Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.32 KB, 9 trang )

MỞ ĐẦU
Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân
dân và vì nhân dân là mục tiêu quan trong của Đảng và Nhà nước ta. Một trong
những yêu cầu quan trọng của nhà nước pháp quyền là quản lí đất nước và xã
hội bằng pháp luật. Pháp luật là công cụ có hiệu quả nhất, công cụ không thể
thay thế để tổ chức và quản lý xã hội. Vì vậy việc tôn trọng và tuân thủ đúng và
triệt để pháp luật hay nói cách khác là bảo đảm pháp chế có ý nghĩa quan trọng
trong quản lí nhà nước nói chung và quản lí hành chính nhà nước nói riêng. Có
rất nhiều các biện pháp pháp lý để bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính
nhà nước, để hiểu rõ hơn em xin tìm hiểu một trong những biện pháp đó là hoạt
động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước, qua đó thấy được vai trò cũng
như ý nghĩa của biện pháp này: “Phân tích vai trò hoạt động giám sát của cơ
quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành
chính nhà nước”.

NỘI DUNG
I. Một số vấn đề chung
1. Khái niệm bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
1.1. Pháp chế và bảo đảm pháp chế
Pháp chế là thuật ngữ được nhắc đến thường xuyên ở Việt Nam trong các
văn kiện của Đảng, của nhà nước, trên các phương tiện thông tin đại chúng,
trong các tác phẩm luật học,… Chúng ta có thể gặp nhiều các định nghĩa khác
nhau về pháp chế, có thể diễn đạt đơn giản và cơ bản pháp chế là sự triệt để tôn
trọng pháp luật của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Pháp chế
là nguyên tắc cơ bản nhất của nhiều lĩnh vực, hoạt động trong đó có quản lí hành
chính nhà nước. Nếu thiếu nguyên tắc này các hoạt động quản lí hành chính nhà


nước sẽ thiếu các cơ sở pháp lý bền vững và sẽ rơi vào tình trạng không thống
nhất, thiếu đồng bộ. Nói đến pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước là
nhấn mạnh đến trật tự pháp luật nhằm bảo vệ và phát triển quyền và lợi ích hợp


pháp của công dân, củng cố và duy trì địa vị pháp lí hành chính của các cơ quan
nhà nước và tổ chức xã hội.
Bảo đảm pháp chế là tổng thể các biện pháp, phương tiện tổ chức – pháp
lý do các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân áp dụng nhằm thực hiện
chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức ấy
cũng như việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân. Bảo đảm pháp chế tức
là phải củng cố việc xây dựng cơ chế, phương tiện, phương pháp và cách thức
nhằm cho pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế, đem lại lợi ích cho
Nhà nước, công bằng cho xã hội và cho người lao động. Bảo đảm pháp chế cũng
được hiểu như là những điều kiện, những phương tiện và những khả năng thực
hiện trên thực tế đối với pháp luật hiện hành nhằm xây dựng và củng cố chính
quyền của dân, do dân, vì dân, bảo vệ quyền và nghĩa vụ của công dân trên tất
cả các mặt của đời sống xã hội.
1.2. Yêu cầu bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước
Để pháp luật được thực hiện có hiệu quả trong thực tế và hoạt động của
bộ máy nhà nước mà trước hết là hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước
phải đạt được những yêu cầu trong quản lí hành chính nhà nước sau:
* Yêu cầu đối với việc xây dựng và thực hiện pháp luật:
Xây dựng pháp luật trong quản lí hành chính nhà nước thể hiện qua hoạt
động lập quy, mà kết quả của hoạt động này các văn bản dưới luật. Hoạt động
này thực hiện phải trên cở sở luật, không trái với luật, phải cụ thể, chi tiết hóa
luật mà không được vi hiến, không vi phạm các văn bản của cấp trên. Trong việc
thực hiện pháp luật, chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật phải đảm bảo các
yêu cầu sau: bảo đảm tính có căn cứ; bảo đảm tính hợp pháp về thẩm quyền,
trường hợp áp dụng, đôi tượng áp dụng, phương thức, biện pháp áp dụng; bảo
đảm đúng thủ tục (trình tự, thời hạn, thời hiệu,…).


* Yêu cầu đối với việc phát hiện và xử lí các vi phạm pháp luật trong
quản lí hành chính nhà nước:

Khi xảy ra các vi phạm pháp luật cần được phát hiện kịp thời, đình chỉ các
vi phạm đó và xử lí vi phạm theo quy định pháp luật. Cần chú ý trong việc xử lí
các vi phạm pháp luật theo quy định pháp luật phải tuân theo các nguyên tắc,
phải đúng đối tượng vi phạm, hành vi vi phạm, thẩm quyền giải quyết, trình tự,
thủ tục do pháp luật quy định.
*Yêu cầu đối với các quy định và sử dụng các biện pháp pháp lí bảo đảm
pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước: Khi sử dụng các biện pháp pháp lí
để bảo đảm pháp chế phải nắm rõ và đạt được những yêu cầu là áp dụng đúng
thẩm quyền, áp dụng đúng thủ tục, áp dụng đúng nội dung.
2. Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước
Giám sát là theo dõi, xem xét, kiểm tra và nhận định về một việc làm nào
đó là đúng hay sai với những điều đã quy định. Giám sát phải luôn gắn với một
chủ thể nhất định và đối tượng cụ thể. Giám sát là hoạt động có mục đích của
một hay nhiều chủ thể nhất định – là một nội dung trong hoạt động quản lí hành
chính nhà nước và cũng là một hình thức kiềm chế, đối trọng trong việc thực thi
quyền lực nhà nước hiện nay. Ở nước ta khái niệm giám sát được dùng chỉ
quyền của nhân dân lao động thông qua hoạt động của cơ quan quyền lực nhà
nước – là những cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Điều 2
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội đã quy định: “Giám sát là việc Quốc hội,
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, ủy ban của Quốc hội, đoàn địa
biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội theo dõi, xem xét, đánh giá hoạt động của
cơ quan, tổ chức, cá nhân chịu sự giám sát trong việc thi hành Hiến pháp, luật,
nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc
hội”1. Chính vì vậy, hoạt động của các cơ quan này có tác động và chi phối rất
lớn hoạt động của cơ quan nhà nước khác, trong đó có cơ quan hành chính.

1

Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003



Cơ quan quyền lực nhà nước giám sát hoạt động của các cơ quan hành
chính nhà nước cùng cấp cũng như các cán bộ, công chức đứng đầu các cơ quan
này. Mục đích hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt
động quản lí hành chính nhà nước để đảm bảo sự tuân theo pháp luật, kiểm định
tính thực tiễn của các văn bản, qua đó nhìn nhận được những khó khăn trong
thực tiễn quản lí hành chính nhà nước, phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm
trong quản lí hành chính nhà nước và xử lí các vi phạm đó.
2.1. Hoạt động giám sát của Quốc hội
Tại khoản 2 Điều 70 Hiến pháp 2013 và khoản 2 Điều 2 Luật Tổ chức
Quốc hội 2001 đã quy định một trong những chức năng của Quốc hội là thực
hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước: “Thực hiện
quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc
hội; xét báo cáo hoạt động của Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao;”. Quốc
hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước
cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Điều 69 Hiến pháp
năm 2013). Quốc hội nước ta đại diện cho ý chí, lợi ích của nhân dân lao động
dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Quyền giám sát của quốc hội và
việc thực hiện quyền giám sát của quốc hội có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan trọng bộ máy nhà nước.
Hoạt động giám sát của Quốc hội được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau, có thể được thực hiện thông qua các kỳ họp định kỳ của Quốc hội
cũng có thể được thực hiện thường xuyên thông qua Ủy ban thường vụ Quốc
hội, các ủy ban của Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các đại biểu Quốc hội. Đối
tượng giám sát tối cao chỉ có thể là những cơ quan, cá nhân do Quốc hội thành
lập, bầu hoặc phê chuẩn như Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính
phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, những người
đứng đầu của các cơ quan này và các thành viên của Chính phủ. Nội dung của
quyền giám sát của Quốc hội bao hàm hoạt động theo dõi và kiểm tra tính hợp



hiến, hợp pháp đối với nội dung các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan
nhà nước ban hành chịu sự giám sát trực tiếp của Quốc hội cũng như tính hợp
hiến, hợp pháp đối với hoạt động tổ chức và thực hiện pháp luật trong thực tiễn
của các cơ quan nhà nước đó. Tùy vào chủ thể thực hiện quyền giám sát của
Quốc hội mà có đối tượng, hình thức và nội dung giám sát cụ thể 2. Có thể thực
hiện quyền giám sát thông qua các hình thức sau: Nghe, xem xét báo cáo của các
chủ thể quản lí hành chính nhà nước; hoạt động chất vấn của đại biểu Quốc hội,
có thể thành lập đoàn kiểm tra đặc biệt; tiếp xúc cử tri, nghe đề nghị và khiếu nại
của cử tri về việc thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước và
các cán bộ có thẩm quyền ở những cơ quan ấy.
2.2. Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân
Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương
thực hiện quyền giám sát đối với các cơ quan nhà nước khác ở địa phương, đặc
biệt đối với hoạt động của ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của ủy ban
nhân dân cùng cấp cũng như các đơn vị trực thuộc. Hoạt động giám sát của hội
đồng nhân dân được thực hiện trước hết ở các kì họp của hội đồng nhân dân
thông qua việc nghe và thảo luận báo cáo của ủy ban nhân dân, thông qua việc
chất vấn các đại biểu là lãnh đạo của ủy ban nhân dân cũng như đại biểu là lãnh
đạo cơ quan kiểm sát và xét xử ở địa phương.
Hoạt động của hội đồng nhân dân không chỉ là nghĩa vụ chấp hành Hiến
pháp, luật, pháp lệnh và văn bản pháp luật của cấp trên mà còn phải chủ động cụ
thể hóa những quy định này cho phù hợp với đặc điểm cụ thể ở địa phương mình
dựa trên cơ sở Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của hội đồng nhân
dân và ủy ban nhân dân. Đây cũng là cơ sở pháp lí quan trọng góp phần khẳng
định quyền hạn của chính quyền địa phương đồng thời đòi hỏi hội đồng nhân
dân phải tăng cường quyền giám sát đối với mọi hoạt động thực thi pháp luật ở
địa phương. Ngoài ra, một biểu hiện cụ thể của hình thức giám sát quan trọng
của hội đồng nhân dân là việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân (cử tri).

2

Xem thêm tại Điều 3 Luật Hoạt động giám sát Quốc hội năm 2003


Làm tốt nhiệm vụ này là biểu hiện thiết thực nhất của việc xây dựng nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa và cũng là điều kiện để hội đồng nhân dân hoàn thành nhiệm
vụ là người đại diện của nhân dân.
II. Vai trò hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc
đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
Thứ nhất, cơ quan quyền lực nhà nước cụ thể ở đây là Quốc hội và hội
đồng nhân dân, mà các đại biểu của cơ quan quyền lực này do nhân dân tín
nhiệm trực tiếp bầu ra nên cơ quan quyền lực thực hiện quyền giám sát cũng là
thực hiện quyền lực nhân dân, thực hiện ý nguyện của nhân dân. Cơ quyền lực
nhà nước thay mặt nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước khác
mà trước tiên là hoạt động của các cơ quan có thẩm quyền quản lí hành chính
nhà nước, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước để bảo vệ quyền
và lợi ích cho nhân dân, đã góp phần đảm bảo phát huy dân chủ một cách đầy
đủ.
Thứ hai, thông qua hoạt động giám sát, Quốc hội và hội đồng nhân dân
các cấp thực hiện quyền lực nhà nước một cách thường xuyên và trực tiếp chỉ
đạo cũng như kiểm tra mọi mặt công tác của các cơ quan hành chính nhà nước
cùng cấp. Cũng qua đó mà cơ quan quyền lực nhà nước phát hiện những yếu
kém, những khuyết điểm trong công tác tổ chức và hoạt động cũng như những
khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện pháp luật và thực hiện nhiệm vụ
mà pháp luật đã quy định đối với các cơ quan hành chính nhà nước. Trên cơ sở
đó cơ quan quyền lực nhà nước kịp thời đề ra những thời gian cụ thể và những
biện pháp thích hợp khắc phục những khó khăn, tồn tại ấy.
Thứ ba, qua hoạt động giám sát, cơ quan quyền lực các cấp có điều kiện
kiểm nghiệm tính hợp pháp và hợp lí của các văn bản pháp luật do chính mình

ban hành. Từ việc phát hiện ra những bất cập, khuyết điểm về nội dưng hay hình
thức của Hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết cảu Quốc hội, Ủy ban thường vụ
Quốc hội, hội đồng nhân dân sẽ đưa ra các giải pháp khắc phục. Đưa ra những


yêu cầu và những biện pháp cải tiến chế độ, quy trình lập pháp, lập quy nâng cao
hiệu lực quản lí nhà nước.
Thứ tư, thông quan hoạt động giám sát, Quốc hội và hội đồng nhân dân
phát hiện ra những vi phạm pháp luật xâm phạm tới trật tự, lợi ích nhà nước, xã
hội công dân của cán bộ nhà nước. Qua đó, tăng cường trách nhiệm của các chủ
thể quản lí hành chính nhà nước trước Quốc hội, hội đồng nhân dân và trước
nhân dân. Từ việc phát hiện những vi phạm pháp luật thì kịp thời xử lí hoặc yêu
cầu các cấp, các ngành xử lí nghiêm minh những vi phạm đó để củng cố pháp
chế, làm cho nhân dân tin tưởng hơn vào nhà nước.
III. Các biện pháp tăng cường hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực
đối với việc bảo đảm pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước
Thực tế hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước hiện nay
đang có nhiều vấn đề cần xem xét, giải quyết. Các hình thức giám sát của cơ
quan quyền lực nhà nước tuy đã được quy định trong luật nhưng chưa đầy đủ,
chi tiết, cụ thể, chưa đủ căn cứ pháp lí để thực hiện giám sát một cách hiệu quả.
Đối với giám sát thông qua hình thức chất vấn cũng có rất nhiều hạn chế. Vì vậy
để tăng cường hiệu quả giám sát của cơ quan quyền lực cần có một số biện pháp
như sau:
Thứ nhất, tiếp tục xây dựng, ban hành, cụ thể hóa các quy định pháp luật
về hoạt động giám sát để xác định rõ ràng phạm vi thẩm quyền, đối tượng, hình
thức giám sát của các chủ thể thực hiện quyền này, trành tình trạng chồng chéo,
lẫn lộn trong hoạt động của các cơ quan khi thực hiện giám sát.
Thứ hai, hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực chủ yếu thông qua các
kì họp, tuy nhiên thời gian họp không dài, mà trong các kì họp ngoài thực hiện
hoạt động giám sát thì còn các hoạt động khác. Vì vậy cần có các giải pháp khác

phục như nâng cao trình độ, năng lực cho các cán bộ công chức, tăng cường cơ
sở vật chất, nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân,
phải đảm bảo mỗi đại biểu phải hoàn thành nhiệm vụ mà trước hết là trong hoạt
động giám sát.


Thứ ba, có thể thay đổi, đổi mới các hình thức, phương thức giám sát cho
phù hợp với vị trí pháp lí và điều kiện hoạt động của chủ thể có quyền giám sát
để tiết kiệm chi phí cũng như nâng cao hiệu quả giám sát.

KẾT LUẬN
Hoạt động giám sát của cơ quan quyền lực nhà có ý nghĩa quan trọng
trong việc đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà nước. Các hình thức,
phương pháp giám sát được triển khai đã đem lại kết quả tốt, góp phần vào việc
thực hiện nhiệm vụ, mục tiêu của công cuộc đổi mới, tăng cường hiệu quả hoạt
động của bộ máy nhà nước, phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân, giữ vững trật tự pháp luật.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Lí luận Nhà nước và pháp luật,
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội 2003
2. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật Hành chính Việt Nam,
NXB. Công an nhân dân, Hà Nội 2014
3. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB. Lao
động – xã hội, Hà Nội 2014
4. Vũ Lan Phương, Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động giám sát của Hội đồng
nhân dân – Một biện pháp đảm bảo pháp chế trong quản lí hành chính nhà
nước, Hà Nội 2010.
5. Lý Thị Đức Hạnh, Khóa luận tốt nghiệp: Hoạt động giám sát của đại

biểu Quốc hội ở Việt Nam hiện nay, Hà Nội 2013.
6. Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003.
7. Luật Tổ chức Quốc hội năm 2001.



×