó thể hiện
ở quyền lực chính trị của Đảng, quyền lực đó chính là do nhân dân ủy thác
cho Đảng. Người đưa ra luận điểm quan trọng: cách mạng là sự nghiệp của
quần chúng chứ không phải là của cá nhân anh hùng nào, tất cả quyền bính
trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, việc nước là việc chung của
mỗi người con Rồng cháu Tiên, nước lấy dân làm gốc, bao nhiêu lợi ích đều
vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân, quyền hành và lực lượng đều ở nơi

dân, trong xã hội không có gì tốt đẹp, vẻ vang bằng phục vụ lợi ích của nhân
dân. Đây là tư tưởng đặc sắc có tính triết lý sâu xa thể hiện một thế giới quan
khoa học, một quan niệm nhân sinh mang tính nhân văn và cách mạng cao cả.
Theo Hồ Chí Minh, trong mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nếu Đảng
là người lãnh đạo thì nhân dân là đối tượng lãnh đạo, chịu sự lãnh đạo và
trong mọi thời kỳ cách mạng đều cần có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng.


17

Đảng lãnh đạo cách mạng, lãnh đạo nhân dân là vì nhân dân. Vì nhân dân
chính là điểm xuất phát và cũng là nội dung và mục tiêu phấn đấu của Đảng
ta. Hồ Chí Minh đã nhiều lần khẳng định rằng Đảng ta không có lợi ích nào
khác ngoài lợi ích của giai cấp, của nhân dân, của dân tộc, rằng Đảng chỉ mưu
giải phóng cho dân nên mọi việc đều vì lợi ích của dân mà làm và chịu trách
nhiệm trước dân. Đặc biệt là khi Đảng ta đã trở thành đảng cầm quyền, Hồ
Chí Minh nhắc nhở cán bộ, đảng viên và các tổ chức đảng phải luôn luôn nhớ
rằng mình là “đầy tớ” của nhân dân chứ không phải là “quan” của dân. Trong
Di chúc lịch sử của Người, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định:
Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự
thấm nhuần đạo đức cách mạng, thực sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô
tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo,
là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân [42, tr. 510].
Đây là một luận điểm mới mẻ, sáng tạo của Hồ Chí Minh, một đóng góp
quan trọng vào lý luận xây dựng Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Luận
điểm này chỉ rõ cái bản chất nhất trong mối quan hệ giữa đảng cầm quyền với
nhân dân: dân là chủ, Đảng là “đầy tớ” nghĩa là Đảng phải trung thành và tận
tụy phục vụ nhân dân. Trong vai trò của Đảng đối với dân, cái chung của
người lãnh đạo và của người đầy tớ là vì dân, phục vụ nhân dân. Chính vì vậy
mà Hồ Chí Minh đã đồng nhất vai trò của Đảng vừa là người lãnh đạo, vừa là

người đầy tớ của nhân dân.
Liên hệ với quần chúng, chăm lo củng cố, hoàn thiện mối quan hệ giữa
Đảng với nhân dân là mối quan tâm thường xuyên của Hồ Chí Minh. Giữ
vững và tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là một quá trình
liên tục, bền bỉ phấn đấu của Đảng, là sự tác động qua lại giữa Đảng và nhân
dân. Trong mối quan hệ đó, Đảng có trách nhiệm chính, Đảng phải chủ động
liên hệ mật thiết với quần chúng, kiên quyết giữ vững liên minh công nông


18

trong các giai đoạn cách mạng, bảo đảm thực hiện Mặt trận dân tộc thống
nhất chặt chẽ và rộng rãi, đoàn kết được tất cả mọi người yêu nước. Hồ Chí
Minh cho rằng thành công của Đảng ta là ở nơi Đảng đã tổ chức và phát huy
lực lượng cách mạng vô tận của nhân dân, đã lãnh đạo nhân dân phấn đấu
dưới lá cờ tất thắng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh
rút ra kết luận: “Đảng mạnh tức là dân mạnh, dân mạnh thì Đảng mạnh, dân,
Đảng mạnh thì chúng ta nhất định thắng lợi” [39, tr. 517].
Khi trở thành Đảng cầm quyền, nhiệm vụ của Đảng càng to lớn hơn,
toàn diện hơn, tất cả mọi việc, từ đấu tranh thống nhất nước nhà, xây dựng
CNXH, đến cả tương, cà, mắm, muối của dân, Đảng đều phải lo. Trách nhiệm
của Đảng là phải chăm lo củng cố sức mạnh cho dân, quan tâm đến cuộc sống
của nhân dân. Khi đã giành được chính quyền, mối quan hệ giữa Đảng với
nhân dân càng phải được chú ý đặc biệt vì có thể có nhiều căn bệnh dễ nảy
sinh làm tổn hại đến mối quan hệ vốn đã gắn bó giữa Đảng với nhân dân
trong thời kỳ đấu tranh cách mạng. Vì vậy, cán bộ, đảng viên phải lắng nghe
ý kiến của nhân dân, học hỏi nhân dân vì không học hỏi dân thì không lãnh
đạo được dân, có biết làm học trò dân mới làm được thầy học dân. Để chữa
căn bệnh quan liêu và chủ nghĩa cá nhân, theo Người, phải đặt lợi ích nhân
dân lên trên hết, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, sẵn sàng học hỏi nhân dân, tự

mình phải làm gương mẫu cần, kiệm, liêm, chính để nhân dân noi theo. Việc
gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì hại đến dân phải hết sức tránh,
chúng ta phải yêu dân, kính dân thì dân mới yêu ta, kính ta. Phải nâng cao
trình độ dân chúng, giác ngộ dân chúng làm cách mạng. Cách mạng muốn
thành công phải dựa vào dân, xa rời dân nhất định sẽ thất bại.
Trên nền trí tuệ của nhân dân, Đảng ta thực sự trở thành trí tuệ của cả
dân tộc. Đó chính là kết quả của quá trình không ngừng củng cố và tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.


19

1.1.2. Thực trạng quá trình Đảng lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa Đảng
với nhân dân thời kỳ trước đổi mới
Đảng ta ngay từ khi mới ra đời và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng
Việt Nam luôn vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về vai trò của quần chúng nhân dân, về mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân để
đề ra đường lối, chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân, phát huy sức mạnh đại đoàn
kết toàn dân đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, hoàn thành sự nghiệp giải phóng
dân tộc. Những thắng lợi mà Đảng và nhân dân ta giành được trong cuộc đấu
tranh giành độc lập dân tộc và giải phóng đất nước là kết tinh cao nhất, là biểu
hiện sinh động nhất của mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân.
Sau khi giành được độc lập dân tộc và thống nhất Tổ quốc, Đảng lãnh đạo
nhân dân ta bước vào công cuộc xây dựng CNXH trên phạm vi cả nước. Cách mạng
nước ta có những nhân tố thuận lợi mới nhưng cũng đang đứng trước nhiều khó khăn
gay gắt. Từ điểm xuất phát thấp về kinh tế, lại chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh
lâu dài, nhân dân ta vừa phải thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng CNXH và
bảo vệ Tổ quốc XHCN, vừa làm nghĩa vụ quốc tế. Đồng thời, phải đáp ứng cùng một
lúc những yêu cầu vừa cơ bản, vừa cấp bách là ổn định và cải thiện đời sống nhân
dân, tích lũy để xây dựng CNXH và củng cố quốc phòng.

Qua 10 năm cả nước quá độ lên CNXH, bên cạnh một số thành tựu đạt
được trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhìn chung mối quan hệ giữa
Đảng và nhân dân thời kỳ 1976-1985 bộc lộ nhiều hạn chế, thậm chí có lúc, có
nơi có biểu hiện lỏng lẻo và rạn nứt, tình trạng mất dân chủ diễn ra ở nhiều nơi,
nhiều cấp, đặc biệt ở cấp cơ sở, quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm, cơ chế
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân lao động làm chủ chưa được thực
hiện có nền nếp với quy chế đồng bộ, thống nhất. Niềm tin của nhân dân đối với
sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành, quản lý của Nhà nước bị giảm sút nghiêm


20

trọng. Thực trạng suy giảm của mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân do nhiều
nguyên nhân, nhưng nổi lên là các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là, những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách
lớn, về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiện của Đảng.
Sau khi đất nước thống nhất, cả nước đi lên xây dựng CNXH nhưng
Đảng vẫn thực hiện phương thức lãnh đạo mang nặng tính chất hành chính,
quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, có biểu hiện bao biện, làm thay
Nhà nước. Bộ máy quản lý Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở còn cồng
kềnh, kém hiệu lực. Khi đề ra chủ trương, chính sách kinh tế còn mang
nặng yếu tố chủ quan, duy ý chí, suy nghĩ và hành động giản đơn, nóng
vội, không tuân thủ các quy luật kinh tế khách quan, không chấp hành
nghiêm chỉnh đường lối và nguyên tắc của Đảng làm cho tình hình kinh tế xã hội đất nước không được cải thiện. Mọi động lực về lợi ích của người
lao động bị triệt tiêu, năng suất lao động giảm, quyền làm chủ của người
lao động trở thành hình thức, không có trên thực tế. Xó hội bắt đầu có xu
hướng tự phát, lộn xộn, vô tổ chức, thiếu kỷ cương, quản lý xó hội, quản lý
kinh tế bị buụng lỏng, trong chỉ đạo chưa coi trọng việc phân tích dư luận
quần chúng, những hiện tượng gia trưởng, độc đoán, thành kiến với quần
chúng tốt không được phê phán kịp thời. Tiếp theo là những sai lầm trong

chỉ đạo cải cách giá - lương - tiền năm 1985 đó thực sự đẩy đất nước rơi
vào tỡnh trạng khủng hoảng kinh tế - xó hội, đời sống của nhân dân lao
động gặp rất nhiều khó khăn, nhân dân thiếu tin tưởng vào khả năng lónh
đạo kinh tế, xây dựng đất nước sau chiến tranh của Đảng.
Năng lực nhận thức và hành động theo quy luật là điều kiện bảo đảm sự
lónh đạo đúng đắn của Đảng đũi hỏi Đảng phải luôn xuất phát từ thực tế, tôn
trọng và hành động theo quy luật khách quan, đáp ứng kịp thời nguyện vọng và
lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân.


21

Hai là, tỡnh trạng quan liờu húa, xa dõn và sự giảm sỳt vai trũ lónh đạo của
các cấp ủy đảng và tổ chức đảng.
Sau khi trở thành đảng cầm quyền lónh đạo nhân dân xây dựng CNXH trên
cả nước, do yêu cầu quản lý và xõy dựng đất nước Đảng phải có phương thức
lónh đạo mới nhưng Đảng vẫn giữ nguyên phương thức lónh đạo mang tính
hành chính, mệnh lệnh, bao biện, làm thay Nhà nước nên bộ máy của Đảng trở
nên cồng kềnh, tạo nên nhiều tầng nấc trung gian và chồng chéo với bộ máy của
Nhà nước. Điều đó dẫn đến sự cách trở giữa cơ quan lónh đạo của Đảng với dân,
làm cho Nhà nước vừa mất chức năng quản lý, vừa ỷ lại, quan liờu húa, xa dõn
dẫn đến Đảng ngày càng xa dân.
Trong lĩnh vực kinh tế, sự lónh đạo theo kế hoạch hóa tập trung chạy theo
chỉ tiêu pháp lệnh đó định sẵn không xuất phát từ điều kiện, khả năng thực tế,
không quan tâm tới người lao động đó làm nảy sinh thỏi độ thờ ơ của người lao
động với các chủ trương kinh tế của Đảng và Nhà nước, từ đó tạo nên một khoảng
cách lớn giữa ý Đảng và lũng dõn. Kết quả là Đảng không hiểu tâm tư, nguyện
vọng của nhân dân, cũn nhõn dõn thỡ khụng thiết tha, gắn bú, thiếu tin tưởng vào
sự lónh đạo của Đảng. Điều đó tất yếu dẫn đến những chủ trương, chính sách xa
thực tế, không hợp lũng dõn, khụng được sự đồng tỡnh, ủng hộ của nhõn dõn.

Không chỉ riêng cơ quan lónh đạo của Đảng xa dân mà ngay tổ chức cơ sở
đảng là nền tảng của Đảng, hạt nhân chính trị ở cơ sở cũng xa cách nhân dân.
Nội dung, phương thức lónh đạo không được đổi mới dẫn đến vai trũ cỏc tổ
chức đảng không được phát huy, sức chiến đấu giảm sút, tổ chức đảng không trở
thành cầu nối giữa Đảng với nhân dân. Thêm vào đó, khuynh hướng phổ biến
coi nhẹ vai trũ và trỏch nhiệm của tổ chức đảng so với các cơ quan Nhà nước và
các tổ chức kinh tế đó đặt tổ chức đảng vào vị thế thứ yếu trong đời sống kinh tế
- xó hội. Ngoài ra, tỡnh trạng chậm thể chế húa cỏc văn bản hướng dẫn và nội
dung công tác lónh đạo đó gõy ra khụng ớt khú khăn, lúng túng cho công tác vận
động quần chúng của Đảng. Sự hạn chế về năng lực, trỡnh độ và vai trũ của bớ


22

thư và cấp ủy cũng góp phần làm giảm sự gắn bó giữa Đảng và dân. Một số tổ
chức đảng chưa phát huy được vai trũ lónh đạo, sinh hoạt mang tính hỡnh thức,
thiếu khả năng thu hút những quần chúng ưu tú vào Đảng. Vỡ sự cỏch biệt trong
cỏc thế hệ đảng viên, sự “lóo húa” trong Đảng làm hạn chế khả năng Đảng thâm
nhập sâu vào các tầng lớp nhân dân, các lĩnh vực của đời sống xó hội và cỏc
ngành mũi nhọn khỏc đũi hỏi cú trỡnh độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ cao.
Để giữ vững vai trũ lónh đạo, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân
dân trong thời kỳ mới, Đảng phải khắc phục được tỡnh trạng quan liờu húa, xa
dõn và nõng cao vai trũ, sức chiến đấu của các cấp ủy và tổ chức đảng.
Ba là, một bộ phận cán bộ, đảng viên thoái hóa, biến chất, cuộc đấu tranh
chống quan liêu, tham nhũng và các tệ nạn xó hội chưa đạt hiệu quả cao làm
giảm uy tín của Đảng, giảm lũng tin của nhõn dõn vào Đảng.
Đảng liên hệ với quần chúng nhân dân không chỉ bằng đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng mà cũn thụng qua tổ chức cơ sở đảng, trực tiếp là
đội ngũ cán bộ, đảng viên. Sau khi có đường lối, đội ngũ cán bộ, đảng viên là
người trực tiếp đưa đường lối của Đảng vào quần chúng, quan hệ giữa Đảng và

nhân dân được thiết lập thông qua đội ngũ cán bộ, đảng viên. Do vậy, năng lực
tổ chức, sức chiến đấu, uy tín của Đảng phụ thuộc rất nhiều vào phẩm chất, năng
lực, khả năng tập hợp, vận động quần chúng của cán bộ, đảng viên. Trong giai
đoạn mới của cách mạng, số cán bộ, đảng viên thực sự tiền phong, gương mẫu,
có phẩm chất đạo đức và năng lực chiếm tỉ lệ chưa cao. Trong khi đó, số đảng
viên trung bỡnh chủ nghĩa và yếu kộm cũn nhiều. Điều đáng lo ngại là trong
Đảng có một bộ phận giảm sút lý tưởng và phẩm chất cách mạng. Một số khác
thoái hóa, biến chất, giảm sút ý chí chiến đấu, thiếu tinh thần trách nhiệm và ý
thức tổ chức kỷ luật, bảo thủ, trỡ trệ, chia rẽ, bố phỏi, xa rời quần chỳng. Một số
đảng viên lợi dụng chức quyền tham nhũng tài sản của Nhà nước, tập thể, công
thần, địa vị, hống hách, trù dập, ức hiếp nhân dân. Tệ hối lộ, đầu cơ, buôn lậu,
tỡm kiếm và lợi dụng những kẽ hở trong chủ trương, chính sách của Đảng, pháp


23

luật của Nhà nước để làm giàu bất chính đang diễn ra khá phổ biến nhưng chưa
được xử lý kịp thời. Mười năm sau khi cả nước thống nhất, quá độ lên CNXH
(1976 - 1986) trên 19 vạn đảng viên không đủ tư cách đó bị đưa ra khỏi Đảng.
Sự thoái hóa, biến chất của một bộ phận cán bộ, đảng viên không những làm
hỏng đội ngũ đảng viên mà qua đó cũn làm suy yếu bộ máy Đảng, bộ máy Nhà
nước, làm rối loạn trật tự kỷ cương, đạo đức xó hội gõy tỏc hại đến uy tín, thanh danh
của Đảng, cản trở việc tổ chức thực hiện đường lối của Đảng, làm mất lũng tin của
nhõn dõn vào Đảng, nghiêm trọng hơn là tạo cơ hội để các thế lực thù địch xuyên tạc,
phá hoại, chia rẽ dẫn đến phá vỡ mối quan hệ gắn bó giữa Đảng với nhân dân.
Việc nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng
viên và xây dựng Đảng ngang tầm đũi hỏi thời kỳ mới là nhiệm vụ then chốt, cú
ý nghĩa quyết định tới thắng lợi của sự nghiệp đổi mới sau này.
Bốn là, công tác quần chúng của Đảng cũn nhiều yếu kộm, tỡnh hỡnh mất
đoàn kết trong nội bộ Đảng cũn diễn ra ở nhiều nơi.

Trong thời gian qua, công tác quần chúng của Đảng đó được nhiều nơi chú
ý hơn, gắn công tác xây dựng Đảng với củng cố Mặt trận và các đoàn thể nhân
dân, phân công đảng viên làm công tác quần chúng. Tuy nhiên, công tác quần
chúng của Đảng cũn bộc lộ nhiều yếu kộm thể hiện rừ nhất là nhiều cấp ủy cũn
lỳng tỳng trong chỉ đạo công tác vận động quần chúng. Nhiều tổ chức quần
chúng của Đảng trước đây làm tốt công tác vận động quần chúng như đoàn
thanh niên, hội phụ nữ... thỡ nay đang tỏ ra bất cập về khả năng thu hút đoàn
viên, hội viờn của mỡnh do cỏc tổ chức đó không thỏa món được nguyện vọng
và đáp ứng nhu cầu, lợi ích chính đáng của nhân dân. Đáng lo ngại là những địa
bàn tập trung đông dân cư như làng, xó, phường các tổ chức đoàn thanh niên, hội
phụ nữ trở thành hỡnh thức, thiếu nội dung để hoạt động. Nhiều đảng viên chưa
gương mẫu trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, các quy định của
Nhà nước và địa phương. Do vậy, đảng viên ở các phường, xó tuy có số lượng


24

đông, chiếm tỉ lệ cao trong dân cư nhưng ít tác dụng, chưa trở thành tấm gương
sáng cho nhân dân học tập, noi theo.
Đoàn kết thống nhất đó trở thành một truyền thống cực kỡ quý bỏu của Đảng
và nhân dân ta nhưng từ khi cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới một số
đơn vị, địa phương đó xảy ra mất đoàn kết nghiêm trọng kéo dài. Sự mất đoàn kết
những năm qua trong nội bộ Đảng phần lớn do chủ nghĩa cá nhân, tham vọng về
quyền lực, tranh công đổ lỗi, cục bộ địa phương, gia trưởng, độc đoán, chuyên
quyền, mất dân chủ, xem thường tập thể... đó gõy nờn những hậu quả rất nặng nề
làm giảm lũng tin của nhõn dõn đối với Đảng. Ở những nơi mất đoàn kết, đảng viên
tư tưởng phân tán, bè phái, không tập trung thực hiện nghị quyết của Đảng, không
quan tâm chăm lo đời sống nhân dân làm nhân dân mất chỗ dựa, mất lũng tin, từ đó
dẫn đến sự rạn nứt nghiêm trọng mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân.
Từ thực trạng mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân thời kỳ 1976 - 1985,

để khắc phục những hạn chế, thiếu sót trên đòi hỏi Đảng ta phải đề ra chủ
trương, giải pháp đúng đắn, chỉ đạo kịp thời để giải quyết và tăng cường mối
quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong thời kỳ mới.
1.1.3. Yêu cầu mới về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân
dân trong thời kỳ đổi mới
Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân có cơ sở khách quan quy định từ
nền tảng cốt lừi của nú, đó là sự thống nhất giữa mục tiêu và lợi ích.
Đảng Cộng sản Việt Nam là người đại biểu trung thành lợi ích của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc. Mục tiêu của Đảng và
của dân tộc, nhân dân ta thống nhất với nhau, đó là độc lập dân tộc và CNXH.
Chỉ có độc lập dõn tộc thỡ mới cú điều kiện để có tự do, hạnh phúc nên nhân
dân ta kiên trỡ cuộc đấu tranh chống đế quốc, tay sai không quản hy sinh gian
khổ, nhưng chỉ đến khi có Đảng Cộng sản Việt Nam lónh đạo thỡ khỏt vọng
độc lập dân tộc và CNXH mới trở thành hiện thực. Có độc lập dân tộc nhưng


25

không đi lên CNXH thỡ nền độc lập đó không được bền vững vỡ chỉ đi lên
CNXH thỡ mới xoá bỏ được chế độ áp bức bóc lột, mới có điều kiện đem lại
ấm no, tự do, hạnh phúc thực sự cho nhân dân. Đảng Cộng sản Việt Nam là
bộ phận ưu tú của giai cấp công nhân và của dân tộc Việt Nam. Sự ra đời, tồn
tại và phát triển của Đảng là nhu cầu khách quan vỡ sự nghiệp giải phúng dõn
tộc, vỡ hạnh phỳc của nhõn dõn, ngoài lợi ớch của Tổ quốc, của nhõn dõn,
của dõn tộc, Đảng ta không có lợi ích nào khác. Trong những bước ngoặt của
lịch sử, Đảng ta luôn thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trách nhiệm to lớn
trước nhân dân và vận mệnh của dân tộc. Mối quan hệ máu thịt giữa Đảng và
nhân dân là nền tảng vững chắc không gỡ phỏ vỡ được tạo nên sức mạnh vô
địch đưa sự nghiệp cách mạng đến thắng lợi. Chớnh vỡ cú sự thống nhất đó
mà nhân dân ta đó tin tưởng vào sự lónh đạo của Đảng, một lũng một dạ

chiến đấu, hy sinh vỡ độc lập tự do dưới lá cờ vẻ vang của Đảng. Cũn Đảng
coi nhân dân là chỗ dựa vững chắc, là nguồn trí tuệ và sức sáng tạo vô tận cho
mỡnh.
Nhân dân là lực lượng cơ bản có sức mạnh to lớn để đưa đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, những sáng kiến,
nguyện vọng của nhân dân là cơ sở, nguồn gốc, là những gợi ý để Đảng xây
dựng, hoàn thiện và điều chỉnh chủ trương, chính sách cho phù hợp với thực
tiễn vỡ lợi ớch của nhõn dõn. Khi những sỏng kiến, nguyện vọng chính đáng
của nhân dân được Đảng nâng lên thành đường lối, chính sách thỡ chớnh
nhõn dõn lại là lực lượng thực hiện đưa đường lối vào thực tiễn cuộc sống và
tỡm ra biện phỏp thực hiện đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua việc thực hiện
đường lối, chính sách đó, nhân dân lại có điều kiện cung cấp những ý tưởng,
dữ kiện mới nảy sinh từ thực tiễn để Đảng hoàn thiện đường lối, chính sách
của mỡnh. Chớnh những sáng kiến, nguyện vọng của nhõn dõn là nguồn gốc
hỡnh thành đường lối đổi mới của Đảng.


×