Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ĐẢNG CỘNG sản VIỆT NAM LÃNH đạo KIỀM CHẾ và ĐÁNH THẮNG mỹ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM GIAI đoạn 1965 - 1968

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.17 KB, 103 trang )

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
Chương 1

3
ĐẢNG CHỦ TRƯƠNG KIỀM CHẾ, ĐÁNH THẮNG
MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM
(1965 - 1968)

1.1

9

Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ,
yêu cầu của cách mạng Việt Nam trước những thử

1.2

thách mới
Chủ trương của Đảng kiềm chế và đánh thắng

9

chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ trên chiến
Chương 2

trường chính miền Nam
ĐẢNG CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN KIỀM CHẾ VÀ

22



ĐÁNH THẮNG MỸ TRÊN CHIẾN TRƯỜNG
CHÍNH MIỀN NAM (1965 - 1968), MỘT SỐ
KINH NGHIỆM RÚT RA
41
2.1

Đảng chỉ đạo thực hiện kiềm chế và đánh thắng
41

2.2

Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
Kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo kiềm chế và
đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam

72
88
91
97

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là một trong những chiến
công vĩ đại nhất trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta. Thắng lợi này



không chỉ đem lại cho Việt Nam một nền độc lập hoàn toàn, sự thống nhất trọn vẹn,
bước vào kỷ nguyên mới mà còn có ý nghĩa quốc tế, thời đại to lớn.
Đã hơn ba mươi năm qua, kể từ khi đế quốc Mỹ chịu thất bại trong cuộc
chiến tranh xâm lược Việt Nam, vậy mà không ít người trong giới sử gia, các
chính khách, tướng lĩnh Mỹ, qua các sách, báo của họ vẫn chưa cắt nghĩa được
đầy đủ, đúng đắn những nhân tố cơ bản của sự thất bại trong cuộc chiến tranh của
Mỹ ở Việt Nam. Họ không giải thích được hoặc không muốn nói hết sự thật - vì
sao hơn nửa triệu quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc với hơn một triệu quân
Sài Gòn được trang bị vũ khí hiện đại đã sử dụng vào chiến trường Đông Dương
mà vẫn bất lực, không thực hiện ý đồ “ngăn chặn làn sóng cộng sản” ở Đông
Dương, không áp đặt được chế độ thực dân mới của Mỹ ở MNVN? Vì sao cả
“thần sấm”, “con ma”, “siêu pháo đài bay” B.52 đều bất lực, không thực hiện
được âm mưu là “đẩy miền Bắc Việt Nam trở lại thời kỳ đồ đá? Vì sao một đế
quốc đầu sỏ, lắm tiền, nhiều súng nhất thế giới, lại phải chấp nhận thất bại cay
đắng, toàn diện trong cuộc đọ sức với một dân tộc mà họ hi vọng có thể nhanh
chóng đè bẹp trong vòng mười lăm tháng với binh lực quân Mỹ đưa vào “không
cần quá hai sư đoàn”? ...
Thực tế lịch sử đã rõ ràng, Mỹ thua ta trước hết là thua về trí tuệ. Đảng ta
đã nhận định: “ta thắng Mỹ trước hết là thắng về đường lối chính trị, đường lối
quân sự đúng đắn, bằng nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh quân sự, đấu tranh chính
trị. Mỹ thua ta là thua về sức mạnh và sự khôn ngoan chính trị, thua về chiến
lược và chiến thuật quân sự” [16, tr.102].
Như vậy, thắng lợi của Việt Nam trước hết bắt nguồn từ sự lãnh đạo của
Đảng ta - một Đảng Mác - Lênin không chỉ có bản lĩnh chính trị cách mạng kiên
cường, tinh thần độc lập, tự chủ, mà còn có tri thức cách mạng phong phú và tư duy
khoa học sáng tạo.
Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nói chung, thời kỳ từ
1965 đến 1968 nói riêng là một trong những kết quả rõ nét nhất thể hiện tinh thần



độc lập, và tư duy khoa học sáng tạo của ĐCSVN. Sự lãnh đạo ấy đã tạo ra những
giá trị tinh thần có ý nghĩa về cả lý luận và thực tiễn, cả lịch sử và tương lai.
Nghiên cứu Đảng lãnh đạo kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính
miền Nam ở thời điểm thử thách gay go nhất của cuộc kháng chiến có ý nghĩa vận
dụng to lớn với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong công cuộc đổi mới hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân ta diễn ra và
giành thắng lợi, cho đến nay đã có nhiều cơ quan, nhà khoa học ở trong và
ngoài nước nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Phần lớn các công trình đã tập
trung làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng; làm rõ bản chất cách mạng khoa học
của đường lối kháng chiến, làm rõ nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang của
Đảng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho sự lãnh đạo, chỉ đạo cách mạng
trong giai đoạn mới.
Về chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng đánh thắng Mỹ thời kỳ 1965 - 1968
đã được thể hiện trong các văn kiện của Đảng, các bài nói, bài viết của Chủ tịch
Hồ Chí Minh, cố Tổng Bí thư Trung ương Đảng Lê Duẩn, các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước, hồi ký của các vị tướng lĩnh trực tiếp chỉ đạo chiến tranh thời
kỳ này cũng như các công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước được
công bố ở nhiều thể loại khác nhau. Tiêu biểu có các công trình khoa học sau:
Nhóm các công trình mang tính chất tổng kết: Ban Chỉ đạo tổng kết chiến
tranh, trực thuộc BCT (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thắng lợi và bài học, Nxb CTQG, Hà Nội; Ban Chỉ đạo tổng kết chiến tranh, trực
thuộc BCT (2000), Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 - 1975 thắng lợi và
bài học, Nxb CTQG, Hà Nội; Ban tổng kết lịch sử, thuộc Bộ Tổng Tham mưu
(1997), Thống kê trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975),
lưu tại Ban Tổng kết lịch sử, Bộ Tổng Tham mưu; Viện Lịch sử quân sự Việt
Nam (2008), Về cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Nxb


QĐND, Hà Nội... Các công trình trên đã phản ánh tương đối rộng và đầy đủ về

cuộc kháng chiến chống Mỹ, về hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong tiến
hành chiến tranh cách mạng. Đây là cơ sở và nguồn tư liệu quý giúp tác giả định
hướng nội dung, tư tưởng trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Nhóm tác phẩm của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội, cơ
quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài ở mức độ, góc độ khác nhau, tiêu biểu
như: Đào Duy Tùng (1986), Tìm hiểu tư duy khoa học của Đảng ta trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Nxb Sự thật, Hà Nội; Uỷ ban Khoa học xã hội
Việt Nam, Viện sử học (1985), Sức mạnh chiến thắng của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội; Văn Tiến Dũng (1989),
Bước ngoặt lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, Nxb Sự thật, Hà Nội; Viện
Lịch sử Quân sự Việt Nam (1991), Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu
mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Nxb QĐND, Hà Nội; Viện Lịch sử Quân sự
Việt Nam (2003), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975),
tập IV, Cuộc đụng đầu lịch sử, Nxb CTQG, Hà Nội; Nguyễn Xuân Tú (2003),
Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước thời kỳ 1965 - 1975, Nxb Lao động, Trần Nhâm (1978), Nghệ thuật biết
thắng từng bước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội... Những công trình này là
nguồn tư liệu tham khảo bổ ích , định hướng tư tưởng cho luận văn.
Hệ thống luận án, luận văn, chuyên luận đề cập thời kỳ lịch sử 1965 1968 có: Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử ĐCSVN của Nguyễn văn Long
(2000), Bản lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam thể hiện trong quyết
tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ thời kỳ 1965 - 1973; Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch
sử ĐCSVN của Nguyễn Văn Hùng (2001), Đảng Cộng sản Việt Nam với
phương pháp phát huy sức mạnh tổng hợp trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước ở miền Nam thời kỳ 1965 - 1975; Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử
ĐCSVN của Nguyễn Văn Hoà (2002), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đấu


tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước thời kỳ 1965 1973; Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử ĐCSVN của Trịnh Văn Tuấn (2006)
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời
đại trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước từ 1965 đến 1975; Luận văn

thạc sĩ khoa học Lịch sử ĐCSVN của Lê Ngọc Khuyến (2007), Vai trò của chủ
tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo đánh thắng chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế
quốc Mỹ từ năm 1965 đến năm 1968; Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử
ĐCSVN của Nguyễn Ngọc Dương (2006) Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo
chuyển hướng xây dựng kinh tế ở miền Bắc Bắc trong điều kiện có chiến tranh
phá hoại từ 1965 đến 1968. Đây là những đề tài đã trình bày một cách hệ thống
trên một lĩnh vực, một mặt trong sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong thời kỳ
1965 - 1968. Những đề tài này đã cung cấp cho tác giả nhiều dữ liệu quan trọng
mang tính lôgíc cao về sự lãnh đạo của Đảng trong kháng chiến chống Mỹ.
Nhóm các bài nghiên cứu, tiêu biểu như: Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 4
(1990), Đánh giá đúng đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh thần thánh - một thành
tựu tư duy xuất sắc của Đảng ta. Tạp chí Lịch sử Đảng, số 1 (1998), Cao Văn
Lượng, Vấn đề đánh giá đúng địch - ta, thắng lợi của cuộc tổng tiến công Tết Mậu
Thân 1968. Tạp chí Giáo dục lý luận Chính trị, Quân sự số 2 (2008), Ngô Xuân
Cát, Vai trò tư duy lý luận biện chứng của chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta trong
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tạp chí Lịch sử quân sự, Số 1 (1998), Hoàng
Dũng, Tết Mậu Thân bước ngoặt quyết định. Những bài viết này tuy ngắn gọn
nhưng mang tính khái quát cao, cung cấp cho tác giả những vấn đề cốt lõi về tính
khoa học trong đường lối kháng chiến chống Mỹ của Đảng.
Các tác giả nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ cũng đã có rất nhiều bài viết và
công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam. Tiêu biểu như
Danien Ellsberg (2006), Những bí mật về cuộc chiến tranh Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân ; George C. Herring (1998), Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của


Mỹ, Nxb CTQG, Hà Nội; P.B. Davidson (1985), Những bí mật của cuộc chiến
tranh Việt Nam, Nxb, CTQG, Hà Nội... Những công trình này dù chưa nói nên
hết sự thật, nhưng cũng lý giải được một khía cạnh nguyên nhân Mỹ thất bại
trong cuộc chiến tranh Việt Nam trong đó có đề cập đến vai trò lãnh đạo và
đường lối kháng chiến của ĐCSVN.

Nhìn chung, những công trình đã được công bố ở trong nước đã đề cập
ở những mức độ, góc độ khác nhau về đường lối và nghệ thuật chỉ đạo của
Đảng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Song, chưa có công trình nào
nghiên cứu một cách hệ thống, riêng về ĐCSVN lãnh đạo kiềm chế và đánh
thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam ở thời kỳ cam go nhất của cuộc
đụng đầu lịch sử 1965 - 1968.
3. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Mục đích
Luận văn phân tích cơ sở khoa học, tinh thần độc lập, tự chủ của ĐCSVN khi
đưa ra chủ trương kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam ở
thời kỳ đế quốc Mỹ tiến hành “Chiến tranh cục bộ” 1965 - 1968. Rút ra một số kinh
nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo cách mạng thời kỳ này, làm cơ sở nghiên cứu vận
dụng vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nhiệm vụ
Trình bày đặc điểm, những khó khăn, thử thách của cách mạng Việt Nam thời kỳ
1965 - 1968 khi Mỹ tiến hành chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam.
Làm rõ chủ trương kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên trường chính miền
Nam của Đảng.
Trình bày quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện kiềm chế, đánh thắng Mỹ, rút ra
một số kinh nghiệm để nghiên cứu vận dụng với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn cách mạng mới hiện nay.
Đối tượng nghiên cứu


Luận văn tập trung nghiên cứu cơ sở Quyết tâm đánh Mỹ, chủ trương và quá
trình Đảng chỉ đạo kiềm chế và đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng kiềm chế và đánh
thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam.
Về phạm vi thời gian và không gian: Cuộc kháng chiến chống Mỹ thời kỳ

1965 - 1968 trên cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan
điểm và đường lối của ĐCSVN về chiến tranh cách mạng; về phương thức tiến hành chiến
tranh, về nghệ thuật chỉ đạo tác chiến; về hậu phương chiến tranh thông qua các văn kiện,
nghị quyết và tổng kết của Đảng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp lôgíc, đồng thời
sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, tổng kết lịch sử.
5. Ý nghĩa của luận văn
Kết quả nghiên cứu luận văn góp phần khẳng định tinh thần độc lập, tự chủ
và sự sáng suốt của ĐCSVN ở thời kỳ quyết liệt nhất của cuộc kháng chiến chống
Mỹ - đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu quyết định sự thắng lợi của cuộc
kháng chiến chống Mỹ.
Góp phần tổng kết một thời kỳ lịch sử oanh liệt nhất của cuộc kháng chiến
chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng. Luận văn có thể sử
dụng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Luận
văn được kết cấu 2 chương, 4 tiết.

Chương 1
ĐẢNG CHỦ TRƯƠNG KIỀM CHẾ, ĐÁNH THẮNG MỸ
TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CHÍNH MIỀN NAM (1965 - 1968)
1.1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của đế quốc Mỹ, yêu cầu của cách
mạng Việt Nam trước những thử thách mới

1.1.1. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”- nấc thang chiến tranh cao
nhất của đế quốc Mỹ
Thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (Special War) của đế quốc
Mỹ trên chiến trường miền Nam đã đẩy chính quyền Sài Gòn lún sâu hơn vào
cuộc khủng hoảng chính trị, quân đội Sài Gòn có nguy cơ bị suy sụp và tan rã.
Trước tình hình đó, Tổng thống Mỹ L. Giônxơn thông qua quyết định tiến hành
chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (Local War) ở MNVN.
Tiến hành chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” để chống lại phong trào cách
mạng của nhân dân ta, Mỹ tin tưởng sẽ nhanh chóng làm thay đổi so sánh lực lượng,
tạo ưu thế để tiêu diệt cách mạng miền Nam. Với chủ trương và sự chỉ đạo đúng đắn
của Đảng, cách mạng miền Nam đã có bước phát triển mới. Các phong trào đấu tranh
phát triển mạnh và liên tiếp giành được thắng lợi trên các mặt trận: Về quân sự: chiến
thắng Ấp Bắc (1 - 1963), Bình Giã (12 - 1964), Ba Gia (5 - 1965), Đồng Xoài (7 1965) của quân và dân miền Nam đã đánh dấu sự thất bại cơ bản của “Chiến tranh
đặc biệt”. Chủ lực quân đội Sài Gòn được coi là lực lượng nòng cốt của “Chiến tranh
đặc biệt” ở “trong tình trạng rối loạn, nguy cơ tiêu diệt đang đến gần” [48, tr.57].
Phong trào đấu tranh chính trị của quần chúng phá “Ấp chiến lược” (Strategic
hamlet) phát triển mạnh mẽ, trong những năm 1964 - 1965, “Ấp chiến lược” “xương sống ” của “Chiến tranh đặc biệt” bị phá rã tới bốn phần năm.


Đầu năm 1965, chính quyền Mỹ nhận thấy một tình hình thực tế là “hiện nay
chúng ta (Mỹ) đang đi trên con đường thua thiệt và cần phải mạo hiểm để thay đổi
tình hình... Nếu giờ đây mà không có một hành động tích cực thì điều đó có nghĩa là
chúng ta phải cam chịu chấp nhận thất bại trong một tương lai khá gần” [57, tr.476].
Tháng 4 năm 1965, sau khi khảo sát tình hình MNVN, Mắc Namara (Robert Mc
Namara - Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ) và Taylo (Taylor - Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn)
báo cáo về Mỹ: “Tình hình MNVN nghiêm trọng và sẽ nghiêm trọng hơn nữa, quân
đội Việt Nam Cộng hoà không đủ sức đương đầu với Việt cộng, tương quan lực
lượng ở mức báo động, quyền chủ động đã về tay cộng sản” [47, tr.131].
Trong tình thế khó khăn như vậy, Bộ Quốc phòng Mỹ đưa ra ba phương án:
Một là, rút lui khỏi cuộc chiến tranh, chịu đựng những tổn thất đã qua. Đó là

sự thất bại nhục nhã đối với nước Mỹ.
Hai là, tiếp tục chiến tranh như mức độ hiện có, với 7,5 vạn quân Mỹ đã có mặt
trên chiến trường MNVN. Đây là đường lối sẽ làm cho nước Mỹ ngày càng yếu đi.
Ba là, nhanh chóng mở rộng và tăng cường chiến tranh của Mỹ ở cả miền
Nam và miền Bắc Việt Nam để giành thắng lợi nhưng tổn phí sẽ rất lớn.
L. Giônxơn (Lyndon Johnson) và giới quân sự Mỹ quyết định chọn phương
án thứ ba, tức là đẩy chiến tranh lên một nấc thang mới quyết liệt hơn: đưa quân
chiến đấu trên bộ vào MNVN tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ” để giành
thắng lợi quyết định. Chính quyền L. Giônxơn cho rằng, áp dụng chiến lược “chiến
tranh cục bộ” là biện pháp tốt nhất để cứu nguy chính quyền Sài Gòn, dù họ nhận
thấy sẽ bị tổn thất về tính mạng, tốn kém về của cải và vi phạm một nguyên tắc về
chính sách của Mỹ là phải tránh một cuộc chiến tranh khác trên lục địa châu Á, kể
từ sau cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 - 1953).
Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ không dám đánh ồ ạt một
lúc mà buộc phải áp dụng chiến lược leo thang từ từ, tức là thực hiện “sự đe doạ
dần từng bước”.
Oétmolen (Westmoreland) - Tư lệnh Bộ chỉ huy quân sự Mỹ tại MNVN
(MACV) đề nghị tăng quân Mỹ ở miền Nam lên 17 tiểu đoàn với 7 vạn quân,


còn Taylo đòi ném bom miền Bắc mạnh hơn nữa trong nhiều tuần ra bắc vĩ
tuyến 19 đang được giới hạn. Trước những yêu cầu đó, ngày 1 tháng 4 năm
1965, L. Giônxơn quyết định: Tăng quân Mỹ vào MNVN, nâng lực lượng yểm
trợ Mỹ lên 2 vạn, với nhiệm vụ tham chiến có mức độ, đồng thời nghiên cứu khả
năng đưa quân các nước phụ thuộc Ôxtrtâylia, Niu Dilân và Nam Triều Tiên
sang giúp sức. Lực lượng không quân Mỹ cũng được đưa thêm sang Viễn Đông
để thực hiện kế hoạch tăng cường, mở rộng phạm vi đánh phá Bắc Việt Nam và
Lào.
Quyết định ngày 1 tháng 4 năm 1965 của L. Giônxơn sau này được đánh
giá trong Tài liệu Lầu Năm Góc là có ý nghĩa bản lề, chấp nhận chính sách của

Mỹ (chính thức) bước vào cuộc chiến tranh trên bộ, là cái mốc của sự chuyển
sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” ở MNVN.
Quyết định của Chính quyền Mỹ vào tháng 7 năm 1965 là nâng tổng số quân
Mỹ và nước ngoài lên khoảng 17,5 - 20 vạn, bao gồm 43 tiểu đoàn, trong đó 34 tiểu
đoàn quân Mỹ, 9 tiểu đoàn quân Nam Triều Tiên (Nếu Pắc Chung Hi không đưa
sang đủ 9 tiểu đoàn, Mỹ sẽ bù vào chỗ thiếu). Việc triển khai thêm này là cần thiết
đến đầu năm 1966. Sau đó tuỳ thuộc vào tình hình, có thể triển khai thêm nữa nếu
cần. Đây là bước ngoặt quan trọng trong quá trình thay đổi đường lối, chính sách
leo thang chiến tranh của chính quyền Mỹ với cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Để tránh ảnh hưởng tới thế bố trí lực lượng trong chiến lược quân sự toàn
cầu, không gây nên những tác động xấu tới tình hình chính trị và kinh tế trong nước,
đồng thời, do mục đích cuối cùng của chiến tranh là thực hiện chủ nghĩa thực dân
mới, Mỹ chủ trương đưa quân chiến đấu Mỹ, quân các nước phụ thuộc vào trực tiếp
tham chiến và rút ra nhanh, giành thắng lợi trong một thời gian ngắn. Mỹ dự định
đạt các mục tiêu chiến lược trên trong khoảng thời gian hai năm tới hai năm sáu
tháng (từ tháng 7 năm 1965 đến giữa hoặc cuối năm 1967).
Kế hoạch thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ở miền Nam
được triển khai thành ba giai đoạn:


Giai đoạn 1 (từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1965), ồ ạt đưa nhanh quân Mỹ
và quân các nước phụ thuộc vào miền MNVN để ngăn chặn chiều hướng sụp đổ
của chế độ Sài Gòn, bảo đảm an toàn cho những khu vực đông dân cư, hoàn
thành việc triển khai lực lượng chuẩn bị cho các cuộc phản công giành lại quyền
chủ động trên chiến trường.
Giai đoạn 2 (từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1966), mở các cuộc tiến công
“tìm diệt” (Search and destroy) ở những khu vực ưu tiên đã được xác định, tiêu
diệt lực lượng chủ lực Quân giải phóng, phá các căn cứ du kích, thực hiện chính
sách “bình định” (Rural pacification) để ổn định tình hình ở vùng chiếm đóng,
kiểm soát vùng nông thôn.

Giai đoạn 3 (từ tháng 7 năm 1966 đến cuối hoặc giữa năm 1967), mở các cuộc
hành quân kết hợp với quân đội Sài Gòn, tiến công tiêu diệt các lực lượng còn lại của
Quân giải phóng và các khu căn cứ du kích, hoàn thành về cơ bản chương trình bình
định miền Nam, rút quân Mỹ về nước vào cuối năm 1967.
Trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” trên chiến trường miền Nam, Mỹ
sử dụng hai lực lượng chiến lược. Quân Mỹ và quân các nước phụ thuộc Mỹ là
lực lượng cơ động nòng cốt, làm nhiệm vụ “tìm diệt” chủ lực quân giải phóng.
Quân Sài Gòn chủ yếu làm nhiệm vụ “bình định” . Đây là điểm phát triển mới so
với “Chiến tranh đặc biệt”. Nếu trong “Chiến tranh đặc biệt”, Mỹ chỉ đóng vai
trò làm cố vấn cho chính quyền và quân đội Sài Gòn, thì trong chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”, quân viễn chinh Mỹ là lực lượng trực tiếp đương đầu với quân
giải phóng miền Nam. Biện pháp chủ yếu trong chiến lược mới của Mỹ ở miền
Nam là “tìm và diệt”, sau đó là “tìm diệt và bình định”.
Để triển khai kế hoạch đánh phá miền Bắc, đêm 4 tháng 8 năm 1964 Mỹ dựng
lên “sự kiện Vịnh Bắc Bộ” vu cáo Hải quân nhân dân Việt Nam tiến công tàu Mađốc
(USS Madox) của Mỹ ở ngoài khơi Vịnh Bắc Bộ thuộc hải phận quốc tế để thực hiện
hành động gọi là “trả đũa”, dùng không quân và hải quân đánh phá miền Bắc.
Tháng 2 năm 1965, Mỹ mở đầu cuộc “Chiến tranh phá hoại” (War of
destruction) bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc Việt Nam. Đây


không phải là một cuộc chiến tranh riêng biệt, mà là một bộ phận của chiến lược
“Chiến tranh cục bộ”. Cuộc chiến tranh đó đã diễn ra qua ba bước leo thang .
Từ ngày 7 tháng 2 đến ngày 13 tháng 6 năm 1965, thực hiện kế hoạch “sấm
rền” đánh phá từ vĩ tuyến 17 ra vĩ tuyến 20. Mục tiêu đánh phá là các trục đường
giao thông, các công trường, nhà máy, các đơn vị quân đội từ Vĩnh Linh (Quảng
Bình) ra đến Thanh Hoá.
Từ ngày 14 tháng 6 năm 1965 đến 21 tháng 2 năm 1967, khi tiến hành
“Chiến tranh cục bộ” với hai cuộc phản công lớn vào mùa khô năm 1965 - 1966 và
năm 1966 - 1967, không quân Mỹ leo thang đánh phá ra toàn miền Bắc. Mục tiêu

đánh phá là các khu công nghiệp như Việt Trì, Thái Nguyên và các trục đường giao
thông quan trọng như Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Lào Cai.
Từ ngày 22 tháng 2 năm 1967 đến 31 tháng 3 năm 1968, khi bị ta đánh mạnh
ở miền Nam, nhất là từ Tết Mậu Thân, không quân Mỹ leo thang lên mức độ cao,
chúng đánh phá quyết liệt vào cả nội thành Hà Nội, Hải Phòng. “Thời kỳ leo thang
cao nhất vào tháng 8 năm 1967, Mỹ đã huy động hàng nghìn máy bay chiến đấu
chiến thuật, xuất kích trung bình một ngày 90 - 100 lần/chiếc, có những ngày cao
hơn 400 lần/chiếc. Về máy bay ném bom chiến lược B.52, ngày cao nhất chúng sử
dụng 100 lần/chiếc. Hơn 40 loại máy bay hiện đại được Mỹ sử dụng trong cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc” [18, tr.153].
Đồng thời, chúng sử dụng lực lượng hải quân thả thuỷ lôi nhằm phong toả
miền Bắc, triệt phá giao thông đường thuỷ của ta, gây cho ta nhiều khó khăn trên
các tuyến giao thông trên sông, trên biển.
Đánh phá miền Bắc Việt Nam, phía Mỹ nhằm đạt mục đích: Làm lung lay ý chí
quyết tâm kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam; Ngăn chặn sự chi viện của
nhân dân miền Bắc đối với miền Nam, củng cố, nâng đỡ tinh thần quân đội và chính
quyền Sài Gòn đang suy sụp; Phá hoại công cuộc xây dựng kinh tế, quốc phòng miền
Bắc. Với mục đích đó, Mỹ thực hiện “thà ném bom hú hoạ còn hơn để sót mục tiêu”


và bằng sức mạnh của “Không lực Hoa kỳ”, giới quân sự Mỹ hy vọng làm cho Chính
phủ Việt Nam DCCH phải khuất phục trong vòng 2 đến 6 tháng.
Triển khai “Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, tháng 3 năm 1965 tiểu đoàn lính
thuỷ đánh bộ Mỹ đầu tiên đổ bộ lên Đà Nẵng. Theo từng bước leo thang chiến tranh,
chính phủ Mỹ tiếp tục đưa nhiều đơn vị khác sang trực tiếp chiến đấu trên chiến trường
miền Nam. Đến tháng 12 năm 1965, quân số Mỹ trên chiến trường miền Nam đã lên
đến 184.314 quân, gồm ba sư đoàn, sáu lữ đoàn và trung đoàn cùng hai phi đoàn máy
bay chiến đấu chiến thuật số 3 và 12, lực lượng hải quân đặc nhiệm 115 và 116. Ngoài
ra còn có 20.500 quân các nước phụ thuộc Mỹ gồm các đơn vị của Nam Triều Tiên,
Ôxtrâylia, Niu Dilân cũng trực tiếp tham chiến.

Cùng với những hành động tăng cường chiến tranh ở miền Nam và leo
thang đánh phá miền Bắc, đế quốc Mỹ còn tăng cường các hoạt động ngoại giao
thông qua chiến dịch “tiến công hoà bình” nhằm che dấu hành động hiếu chiến,
đánh lừa dư luận trong nước và quốc tế, đồng thời hy vọng dồn đối phương vào
chỗ bị động trên mặt trận đối ngoại. Để đạt mục đích trên, Tổng thống Mỹ cử
một loạt phái viên đến 40 nước Nhật Bản, Nam Triều Tiên, Philíppin, Canana,
Ba Lan... Cuối tháng 10 năm 1966, chính L. Giônxơn đến Manila (Philíppin) gặp
Nguyễn Văn Thiệu và các nhà lãnh đạo của các nước Ôxtrâylia, Nam Triều Tiên, Niu
Dilân, Philíppin và Thái Lan để tổ chức một hội nghị. Ngày 25 tháng 10 năm 1966,
các nước này công bố một bản thông cáo chung, trong đó “Họ đề nghị rút lui
những đơn vị quân đội Mỹ và đồng minh trong 6 tháng, đổi lại là việc rút những
đơn vị quân đội Bắc Việt Nam, ngừng sự ủng hộ của họ dành cho Việt cộng và
giảm chung mức độ dữ dội trong cuộc chiến tranh” [51, tr.354]. Trên thực tế
những chiến dịch “đi tìm kiếm hoà bình” của đế quốc Mỹ là nhằm che giấu âm
mưu tăng cường chiến tranh của chúng. Để xoa dịu dư luận và để lừa bịp những
người cả tin, gạt mũi nhọn chỉ trích của nhân dân Mỹ và dư luận thế giới sang
phía đối phương, L. Giônxơn đã có cách riêng của ông ta là: vừa phất cờ đẩy
mạnh chiến tranh trên cả hai miền đất nước Việt Nam, ông ta vừa lớn tiếng rêu


rao thiện chí hoà bình. Cũng đúng như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Việt Nam
DCCH, Nguyễn Duy Trinh nhận định: “Sự thật đã diễn ra như một quy luật: Cứ mỗi
lần Mỹ nói đến hoà bình là mỗi lần chúng đẩy mạnh chiến tranh xâm lược” [54, tr.34].
Như vậy, từ giữa năm 1965, cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ
ở miền Nam đã leo lên một nấc thang mới. Thực hiện “Chiến tranh cục bộ” là một
nỗ lực cao nhất mà đế quốc Mỹ có thể huy động trong cuộc chiến tranh xâm lược
Việt Nam. Với sự nỗ lực này của Mỹ, chiến tranh Việt Nam trở thành cuộc chiến
tranh lớn nhất, ác liệt nhất từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, cũng là lần
đầu tiên Mỹ đưa nhiều quân nhất đi xâm lược kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Vào thời điểm cao của cuộc chiến tranh (giữa năm 1969), Mỹ có 543.000 quân

trong tổng số gần 1,7 triệu quân Mỹ, quân Sài Gòn và quân các nước phụ thuộc ở
MNVN. Đó là một lực lượng vũ trang phản cách mạng đông chưa từng thấy trên
bán đảo Đông Dương.
Với một tiềm lực quân sự được xếp hàng đầu thế giới, với một đội quân tinh
nhuệ, hiện đại bậc nhất, Vếchlơ - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân
bảo đảm với Tổng thống Mỹ và Bộ trưởng Quốc phòng Mắc Namara: “không có lý
do gì chúng ta (Mỹ) lại không thắng nếu đó là quyết tâm của chúng ta” [48, tr.153].
Những nhân vật “diều hâu” trong giới cầm quyền Mỹ tin tưởng một cách tự mãn
rằng “cùng lắm trong vòng 18 tháng (cuối 1966), Mỹ sẽ chiến thắng, lúc đó Việt
cộng và Hà Nội sẽ phải chịu thua, chấm dứt kháng chiến. Và, trên bình diện thế
giới, chúng ta (Mỹ) sẽ chứng minh được cho các dân tộc thấy rằng chiến tranh cách
mạng không đem lại kết quả gì” [10, tr. 29 - 30].
Thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ” với những âm mưu, thủ đoạn
mới nhằm quyết tâm tiếp tục thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới
ở Việt Nam, đế quốc Mỹ đã đặt cách mạng Việt Nam trước thử thách mới, từ
đây cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam đã chuyển
sang một giai đoạn mới, tính chất của chiến tranh cũng có những điểm mới, đồng


thời một loạt vấn đề mới cũng được đặt ra. Những thử thách đó càng quyết liệt
trong điều kiện quốc tế diễn biến phức tạp.
1.1.2. Yêu cầu của cách mạng Việt Nam trước những thử thách mới
Trong khi cách mạng Việt Nam bước vào thời kỳ gay go, ác liệt nhất thì tình
hình thế giới có những diễn biến phức tạp, tác động đến cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Trong những năm 60 của thế kỷ thứ XX, các nước XHCN phát triển nhanh
chóng về mọi mặt. Đặc biệt là trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự và khoa
học kỹ thuật. Điều đó giúp cho CNXH trở thành trụ cột của hoà bình thế giới, cổ
vũ các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc vùng dậy đấu tranh tự giải phóng mình.
Sự phát triển vượt bậc của các nước XHCN trên các lĩnh vực chính trị,

kinh tế, quân sự... đã làm thay đổi tương quan lực lượng giữa các lực lượng cách
mạng và lực lượng phản cách mạng trên thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi cho
nhân dân Việt Nam tiến hành cuộc kháng chiến chính nghĩa, chống lại cuộc
chiến tranh xâm lược phi nghĩa của đế quốc Mỹ.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của CNXH, thắng lợi của nhân dân
Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược góp phần cổ
vũ phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh mẽ. Các nước thuộc địa ở cả
Á, Phi và Mỹ la tinh lần lượt đứng lên giành độc lập làm thu hẹp hệ thống thuộc
địa của chủ nghĩa đế quốc. Phong trào Không liên kết ra đời từ Hội nghị cấp cao
Belgrade (Nam Tư) tháng 9 năm 1961 là lực lượng chính trị mới trên trường
quốc tế, Phong trào này phát triển mạnh mẽ và tích cực ủng hộ nhân dân Việt
Nam tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Phong trào công nhân ở các nước tư bản phát triển mạnh, đẩy CNTB ngày
càng lún sâu vào cuộc khủng hoảng. Các cuộc đấu tranh của công nhân và nhân
dân lao động ở các nước tư bản, phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở
Việt Nam nổ ra liên tiếp. Tháng 4 năm 1965, tại Mỹ có các cuộc đấu tranh của
công nhân trong các ngành sản xuất vũ khí, trang bị phục vụ chiến tranh. Phong


trào đấu tranh đã tập hợp nhiều tầng lớp nhân dân, có những cuộc biểu tình thu
hút 30 đến 40 vạn người, nhiều công dân Mỹ tự thiêu để phản đối chiến tranh
[62, tr.364]. Ở các nước đồng minh của Mỹ (Ôxtrâylia, Nam Triều Tiên, Nhật
Bản...) phong trào quần chúng chống chính sách tăng cường chiến tranh của Mỹ ở
Việt Nam phát triển mạnh. Đặc biệt là ở Nhật Bản phong trào phát triển mạnh với
những “ngày đoàn kết”, “tuần đoàn kết”, “tháng đoàn kết” cùng Việt Nam chống
Mỹ. Ngày 21 tháng 10 hàng năm, được họ lấy làm “ngày hành động chung”. Năm
1965, diễn ra 23 cuộc đấu tranh với 6,2 triệu người tham gia, năm 1966, có 30
cuộc với 6 triệu người tham gia. Đặc biệt là ngày 21 tháng 10 năm 1966, có tới 5,5
triệu người tham gia [55, tr.50]. Sự phát triển của phong trào đấu tranh của nhân
dân thế giới ủng hộ Việt Nam là điều kiện thuận lợi cho Đảng lãnh đạo nhân dân

ta tiếp tục cuộc kháng chiến trong cuộc đọ sức toàn diện với đế quốc Mỹ.
Những nhân tố mới của tình tình quốc tế là rất cơ bản và thuận lợi cho
cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Tuy nhiên, cuộc kháng chiến của nhân
dân cũng phải đương đầu với những khó khăn, thử thách phát sinh từ sự bất hoà
trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
Khi nhân dân Việt Nam bắt đầu cuộc kháng chiến chống Mỹ, do ảnh hưởng
quan điểm “chung sống hoà bình” của N.X. Khơrútxốp, Liên Xô khuyên Việt
Nam nên tập trung xây dựng CNXH ở miền Bắc cho mạnh thì miền Nam sẽ được
giải phóng. Liên Xô yêu cầu Nam - Bắc Việt Nam cần chung sống hoà bình và
thi đua kinh tế. Kinh tế miền Bắc phát triển thì miền Nam sẽ được thống nhất
vào miền Bắc. Quan điểm này có tác động ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc kháng
chiến ở Việt Nam. Sau khi L.I. Brêgiơnép lên giữ chức Bí thư thứ Nhất Uỷ ban
Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô thay N.X. Khơrútxốp (10 - 1964), Liên Xô
đã điều chỉnh chính sách đối ngoại, lên án hành động chiến tranh ngày càng gia
tăng của đế quốc Mỹ ở Việt Nam. Từ năm 1965 trở đi, sự giúp đỡ của Liên Xô
cho Việt Nam ngày càng tăng dần và có hiệu quả hơn. Giúp đỡ vì nghĩa vụ quốc
tế, mặt khác Liên Xô cũng muốn Việt Nam phải phụ thuộc vào mình, vì Việt


Nam đang là ngọn cờ tiên phong trong chống đế quốc, thực dân. Liên Xô muốn
cải thiện, tăng cường mối quan hệ với các nước trong phe XHCN, trong phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đồng thời làm suy yếu sự ảnh hưởng của
Trung Quốc trên thế giới, thông qua việc giải quyết chiến tranh ở Việt Nam để
thúc đẩy hoà hoãn với Mỹ. Từ những cuộc thảo luận giữa Mỹ và Liên Xô về
cuộc chiến tranh Việt Nam ở Oasinhtơn (Mỹ) đầu năm 1965, nhà nghiên cứu
lịch sử Xô viết I.L. Gaiduk rút ra kết luận: Một là, Liên Xô không hài lòng với
cuộc xung đột quân sự ở Đông Dương và mong muốn một sự dàn xếp hòa bình,
càng sớm càng tốt. Hai là, trong cuộc chạy đua lâu dài này, Liên Xô không mong
muốn làm nguy hại đến các mối quan hệ với phương Tây nói chung, đặc biệt là với
Mỹ, bởi vì cuộc xung đột này nằm ở một góc xa xôi của thế giới [30, tr.66].

Liên Xô và Trung Quốc là hai nước giúp đỡ ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ lớn
nhất. Vì thế mâu thuẫn Xô - Trung ảnh hưởng nhiều đến cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam. Trung Quốc chỉ trích chính sách ngoại giao
của Việt Nam và cho rằng: Đảng Lao động Việt Nam đang định liên minh với Liên
Xô chống lại Trung Quốc khi chiến tranh đã kết thúc. Đặc biệt là khi Việt Nam
công khai ủng hộ sự gia nhập Khối Hiệp ước Vácxava làm cho Trung Quốc cảm
thấy mất thế cạnh tranh với Liên Xô về vấn đề ủng hộ Việt Nam. Tuy nhiên, vì
những lợi ích riêng, Trung Quốc vẫn giúp đỡ Việt Nam cả về vật chất và tinh thần.
Từ năm 1955 đến năm 1965, Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam hơn nửa tỉ đô la.
Đến cuối năm 1967, Trung Quốc vẫn là nguồn viện trợ chính cho Việt Nam, vượt
lên trên cả vai trò của Liên Xô. Giúp đỡ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, Trung Quốc muốn tăng cường ảnh hưởng của mình ở Đông Dương, đồng thời
lợi dụng cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam để gây áp lực với Mỹ và
buộc Mỹ phải cải thiện quan hệ với Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo tối cao của
Trung Quốc cũng tỏ rõ thái độ của mình về cuộc chiến tranh Việt Nam cho Mỹ biết,
khi Mỹ chuẩn bị đưa quân viễn chinh vào trực tiếp tham chiến ở miền Nam, dùng không
quân, hải quân đánh phá miền Bắc. Tháng 1 năm 1965, qua nhà báo Mỹ Étga Xnâu


(Edga Snow), Chủ tịch Mao Trạch Đông tiết lộ cho Oasinhtơn biết rằng: “Quân đội
Trung Quốc sẽ không vượt biên giới của mình để đánh nhau. Đó là điều hoàn toàn rõ
ràng. Chỉ khi nào Mỹ tiến công, người Trung Quốc mới chiến đấu. Phải chăng như vậy
là không rõ ràng? Người Trung Quốc rất bận về công việc nội bộ của mình” [5, tr.46].
Nắm được quan điểm đó của Trung Quốc, tháng 7 năm 1965, phía Mỹ kết
luận rằng: “Trung Quốc chỉ can thiệp trong trường hợp bộ binh Mỹ xâm lăng Bắc
Việt Nam với một lực lượng đủ kiểm soát nước này và hầu như chắc chắn nếu các
lực lượng Mỹ tiến đến gần biên giới Trung Quốc” [20, tr.223]. Điều đó đã giúp cho
Tổng thống Mỹ L. Giônxơn tiêu tan một trong những nỗi lo về sự can thiệp của
Trung Quốc trong quá trình tiến hành những hoạt động quân sự chống miền Bắc
Việt Nam. Đặc biệt là sau khi Mỹ hiểu rõ quan điểm của Chủ tịch Mao Trạch

Đông: người không đụng đến ta thì ta không đụng đến người.
Mặc dù đều là những nước XHCN ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, nhưng Liên Xô
và Trung Quốc không thống nhất với nhau về quan điểm, hành động chống Mỹ xâm
lược Việt Nam. Điều này thể hiện rõ trong việc Trung Quốc ngăn cản sự viện trợ của
Liên Xô cho Việt Nam. Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đề nghị
“viện trợ cho Hà Nội một tỷ nhân dân tệ để đổi lấy việc Bắc Việt Nam từ chối nhận bất
kỳ một hình thức giúp đỡ nào của Liên Xô” [30, tr.47]. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc
cũng phản đối những đề nghị hoà giải của Liên Xô cũng như lời đề nghị phối hợp giúp
đỡ cho Việt Nam DCCH.
Liên Xô cũng tính toán rất kỹ về những lời hứa giúp đỡ Bắc Việt Nam.
Họ giúp đỡ dè dặt có chừng mực để bảo vệ Liên Xô chống lại luận điệu của
Trung Quốc rằng Liên Xô đã phản bội Hà Nội, nhưng lại tránh xa khỏi sự cam
kết rằng, Liên Xô sẽ toàn quyền trong việc ủng hộ Bắc Việt Nam. Liên Xô
đánh giá cao về sức mạnh của Mỹ, tìm mọi cách hướng Việt Nam vào thương
lượng với Mỹ. (Từ năm 1965 đến năm 1968, Liên Xô đã 24 lần truyền đạt ý
kiến của Mỹ cho ta về đàm phán thương lượng). Liên Xô sợ chiến tranh lan


rộng thành chiến tranh giữa hai phe, hạn chế viện trợ cho ta vũ khí tiến công
hạng nặng.
Mâu thuẫn Xô - Trung phát triển ngày càng gay gắt và kéo dài làm rạn nứt khối
đoàn kết của các nước XHCN, của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Đây là
điều kiện thuận lợi để đế quốc Mỹ leo thang chiến tranh Việt Nam.
Về quan hệ của Trung Quốc với Campuchia, thời gian này cũng có
những vấn đề gây khó khăn cho Mặt trận đoàn kết ba nước Đông Dương. Trung
Quốc muốn lợi dụng Xihanúc, đồng thời mở rộng tiếp xúc với “Khơme đỏ”
(bằng những chuyến đi thăm Trung Quốc của lãnh tụ “Khơme đỏ” - Pôn pốt
năm 1965 và 1967), cố biến nước này thành đối trọng chính trị với Việt Nam.
Việc đó gây khó khăn cho Việt Nam trong việc tranh thủ Xihanúc để lập các
căn cứ hậu cần ở vùng biên giới. Tuy vậy, bằng chính sách ngoại giao độc lập,

Việt Nam DCCH vẫn giữ quan hệ tốt với Xihanúc (hai bên chính thức lập quan
hệ ngoại giao ngày 13 - 6 - 1967).
Ngoài các mối quan hệ kể trên của các nước có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc
kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta, còn có nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế bày
tỏ sự ủng hộ Việt Nam nhưng chưa thật tin chắc rằng nhân dân Việt Nam thắng
được Mỹ, họ đặc biệt lo ngại sâu sắc sợ chiến tranh lan rộng thành cuộc chiến tranh
thế giới mới, sợ “một đốm lửa thiêu cháy cả khu rừng” khi Mỹ đưa quân vào trực
tiếp tham chiến ở MNVN. Họ khuyên ta không nên đối đầu với Mỹ - một siêu
cường chưa từng bị thua trận.
Mối lo ngại “một đốm lửa thiêu cháy cả khu rừng” của nhiều quốc gia và tổ
chức quốc tế về cuộc chiến tranh Việt Nam không phải là không có cơ sở. Vì, nguy
cơ chiến tranh bằng lục quân lan rộng ra miền Bắc Việt Nam và Đông Dương là có
thật.
Từ đầu cuộc kháng chiến, mặc dù Đảng và nhân dân ta kiên trì đấu tranh
đòi Mỹ, chính quyền Sài Gòn thi hành Hiệp nghị Giơnevơ. Nhưng Mỹ, Diệm
ngang nhiên tàn sát những người kháng chiến cũ và đồng bào yêu nước, gây ra


cuộc chiến tranh một phía ở miền Nam và hô hào “lấp sông Bến hải”, “chiếm
lại cố đô”, “lấy máu rửa hận thù”... Chính quyền Sài Gòn còn làm con đường
chiến lược số 9 ở Quảng Trị và gọi là đường “Bắc tiến”. Để “ngăn chặn làn
sóng cộng sản” chính quyền Mỹ quyết tâm chiếm giữ MNVN bằng mọi giá.
Khi tiến hành “Chiến tranh cục bộ”, Chính phủ Mỹ được Quốc hội Mỹ ủng hộ,
được uỷ nhiệm, cho phép tiến hành mọi hoạt động chiến tranh nếu thấy cần
thiết mà không cần có sự phê chuẩn của Quốc hội. Sau đợt Tết Mậu Thân 1968,
một số tướng lĩnh Mỹ thuộc phái “diều hâu” đã có kế hoạch tiến công miền Bắc
Việt Nam bằng lục quân. Trong hồi ký của của mình, L. Giônxơn tiết lộ: tháng
2 năm 1968, sau khi sang MNVN thị sát, tướng Uylơ (Weeler - Chủ tịch Tham
mưu trưởng liên quân) đã thống nhất với Oétmolen đưa ra một kế hoạch trong
đó có nội dung: tiến hành một cuộc đổ bộ trên đất liền, phối hợp với hoạt động

hỗ trợ của không quân, vượt qua khu phi quân sự đánh vào phía Nam của Bắc
Việt Nam. Để thực hiện nội dung này, đề nghị: tăng thêm 206.000 quân, nâng
tổng số đã được duyệt là 525.000 lên 731.000. Việc triển khai số quân này theo
thứ tự như sau: Đợt thứ nhất, tính đến ngày 1 tháng 5 năm 1968, triển khai một
lữ đoàn của lữ đoàn cơ giới số 5; 6 tiểu đoàn của sư đoàn lính thuỷ đánh bộ số
5 và một trung đoàn kỵ binh thiết giáp, cộng với 8 phi đoàn máy bay chiến
thuật. Đợt thứ hai ngày 1 tháng 9 năm 1968, triển khai phần còn lại của sư đoàn
cơ giới số 5 và 4 phi đoàn máy bay chiến thuật. Đợt thứ 3, ngày 31 tháng 12
năm 1968, triển khai một sư đoàn bộ binh (sư đoàn này chưa có, dự định sẽ
thành lập), đồng thời với 3 phi đoàn máy bay chiến thuật. “Tất cả các lực
lượng nói trên đều phải có mặt tại các tỉnh phía Bắc của Nam Việt Nam, để
tham gia vào một cuộc hành quân vượt qua khu phi quân sự sẽ bắt đầu từ mùa
khô tháng 11 năm 1968” [11, tr. 633].
Một tài liệu tối mật của Mỹ tựa đề: Không lực Mỹ tại Đông Nam Á: Tiến tới
một đợt ngừng ném bom 1968 (The Air Force in Southeast Asia: Toward a Bombing
thalt 1968) gần đây đã được tiết lộ rằng Mỹ cũng đã từng 2 lần có kế hoạch sử dụng vũ


khí hạt nhân trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam vào năm 1961 và năm 1968. Vào thời
điểm trước Tết Mậu Thân, khi bị ta tiến công mạnh ở miền Trung, tướng Oétmolen đã
lên kế hoạch đề nghị tiến công Bắc Việt Nam, Lào bằng bom hạt nhân và hoá học.
(Theo báo điện tử Dân Trí ngày 24 tháng 4 năm 2008)
Tóm lại: khi Mỹ thực hiện chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, cuộc chiến
tranh ở Việt Nam đã trở thành vấn đề nóng bỏng, nổi bật, thành trung tâm theo
dõi, chú ý của toàn nhân loại lúc bấy giờ. Bởi vì cuộc chiến giữa nhân dân ta và Mỹ
tập trung toàn bộ mâu thuẫn lớn nhất của thời đại, là mâu thuẫn gay gắt giữa hai ý thức hệ:
chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tư bản, giữa thế lực cách mạng và phản cách mạng, “đế
quốc Mỹ cũng thấy rằng nếu thua ở miền Nam thì chẳng những chúng thua nhân dân
Việt Nam mà còn thất bại trên phạm vi toàn thế giới” [16, tr.117]. Việt Nam tiếp tục cuộc
kháng chiến, quyết tâm đánh Mỹ, MNVN sẽ trở thành nơi diễn ra cuộc đụng đầu lịch sử

của thời đại.
Về ta, Đảng và nhân dân ta sẵn sàng bước vào cuộc đụng đầu lịch sử,
quyết tâm đánh Mỹ giành độc lập dân tộc. Nhưng yêu cầu đặt ra là làm thế nào
để hạn chế không cho chiến tranh lan rộng thành cuộc chiến tranh giữa hai phe
CNXH và chủ nghĩa đế quốc?. Vì “vấn đề Việt Nam còn là một vấn đề và đã trở
thành một vấn đề quốc tế. Trong chiến tranh ở miền Nam, không chỉ có mâu
thuẫn giữa dân tộc ta với đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, mà còn có mâu thuẫn giữa
hai phe nữa. Trong lúc chúng ta có khả năng đánh mạnh và thắng lớn hơn nữa thì
phe ta không có quyết tâm đầy đủ để cùng chúng ta chiến thắng đế quốc Mỹ ở
miền Nam” [21, tr.567]. Làm thế nào để vừa xử lý tốt các mối quan hệ, giữ vững
đường lối độc lập, tự chủ tiến hành kháng chiến vừa làm yên lòng bạn bè quốc tế
và tranh thủ được sự nhất trí, ủng hộ của họ? Có tiếp tục đánh Mỹ hay không?
Làm thế nào để đánh Mỹ và thắng Mỹ? ... Đây là vấn đề chiến lược hết sức to
lớn, trọng đại, nhiệm vụ chính trị nặng nề trước thời điểm có tính bước ngoặt của
cách mạng Việt Nam đòi hỏi Đảng ta giải quyết.


1.2. Chủ trương của Đảng kiềm chế và đánh thắng chiến lược “Chiến
tranh cục bộ” của Mỹ trên chiến trường chính miền Nam
1.2.1. Cơ sở của chủ trương kiềm chế, đánh thắng Mỹ trên chiến trường
chính miền Nam.
Xuất phát từ ý chí quyết tâm đánh thắng Mỹ của Đảng và của toàn dân tộc.
Từ ngày 25 đến 27 tháng 3 năm 1965, Hội nghị lần thứ 11 BCHTƯ Đảng
(khoá III) họp đề ra Nghị quyết “Về tình hình và nhiệm vụ cấp bách trước mắt”.
Trung ương Đảng đánh giá thắng lợi của nhân dân Việt Nam trong những năm
qua và những thất bại của Mỹ, chính quyền Sài Gòn. Nghị quyết chỉ rõ: “ba chỗ
dựa chủ yếu của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam là
quân đội đánh thuê và chính quyền bù nhìn tay sai, hệ thống ấp chiến lược và các
đô thị bị sụp đổ hoặc lung lay mạnh” [22, tr.102]. Điều đó, đang trở thành mối lo
ngại lớn nhất của đế quốc Mỹ. Vì nếu không thay đổi chính sách xâm lược ở miền

Nam, có thể Mỹ sẽ bị thất bại hoàn toàn trong cuộc chiến tranh này. Từ thực tiễn
đó, với bản chất ngoan cố, hiếu chiến, Mỹ tiếp tục leo thang chiến tranh với những
âm mưu, hành động quân sự mới. Mỹ đang từng bước đưa lực lượng chiến đấu
của mình và quân các nước “đồng minh” vào miền Nam. Đồng thời, mở rộng hoạt
động của không quân ném bom, bắn phá miền Bắc nhằm gây áp lực, hòng làm cho
cách mạng giảm sức tấn công ở miền Nam. Như vậy, những hành động quân sự
mới của Mỹ đã đẩy cuộc chiến tranh ở Việt Nam lên mức độ cao, không gian của
chiến tranh đã vượt ra khỏi phạm vi miền Nam, lan rộng tới miền Bắc.
Phân tích âm mưu, hành động của Mỹ, Trung ương Đảng dự kiến Mỹ sẽ
đẩy cuộc chiến tranh xâm lược lên một bước cao hơn trên cả hai miền Nam, Bắc.
Cuộc chiến tranh sẽ diễn ra với quy mô rộng lớn hơn với tính chất ác liệt chưa từng
có ở Việt Nam. Tuy nhiên, Trung ương Đảng cũng nhận thấy là thực hiện leo thang
chiến tranh, đế quốc Mỹ sẽ gặp khó khăn trở ngại lớn, vì “tình hình hiện nay không
thuận lợi cho chúng. Rõ ràng là chúng đang bị thất bại và bị động nghiêm trọng
cả về mặt chính trị và chiến lược và đang bị cô lập đến cao độ cả ở trong nước và


trên thế giới” [22, tr.105 - 106]. Đế quốc phải thay đổi chính sách xâm lược ở
Việt Nam. Đó là một bằng chứng, chứng minh rằng Mỹ đang ở thế thua, thế bị
động. Trong khi đó Việt Nam đang ở thế thắng, thế thuận lợi và được đông đảo
nhân dân tiến bộ trên thế giới ủng hộ. Vì vậy, mặc dù cố gắng cao nhưng đế
quốc Mỹ cũng sẽ không làm đảo ngược được tình hình ở miền Nam. Hội nghị
lần thứ 11 BCHTƯ Đảng khẳng định: “chúng sẽ bị sa lầy và thiệt hại nặng hơn
và nhất định chúng sẽ bị thất bại hoàn toàn” [22, tr.106].
Hội nghị lần thứ 12 BCHTƯ Đảng (12 - 1965), họp tại Hà Nội trong khi
Mỹ đang ồ ạt đưa quân vào miền Nam, đánh giá tương quan lực lượng giữa
Việt Nam và đế quốc Mỹ trên chiến trường miền Nam, Hội nghị kết luận:
Ngày nay, mặc dầu đế quốc Mỹ đưa vào miền Nam hàng chục vạn
quân đội viễn chinh, lực lượng so sánh giữa ta và địch vẫn không
thay đổi lớn. Tuy cuộc chiến tranh ngày càng trở nên gay go, ác liệt,

nhưng nhân dân ta đã có cơ sở chắc chắn để giữ vững và tiếp tục
giành thế chủ động trên chiến trường, có lực lượng và điều kiện để
đánh bại âm mưu trước mắt và lâu dài của địch [23, tr.633].
Từ nhận định đó, Hội nghị lần thứ 12 BCHTƯ Đảng xác định rõ tư tưởng
quyết tâm đánh Mỹ và mục tiêu của cuộc kháng chiến là: “Động viên lực lượng của
cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất
kỳ tình huống nào, để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thực hiện hoà bình thống
nhất nước nhà” [23, tr.634].
Những hành động leo thang chiến tranh của Mỹ đã đẩy mâu thuẫn giữa dân
tộc Việt Nam với đế quốc Mỹ xâm lược lên mức độ cao. Vì vậy, Trung ương
Đảng xác định rõ: “Nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước hiện nay rõ ràng là nhiệm vụ
thiêng liêng của cả dân tộc ta, nhân dân ta từ Nam chí Bắc” [23, tr.635]. Cuộc
đụng đầu lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ là cuộc đụng đầu giữa một dân tộc đất
không rộng, người không đông có nền kinh tế chậm phát triển, với một nước đế


quốc có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh nhất phe đế quốc chủ nghĩa. Muốn giành
thắng lợi trong cuộc chiến tranh này, đòi hỏi ĐCSVN phải khơi dậy được tinh
thần yêu nước, lòng căm thù giặc của toàn dân tộc, đoàn kết mọi lực lượng xung
quanh Đảng để chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nội dung và ý nghĩa của thắng lợi
quyết định được Đảng ta xác định là:
Tiêu diệt và tiêu hao một bộ phận quan trọng quân đội Mỹ, làm cho nó bị
tổn thất nặng, không thể ngăn chặn được sự tan rã của chính quyền, quân đội Sài
Gòn và bản thân chúng cũng bị tổn thất nặng, làm cho chúng bị thất bại trong
nhiệm vụ quân sự và chính trị của chúng.
Tiêu diệt và làm tan rã đại bộ phận quân Sài Gòn, tới mức nó không còn là
lực lượng mà đế quốc Mỹ có thể dựa vào để tiếp tục cuộc chiến tranh và khi chúng
buộc phải chuyển sang giải pháp chính trị thì thế lực của chính quyền, quân đội Sài
Gòn không đủ sức để duy trì và giữ vững chế độ chính trị của chúng [23, tr.638].

Vì vậy, đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, giành được những mục
tiêu về độc lập, dân chủ, hoà bình, trung lập tiến tới thống nhất nước nhà là
những mục tiêu cơ bản của MTDTGPMN và cũng là thực hiện được nhiệm vụ
trước mắt của cách mạng miền Nam.
Ở miền Bắc, thì đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc, bảo vệ sự
nghiệp xây dựng CNXH, động viên sức người, sức của chi viện cho cuộc chiến
tranh giải phóng ở miền Nam, giúp đỡ cách mạng Lào, đồng thời ra sức chuẩn bị
để đánh bại quân địch trong trường hợp chúng mở rộng “Chiến tranh cục bộ” ra
cả nước [55, tr.30].
Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam trong những
năm 1965 - 1968, diễn ra trong hoàn cảnh phức tạp, với tính chất gay go, ác liệt. Tình
hình đó đòi hỏi Đảng phải có bản lĩnh vững vàng, có phương pháp khoa học nhận
định đánh giá tình hình xây dựng quyết tâm kháng chiến đúng đắn.
Những nội dung cơ bản thể hiện đường lối chống Mỹ, cứu nước của Đảng
thời kỳ 1965 - 1968 chứa đựng trong Nghị quyết lần thứ 11 và lần thứ 12


BCHTƯ (khoá III) có thể khái quát như sau: Kiên quyết đánh bại chiến tranh
xâm lược của đế quốc Mỹ trong tình huống nào, chống Mỹ cứu nước là nhiệm
vụ thiêng liêng của cả dân tộc; Tiếp tục tiến hành đồng thời hai chiến lược
cách mạng, cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân ở miền Nam; Kiên quyết giữ vững và phát triển thế chiến lược tiến
công, kiên quyết đánh thắng Mỹ trên chiến trường chính miền Nam; Kiên trì
thực hiện phương châm kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, binh vận trên cả
ba vùng chiến lược; Đánh lâu dài dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh
thủ điều kiện thời cơ giành thắng lợi trong thời gian tương đối ngắn . Đường
lối chống Mỹ, cứu nước của Đảng là sản phẩm của sự vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng của Hồ Chí Minh về chiến tranh cách mạng vào
điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn Việt Nam trong những năm 1965 - 1968. Đồng
thời cũng chính là sản phẩm của tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo của Đảng.

Những nội dung trên không chỉ là đường lối, phương pháp đánh Mỹ và
thắng Mỹ của Đảng mà còn thể hiện ý chí, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của
cả dân tộc Việt Nam. Đó là sự kết tinh của ý chí kiên cường, trí tuệ và tài năng
sáng tạo to lớn của Đảng, nhân dân, dân tộc Việt Nam, là ánh sáng soi đường
cho quân và dân Việt Nam ở cả hai miền Nam, Bắc vượt qua thử thách mới, tiến
lên giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đảng ta có quan điểm khoa học và biện chứng trong so sánh tương quan
lực lượng giữa ta và Mỹ, là cơ sở xây dựng chủ trương kiềm chế, đánh thắng Mỹ
trên chiến trường chính miền Nam .
Quy luật chung của bất cứ một cuộc chiến tranh cách mạng nào từ lúc bắt
đầu cho đến khi kết thúc, bao giờ cũng tuỳ thuộc vào sự biến đổi trong tình hình so
sánh lực lượng giữa ta và địch. Vấn đề cơ bản quyết định chiều hướng phát triển
của chiến tranh và cuối cùng quyết định sự kết thúc của chiến tranh là so sánh lực
lượng. Đảng ta cho rằng: “Thành bại của một cuộc cách mạng, nói cho cùng, là do
lực lượng so sánh quyết định. Trong chiến tranh, kẻ nào mạnh thì thắng, kẻ nào yếu


×