Tải bản đầy đủ (.pdf) (179 trang)

Thực hiện mối quan hệ đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ ở tỉnh nam định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 179 trang )

VIN HN LM
KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI

HONG èNH TRUNG

thực hiện mối quan hệ đảng lãnh đạo,
nhà n-ớc quản lý, nhân dân làm chủ
ở tỉnh nam định hiện nay

LUN N TIN S TRIT HC

H NI 2016


VIN HN LM
KHOA HC X HI VIT NAM
HC VIN KHOA HC X HI

thực hiện mối quan hệ đảng lãnh đạo,
nhà n-ớc quản lý, nhân dân làm chủ
ở tỉnh nam định hiện nay

Chuyờn ngnh:

CNDVBC & CNDVLS

Mó s:

62.22.03.02


LUN N TIN S TRIT HC
Ngi hng dn khoa hc: PGS. TS NG HU TON

H NI 2016


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi,
dưới sự hướng dẫn của…. Những kết quả và nội dung của luận án là trung
thực. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng
Tác giả

năm 2016


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

BCH:

Ban Chấp hành

BTV:

Ban thường vụ

CSVN

Cộng sản Việt Nam


HĐND:

Hội đồng nhân dân

HTCT:

Hệ thống chính trị

MTTQ:

Mặt trận Tổ quốc

UBND:

Ủy ban nhân dân

XHCN

Xã hội chủ nghĩa


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU

Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1
6


1.1. Những công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án

6

1.2. Giá trị tham khảo của các công trình đã công bố và nội dung nghiên cứu

27

của đề tài luận án
Chương 2. MỐI QUAN HỆ “ĐẢNG LÃNH ĐẠO, NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN

29

DÂN LÀM CHỦ” Ở VIỆT NAM – MỘT SÓ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. Các chủ thể chính trị trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay

29

2.2. Khái niệm Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ và mối

34

quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”
2.3. Nội dung mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân

43

làm chủ”
2.4. Một số tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả thực hiện mối quan hệ “Đảng


62

lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở Việt Nam hiện nay
Tiểu kết chương 2
Chương 3. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN MỐI QUAN HỆ “ĐẢNG LÃNH ĐẠO,

66
69

NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN DÂN LÀM CHỦ” Ở NAM ĐỊNH HIỆN
NAY

3.1. Khái quát đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Nam Định

69

3.2. Những thành tựu cơ bản trong thực hiện mối quan hệ “Đảng lãnh đạo,

72

Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở Nam Định hiện nay
3.3. Một số hạn chế chủ yếu trong thực hiện mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà

94

nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở Nam Định hiện nay
3.4. Nguyên nhân của thành tựu và hạn chế trong thực hiện mối quan hệ

113


“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở Nam Định
hiện nay
Tiểu kết chương 3
Chương 4. QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN MỐI
QUAN HỆ “ĐẢNG LÃNH ĐẠO, NHÀ NƯỚC QUẢN LÝ, NHÂN DÂN

124
127


LÀM CHỦ” Ở NAM ĐỊNH HIỆN NAY

4.1. Một số quan điểm cơ bản nâng cao hiệu quả thực hiện mối quan hệ

127

“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở Nam Định
hiện nay
4.2. Một số nhóm giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện mối quan

132

hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở Nam Định
hiện nay
Tiểu kết chương 4

151

KẾT LUẬN


153

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ

157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

159


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” được khẳng định
là cơ chế hoạt động của hệ thống chính trị, thể hiện tính ưu việt của nền dân
chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn
quan tâm tới việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn để hoàn thiện nhận
thức và tổ chức thực hiện mối quan hệ này, coi đây là nhân tố quyết định đến
nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà
nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình thực hiện
cũng cho thấy, từ nhận thức lý luận đến triển khai thực hiện còn nhiều hạn
chế, bất cập. Điều đó, trở thành nguyên nhân chủ yếu của những yếu kém về
năng lực lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, đặc biệt là tình trạng mất
dân chủ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân trong thực tiễn.
Trong 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, việc giải quyết mối quan hệ
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ được thực hiện đạt kết
quả, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị và phát huy
dân chủ trong đời sống xã hội. Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với Nhà nước và xã hội đã có nhiều đổi mới, vừa đảm bảo tăng cường vai trò

lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy trách nhiệm, tính chủ động của nhà nước.
Mức độ gần dân, sát dân trong lãnh đạo của Đảng đã bảo đảm chủ trương, nghị
quyết của Đảng phản ánh được lợi ích và nguyện vọng của nhân dân.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước đã phát huy tốt hơn vai trò quản lý,
có chính sách đúng, động viên và phát huy được quyền làm chủ của Nhân dân
trong sự nghiệp đổi mới. Tính chất phục vụ nhân dân trong hoạt động của cơ
quan quản lý nhà nước, mức độ tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân
dân trong hoạt động của cơ quan nhà nước được nâng cao.

1


Đời sống vật chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân ngày càng
được nâng cao. Ý thức chấp hành chính sách, pháp luật của Nhân dân không
ngừng được nâng cao cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, việc thực hiện mối quan hệ “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” đang bộc lộ những hạn chế,
cần khắc phục. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII nhận định:
“Phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước có những nội dung còn lúng
túng, chưa xác định rõ nội dung và phương thức cầm quyền…” [24, tr. 197].
Tình trạng, cấp ủy Đảng bao biện làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo đối
với đời sống xã hội và quản lý của chính quyền còn diễn ra ở nhiều cấp, nhiều
nơi, chậm được khắc phục. Trong quản lý, điều hành các cơ quan quản lý nhà
nước, chính quyền các cấp chưa còn thiếu những cơ chế để nhân dân tham
gia, phát huy quyền và vai trò làm chủ. Trong thực tế, quyền làm chủ của
nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều cấp, nhiều nơi.
Nam Định là tỉnh nằm ở khu vực nam đồng bằng sông Hồng. Trong
những năm qua, việc thực hiện nội dung mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ” đã đạt được những thành tựu nhất định, góp
phần quan trọng vào thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa;

phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, còn những tồn tại, hạn chế:
Tiềm năng kinh tế chưa khai thác và sử dụng có hiệu quả; tình trạng tham
nhũng, lãng phí trong quản lý nhà nước, sai phạm của cán bộ, công chức ở các
cấp chậm được khắc phục; quyền làm chủ của nhân dân bị vi phạm ở nhiều
nơi, dẫn tới xuất hiện nhiều điểm nóng chính trị kéo dài trong nhiều năm;
niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy đảng và chính
quyền các cấp đang đứng trước những thách thức. Những tồn tại trên xuất
phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có việc thực hiện chưa nghiêm túc, hiệu
quả mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.

2


Xuất phát từ những nhận thức trên, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề
Thực hiện mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm
chủ” ở tỉnh Nam Định hiện nay” làm đề tài cho luận án tiến sĩ chuyên ngành
Triết học của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về mối quan hệ “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở Việt Nam; thực trạng thực hiện
mối quan hệ này ở Nam Định từ 1997 đến nay; luận án đề xuất một số quan
điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện mối quan hệ “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở tỉnh Nam Định hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án giải quyết một số nhiệm vụ sau:
Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Hai là, phân tích, làm rõ các khái niệm, nội dung mối quan hệ “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ” ở Việt Nam.
Ba là, đánh giá khách quan thực trạng thực hiện mối quan hệ “Đảng

lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở tỉnh Nam Định từ năm
1997 đến nay.
Bốn là, đề xuất một số quan điểm và nhóm giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân
làm chủ” ở Nam Định hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án nghiên cứu việc thực hiện mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở tỉnh Nam Định

3


3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: luận án nghiên cứu việc thực hiện mối quan hệ Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ trên địa bàn tỉnh Nam Định
(gồm 9 huyện và 01 thành phố với 229 xã, phường, thị trấn).
Về thời gian: Luận án nghiên cứu việc thực hiện mối quan hệ Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ tại tỉnh Nam Định từ năm
1997 đến nay.
Về nội dung: luận án nghiên cứu việc thực hiện nội dung của mối quan
hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” tại tỉnh Nam Định
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và các chính
sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về thực hiện mối quan hệ Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
Luận án tham khảo kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã
công bố liên quan đến đề tài luận án.

4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử, luận án sử dụng một số phương pháp cụ thể như: phân tích,
tổng hợp, thống kê, so sánh và một số phương pháp liên ngành.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án góp phần làm rõ hơn một số nội dung của mối quan hệ “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”; xác định vị trí, vai trò, chức
năng của mỗi chủ thể trong mối quan hệ.

4


- Luận án phân tích, đánh giá chỉ ra những thành tựu, hạn chế; nguyên
nhân của những thành tựu, hạn chế trong thực hiện mối quan hệ “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở tỉnh Nam Định từ 1997 đến nay.
- Luận án đề xuất một số quan điểm và nhóm giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả thực hiện mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
Nhân dân làm chủ” ở tỉnh Nam Định trong những năm tiếp theo.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm rõ hơn những vấn đề
lý luận về bản chất, nội dung của mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và Nhân
dân trong quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Luận án cung cấp cơ sở khoa học cho việc đổi mới, nâng cao năng lực
lãnh đạo của cấp ủy; hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền; phát huy vai
trò làm chủ của nhân dân trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay.
Kết quả luận án làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu và
giảng dạy những chuyên đề liên quan đến mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo,
Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ tại trường chính trị Trường Chinh.
7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của
tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương, 12 tiết.

5


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Những công trình đã công bố liên quan tới đề tài luận án
1.1.1. Nhóm những công trình nghiên cứu lý luận chung về mối quan

hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”
Mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” là
một trong những chủ đề cơ bản trong nghiên cứu lý luận chính trị ở Việt Nam.
Thời gian gần đây, đã có nhiều tác giả tập trung nghiên cứu vấn đề này, có thể
kể ra một số công trình tiêu biểu như sau:
Một số công trình nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh về vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước,
quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội như:
“Chủ nghĩa Mác - Lênin và công cuộc đổi mới ở Việt Nam” [125], “Quan hệ
giữa dân chủ và chủ nghĩa xã hội với tư cách “biện chứng của lịch sử sinh
động” trong quan niệm của V.I. Lênin” [128], “V.I.Lênin với vấn đề xây dựng
Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh” [109], “Mối quan hệ giữa Đảng và
Nhân dân trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh” [47]… Trong các công trình
này, các tác giả đã phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân
chủ và thực hành dân chủ, vai trò lãnh đạo của Đảng, chức năng quản lý của
Nhà nước, quyền làm chủ của Nhân dân… Trong bài “Quan hệ giữa dân chủ
và chủ nghĩa xã hội với tư cách “biện chứng của lịch sử sinh động” trong
quan niệm của V.I. Lênin” [128], hai tác giả Đặng Hữu Toàn và Nguyễn Đình

Hòa đã phân tích quan điểm của Lênin về mối quan hệ giữa thực hiện dân chủ
với xây dựng chủ nghĩa xã hội, bản chất của mối quan hệ giữa nhân dân với
Đảng và Nhà nước trong thực tiễn xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện
nay. Bài viết “V.I.Lênin với vấn đề xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch,
vững mạnh” [109] tác giả Nguyễn Đức Thắng đã phân tích quan điểm của

6


V.I.Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh: “Khi trở thành đảng cầm quyền, nếu
Đảng thiếu sự gắn bó mật thiết với nhân dân, Đảng sẽ trở thành một tổ chức
quan liêu, độc đoán, chuyên quyền, mất sức sống và sáng tạo, mất vai trò lãnh
đạo đối với toàn xã hội. Đảng giữ vai trò là người lãnh đạo, nhưng quần
chúng nhân dân mới là người làm nên lịch sử” [109, tr.58]. Luận án tiến sĩ
“Mối quan hệ giữa Đảng và Nhân dân trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh”
[47], tác giả làm rõ cơ sở lý luận hình thành và phân tích những quan điểm
chủ yếu trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng
và Nhân dân, về vai trò của nhân dân đối với sự ra đời và quá trình lãnh đạo
của Đảng; tính tất yếu, sự cần thiết phải có sự lãnh đạo của Đảng đối với sự
nghiệp cách mạng của quần chúng nhân dân… Những phân tích khoa học
được trình bày trong luận án mặc dù không trực bàn về mối quan hệ giữa
Đảng lãnh đạo với nhân dân làm chủ nhưng là nguồn tài liệu tham khảo quan
trọng cho tác giả khi nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích bản chất của mối
quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ”.
GS.TS. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) trong cuốn “Về các mối quan hệ
lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta” [133] đã đề cập và phân tích những mối quan hệ lớn cần nhận thức
và giải quyết ở Việt Nam hiện nay, trong đó có mối quan hệ giữa “Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” [133, tr. 248-277]. Bàn về mối
quan hệ này, các tác giả đã bước đầu làm rõ các khái niệm “lãnh đạo”,“quản

lý”, “làm chủ”; phân tích một cách khái quát quá trình phát triển nhận thức
mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; đồng thời, đưa ra một số
định hướng cần nắm vững trong quá trình thực hiện mối quan hệ này những
năm tiếp theo.

7


Bàn về mối quan hệ giữa nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng với phát
huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, trong bài “Thực hành dân chủ - một phương
thức nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng trong điều kiện một Đảng lãnh
đạo cầm quyền” [31] PGS.TS Phạm Văn Đức cho rằng: “Đảng lãnh đạo” là
khái niệm dùng để chỉ vai trò lãnh đạo của Đảng trong tiến trình vận động và
phát triển của cách mạng Việt Nam” [31, tr.12]. Tác giả cũng đặt ra vấn đề:
một đảng cầm quyền có ảnh hưởng tới dân chủ không? Đây là câu hỏi cần
được luận giải một cách khoa học trong điều kiện nâng cao vai trò lãnh đạo
của Đảng trong quan hệ với xây dựng nhà nước pháp quyền và phát huy dân
chủ ở Việt Nam hiện nay.
Cùng chủ đề trên, trong bài viết “Thực hành dân chủ và phát huy quyền
làm chủ của nhân dân trong đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam” [08]
GS.TS Hoàng Chí Bảo cho rằng, Đảng và Nhà nước là: “hai chủ thể cùng
thực thi sự ủy quyền của nhân dân nhưng theo phương thức khác nhau, không
trùng lặp, chồng chéo” [08, tr.7]. Đồng thời, tác giả khẳng định, với bản chất
dân chủ xã hội chủ nghĩa thì Đảng, Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước
nhân dân về sự lãnh đạo, quản lý. Đây là gợi ý rất có giá trị cho tác giả luận
án khi phân tích bản chất mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo với Nhà nước quản
lý ở Việt Nam hiện nay.
Trong chuyên khảo “Thực hành dân chủ trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” [32], các

tác giả đã phân tích lý luận chung về dân chủ và thực hành dân chủ, mối quan hệ
giữa thực hành dân chủ với xây dựng nhà nước pháp quyền trong điều kiện phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Những quan
điểm về dân chủ, điều kiện để thực hành dân chủ là cơ sở lý luận quan trọng cho
luận án khi phân tích bản chất và nội dung vai trò làm chủ của nhân dân trong
quan hệ với Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý ở Việt Nam hiện nay.

8


Hai tác giả Đặng Đình Tân và Đặng Minh Tuấn trong cuốn “Thể chế
Đảng cầm quyền một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [97] đã phân tích những
vấn đề lý luận chung về đảng cầm quyền trên thế giới và ở Việt Nam. Về mối
quan hệ giữa Đảng và Nhà nước ở Việt Nam hiện nay, các tác giả cho rằng:
“Đảng và Nhà nước có chức năng chính trị, xã hội khác nhau có địa vị chính
trị, pháp lý khác nhau, có phương thức tổ chức và hoạt động khác nhau. Việc
không làm rõ hai mặt trong mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước sẽ gây nhiều
hậu quả nghiêm trọng” [97, tr.37]. Chúng tôi nhất trí với quan điểm trên của
tác giả về sự cần thiết phải phân định về vai trò của các chủ thể chính trị trong
hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay.
Cũng phân tích sự khác nhau giữa vai trò của Đảng và Nhà nước trong
hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay, GS.TS Lê Hữu Nghĩa trong bài “Sự
lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền” [49] đã cho rằng: “Đảng là
hạt nhân lãnh đạo trong hệ thống chính trị, nên Đảng cũng có quyền lực chính
trị, nhưng Đảng không có quyền lực nhà nước. Đảng không phải là cơ quan
nhà nước. Do đó, nhất thiết không được lẫn lộn giữa Đảng và Nhà nước, giữa
quyền lực của Đảng và quyền lực Nhà nước…Đảng là lực lượng lãnh đạo xã
hội, Nhà nước là bộ máy thống trị, quản lý xã hội” [49, tr.181]. Tác giả đã
phân tích vai trò của Đảng trong hệ thống chính trị và sự cần thiết phải phân
biệt nội dung, công việc khác nhau giữa Đảng với Nhà nước.

GS.TS. Trần Ngọc Đường trong cuốn “Một số vấn đề về phân công, phối
hợp và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa Việt Nam” [33] cũng phân tích sự khác nhau giữa quyền lực chính trị
của Đảng và Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam hiện nay. Tác giả
cho rằng: “Đảng và Nhà nước là hai chủ thể của cùng quyền lực chính trị, tuy
có chức năng khác nhau, phạm vi thực thi quyền lực cũng khác nhau” [33,
tr.487]. Do đó, tác giả nhấn mạnh: “xác định rõ phạm vi, ranh giới quyền lực

9


lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước, để Đảng không “lấn sân”, không
“làm thay” vai trò, chức năng quản lý xã hội của Nhà nước và để cho Nhà
nước không được “lấn sân” vai trò, chức năng lãnh đạo của Đảng” [33,
tr.499]. Về mối quan hệ giữa Đảng – Nhà nước và Nhân dân ở Việt Nam hiện
nay, tác giả cho rằng: “Quyền lực của nhân dân là cơ sở, là nguồn gốc của
mọi quyền lực khác…Đảng và Nhà nước đều là những chủ thể thực hiện sự
ủy quyền của nhân dân, thừa hành quyền lực của nhân dân” [33, tr.500-503].
Những phân tích trên của tác giả là nguồn tài liệu quan trọng cung cấp cho
luận án những cơ sở lý thuyết để phân tích mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.
Trong Báo cáo tham luận “Mối quan hệ giữa xây dựng Đảng và xây
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa” tại Hội thảo “Đảng Cộng sản
Việt Nam - 80 năm xây dựng và phát triển”, PGS.TS Nguyễn Văn Mạnh đã
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa xây dựng Đảng với Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa. Tác giả chỉ ra: Làm tốt công tác xây dựng Đảng sẽ
tạo ra tiền đề, điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ...
Đồng thời, trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng thành công Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân cũng tác động đến công
tác xây dựng Đảng.

Về sự khác nhau giữa vai trò lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà
nước, trong bài viết “Mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [54], PGS.TS Nguyễn
Thế Kiệt đã cho rằng: “lãnh đạo, quản lý là quá trình chủ thể tác động vào
khách thể, nhận thức khách thể. Xét về bản chất, lãnh đạo và quản lý đều là
quá trình điều khiển” [54, tr.6]. Tuy nhiên, tác giả cũng chỉ ra sự khác nhau
giữa lãnh đạo và quản lý: “lãnh đạo là quá trình định hướng cho mọi khách
thể, còn quản lý là quá trình tổ chức, sắp xếp, bố trí để thực hiện sự định

10


hướng” [54, tr.6]. Phân tích khái niệm “lãnh đạo” và “quản lý” của tác giả là
cơ sở cho việc nghiên cứu làm rõ vị trí, vai trò của Đảng lãnh đạo và Nhà
nước quản lý ở nước ta hiện nay.
Trong bài “Tiếp tục phát huy vai trò của nhân dân trong công tác xây
dựng Đảng trong sạch, vững mạnh” [71], GS.TS Lê Hữu Nghĩa đã phân tích
cơ sở lý luận và thực tiễn xác định nguyên tắc phải dựa vào nhân dân để xây
dựng Đảng, tác giả đi tới quan điểm: Xây dựng Đảng không chỉ là công việc
của Đảng mà là công việc của nhân dân, trách nhiệm của nhân dân. Nhân dân
là đối tượng lãnh đạo của Đảng, đồng thời là chỗ dựa của Đảng, là nguồn sức
mạnh của Đảng. Luận điểm trên đã góp phần làm rõ mối quan hệ giữa Đảng
với nhân dân trong quá trình lãnh đạo của Đảng.
Về mối quan hệ giữa Đảng – Nhà nước và Nhân dân, trong bài: “Củng cố
mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân” [142] TS. Đỗ Quang Tuấn cho rằng:
“Mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân là một truyền thống quý báu và
nguồn sức mạnh vô địch của Đảng. Đảng ta ra đời và lớn lên trong phong trào
cách mạng của nhân dân. Đảng tồn tại do nhân dân và vì nhân dân….. Đảng lãnh
đạo nhân dân nhưng Đảng cần nhân dân để có sức mạnh” [142, tr.45] .Trong
điều kiện trở thành Đảng cầm quyền, tức là Đảng lãnh đạo Nhà nước thì quan hệ

giữa Đảng với nhân dân chủ yếu thông qua Nhà nước mà trực tiếp là cán bộ,
đảng viên của Đảng, tác giả đã chỉ ra: “Đảng ta là Đảng cầm quyền, Đảng lãnh
đạo Nhà nước nên quan hệ giữa Đảng với nhân dân trước hết và chủ yếu thông
qua mối quan hệ giữa Nhà nước với nhân dân” [142, tr.46].
Về mối quan hệ giữa Đảng với dân, trong bài “Mối quan hệ máu thịt
giữa Đảng và dân – một nguyên tắc cốt tử” [39], GS.TS Hoàng Ngọc Hòa
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhân
dân trong tiến trình cách mạng Việt Nam, tác giả chỉ ra: “không có phong trào
cách mạng của nhân dân thì không có sự ra đời của Đảng, không có sự ôm ấp,

11


đùm bọc, che chở, bảo vệ của nhân dân thì không có sự tồn tại, phát triển của
Đảng” [39]. Từ đó khẳng định: Đảng ta là đảng cầm quyền muốn thực hiện
thắng lợi những nhiệm vụ nêu trên càng phải luôn gắn bó máu thịt với nhân
dân. Chúng tôi hoàn toàn đồng ý với những phân tích của tác giả, những luận
điểm trên gợi ý giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện mối quan hệ “Đảng
lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ”.
Cũng về chủ đề này, trong bài “Quan hệ giữa Đảng và Nhân dân trong
thời kỳ phát triển mới của đất nước” [75] GS.TS Dương Xuân Ngọc khẳng
định: “mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là mối quan hệ gắn bó hữu cơ hai
chiều, tương hỗ và tự nhiên. Đảng lãnh đạo để nhân dân làm chủ; nhân dân
làm chủ dưới sự lãnh đạo của Đảng” [75, tr.43].
Đề tài khoa học cấp Bộ: “Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong
thời kỳ đổi mới đất nước - Vấn đề và kinh nghiệm” [42], đã tập trung phân
tích cơ sở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa Đảng - Nhân dân và
khẳng định: Nhân dân cần được định hướng và tổ chức trong một tổ chức
thống nhất mới có thể tạo nên sức mạnh, đó là cơ sở khách quan của mối quan
hệ giữa nhân dân với Đảng. Đồng thời, để hoàn thành nhiệm vụ lãnh đạo,

Đảng phải xác định liên hệ mật thiết với nhân dân, dựa vào sức mạnh của
quần chúng nhân dân. Những luận điểm khoa học của Đề tài là tài liệu tham
khảo có giá trị đối với luận án.
Bài viết “Một số vấn đề rút ra từ đổi mới nhận thức về vai trò của Dân
trong cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” [88],
GS.TS Phạm Ngọc Quang cho rằng: Xuất phát từ nhận thức mới về vai trò
của Dân đối với Đảng, đã đến lúc phải khẳng định rằng, tự nó, Đảng không có
quyền, mọi quyền lực mà Đảng có được là do Nhân dân uỷ quyền cho. Đảng
và Nhà nước là thiết chế bảo đảm quyền làm chủ của Nhân dân. Nhân dân
làm chủ bằng Nhà nước, thông qua Nhà nước là cơ chế có hiệu quả nhất. Mặc

12


dù, bài viết không trực tiếp bàn tới bản chất mối quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý, Nhân dân làm chủ” song từ phân tích trên đã gợi ý cho luận án
nghiên cứu làm rõ lý luận về vị trí, vai trò của nhân dân trong nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Về mối quan hệ giữa Đảng – Nhà nước và Nhân dân trong hệ thống
chính trị Việt Nam hiện nay, trong bài “Bàn về lãnh đạo và quản lý trong
công cuộc cải cách hành chính” [92] tác giả Đỗ Quốc Sam cho rằng cần thiết
phải làm rõ: “mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, vị trí tương đối
của chủ thể này đối với hai chủ thể kia và trong quan hệ chung”. Tác giả nhấn
mạnh: “Đứng trên góc độ quyền lực mà nói, thì nhân dân là chủ thể có vị trí
quan trọng nhất, có toàn bộ quyền lực”; đồng thời “Trong quan hệ giữa ba chủ
thể, Đảng, Nhà nước và nhân dân, cũng như giữa ba chức năng, lãnh đạo,
quản lý và làm chủ, vai trò làm chủ của nhân dân giữ vị trí tiền đề” [92, tr.5152]. Chúng tôi nhất trí với quan điểm của tác giả khẳng định quyền làm chủ
của nhân dân là trung tâm, nguồn gốc phát sinh quyền lực Nhà nước, quyền
lãnh đạo của Đảng.
Trong bài “Cơ sở của mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng với

nhân dân” [158], TS Dương Trung Ý sau khi phân tích những cơ sở lý luận
và thực tiễn của mối quan hệ giữa Đảng và dân ở Việt Nam, tác giả kết luận:
“Đảng phải dựa vào dân để có sức mạnh thực hiện vai trò lãnh đạo, nhân dân
nhờ có sự dẫn dắt của Đảng mới làm cách mạng thành công. Gắn bó mật thiết
với nhân dân là thuộc tính đặc trưng, bản chất của Đảng, là một trong những
nguyên tắc hoạt động hàng đầu của Đảng. Xa rời nhân dân là Đảng xa rời bản
chất cách mạng, mục đích, lý tưởng, xa rời cơ sở chính trị - xã hội cho sự tồn
tại, phát triển của mình” [158, tr. 49].
Bên cạnh đó, còn nhiều công trình, bài viết của các tác giả như: “Mối
quan hệ giữa Đảng, chính quyền và các đoàn thể nhân dân cấp xã ở nước ta

13


hiện nay thực trạng và giải pháp” (Đề tài cấp bộ, số 97 – 98 - 021/ĐT, Phân
viện Báo chí tuyên truyền, Hà Nội – 1997); “Cơ sở khoa học của mối quan hệ
giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân” của PGS.TS Trần Xuân Sầm;
“Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong thời kỳ đổi mới đất nước. Vấn đề
và kinh nghiệm” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002); “Bàn về việc thực
hiện bỏ phiếu tín nhiệm đối với đội ngũ cán bộ quản lý ở nước ta” của ThS.
Phạm Quốc Tuấn (Tạp chí Lý luận chính trị, số 3- 2012); “Cần hiến định vấn
đề Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” của Đỗ Mạnh Hòa (Tạp chí Cộng sản,
số 77, 5- 2013); “Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng, chỉnh đốn
Đảng hiện nay” của Lê Bá Trình (Tạp chí Cộng sản, số 846, 4- 2013); “Thể
chế hóa vị trí, vai trò lãnh đạo của Đảng trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
năm 1992” của Lê Văn Hòe (Tạp chí Cộng sản, số 847, 5- 2013); “Tăng
cường sự lãnh đạo của cấp ủy trong xây dựng hệ thống chính quyền ở cơ sở
hiện nay” của Dương Trung Ý (Tạp chí Cộng sản, số 77, 2013)... Các công
trình, sách và bài viết của các tác giả là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng
đối với luận án.

1.1.2. Những công trình đề cập đến thực trạng thực hiện mối quan hệ
“Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ” ở Việt Nam nói
chung và Nam Định nói riêng
Về thực trạng thực hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, Nhân dân làm chủ, trong thời gian qua, vấn đề nãy cũng đã được
nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Một số công trình tiêu biểu gần đây như:
Về những thành tựu thực hiện mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, Nhân dân làm chủ trong thời kỳ đổi mới, trong công trình “Về các
mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta” [133], các tác giả đã chỉ ra hai thành tựu chủ yếu: một
là, Đảng giữ vững được vai trò lãnh đạo đối với Nhà nước; thông qua Nhà

14


nước, nhân dân thực hiện và phát huy quyền làm chủ của mình tham gia quản
lý Nhà nước, quản lý xã hội ngày càng tốt hơn; hai là, giải quyết ngày càng
tốt hơn quan hệ giữa Đảng với Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội
trong hệ thống chính trị” [133, tr. 265-266]. PGS.TS Nguyễn Viết Thông
trong bài “Giải quyết tốt hơn mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
Nhân dân làm chủ” [113] cũng cho rằng: “Đảng giữ vững được vai trò lãnh
đạo đối với Nhà nước, thông qua Nhà nước, nhân dân thực hiện và phát huy
quyền làm chủ của mình tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội ngày càng
tốt hơn. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta đã phát huy tốt hơn vai trò
quản lý của mình, có chính sách đúng, động viên và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân trong sự nghiệp đổi mới” [113]. Tác giả Nguyễn Bá Dương
trong bài “Thể chế hóa mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân
dân làm chủ” [13], cũng đưa ra những nhận xét: “Đảng ta là đảng cầm quyền,
là hạt nhân lãnh đạo của hệ thống chính trị. Khâu then chốt có ý nghĩa quyết
định làm cho cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ vận

hành thông suốt, có hiệu quả là Đảng phải thật sự trong sạch, vững mạnh về
chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức, gắn bó máu thịt với nhân dân vì nhân
dân là yếu tố trung tâm của mọi quyền lực, là cội nguồn sức mạnh, bí quyết
của mọi thành công” [13].
Về hạn chế trong thực hiện mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, trong
cuốn “Thể chế Đảng cầm quyền một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [97], các
tác giả đã chỉ ra: “Trên thực tế, nhà nước chưa thể chế hóa các nguyên tắc
Đảng lãnh đạo Nhà nước thành các đạo luật…nên sự lãnh đạo của Đảng với
nhà nước có phần còn lấn sân vào chức năng quản lý của Nhà nước, thậm chí
tạo nên những mâu thuẫn trong quan hệ giữa Đảng và Nhà nước trong lúc
này, lúc khác…” [97, tr.23].

15


Cũng về hạn chế trong thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng với Nhà
nước, trong bài viết “Mối quan hệ giữa Đảng và nhà nước trong xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” [54] tác giả cho rằng:
“Đảng cầm quyền và Nhà nước đều là người đại biểu trung thành cho lợi ích
của nhân dân. Vì lẽ đó, trong thời gian dài các nước xã hội chủ nghĩa trong đó
có nước ta, ít quan tâm nghiên cứu giải quyết mối quan hệ giữa Đảng và Nhà
nước, ít chú ý phân biệt giữa Đảng và Nhà nước. Từ đó, trong thực tiễn
thường xảy ra tình trạng lẫn lộn, nhập cục giữa Đảng với Nhà nước” [54,
tr.7]. Tác giả đã khẳng định:“sự lẫn lộn, nhập cục một cách chủ quan giữa
chức năng của Đảng và chức năng nhà nước đã làm Đảng yếu, nhà nước non
kém” [54, tr.7].
Trong bài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
một trọng điểm trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng” [87], tác giả
đã nêu thực trạng ở nước ta hiện nay là: “Hệ thống quy chế về mối quan hệ
Đảng – Nhà nước phần lớn mới chỉ dừng ở nguyên tắc, chưa được cụ thể hóa

thành những quy định để có thể vận hành suôn sẻ trong thực tiễn” [87, tr.9].
Chúng tôi nhất trí với nhận định của tác giả về thực tế triển khai mối quan hệ
giữa Đảng và Nhà nước ở nước ta.
Cũng về mối quan hệ giữa Đảng và Nhà nước, tác giả Nguyễn Trọng
Thóc trong bài “Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay”
[132] nhận định rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối
sự nghiệp cách mạng của đất nước ta. Nhưng khi xảy ra bao nhiêu vấn đề rất
lớn…. thì tổ chức đảng ở những nơi đó có chịu trách nhiệm đâu? Đó là một
thực trạng rất nan giải chưa giải quyết được trong mối quan hệ giữa Đảng và
Nhà nước” [132, tr.7]. Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản ảnh

16


hưởng đến hiệu quả thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở
Việt Nam hiện nay.
Trong bài “Một số suy nghĩ về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng
trong giai đoạn hiện nay” [49], TS. Lưu Văn Quảng đã chỉ ra: “Trên thực tế,
quan hệ giữa chức năng lãnh đạo của Đảng với quản lý của Nhà nước…..vẫn
chưa thực sự rõ ràng trong lý luận cũng như thực tiễn hoạt động…các tổ chức
đảng thực hiện quyền lãnh đạo của mình,....nhưng dường như lại thiếu một cơ
chế chịu trách nhiệm về các hậu quả lãnh đạo”. [49, tr 383, 384]. Phân tích
trên của các tác giả phản ánh thực trạng trong quan hệ giữa Đảng lãnh đạo với
Nhà nước quản lý đang diễn ra ở nước ta, đó là vấn đề trách nhiệm và chịu
trách nhiệm của Đảng.
Trong bài “Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, một số vấn đề lý
luận và thực tiễn cấp bách” [34], tác giả Nguyễn Ngọc Hà chỉ ra sự chồng
chéo, nhất là trên phương diện thực tiễn giữa thực hiện vai trò của Đảng và
Nhà nước: “Trên lý thuyết thì có sự khác nhau giữa lãnh đạo và quản lý; Đảng

lãnh đạo chứ không quản lý; Nhà nước quản lý chứ không lãnh đạo. Nhưng
thực tế vẫn còn tình trạng “Đảng bao biện làm thay Nhà nước” [34, tr.7]. Đây
là thực tế diễn ra khá phổ biến, nơi Đảng mạnh thì Đảng “lấn sân”, “làm thay”
chính quyền và ngược lại.
Tác giả Phạm Thế Lực trong bài “Những điều kiện cơ bản đảm bảo vai
trò lãnh đạo của Đảng trong bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt
Nam hiện nay” [49] chỉ ra một thực tế: “Đảng quyền cao hơn chính quyền và
dân quyền; các quyết định của Đảng được đem ra áp dụng thay thế cho các văn
bản quy phạm pháp luật, Đảng can thiệp quá sâu vào công tác quản lý mang
tính pháp lý của Nhà nước” [49, tr.409 ]. Chúng tôi nhất chí với nhận định này
của tác giả về tồn tại trong quá trình lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.

17


Về hạn chế trong thực hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước
quản lý, Nhân dân làm chủ, tác giả Trương Thị Thông trong bài: “Giải quyết tốt
mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ” [112], đã
cho rằng: Chưa phân rõ, còn lẫn lộn chức năng, quyền hạn giữa Đảng lãnh đạo
với Nhà nước quản lý, bộ máy Đảng bị "Nhà nước hóa", cồng kềnh, không rõ
chức năng lãnh đạo. Tác giả khẳng định: Càng xuống dưới càng khó phân biệt
chức năng lãnh đạo, quyền lực chính trị. Đây là thực tế đang diễn ra ở nước ta,
vấn đề là tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.
Về mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo và Nhân dân làm chủ, trong bài
“Tăng cường mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền với nhân dân dưới ánh sáng
tư tưởng Hồ Chí Minh” [81], PGS.TS Bùi Đình Phong cũng thẳng thắn chỉ ra
thực trạng: Đảng chưa lắng nghe ý kiến của nhân dân, chưa nắm vững dân
tình, dân tâm, dân ý. Việc chăm lo dân quyền, dân sinh, dân tư, dân chủ, dân
vận còn những bất cập, chưa được coi trọng…Từ đó, tác giả cho rằng tăng
cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là vấn đề có ý nghĩa sống còn của

Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Về thực hiện mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý,
Nhân dân làm chủ trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian vừa qua, đã có
một số bài viết, báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của
vấn đề này như sau.
Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2015 của Ban
chỉ đạo Tỉnh Nam Định đã chỉ ra: “UBND các huyện thực hiện có hiệu quả
chương trình phối hợp với MTTQ các cấp trong việc tiếp thu ý kiến góp ý của
nhân dân tham gia xây dựng chính quyền; phối hợp tổ chức tốt các cuộc tiếp
xúc cử tri…; tăng cường công tác tiếp dân” [4, tr.4]. Điều đó cho thấy, việc
phát huy dân chủ, bảo đảm điều kiện để nhân dân thực hiện các quyền làm
chủ trực tiếp tại các địa phương ở Nam Định được chính quyền các cấp tổ

18


chức có kết quả khá tốt. Báo cáo cũng cho rằng, tính đến hết năm 2014 toàn
tỉnh có: “2.634 thôn, xóm, tổ dân phố xây dựng hương ước, quy ước, trong đó
có 2.424 hương ước, quy ước được UBND các huyện, thành phố phê duyệt”
[4, tr.7]. Kết quả trên đã phản ánh ý thức làm chủ, tinh thần tự quản của nhân
dân tại các địa phương từng bước được nâng cao.
Về những hạn chế trong thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng với chính
quyền, trong Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật
trong Đảng nhiệm kỳ 2010-2015 của Ủy ban kiểm tra đảng bộ tỉnh Nam Định
đánh giá: “Quá trình kiểm tra chưa thực sự coi trọng công tác thẩm tra, xác
minh. Có cuộc kiểm tra chỉ dừng ở nghe, thảo luận báo cáo tự kiểm điểm tại
hội nghị”. Theo chúng tôi, đây là thực trạng đang diễn ra một cách phổ biến
trong quá tŕnh lănh đạo của cấp ủy, làm giảm hoặc buông lỏng sự lãnh đạo
của cấp ủy đối với hoạt động quản lý của chính quyền và cơ quan nhà nước ở
Nam Định.

Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần thứ XVI đánh giá những
hạn chế trong thực hiện phát huy quyền làm chủ của nhân dân: “Đơn thư khiếu
nại tố cáo của công dân về những vấn đề tồn tại của nhiều năm trước đây chưa
được giải quyết…Quy chế dân chủ triển khai ở một số địa phương còn chậm,
chưa đồng bộ và toàn diện” [15, tr.43]. Báo cáo của Ban pháp chế HĐND tỉnh
cũng nhận định: “Tình hình khiếu nại, tố cáo giảm về số vụ việc nhưng tiềm ẩn
nhiều yếu tố phức tạp…; tình trạng đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp vẫn diễn
ra. Đáng chú ý vẫn có một số trường hợp có tổ chức, có sự liên kết giữa các
đoàn tập trung đông người, mang theo biểu ngữ, gây mất trật tự công cộng”
[45, tr.117]. Thực trạng này phản ánh hạn chế trong thực thi công vụ giải quyết
khiếu nại, tố cáo trong quá trình quản lý nhà nước ở Nam Định.
Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Nam Định lần XVIII thừa nhận những
hạn chế: “Hiệu lực quản lý nhà nước còn thấp…Hiệu quả hoạt động của

19


×