Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SKKN một số KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ mầm NON

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.13 KB, 13 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI
“ MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG SUY DINH
DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON”

TaiLieu.VN

Page 1


A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I- LỜI MỞ ĐẦU:
Có thể nói chúng ta đang nỗ lực cao nhất phấn đấu “dành những gì tốt đẹp nhất
cho trẻ em”. Sở dĩ như vậy bởi vì những ưu tiên đầu tư cho chăm sóc trẻ em ngay từ
những năm đầu đời có một ý nghĩa sinh học, xã hội và nhân văn cực kỳ quan trọng mà
mọi đứa trẻ có quyền đón nhận. Tôi muốn nói ở đây là “ quyền được dinh dưỡng tốt
nhất” của trẻ em. Bác Hồ đã nói: “ trẻ em như búp trên cành”, ý nói giai đoạn quan
trọng nhất của cuộc đời cần được chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhất.
Từ nhận thức “ sức khoẻ trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày
mai”, Sức khoẻ ảnh hưởng đến sự phát triển thể lực trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự
phát triển của trẻ sau này. Sức khoẻ là một yếu tố không thể thiếu của con ngươì. Để
thế hệ trẻ được khoẻ mạnh, thông minh sáng tạo, có thể đáp ứng yêu cầu đổi mới của
đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì việc nuôi dạy trẻ là yêu cầu
rất lớn.
Có thể nói rằng yếu tố giúp trẻ phát triển cân đối hài hoà hoàn toàn phụ thuộc
vào chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Trong những năm gần đây, hoạt động chăm
sóc giáo dục dinh dưỡng, bảo vệ sức khoẻ cho trẻ trong trường Mầm non không ngừng
phát triển, để đảm bảo công tác phòng chống suy dinh dưỡng được phát huy theo chiều
hướng tích cực , nâng cao chất lượng chăm sóc, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
đang là mối quan tâm của toàn xã hội trong giai đoạn hiện nay.


Sức khoẻ vô cùng quan trọng đối với con người, nếu không có sức khoẻ thì cơ
thể chậm phát triển và sinh ra nhiều bệnh tật. Nhất là trẻ ở lứa tuổi Mầm non đang phát
triển rất nhanh về thể lực và trí tuệ. Nếu được chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ trẻ sẽ phát
triển tốt, trẻ sẽ dễ dàng lĩnh hội những kiến thức trong quá trình giáo dục đồng thời
hạn chế được ốm đau, bệnh tật. Do đó nâng cao chất lượng dinh dưỡng đóng vai trò rất
quan trọng đến sức khoẻ của trẻ.Trên các địa bàn vùng nông thôn hiện nay, nhất là các
vùng miền núi đặc biệt khó khăn thì tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ từ 0-6 tuổi còn chiếm
tỷ lệ cao. Dựa vào tình hình thực tế của nhà trường, trong năm học 2007-2008 thì tỷ lệ
trẻ suy dinh dưỡng của trẻ còn rất cao. Cụ thể kênh A: 89%; Kênh B: 11%. Đó là một
con số rất đáng lo ngại cho trường chúng tôi. Vì thế tôi nhận thấy rằng cần giảm tỷ lệ
suy dinh dưỡng của trẻ xuống mức thấp nhất.
Là một phó hiệu trưởng phụ trách bên công tác bán trú của trường, tôi luôn suy
nghĩ trăn trở làm thế nào để giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống mức thấp nhất theo
từng tháng, từng quý. Chính vì vậy mà tôi đã chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ Mầm non”. Qua tìm tòi và nghiên cứu vào thực tế tôi đã
tìm ra một số biện pháp để nâng cao công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ
mầm non năm học 2008-2009 đưa vào áp dụng thực tiễn.
TaiLieu.VN

Page 2


II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi:
Phúc Thịnh là một xã rất quan tâm đến giáo dục, là một trong những xã đi đầu
trong công tác xã hội hoá giáo dục, cùng với sự tuyên truyền đến mọi người dân qua
các hình thức giáo dục, dẫn đến sự nhận thức cuả người dân về việc chăm sóc giáo dục
của trẻ ngày càng được nâng cao.
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân xã phúc thịnh năm học 2008-2009
trường mầm non được xây dựng bếp ăn một chiều đảm bảo theo đúng yêu câù của giáo

dục. Với sự quản lý tham mưa , chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám hiệu nhà trường đã vận
động được sự ủng hộ của các ban ngành đoàn thể, hội cha mẹ học sinh trong việc đầu
tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục phụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ tương
đối đầy đủ.
Bên cạnh đó nhà trường có một đội ngũ giáo viên tương đối đồng đều về chuyên
môn nghiệp vụ. Trong đó đạt trình độ trên chuẩn là 34%, đạt trình độ chuẩn là 66%.
Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp. Đội ngũ cán bộ,
giáo viên đoàn kết tốt, đồng lòng, đồng sức thực hiện tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học,
không chấp nhận bệnh thành tích trong nhà trường.. Nhiều đồng chí năng lực sư phạm
xếp loại tốt, đạt giáo viên dạy giỏi các cấp, có uy tín với phụ huynh, nhân dân và bạn
bè đồng nghiệp. Phẩm chất đạo đức tốt trung thực, thật thà, tận tụy với công việc, nhiệt
tình chăm sóc trẻ không ngại khó, ngại khổ; giàu lòng thương yêu các cháu. Thực hiện
nghiêm túc quy chế chuyên môn, tích cực rèn luyện cho trẻ có nền nếp học tập, sinh
hoạt tốt.
Cơ sở vật chất của nhà trường ngày càng khang trang, công trình vệ sinh nguồn
nước đã được đảm bảo cho trẻ sử dụng, đồ dùng học tập cũng như phục vụ bán trú cho
trẻ được trang bị đầy đủ. Nhà bếp được xây dựng theo quy trình bếp một chiều.
Trong quá trình quản lý nuôi dưỡng đã được tập thể cán bộ giáo viên, lãnh đạo
địa phương và đặc biệt là các bậc phụ huynh tin tưởng giúp đỡ tạo điều kiện đầu tư
vào công tác nuôi dưỡng. Vì vậy mà trong năm học 2008-2009 chất lượng chăm sóc
giáo dục của trẻ đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đã giảm xuống đáng kể và
không có trường hợp trẻ bị ngộ độc thức ăn xảy ra.
Nhà trường có nhân viên kế toán nên theo dõi thu, chi tiền ăn của trẻ theo đúng
nguyên tắc tài chính hiện hành.
Hội phụ huynh chấp hành đầy đủ các nội quy, quy định, hưởng ứng tích cực
trong việc tổ chức bán trú cho trẻ, nâng mức ăn cho trẻ theo cầu, nhiệt tình tham gia
các phong trào và các hoạt động của nhóm, lớp.
Tuy vậy, trong năm học 2007-2008 nhà trường còn gặp một số khó khăn sau
đây:
TaiLieu.VN


Page 3


2. Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên nhà trường vẫn còn gặp không ít những khó
khăn như: Là một xã thuộc diện đặc biệt khó khăn, cơ sở vật chất phục vụ cho chăm
sóc giáo dục trẻ còn hạn chế. Năm học 2007-2008 nhà trường chỉ mới tổ chức bán trú
cho khu trung tâm, chính vì vậy mà số trẻ bán trú tại trường trong năn học 2007-2008
chỉ đạt 60%.
Một số giáo viên mới hợp đồng nên nghiệp vụ chuyên môn còn hạn chế, chưa
linh hoạt, chủ động trong công việc.
Mặt
khác, cuối năm 2007, đầu năm 2008 thị trường có nhiều biến động về giá cả, các mặt
hàng đều tăng đồng loạt với mức từ 30-40%, nhất là các mặt hàng thực phẩm. Do đó,
nhu cầu dinh dưỡng của trẻ tại trường đạt còn thấp, tỷ lệ các chất prô tit, ly pit, glu xit
không cân đối nhất là prô tit động vật và thực vật.
Năm 2007, 2008 cũng là năm có nhiều dịch bệnh xảy ra: như dịch cúm ở gia
cầm, bệnh lở mồm long móng ở gia súc, dịch tai xanh ở lợn… nên chất lượng thực
phẩm khó kiểm soát được. Thời tiết không thuân lợi: thiên tai lũ lụt, rét đậm kéo dài
cây trồng phát triển kém, việc cung cấp rau củ trong thời gian này khan hiếm, khó đáp
ứng được nhu cầu.
Hơn nữa phụ huỵnh đa số là làm nông nghiệp, đời sống còn rất khó khăn. Nhận
thức của bậc phụ huynh về phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em còn nhiều hạn chế( họ
không xem đó là bệnh, mà xem tình trạng còi xương, chậm lớn, thấp bé nhẹ cân ở trẻ
chỉ là yếu tố di truyền bình thường). Kĩ năng chăm sóc con cái của đa số các bà mẹ
còn thiếu hụt, chưa phù hợp, chưa phân biệt được thế nào là bữa ăn đủ dinh dưỡng,
đáp ứng được nhu cầu về chất…Và một nguyên nhân nữa là điều kiện kinh tế, đời
sống của nhân dân còn nhiều khó khăn, họ chỉ mới nghĩ đến bữa ăn đủ no chứ chưa có
điều kiện để đảm bảo một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng. Do vậy mà ngay từ đầu năm học

tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đến trường còn khá cao.

TaiLieu.VN

Page 4


3. Kết quả thực trạng:
Với những khó khăn và thuận lợi nêu trên , qua khảo sát của trường năm học
2007-2008 thì số lượng trẻ suy dinh dưỡng đang còn ở mức cao, kết quả đánh giá như
sau:
- Tổng số trẻ đến trường: 243 trẻ
- Tổng số trẻ bán trú:

TT

Đạt tỷ lệ: 60%

145 trẻ /243 trẻ

TS TRẺ TS TRẺ
ĐỘ
ĐẾN
ĐƯỢC
TUỔI
TRƯỜNG CÂN ĐO

KÊNH
A
SC


B

%

SC

C

%

SC %

1

Nhà
trẻ

65

65

58

89%

7

11%


2

MGB

55

55

49

89%

6

11%

3

MGN

63

63

56

89%

7


11%

4

MGL

60

60

53

88%

7

12%

243

243

216

89%

27

11%


Tổng

Qua kết quả chăm sóc năm học 2007-2008 thì tôi thấy răng tỷ lệ trẻ suy dinh
dưỡng đang còn ở mức độ cao. Do đó cần phải có biện pháp thiết thực đến tác động
đến các bậc phụ huynh và cán bộ giáo viên trong đơn vị, hiểu được sức khoẻ là rất
quan trọng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.. Từ đó mà tôi đã áp dụng một số biện
pháp sau:

TaiLieu.VN

Page 5


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
Năm học 2008-2009 trường Mầm non Phúc Thịnh được công nhận là trường
chuẩn Quốc gia giai đoạn 2002- 2005. Vì vậy để nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở
trường , tôi đã nghiên cứu các biện pháp mà người ta đã sử dụng trong công tác phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ, trên cơ sở đó tôi đã sáng tạo thêm các biện pháp phù
hợp để áp dụng vào công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở trường mình như sau:
1.Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực
phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ
Đây là hoạt động, nhà trường, gia đình, xã hội cùng thực hiện. Do đó việc quan
tâm đến hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ và chế độ dinh dưỡng hợp lý
là rất cần thiết. Dinh dưỡng hợp lý đó là khẩu phần ăn hàng ngày phải đủ về số lượng
và cân đối về chất lượng. Cân đối giữa chất sinh ra ngăng lượng ( đạm, đường , béo,
đường). Cân đối giữa thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Nhu cầu về dinh
dưỡng của trẻ nếu tính theo cân nặng thì cao hơn người lớn. Vì vậy muốn phòng chống
suy dinh dưỡng có hiệu quả cần phải giúp cho trẻ có đầy đủ thức ăn để sinh trưởng,

phát triển và vận động.
2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:
Đây là việc nhà trường xác định có tầm quan trọng lớn để đem đến hiệu quả
trong việc chăm sóc và phòng ngừa suy dinh dưỡng cho trẻ. Công tác tuyên truyền là
chủ yếu với nhiều hình thức khác nhau. Tổ chức cho phụ huynh nghe báo cáo và toạ
đàm về dinh dưỡng như “ giá trị kiến thức cho trẻ mầm non” “ nấu ăn duy trì dinh
dưỡng” “ dinh dưỡng hợp lý và cân đối” “ Chăm sóc cho bà mẹ mang thai” “ chăm sóc
sức khoẻ ban đầu cho trẻ” “ cách chọn mua thực phẩm an toàn........Trao đổi trực tiếp
cho phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ
3. Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khoẻ và cân đo theo định kỳ, kiểm tra
thường xuyên VSATTP.
Phối hợp tốt với cơ sở y tế trong công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ là một
trong những biện pháp quan trọng trong công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.
Chính vì vậy mà nhà trường luôn phối kết hợp tốt với trạm y tế xã trong việc chăm sóc
sức khoẻ, quản lý tiêm chủng, phòng dịch bệnh cho trẻ và thường xuyên kiểm tra khâu
vệ sinh an toàn thực phẩm của nhà trường.
I. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC ĐỂ THỰC HIỆN
TaiLieu.VN

Page 6


1.Bồi dưỡng kiến thức thực hành dinh dưỡng, thực hiện tốt vệ sinh an toàn
thực phẩm, vệ sinh trong chế biến cho đội ngũ cán bộ giáo viên, phòng chống suy
dinh dưỡng cho trẻ
- Để thực hiện tốt công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thì ngay từ đầu
năm học nhà trường đã tổ chức vận động cho 100% trẻ được bán trú tại trường, nhà
trường luôn đảm bảo chế độ ăn theo quy định, thay đổi chế độ ăn, thực đơn phù hợp.
Căn cứ vào nhu cầu năng lượng của từng độ tuổi để xây dựng khẩu phần ăn cho phù

hợp. Đặc biệt quan tâm đến việc chăm sóc về tinh thần, tạo bầu không khí đầm ấm
giúp trẻ có cảm giác như bữa ăn tại gia đình, trẻ ăn ngon miệng hơn
- Chỉ đạo giáo viên ở các nhóm lớp quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích
trẻ ăn hết xuất, không làm rơi vãi thức ăn.
- Khẩu phần và thực đơn của trẻ được thay đổi theo mùa, theo tháng và theo
tuần, đảm bảo cân đối các chất dinh dưỡng, chế biến phù hợp khẩu vị của trẻ. Đảm bảo
cho trẻ có ít nhất một lần ăn một quả trứng, một bữa trái cây.
- Thường xuyên xây dựng góc tuyên truyền tại các nhóm lớp như: những điều
phụ huynh cần biết; Bé thích ăn gì…..để giúp cho cha mẹ trẻ nắm được những thông
tin cần thiết và từ đó thực hiện tốt nội quy của nhà trường như: cho trẻ ăn ngủ đúng giờ
giấc, không cho trẻ mang quà bánh đến lớp…
- Phát động cuộc thi sáng tác, sưu tầm thơ, câu chuyện , câu đố, bài viết có nội
dung giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Hướng cho giáo viên lồng
ghép giáo dục dinh dưỡng vào các môn học như làm quen văn học, môi trường xung
quanh….thể hiện rõ nhất vào hoạt động vui chơi của trẻ chính là hoạt động “ bé tập
làm nội trợ”, giáo viên dạy trẻ có biết sử dụng thành thạo các đồ dùng dụng cụ như
dao, thớt, cốc , chén…..
- Tổ chức vườn rau của bé tại trường để trẻ vừa được tiếp xúc với thiên nhiên,
giúp trẻ trải nghiệm với thực tế và phát triển. Đồng thời cải thiện bữa ăn cho trẻ, trẻ có
rau xanh theo mùa đảm bảo hợp vệ sinh.
- Luôn chú trọng khâu lựa chọn thực phẩm, khâu sơ chế, chế biến thức ăn, khâu
bảo quản và chia thức ăn một cách khoa học nhất, đảm bảo VSATTP, tránh lãng phí
đặc biệt là đảm bảo giá trị dinh dưỡng. Hàng ngày phải công khai tài chính cho các bậc
phụ huynh được biết và giám sát. Phối hợp với phụ huynh để mua thực phẩm do chính
phụ huynh trồng và chăn nuôi, chế biến ra để phụ huynh yên tâm về chất lượng.
- Đối với giáo viên phụ trách nuôi dưỡng tôi luôn bồi dưỡng những kiến thức
qua cung ứng tài liệu, qua thử nghiệm hàng ngày, và qua hội thi giáo viên dinh dưỡng
giỏi để giáo viên có kiến thức về VSATTP nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ
phù hợp với mọi lứa tuổi. Giáo viên nuôi dưỡng phải biết cách chế biến thức ăn và
TaiLieu.VN


Page 7


thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, thực hiện tốt việc lưu mẫu thức ăn kể cả thực
phẩm sống.
-Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ phải đảm bảo đúng 10 nguyên tắc vàng trong ăn
uống
2. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền:
- Lên kế hoạch tuyên truyền về nội dung chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại các nhóm
lớp. Lượng thông tin bao gồm các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vệ sinh, phòng
bệnh, các hoạt động hưởng ứng các phong trào giáo dục sức khoẻ của nhà trường cụ
thể là:
+ Tình hình sức khoẻ của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng
+ Tình hình bệnh tật của trẻ có thể phát sinh do thời tiết, khí hậu, môi trường để
phụ huynh có thể nắm được và biết cách phòng tránh bệnh tật cho trẻ
+ Các thông tin cần thiết về cách chăm sóc con…..
- Quan tâm đầu tư cho các góc tuyên truỳên của trường và lớp. Kết hợp với các
bản tin và hình ảnh được thay đổi nhiều lần trong tháng để thu hút được sự quan tâm
chú ý của phụ huynh .
- Tổ chức khám, tư vấn cho phụ huynh có trẻ bị suy dinh dưỡng, tổ chức các hội
thi tìm hiểu về dinh dưỡng .. Thông báo cho phụ huynh biết tình hình sức khoẻ của trẻ
qua các cuộc họp, qua các buổi đưa đón trẻ,trao đổi trực tiếp cho phụ huynh từ đó giúp
cho giáo viên và phụ huynh nắm được cá tính của từng trẻ để có biện pháp uốn nắn kịp
thời, phụ huynh hiểu rõ và ủng hộ nhà trường trong công tác phòng chống suy dinh
dưỡng cho trẻ.
-Tăng cường phối hợp với tổ phó, tổ trưởng phụ huynh của các nhóm lớp đến
kiểm tra định kỳ đầu tháng hoặc đột xuất trong tháng. Kiểm tra khâu cung ứng đến sơ
chế và chế biến thực phẩm đến khẩu phần ăn của trẻ. Quan sát bữa ăn của trẻ, cùng
chăm sóc trẻ theo đúng khoa học.

- Song song với những công việc trên, nhà trường tổ chức hội thi nấu ăn được
phụ huynh ủng hộ nhiệt tình. Cuộc thi thể hiện kết quả quản lý và thực hành về dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm rất tốt
3. Phối hợp với trạm y tế xã khám sức khoẻ và cân đo theo định kỳ, kiểm tra
thường xuyên VSATTP.
- Hăng năm nhà trường phối hợp với y tế xã khám sức khoẻ cho trẻ một 2 lần/
năm theo dõi, kiểm tra và phân loại sức khoẻ của trẻ theo biểu đồ tăng trưởng để có
chế độ chăm sóc kịp thời, phù hợp. Những trẻ có biểu hiện như béo phì, suy dinh
dưỡng cần kiểm tra, cân đo hàng tháng để điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp.
TaiLieu.VN

Page 8


- Kiểm tra sức khỏe cho đội ngũ cấp dưỡng trước khi hợp đồng làm việc theo
định kỳ hàng năm .
-Giáo viên được khám sức khoẻ 2 lần/ năm.
-Giáo viên nuôi dưỡng được khám sức khoẻ, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân,
xét nghiệm phổi… để đảm bảo tránh các bệnh tật cho trẻ
- Tổ chức kiểm tra tay nghề hàng năm cho đội ngũ cấp dưỡng về vệ sinh an toàn
thực phẩm, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân.
* Tóm lại: Qua việc nuôi dạy trẻ theo đúng khoa học, qua tuyên truyền của nhà
trường, qua phối hợp với trạm y tế để cân đo và khám sức khoẻ cho trẻ theo định kỳ đã
được các bậc phụ huynh khẳng định là bổ ích, từ đó phụ huynh chủ động phối hợp với
nhà trường để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.

TaiLieu.VN

Page 9



C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu:
Do đổi mới kịp thời về công tác quản lý chỉ đạo, đổi mới công tác chăm sóc nuôi
dưỡng trẻ, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho công tác nuôi dưỡng. Vì vậy mà năm học
2008-2009 số trẻ suy dinh dưỡng giảm đi đáng kể, bước đầu đã gây được ấn tượng và
niềm tin của các bậc phụ huynh đối với chất lượng chăm sóc , nuôi dưỡng của nhà
trường. Kết quả về chất lượng nuôi dưỡng của nhà trường năm học 2008-2009 so với
năm học 2007-2008 đã được nâng lên rõ rệt. Kết quả cụ thể như sau:
- Tổng số trẻ đến trường: 221 trẻ
- Tổng số trẻ bán trú:

Đạt tỷ lệ: 100%

221/221

NĂM HỌC 2007-2008
T
T

ĐỘ
TU
ỔI

1

Nhà
trẻ

2


MG
B

3

MG
N

4

MG
L

Tổng

TS
TRẺ
ĐẾN
TRƯỜ
NG

65
55
63
60
243

NĂM HỌC 2008-2009


TS
KÊNH
KÊNH A
TRẺ
B
ĐƯỢ
C
S
CÂN SC % C %
ĐO
65
55
63
60
243

58

89
%

49

89
%

56

89
%


53

88
%

216

89
%

7

11
%

6

11
%

7

11
%

7

12
%


27

11
%

TS
KÊNH
TS
TRẺ
A
TRẺ
ĐƯỢ
ĐẾN
C
S
TRƯ
CÂN C %
ỜNG
ĐO
41
51
67
62
221

KÊNH
B
S
C


%

37

90
%

4

10
%

47

92
%

4

8%

62

91
%

5

9%


62

57

91
%

5

9%

221

19
6

91
%

25 9%

41
51
67

Từ những kết quả trên thì cho thấy rằng tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng so với đầu năm
và so với năm học 2007-2008 đã giảm đi đáng kể. Trẻ phát triển cân đối, hài hoà,
TaiLieu.VN


Page 10


nhanh chóng hoạt bát, tích cực tham gia vào các hoạt động của lớp và các hoạt động
hàng ngày.
Như vậy, công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Mầm non có một vai trò
đặc biết quan trọng trong việc hình thành và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm
mĩ….hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa,
chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện giúp trẻ bước vào lớp 1 trường Tiểu học.
Một trong những nội dung giúp trẻ có được các điều kiện trên đó là công tác
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường Mầm non. Cô nuôi và nhân viên nhà bếp phải
nắm vững trách nhiệm của mình là đảm bảo nuôi dưỡng trẻ khoẻ mạnh và an toàn.
Chính vì vậy mà trong năm học qua bản thân cùng với Ban giám hiệu nhà trường tích
cực tham mưa với lãnh đạo phòng, đồng chí phụ trách bậc học mầm non triển khai một
số hoạt động, biện pháp nhằm đảm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong
trường Mầm non. Các hoạt động bước đầu đã mang lại một số kế quả đáng phấn khởi
như : Đã nâng cao được nhận thức của các ban ngành địa phương, phụ huynh về công
tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Năm học 2008-2009 nhà trường đã được xây dựng bếp
ăn một chiều, công trình vệ sinh, nguồn nước sạch, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho
công tác bán trú…
-Các lớp học khang trang đủ các điều kiện tối thiểu phục vụ vệ sinh, ăn ngủ cho
trẻ. Trẻ tích cực tham gia hoạt động . Phụ huynh nhiệt tình tham gia các hoạt động của
nhà trường
-Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trường đã được nâng lên một bước,
tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm hơn so với đầu năm học. quy trình hợp đồng thực phẩm,
tiếp phẩm, chế biến, chia ăn, lưu mẫu thức ăn, công tác bảo vệ học sinh được thực hiện
khá nghiêm túc.
- Tỷ lệ trẻ bán trú cao chiếm tỷ lệ 100% so với trẻ ra lớp. Chưa có trường hợp
dịch bệnh hay ngộ độc xảy ra.
2. Bài học kinh nghiệm:

Qua những năm làm công tác quản lý phụ trách bên công tác nuôi dưỡng của
nhà trường, tôi đã đúc rút được những kinh nghiệm và lựa chọn những phương pháp,
biện pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh
dưỡng ở trường mình. Tôi thấy rằng: việc nghiêm cứu, tìm tòi những phương pháp,
biện pháp để áp dụng vào thực tiễn là việc làm tích cực và bổ ích nó mang lại hiệu quả
đáng kể, đặc biệt là hiệu quả “ Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và phòng
chống suy dinh dưỡng cho trẻ” ở trường mầm non là vô cùng cần thiết và luôn đồng
hành với trẻ vì vậy:
TaiLieu.VN

Page 11


Nhận thức đúng dắn về vai trò, tầm quan trọng của công tác chăm sóc nuôi
dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non cần được triển khai
nghiêm túc và chỉ đạo chặt chẽ việc xây dựng và thực hiện đến từng nhóm lớp.
Bên cạnh đó cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương,
phối hợp với các ban ngành, đoàn thể trong xã ( như trạm y tê, hội phụ nữ, hội nông
dân…) có kế hoạch cụ thể
-Cần nâng cao nhận thức về trách nhiệm tạo mọi điều kiện tôt nhất cho cán bộ
giáo viên nhất là cô nuôi được đi học bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn
nghiệp vụ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng. Nhà trường cần xây dựng kế hoạch cụ
thể và ưu tiên đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ
-Thực hiện có hiệu quả về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng là một trong
những biện pháp huy động trẻ đến lớp và làm tốt công tác tuyện truyền chăm sóc giáo
dục trẻ. Nâng cao được nhận thức của các bậc phụ huynh thông qua công tác tuyên
truyền.
- Thiết lập bộ hồ sơ quản lý chế độ ăn cho trẻ chặt chẽ, có sự thống nhất, phù
hợp với tình hình thực tế của đơn vị.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra nội bộ trường học trong đó chú trọng kiểm tra

chế độ dinh dưỡng của trẻ. Trong khi kiểm tra đòi hỏi người cán bộ phải tinh thông về
nghiệp vụ, nhanh nhạy nắm bắt tình hình thực tế, linh hoạt xử lý mọi tình huống, có
kết luận chính xác.
- Chú trọng vệ sinh an toàn thực phẩm, từ khâu mua thực phẩm tại thị trường
hoặc tại các cơ sở hợp đồng đến khâu sơ, chế biến, bảo quản và tổ chức cho trẻ ăn.
Năm học 2008-2009 và những năm tiếp theo đội ngũ cán bộ giáo viên trường
Mầm non Phúc Thịnh sẽ luôn vượt khó để hoàn thành tốt sứ mệnh của mình, tạo mọi
điều kiện tốt nhất để nâng cao chất lượng về mọi mặt cho trẻ, đặc biệt là công tác
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường Mầm non.
3. ý kiến đề xuất:
Căn cứ vào thực tế của nhà trường, tình hình chăm sóc nuôi dưỡng trẻ năm học
2008-2009 tôi có đề xuất như sau:
- Phòng giáo dục cần tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên mà nhất là cán bộ giáo
viên phụ trách bên công tác chăm sóc nuôi dưỡng, được đi tham quan học hỏi các
trường bạn làm tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng, để cán bộ giáo viên có thể học hỏi
và rút được những kinh nghiệm khi thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng ở trường
mình.
- Cần quan tâm xây dựng và hỗ trợ về cơ sở vật chất để đảm bảo cho công tác
chăm sóc nuôi dưỡng ở các trường được thực hiện tốt.
TaiLieu.VN

Page 12


Trên đây, là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân nhằm nâng cao chất lượng
chăm sóc nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường Mầm non Phúc
Thịnh. Những gì đạt được còn rất khiêm tốn và mới chỉ là nền tảng cho những năm
tiếp theo. Rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét của Hội đồng khoa học Trường
Mầm non Phúc Thịnh, Hội đồng khoa học Phòng GD& ĐT Ngọc Lặc để bản thân có
được những kinh nghiệm quý báu, giúp cho việc chỉ đạo về công tác chăm sóc nuôi

dưỡng ở trường được tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn!

TaiLieu.VN

Page 13



×