Tải bản đầy đủ (.docx) (41 trang)

KẾ TOÁN NGHIỆP vụ HUY ĐỘNG TIỀN gửi tại NGÂN HÀNG đầu tư và PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.21 KB, 41 trang )

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 –
PHÒNG GIAO DỊCH THƯƠNG XÁ TAX.
Sinh viên thực hiện:
NGÔ THỊ TRÚC
Lớp:
ĐH25KT01
Khóa:
25
Giảng viên hướng dẫn: Th.S. NGUYỄN THỊ HẰNG NGA

TP. Hồ Chí Minh, tháng 04-2013


LỜI NÓI ĐẦU

Ngành Ngân hàng qua hơn 50 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, luôn
luôn là một ngành quản lý tổng hợp với chức năng hoạt động là trung tâm tiền tệ, tín
dụng và thanh toán.


Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tê, một lĩnh vực nhạy
cảm, vì vậy Kế toán của Ngân hàng có vai trò cực kì quan trọng. Đặc biệt, với tình hình
kinh tế hiện nay, Kế toán ngân hàng càng đóng vai trò quan trọng hơn. Kế toán cung
cấp thông tin cho nhà quản trị để điều hành hoạt động, trong đó cung cấp thông tin để
nắm bắt các nghiệp vụ huy động vốn sẽ giúp hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả tốt
hơn. Đồng thời kế toán huy động vốn cũng góp phần đảm bảo an toàn cho khách hàng
tham gia đầu tư vào Ngân hàng.
Khi các Ngân hàng ở Việt Nam đứng trước cơ hội phát triển và chịu áp lực cạnh
tranh lớn, yêu cầu đặt ra ở các Ngân hàng là phải tích cực hoàn thiện hệ thống kế toán
nói chung và kế toán huy động vốn nói riêng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh cũng như hạn chế rủi ro cho ngành Ngân hàng và các ngành kinh tế khác.
Vì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở giao dịch 2, Phòng
Giao dịch Thương Xá Tax huy động vốn chủ yếu qua kênh tiền gửi từ khách hàng là cá
nhân và doanh nghiệp là chủ yếu nên phạm vi báo cáo của em chỉ xin nói tới các
nghiệp vụ huy động từ tiền gửi. Bài báo cáo của em xin trình bày về: “Kế toán nghiệp
vụ huy động tiền gửi tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Sở
Giao Dịch 2, phòng Giao Dịch thương xá Tax”, là một trong phòng giao dịch có số
lượng huy động vốn lớn trong hệ thống Ngân hàng khu vực TP.HCM
Báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp phân
tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hóa và trừu tượng hóa. Sử dụng số liệu thống kê để
luận chứng.
Cấu trúc bài được chia làm 3 phần, bao gồm:
Phần 1: Những vấn đề chung về kế toán nghiệp vụ huy động tiền gửi.
Phần 2: Thực trạng công tác kế toán huy động tiền gửi tại ngân hàng Đầu tư và
Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 – Phòng Giao Dịch Thương Xá Tax.
Phần 3: Một số kiến nghị để hoàn thiện kế toán huy động tiền gửi tại ngân
hàng.
Do thời gian nghiên cứu và những hiểu biết về lý luận và thực tiễn còn hạn hẹp
nên báo cáo không khỏi những thiếu sót. Rất mong được sự góp ý kiến của quý thầy cô
để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cám ơn.


MỤC LỤC

PHẦN 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI.
Kết luận............................................................................................................................30
Tài liệu tham khảo...........................................................................................................31


PHẦN 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGHIỆP
VỤ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI.
1.1. Tổng quan về tiền gửi
1.1.1. Khái niệm
Tiền gửi là số tiền khách hàng gửi tại tổ chức tín dụng dưới hình thức tiền gửi
không kì hạn, tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm và hình thức khác. Tiền gửi được
hưởng lãi hoặc không hưởng lãi và được hoàn trả cho người gửi tiền. Tiền gửi là nguồn
tài nguyên quan trọng nhất trong ngân hàng, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền
của ngân hàng.
Khái niệm về tiền gửi có mối liên quan mật thiết với tài khoản của khách hàng
tại ngân hàng. Người gửi tiền có thể lựa chọn các loại hình tiền gửi theo mục đích của
họ và được hưởng các dịch vụ do ngan hàng cung cấp, được hưởng lãi suất. Đồng thời
có nghĩa vụ để ngân hàng sử dụng các số tiền gửi đó cho hoạt động kinh doanh của
ngân hàng với cam kết thực hiện việc hoàn trả vào ngày đáo hạn (đối với tài khoản có
kì hạn) hoặc theo yêu cầu của khách hàng (đối với tài khoản không kì hạn).
1.1.2. Đặc điểm của tiền gửi
Tiền gửi phải được thanh toán khi có sự yêu cầu của khách hàng, ngay cả khi
đó là tiền gửi có kì hạn chưa đến hạn. Hoạt động nhận tiền gửi được nhìn nhận như là
một nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng, với nội dung chủ yếu là nhận tiền gửi của

khách hàng thông qua mở cho khách hàng một tài khoản tiền gửi định kì (tiền gửi có kì
hạn), tài khoản tiền gửi không kì hạn và tiền gửi tiết kiệm. Giao dịch nhận tiền gửi của
Ngân hàng được hiểu là cam kết song phương giữa Ngân hàng với khách hàng gửi tiền,
thông qua việc giao kết hợp đồng tài khoản tiền gửi. Giai đoạn đầu, nó chỉ đơn thuần là
một hợp đồng dịch vụ gửi giữ tài sản, theo đó Ngân hàng đóng vai trò là bên nhận gửi
giữ để được nhận thù lao. Về sau, do nhu cầu khách quan của hoạt động kinh tế, giữa
Ngân hàng và khách hàng có thêm thỏa thuận Ngân hàng có thể sử dụng chính số tiền
này đầu tư nhằm mục đích sinh lời, với điều kiện là phải hoàn trả cho người sử dụng
toàn bộ số vốn đã sử dụng kèm theo một khoản tiền lãi nhất định tùy thuộc vào thời
gian mà Ngân hàng giữ khoản tiền đó. Giao dịch nhận tiền gửi đã được nhìn nhận là
hành vi vay tiền từ công chúng với cam kết bảo đảm an toàn cho số tiền gửi đó cùng
với nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi. Việc Ngân hàng giữ các khoản tiền gửi này cho
khách hàng không đơn thuần là một nghiệp vụ giữ hộ tài sản hay quản lý tài sản cho
khách hàng để nhận thì lao (như giai đoạn khởi thủy) mà quan trọng hơn nó là nghiệp
vụ huy động vốn – nghiệp vụ đi vay của Ngân hàng từ nền kinh tế. Do đó khi người
gửi tiền yêu cầu thanh toán thì Ngân hàng buộc phải thực hiện nghĩa vụ như đã cam
kết.
Quy mô của tiền gửi rất lớn so với các nguồn khác. Thông thường chiếm hơn
50% tổng nguồn vốn và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm của ngân hàng “Tiền gửi là
nền tảng cho sự thịnh vượng và phát triển của Ngân hàng”. Đây là khoản mục duy nhất
trên Bảng cân đối kế toán giúp phân biệt Ngân hàng với các loại hình doanh nghiệp
4


khác. Tiền gửi là cơ sở chính của các khoản cho vay và do đó, nó là nguồn gốc sâu xa
của lợi nhuận và sự phát triển trong ngân hàng.
Tiền gửi là đối tượng phải dự trữ bắt buộc. Các ngân hàng có thể giữ tiền mặt
cao hơn hoặc bằng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc nhưng không được phép giữ tiền mặt ít hơn tỷ
lệ này. Nếu thiếu hụt tiền mặt các ngân hàng phải vay thêm tiền mặt, thường là từ ngân
hàng trung ương để đảm bảo tỉ lệ dự trữ bắt buộc. Đây là một trong những công cụ

ngân hàng trung ương nhằm thực hiện chính sách tiền tệ bằng cách làm thay đổi số
nhân tiền tệ. Chính vì thế nên chi phí tiền gửi cao hơn trả lãi cho tiền gửi. Khi huy
động tiền gửi, ngân hàng phải duy trì dự trữ bắt buộc và sau khi trừ đi các khoản dự trữ
để đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng có thể cho vay phần tiền gửi còn lại. Hiện
nay, hầu hết các nhà quản lý ngân hàng đang phải đối mặt với tình trạng tiến thoái
lưỡng nan trong việc định giá các dịch vụ liên quan đến tiền gửi – nguồn vốn quan
trọng nhất của Ngân hàng. Một mặt, ngân hàng phải trả một mức lãi suất đủ lớn để có
thể thu hút và duy trì sự ổn định trong lượng tiền gửi của khách hàng. Mặt khác, ngân
hàng phải cố gắng hạn chế việc trả lãi suất quá cao bởi vì điều này sẽ không đủ bù đắp
chi phí khi doanh.
1.1.3. Ý nghĩa hoạt động gửi tiền
Huy động tiền gửi không chỉ là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân
hàng mà còn có ý nghĩa quan trọng không kém đối với bản thân khách hàng.
Đối với người gửi tiền, ý nghĩa tiền gửi phụ thuộc vào mục đích gửi của họ. Có
thể dễ dàng nhận ra hai trường hợp sau: Thứ nhất khách hàng mở tài khoản để hưởng
các lợi ích từ công cụ thanh toán mà ngân hàng cung cấp cho họ. Thứ hai là khách
hàng gửi tiền vào để hưởng lãi như gửi vào tài khoản tiết kiệm hoặc tài khoản định kì.
Nhưng đổi lại họ không thể sử dụng các công cụ thanh toán của ngân hàng.
Đối với ngân hàng, cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao, do đó ngân hàng
đã tìm kiếm mọi cách để huy động cho nguồn vốn cho vay. Một trong những nguồn
vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng – một quỹ sinh lời được
gửi tại ngân hàng trong khoảng thời gian nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm, đôi khi
được hưởng mức lãi suất tương đối cao. Như vậy các loại tiền gửi thành nguồn vốn
cung cấp cho các nghiêp vụ sinh lợi trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Ngoài ra huy động tiền gửi còn đánh giá được uy tín và độ tín nhiệm của khách hàng
đối với ngân hàng.
1.2. Các loại tiền gửi trong ngân hàng
1.2.1. Tiền gửi không kì hạn
Mục đích chính của việc gửi tiền vào tài khoản tiền gửi không kì hạn là đảm bảo
về tài sản, và thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu

dùng, mục đích hưởng lãi đối với các loại tiền gửi này chỉ đóng vai trò thứ yếu. Do
vậy, với loại tiền gửi này Ngân hàng có thể trả lãi với lãi suất thấp nhất, cũng có thể
không trả lãi. Nếu Ngân hàng trả lãi, tiền lãi sẽ được tính theo phương pháp tích số cho
một chu kì (một tháng hoặc ba tháng) vì tính chất của loại tiền gửi này là số dư biến
động thường xuyên do khách hàng có quyền gửi tiền vào và rút tiền ra bất kì lúc nào.
5


Tiền lãi sau khi tính được ngân hàng sẽ chuyển vào tài khoản tiền gửi không kì
hạn cho khách hàng.
Trừ một vài trường hợp ngoại lê, hầu hết các ngân hàng đều tính và thu phí dịch
vụ trên tài khoản tiền gửi không kì hạn, để bù đắp cho các khoản chi phí rất lớn mà
ngân hàng phải bỏ ra, để theo dõi và xử lý khối lượng giao dịch khổng lồ trên tài khoản
tiền gửi thanh toán. Mức phí thường được tính theo tỷ lệ % trên số tiền mỗi lần giao
dịch dịch vụ, chủ yếu là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng.
1.2.2. Tiền gửi có kì hạn
Tiền gửi có kì hạn là những khoản tiền gửi có kì đáo hạn cố định cho một số
tiền nhất định nào đó. Nói cách khác, khi khách hàng gửi một khoản tiền gửi có kì hạn,
họ chỉ có thể rút ra khi đến kì hạn được thỏa thuận.
Việc phát hành một sổ tiền gửi mới cho tiền gửi có kì hạn cũng tương tự như
việc phát hành một chứng chỉ tiền gửi, chỉ khác là ở chỗ việc phát hành chứng chỉ tiền
gửi ở Việt Nam thường tập trung trong một thời gian mà các ngân hàng thương mại
muốn tăng nhanh vốn huy động, và chứng chỉ tiền gửi thường có mệnh giá tối thiểu
được ngân hàng quy định, còn sổ tiền gửi thường có thể mở bất kì lúc nào và không có
quy định số tiền tối thiểu bắt buộc ban đầu. Tuy nhiên để bù đắp chi phí giao dịch ban
đầu, các ngân hàng thường quy định số tiền tối thiểu khi mở một sổ tiền gửi có kì hạn.
Tiền gửi có kì hạn luôn được Ngân hàng trả lãi. Lãi suất được các ngân hàng ấn
định tùy thuộc vào thời hạn gửi và thường thay đổi theo thời kì. Khách hàng chỉ được
hưởng toàn bộ tiền lãi nếu rút tiền đúng hạn.
Trong điều kiện kinh doanh với áp lực cạnh tranh lớn, để thu hút khách hàng,

các ngân hàng có thể áp dụng chính sách trả lãi cho khách hàng rút tiền trước hạn với
mức lãi suất thấp hơn mức thỏa thuận ban đầu. Ngân hàng có thể tính lãi trước cho
khách hàng gửi tiền nếu họ muốn, hoặc trả lãi theo tháng, hoặc trả lãi vào ngày đáo
hạn…
1.2.3. Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
Là một loại sản phẩm mà ngân hàng cung ứng để giúp khách hàng tích lũy dần
những khoản tiền nhỏ để đáp ứng một khoản chi tiêu nào đó trong tương lai mà vẫn
được hưởng lãi. Khi mở tài khoản này khách hàng có thể tùy ý gửi tiền hoặc rút tiền.
Do các giao dịch này không thường xuyên, chủ yếu là giao dịch gửi tiền và rút tiền trực
tiếp nên chi phí của ngân hàng thấp, vì vậy ngân hàng có thể trả lãi cho khách hàng mà
không sợ làm tăng chi phí, nhưng do tính chất không ổn định của loại tiền gửi này nên
lãi suất tiền gửi thấp.
Khi khách hàng gửi tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, khách hàng sẽ được ngân
hàng cấp cho một sổ tiền gửi. Sổ tiền gửi này sẽ phản ánh tất cả giao dịch gửi tiền, rút
tiền, số dư hiện có, tiền lãi được hưởng hoặc khách hàng được cung cấp một báo cáo
tài khoản sau mỗi lần giao dịch thay cho sổ tiền gửi.

6


1.2.4. Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản
tiền gửi tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiết kiệm, được hưởng lãi theo quy định của
tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về bảo
hiểm tiền gửi và người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ hạn gửi tiền nhất định
theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn ngoài việc trả lãi cho khách hàng, tiền lãi tính theo
công thức như ở tiền gửi có kì hạn, thường còn đi kèm với mục đích cụ thể như tiết
kiệm để mua nhà ở, tiết kiệm để có thưởng.
1.3. Kế toán huy động tiền gửi.

1.3.1. Nhiệm vụ, yêu cầu của kế toán huy động tiền gửi
1.3.1.1. Nhiệm vụ của kế toán huy động tiền gửi.
Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc
kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu, nộp thanh toán
nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện và
ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế toán.
Phân tích thông tin, số liệu kế toán, tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu
cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán.
Cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
1.3.1.2. Yêu cầu
Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ
kế toán và báo cáo tài chính.
Phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán.
Phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc nội dung và giá trị của nghiệp
vụ kinh tế, tài chính.
Thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ khi phát sinh đến khi
kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của
đơn vị kế toán, số liệu kế toán phản ánh kì này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kì
trước.
Phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ thống và có thể
so sánh được.
1.3.2. Tài khoản sử dụng trong kế toán huy động tiền gửi.
Tài khoản 421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND.
Tài khoản 422: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng ngoại tệ.
Tài khoản 423: Tiền gửi tiết kiệm bằng VND.
Tài khoản 424: Tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ và vàng.
Tài khoản 425: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng VND.
Tài khoản 426: Tiền gửi của khách hàng nước ngoài bằng ngoại tệ.
Tài khoản 427: Tiền kí quỹ bằng VND.

7


Tài khoản 428: Tiền kí quỹ bằng ngoại tệ.
Tài khoản 80: Chi phí hoạt động tín dụng.
Tài khoản 1011: Tiền mặt tại đơn vị.
Tài khoản 1031: Tiền ngoại tệ tại đơn vị.
1.3.3. Chứng từ sử dụng.
Nhóm chứng từ sử dụng cho nghiệp vụ huy động vốn khá phong phú, bao gồm:
• Chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt…
• Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt: séc chuyển khoản, séc bảo chi, ủy
nhiệm chi…
• Các chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm.
• Các chứng từ này có liên quan đến việc nộp và lĩnh tiền từ tài khoản khách hàng
nên phải đảm bảo tính pháp lý cao, không sử dụng lẫn lộn các loại chứng từ.
Một số loại phải bảo quản theo chế độ bảo quản chứng từ có giá như các loại
séc, các loại thẻ, phiếu tiết kiệm…
1.3.4. Nguyên tắc kế toán liên quan tới nghiệp vụ tiền gửi
Nhân viên mở tài khoản mới cho khách hàng không kiêm nhiệm việc ghi chép
vào sổ tài khoản chi trả tiền, nhận tiền…để tránh sự lạm dụng có thể xảy ra.
Lãi tiền gửi cần được chi trả theo thực tế phát sinh. Trong trường hợp có trích
trước tiền lãi phải trả vào chi phí đối với các tài khoản tiền gửi có kì hạn, cần phải quan
tâm đến thời hạn trích trước (của năm tài chính) và theo dõi thời hạn rút tiền của khách
hàng để tính toán tiền lãi thực trả cho chính xác. Chi phí trả lãi được hạch toán tuân thủ
nguyên tắc phù hợp. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn và kì trả lãi bao gồm nhiều kì hạch
toán thì định kì Ngân hàng phải tính lãi phải trả từng kì ghi nhận vào chi phí.
Tất cả số phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi bị khách hàng từ chối cần
được xử lý như các số phát sinh ngoại lệ, có nghĩa là khi có những số phát sinh bị từ
chối phải xem xét và đưa ra các quyết định xử lý tùy theo tình huống riêng biệt sao cho
phù hợp (Ví dụ: một khoản khách hàng từ chối thanh toán do nghi ngờ ngân hàng tính

sai phí, hoặc thanh toán sai một tờ séc…). Kế toán viên cần phải kiểm tra lại nguyên
nhân dẫn đến việc “từ chối” và xử lý nghiệp vụ theo nguyên nhân gây ra sai sót.
1.3.5. Quy trình tiền gửi.
Quy trình tiền gửi được thiết lập ở mỗi ngân hàng hay bộ phận giao dịch tiền
gửi là có theo khác nhau tùy theo cách thức tổ chức của mỗi ngân hàng, nhưng việc
thiết lập quy trình tiền gửi nói chung phải đạt được yêu cầu kiểm soát được tất cả các
nghiệp vụ phát sinh dù nó có được ghi chép bằng tay, bằng máy hay bằng hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử.
Một quy trình tiền gửi về cơ bản được thiết lập qua một số bước:

8


Gửi tiền
Chứng từ gửi tiền

TM

KTV

Thủ quỹ
(thu)

KTV
(ghi sổ)

Kiểm soát

Xử lý dữ liệu


CK

KTV ghi sổ

Rút tiền
Chứng từ rút tiền

TM

Xử lý dữ liệu

Thủ quỹ
(chi)

KSV ghi sổ

Kiểm soát
Chuyển NH khác
hoặc
CK
TT TTBT

Sơ đồ 1.1: Quy trình gửi và rút tiền
Nếu một ngân hàng chuyển giao cho bộ phận ngân quỹ thu và chi các khoản có
số tiền lớn thì các khoản thu chi nhỏ, kế toán viên sau khi xử lý chứng từ sẽ thu tiền
hoặc chi tiền trực tiếp, không chuyển chứng từ qua quỹ.
9


.


KHÁCH HÀNG

Sai

Chứng từ gửi, rút chuyển tiền

Giao dịch viên

Kiểm soát chứng từ

Đúng

Sai

Kiểm soát viên

Kiểm soát chứng từ

Đúng

Thu chi hoặc chuyển khoản và ghi sổ

Sơ đồ 1.2: Quy trình giao dịch gửi tiền, rút tiền một cửa
10
Thu chi hoặc chuyển khoản
và ghi sổ


1.3.6. Phưng pháp hạch toán kế toán huy động tiền gửi.

1.3.6.1. Kế toán tiền gửi thanh toán
Sau khi tài khoản tiền gửi được thiết lập, chủ tài khoản sử dụng tài khoản của
mình để nộp tiền, lĩnh tiền theo mục đích đã định.
 Kế toán nhận tiền gửi.
Có hai cách nộp tiền vào tài khoản là nộp tiền mặt và nộp bằng chuyển khoản
(thanh toán không dùng tiền mặt).
Kê toán nhận tiền gửi bằng tiền mặt: Người gửi tiền lập giấy nộp tiền kèm tiền
mặt nộp vào ngân hàng. Căn cứ vào chứng từ thu tiền mặt sau khi đã thu đủ tiền, kế
toán vào sổ kế toán chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính:
Hạch toán: Nợ TK tiền mặt (1011)
Có: TK tiền gửi của khách hàng
Kế toán nhận tiền gửi bằng chuyển khoản: Ngân hàng nhận tiền gửi bằng
chuyển khoản trên cơ sở các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: Bảng kê
nộp séc chuyển khoản, séc bảo chi, bảng kê thanh toán thư tín dụng, ủy nhiệm chi, ủy
nhiệm thu. Căn cứ vào các chứng từ này, kế toán kiểm soát và vào sổ kế toán chi tiết
hoặc nhập dữ liệu vào máy tính.
Hạch toán: Nợ:TK tiền gửi của người chi trả ( thanh toán cùng ngân hàng)
TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng (nếu khác ngân hàng)
Có: TK tiền gửi của người thụ hưởng
 Kế toán chi trả tiền gửi thanh toán
Chi trả bằng tiền mặt: Chủ tài khoản phát hành Séc tiền mặt gửi tại ngân hàng
để lĩnh tiền mặt từ tài khoản thanh toán. Khi nhận Séc, kế toán phải kiểm soát tính hợp
lệ, hợp pháp của chứng từ, kiểm soát số dư tài khoản, hạn mức thấu chi (nếu áp dụng
thấu chi tài khoản), vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính, làm thủ tục chi tiền
cho người có tên ghi trên tở séc:
Hạch toán: Nợ TK tiền gửi thanh toán
Có TK tiền mặt (1011)
Chi trả bằng chuyển khoản: chủ tài khoản sử dụng các chứng từ thanh toán
không dùng tiền mặt như: Ủy nhiệm chi, séc chuyển khoản, séc bảo chi… để trích tài
khoản của mình chuyển trả cho người thụ hưởng hoặc ủy nhiệm thu trích từ tài khoản

của người mua chuyển vào tài khoản của người bán.
Kế toán kiểm soát chứng từ, vào sổ tài khoản chi tiết hoặc nhập số liệu vào máy
tính:
Hạch toán: Nợ: TK tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản
Có: TK tiền gửi thanh toán của người thụ hưởng
Hoặc TK thanh toán vốn giữa các ngân hàng
Trường hợp chủ tài khoản trích tiền gửi từ tài khoản tiền gửi thanh toán để
chuyển đến ngân hàng khác (thanh toán khác ngân hàng) thì ngân hàng thu lệ phí
chuyển tiền và thuế GTGT theo số tiền chuyển.
Hạch toán: Nợ: TK tiền gửi thanh toán của chủ tài khoản
Có TK thuế GTGT phải nộp
Có TK thu nhập/phí chuyển tiền
11




Kế toán trả lãi tài khoản tiền gửi thanh toán
Hàng tháng (vào ngày cuối tháng), kế toán tính và trả lãi các tài khoản tiền gửi
thanh toán. Số lãi này được nhập vào tài khoản của chủ tài khoản (lãi nhập gốc).
Lãi được tính theo phương pháp tích số:
Trong đó:

Việc tính lãi được tiến hành trên bảng kê số dư để tính tích số, bảng này kiêm
chứng từ hạch toán thu lãi.
Bảng kê số dư tính lãi do các thanh toán viên giữ tài khoản Tiền gửi của khách
hàng lập.
Hạch toán: Nợ TK chi phí trả lãi tiền gửi
Có TK tiền gửi thanh toán của khách hàng
1.3.6.2. Kế toán tiền gửi có kì hạn.

 Kê toán nhận tiền gửi
Căn cứ giấy nộp tiền, kế toán vào sổ chi tiết hoặc nhập dữ liệu vào máy tính.
Hạch toán:
Nợ TK tiền mặt
Có TK tiền gửi có kì hạn
+Tiền gửi kì hạn dưới 12 tháng
+Tiền gửi kì hạn trên 12 tháng
Khách hàng trích tài khoản Tiền gửi không kì hạn chuyển sang tài khoản Tiền
gửi có kì hạn. Căn cứ ủy nhiệm chi kế toán ghi:
Nợ TK tiền gửi không kì hạn
Có TK tiền gửi có kì hạn



Kế toán chi trả tiền gửi
Khác với tài khoản Tiền gửi không kì hạn, khi khách hàng rút tiền ở tài khoản
Tiền gửi có kì hạn phải rút trọn số tiền của kì hạn.
Khách hàng rút tiền mặt: Khách hàng lập giấy lĩnh tiền mặt, kế toán căn cứ giấy
lĩnh tiền ghi:
Nợ TK tiền gửi có kì hạn thích hợp
Có TK tiền mặt
Khách hàng chuyển vào tài khoản Tiền gửi không kì hạn. Khách hàng làm giấy
đề nghị chuyển tiền từ tài khoản Tiền gửi có kì hạn sang tài khoản tiền gửi không kì
hạn. Căn cứ vào giấy đề nghị của khách hàng, kế toán lập chứng từ, hạch toán:
Nợ TK tiền gửi có kì hạn thích hợp
Có TK tiền gửi không kì hạn
 Kế toán trả lãi tiên gửi có kì hạn
12



Việc trả lãi tiền gửi có kì hạn cho người gửi tiền được thực hiện khi đáo hạn.
Tuy nhiên, để phản anh đều đạn số chi trả lãi trong một thời gian của kì hạn thì hàng
tháng ngân hàng tiến hành tính lãi và hạch toán vào tài khoản “Tiền lãi cộng dồn dự
trả”. Khi đáo hạn người gửi tiền rút gốc, kế toán hạch toán trả lãi cho khách hàng từ tài
khoản “tiền lãi cộng dồn dự trả”.
Lãi tiền gửi có kì hạn được tính theo phương thức thu theo món (lãi đơn):
Tiền lãi = Số tiền gửi vào  Thời gian gửi  Lãi suất tiền gửi
Sau khi tính lãi được số lãi phải trả, kế toán lập chứng từ hạch toán:
Nợ TK chi phí trả lãi
Có TK tiền lãi dự trả
Khi khách hàng đến lĩnh lãi (cùng gốc), kế toán lập phiếu chi, hạch toán:
Nợ TK tiền lãi cộng dồn dự trả
Có TK tiền mặt (hoặc Tiền gửi không kì hạn)
1.3.6.3. Kế toán tiền gửi tiết kiệm
 Kế toán gửi tiền tiết kiệm
Khi khách hàng gửi tiền: Người gửi tiền viết giấy nộp tiền, căn cứ vào giấy nộp
tiền kế toán ghi:
Nợ TK tiền mặt
Có TK tiền gửi tiết kiệm thích hợp
Khi khách hàng lĩnh tiền: Người lĩnh tiền viết giấy lĩnh tiền mặt, căn cứ giấy
lĩnh tiền mặt kế toán ghi:
Nợ TK Tiền gửi tiết kiệm thích hợp
Có TK Tiền mặt
 Kế toán trả lãi tiền gửi tiết kiệm
Trả lãi bằng tiền cho người gửi: Kế toán quỹ tiết kiệm lập phiếu chi, ghi:
Nợ TK chi phí/trả lãi tiết kiệm
Có TK Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn
Trả lãi hạch toán vào tài khoản Tiền lãi cộng dồn dự trả: Kế toán lập phiếu
chuyển khoản, ghi:
Nợ TK chi phí/chi trả lãi tiết kiệm

Có TK tiền lãi cộng dồn dự trả
Khi người gửi tiền đến lĩnh lãi, kế toán lập phiếu ghi:
Nợ TK tiền lãi cộng dồn dự trả
Có TK tiền mặt

13


PHẦN 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN HUY ĐỘNG
TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT
NAM BIDV CHI NHÁNH 2 – PGD THƯƠNG XÁ TAX.
2.1. Vài nét về ngân hàng BIDV – CN SGD2 – PGD thương xá Tax
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 – PGD
Thương Xá Tax được thành lập vào ngày 26/04/2003, đặt tại 35 Lê Lợi, phường Bến
Nghé, Quận 1, là đơn vị trực thuộc Sở Giao Dịch 2 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam tại TP.HCM. Tổng số lao động tính đến ngày 31/12/2011 là 21 người, trong
đó hầu hết Cán bộ đều có trình độ Đại học với chuyên ngành về Tài chính – Ngân hàng
và có kinh nghiệm trong hoạt động ngân hàng, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của CN
Sở Giao Dịch, của hệ thống BIDV.
Hoạt động đầu tư và kinh doanh của PGD Thương xá Tax trong 9 năm qua đã
góp một phần tích cực, hiệu quả vào kết quả kinh doanh chung của CN SGD 2 và phần
nào nhận được sự tin tưởng, quan tâm của Ban Giám đốc trong suốt quá trình hoạt
động.
Tên giao dịch đầy đủ bằng tiếng Việt Nam: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam – Phòng giao dịch thương xá Tax.
Tên viết tắt: Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT sở giao dịch 2 – PGDTXTAX.
Tên gọi tắt bằng tiếng Anh: BIDV TRANSACTION N0 2 – TAX
DEPARTMENT
2.1.2. Cơ cấu tổ chức

PGD thương xá Tax được xây dựng theo mô hình TA2, gồm 1 trưởng phòng, 1
phó phòng, 3 kiểm soát và 5 bộ phận gồm: QHKH, DVKH, QTTD, kho quỹ.

14


GIÁM ĐỐC PGD

PHÓ GD PGD

KSV PGD

BỘ PHÂN QHKH

KSV PGD

BỘ PHÂN DVKH

KSV PGD

BỘ PHẬN QTTD

BỘ PHẬN KHO QUỸ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức BIDV CNSGD2 PGDTX TAX
2.1.3. Phạm vi chức năng hoạt động kinh doanh
Phạm vi hoạt động: tập trung chủ yếu phục vụ khách hàng trên các địa bàn
thuộc quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Chức năng hoạt động kinh doanh: PGD thương xá Tax đang hoat động với mô
hình Phòng giao dịch đa năng, ngoài các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng truyền thống

trong các nghiệp vụ huy động vốn, tín dụng, dịch vụ, thanh toán, liên kết với các
Doanh nghiệp kinh tế tài chính dịch vụ lớn để mở rộng đầu tư sản phẩm dịch vụ như:
liên kết với AIA (bảo hiểm nhân thọ, MobiFone (thu cước điện thoại di động), Viettel
(thu cước điện thoại di động, mở sổ tiết kiệm kì hạn kí quỹ làm Cộng tác viên thu cước
cho Viettel), Trường Đại học Kiến trúc TP.HCM (thu tiền học phí sinh viên)… Cho
vay để phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống đối với cá nhân và hộ
gia đình dưới các hình thức ngắn, trung và dài hạn bằng tiền đồng Việt Nam phù hợp
với quy định của Pháp luật, của NHNN và của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt
Nam; cầm cố các giấy tờ có giá ngắn hạn và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Thực
hiện nghiệp vụ bảo lãnh cho Tổng công ty hàng không Việt Nam.

15


2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại BIDV CN SGD2 PGD TX Tax.
Đơn vị: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
Huy động cuối kì
Huy động vốn bình quân
Huy động bình quân/CBNV
Dự nợ cuối kì
Thu dịch vụ
Lợi nhuận trước thuế
Lợi nhuận bình quân/CBNV
Tổng số CBNV bình quân (người)

2009
458
331

21
41,5
1,77
2,62
0,16
16

2010
364
343
21
32
2,37
5,40
0,34
16

2011
386
401
20
37
2,87
8,50
0,43
20

2012
403
450

21
39
3,09
9,89
0,47
21

Bảng: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2009-2012
Dựa vào các số liệu do ngân hàng cung cấp, ta thấy tình hình huy động vốn vốn
bình quân tăng qua các năm, tuy nhiên do có sự gia tăng trong quy mô nhân sự, huy
động bình quân trên mỗi cán bộ nhân viên chênh lệch lên xuống (21 tỷ vào năm 2009
và 2010 giảm xuống còn 20 tỷ năm 2011 nhưng lại tăng lên 21 tỷ vào năm 2012)
Ngoài ra, từ thực tế thực tập và tìm hiểu tại ngân hàng, em nhận thấy ngân hàng
có nguồn huy động vốn chủ yếu từ tiền gửi tiết kiệm kì hạn cá nhân. Các cá nhân này
là dân cư sống khu vực quận 1 cùng với các cá nhân kinh doanh trong khu thương xá.
Bên cạnh đó là nguồn huy động tử tiền gửi thanh toán của các công ty dịch vụ, thương
mại, xuất nhập khẩu cũng trong phạm vi lân cận.
Lợi nhuận trước thuế không ngừng gia tăng qua các năm, từ 2,62 tỷ vào năm
2009 tăng lên 5,4 tỷ năm 2010 và 8,5 tỷ năm 2011, 9,89 tỷ năm 2012. Tỷ lệ gia tăng
nhanh, đạt 106,10% năm 2010 và 57,4% năm 2011 và 16,35% vào năm 2012.
Lợi nhuận gia tăng trong đó có sự đóng góp mạnh mẽ của khoản thu từ dịch vụ.
Vì vị trí địa lý thuận lợi, nằm ngay cạnh thương xá Tax, một trung tâm thương mại lớn
với sự mua bán mạnh mẽ của các ngành… Phòng Giao dịch cung cấp nhiều dịch vụ
giúp cho hoạt động thương mại tại nơi này thuận tiện hơn như việc trao đổi ngoại tệ,
cung cấp dịch vụ thu tiền hộ, thu tiền học phí sinh viên, mở các tài khoản tiền gửi
thanh toán, dịch vụ chuyển tiền quốc tế và nhiều dịch vụ khác.
2.2. Thực trạng công tác kế toán huy động tiền gửi tại BIDV CN SGD2 PGD
TX Tax.
2.2.1. Tổ chức kế toán đối với nghiệp vụ huy động tiền gửi.’
2.2.1.1. Đối với quy trinh thu – chi bằng tiền mặt

Mô hình giao dịch tại PGD TX Tax là mô hình một cửa vì vậy trong quy trình
thu chi tiền mặt các giao dịch viên phải kiểm tra tính chính xác của nghiệp vụ trước khi
16


hạch toán và chịu trách nhiệm toàn bộ từ khâu kiểm đếm tiền mặt, phân biệt tiền thật
tiền giả, đảm bảo thu chi chính xác. Tại bất kì thời điểm nào giao dịch trong ngày giao
dịch, giao dịch viên phải đảm bảo số tiền trên sổ sách và số tiền thực tế tại quỹ của
mình khớp đúng, nếu có chênh lệch phải tìm ngay nguyên nhân để giải quyết kịp thời.

 Quy trình thu bằng tiền mặt.
(1a)

(6)

Khách hàng

(1b)

(7a)
(7b)

Giao dịch viên

Quỹ chính
(2)

(5)

(8)


Kiểm soát
(3)

(9)

Kế toán
tổng hợp

(4)

Phê duyệt

Sơ đồ 2.2: Quy trình thu tiền mặt
Nguyên tắc luân chuyển chứng từ thu tiền mặt là thu tiền trước, ghi Có tài khoản khách
hàng sau:
(1a) Khách hàng lập chứng từ gửi tiền, nộp tiền mặt cho giao dịch viên.
(1b) Giao dịch viên giao chứng từ báo Có cho khách hàng (trong phạm vi hạn mức
giao dịch tiền mặt của Giao dịch viên).
(2) Giao dịch viên chuyển phê duyệt cho kiểm soát viên đối với các giao dịch quy định
phải có phê duyệt (hoặc giao dịch vượt quá hạn mức giao dịch).
(3) Kiểm soát viên chuyển phê duyệt cho Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) đối
với giao dịch theo quy định lãnh đạo phê duyệt.
17


(4) Người phê duyệt kiểm tra chứng từ để thực hiện giao dịch.
(5) Kiểm soát viên chuyển chứng từ cho quỹ chính thu tiền (đối với giao dịch vượt quá
hạn mức giao dịch tiền mặt của giao dịch viên)
(5) Khách hàng nộp tiền mặt vào quỹ chính của ngân hàng trong trường hợp giao dịch

nộp tiền vượt quá hạn mức giao dịch tiền mặt của giao dịch viên.
(7a) Trả chứng từ (báo Có) cho khách hàng nộp tiền.
(7b) Thủ quỹ chuyển trả chứng từ cho giao dịch viên.
(8) Cuối ca làm việc, giao dịch viên chuyển bảng liệt kê giao dịch cùng chứng từ giao
dịch trong ca làm việc cho kiểm soát viên.
(9) Kiểm soát viên chuyển bảng liệt kê giao dịch kèm chứng từ giao dịch trong ca làm
việc của giao dịch viên cho bộ phận kế toán để kiểm tra đối chiếu và lưu trữ chứng từ.

 Quy trình chi bằng tiền mặt.
(1a)

(6)

Khách hàng
(1b)

(7a)
(7b)

Giao dịch viên

Quỹ chính
(2)

(5)

Kiểm soát
(8)

(9)

(3)

Kế toán
tổng hợp

(4)

Phê duyệt

Sơ đồ 2.3: Quy trình chi tiền mặt
Nguyên tắc luân chuyển chứng từ chi tiền mặt là ghi Nợ tài khoản khách hàng
trước, chi tiền sau:
(1a) Khách hàng lập chứng từ rút tiền, nộp cho giao dịch viên.
18


(1b) Giao dịch viên ghi Nợ cho khách hàng, sau đó mới chi tiền (trong phạm vi
hạn mức giao dịch tiền mặt của Giao dịch viên).
(2) Giao dịch viên chuyển phê duyệt cho kiểm soát viên đối với các giao dịch
quy định phải có phê duyệt (hoặc giao dịch vượt hạn mức giao dịch).
(3) Kiểm soát viên chuyển giao dịch cho Giám đốc (hoặc người được ủy quyền
đối với các giao dịch theo quy định lãnh đạo phê duyệt).
(4) Người phê duyệt chuyển trả chứng từ để thực hiện giao dịch.
(5) Kiểm soát viên chuyển chứng từ cho quỹ chính chi tiền cho khách hàng (đói
với giao dịch vượt quá hạn mức giao dịch tiền mặt của Giao dịch viên).
(6) Khách hàng nhận chứng từ (báo Nợ) và tiền mặt từ quỹ chính của ngân hàng
(trong trường hợp giao dịch nộp tiền vượt quá hạn mức giao dịch tiền mặt của Giao
dịch viên).
(7a) Thủ quỹ chuyển trả chứng từ (báo Nợ) cho khách hàng rút tiền.
(7b) Thủ quỹ chuyển trả chứng từ cho Giao dịch viên.

(8) Cuối ca làm việc, chuyển bảng sao kê giao dịch cùng toàn bộ chứng từ cho
Kiểm soát viên.
(9) Kiểm soát viên chuyển chứng từ cùng bảng kê giao dịch của Giao dịch viên
cho bộ phận kế toán tổng hợp để kiểm tra đối chiếu và lưu trữ.
2.2.1.2. Đối với quy trinh thu – chi bằng chuyển khoản.
Đối với giao dịch trong hạn mức, nhận được chuyển khoản, các giấy tờ cần thiết
khác theo quy định, Giao dịch viên thực hiện kiểm soát, đảm bảo tính hợp lệ, hợp pháp
của chứng từ, đối chiếu mẫu dấu, chữ kí đã đăng kí tại ngân hàng, kiểm tra số dư và
tình trạng tài khoản của khách hàng, thực hiện hạch toán dưới sự phê duyệt trên hệ
thống của người kiểm soát, kí tên chứng từ. Cuối cùng chuyển cho kiểm soát viên kí
tên trước khi tách các liên chứng từ báo Nợ, báo Có trả cho khách hàng.
Đối với giao dịch vượt hạn mức, giao dịch chuyển giao cho giao dịch viên có
hạn mức giao dịch cao hơn để thực hiện.

19


 Quy trình thu chi bằng chuyển khoản
Khách hàng
(1)

(6)

Giao dịch viên

(2)

(5)
(7)


Kế toán
tổng hợp

Kiểm soát
(8)
(3)

(4)
Phê duyệt

Sơ đồ 2.4: Quy trình thu chi bằng chuyển khoản
(1) Khách hàng lập chứng từ gửi cho Giao dịch viên.
(2) Giao dịch viên chuyển phê duyệt cho Kiểm soát viên đối với các giao dịch
quy định phải có phê duyệt của Kiểm soát viên.
(3) Kiểm soát viên chuyển phê duyệt cho Giám đốc (hoặc người được ủy quyền)
đối với các giao dịch quy định phải có người phê duyệt.
(4) Người phê duyệt chuyển trả chứng từ để thực hiện giao dịch.
(5) Kiểm soát viên phê duyệt giao dịch
(6) Báo Nợ, báo Có cho khách hàng.
(7) Cuối ca làm việc, Giao dịch viên chuyển bảng liệt kê giao dịch cùng toàn bộ
chứng từ giao dịch trong ngày cho Kiểm soát viên.
(8) Kiểm soát viên chuyển giao toàn bộ chứng từ cùng bảng liệt kê giao dịch của
Giao dịch viên cho bộ phận Kế toán tổng hợp kiểm tra, đối chiếu và lưu trữ.
2.2.2. Cấu trúc của tài khoản tiền gửi theo quy định của ngân hàng.
20


Tài khoản tiền gửi là tài khoản do khách hàng gửi tiền mở tại BIDV với mục
đích gửi tiền phù hợp với các sản phẩm BIDV cung cấp, bao gồm: tài khoản tiền gửi
thanh toán (tài khoản CA), tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kì hạn (tài khoản SA), tài

khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn (tiền gửi tiết kiệm có kì hạn, tiền gửi có kì hạn, giấy
tờ có giá (tài khoản FD)).
Cấu trúc tài khoản FD (số FDR): BBB – F – CC – NNNNNNN – D
Trong đó:
BBB:
Mã Chi nhánh
F:
Mã sản phẩm (F=1;2)
CC:
Mã tiền tệ (00=VND; 14=EUR; 37=USD…)
NNNNNNN:
Số chạy
D:
Kí tự kiểm tra
F=1: tiền gửi trả lãi cuối kì; F=2: tiền gửi trả lãi trươc.
(VD: 120.1.37.0001234.9) – Tiền gửi CCK USD tại SGD I
Cấu trúc tài khoản CA, SA: AAA-BB-CC-NNNNNNN-D
Trong đó:
AAA:
Mã chi nhánh
BB:
Mã ứng dụng: 10-tài khoản CA, 21-tài khoản SA
CC:
Mã tiền tệ (00-VND; 14-EUR; 37-USD…)
NNNNNNN:
Số chạy
D:
số kiểm tra
Cấu trúc tài khoản tiền gửi có kì hạn tổng hợp (FD Group): là tài khoản tiền gửi
có kì hạn tổng hợp theo từng loại tiền của một khách hàng trong hệ thống BIDV:

Cấu trúc tài khoản FD Group: BBB-KK-CC-NNNNNNN-D
Trong đó:
AAA:
mã chi nhánh
KK:
mã sản phẩm
CC:
mã tiền tệ
NNNNNNN:
số chạy
D:
kí tự kiểm tra
Ví dụ: 120.30.37.0001234.9: tài khoản tiền gửi có kì hạn tổng hợp USD tại chi
nhánh SGD I
2.3. Quy trình hạch toán kế toán.
2.3.1. Tiền gửi thanh toán và Tiền gửi có kì hạn
2.3.1.1. Đối tượng khách hàng
Cá nhân là công dân Việt Nam có năng lực phap luật dân sự và năng lực hành vi
dân sự; cá nhân nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự
theo quy định của pháp luật nước mà người đó là công dân
Tổ chức Việt Nam được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
Việt Nam, tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật
nước mà tổ chức đó được thành lập
.
21


2.3.1.2. Thủ tục mở tài khoản và chứng từ sử dụng
Các tổ chức kinh tế, cá nhân trong quá trinh hoạt động muốn thực hiên giao dịch
với BIDV CN SGD2 PGD TX Tax đòi hỏi phải mở tài khoản tại ngân hàng BIDV

PGD TX Tax. Khi có nhu cầu mở tài khoản, khách hàng đến làm thủ thục tại bộ phân
tiền gửi. Tại đây, giao dịch viên sẽ cấp phát và hướng dẫn khách hàng lập các giấy tờ
cần thiết:
- 2 liên giấy xin mở tài khoản
- 3 liên chữ kí mẫu và con dấu
- Kí quỹ một số tiền tối thiểu nhất định để duy kì tài khoản.
Khi hoàn tất thủ tục trên, bộ phận tiền gửi sẽ cấp số hiệu tài khoản của khách
hàng căn cứ vào hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
do Ngân hàng Nhà nước ban hành.
Sau khi mở và thực hiện với Ngân hàng, tài khoản tiền gửi bắt đầu hoạt động và
có thể có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Định kì, tài khoản tiền gửi thanh toán được tính lãi theo phương pháp tích số và
nhập lãi vào gốc.
Nếu khách hàng rút tiền gửi có kì hạn trước khi khoản tiền gửi đáo hạn thì số lãi
thực tế mà khách hàng hưởng sẽ nhỏ hơn số lãi đã dồn tích trước đây (do chênh lệch lãi
suất giữa các mức thời gian gửi tiền), ngân hàng phải tính lại số lãi thực tế khách hàng
được hưởng để chi trả, đồng thời hoàn quỹ đối với phần chênh lệch qua bút toán thoái
chi. Nếu đến ngày đáo hạn, khách hàng không đến rút thì ngân hàng lập phiếu chuyển
khoản để nhập lãi vào gốc.
2.3.1.3. Tất toán tài khoản
Khi khách hàng chấm dứt giao dịch với ngân hàng thì tài khoản tiền gửi thanh
toán của họ được tất toán. Họ sẽ rút toán bộ số dư tiền gửi trên tài khoản kể cả số tiền
kí quỹ khi mở tài khoản và duy trì trong suốt quá trình hoạt động tối thiểu theo quy
định. Khi ấy kế toán sẽ cho khách hàng điền vào giấy đề nghị tất toán tài khoản, nộp
một khoản lệ phí tất toán tài khoản, thu hồi lại toàn bộ Séc đã cấp phát chưa sử dụng và
chuyển vào hồ sơ lưu trữ.
2.3.2. Tiền gửi tiết kiệm
2.3.2.1. Gửi vốn
Số dư tối thiểu đối với khách hàng là tổ chức: 5.000.000 VND, bằng ngoại tệ là
500USD hoặc 500EUR.

Đối với khách hàng là cá nhân, số dư tối thiểu là 500.000 VND, đối với ngoại tệ
là 50 USD hoặc 50 EUR.
Giao dịch viên in giấy gửi từ máy tính với các thông tin đầy đủ theo quy định
của Ngân hàng, in giấy gửi tiền, yêu cầu khách hàng kiểm tra thông tin trên chứng từ,
nếu đồng ý kí tên và ghi đầy đủ họ tên trên giấy gửi.
Lập thẻ lưu và lấy chữ kí mẫu của khách hàng.
Lập sổ: Sổ tiết kiệm được lập trên máy in sổ, quy trình trên máy được thực hiện
theo chương trình phần mềm.
22


Trong hạn mức phân quyền, giao dịch viên tiến hành thu tiền trước sau đó lập
sổ, kí tẻn lên sổ, lấy đủ chữ kí và dấu theo quy định rồi trả sổ cho khách hàng.
Trường hợp quá hạn mức phân quyền, giao dịch viên lập sổ, kí tên trên số, lấy
đủ chữ kí và chuyển sang thủ quỹ thu tiền. Sau khi thu đủ tiền, thủ quỹ kí trên sổ và
chứng từ, kiểm tra và trả sổ cho khách hàng.
2.3.2.2. Trả lãi
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kì hạn được tính theo kì trả lãi hàng tháng, theo
phương pháp tích số. Khi BIDV có sự thay đổi lãi suất, ngày hiệu lực là ngày thay đổi
lãi suất.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm có kì hạn thì không thay đổi trong suốt kì hạn cam
kết. Có 3 hình thức trã lãi: trả theo định kì, trả lãi khi hết hạn, trả lãi vào thời điểm
nhận tiền gửi.
Trường hợp I: Khách hàng nhận tiền lãi ngay tại thời điểm gửi tiền: căn cứ
Yêu cầu gửi tiền của khách hàng, số tiền gửi là số tiền ghi trên sổ tiết kiệm. Phòng
Giao dịch tính toán số tiền khách thực nộp theo công thức:
TN=STG – STG*LS*TTG/360
Trong đó:
TN: tiền khách hàng thực nộp
STG: số tiền ghi trên thẻ tiết kiệm

LS: lãi suất trả trước (%/năm)
TTG: thời gian thực gửi (ngày)
Trường hợp II: khách hàng yêu cầu nhận lãi khi tất toán khoản tiền gửi, căn cứ
Yêu cầu gửi tiền của Khách hàng (số tiền khách hàng mang đến ngân hàng để gửi.
Phòng Giao dịch tính số tiền ghi trên thẻ tiết kiệm theo công thức:
STG = TN(1-TTG*LS/360)
Trong đó:
TN: số tiền khách hàng nộp
STG: số tiền ghi trên thẻ tiết kiệm
LS: lãi suất trả trước (%/năm)
TTG: thời gian thực gửi (ngày)
2.3.2.3. Thanh toán tiền gửi
 Thanh toán trước hạn
Khách hàng được thanh toán trước hạn tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm có
kì hạn nếu có thỏa thuận với BIDV và phải đảm bảo thời hạn thông báo trước theo quy
định. Nội dung này được chi nhánh xác định cụ thể trong Hợp đồng tiền gửi hoặc
thông báo trước cho khách hàng tại thời điểm gửi. Số tiền tối thiểu rút trước hạn phải
thông báo trước theo thời hạn thông báo căn cứ điều kiện đặc thù của chi nhánh, địa
bàn và đối tượng khách hàng. Hình thức thông báo qua điện thoại hoặc Fax tới Phòng
giao dịch,. Quy định về thanh toán trước hạn phải được niêm yết tại Phòng Giao dịch.
Khách hàng được hưởng lãi suất tại thời điểm gửi tiền.
 Thanh toán từng phần
23


Sản phẩm tiền gửi có kì hạn nếu thỏa mãn tất cả các điều kiện sau được phép
thanh toán trước hạn từng phần:
• Phát sinh từ ngày áp dụng hệ thống SIBS.
• Sản phẩm áp dụng phương thức trả lãi cuối kì.
• Quy định của sản phẩm cho phép thanh toán từng phần.

Khách hàng được thanh toán từng phần một khoản tiền gửi tối đa 5 lần (không
kể lần tất toán) trong kì hạn gửi. Trương hợp đặc biệt sẽ được thanh toán trên 5 lần với
sự quyết đinh của Giám đốc chi nhánh cho trường hợp cụ thể.
 Tất toán tài khoản
Khi tất toán tài khoản, khách hàng có thể thực hiện bằng các hình thức sau: rút
tiền mặt, chuyển khoản, chuyển sang sản phẩm tiền gửi khác theo quy định.
Một giao dịch tất toán đồng thời có thể thực hiện bằng nhiều phương thức như
tất toán tiền mặt, tất toán chuyển khoản và chuyển sang sản phẩm khác.
Trường hợp ngày đến hạn trùng ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định Nhà nước,
việc chi trả thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên. Số ngày quá hạn sẽ được trả
lãi suất không kì hạn tính trên gốc và lãi ngày đáo hạn.
VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ TIỀN GỬI TẠI NGÂN HÀNG
BIDV CN SGD2 PGD TX TAX.
(Các loại chứng từ xem phụ lục)
Ngày 21/2/2013, khách hàng Nguyễn Văn Nam tới BIDV Phòng Giao Dịch
thương xá Tax gửi 50 triệu tiền tiết kiệm kì hạn 18 tháng. Với loại hình này, ngân
hàng áp dụng biểu thuế suất 9%/năm. Lĩnh lãi khi đáo hạn.
Quy trình giao dịch và xử lý nghiệp vụ gửi tiền như sau:
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu gửi tiền tiết kiệm của khách hàng.
Giao dịch viên tiếp nhận nhu cầu gửi tiền của khách hàng Nam. Đây là lần đầu
tiên khách hàng này tới giao dịch với ngân hàng nên ngân hàng chưa có thông tin cá
nhân của khách hàng. Giao dịch viên hướng dẫn khách hàng điền vào mẫu “Đề nghị
kiêm hợp đồng mở tài khoản và sử dụng dịch vụ tài khoản (dành cho khách hàng
cá nhân)” và “Yêu cầu gửi tiền”
Bước 2: Mở tài khoản tiền gửi
Giao dịch viên căn cứ các thông tin về sản phẩm mà khách hàng đã đăng kí trên
mẫu có sẵn để tiến hành thao tác mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm có kì hạn cho khách
hàng trên trình quản lý: Tên sản phẩm “Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn”, kì hạn 18 tháng,
hình thức lĩnh lãi khi đáo hạn… Photo Chứng minh nhân dân của khách hàng lưu vào
hồ sơ, scan chữ kí mẫu lưu vào hệ thống dữ liệu của ngân hàng.

Bước 3: Thu tiền, hạch toán và xử lý chứng từ.
Trường hợp này khách hàng gửi tiền mặt Việt Nam Đồng, giao dịch viên thực
hiện thu tiền theo đúng quy định về thu chi tiền mặt trong giao dịch một cửa.
24


Giao dịch viên hướng dẫn ông Nam lập “Bảng kê thu tiền mặt”, nhận
50.000.000 tiền Việt Nam và kiểm đếm với sự chứng kiến của ông Nam.
Sau đó hạch toán vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm (chi tiết khách hàng Nguyễn
Văn Nam) trên hệ thống, ghi số giao dịch vào “Yêu cầu gửi tiền”.
Kí tên, đóng dấu “Đã thu tiền” trên “Yêu cầu gửi tiền” và “Bảng kê thu”
In “Thẻ tiết kiệm có kì hạn” cho khách hàng Nam.
Kiểm tra lại thông tin và số liệu được trình bày trong “Thẻ tiết kiệm có kì
hạn”, kí tên lên “Thẻ tiết kiệm có kì hạn” và chuyển toàn bộ chứng từ cho Kiểm soát
viên.
Kiểm soát viên thực hiện kiểm tra thông tin trên “Thẻ tiết kiệm có kì hạn” và
số liệu thông tin trên trình quản lý. Sau đó kí vào cột kiểm soát trên “Thẻ tiết kiệm có
kì hạn” để xác nhận số liệu này rồi chuyển cho Giám đốc đóng dấu lên thẻ và trả lại
cho Giao dịch viên. (Trường hợp xảy ra sai sót trong thông tin thì chuyển trả cho Giao
dịch viên kèm lý do yêu cầu).
Giao dịch viên giao “Thẻ tiết kiệm có kì hạn” cho ông Nam cùng với Chứng
minh nhân dân của ông. Đồng thời tiến hành lưu chứng từ “Yêu cầu gửi tiền”.
Hạch toán:
Nợ TK tiền mặt: 50.000.000 VND
Có TK Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn – CT KH Nam: 50.000.000 VND
Ngày 01/03/2013, khách hàng Trần Thị Ngọc Lan tới tất toán tài khoản tiền
gửi tiết kiệm 6 tháng, số tiến gốc 20.000.000 VND, lãi suất 8%/năm, lãnh lãi khi
đáo hạn, ngày gửi là 01/09/2012. Khách hàng yêu cầu chuyển toàn bộ số tiên vào
tài khoản tiền gửi thanh toán của Trần Thị Ngọc Lan mở tại ngân hàng BIDV
phòng giao dịch thương xá Tax.

Quy trình giao dịch và xử lý nghiệp vụ tất toán tài khoản tiền gửi tiết kiệm như
sau:
Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu của bà Lan và hướng dẫn bà làm thủ tục đóng tài
khoản.
Hướng dẫn bà Lan xuất trình Chứng minh nhân dân của mình. Hướng dẫn bà
lập thêm “Giấy yêu cầu rút tiền gửi có kì hạn” và “Ủy nhiệm chi”
Bước 2: Truy vấn tài khoản, nhận dang khách hàng.
Căn cứ vào “Thẻ tiết kiệm có kì hạn”, “Giấy yêu cầu rút tiền gửi có kì hạn”
và Chứng minh nhân dân của bà Lan, giao dịch viên truy vấn thông tin Tài khoản và
thông tin khách hàng của bà Lan. Tiến hành kiểm tra số dư, tên khách hàng, mẫu chữ
kí của bà Lan đã đăng kí và được lưu giữ tại hệ thống của BIDV. Đồng thời kiểm tra
Chứng minh nhân dân để xác định đúng người rút tiền.
25


×