Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (687.56 KB, 5 trang )

Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động các NHTM Việt Nam
Nguyễn Tiến Việt, Võ Thị Vân Anh
Khoa Tài Chính – Ngân Hàng
Trường Đại học Lạc Hồng, Đồng Nai, Việt Nam

Thanh khoản và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động của
các NHTM đang được rất nhiều các ngân hàng quan tâm hiện
nay. Dựa trên các cơ sở lý luận về thanh khoản ngân hàng và lý
luận về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, nhóm tác giả đã phân
tích, đánh giá thực trạng thanh khoản của các NHTM Việt Nam
dựa trên số liệu thu thập được từ bảng báo cáo tài chính các ngân
hàng trong giai đoạn 2009 – 2013. Kết quả cho thấy trạng thái
tiền mặt (CDTA) và tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng , chứng khoán kinh
doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi khách
hàng (INVSDEP) tác động cùng chiều với hiệu quả hoạt động (
ROE);Tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD trên
tổng tiền gửi(CDDEP) và tỷ lệ tổng dư nợ tín dụng, chứng khoán
kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản có
(INVSTA) tác động ngược chiều đến HQHĐ của các NHTM Việt
Nam

Tác giả thu thập số liệu từ báo cáo tài chính của 26 NHTM trong
giai đoạn 2009- 2013.
2.2 Thiết lập mô hình:
 Biến phụ thuộc:
ROE: đại diện cho hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.
 Biến độc lập:
- CDTA: Trạng thái tiền mặt.
- CDDEP: Tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi NHTW, tiền gửi TCTD trên
Tổng tiền gửi KH.
- INVSTA: Tỷ lệ Dư nợ tín dụng, Chứng khoán KD, Chứng


khoán sẵn sàng để bán trên tổng tài sản.
- INVSDEP: Tỷ lệ Dư nợ tín dụng, Chứng khoán KD, Chứng
khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi KH.
 Mô hình tổng thể:
ROE =  0 +  1 CDTA+  2 CDDEP +  3 INVSTA

Từ khoá: Hiệu quả hoạt động, thanh khoản, dữ liệu bảng ( panel
data)

+  4 INVSDEP +

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2008 tình hình kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng khi
“bong bóng” bất động sản với trên một triệu chủ đất đối diện với
nguy cơ tịch thu tài sản thế nợ. Các khoản nợ xấu khiến các ngân
hàng ngày càng thua lỗ nặng,tình hình thanh khoản của các
NHTM Mỹ cũng xấu đi.Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tình hình hoạt động của các NHTM Mỹ. Nhiều ngân hàng phải
tiến hành sáp nhập và thậm chí tuyên bố phá sản vì không đủ khả
năng thanh khoản cũng như khả năng thu hồi các khoản nợ. Thực
tế ,chỉ một hay hai ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản có thể lây lan
sang các ngân hàng khác. Trong khi đó bản thân một ngân hàng
thương mại sẽ không đủ sức chống đỡ rủi ro hệ thống.
Đặc biệt, tại Việt Nam, giai đoạn 2009- 2013 do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế, thị trường bất động sản đóng băng. Tình
hình thanh khoản của các NHTM căng thẳng hơn bao giờ hết, các
NHTM dư thừa thanh khoản, nguồn vốn quá nhiều trong khi hoạt
động tín dụng, đầu tư trở nên khó khăn. Xuất phát từ vấn đề trên,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã can thiệp kịp thời bằng các
chính sách nhằm giảm lãi suất huy động, lãi suất cho vay để kích

cầu nên tình hình thanh khoản đã được cải thiện đáng kể, song khó
khăn vẫn phía trước.Vì vậy, Chính phủ và NHNN phải đặt ra vấn
đề là làm sao để tăng cao tính thanh khoản của các ngân hàng
nhằm mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động của các NHTM hiện
nay.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn ấy,nhóm tác giả đã chọn đề tài
NCKH: “Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động
của các NHTM Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu khoa học.
Bài báo nghiên cứu khoa học gồm 5 phần như sau:
1. Đặt vấn đề
2. Phương pháp nghiên cứu.
3. Kết quả.
4. Bàn luận.
5. Lời cảm ơn và phần tài liệu tham khảo.

2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
* Đối tƣợng nghiên cứu:
 Thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
 Tác động của thanh khoản đến hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.
2.1 Thu thập dữ liệu.



2.3 Thiết kế nghiên cứu:
Dựa vào cơ sở lý luận, sau khi nghiên cứu sơ bộ, tiếp tục
thực hiện nghiên cứu định lượng: số liệu được thu thập từ 26
NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2013 từ đó dùng Excel
thống kê, tính toán các số liệu cần thiết . Tiếp theo kiểm định mô
hình bằng phương pháp hồi quy đa biến với mức ý nghĩa 5%. Các

phân tích được làm trên Excel và sự hỗ trợ của phần mềm Eviews
6.0
2.4 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu:
Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được làm sạch, xử lý với sự hỗ trợ
của phần mềm Excel và Eviews 6.0 để phân tích mô hình hồi quy
OLS từ đó đưa ra các yếu tố, mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố
đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, đề xuất ý kiến
để góp phần phát triển nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
NHTM Việt Nam.

3. KẾT QUẢ
Trên cơ sở giữa lý thuyết và thực tiễn, nhóm tác giả đã thu
thập dữ liệu thống kê, sử dụng một số phương pháp so sánh, phân
tích để đưa ra nhận xét về tác động của thanh khoản đến hiệu quả
hoạt động các NHTM Việt Nam.
3.1 Thực trạng tác động của thanh khoản đến hiệu quả
hoạt động của các NHTM Việt Nam.
3.1.1 Trạng thái tiền mặt

Biểu đồ 1. Biểu đồ thể hiện tình hình Trạng thái tiền mặt
(CDTA) và hiệu quả hoạt động (ROE) các NHTM Việt Nam
giai đoạn 2009 – 2013
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ BCTC các NHTM Việt Nam)
 Qua biểu đồ trên ta dễ dàng thấy rằng giai đoạn 20092011 trạng thái tiền mặt (CDTA) tăng nhưng tốc độ tăng trưởng
còn chậm và giảm mạnh trong giai đoạn 2011- 2013. Mặt khác,


ROE của các NHTM cũng có sự thay đổi tương đồng với CDTA.
Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng CDTA càng cao thì hiệu quả
hoạt động của ngân hàng càng tốt. Tuy nhiên càng về sau hiệu quả

hoạt động của ngân hàng càng giảm, nguyên nhân như đã phân
tích ở trên là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, tốc độ
tăng của tiền mặt, tiền gửi NHTW, TCTD khác nhỏ hơn so với tốc
độ tăng của tổng tài sản.
Ngoài ra biểu đồ còn cho thấy trạng thái tiền mặt tác động
mạnh đến ROE, sự tăng (giảm) nhẹ của CDTA làm cho hiệu quả
hoạt động(ROE) của NHTM tăng (giảm) mạnh.
3.1.2 Tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi NHNN,TCTD khác trên
tổng tiền gửi KH

Biểu đồ 2. Biểu đồ thể hiện tình hình Tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền
gửi NHNN,TCTD khác trên tổng tiền gửi của KH (CDDEP) và
hiệu quả hoạt động (ROE) các NHTM Việt Nam giai đoạn
2009 – 2013
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ BCTC các NHTM Việt Nam)
 Qua đồ thị trên ta thấy tỷ lệ tiền mặt, tiền gửi NHTW,
tiền gửi TCTD khác trên tiền gửi của khách hàng (CDDEP) giảm
từ năm 2009- 2010, sau đó tăng lên trong giai đoạn 2010- 2011.
Giai đoạn 2011- 2013 giảm chỉ còn 27.18% (năm 2013). Trong
khi đó ROE của các NHTM lại có những thay đổi ngược lại với
CDDEP trong giai đoạn 2009 - 2011. Từ đó cho thấy mối quan hệ
ngược chiều giữa CDDEP và ROE. Nguyên nhân là do các ngân
hàng dự trữ một lượng tiền mặt quá ít so với lượng tiền gửi của
khách hàng sẽ khiến ngân hàng không đủ khả năng đáp ứng nhu
cầu thanh khoản ngay tức thời khi khách hàng đột ngột rút tiền.
Do đó, các ngân hàng cần duy trì lượng tiền mặt và tiền gửi khách
hàng ở mức hợp lý nhằm tăng tính thanh khoản của ngân hàng.
Mức độ ảnh hưởng CDDEP không nhiều đối với ROE cụ
thể trong giai đoạn 2009- 2010 CDDEP giảm từ 45.53% xuống
44.44% thì ROE tăng 14.06% lên tới 15.31%, giai đoạn 2010 2011 CDDEP tăng từ 44.44% lên 50.01% thì ROE giảm nhẹ từ

15.31% xuống 14.81%. Điều đó làm cho CDDEP và ROE có mối
quan hệ ngược chiều trong giai đoạn từ 2009- 2011. Nhưng trong
giai đoạn 2011- 2013 CDDEP và ROE có tác động cùng chiều
nhưng sự tác động này rất yếu cụ thể giai đoạn 2012- 2013
CDDEP giảm từ 45% xuống còn 27.18% trong khi đó ROE giảm
nhẹ từ 8.14% xuống 7.53%.
Từ những phân tích trên nhóm tác giả thấy rằng CDDEP
vừa có tác động cùng chiều vừa có tác động ngược chiều đến hiệu
quả hoạt động (ROE) nhưng tác động ngược chiều lại nhiều hơn.
Điều này hoàn toàn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay khi các
ngân hàng đang khó khăn trong việc cho vay cũng như giảm bớt
lượng tiền gửi để cân đối Nợ- Có.

3.1.3 Tỷ lệ dƣ nợ tín dụng và chứng khoán kinh doanh,
chứng khoán đầu tƣ trên tổng tài sản.

Biểu đồ 3. Biểu đồ thể hiện tình hình Tỷ lệ tổng dƣ nợ tín
dụng,CK kinh doanh, CK sẵn sàng để bán trên tổng tài sản
(INVSTA) và hiệu quả hoạt động (ROE) các NHTM Việt Nam
giai đoạn 2009 – 2013
(Nguồn:Nhóm tác giả tự tổng hợp từ BCTC các NHTM Việt Nam)
Qua biểu đồ trên ta thấy, INVSTA tăng trưởng trong giai
đoạn 2010 - 2013. Trong khi đó ROE của các NHTM có xu hướng
giảm từ năm 2010 đến năm 2013 ( 7.53%). Điều này cho thấy sự
tăng trưởng mạnh của INVSTA làm ảnh hưởng xấu đến hiệu quả
hoạt động của ngân hàng. Nguyên nhân là do việc giảm lãi suất
của các NHTM đã khiến cho khách hàng rút vốn để đầu tư vào
thị trường chứng khoán. Tín dụng được xem là tài sản có tính
thanh khoản thấp và rủi ro cao do vậy việc chỉ số INVSTA tăng
đồng nghĩa với việc ngân hàng có tính thanh khoản giảm, hiệu quả

hoạt động kém.
3.1.4 Tỷ lệ tổng dƣ nợ tín dụng, chứng khoán kinh
doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi

Biểu đồ 4. Biểu đồ thể hiện tình hình Tỷ lệ tổng dƣ
nợ tín dụng, CKKD, CKSSĐB trên tổng tiền gửi của KH
(INVSDEP) và hiệu quả hoạt động (ROE) các NHTM Việt
Nam giai đoạn 2009 – 2013
(Nguồn: Nhóm tác giả tự tổng hợp từ BCTC các NHTM Việt Nam)
 Qua biểu đồ trên ta dễ dàng thấy được INVSDEP và
ROE có sự tương quan cùng chiều nhưng sự tương quan này là
không lớn, điều này thể hiện rõ ở giai đoạn 2009 - 2010
INVSDEP có tốc độ tăng trưởng tăng 16.34% trong khi đó ROE
chỉ tăng nhẹ từ 14.06% lên 15.31% (tăng 1.25%). Đặc biệt ROE
và INVSDEP có xu hướng giảm trong giai đoạn 2010 - 2013 do
tình hình tài chính thế giới cũng như Việt Nam khó khăn đã khiến
cho nhiều doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất kiểm soát thu chi, điều đó đã tác động một cách trực tiếp đến hiệu quả hoạt động
cũng như hoạt động cho vay của NHTM.


3.2 Kết quả nghiên cứu thực tế.
Bảng 1: Bảng thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên
cứu

(Nguồn: Trích từ kết quả chạy Eviews 6. 0 theo phụ lục 3)

(Nguồn: Kết quả chạy eviews 8.0 theo phụ lục 2)
:
Từ bảng 1, ta có thể thấy biến phụ thuộc ROE của các NHTM
Việt Nam ở mức trung bình (Mean) là 0.133599, thấp nhất

(Minimum) là 0.041674 và cao nhất (Maximum) là 0.291200, biến
này không có phân phối chuẩn vì giá trị kiểm định Jarque- Bera
13.34773 khá cao. Độ lệch chuẩn của ROE là 0.063668 (tương
đương 6.37%) và phân phối chuẩn này hơi bị lệch sang trái. Các
biến như : CDTA, CDDEP, INVSTA, INVSDEP lần lượt có giá
trị trung bình (Mean) là 0.276825, 0.477978, 0.603431, 1.228661
đồng thời chênh lệch giữa giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất cũng
khá lớn
Bảng 2: Ma trận tƣơng quan giữa các biến trong mô hình
nghiên cứu

 Kết quả nhận được cho thấy mức ý nghĩa Prob (F-statistic)
rất nhỏ 0.00 < 0.05 nên mô hình có phù hợp ở mức ý nghĩa 1% và
hệ số xác định R2 = 0.559247 (hay R2 hiệu chỉnh = 0.559247)
chứng minh cho sự phù hợp của mô hình. Nghĩa là mô hình hồi
quy tuyến tính được xây dựng phù hợp với tập dữ liệu 55.92%.
Nói cách khác khoảng 55.92% sự khác biệt của biến phụ thuộc có
thể giải thích bởi sự khác biệt của biến độc lập.
 Để xem mô hình có phương sai sai số thay đổi hay không,
tác giả đã sử dụng kiểm định WHITE để kiểm tra và kết quả cho
thấy Probability = 0.8336 > 0.05 nên kết luận mô hình không có
phương sai sai số thay đổi. Đồng thời tác giả dùng mô hình hồi
quy phụ kiểm tra và mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Nguồn: Kết quả chạy Eviews 6.0 của tác giả theo phụ lục 4.

(Nguồn: Nhóm tác giả trích từ chạy Eviews 8.0)
Ma trận thể hiện mối tương quan giữa biến ROE (biến phụ
thuộc) với các biến độc lập CDTA; CDDEP; INVSTA; INVSDEP
và sự tương quan giữa các biến với nhau. Hệ số tương quan giữa

các biến đều lớn, riêng thành phần CDDEP, INVSTA có hệ số
tương quan thấp âm chứng tỏ chúng có tác động ngược chiều đến
ROE. Nhìn vào ma trận thấy các hệ số tương quan giữa các biến
độc lập trong mô hình là khá thấp và mô hình này có R2 cao thể
hiện mức độ giải thích của các biến cao. Như vậy, không có hiện
tượng đa cộng tuyến trong mô hình, vì vậy nghiên cứu này của
nhóm tác giả giữ nguyên các biến để phân tích tác động của biến
độc lập đến biến phụ thuộc (ROE).
Bảng 3: Breusch- Godfrey nối tiếp kiểm tra tƣơng
quan LM

Thống kê F
Obs*R

2

2. 456155

Xác suất

0. 0663

7. 404435

Xác suất

0. 0601

Nguồn: trích từ kết quả chạy Eviews của nhóm tác giả
Bảng 4. Kết quả theo mô hình OLS


 Hệ số hồi quy mang dấu dương thể hiện các yếu tố trong
mô hình hồi quy trên ảnh hưởng tỷ lệ thuận chiều đến ROE và
mang dấu âm thể hiện ảnh hưởng ngược chiều đến ROE.
4. BÀN LUẬN
Nghiên cứu này tác giả tập trung vào thực trạng tác động của thanh
khoản đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam nhằm đưa ra
những điểm mạnh, điểm yếu của hệ thống NHTM Việt nam. Qua đó nêu
ra giải pháp phù hợp.
4.1 Một số vấn đề đặt ra đối với thanh khoản của các NHTM Việt
Nam hiện nay:
Các NHTM đang đối mặt với khó khăn trong hoạt động huy
động và cho vay, điều này dẫn đến việc đáp ứng nhu cầu vay vốn
của các doanh nghiệp rất hạn chế, với trên 90% tỷ trọng vốn của
ngân hàng hiện nay là nguồn vốn ngắn hạn, gây khó khăn cho các
ngân hàng thương mại trong việc bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn
huy động vốn bình quân có xu hướng rút ngắn trong khi kỳ hạn
cho vay bình quân dài, điều này khiến các doanh nghiệp lâm vào
tình trạng chung là sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn .
Đây là một quả bom nổ chậm rất nguy hiểm trong hoạt động tín
dụng. Khi rủi ro xảy ra sẽ kéo theo nợ xấu tăng nhanh, điều này


làm cho ngân hàng có khả năng mất khả năng thanh toán đối với
các khoản tiền gửi ngắn hạn hay tính thanh khoản của NHTM có
chiều hướng xấu đi. Vì vậy bên cạnh thiết lập một hệ thống quản
trị rủi ro hiệu quả, các NH cần phát triển thêm các sản phẩm dịch
vụ NH, tăng cường hoạt động cho vay để kích cầu cũng như nâng
cao tính thanh khoản NHTM hiện nay.
4.2 Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động

trong mối quan hệ với thanh khoản của các NHTM Việt Nam.
 Xác định mục tiêu nâng cao tính thanh khoản của
NHTM và tác động của nó:
Từ kết quả mô hình cũng như các nghiên cứu thực
nghiệm, nhóm tác giả nhận thấy rằng việc để nâng cao thanh
khoản và tác động của nó đến hiệu quả hoạt động thì các NHTM
cần tác động đến Trạng thái tiền mặt (CDTA); tỷ lệ tiền mặt, tiền
gửi NHTM, tiền gửi TCTD trên Tổng tiền gửi (CDDEP); cấu trúc
dư nợ tín dụng, chứng khoán kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng
để bán trên tổng tài sản; cấu trúc dư nợ tín dụng, chứng khoán
kinh doanh, chứng khoán sẵn sàng để bán trên tổng tiền gửi để
nâng cao hiệu quả hoạt động.
 Nâng cao tác dụng của Trạng thái tiền mặt (CDTA) đối
với hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam:
 Theo kết quả nghiên cứu ở chương 4, nhóm tác giả nhận
thấy rằng nhân tố CDTA (Trạng thái tiền mặt ) có tương quan
thuận với hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam nghĩa là có tác
động tích cực làm tăng ROE (Hiệu quả hoạt động). Đồng thời đây
cũng chính là nhân tố có tác động mạnh nhất đến hiệu quả hoạt
động. Chính từ những nghiên cứu trên tác giả đã đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao CDTA và sử dụng nó một cách hợp lý hơn. Phần
lớn, tính thanh khoản các ngân hàng hình thành ở khả năng duy trì
tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác.
Từ đó ta cần phải xây dựng trạng thái tiền mặt hợp lý để gia
tăng lợi nhuận cho ngân hàng cũng như đảm bảo hoạt động ngân
hàng được ổn định hơn.Thực tế được chứng minh từ năm 2009
đến 2013 trạng thái tiền mặt bình quân của các ngân hàng lần lượt
24.31%; 24.73%; 24.46%; 22.51%, 15.95%. Những ngân hàng có
trạng thái tiền mặt trên mức bình quân sẽ làm cho tỷ suất sinh lợi
trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng cao hơn. Ngược lại, các ngân

hàng có trạng thái tiền mặt thấp hơn mức trung bình sẽ mất đi cơ
hội gia tăng lợi nhuận hay ROE sẽ thấp.
 Từ những nhận xét trên, có thể kết luận trong hoạt động
kinh doanh của từng ngân hàng cần duy trì một trạng thái tiền mặt
hợp lý, phù hợp với chính sách của NHNN cũng như đáp ứng nhu
cầu từng thời kỳ để giúp cho hoạt động của ngân hàng ổn định,
mang tính bền vững hơn. Để xác định trạng thái tiền mặt tối ưu
phụ thuộc rất lớn vào khả năng quan sát, nhận định của người lãnh
đạo. Khi chưa đạt mức tối ưu thì ngân hàng sẽ có tình hình thanh
khoản ổn định, lợi nhuận mang về sẽ cao lên. Nhưng nếu lạm
dụng quá mức hay trạng thái tiền mặt vượt qua ngưỡng tối ưu thì
nguy cơ rủi ro thanh khoản ngày càng cao, hiệu quả hoạt động, từ
đó cũng bị giảm sút kéo theo những hệ quả khôn lường.
 Hạn chế tỷ lệ tổng tiền mặt, tiền gửi NHTM, Tiền gửi
TCTD trên Tổng tiền gửi (CDDEP) trong tình hình khó khăn
hiện nay:
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì tỷ lệ Tiền mặt,
tiền gửi NHTW, Tiền gửi TCTD trên Tiền gửi của khách hàng
(CDDEP) có tương quan nghịch với hiệu quả hoạt động của ngân
hàng (ROE) nghĩa là khi CDDEP càng cao thì hiệu quả hoạt động
của ngân hàng càng giảm. Điều này hoàn toàn phù hợp khi tốc độ
tăng tiền mặt, tiền gửi NHTW, Tiền gửi TCTD nhanh hơn tốc độ
tăng của Tiền gửi của khách hàng sẽ khiền cho việc cân đối
“Nợ”,”Có” trở nên khó khăn, ngân hàng có nguy cơ gặp nhiều rủi
ro thanh khoản và điều này sẽ khiến cho hiệu quả hoạt động không
cao. Vì vậy kết hợp thực tiễn, các nghiên cứu đã nêu ở chương 2
cũng như kết quả nghiên cứu thực nghiệm mà tác giả đã đề ra giải
pháp là cần đưa ra các chính sách sao cho tốc độ tăng trưởng tiền
gửi khách hàng nhanh hơn tốc độ tăng trưởng Tiền mặt, tiền gửi
NHTM, Tiền gửi TCTD để CDDEP giảm hay hiệu quả hoạt động

của ngân hàng sẽ tăng lên.
 Tiếp tục nâng cao cấu trúc Tổng dư nợ tín dụng, CK
kinh doanh, CK sẵn sàng để bán trên Tổng tiền gửi khách hàng
(INVSDEP) một cách hợp lý:

 Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì tỷ lệ tổng Dư nợ
tín dụng, CK kinh doanh, CK sẵn sàng để bán trên Tổng tiền gửi
khách hàng (INVSDEP) có tương quan thuận với hiệu quả hoạt
động của ngân hàng nghĩa là khi INVSDEP càng tăng thì hiệu quả
hoạt động của ngân hàng càng tăng.
 Phần lớn tài sản sinh lời của các ngân hàng hình
thành từ tiền mặt, tiền gửi NHNN, tiền gửi TCTD khác. Ngân
hàng cần có những chính sách về lãi suất nhằm duy trì tiền gửi của
khách hàng ở mức độ phù hợp để làm cơ sở cho việc thúc đẩy hoạt
động tín dụng và đầu tư vào các tài sản có tính thanh khoản cao
hơn, đề ra một tỷ lệ phù hợp giữa huy động và cho vay. Bên cạnh
đó, ngân hàng cần huy động các nguồn vốn ngắn hạn để dễ dàng
điều chỉnh lãi suất tiền gửi tương ứng với lãi suất cho vay trong
tình hình khó khăn hiện nay, nhằm nâng cao tính thanh khoản
cũng như giảm bớt chi phí lãi tiền gửi phải trả cho khách hàng
hàng tháng. Đồng thời, ngân hàng cần đa dạng hóa khách hàng
cho vay, hạn chế các món vay tập trung vào một khách hàng hay
một ngành nghề nhất định nhằm hạn chế rủi ro trong danh mục
cho vay. Từ đó ta cần phải xây dựng cấu trúc hợp lý giúp ngân
hàng có cơ hội gia tăng thêm lợi nhuận.
 Giảm tỷ lệ Tổng dư nợ tín dụng, chứng khoán kinh
doanh, chứng khoán sẵn sang để bán trên Tổng tài sản
(INVSTA) trong tình hình khó khăn hiện nay:
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả thì Tỷ lệ Dư nợ tín
dụng, CK kinh doanh,CK sẵn sàng để bán trên tổng tài sản

(INVSTA) có tương quan ngược chiều với hiệu quả hoạt động của
các NHTM nghĩa là khi INVSTA càng thấp thì hiệu quả hoạt động
các NHTM càng tăng.
Ngân hàng cần thúc đẩy hoạt động tín dụng và đầu tư
phù hợp với quy mô và nguồn của từng đơn vị. Cần ra những quy
định chặt chẽ về đối tượng, hạn mức vay, thời gian vay phù hợp
với chính sách tín dụng của từng ngân hàng, đảm bảo thực hiện
đúng chủ trương của NHNN để ra theo từng thời kỳ, sử dụng
nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả sao cho tỷ lệ Dự Nợ tín dụng,
CK kinh doanh, CK sẵn sàng để bán trên tổng tài sản thấp nhất có
thể để tăng hiệu quả hoạt động của NHTM.
 Quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vốn và công cụ thanh
toán:
 Để tăng cường tác động của thanh khoản đến hiệu quả
hoạt động của các NHTM một cách nhanh chóng thì quy định về
tỷ lệ dự trữ bắt buộc, vốn và công cụ thanh toán cụ thể như sau :
 Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm hỗ trợ thanh khoản
cho các ngân hàng, chống bùng nổ cho vay tại ngân hàng yếu.
Đồng thời điều chỉnh hệ số an toàn vốn cần đáp ứng được các qui
định tại hiệp định BASEL I hoặc BASEL II: Hệ số vốn cho các
ngân hàng hoạt động quốc tế thấp nhất là 4% đối với vốn sơ cấp
và 8% đối với tổng vốn (vốn sơ cấp + vốn thứ cấp) nhằm giúp
ngân hàng bảo vệ ngân hàng phòng tránh rủi ro thanh khoản.
 Khuyến khích các ngân hàng có qui mô vừa và nhỏ
mở rộng qui mô và hoạt động hiệu quả hơn để nâng cao tầm ảnh
hưởng cũng như khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác
trong khu vực,khả năng huy động lượng tiền trôi nổi trong dân sẽ
cao hơn.
 NHTW cần có những công cụ thanh tra về tình hình
thực hiện các quy định đã đề ra như thường xuyên kiểm tra tình

hình dự trữ bắt buộc, giám sát tình hình thực hiện cũng như cần có
cơ quan tư vấn cho các NHTM thực hiện và đảm bảo tiến độ thực
hiện chính sách hợp lý. Tăng cường đội ngũ thanh tra, giám sát để
đảm bảo tính thanh khoản cho hệ thống ngân hàng nói chung và
NHTM nói riêng.
 Tăng cường hệ thống kế toán, công khai thông tin và
hoàn hiện hệ thống pháp lý:
 Cụ thể hóa những hướng dẫn về dự phòng nhằm giúp các
đơn vị dự phòng đầy đủ. Đồng thời phân loại tài sản một cách chặt
chẽ sẽ giảm thời gian trì hoãn công nhận các khoản nợ xấu,
khuyến khích NH dự phòng đầy đủ hơn để giảm thiểu tổn thất do
các khoản nợ xấu gây ra.
 Công khai thông tin cơ bản về hoạt động ngân hàng, thu
nhập , cân đối kế toán cần được minh bạch, mở rộng theo tiến
trình hòa hợp nhằm giúp các chủ nợ ngân hàng , nhà đầu tư có
được bức tranh tổng thể về hoạt động của NH, vốn, tài sản, dự
phòng đối với các khoản vay cũng như hỗ trợ đắt lực trong việc
giám sát tuân thủ, phát hiện sai phạm, từ đó tạo niềm tin cho


khách hàng cũng như giảm thiểu rủi ro trong hoạt động của
NHTM.
 Cơ sở pháp lý cần tập trung vào việc nâng cao quyền hạn
của cơ quan thanh tra. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các quy
định về hoạt động NH, cơ chế chính sách về kiểm soát, sửa đổi bổ
sung Luật Ngân hàng Nhà nước, luật các tổ chức tín dụng phù hợp
nhằm hạn chế rủi ro đối với chủ sở hữu ngân hàng. Song song với
việc sử dụng mô hình kiểm soát nội bộ tại ngân hàng thì các
NHTM cần thường xuyên kết hợp với NHNN để thanh tra, kiểm
tra thường xuyên tình hình tài chính để từ đó đề ra những giải

pháp kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
5. LỜI CẢM ƠN.
Trong 4 tháng thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, chúng em đã
nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên của gia đình, bạn bè và người
thân, được sự hướng dẫn tân tình của giáo viên hướng dẫn cũng như các
anh (chị) đang công tác tại NH Sài Gòn Thương Tín , PGD An Sương,
Chi nhánh quận 12, HCM và NH TMCP Kỹ Thương Việt Nam, CN
Đồng Nai để hoàn thành được luận văn nghiên cứu khoa học như hiện tại.
Chúng em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Thùy Linh,
người đã theo sát, tận tình chỉ bảo và hướng dẫn chúng em thực hiện đề tài
này. Cám ơn cô đã giúp chúng em định hướng, giải quyết những thắc mắc
và gợi mở những vướng mắc cho chúng em hoàn thành được đề tài
nghiên cứu này.

.6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bảng cân đối kế toán của các NHTM Việt Nam.

[*]Nguyễn Tiến Việt, Võ Thị Vân Anh, 10TC118, Khoa Tài Chính Ngân
Hàng, Đại Học Lạc Hồng.

TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Nguyễn Tiến Việt, năm sinh 1991, Biên hòa,
Đồng Nai. Hiện anh đang là sinh viên lớp
10TC118, trường ĐH Lạc Hồng, Đồng Nai.
Email:

Võ Thị Vân Anh, năm sinh 1992, Phú Giáo,
Bình Dương. Hiện đang là sinh viên lớp
10TC118,trường ĐH Lạc Hồng, Đồng Nai.
Email:




×