Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

một số điển tích điển cố và thành ngữ thường gặp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (366.2 KB, 71 trang )

Điển tích, cách gọi khác là điển cố, là những chuyện, tích xưa. Những câu chuyện
này xoay quanh các tấm gương đạo đức, anh hùng,… mang tính triết lý nhân văn.

1

bố quần kinh thoa
Vải hay những đồ dệt bằng gai bằng sợi bông gọi là bố.
Kinh là một loại cây mọc từ bụi, rải rác ở đồng áng làm lấp cả lối đi, cành
gốc cứng rắn.(*)
Thoa, cách gọi khác ít dùng hơn là sai, là một dạng trâm cài tóc của phụ nữ
xưa.
Thành ngữ này dùng để chỉ hình tượng người con gái có phẩm hạnh tốt,
người vợ hiền.
Xuất xứ từ việc Mạnh thị đổi y phục vải sợi bông thô và cài tóc bằng cành
kinh mà có cụm “bố quần kinh thoa”. Cùng từ đó mà đời sau gọi vợ là kinh,
như 荊室 kinh thất là nhà tôi, 拙荊 chuyết kinh ý nói người vợ vụng dại của
tôi,….
Trong tác phẩm Đoạn trường tân thanh, Nguyễn Du đã dùng từ “bố kinh”
là rút gọn từ cụm này. Từ này được dùng trong hai đoạn:
Ðoạn Kiều khuyên Kim Trọng, khi chàng “xem trong âu yếm có chiều lả
lơi”.
Vẻ chi một đóa yêu đào
Buồng hồng chi dám ngăn rào chim xanh
Ðã cho vào bậc bố kinh
Ðạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu
Ra tuồng trên bộc trong dâu
Thì con người ấy ai cầu làm chi
(câu 503 đến 508)
Và, sau 15 năm lưu lạc “ong qua bướm lại“, Kiều được sum họp gia đình.
Kim Trọng xin Kiều được cùng nàng kết duyên chồng vợ để bù lại mối tình
xưa đã thề nguyền bị dang dở. Kiều từ chối, có câu:




Thiếp từ ngộ biến đến giờ
Ong qua bướm lại đã thừa xấu xa
Bấy chầy gió táp mưa sa
Mấy trăng cũng khuyết mấy hoa cũng tàn
Còn chi là cái hồng nhan
Ðã xong thân thế còn toan nỗi nào?
Nghĩ mình chẳng hổ mình sao
Dám đem trần cấu dự vào bố kinh!
2

cử án tề mi
Cử là cất lên, giơ lên, nhấc lên.
Án là cái bàn, cũng chỉ cái mâm. Trong tích này dùng nghĩa thứ hai.
Tề là ngang với, đều với cái gì đó.
Mi là chân mày.
Dịch: Nâng mâm ngang mày
Câu thành ngữ này có ý chỉ người vợ thương yêu chồng, hoặc vợ chồng
cùng tôn trọng và thương yêu lẫn nhau
Xuất xứ: từ cuốn “Đông Hán Quan ký – truyện Lương Hồng”
Đời Hậu Hán (25-219), ở đất Giang Nam có một chàng hàn sĩ tên Lương
Hồng. Nhà nghèo, Lương Hồng ở trong túp lều tranh vách đất. Họ Lương
chăm học; trọng liêm sĩ, khí tiết; giữ đạo thanh bần cao đẹp. Đức hạnh, tài
năng của chàng được người khâm phục, nổi tiếng khắp nơi.
Có nhà hào phú mến tài đức của Lương, một hôm đem tặng Lương hai bao
trà hái ở núi Vũ Di, một ngọn núi chuyên mọc giống trà ngon nhất ở Trung
Hoa. Mặc dù người tặng hết sức nài nỉ nhưng Lương vẫn một mực từ chối.
Lần thứ hai, nhà hào phú lại đến viếng. Lần này tỏ ra là người giữ lễ đãi sĩ
trọng hiền hơn, nên buộc ngựa từ ngoài xa, đi giày cỏ vào nhà. Gặp giữa

lúc Lương đương ngồi trong nhà đọc sách, nhà hào phú không dám kinh
động, đứng ngoài từ giờ Ngọ đến giờ Mùi, chờ Lương đọc sách xong bấy
giờ mới vào nhà. Ðoạn kính cẩn biếu Lương, cũng một gói trà nữa. Lương
Hồng niềm nở đón tiếp nhưng vẫn từ chối nhận trà.
Lương nói: ” Tôi nhà nghèo được Ngài đến thăm là quý, lựa còn phải tặng


trà. Vả, chỗ thanh khí yêu nhau vì tình, trọng nhau vì đức, nếu đem lễ vật
tặng nhau e rằng làm cách tình thân nhau mà thôi. Vậy, xin ngài vui lòng
giữ lại vật tặng.”
Nhà hào phú không biết làm cách nào cho Lương Hồng nhận lấy, lòng càng
kính phục, đành phải đem trà về. Thực ra, vì mến tài trọng đức của Lương,
nhà phú hào mượn tiếng biếu trà nhưng đã cho vàng nén để vào trong, bí
mật giúp đỡ.
Ở cùng địa phương có nhà họ Mạnh vốn dòng nho gia giàu có nhất vùng.
Tiểu thư Mạnh gia tính nết đoan trang đức hạnh, đương độ kén chồng.
Nhiều người dạm hỏi, nàng trả lời rằng chỉ có người hiền đức như Lương
Hồng mới xứng đáng là chồng.
Thấy nhà họ Mạnh đạo đức, Lương Hồng thuận cùng Mạnh tiểu thư kết
nghĩa vợ chồng.
Khi làm lễ thành hôn, nàng Mạnh mặc xiêm y lộng lẫy, trang sức toàn vàng
ngọc cốt làm tăng vẻ đẹp để làm vừa ý chồng. Lương Hồng thấy vợ như thế
không bằng lòng cũng không nói gì, nhưng qua bảy ngày đêm mà chàng
chưa chịu làm lễ giao bôi hợp cẩn. Nàng lấy làm lạ, kiểm điểm lại lời nói cử
chỉ của mình không tỏ vẻ gì vô lễ. Nghĩ mãi, nàng ngờ rằng vì nàng trang
sức lộng lẫy mà chồng không bằng lòng chăng. Nàng liền trút bỏ lớp áo
quần tốt đẹp, đồ trang sức ngọc vàng, để mặc y phục vải sợi bông, lấy cành
kinh cài tóc thay cho thoa ra hầu chồng. Thấy vợ như thế, Lương Hồng vui
vẻ nói:
“Đây mới chính là vợ của ta. Hồng này không màng danh lợi, không ham

của bạc vàng. Hồng chỉ muốn cùng vợ cày ruộng, trồng lúa, dệt lấy vải, sinh
sống trong cảnh nghèo mà lúc nào cũng giữ tròn khí tiết, đạo đức, vợ lúc
nào cũng kính trọng chồng và chồng lúc nào cũng nể yêu vợ.”
Lương Hồng mới đặt tên cho nàng là Mạnh Quang. Về sau, hai vợ chồng
dọn lên núi Bá Lăng làm đồng áng và dệt vải, khi nhàn rỗi thì đọc sách, viết
văn chương hoặc đàn hát.


Ít lâu sau, hai vợ chồng nổi tiếng khắp vùng. Hai người đổi họ tên dọn đến
sống ở vùng Tề Lỗ. Sau đó, lại ra vùng Ngô Trung thuê một căn nhà của
phú ông Cao Bá Thông để ở. Lương Hồng hàng ngày đi xay thóc, cày
ruộng, Mạnh Quang thì ở nhà xe sợi dệt vải.
Mỗi khi Lương Hồng đi làm về, nàng Mạnh Quang đều bưng mâm cơm cung
kính mời chồng, nàng không ngước mắt nhìn lên mà mỗi lần đều nâng mâm
cơm cao ngang mày, Lương Hồng cũng rất lễ phép đưa hai tay đỡ lấy mâm
cơm. Sau khi Lương Hồng mất, nàng Mạnh Quang mới đưa con trai về sống
ở quê ngoại.
Cổ ngữ Trung Hoa nhân đó có câu:
舉案齊眉,梁鴻得孟光之賢。
“Cử án tề mi, Lương Hồng đắc Mạnh Quang chi hiền.”
“Lương Hồng được vợ hiền Mạnh Quang cung kính dâng mâm ngang
mày.”
Trên cửa phòng của nhà trai buổi tân hôn, người ta thường dán câu liễn đỏ
4 chữ “Cử án tề mi” để chúc chàng có vợ hiền đức như nàng Mạnh Quang.
Trong tác phẩm “Nhị độ mai”, tác giả Vô danh, đoạn diễn tả cảnh Hoài
Nguyên đi cống Hồ có làm bài thơ tặng tình nhân là Mai Lương Ngọc lúc
chia ly, có câu:
Ngang mày Mạnh thị chưa nâng án,
Thấy mặt Chiêu Quân đã mất tranh.
Mạnh Quang cũng được tương truyền là một trong ngũ xú Trung Hoa (năm

người phụ nữ cực kỳ xấu nhưng nổi danh về phẩm hạnh và tài năng, được
sử sách Trung Quốc ghi chép lại).
3

sư tử hà đông
Hà Đông không phải là tỉnh Hà Đông cũ của Việt Nam mà là một địa danh


của Trung Quốc
Câu thành ngữ này ám chỉ người phụ nữ không chỉ hung dữ mà còn có tính
ghen tuông. Trong văn học Việt Nam, những người phụ nữ như vậy thường
được ví von như Hoạn Thư của Truyện Kiều.

Thành ngữ trên xuất phát từ một bài thơ Tô Đông Pha, nhà văn, nhà thơ nổi
tiếng thời Tống viết tặng bạn
Bạn ông là người Vĩnh Gia, họ Trần tên Tháo, tự Quý Thường, hiệu Long
Khâu cư sĩ, còn được gọi là Phương Sơn Tử. Khi còn trẻ, Trần Quý Thường
thích việc kiếm cung, mỹ tửu và bằng hữu. Quá nửa đời người, công danh
không thành toại, ông lui về sống ẩn dật, chuyên tâm về bút pháp và đạo
Phật. Vợ của Trần Quý Thường là Liễu thị, tính tình hung dữ, thiếu nhã
nhặn
Dẫn giải thứ nhất:
Mỗi lần mở yến tiệc mời khách, nếu có ca kỹ đến hát xướng mua vui, Liễu
thị lại viện cớ quát tháo om sòm để đuổi khách. Một lần, Trần Quý Thường
hoảng hốt làm rơi gậy, Tô Đông Pha nhân đó làm bài thơ sau để đùa bạn.

Thùy tự Long Khâu cư sĩ hiền
Đàm Không thuyết hữu dạ bất miên
Hốt văn Hà Đông sư tử hống
Trụ tượng lạ thủ tâm mang nhiên

Dịch thơ:
Ai hiền bằng cư sĩ Long Khâu
Đàm Không thuyết đọc suốt đêm thâu
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Kinh hoàng bỏ gậy rớt nơi đâu
Dẫn giải thứ hai:
Trần Quý Thường quá say mê Phật học nên ít quan tâm đến vợ con. Liễu thị


lấy làm phiền lòng nên thường hay quát mắng chồng, bất kể trước mặt bạn
bè không chút nể nang.
Trong những tháng ngày cơ cực khi bị lưu đày ở Hoàng Châu, Tô Đông Pha
có làm một bài thơ dài gửi Trần Quý Thường để cười cho cái thân phận khổ
lụy của hai người bạn thân. Bài thơ được mở đầu với những câu sau :
Đông Pha tiên sinh vô nhất tiền
Thập niên gia hỏa thiêu phàm duyên
Hoàng kim khả thành hà khả tắc
Chỉ hữu sương bính vô do huyền
Long Khâu cư sĩ diệc khả liên
Đàm Không thuyết Hữu dạ bất miên
Hốt văn sư tử Hà Đông hống
Trụ trượng lạc thủ tâm mang nhiên
Đông Pha tiên sinh không một tiền
Mười năm đèn lửa xin hai bên
Hoàng kim làm được sông lấp được
Chỉ có tóc sương không chịu đen
Long Khâu cư sĩ cũng vô duyên
Bàn Không bàn Hữu thức suốt đêm
Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống
Hốt hoảng tâm thần rơi gậy thiền

…..Một cách khôi hài đầy triết lý. Đông Pha tiên sinh có tài tạo vàng, lấp
sông, nhưng không giữ được nét thanh xuân trên mái tóc. Long Khâu cư sĩ
luôn bàn luận về đạo lý thượng thừa, nhưng để hồn siêu phách lạc khi nghe
tiếng sư tử Hà Đông rống, đến nỗi làm rơi thiền trượng.
Tuy nhiên, Tô Đông Pha dùng “Hà Đông” để ám chỉ Liễu thị dựa trên một
câu thơ của Đỗ Phủ thuộc đời Đường
“Hà Đông nữ nhi thân tính Liễu”
“Sư tử hống” có nhiều cách diễn giải khác nhau :


(1) Trong kinh Phật, sư tử là chúa tể sơn lâm, tiếng rống làm khiếp đảm
muôn thú, để vừa chỉ tánh hung tợn của Liễu Thị vừa chỉ Quý Thường là tín
đồ Phật giáo.
(2) Giọng thuyết pháp của Phật tổ, âm thanh uy nghiêm làm chấn động thế
giới.
(3) Xưa, một số kinh sách nhà Phật bên Trung Quốc, lấy hình đầu sư tử há
miệng rống làm phù hiệu. Đồng thời, cũng có một quyển kinh tên gọi “Liễu
nghĩa kinh”, dạy tánh hạnh cho nữ Phật tử. Kinh đó thường được gọi là “Sư
tử hống, Liễu nghĩa kinh”.
Tú Xương :
Hậu hạ đã cam phần cát lũy
Nhặt khoan còn ỏi tiếng Hà Đông
4

hưu thích tương quan
Hưu: trong câu thành ngữ này mang nghĩa “điều đáng mừng”
Thích: đối với hưu 休, “điều đáng lo ngại”
Tương: hai bên qua lại
Quan: vì thành ngữ có từ lâu đời nên dùng nghĩa cũ của từ “quan” là quan
hệ, mối quan hệ

Ý nghĩa: mừng hay lo do mối quan hệ
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Quốc ngữ – Chu ngữ hạ”
Thời Xuân Thu, Chu Tử – vua nước Tấn – khi còn trẻ do bị bài xích, nên
phải đến cư trú ở Lạc Dương, nước Chu. Chàng được đại phu (quan) nhà
Chu là Đan Tương Công rất coi trọng, mời đến nhà chơi và tiếp đãi rất tử
tế, sau đó còn sắp xếp việc làm cho chàng.


Chu Tử tuy còn trẻ, nhưng lại rất cẩn trọng và già dặn. Khi đi đứng vững
vàng, khi xem sách thì rất tập trung tinh thần, rất lễ phép khi nghe người ta
nói chuyện. Chàng thân thiện đối người, lời nói cũng rất trung hiếu nhân
nghĩa. Tuy sống tại nước Chu, nhưng chàng vẫn luôn luôn quan tâm đến
mọi tin tức của nước Tấn. Đan Tương Công cho rằng Chu Tử sau này tất
làm vua nước Tấn. Do đó, càng thêm quan tâm chàng hơn.
Về sau, Đan Tương Công ngã bệnh nặng, biết mình không còn sống được
bao lâu bèn gọi con đến bên giường dặn rằng:
“Chu Tử tuy sống ở nơi đất khách quê người nhưng vẫn luôn không quên và
lo lắng đến vận mệnh của Tổ quốc, phẩm hạnh và tài năng cũng rất xuất
sắc. Đạo đức của vua Tấn đương nhiệm tồi tệ, Chu Tử rất có khả năng về
nước lên ngôi. Sau khi cha mất, con nên chăm sóc chàng cho tốt”.
Sau khi cha qua đời, Đan Khoảnh Công làm đúng theo lời dặn của cha. Ít
lâu sau, nước Tấn quả nhiên xảy ra bạo loạn, nhà vua bị giết, các đại phu
nước Tấn bèn cử người sang Lạc Dương đón Chu Tử về nước lên ngôi vua.
5

khuynh quốc khuynh thành
Thời Hán Vũ Đế (140-87 trước Công Nguyên), có một người phường chèo
tên Lý Diên Niên múa hát rất giỏi. Được hầu trong nội điện, cung vi của
nhà vua, Lý Diên Niên
thường nghe được vua than thở:

– Trẫm lập đền Minh Quang, kén hai ngàn mỹ nhân ở vùng Yên Triệu. Nhỏ
nhất 15 tuổi, quá 30 tuổi sa thải cho lấy chồng. Thế mà, trong chốn dịch
đình đã có trên 10 ngàn mỹ nhân vẫn chưa thấy ai có nét đẹp vừa ý trẫm.
Thật là thiên hạ thiếu giai nhân tuyệt sắc.
Lý Diên Niên có một em gái sắc đẹp tuyệt trần, thường ra vào hầu hạ Bình
Dương công chúa. Một hôm, nhân dịp múa hát chầu Vũ Đế, Lý Diên Niên
hát bài Giai nhân ca.


佳人歌
北方有佳人,
絕世而獨立。
一顧傾人城,
再顧傾人國。
寧不知,傾城與傾國,
佳人難再得。
Phiên âm:
Bắc phương hữu giai nhân,
Tuyệt thế nhi độc lập.
Nhất cố khuynh nhân thành,
Tái cố khuynh nhân quốc.
Khởi bất tri, khuynh thành dữ khuynh quốc,
Giai nhân nan tái đắc.
Dịch:
Phương bắc có vị giai nhân
Xiết bao tuyệt sắc thế nhân sánh bằng?
Một lần ngoảnh lại xiêu thành,
Hai lần đến nước cũng đành ngả nghiêng.
Người ơi có hiểu cho chăng
Giai nhân như thế dễ đâu tương phùng?


Nghe hát, Hán Vũ Đế thở dài than:
– Thế gian lại có người đẹp đến thế chăng?
Bình Dương công chúa nhân đứng hầu bên cạnh nhà vua liền tâu:
– Diên Niên có người em gái đẹp tuyệt trần, còn hơn người trong bài hát ấy


nữa.
Nhà vua truyền người đẹp vào cung xem mặt. Người đến quả là một bậc giai
nhân tuyệt sắc, lại hát hay múa đẹp, làm cho nhà vua càng thêm mê mẩn,
liền thu nạp phong làm phu nhân. Từ ấy, nhà vua chỉ say sưa đắm đuối bên
nàng, không còn tha thiết đến một ai nữa. Năm sau, nàng hạ sinh được một
con trai.
Một hôm, nàng lâm bệnh nặng, Hán Vũ Đế đến tận giường bệnh thăm hỏi.
Nàng kéo chăn che kín mặt, tâu:
– Thiếp đau ốm từ lâu nên nay dung nhan tiều tụy, không dám đem cái nhan
sắc ủ dột tàn phai ra mắt đấng quân vương. Thiếp chỉ xin gửi lại nhà vua
một nhi tử còn thơ dại và mấy người anh em của thiếp.
Hán Đế ngậm ngùi bảo:
– Phu nhân nếu đã bệnh nặng không thể qua khỏi thì hãy để ta nhìn nàng
một lần nữa được không?
Nàng vẫn che kín mặt, từ chối:
– Theo lẽ quân thần, phu phụ, đàn bà mặt không sạch, không được ra mắt
phu quân. Thiếp xin Hoàng thượng tha thứ.
Nhà vua cố nài nỉ. Nàng vẫn thở dài úp mặt vào trong, không nói năng gì,
giữ chặt lấy chăn. Hán Vũ Đế tức giận, đứng phắt dậy ra về. Nhiều người sợ
nhà vua giận, nên có ý trách nàng. Nàng trả lời:
– Đàn bà là kẻ lấy nhan sắc thờ chồng. Nhan sắc kém, tình duyên sẽ phai
nhạt, và yêu thương cũng vậy. Hoàng thượng quyến luyến ta chỉ vì nhan sắc
xinh đẹp lúc khỏe mạnh. Nay ta ốm đau, nhan sắc suy kém, so với thiên hạ

ta là kẻ xấu xí. Nhìn thấy ta rồi, hoàng thượng chán ghét thì làm sao còn
tưởng nhớ đến ta mà ban ân huệ cho anh em ta nữa.


Sau đó nàng chết. Vua Vũ Đế chôn cất nàng rất hậu, lại truyền họa sĩ vẽ
hình nàng treo ở cung Cam Tuyền, phong cho anh em nàng quan tước cao.
Ngày tháng qua nhưng hình bóng người đẹp vẫn vương lại trước mắt. Mối
tình thương nhớ vẫn canh cánh bên lòng. Hán Vũ Đế không tìm thấy thú vui,
người đẹp nào bằng người đã khuất.
___________ .::. .::. .::. ___________
Đời nhà Đường (618-907), vua Đường Minh Hoàng dắt Dương Quý Phi
thưởng hoa mẫu đơn ở đình Cẩm Hương, sai người vời Lý Bạch đến, lệnh
dâng ngay ba bài “Thanh Bình điệu“. Lý còn say rượu nhưng cầm bút viết
luôn ba bài. Bài thứ ba có câu:
名花傾國兩相歡, 常得君王帶笑看。
Danh hoa khuynh quốc lưỡng tương hoan,
Thường đắc quân vương đới tiếu khan.
Nghĩa:
Danh hoa nghiêng nước sánh đôi vui,
Để xứng quân vương một nụ cười.
Chữ “khuynh quốc” để chỉ vẻ đẹp tuyệt với của Dương Quý Phi.
Trong “Đoạn trường tân thanh”, thi hào Nguyễn Du tả sắc đẹp nàng Kiều
cũng có câu:
Một hai nghiêng nước nghiêng thành,
Sắc đành đòi một, tài đành họa hai.
“Nghiêng nước, nghiêng thành” xuất xứ ở bài hát của Lý Diên Niên.
6

mai thê hạc tử



Mai : Cây mai, hoa mai
Thê : vợ
Hạc : chim hạc
Tử : con
Dịch nghĩa: lấy cây mai làm vợ, lấy chim hạc làm con.
Hoa mai và chim hạc là hai hình ảnh gợi lên nét thanh khiết, xuất trần nên
thường được liên tưởng đến tiên tử và cõi tiên trong nhiều nền văn hóa như
Nhật Bản, Trung Quốc và Việt Nam. Vì lẽ đó, câu thành ngữ này ám chỉ
người ở ẩn, mang khí chất cao khiết thoát tục.
Điển tích xưa:
Lâm Hòa Tịnh là ẩn sĩ đời Tống, tên Bô, tự Quân Phục. Ông mồ côi từ nhỏ,
rất chăm học và không màng công danh phú quý. Ông ở ẩn trong núi Cô
Sơn vùng Tây Hồ, 20 năm không bước chân đến thị thành. Ông làm thơ hay,
lại có tài về vẽ, và chữ viết cũng rất đẹp. Ông sống một mình, trồng mai và
nuôi hạc làm bạn.
Tích nay:
Có một người đàn ông thời nay ban đầu nghe qua câu “Mai thê hạc tử”
cũng chỉ hiểu đại khái. Một hôm, anh ta đang đi lang thang bên bờ sông thì
gặp một người đàn ông khác cũng đi lang thang mà dáng điệu còn buồn
hơn. Hai người làm quen nhau và người đàn ông đau khổ kia giảng giải câu
ấy bảo rằng chính mình cũng đang ở trong hoàn cảnh của Lâm Bô.
Anh chàng này vì ngấy gia đình đến tận cổ nên mới lên núi tu tiên. Người ấy
đoán thêm rằng:
“Hẳn Lâm Bô cũng vì có một cô vợ mang trên mình đủ bảy trọng tội là kiêu
căng, trụy lạc, hà tiện, tham lam, tham ăn, cuồng nộ và lười biếng(*), nên
mới bỏ đi “mai thê hạc tử” như thế. Cái thân tôi còn khổ hơn Lâm Bô là vì
ngoài bảy cái tội trọng kia, nàng lại còn xấu, đằng trước lép, đằng sau bẹp,
miệng cười một cái thì kê được vào cả bộ sa-lông, đôi tai khi nóng có thể
mượn quạt. Thế mà nàng cứ tưởng mình là Tây Thi nên cuộc sống khó chịu

vô cùng.”


Thấy người bạn mới quen u sầu quá, người đàn ông để cho anh ta đi “mai
thê hạc tử” một mình.
7

nhất cổ tác khí
“Cổ” là trống, cũng chỉ hành động đánh trống, cổ động, hoặc trống canh.
=> trống trận là bề gồm bộ cổ 鼓 ở trên và chữ bề 卑 ở dưới.
“Tác” là nhấc lên, như trong cụm “chấn tác tinh thần” 振 作 精 神 tức là
làm tinh thần phấn chấn lên
“Khí” có nhiều nghĩa, trong trường hợp này là tinh thần
Thời xưa, trước khi bước vào trận chiến, người ta nổi tiếng trống trận để cổ
vũ tinh thần chiến sĩ.
Dịch: Một hồi trống trận giúp phấn chấn tinh thần chiến sĩ
Hàm ý ban đầu: Khi bắt đầu chiến đấu, tinh thần binh sĩ rất hăng hái
Hàm ý biến thể thời nay: Nhân lúc tinh thần mọi người đang dâng cao thì
làm ngay cho xong việc. [Mang hàm ý khuyến khích]
Xuất xứ:
Tả truyện – Trang Công thập niên
Thời Xuân Thu, chiến tranh xảy ra liên miên. Năm 684 TCN, nước Tề khởi
binh tiến đánh nước Lỗ. Lỗ Trang Công dẫn quân ra Trường Chước để
quyết một trận tử chiến với quân Tề.
Nghe quân Tề nổi trống trận chuẩn bị tấn công, Lỗ Trang Công vừa định
dẫn quân nghênh chiến thì bị Tào Khoái ngăn lại. Tào Khoái cho rằng thời
cơ chưa đến, khuyên Lỗ Trang Công chờ đợi. Quân Tề không thấy quân Lỗ
có động tĩnh gì nên lại nổi trống trận. Tuy nhiên, Tào Khoái cho rằng thời
cơ vẫn chưa đến. Quân Tề vẫn thấy quân Lỗ án binh bất động lại nổi trống
trận lần thứ ba. Lúc này, Tào Khoái mới bảo Lỗ Trang Công:



“Thời cơ đã đến.”
Đoạn, tiếng trống trận của quân Lỗ nổi lên như mưa dồn gió dập. Đám
quân sĩ đang cố nén chờ đợi nay bùng lên như sóng cồn. Ngược lại, quân Tề
ba lần định tấn công nhưng không thành nên tinh thần quân sĩ đã bị tiêu
giảm. Thậm chí đã có người ngồi xuống nghỉ ngơi. Lúc này quân Lỗ lại đột
nhiên xuất kích, khiến quân Tề bị đánh cho một trận tơi bời.
Sau khi thắng trận, Lỗ Trang Công mới hỏi Tào Khoái vì sao lại phải đợi
quân Tề nổi trống trận ba lần rồi mới đánh. Tào Khoái trả lời rằng:
“Đánh trận phải nhờ vào tinh thần binh sĩ. Khi đánh trống trận lần thứ nhất
là lúc tinh thần binh sĩ hăng hái nhất. Đánh trống lần thứ hai thì tinh thần
binh sĩ đã bị tiêu giảm. Đến lần thứ ba thì dũng khí của binh lính đã hao
tận. Bấy giờ, binh lính của ta lao lên trong tiếng trống trận. Một đạo quân
hăng hái đánh một đạo quân đã uể oải mệt nhọc thì làm sao mà không
thắng.”
8

thủ nhi đại chi
Đại nghĩa là đổi.
Câu thành ngữ này ý chỉ người hoặc sự vật nào đó thay cho người hoặc sự
vật khác.
Xuất xứ:
“Sử ký – Hạng Vũ bản ky”
Câu thành ngữ này có xuất xứ từ “Sử ký – Hạng Vũ bản ky”.
Hạng Vũ còn gọi là Hạng Tịch, là một vị lãnh tụ nông dân khởi nghĩa nổi
tiếng trong những năm cuối triều nhà Tần. Hồi còn nhỏ không thích học
hành và cũng không thích luyện tập võ nghệ, nên thường bị ông chú là Hạng
Lương trách mắng. Nhưng Hạng Vũ lại trả lời rằng: “Học hành thì chỉ cần
biết viết tên mình là đủ rôi, còn luyện võ thì chẳng qua cũng chỉ chống đỡ



được một hai kẻ thù, chẳng bõ chút nào. Bản lĩnh mà cháu muốn học là có
thể chống đỡ với hàng vạn kẻ thù”. Hạng Lương thấy Hạng Vũ có chí lớn
như vậy mới khuyên cháu theo học binh pháp. Hạng Vũ nhận lời, nhưng chỉ
học được một thời gian thì bỏ không học nữa.
Về sau, Hạng Lương phạm tội giết người, để tránh bị quan phủ bắt liền dắt
theo Hạng Vũ chạy trốn sang Hội Khế. Năm 210 công nguyên, Tần Thủy
Hoàng đến thị sát Hội Khế, xa giá rầm rộ kéo dài đến mười dặm, khí thế oai
nghiêm hùng dũng. Bấy giờ, hai chú cháu Hạng Lương cũng đến xem cảnh
náo nhiệt. Hạng Vũ trong khi xem nghi trượng xa giá phô trương thanh thế
của Tần Thủy Hoàng, liền ngang nhiên chỉ vào đoàn người ngựa của Tần
Thủy Hoàng nói với Hạng Lương rằng: “Chú cũng có thể thay thế địa vị
của ông ta”. Hạng Lương nghe vậy cuống cuồng vội lấy tay bịt miệng Hạng
Vũ, không để anh nói thêm nữa kẻo chuốc vạ vào thân.
Nhưng Hạng Vũ quả thật không phải là hạng người tầm thường. Một năm
sau, Hạng Vũ và Hạng Lương cùng khởi binh ở Ngô Địa. Sau khi Hạng
Lương chết trận, Hạng Vũ thống lĩnh quân đội nước Sở, ngang dọc chinh
chiến và trở thành Tây Sở Bá Vương tiếng tăm lừng lẫy.
Hiện nay, người ta vẫn thường dùng câu thành ngữ “Thủ nhi đại chi” để chỉ
người hoặc sự vật nào đó thay thế người hoặc sự vật khác.
9

tri âm tri ky
Tri tức hiểu, nhận biết hay ghi nhớ. Trong trường hợp này lại mang nghĩa
bạn bè như trong cụm tri giao 知交.
Ky là “mình”, đối với “người”
Âm là âm thanh.
Như vậy, tri ky là người khác hiểu được mình, còn tri âm là hiểu được âm
thanh. Cụm “tri âm” là từ câu chuyện tình bạn giữa Bá Nha và Tử Kỳ.

Chuyện xảy ra thời Xuân Thu Chiến Quốc. Bá Nha họ Du tên Thụy, tuy là
người Sính Đô nước Sở (nay là phủ Kinh Châu, tỉnh Hồ Quảng), nhưng làm
quan cho nước Tấn, chức Thượng Đại Phu. Còn Tử Kỳ, họ Chung tên Huy,


nhà tại Tập Hiền Thôn, gần núi Mã Yên, ở cửa sông Hán Dương, là một
danh sĩ ẩn dật, báo hiếu cha mẹ tuổi già, làm nghề đốn củi.
Một hôm, Bá Nha phụng chỉ vua Tấn đi sứ qua Sính Đô nước Sở, vào triều
kiến vua Sở, trình quốc thư và giải bày tình giao hiếu giữa hai nước. Sau khi
xong việc, Bá Nha nhân dịp này đi thăm mộ phần tổ tiên, họ hàng, rồi mới
từ biệt vua Sở trở về nước Tấn.
Khi thuyền trở về đến cửa sông Hán Dương, nhằm đêm Trung Thu, trăng
sáng vằng vặc, phong cảnh hữu tình, Bá Nha cho lệnh cập thuyền dưới chân
núi Mã Yên để thưởng ngoạn. Cảm thấy hứng thú, muốn dạo chơi một vài
khúc đàn, Bá Nha liền sai quân hầu lấy chiếc lư ra, đốt hương trầm xông
cây dao cầm đặt trên án. Bá Nha trịnh trọng nâng đàn, so dây vặn trục, đặt
hết tâm hồn đàn lên một khúc réo rắt, âm thanh quyện vào khói trầm. Thế
nhưng khúc nhạc chưa dứt đàn bỗng đứt dây.
Bá Nha giựt mình tự nghĩ, dây đàn bỗng đứt thế nầy ắt có người nghe lén
tiếng đàn, bèn sai quân hầu lên bờ tìm xem có ai là người nghe đàn mà
không lộ mặt. Quân hầu lãnh lịnh lên bờ thì bỗng có người từ trên bờ lên
tiếng:
– Xin đại nhân chớ lấy làm lạ, tiểu dân là tiều phu kiếm củi về muộn, trộm
nghe được khúc đàn tuyệt diệu của Ngài.
Bá Nha cười lớn bảo:
– Người tiều phu nào đó dám nói hai tiếng nghe đàn với ta, sao ngông
cuồng thế?
– Đại nhân nói sai quá vậy. Há chẳng nghe: Thập thất chi ấp, tất hữu trung
tín (Một ấp 10 nhà ắt có nhà trung tín). Nếu đại nhân khinh chỗ quê mùa
không người biết nghe đàn, thì cũng không nên có người khảy lên khúc đàn

tuyệt diệu.
Nghe đáp xong, Bá Nha hơi choáng váng, hối hận những lời vừa thốt ra, vội


bước ra mũi thuyền, dịu giọng nói:
– Người quân tử ở trên bờ, nếu thực biết nghe đàn, biết vừa rồi ta khảy khúc
gì không?
– Khúc đàn đại nhân vừa tấu đó là: Đức Khổng Tử khóc Nhan Hồi, phổ vào
tiếng đàn, lời rằng:
Khá tiếc Nhan Hồi yểu mạng vong,
Dạy người tư tưởng tóc như sương.
Đàn, bầu, ngõ hẹp vui cùng đạo,
Đến cuối câu ba thì dây đàn đứt, còn lại câu bốn là:
Lưu mãi danh hiền với kỹ cương.
Bá Nha nghe xong, đúng quá, mừng rỡ sai quân hầu bắc cầu lên bờ mời
người quân tử xuống thuyền đàm đạo.
Người tiều phu ung dung xuống thuyền, chấp tay vái Bá Nha. Bá Nha vội
đưa tay đáp lễ, nói:
– Xin quí hữu miễn lễ cho.
Rồi bắc ghế mời ngồi, phân ngôi chủ khách.
– Quí hữu biết nghe đàn, ắt biết ai chế ra đàn?
– Mong ơn Ngài hỏi tới, kẻ tiểu dân đâu chẳng dám nói hết cái biết của
mình.
Khi xưa, vua Phục Hy thấy tinh hoa của năm vì sao rơi xuống cây ngô đồng,
chim phượng hoàng liền đến đậu. Vua Phục Hy biết ngô đồng là gỗ quí, hấp
thụ tinh hoa Trời Đất, có thể làm đồ nhã nhạc, liền sai người đốn cây ngô
đồng xuống, cắt làm ba đoạn để phân Thiên, Địa, Nhơn.


Đoạn ngọn thì tiếng quá trong mà nhẹ, đoạn gốc thì tiếng quá đục mà nặng,

duy đoạn giữa thì tiếng vừa trong vừa đục, có thể dùng được, liền đem ra
giữa dòng sông nước chảy ngâm 72 ngày đêm, rồi lấy lên phơi khô, chọn
ngày tốt, thợ khéo Lưu Tử Kỳ chế làm nhạc khí, bắt chước nhạc Cung Dao
Trì, đặt tên là Dao cầm.
Dao cầm nầy dài 3 thước 6 tấc, án theo 360 độ chu Thiên , phía trước rộng
8 tấc án theo Bát tiết, sau rộng 4 tấc án theo Tứ Tượng, dầy 2 tấc án theo
Lưỡng Nghi, đầu như Kim đồng, lưng như Ngọc Nữ, trên chạm Long Phụng,
gắn phím vàng trục ngọc.
Đàn ấy có 12 phím tượng trưng 12 tháng, lại thêm một phím giữa tượng
trưng tháng nhuận, trên mắc 5 dây, ngoài tượng Ngũ Hành, trong tượng
Ngũ Âm: Cung, Thương, Giốc, Chủy, Vũ.
Vua Thuấn khảy Dao cầm, ca bài Nam phong, thiên hạ đại trị.
Vua Văn vương bị Trụ vương giam cầm nơi Dũ Lý, con trưởng Bá Ấp Khảo
thương nhớ không nguôi, nên thêm một dây nữa gọi là dây Văn (Văn
huyền), đàn nghe thêm ai oán.
Võ vương đem quân phạt Trụ, thêm vào Dao cầm một dây phấn khích gọi là
dây Võ (Võ huyền).
Như thế, Dao cầm lúc đầu có 5 dây, sau thêm 2 dây Văn và Võ nữa thành 7
dây, gọi là Thất huyền cầm.
Đàn ấy có Sáu kỵ, Bảy không, Tám tuyệt, kể ra:
* Sáu Kỵ là: Rét lớn, nắng lớn, gió lớn, mưa lớn, sét lớn, tuyết rơi nhiều.
* Bảy Không là: Nghe tiếng bi ai và đám tang thì không đàn, lòng nhiễu
loạn thì không đàn, việc bận rộn thì không đàn, thân thể không sạch thì
không đàn, y quan không tề chỉnh thì không đàn, không đốt lò hương thì


không đàn, không gặp tri âm thì không đàn.
* Tám Tuyệt là: Thanh cao, kỳ diệu, u uất, nhàn nhã, bi đát, hùng tráng, xa
vời, dằng dặc.
Đàn ấy đạt đến tận thiện tận mỹ, hổ nghe không kêu, vượn nghe không hú,

một thứ nhã nhạc tuyệt vời vậy.
Bá Nha nghe xong , kính phục bội phần, hỏi thêm:
– Quí hữu quả thấu triệt nhạc lý. Khi xưa, Đức Khổng Tử đang khảy đàn,
Nhan Hồi từ ngoài bước vào, thoảng nghe tiếng đàn u trầm, nghi là có ý
tham sát, lấy làm lạ, liền hỏi Đức Khổng Tử. Ngài đáp: Ta đang khảy đàn,
bỗng thấy mèo bắt được chuột, liền khởi lên ý niệm tham sát mà hiện ra tơ
đồng.
– Nhan Hồi đã nghe tiếng đàn mà biết lòng người khảy đàn. Nay Hạ quan
khảy đàn, lòng tư lự điều gì, quí hữu có thể đoán biết chăng?
– Đại nhân thử dạo một khúc xem.
Bá Nha nối lại dây đàn, tập trung tinh thần đến chốn non cao, khảy lên một
khúc. Tiều phu khen rằng:
– Đẹp thay vòi vọi kìa, chí tại non cao.
Bá Nha ngưng thần, ý tại lưu thủy, khảy lên một khúc nữa. Tiều phu lại khen
rằng:
– Đẹp thay, mông mênh kìa, chí tại lưu thủy.
Bá Nha thấy tiều phu đã thấy rõ lòng mình qua tiếng đàn, lấy làm kính
phục, liền gác đàn, sai bày tiệc rượu, đối ẩm luận đàm. Hai người hỏi nhau
tên họ, nguyên quán, nghề nghiệp.
Bá Nha lại sanh lòng cảm mến Tử Kỳ về sự hiếu với phụ mẫu, nên xin kết
nghĩa anh em với Tử Kỳ, để không phụ cái nghĩa TRI ÂM mà suốt đời Bá


Nha chưa từng gặp.
Hai người đến trước bàn hương án lạy Trời Đất, rồi lạy nhau 8 lạy kết làm
anh em. Tử Kỳ nhỏ hơn Bá Nha 10 tuổi nên làm em.
Hai anh em đối ẩm cùng nhau tâm sự mãi cho đến sáng mà không hay. Tử
Kỳ vội đứng lên từ biệt.
Bá Nha bùi ngùi xúc động, hẹn ước Tử Kỳ, đúng ngày Trung Thu năm sau,
hai anh em sẽ hội ngộ nhau tại ghềnh đá nầy. Bá Nha lấy ra hai đỉnh vàng,

hai tay nâng lên nói:
– Đây là chút lễ, kính dâng bá phụ và bá mẫu. Tấm tình chí thành, em đừng
từ chối.
Hai người từ biệt, lòng đầy lưu luyến.
Chẳng bao lâu, thuyền về tới bến. Bá Nha vào kinh đô tâu trình Tấn Vương
các việc, được Tấn vương khen tặng.
***
Thời gian lặng lẽ trôi qua. . . Nhớ ngày ước hẹn với Tử Kỳ, Tử Nha tâu xin
vua Tấn cho nghỉ phép về thăm quê nhà.
Bá Nha thu xếp hành trang đến núi Mã Yên kịp ngày Trung Thu ước hẹn.
Kìa là núi Mã Yên mờ mờ sương lạnh, tịch mịch, không một bóng người.
Bá Nha nghĩ thầm, năm trước nhờ tiếng đàn mà gặp được tri âm, đêm nay
ta phải đàn một khúc để gọi Tử Kỳ. Rồi sai đốt hương trầm, đem Dao cầm
ra so dây. Bá Nha đặt hết lòng nhớ nhung của mình vào tiếng đàn réo rắt,
bỗng trong tiếng đàn lại có hơi ai oán nổi lên. Bá Nha dừng tay suy nghĩ:
Cung Thương có hơi ai oán thảm thê, ắt Tử Kỳ gặp nạn lớn. Sáng mai ta
phải lên bờ dọ hỏi tin tức về Tử Kỳ.
Đêm ấy, Bá Nha hồi hộp lo âu, trằn trọc suốt đêm, chờ cho mau sáng,


truyền quân hầu mang theo Dao cầm, 10 đỉnh vàng, vội vã lên bờ, tiến vào
núi Mã Yên. Khi qua cửa núi, gặp ngã ba đường, chưa biết nên đi đường
nào, đành ngồi chờ người trong xóm đi ra hỏi thăm. Không bao lâu, gặp
một lão trượng tay chống gậy, tay xách giỏ, từ từ đi lại. Bá Nha thi lễ, hỏi:
– Xin lão trượng chỉ giùm đường đi Tập Hiền Thôn?
– Thượng quan muốn tìm nhà ai?
– Nhà của Chung Tử Kỳ.
Vừa nghe 3 tiếng Chung Tử Kỳ, lão trượng nhòa lệ, nói:
– Chung Tử Kỳ là con của lão. Ngày Trung thu năm ngoái, nó đi đốn củi về
muộn, gặp quan Đại Phu là Du Bá Nha kết bạn tri âm. Khi chia tay, Bá Nha

tặng hai đỉnh vàng, nó dùng tiền nầy mua sách học thêm, ngày đi đốn củi,
tối về học sách, mãi như vậy, sức khỏe hao mòn, sanh bệnh rồi mất.
Bá Nha nghe vậy thì khóc nức nở, thương cảm vô cùng. Lão trượng ngạc
nhiên hỏi quân hầu thì biết thượng quan đây chính là Du Bá Nha, bạn tri
âm của Chung Tử Kỳ. Chung lão biết vậy lại càng bi thảm hơn nữa nói:
– Mong ơn thượng quan không chê con lão hàn tiện. Lúc mất, nó dặn rằng:
Con lúc sống không vẹn niềm hiếu dưỡng, lúc chết không vẹn nghĩa tri giao,
xin cha chôn con nơi cửa núi Mã Yên để thực hiện lời ước hẹn với quan Đại
Phu Bá Nha.
Lão phu y lời con trối lại. Con đường mà thượng quan vừa đi qua, bên phải
có một nấm mộ mới, đó là mộ của Tử Kỳ. Hôm nay là đúng 100 ngày, lão
mang vàng hương ra cúng mộ.
– Việc đời biến đổi, may rủi không lường. Xin Lão bá đưa đến mộ Tử Kỳ,
bốn lạy cho vẹn tình tri ky.
Khi đến phần mộ, Bá Nha sửa lại áo mũ, sụp lạy khóc rằng:


– Hiền đệ ơi, lúc sống thông minh anh tuấn tuyệt vời, nay chết, khí thiêng
còn phảng phất, xin chứng giám cho ngu huynh một lạy ngàn thu vĩnh biệt.
Lạy xong, Bá Nha phục bên mồ, khóc nức nở. Sau đó, Bá Nha gọi mang Dao
cầm tới, đặt lên phiến đá trước mộ, ngồi xếp bằng trên mặt đất một cách
nghiêm trang, so dây tấu lên một khúc nhạc thiên thu, tiễn người tri âm tài
hoa yểu mạng.
Bỗng thấy gió rừng thổi mạnh, mây đen kéo lại, u ám bầu trời, hồi lâu mới
tan. Có lẽ đó là anh hồn của Tử Kỳ hiển linh chứng giám. Tấu khúc nhạc
xong, Bá Nha phổ lời ai oán, thay lời ai điếu, vĩnh biệt bạn tri âm, rồi đến
vái cây Dao cầm một vái, tay nâng đàn lên cao, đập mạnh vào phiến đá
trước mộ Tử Kỳ, đàn vỡ tan nát, trục ngọc phím vàng rơi lả tả.
Chung lão không kịp ngăn, sợ hãi nói rằng:
– Sao đại quan hủy cây đàn quí giá nầy?

Bá Nha liền ngâm 4 câu thơ thay câu trả lời:
Dao cầm đập nát đau lòng phượng,
Đàn vắng Tử Kỳ, đàn với ai?
Gió Xuân khắp mặt bao bè bạn,
Muốn kiếm tri âm, ôi khó thay!
– Nguyên do là vậy. Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật cao siêu. Nhân đây,
xin mời thượng quan đến nhà lão để lão cảm tạ tấm lòng tốt đẹp của thuợng
quan đối với con lão.
– Cháu quá bi thương, không dám theo bá phụ về quí phủ e gợi thêm nỗi
đau lòng. Nay nghĩa đệ vắn số mất rồi, cháu kính dâng lên bá phụ và bá
mẫu 10 đĩnh vàng, một nửa dùng mua mấy mẫu ruộng làm Xuân Thu tế tự
cho Tử Kỳ, một nửa xin để phụng dưỡng bá phụ và bá mẫu trong tuổi già.
Chừng cháu trở về triều, dâng biểu lên vua xin cáo quan, cháu xin đến rước


bá phụ, bá mẫu đến an hưởng tuổi già.
Nói xong, Bá Nha lấy vàng dâng lên, rồi khóc lạy mộ Tử Kỳ một lần nữa,
mới trở về thuyền.
Chung lão cảm động không cùng, nghẹn ngào đứng lặng nhìn theo bóng Bá
Nha cho đến khi khuất bóng.
10

uy vũ bất khuất
Uy là oai, dáng tôn nghiêm đáng sợ
Vũ ta quen đọc là võ, đối với văn
Bất là không, nhưng gần nghĩa với “đừng” hơn, thường dùng kèm động từ.
Còn vô 無 thường dùng như tính từ để làm từ ghép.
Khuất tức chịu khuất, thuận theo kẻ khác, đối với 倔 quật (quật cường)
Cụm từ này xuất phát từ điển tích “Mạnh Tử – Đằng Văn Công Hạ”
Mạnh Tử là nhà tư tưởng và nhà văn nổi tiếng thời Chiến Quốc. Ông thừa

kế tư tưởng của Khổng Tử và làm phong phú thêm học thuyết Nho giáo
Bấy giờ, trong các nước chư hầu có lớn có nhỏ, có mạnh có yếu, nhưng lại
đều muốn xưng bá thiên hạ. Có người cho rằng nước yếu liên hợp với nước
Tần để đánh chiếm các nước khác. Tuy nhiên cũng có người nêu ra ý kiến
các nước yếu nên liên hợp lại với nhau để chống lại nước Tần lớn mạnh. Kỳ
thực, hai sách lược này đều nhằm giúp nước mình khỏi bị tiêu diệt.
Các nước mạnh lẫn yếu đều tới tấp cử nhiều thuyết khách khác nhau đi
tuyên truyền chủ trương của mình. Trong số đó, Công Tôn Hàm và Trương
Nghi đều là thuyết khách được cử đi du thuyết các nước thuần phục nước
Tần, vì nước Tần lớn mạnh nhất khi ấy. Do đó, các nước yếu khi nhìn thấy
sứ giả nước Tần đều vô cùng lo sợ.
Có một người rất tán đồng chính sách các nước yếu cùng liên hợp lại chống
Tần mới hỏi Mạnh Tử rằng:


“Công Tôn Hàm và Trương Nghi có thể gọi là đại phu chân chính không?”
Mạnh Tử đáp rằng:
“Họ không thể gọi là đại phu được. Đã là đại phu thì phải biết lễ nghĩa
pháp độ, lấy nhân nghĩa làm gốc. Khi đắc ý không xa rời quần chúng, lúc
thất thế cũng không nản chí. Không bị phú quý mê hoặc, cũng không bởi
nghèo hèn mà thay đổi chí hướng. Càng không thể vì bị bạo lực uy hiếp mà
mất hết khí tiết. Chỉ khi có được ba điểm này thì mới là đại phu chân chính.
Giải thích ngoài: Nguyên câu Mạnh Tử nói (cụm được in đậm và gạch dưới)
là 威 武 能 不 屈 “uy vũ năng bất khuất”
Về sau, người ta lược bỏ chữ “năng” mới trở thành câu thành ngữ này.
11

thanh mai trúc mã
Thanh mai trúc mã (青梅竹马) (thanh mai: mai xanh, trúc mã: ngựa trúc),
thành ngữ này dùng để chỉ sự đẹp đôi hoặc duyên nợ lứa đôi và nó có nguồn

gốc từ bài thơ Trường Can hành (長干行) của Lý Bạch. Bài thơ có 30 câu,
có thể nói là một thiên diễm tình. Nguyên văn:
妾髮初覆額
折花門前劇;
郎騎竹馬來,
繞床弄青梅。
同居長千里,
兩小無嫌猜。
十四為君婦,
羞顏未嘗開;
低頭向暗壁,
千喚不一回。
十五始展眉,
願同塵與灰,
常存抱柱信,
豈上望夫台?


十六君遠行,
瞿塘灩澦堆;
五月不可觸,
猿聲天上哀。
門前遲行跡,
一一生綠苔。
苔深不能掃,
落葉秋風早。
八月蝴蝶黃,
雙飛西園草;
感此傷妾心,
坐愁紅顏老。

早晚下三巴,
預將書報家;
相迎不道遠,
直至長風沙。
Phiên âm:
Thiếp phát sơ phú ngạch
Chiết hoa môn tiền kịch
Lang kỵ trúc mã lai
Nhiễu sàng lộng thanh mai
Đồng cư Trường Can lý
Lưỡng tiểu vô hiềm sai
Thập tứ vi quân phụ
Tu nhan vị thường khai
Đê đầu hướng ám bích
Thiên hoán bất nhất hồi
Thập ngũ thuy triển mi
Nguyện đồng trần dữ hôi
Thường tồn bão trụ tín
Khởi thướng Vọng Phu đài
Thập lục quân viễn hành
Cù Đường, Diễm Dự đôi


×