Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm quản lý những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (516.47 KB, 21 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
"NHỮNG BIỆN PHÁP TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI Ở
TRƢỜNG THPT CẦM BÁ THƢỚC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN
NAY"


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về công tác giáo
dục trong các nhà trường, đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn hiện nay. Góp
phần vào sự thành công của công việc đó thì công tác tổ chức và bồi dưỡng học sinh giỏi
đóng vai trò hết sức quan trọng, vì đây là một trong những công tác mũi nhọn nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho địa phương nói
riêng và cho xã hội nói chung.
Ý thức sâu sắc được công việc này trong những năm gần đây trường THPT Cầm Bá
Thước, huyện Thường Xuân đã xác định rõ vai trò của công tác tổ chức giảng dạy và
bồi dưỡng HSG ở các khối lớp, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và phân công cụ thể
giáo viên giảng dạy ngay từ đầu năm học.
Cần phải khẳng định rằng việc bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài,
đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Cũng như các nhà trường, trường THPT Cầm Bá
Thước cũng không nằm ngoài lệ, trong công tác tổ chức bồi dưỡng HSG của nhà trường
hiện nay thường gặp những hạn chế về kết quả, điều đó xuất phát từ những nguyên nhân
chủ yếu như sau: Nội dung bồi dưỡng, vì không phải là trường chuyên nên không có
chương trình dành cho lớp chuyên, thiếu định hướng và thiếu tính liên thông trong hệ
thống chương trình, tất cả các giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn, tự nghiên cứu và
tự sưu tầm tài liệu còn học sinh thì một số không yên tâm khi được chọn theo một số lớp
bồi dưỡng HSG, đặc biệt học sinh thi các môn như: Vật lý, Hoá học, Sinh gặp khó khăn
vì thi đại học, cao đằng thi theo hình thức trắc nghiệm còn thi HSG lại thi theo hình thức
tự luận và các môn không thi đại học như môn GDCD, QPAN... vì thế HS phải mất


nhiều thời gian, ảnh hưởng đến sức khỏe và kết quả học tập chung. Mặt khác giáo viên
dạy bồi dưỡng trong các nhà trường THPT không chuyên vẫn phải hoàn thành công tác
giảng dạy như các giáo viên khác, đôi khi họ còn kiêm nhiệm công việc như: Chủ nhiệm,
Tổ trưởng bộ môn, Công đoàn, Đoàn thanh niên... do yêu cầu thực tế đòi hỏi nên BGH
lúc nào cũng muốn giao công việc cho những giáo viên tốt, giỏi, có uy tín. Chính vì lý do
đó mà việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG của GV cũng có phần bị hạn chế.
Tuy có những khó khăn nhất định trong việc tổ chức bồi dưỡng HSG nhưng trong
những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG cấp tỉnh trường THPT Cầm Bá Thước mặc dù là
trường miền núi cao nhưng cũng đã gặt hái được những thành công nhất định ( trường
luôn xếp hạng ở nửa trên của các trường THPT trong tỉnh và xếp tốp đầu của các trường
THPT của 11 huyện miền núi Thanh hoá) .


Xuất phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên tôi luôn trăn trở để tìm ra các
biện pháp hữu hiệu để tổ chức tốt công tác bồi dưỡng HSG nhằm đáp ứng phần nào yêu
cầu xã hội nói chung và của nhân dân các dân tộc huyện Thường Xuân nói riêng.
Vì vậy, Tôi chọn đề tài “ Những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở
trường THPT Cầm Bá Thước trong giai đoạn hiện nay ”.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề xuất những biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá
Thước trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng , phƣơng pháp nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT Cầm Bá Thước từ năm
học 2008-2009 đến nay.
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Tổng kết kinh nghiệm, nghiên cứu thực tiễn, toạ đàm, trao đổi, phân tích, tổng hợp.
4.Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1.1. Xác định cơ sở lý luận của việc bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT.

4.1.2. Phân tích thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường THPT
Cầm Bá Thước từ năm học 2008-2009 đến nay.
4.1.3. Đề xuất những biện pháp việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường
THPT Cầm Bá Thước .
5.Ý nghĩa của đề tài:
Góp phần vào việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi ở các trường THPT nói chung
và đặc biệt là các trường THPT miền núi nói riêng.


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BỒI DƢỠNG
HỌC SINH GIỎI Ở TRƢỜNG THPT
1.1. Cơ sở lý luận.
Sinh thời chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn “Đảng và Nhà nước ta phải luôn coi trọng
việc chăm lo cho giáo dục, đặc biệt là việc phát hiện và bồi dưỡng tài năng của thế hệ trẻ,
tạo điều kiện cho thế hệ trẻ được phát huy tài năng, sức lực của mình vào sự nghiệp cách
mạng của dân tộc”.
Trong bài viết của mình đăng trên báo Cứu quốc, ngày 20-11-1946 bác Hồ đã cho
rằng: “Chính phủ và mọi người cần phải trọng dụng người hiền năng…. Nơi nào có
người tài đức, những việc ích nước lợi dân thì phải báo ngay cho Chính phủ biết”.
Đồng chí Lê Khả Phiêu nguyên Tổng bí thư Trung ương Đảng đã từng nói về nhân
tài “ Một mặt phải tìm được những cách thích hợp để phát hiện và bồi dưỡng nhân tài,
đồng thời cũng cần lưu ý là nhân tài sẽ có điều kiện xuất hiện trên một nền dân trí rộng
và trên cơ sở việc tổ chức đào tạo nhân lực tốt và nhân tài là người có trí tuệ sắc bén và
những người có bàn tay vàng có những kỹ năng đặc biệt " .
Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII đã nêu rõ: “Cùng với khoa học và công nghệ,
giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài”.
1.2. Một số khái niệm cơ bản.

1.2.1 Năng lực : là những đặc điểm tâm lý cá biệt ở mỗi con người tạo thành chiều
sâu cường độ lĩnh hội tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo để đáp ứng yêu cầu và hoàn
thành xuất sắc một hoạt động nhất định .
1.2.2 Trình độ cao của năng lực:
Chính là tài năng ở trình độ tột đỉnh là thiên tài . Năng lực chỉ tồn tại trong quá
trình phát triển, vận động của một hoạt động tương ứng cụ thể . Năng lực là sản phẩm
của một hoạt động thực tiễn tích cực của con người không tách rời hoàn cảnh xã hội và
tham gia phục vụ cho sự phát triển xã hội. Vậy trình độ cao của năng lực vừa là trí (trí
khôn , thông minh ) là tâm đức thống nhất trong một cấu trúc thích ứng .
1.2.3. Năng khiếu
Là mầm mống của tài năng tương lai . Nếu được phát hiện bồi dưỡng kịp thời có
phương pháp và hệ thống thì năng khiếu được phát triển và đạt tới đỉnh cao của năng lực,


ngược lại thì năngiệm làm ban viên.
+ Xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi trên cơ sở kiến thức cơ
bản, xác định rõ mục tiêu yêu cầu cần bồi dưỡng về kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy
cho học sinh giỏi.
+ Dựa vào định hướng nội dung bồi dưỡng học sinh giỏi của Bộ Giáo dục và Đào
tạo; Sở giáo dục và Đào tạo, từ đó chọn tài liệu để xây dựng chương trình.
+ Sau mỗi năm, mỗi kỳ thi nên tổ chức đúc rút kinh nghiệm cho công tác bồi dưỡng
học sinh giỏi ngày càng đạt hiệu quả cao.
3.4. Tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi cấp trƣờng và tổ chức đội tuyển thi học
sinh giỏi các cấp.
3.4.1. Tổ chức các cuộc thi học sinh giỏi cấp trường:
Tiến hành 1lần/ năm giành cho học sinh cả 3 khối với 3 kỳ thi chính: Văn hoá, thể
thao và QP-AN . Đối với khối 12 được tổ chức vào cuối tháng 11 qua đó chọn đội dự
tuyển để bồi dưỡng . Đội tuyển chính thức được thành lập sau kỳ thi chọn đội tuyển chính
thức vào đầu tháng 1 năm sau và chuẩn bị cho kỳ thi cấp tỉnh vào nửa cuối của tháng 3
hàng năm. Đối với khối 10, 11 sẽ được tổ chức thi vào trung tuần tháng 4 hàng năm.

Ngoài ra nhà trường còn giao cho các tổ chức đoàn thể tổ chức thi văn nghệ, học sinh
thanh lịch, Âm vang xứ Thanh , Đường lên đỉnh Olimpia cấp trường qua đó tuyển chọn
được học sinh tham gia ở cấp cao hơn.
3.4.2Tổ chức cho đội tuyển thi học sinh giỏi các cấp: Chủ yếu là các kỳ thi cấp
tỉnh.
3.5 Tăng cường xây dựng, mua sắm và sử dụng trang thiết bị dạy học:
- Ngay từ năm học trước Ban giám hiệu nhà trường cần lên kế hoạch trình cấp trên
xin kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, huy động mọi người cùng cộng
đồng trách nhiệm, đóng góp xây dựng CSVC-TB phục vụ cho dạy và học.
-Tổ chức cho giáo viên, khuyến khích học sinh cùng tham gia tự làm đồ dùng dạy
học.


- Mua và bổ sung thường xuyên tài liệu tham khảo cho các bộ môn.
- Tranh thủ sự ủng hộ, đóng góp của chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn
thể, các đơn vị bạn, các nhà doanh nghiệp đóng trên địa bàn.
Khi sử dụng cơ sở vật chất-thiết bị dạy học cần khuyến khích giáo viên sử dụng tối
đa, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn nên cho giao viên trao đổi cách sử dụng có hiệu
quả và cần chỉ rõ những tiết nào trong chương trình cần đồ dùng dạy học và đó là những
đồ dùng nào? Thường xuyên kiểm tra, theo dõi sổ đăng ký mượn đồ dùng dạy học và tài
liệu tham khảo.
Trong năm học cần trích một khoản kinh phí nhất định chi cho công việc sửa chữa,
bảo quản cơ sở vật chất-thiết bị dạy học, vận động phụ huynh đóng góp sức lực, vật chất
để tu sửa, bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị .
3.6. Tăng cƣờng công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thƣởng
3.6.1. Công tác kiểm tra đánh giá
Mục đích: Kiểm tra đánh giá là một khâu quan trọng trong chu trình quản lý, là
một trong những điều kiện cơ bản để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà
trường. Kiểm tra đánh giá còn giúp cho việc động viên, khen thưởng chính xác những cá
nhân có thành tích cao trong quá trình dạy học, kiểm tra còn nhằm phát hiện những sai

lệch, thiếu sót để từ đó có sự điều chỉnh kịp thời của BGH . Kiểm tra đánh giá chính xác
sẽ kích thích được mọi người nỗ lực phấn đấu vươn lên và hạn chế được những thiếu sót
của cá nhân trong tập thể.
3.6.2. Khen thưởng kịp thời đối với giáo viên và học sinh.
Việc thi đua khen thưởng có động lực thức đẩy chất lượng dạy và học. Đối với
những giáo viên giỏi có học sinh giỏi cần có hình thức động viên về vật chất và tinh thần.
Động viên học sinh giỏi trước khi đi thi, tổ chức lễ tuyên dương khen thưởng khi học sinh
đạt giải và giáo viên dạy bồi dưỡng trước nhà trường và phụ huynh học sinh, tạo được
bầu không khí sôi nổi và sự phấn đấu của giáo viên cũng như sự chăm lo của phụ huynh
với con em mình.
Để duy trì tốt kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh trong những năm qua trường THPT
Cầm Bá Thước đã thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng
Nhà trường đã xây dựng qui chế khen thưởng thông qua việc đánh giá giáo viên
hàng tháng, học kỳ, hàng năm học về các mặt hoạt động như : Hoạt động giảng dạy ,
công tác đoàn thể ... và đối với học sinh ở các mặt tu dưỡng và học tập. Quy chế này
được thông báo rộng rãi đến CBGV và học sinh để họ biết và phấn đấu, cụ thể :


- Hỗ trợ cho giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi với mức 150000đ/ buổi
- Học sinh đạt giải cấp tỉnh ở tất cả các bộ môn được thưởng theo các mức sau:
Giải nhất 500000đ/ giải, Nhì 300000/giải, Ba 200000/giải , Khuyến khích 100000/giải.
Nếu 1 học sinh đạt nhiều giải thì tiền thưởng bằng tổng số tiền thưởng của các giải.
- Với giáo viên ngoài tiền hỗ trợ các buổi dạy còn được thưởng với các mức có học
sinh đạt giải cấp tỉnh: Giải nhất 1000000đ/ HS, giải nhì 600000/HS, giải ba 400000/HS,
giải khuyến khích 200000/HS . Nếu giáo viên có nhiều học sinh đạt giải thì tiền thưởng
bằng tổng số tiền của các giải mà học sinh đạt được.
- Kinh phí cho học sinh đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh được nhà trường bao cấp toàn
bộ từ ăn, ở, đi lại...
- Ngoài ra giáo viên và học sinh có giải cấp tỉnh còn được hội khuyến học nhà
trường , hội khuyến học huyện Thường Xuân vinh danh và trao các phần thưởng khác có

giá trị, được Hội đồng thi đua nhà trường đề nghị khen cao hoặc được tăng lương trước
thời hạn.
Để động viên tốt hơn trong công tác tổ chức bồi dưỡng HSG Hiệu trưởng nhà
trường còn có các hình thức khen và thưởng mức 200000đ cho giáo viên đạt các tiêu
chuẩn sau:
- Có nhiều học sinh đạt giải trong kỳ thi cấp tỉnh.(từ 2/3 số học sinh tham dự thi đạt
giải trở lên)
- Giáo viên bồi dưỡng học sinh lớp 11 thi học sinh giỏi cấp tỉnh lớp 12 đạt giải.
- Giáo viên có học sinh đạt giải cao trong kỳ thi cấp tỉnh, ( giải nhất, nhì ).
- Giáo viên lần đầu tiên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi đạt giải cấp tỉnh.
- Giáo viên dạy các bộ môn từ trước đến nay chưa có hoặc rất ít giải như môn
Ngoại ngữ, môn Tin học.
3.7. Các biện pháp khác
Bên cạnh việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, trước đó, bước lập kế hoạch và sau
đó , khâu chỉ đạo và kiểm tra đánh giá cũng phải gắn chặt với việc tổ chức thực hiện
trong quá trình quản lý . Từ đó để tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi. Công tác tổ chức và
chỉ đạo phải kết hợp với các tổ chức, đoàn thể trong nhà trường (Đảng bộ- Ban giám hiệu
- Công đoàn - Đoàn Thanh niên - Ban đại diện cha mẹ học sinh - Hội chữ thập đỏ - Các
tổ chuyên môn,….). Trong công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi thì mối quan hệ giữa
gia đình và nhà trường, cộng đồng dân cư trên địa bàn cần hết sức được coi trọng .


Để hoạt động giáo dục ở trường THPT Cầm Bá Thước được thống nhất, ổn định và
phát triển bền vững, cần đúc kết và lưu ý một số biện pháp và kinh nghiệm sau đây:
- Thứ một là: Phải lựa chọn và bố trí hợp lý thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi so
với lịch công tác khác của nhà trường.
- Thứ hai là: Cần lưu ý đến trình độ tay nghề, chuyên môn của giáo viên dạy bồi
dưỡng. Thường xuyên tổ chức bồi dưỡng và tạo điều kiện thuận lợi về mặt thời gian cho
giáo viên tự học, tự bồi dưỡng cập nhật thông tin và nâng cao trình độ.
- Thứ ba là: Phải có kế hoạch tuyển chọn học sinh giỏi, học sinh năng khiếu để từ

đó xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với đối tượng. Mặt khác công tác tổ chức bồi
dưỡng học sinh giỏi phải gắn liền với giáo dục đạo đức cho học sinh .
- Thứ tư là: Kết hợp tổ chức bồi dưỡng học sinh khá giỏi với phụ đạo học sinh yếu
kém và giảng dạy đại trà, tạo sự cân đối hợp lý.
- Thứ năm là: Có chế độ thù lao, động viên, khuyến khích, khen thưởng, tôn vinh
giáo viên, học sinh kịp thời và phù hợp với thành tích đóng góp.
- Thứ sáu là: Cần phải bảo đảm về CSVC, hàng năm cần xây dựng, bổ sung và
khuyến khích giáo viên sử dụng trang thiết bị đồ dùng dạy học.
- Thứ bảy là: Cần phải phối kết hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong và
ngoài nhà trường, tạo sự đồng thuận giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Qua đó kêu gọi
các tập thể, cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức khác quan tâm đến công tác khuyến
học, khuyến tài ủng hộ tinh thần cũng như vật chất cho công tác tổ chức và bồi dưỡng
học sinh giỏi.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Đề tài đã mạnh dạn đề xuất một số biện pháp tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi phù
hợp với thực tiễn, điều kiện hoàn cảnh ở trường THPT Cầm Bá Thước nói riêng và giáo
dục miền núi nói chung. Cụ thể là:
1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho các cấp quản lý, giáo viên
2 Xây dựng đội ngũ giáo viên dạy giỏi.
3. Tổ chức xây dựng hệ thống tiêu chuẩn dự tuyển, thực hiện các qui trình phát triển
tuyển chọn và các hình thức bồi dưỡng học sinh giỏi.
4. Tổ chức các kỳ thi học sinh giỏi cấp trường và tổ chức đội tuyển thi học sinh giỏi các
cấp.


5 Tăng cường xây dựng, mua sắm và sử dụng trang –thiết bị dạy học:
6. Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá và thi đua khen thưởng. Tổ chức việc phối hợp
với gia đình, nhà trường và xã hội.
7.Một số nguyên tác bảo đảm cho công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi.

Bằng kết quả thiết thực của công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học
sinh yếu kém và ôn luyện thi đại học trong những năm qua của trường THPT Cầm Bá
Thước đã có bước khởi sắc, nó đã góp phần không nhỏ vào việc thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, từng bước khẳng định được vị thế của nhà trường so
với các trường bạn trong tỉnh và ngày càng khắc sâu thêm niềm tin của nhân dân các dân
tộc huyện Thường Xuân trong sự nghiệp “ Nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài” dần
từng bước đáp ứng nhu cầu của xã hội .Với thời gian nghiên cứu còn hạn chế, thực tiễn
công tác lại vô cùng sinh động và có nhiều vấn đề cần giải quyết chắc chắn đề tài không
tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế . Tác giả rất mong được sự đóng góp chân thành
của các thầy giáo, cô giáo đặc biệt là các thầy cô có nhiều kinh nghiệp trong công tác tổ
chức và bồi dưỡng học sinh giỏi, bạn bè đồng nghiệp và bạn đọc để đề tài này có thêm
giá trị thực tiễn.
II. KIẾN NGHỊ
1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo
-Có quy chế về việc tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, dạy thêm - học thêm cho các
trường THPT miền núi, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
- Có sự chỉ đạo nhất quán về chương trình dạy học. Cần có chế độ ưu tiên đầu tư về
CSVC- TBDH cho các trường THPT nói chung và các trường THPT miền núi, vùng sâu,
vùng xa nói riêng.
2. Với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá
- Thực hiện tốt Quyết định 685/2007/QĐ- UB ngày 02 Tháng 03 năm 2007 của UBND
tỉnh Thanh Hoá về việc ban hành quy định phân công, phân cấp quản lý tổ chức bộ máy
và cán bộ, công chức.
- Sở GD&ĐT phối hợp với UBND huyện Thường Xuân xin UBND tỉnh Thanh Hoá
nhanh chóng ra quyết định thành lập trường THPT Thường Xuân 3 để nhằm mục đích
giảm tải cho trường THPT Cầm Bá Thước, đồng thời tạo điều kiện cho học sinh các xã
biên giới đi học gần và thuận lợi.
- Tiếp tục đầu tư xây dựng CSVC, các phòng học, trang thiết bị phục vụ tốt việc dạy và
học.



3. Với Trƣờng THPT Cầm Bá Thƣớc.
- Có chế độ thu hút thoả đáng cho các giáo viên có kinh nghiệm, giáo viên miền xuôi lên
công tác lâu dài tại trường.
- Tiết kiệm từ nguồn ngân sách để hỗ trợ với mức cao nhất có thể cho giáo viên tham gia
công tác giáo dục nói chung và đặc biệt là công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói riêng.
- Cần tranh thủ tối đa các nguồn lực của các tổ chức trong và ngoài nhà trường đóng góp
cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường.



×