Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Tai lieu on thi triet hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.87 KB, 72 trang )

Câu hỏi số 1: Định nghĩa vật chất của Lê Nin. Ý nghĩa khoa
học?
Đề cương tóm tắt:
-Quan niệm của các nhà TH trước Mác về vật chất.
1.Định nghĩa vật chất của Lê Nin: Vật chất là một phạm trù triết
học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
qua cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
2.Phân tích định nghĩa:
-Vật chất là 1 phạm trù triết học nên có tính khái quát cao...
- Thuộc tính cơ bản của vật chất là "tồn tại khách quan ở ngoài,
độc lập với ý thức con người"
-Tồn tại của vật chất là tồn tại được cảm giác.
3.Ý nghĩa của định nghĩa (5 ý nghĩa)
-Định nghĩa vật chất của Lê nin đã khắc phục được các thiếu sót
của chủ nghĩa duy vật cũ khi quan niệm về vật chất.
-Định nghĩa này đã chống chủ nghĩa duy tâm, cả duy tâm chủ
quan lẫn duy tâm khách quan một cách có hiệu quả để đảm bảo sự
đứng vững của chủ nghĩa duy vật trước sự phát triển mới của khoa
học tự nhiên.
-Định nghĩa này cũng chống lại thuyết "không thể biết"
-Định nghĩa này cho chúng ta hiểu rõ cái vật chất trong xã hội là
những cái tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
-Định nghĩa này cũng đã khắc phục được cuộc khủng hoảng vật
lý và mở đường, định hướng cho khoa học tự nhiên phát triển.


Đề cương chi tiết:
Thời cổ đại, các nhà triết học duy vật thường quy vật chất về các
dạng hoặc một số dạng cụ thể. Ở phương Đông, triết học Ấn Độ cổ
đại quy vật chất về 4 dạng cơ bản là: địa, thủy, hỏa, phong; triết học


Trung Quốc cổ đại quy vật chất về các dạng (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ
hoặc khí). Ở phương Tây, đặc biệt là Hy Lạp người ta quy vật chất về
1 dạng cụ thể là nước, khí, lửa đặc biệt là nguyên tử.
Thời cận đại có tư tưởng phổ biến quy vật chất, đồng nhất vật
chất với khối lượng.
Tuy nhiên, đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, hàng loạt những
phát minh quan trọng của nhân loại đã ra đời như: phát hiện ra tia
Rơnghen (X), phát hiện ra chất phóng xạ, phát hiện ra điện tử, phát
hiện ra hiện tượng tăng khối lượng của điện tử khi nó vận động với
tốc độ xấp xỉ tốc độ ánh sáng... Những quan điểm này đã phá vỡ 2
quan điểm về vật chất còn tồn tại đến thời kỳ bấy giờ đó là quan
niệm coi vật chất là nguyên tử và đồng nhất vật chất với khối lượng.
Điều đó đã tạo nên sự khủng hoảng trong vật lý và nó làm nảy sinh
tư tưởng vật chất tiêu tan. Các nhà triết học duy tâm đã lợi dụng cơ
hội này để tấn công chủ nghĩa duy vật. Chính vì thế, để bảo vệ chủ
nghĩa duy vật, Lê nin đã đưa ra 1 định nghĩa mới về vật chất.
Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán", Lê nin đã định nghĩa: Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người qua
cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác".
-Vật chất là một phạm trù triết học nên nó có tính khái quát cao
vì thế không thể đơn giản quy về một số dạng vật chất cụ thể.
Với tư cách là một phạm trù TH, phạm trù vật chất phải thể hiện
thế giới quan và hướng đến sự giải quyết vấn đề cơ bản của TH đó
là mối quan hệ giữa "tư duy - tồn tại"


Vật chất chỉ có thể định nghĩa được bằng cách đặt nó trong
quan hệ đối lập với ý thức, xem cái nào có trước, cái nào quyết định

cái nào.
-Thuộc tính cơ bản của vật chất là "tồn tại khách quan ở ngoài,
độc lập với ý thức con người". Đây là tiêu chí để phân biệt cái gì là
vật chất và cái gì không phải là vật chất. Muốn biết cái gì có phải vật
chất hay không, chỉ căn cứ xem nó có tồn tại khách quan hay không.
Chẳng hạn như những quan hệ kinh tế - xã hội, những quan hệ
sản xuất của xã hội... tuy không tồn tại dưới dạng các vật thể, cũng
không mang thuộc tính khối lượng, năng lượng, cũng không có cấu
trúc phân tử, nguyên tử, nhưng chúng tồn tại khách quan, có trước ý
thức và quyết định ý thức. Bởi vậy, chúng chính là vật chất dưới
dạng xã hội.
-Tồn tại của vật chất là tồn tại dưới các hình thức cụ thể, nó có
thể tác động vào các giác quan con người và được cảm giác của con
người chép lại, chụp lại, phản ánh. Do đó, tồn tại của vật chất là tồn
tại được cảm giác.
Vật chất "được đem lại cho con người trong cảm giác", nó là
nguồn gốc, nguyên nhân của cảm giác, của ý thức, nó có trước ý
thức và tạo nên nội dung của ý thức. Còn cảm giác hay ý thức chỉ là
sự "chép lại, chụp lại, phản ánh", nó có sau so với vật chất. Rõ ràng
vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất quyết định ý
thức.
Ý nghĩa của định nghĩa vật chất của Lê nin:
-Định nghĩa vật chất của Lê nin đã khắc phục được các thiếu sót
của chủ nghĩa duy vật cũ khi quan niệm về vật chất.
-Định nghĩa này đã chống chủ nghĩa duy tâm, cả duy tâm chủ
quan lẫn duy tâm khách quan một cách có hiệu quả để đảm bảo sự
đứng vững của chủ nghĩa duy vật trước sự phát triển mới của khoa
học tự nhiên.



-Định nghĩa này cũng chống lại thuyết "không thể biết" vì thế giới
vật chất được cảm giác của chúng ta chụp lại, chép lại, phản ánh. Vì
thế, con người có thể nhận thức được thế giới.
-Định nghĩa này cho chúng ta hiểu rõ cái vật chất trong xã hội là
những cái tồn tại khách quan, độc lập với ý thức của con người.
-Định nghĩa này cũng đã khắc phục được cuộc khủng hoảng vật
lý và mở đường, định hướng cho khoa học tự nhiên phát triển.


Câu hỏi số 2: Nguồn gốc và bản chất của ý thức.
Đề cương tóm tắt:
1.Nguồn gốc tự nhiên (3 ý)
-Bộ óc người: Bộ óc người là kết quả của quá trình phát triển hết
sức lâu dài của thế giới vật chất. Từ vô cơ đến hữu cơ, đến chất
sống, đến động vật (bậc thấp - bậc cao) và cuối cùng hình thành con
người với bộ óc. Bộ óc là 1 thực thể vật chất có tổ chức cao nhất và
cấu trúc tinh vi nhất
-Thuộc tính phản ánh của vật chất: Tất cả các dạng vật chất đều
có thuộc tính phản ánh. Từ vô cơ đến động vật phản ánh như thế
nào...
-Thế giới khách quan: là cơ sở để tạo nên sự phản ảnh, hình
thành nội dung phản ánh.
2. Nguồn gốc xã hội: là nguồn gốc trực tiếp sản sinh ra ý thức.
gồm có lao động và ngôn ngữ
-Nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội, mà
trước hết là quan hệ sản xuất, từ qh này làm nảy sinh ra ngôn ngữ.
-Ngôn ngữ được xem là vỏ vật chất của tư duy, hay là công cụ
để tư duy.
Tóm lại: Yếu tố tự nhiên là cơ sở để hình thành ý thức, còn yếu
tố xã hội là tác động trực tiếp dẫn đến việc làm nảy sinh và phát triển

ý thức. 2 yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau.
3.Bản chất của ý thức:(4 bản chất)
Ý thức là sự phản ánh của thế giới khách quan vào bộ óc của
con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
-Bản tính linh hoạt sáng tạo
-Phản ánh của ý thức có thể vượt trước
-Phản ánh của bộ óc là phản ánh có cải tạo lại, phản ánh dưới
dạng mô hình hóa
-Ý thức phải là ý thức của con người và mang bản chất xã hội.
Người sống ở mỗi thời đại khác nhau thì ý thức cơ bản khác nhau.
Người sống trong cùng 1 thời đại nhưng hoàn cảnh sống khác nhau
thì ý thức cũng khác nhau.


Đề cương chi tiết:
Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: ý thức của con người
là sản phẩm của quá trình phát triển tự nhiên và lịch sử - xã hội. Vì
vậy, để hiểu đúng nguồn gốc và bản chất của ý thức cần phải xem
xét nguồn gốc của ý thức trên cả hai mặt, tự nhiên và xã hội.
-Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
Bộ óc con người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu
dài của thế giới vật chất. Đó là quá trình đi từ vô cơ đến hữu cơ đến
chất sống và trực tiếp là quá trình phát triển từ động vật bậc thấp đến
động vật bậc cao và cuối cùng là hình thành con người với bộ óc. Bộ
óc là một sản phẩm đặc biệt của thế giới tự nhiên.
Bộ óc là một thực thể vật chất có tổ chức cao nhất và có cấu
trúc tinh vi nhất.
Tất cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh. Các thuộc
tính phản ánh này phát triển từ thấp đến cao tùy thuộc vào sự phát
triển của thế giới vật chất. Nếu không có thuộc tính phản ánh này thì

không thể có ý thức.
Đối với chất vô, phản ánh là sự ghi lại dấu vết của vật tác động
trên vật bị tác động. Đối với thực vật, phản ánh là sự phản ứng lại
những tác động của môi trường như hiện tượng lá cây hướng về nơi
có ánh nắng. Đối với động vật, phản ánh tồn tại dưới dạng phản xạ
không điều kiện và phản xạ có điều kiện.
Thế giới khách quan là cơ sở để tạo nên sự phản ánh, hình
thành nội dung phản ánh.
-Nguồn gốc xã hội của ý thức:
Nguồn gốc xã hội là nguồn gốc trực tiếp để sản sinh ra ý thức.
Theo quan niệm của Mác, phải có xã hội mới sản sinh ra ý thức. Con
người, nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã hội,
mà trước hết là quan hệ trong sản xuất. Từ những quan hệ này làm
nảy sinh ra ngôn ngữ. Ngôn ngữ được xem là vỏ vật chất của tư duy,
hay là công cụ để tư duy, nó được xem là tín hiệu thứ hai mà nhờ có
nó ý thức con người được hình thành và phát triển.


Tóm lại, yếu tố tự nhiên là cơ sở để hình thành ý thức, còn yếu
tố xã hội là nhân tố tác động trực tiếp đến việc làm nảy sinh và phát
triển ý thức. Hai yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau.
Đó là cơ sở lý luận khoa học để chúng ta đấu tranh vạch rõ quan
điểm sai lầm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật siêu hình
về ý thức.
-Bản chất của ý thức:
Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ óc con người.
Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
Ý thức có bản tính linh hoạt, sáng tạo. Ý thức phản ánh thế giới
quan nhưng đó là sự phản ánh có chọn lọc, tùy thuộc vào mục đích
của chủ thể. Vì vậy khi nhận xét, đánh giá những vấn đề của cuộc

sống, mỗi người có cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau.
Phản ánh của ý thức là cái phản ánh có thể vượt trước, không
chỉ phản ánh cái đang có mà còn có thể phản ánh cái sẽ có
Phản ánh của bộ óc là phản ánh có cải tạo lại và phản ánh dưới
dạng mô hình hóa. (ví dụ về nhà ở)
Ý thức còn là bản chất xã hội vì ý thức bao giờ cũng là ý thức
của con người. Nhưng mỗi con người đều sống trong một xã hội, bị
quy định bởi điều kiện vật chất và tinh thần vì vậy ý thức bao giờ
cũng mang tính xã hội. Ví dụ con người sống ở những thời đại khác
nhau, ý thức xã hội cũng sẽ khác nhau.
Trong cùng một thời đại, con người có hoàn cảnh sống khác
nhau thì ý thức cũng khác nhau.


Câu 3: Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức. Ý nghĩa, phương pháp
luận và liên hệ thực tế?
Mối quan hêê giữa Vâêt chất và ý thức là vấn đề các nhà triết học quan
tâm giải quyết. Đây là môêt trong những vấn đề cơ bản của triết học.
Từ cách giải quyết mối quan hêê này như thế nào thì sẽ hình thành
các trường phái triết học khác nhau.
Viêêc nhâên thức và vâên dụng quan điểm duy vâêt biêên chứng về mối
quan hêê giữa vâêt chất và ý thức có ý nghĩa rất lớn trong nhâên thức
và trong thực tiễn...
I.Định nghĩa Vâât chất và Ý thức
1. Định nghĩa Vâât chất: Vật chất là một phạm trù triết học dùng
để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người qua cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác".
-Vật chất là một phạm trù triết học nên nó có tính khái quát cao
vì thế không thể đơn giản quy về một số dạng vật chất cụ thể.

-Thuộc tính cơ bản của vật chất là "tồn tại khách quan ở ngoài,
độc lập với ý thức con người". Đây là tiêu chí để phân biệt cái gì là
vật chất và cái gì không phải là vật chất. Muốn biết cái gì có phải vật
chất hay không, chỉ căn cứ xem nó có tồn tại khách quan hay không.
-Tồn tại của vật chất là tồn tại dưới các hình thức cụ thể, nó có
thể tác động vào các giác quan con người và được cảm giác của con
người chép lại, chụp lại, phản ánh. Do đó, tồn tại của vật chất là tồn
tại được cảm giác.
Rõ ràng vật chất là tính thứ nhất, ý thức là tính thứ hai, vật chất
quyết định ý thức.
2. Định nghĩa Ý thức: Ý thức là sự phản ánh thế giới khách
quan của bộ óc con người. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.
-Nguồn gốc tự nhiên của ý thức:
Bộ óc con người là kết quả của quá trình phát triển hết sức lâu
dài của thế giới vật chất. Đó là quá trình đi từ vô cơ đến hữu cơ đến
chất sống và trực tiếp là quá trình phát triển từ động vật bậc thấp đến


động vật bậc cao và cuối cùng là hình thành con người với bộ óc. Bộ
óc là một sản phẩm đặc biệt của thế giới tự nhiên.
Bộ óc là một thực thể vật chất có tổ chức cao nhất và có cấu
trúc tinh vi nhất.
Tất cả các dạng vật chất đều có thuộc tính phản ánh. Các thuộc
tính phản ánh này phát triển từ thấp đến cao tùy thuộc vào sự phát
triển của thế giới vật chất. Nếu không có thuộc tính phản ánh này thì
không thể có ý thức.
Thế giới khách quan là cơ sở để tạo nên sự phản ánh, hình
thành nội dung phản ánh.
-Nguồn gốc xã hội của ý thức:

Nguồn gốc xã hội là nguồn gốc trực tiếp để sản sinh ra ý thức.
Con người, nhờ có lao động mới làm nảy sinh ra những quan hệ xã
hội, mà trước hết là quan hệ trong sản xuất. Từ những quan hệ này
làm nảy sinh ra ngôn ngữ. Ngôn ngữ được xem là vỏ vật chất của tư
duy, hay là công cụ để tư duy, nó được xem là tín hiệu thứ hai mà
nhờ có nó ý thức con người được hình thành và phát triển.
Tóm lại, yếu tố tự nhiên là cơ sở để hình thành ý thức, còn yếu
tố xã hội là nhân tố tác động trực tiếp đến việc làm nảy sinh và phát
triển ý thức. Hai yếu tố này có quan hệ biện chứng với nhau.
II.Mối quan hêê biêên chứng giữa Vâêt chất - Ý thức:
1.Vâât chất là cái có trước và cái quyết định ý thức
Ý thức là thuôêc tính của vâêt chất phát triển lên. Nó không phải là cái
có sẵn trong con người và không phải là sản phẩm chủ quan của con
người như chủ nghĩa duy tâm quan niêêm. Muốn có ý thức phải có bôê
óc người. Bôê óc người là cơ quan vâêt chất, là cái có trước. Muốn có
ý thức phải có hiêên tượng vâêt chất tồn tại bên ngoài để con người
phản ánh.
Lao đôêng là hoạt đôêng vâêt chất của con người, ngôn ngữ là vỏ vâêt
chất của tư duy. Không có ngôn ngữ (tiếng nói, chữ viết) sẽ không có
ý thức.
Do đó, Vâêt chất là cái có trước, cái quyết định ý thức.
2.Vâât chất quyết định nôâi dung của ý thức
Ý thức là sự phản ánh về vâêt chất (là sự phản ánh thế giới khách
quan...). Do đó nôêi dung của ý thức không phải do con người quan


niêêm như thế nào thì thế giới tồn tại như thế mà thế giới tồn tại như
thế nào, con người phản ánh tồn tại đó như thế.
Ý thức bao gồm: tri thức, tình cảm, ý chí, nhiêêt tình, niềm tin... Vâêt
chất quyết định trực tiếp nhất đến tri thức. Tức là tác đôêng đến trình

đôê nhâên thức của chúng ta về các vấn đề xã hôêi. Tri thức do tình
hình kinh tế - xã hôêi quyết định, từ tri thức này quyết định tư tưởng
của chúng ta.
3. Sự tác đôâng trở lại của ý thức đối với vâ ât chất:
Chủ nghĩa duy vâêt biêên chứng khẳng định vai trò hết sức to lớn của ý
thức trong tác đôêng trở lại của nó đối với vâêt chất.
Tại sao ý thức lại có vai trò như vâ ây?
-Ý thức có bản tính linh hoạt, sáng tạo. Ý thức phản ánh thế giới
quan nhưng đó là sự phản ánh có chọn lọc, tùy thuộc vào mục đích
của chủ thể. Phản ánh của ý thức là cái phản ánh có thể vượt trước,
không chỉ phản ánh cái đang có mà còn có thể phản ánh cái sẽ có
-Phản ánh của bộ óc là phản ánh có cải tạo lại và phản ánh dưới
dạng mô hình hóa.
-Mục đích của nhâên thức là cải tạo lại hiêên thực
Sự tác đôêng trở lại của ý thức đối với vâêt chất phải thông qua
hoạt đôêng thực tiễn của con người. Vì ý thức tự nó chưa có tác đô n
ê g
gì đối với vâêt chất cả.
VD: ra 1 nghị quyết đúng nhưng phải tổ chức thực hiêên đúng
mới có kết quả..
III.Ý nghĩa phương pháp luâ ân và liên hêâ thực tế:
-Vì vâêt chất quyết định ý thức nên phải đảm bảo tính khách quan
trong nhâên thức và thực tiễn. Nhâên thức phải xuất phát từ thực tế
khách quan, phản ánh môêt cách trung thành và không được để
những yếu tố chủ quan chi phối nhâên thức.
-Không để lợi ích ích kỷ chi phối quá trình nhâên thức
-Trong thực tiễn phải tôn trọng và hoạt đôêng theo những quy
luâêt khách quan. Con người không sáng tạo ra được quy luâêt mà chỉ
nhâên thức và vâên dụng những quy luâêt đó để đem lại lợi ích cho
mình.



-Phải phát huy tính năng đôêng sáng tạo của ý thức. Trong đó nôêi
dung quan trọng là phải nâng cao trình đôê nhâên thức, phương pháp
tư duy khoa học cho cán bôê đảng viên...
-Tăng cường bồi dưỡng ý chí, nhiêêt tình, niềm tin vào Chủ nghĩa
xã hôêi
-Đấu tranh khắc phục và ngăn ngừa bêênh chủ quan duy ý chí...


Câu 4: Thế nào là thống nhất của các mặt đối lập? Tại sao nói
thống nhất của các mặt đối lập là tương đối?
Đề cương tóm tắt:
I.Định nghĩa mặt đối lập: Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ
những yếu tố, bộ phận có các thuộc tính hoặc khuynh hướng vận
động trái ngược nhau, cùng tồn tại trong 1 sự vật, tác động qua lại
với nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của sự vật đó.
II.Sự thống nhất của các mặt đối lập:
1.Khái niệm về sự thống nhất của các mặt đối lập theo nghĩa
rộng và nghĩa hẹp...
2.Thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối vì 4 lý do:
-Là sự thống nhất của 2 cái khác nhau, đối lập nhau
-Sự tác động qua lại ngang nhau của các mặt đối lập chỉ là tạm
thời, sự vận động sẽ phá vỡ trạng thái này...
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là cấu thành của hệ thống
sự vật, nhưng sự vật không tồn tại vĩnh viễn và khi sự vật đó mất đi
thì sự thống nhất đó cũng mất đi.
- Trong thống nhất có đấu tranh. Các mặt đối lập do bản chất
của chúng trái ngược nhau nên tất yếu chúng phải đấu tranh với
nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu là sự bài trừ, sự

phủ định lẫn nhau.


Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng
những mặt trái ngược nhau.
1.Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập:
-Vị trí của quy luật: Đó là quy luật chính nhất của phép biện
chứng duy vật, là hạt nhân của phép biện chứng, nó chỉ rõ nguồn
gốc của sự vận động và phát triển, là cơ sở lý luận để nhận thức các
quy luật khác, giải thích các cặp phạm trù.
-Nội dung của quy luật:
+Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những yếu tố, bộ phận có
các thuộc tính hoặc khuynh hướng vận động trái ngược nhau, cùng
tồn tại trong 1 sự vật, tác động qua lại với nhau tạo nên sự vận động
và biến đổi của sự vật đó.
Ví dụ: âm dương trong vật lý, đồng hóa - dị hóa trong cơ thể
sinh học, trên dưới, trong ngoài...
+Giữa các mặt đối lập không phải chỉ có các mặt đối lập mà còn
có các yếu tố đồng nhất, chính điều đó tạo nên sự ràng buộc, gắn bó
của chúng với nhau. Do đó, đối lập là sự khác biệt của quan điểm
duy vật biện chứng.
-Quan hệ biện chứng giữa các mặt đối lập:
Sự thống nhất của các mặt đối lập:
+Nghĩa chung nhất (nghĩa rộng): sự thống nhất của các mặt đối
lập là sự kết hợp, sự nương tựa lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho
nhau, bổ sung cho nhau.
Ví dụ: Cuộc sống vợ chồng... tư sản và vô sản: GC tư sản muốn
cho lợi nhuận phải có gc vô sản trong điều kiện cn tư bản khi công
nhân hoàn toàn không có tư liệu sản xuất thì cần việc làm để tồn tại,
chính điều đó làm cho người công nhân thành lực lượng quan trọng

trong nền tư bản chủ nghĩa tạo nên sự kết hợp giữa nhà tư bản và
công nhân. 2 gc này độc lập song lại có sự gắn kết với nhau.
Theo nghĩa này, đó là sự cùng tồn tại, sự liên kết, nương tựa, bổ
sung cho nhau của các mặt đối lập trong cùng một sự vật. Nếu
không có sự thống nhất giữa chúng sẽ không có bất cứ sự "tự vận
động" nào và không có bất cứ sự phát triển nào. Chính sự thống nhất


của phép cộng và trừ, nhân và chia, vi phân và tích phân... mới làm
cho toán học có đủ cơ sở để giải quyết những vấn đề phức tạp của
cuộc sống. Chính sự thống nhất của đồng hóa và dị hóa mới làm cho
cơ thể sống có thể tồn tại và phát triển một cách bình thường.
+Theo nghĩa hẹp: Đó là sự đồng nhất, sự phù hợp, sự tác động
ngang nhau của chúng (tư bản trả lương cho người công nhân). sự
đồng nhất chỉ ở mức độ giới hạn.
Hai mặt đối lập đồng nhất với nhau nghĩa là chúng có yếu tố
chung giống nhau, trong cái này có cái kia và ngược lại. Ví dụ như
trong sản xuất có tiêu dùng và trong tiêu dùng có sản xuất...
Thống nhất của các mặt đối lập còn là sự tác động qua lại ngang
nhau, thể hiện trạng thái cân bằng nhau của các mặt đối lập, đây
chính là trạng thái của sự vật. Trong cơ thể sống, đồng hóa và dị hóa
phải cân bằng nhau mới làm cho cơ thể sống tồn tại và phát triển ổn
định.
Tuy vậy, thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối.
+Vì thống nhất của các mặt đối lập là thống nhất của 2 cái khác
nhau, 2 cái đối lập nhau
+Sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập chỉ là tạm thời, sự
vận động tất yếu sẽ phá vỡ trạng thái này, trong XH, lực lượng sản
xuất và QH SX thống nhất với nhau, nhưng đó chỉ là tạm thời, tương
đối vì lực lượng sản xuất luôn phát triển đến một mức nào đấy sẽ

phá vỡ sự cân bằng này, đòi hỏi 1 quan hệ sản xuất khác tương ứng.
+Sự thống nhất của các mặt đối lập là cấu thành của hệ thống
sự vật, nhưng sự vật không tồn tại vĩnh viễn và khi sự vật đó mất đi
thì sự thống nhất đó cũng mất đi. Cụ thế trong xh chiếm hữu nô lệ,
gc chủ nô và nô lệ là 2 giai cấp đối lập nhau cùng tồn tại trong thể
thống nhất cấu thành nên xh chiếm hữu nô lệ. Nhưng khi nô lệ được
giải phóng, không còn nô lệ nữa thì xh chiếm hữu nô lệ cũng mất đi.
+Trong thống nhất có đấu tranh. Các mặt đối lập do bản chất
của chúng trái ngược nhau nên tất yếu chúng phải đấu tranh với
nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu là sự bài trừ, sự
phủ định lẫn nhau.


Câu 5: Thế nào là đấu tranh của các mặt đối lập? Tại sao nói đấu
tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối và là nguồn gốc, động lực của
sự phát triển?
Đề cương tóm tắt:
I.Định nghĩa mặt đối lập: Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ
những yếu tố, bộ phận có các thuộc tính hoặc khuynh hướng vận
động trái ngược nhau, cùng tồn tại trong 1 sự vật, tác động qua lại
với nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của sự vật đó.
II.Đấu tranh của các mặt đối lập:
1.Định nghĩa: Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua
lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau. Đấu tranh của các mặt
đối lập còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là triển khai các mặt đối
lập, tùy thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể. Đấu tranh của các mặt đối
lập là tuyệt đối và là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
2.Tại sao nói đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối?
- Vì sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và
phát triển

- Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối
lập có sự biến đổi từ đó làm cho sự vật biến đổi
- Đấu tranh của các mặt đối lập lên đến đỉnh cao, mâu thuẫn sẽ
được giải quyết
IV. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập (3 hình thức):
1.Chuyển hóa từng mặt, từng khía cạnh
2.Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập khác
3.Có thể 2 mặt đối lập đều bị triệt tiêu và hình thành những mặt
đối lập mới.
V.Các loại mâu thuẫn: (4 loại mâu thuẫn)
1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
2.Mâu thuẫn cơ bản
3.Mâu thuẫn chủ yếu
4.Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.


Đề cương chi tiết:
Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những yếu tố, bộ phận có
các thuộc tính hoặc khuynh hướng vận động trái ngược nhau, cùng
tồn tại trong 1 sự vật, tác động qua lại với nhau tạo nên sự vận động
và biến đổi của sự vật đó.
Như vậy, mặt đối lập có khuynh hướng vận động, biến đổi trái
ngược nhau, cùng nằm trong 1 sự vật hoặc 1 hệ thống sự vật, trong
cùng 1 thời gian và phải thường xuyên tác động qua lại với nhau.
Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh với
nhau.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau.
Tuy nhiên, đấu tranh của các mặt đối lập còn được hiểu theo
nghĩa rộng hơn là triển khai các mặt đối lập, tùy thuộc vào các hoàn

cảnh cụ thể.
Khi nói về đấu tranh giữa các mặt đối lập, chủ nghĩa Mác có 2
luận điểm quan trọng là khẳng định sự thống nhất là tương đối còn
đấu tranh là tuyệt đối và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc,
động lực của sự phát triển.
Trước hết nói đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối bởi vì sự
đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập cấu thành nên các mặt đối lập.... Tức
là trong sự vật hiện tượng luôn diễn ra quá trình vận động và phát
triển, luôn diễn ra đấu tranh. Lê nin cho rằng, sự thống nhất các mặt
đối lập là thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập
bài trừ lẫn nhau là tuyện đối cũng như sự phát triển, sự vận động là
tuyệt đối.
Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự
phát triển.
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về nguồn gốc, động lực của
sự phát triển.
Theo quan niệm của siêu hình: do sự tác động ở ngoài sự vật
làm cho nó vận động và họ giải thích một cách thần bí về sự vận


động và phát triển của sự vật cuối cùng cũng cần đến cái hích của
thượng đế.
Theo quan điểm biện chứng trước mác, điển hình là Heghen là:
tất cả các sự vật đều có mâu thuẫn trong bản thân nó, mâu thuẫn là
nguồn gốc, cội nguồn của sự vận động và phát triển, mâu thuẫn thực
tế thúc đẩy thế giới phát triển.
Theo quan điểm triết học Mác xít, vận động là "tự thân vận
động", tự thân phát triển, hay nói cách khác, nguồn gốc, động lực
của sự phát triển nằm ngay trong sự vật, hay đó chính là những mâu

thuẫn của sự vật, chính là sự đấu tranh của các mặt đối lập trong sự
vật.
Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối lập
có sự biến đổi từ đó làm cho sự vật biến đổi.
Trong thực tế, do đồng nhất đấu tranh với mọi sự va chạm, đụng
độ, với những sự rối loạn, mất ổn định nên con người thường ác cảm
với đấu tranh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu không có đấu tranh sẽ
không thể đưa đến sự phát triển. Chính thông qua đấu tranh mà các
mặt đối lập phải điều chỉnh lại cho phù hợp với sự vận động biến đổi
của chúng cũng như phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới.
Chính đấu tranh làm cho những "cái cũ, cái lỗi thời có thể mất đi, cái
mới, cái tiến bộ có thể ra đời". Trong các xh có giai cấp đối kháng, ở
mỗi thời đại, nhờ có những cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân
mà giai cấp thống trị phải điều chỉnh lại các mối quan hệ kinh tế,
chính trị, xã hội và điều đó làm cho các hình thái kinh tế xã hội vận
động từ thấp đến cao. Ngay trong chủ nghĩa tư bản, nhờ có phong
trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân nên giai cấp tư sản
đã có sự thay đổi về phương thức bóc lột, có sự chú ý đến việc thay
thế các thiết bị máy móc, thay đổi điều kiện làm việc của công nhân
như tăng lương, giảm giờ làm... Ngược lại, thông qua đấu tranh,
công nhân cũng trưởng thành và phát triển hơn từ tự phát sang tự
giác. Lê nin quan niệm: "Sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa các mặt
đối lập".


Đấu tranh của các mặt đối lập lên đến đỉnh cao, mâu thuẫn sẽ
được giải quyết, mặt đối lập này phủ định mặt đối lập kia hoặc cả hai
mặt đối lập chuyển hóa thành cái khác. lúc này mâu thuẫn ở trình độ
cũ mất đi, mâu thuẫn ở trình độ khác xuất hiện.
VD: LLSX và QHSX khi mâu thuẫn phát triển đến đỉnh cao,

thông qua đấu tranh sẽ xuất hiện QHSX mới.
Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra dưới nhiều hình
thức:
Hình thức thứ nhất: chuyển hóa từng mặt, từng khía cạnh của
mặt đối lập này sang mặt đối lập khác. Chẳng hạn trong XH có giai
cấp đối kháng, tư tưởng, lối sống của một bộ phận giai cấp có thể
ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống của một bộ phận giai cấp khác và
trong các thời kỳ cách mạng, những cá nhân tiến bộ thuộc giai cấp
thống trị có thể chuyển sang hàng ngũ giai cấp công nhân...
Hình thức thứ hai: Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập
khác. Ví dụ trong một số trường hợp cụ thể, cái thiện có thể trở thành
cái ác và ngược lại.
Hình thức thứ ba: Có thể hai mặt đối lập đều bị triệt tiêu và
chuyển thành những mặt đối lập mới. Chẳng hạn khi chế độ chiếm
hữu nô lệ tan rã, cả 2 giai cấp chủ nô và nô lệ đều căn bản bị triệt
tiêu, 2 giai cấp mới là địa chủ phong kiến và nông dân hình thành.
Như vậy, thông qua sự tác động, đấu tranh của các mặt đối lập
mà mọi sự vật luôn luôn vận động, biến đổi không ngừng. Hay nói
cách khác, đấu tranh là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.


Câu 6: Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các
mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tế
Đề cương tóm tắt:
I.Định nghĩa mặt đối lập: Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ
những yếu tố, bộ phận có các thuộc tính hoặc khuynh hướng vận
động trái ngược nhau, cùng tồn tại trong 1 sự vật, tác động qua lại
với nhau tạo nên sự vận động và biến đổi của sự vật đó.
II.Sự thống nhất của các mặt đối lập:
1.Khái niệm về sự thống nhất của các mặt đối lập theo nghĩa

rộng và nghĩa hẹp...
2.Thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối vì 4 lý do:
-Là sự thống nhất của 2 cái khác nhau, đối lập nhau
-Sự tác động qua lại ngang nhau của các mặt đối lập chỉ là tạm
thời, sự vận động sẽ phá vỡ trạng thái này...
- Sự thống nhất của các mặt đối lập là cấu thành của hệ thống
sự vật, nhưng sự vật không tồn tại vĩnh viễn và khi sự vật đó mất đi
thì sự thống nhất đó cũng mất đi.
- Trong thống nhất có đấu tranh. Các mặt đối lập do bản chất
của chúng trái ngược nhau nên tất yếu chúng phải đấu tranh với
nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu là sự bài trừ, sự
phủ định lẫn nhau.
III.Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu
tranh với nhau
1.Định nghĩa: Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua
lại theo xu hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau. Đấu tranh của các mặt
đối lập còn được hiểu theo nghĩa rộng hơn là triển khai các mặt đối
lập, tùy thuộc vào các hoàn cảnh cụ thể. Đấu tranh của các mặt đối
lập là tuyệt đối và là nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
2.Tại sao nói đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối?
- Vì sự đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và
phát triển
- Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối
lập có sự biến đổi từ đó làm cho sự vật biến đổi


- Đấu tranh của các mặt đối lập lên đến đỉnh cao, mâu thuẫn sẽ
được giải quyết
IV. Sự chuyển hóa của các mặt đối lập (3 hình thức):
1.Chuyển hóa từng mặt, từng khía cạnh

2.Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập khác
3.Có thể 2 mặt đối lập đều bị triệt tiêu và hình thành những mặt
đối lập mới.
V.Các loại mâu thuẫn: (4 loại mâu thuẫn)
1. Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
2.Mâu thuẫn cơ bản
3.Mâu thuẫn chủ yếu
4.Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng.
VI.Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn:
1-Ý nghĩa phương pháp luận:
Vì mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển vì vậy
muốn nhận thức sự vật, hay muốn cải tạo nó thì phải nhận thức
được mâu thuẫn và tìm ra phương thức giải quyết thích hợp
-Muốn nhận thức được mâu thuẫn phải biết phân tích mâu thuẫn
để xác định loại hình mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn.
-Khi đã nhận thức rõ mâu thuẫn thì phải tìm ra phương thức giải
quyết thích hợp.
2.Liên hệ thực tế:
-Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang tồn tại rất nhiều
mâu thuẫn. Những mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng đan xen
nhau. Vì vậy, mọi đường lối chiến lược cũng như sách lược đều phải
đặt ra trên cơ sở phân tích những mâu thuẫn cơ bản trên thế giới và
trong nước.
-Phương thức cơ bản để giải quyết cơ bản mọi mâu thuẫn trên
thế giới và VN là gì? Phương thức cơ bản là đấu tranh. Tuy nhiên
các hình thức đấu tranh phải hết sức mềm dẻo, linh hoạt, vừa đấu
tranh vừa hợp tác, cần tuyệt đối tránh những tư tưởng tả khuynh và
hữu khuynh.



Đề cương chi tiết:
Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
quy luật chính nhất của phép biện chứng duy vật, là hạt nhân của
phép biện chứng, nó chỉ rõ nguồn gốc của sự vận động và phát triển,
là cơ sở lý luận để nhận thức các quy luật khác, giải thích các cặp
phạm trù. Nhận thức được mâu thuẫn của sự vật tức là nhận thức
được bản chất của sự vật, nắm được quy luật này là cơ sở để nhận
thức, nắm được các quy luật khác. Lê nin viết: Có thể định nghĩa vắn
tắt phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối
lập. Như thế là nắm được hạt nhân của phép biện chứng, những
điều đó đòi hỏi phải có những giải thích và phát triển thêm."
Mặt đối lập là phạm trù dùng để chỉ những yếu tố, bộ phận có
các thuộc tính hoặc khuynh hướng vận động trái ngược nhau, cùng
tồn tại trong 1 sự vật, tác động qua lại với nhau tạo nên sự vận động
và biến đổi của sự vật đó.
Sự thống nhất của các mặt đối lập:
+Nghĩa chung nhất (nghĩa rộng): sự thống nhất của các mặt đối
lập là sự kết hợp, sự nương tựa lẫn nhau, làm tiền đề tồn tại cho
nhau, bổ sung cho nhau.
Theo nghĩa này, đó là sự cùng tồn tại, sự liên kết, nương tựa, bổ
sung cho nhau của các mặt đối lập trong cùng một sự vật. Nếu
không có sự thống nhất giữa chúng sẽ không có bất cứ sự "tự vận
động" nào và không có bất cứ sự phát triển nào.
+Theo nghĩa hẹp: Đó là sự đồng nhất, sự phù hợp, sự tác động
ngang nhau của chúng (tư bản trả lương cho người công nhân). sự
đồng nhất chỉ ở mức độ giới hạn.
Hai mặt đối lập đồng nhất với nhau nghĩa là chúng có yếu tố
chung giống nhau, trong cái này có cái kia và ngược lại.
Thống nhất của các mặt đối lập còn là sự tác động qua lại ngang
nhau, thể hiện trạng thái cân bằng nhau của các mặt đối lập, đây

chính là trạng thái của sự vật. Trong cơ thể sống, đồng hóa và dị hóa


phải cân bằng nhau mới làm cho cơ thể sống tồn tại và phát triển ổn
định.
Tuy vậy, thống nhất của các mặt đối lập chỉ là tương đối.
+Vì thống nhất của các mặt đối lập là thống nhất của 2 cái khác
nhau, 2 cái đối lập nhau
+Sự tác động ngang nhau của các mặt đối lập chỉ là tạm thời, sự
vận động tất yếu sẽ phá vỡ trạng thái này, trong XH, lực lượng sản
xuất và QH SX thống nhất với nhau, nhưng đó chỉ là tạm thời, tương
đối vì lực lượng sản xuất luôn phát triển đến một mức nào đấy sẽ
phá vỡ sự cân bằng này, đòi hỏi 1 quan hệ sản xuất khác tương ứng.
+Sự thống nhất của các mặt đối lập là cấu thành của hệ thống
sự vật, nhưng sự vật không tồn tại vĩnh viễn và khi sự vật đó mất đi
thì sự thống nhất đó cũng mất đi. Cụ thế trong xh chiếm hữu nô lệ,
gc chủ nô và nô lệ là 2 giai cấp đối lập nhau cùng tồn tại trong thể
thống nhất cấu thành nên xh chiếm hữu nô lệ. Nhưng khi nô lệ được
giải phóng, không còn nô lệ nữa thì xh chiếm hữu nô lệ cũng mất đi.
+Trong thống nhất có đấu tranh. Các mặt đối lập do bản chất
của chúng trái ngược nhau nên tất yếu chúng phải đấu tranh với
nhau. Sự đấu tranh của các mặt đối lập được hiểu là sự bài trừ, sự
phủ định lẫn nhau.
*Các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau lại vừa đấu tranh
với nhau.
Đấu tranh của các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu
hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau.
Tuy nhiên, đấu tranh của các mặt đối lập còn được hiểu theo
nghĩa rộng hơn là triển khai các mặt đối lập, tùy thuộc vào các hoàn
cảnh cụ thể.

Khi nói về đấu tranh giữa các mặt đối lập, chủ nghĩa Mác có 2
luận điểm quan trọng là khẳng định sự thống nhất là tương đối còn
đấu tranh là tuyệt đối và đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc,
động lực của sự phát triển.
Trước hết nói đấu tranh của các mặt đối lập là tuyệt đối bởi vì sự
đấu tranh gắn liền với tính tuyệt đối của sự vận động và phát triển.


Đấu tranh giữa các mặt đối lập cấu thành nên các mặt đối lập.... Tức
là trong sự vật hiện tượng luôn diễn ra quá trình vận động và phát
triển, luôn diễn ra đấu tranh. Lê nin cho rằng, sự thống nhất các mặt
đối lập là thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập
bài trừ lẫn nhau là tuyện đối cũng như sự phát triển, sự vận động là
tuyệt đối.
Đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự
phát triển.
Theo quan điểm triết học Mác xít, vận động là "tự thân vận
động", tự thân phát triển, hay nói cách khác, nguồn gốc, động lực
của sự phát triển nằm ngay trong sự vật, hay đó chính là những mâu
thuẫn của sự vật, chính là sự đấu tranh của các mặt đối lập trong sự
vật.
Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối lập
có sự biến đổi từ đó làm cho sự vật biến đổi.
Trong thực tế, do đồng nhất đấu tranh với mọi sự va chạm, đụng
độ, với những sự rối loạn, mất ổn định nên con người thường ác cảm
với đấu tranh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu không có đấu tranh sẽ
không thể đưa đến sự phát triển. Chính thông qua đấu tranh mà các
mặt đối lập phải điều chỉnh lại cho phù hợp với sự vận động biến đổi
của chúng cũng như phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh lịch sử mới.
Chính đấu tranh làm cho những "cái cũ, cái lỗi thời có thể mất đi, cái

mới, cái tiến bộ có thể ra đời". Trong các xã hội có giai cấp đối
kháng, ở mỗi thời đại, nhờ có những cuộc đấu tranh của quần chúng
nhân dân mà giai cấp thống trị phải điều chỉnh lại các mối quan hệ
kinh tế, chính trị, xã hội và điều đó làm cho các hình thái kinh tế xã
hội vận động từ thấp đến cao. Ngay trong chủ nghĩa tư bản, nhờ có
phong trào đấu tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân nên giai cấp
tư sản đã có sự thay đổi về phương thức bóc lột, có sự chú ý đến
việc thay thế các thiết bị máy móc, thay đổi điều kiện làm việc của
công nhân như tăng lương, giảm giờ làm... Ngược lại, thông qua đấu
tranh, công nhân cũng trưởng thành và phát triển hơn từ tự phát


sang tự giác. Lê nin quan niệm: "Sự phát triển là cuộc đấu tranh giữa
các mặt đối lập".
Đấu tranh của các mặt đối lập lên đến đỉnh cao, mâu thuẫn sẽ
được giải quyết, mặt đối lập này phủ định mặt đối lập kia hoặc cả hai
mặt đối lập chuyển hóa thành cái khác. lúc này mâu thuẫn ở trình độ
cũ mất đi, mâu thuẫn ở trình độ khác xuất hiện.
*Sự chuyển hóa của các mặt đối lập diễn ra dưới nhiều hình
thức:
Hình thức thứ nhất: chuyển hóa từng mặt, từng khía cạnh của
mặt đối lập này sang mặt đối lập khác. Chẳng hạn trong XH có giai
cấp đối kháng, tư tưởng, lối sống của một bộ phận giai cấp có thể
ảnh hưởng đến tư tưởng, lối sống của một bộ phận giai cấp khác và
trong các thời kỳ cách mạng, những cá nhân tiến bộ thuộc giai cấp
thống trị có thể chuyển sang hàng ngũ giai cấp công nhân...
Hình thức thứ hai: Mặt đối lập này chuyển hóa thành mặt đối lập
khác. Ví dụ trong một số trường hợp cụ thể, cái thiện có thể trở thành
cái ác và ngược lại.
Hình thức thứ ba: Có thể hai mặt đối lập đều bị triệt tiêu và

chuyển thành những mặt đối lập mới. Chẳng hạn khi chế độ chiếm
hữu nô lệ tan rã, cả 2 giai cấp chủ nô và nô lệ đều căn bản bị triệt
tiêu, 2 giai cấp mới là địa chủ phong kiến và nông dân hình thành.
*Mâu thuẫn của sự vật:
Mâu thuẫn là sự tác động qua lại giữa các mặt đối lập. Mâu
thuẫn còn là sự bất đồng, sự không phù hợp giữa các mặt đối lập.
Mâu thuẫn là 1 hiện tượng phổ biến, nó tồn tại trong mọi sự vật
hiện tượng, không ở đâu không có mâu thuẫn và không bao giờ
không có mâu thuẫn.
Có 4 loại mâu thuẫn:
1.Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài: mâu thuẫn bên
trong bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Mâu thuẫn bên ngoài có
thể tác động theo chiều hướng khác nhau đến mâu thuẫn bên trong.
Ranh giới của mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài là tương


đối. Xét trong mối quan hệ này thì nó là bên trong nhưng xét trong
mối quan hệ khác thì nó lại là bên ngoài.
2.Mâu thuẫn cơ bản: Xuất phát từ bản chất của sự vật. Nó là cơ
sở để nảy sinh các mâu thuẫn khác. Nó tồn tại cùng sự tồn tại của sự
vật. Khi nào sự vật mất đi thì mâu thuẫn cơ bản mất đi.
3.Mâu thuẫn chủ yếu: là mâu thuẫn nổi lên trong từng giai đoạn,
nó được đòi hỏi phải giải quyết để làm cơ sở giải quyết những mâu
thuẫn khác.
Ví dụ: khi đất nước có giặc ngoại xâm thì mâu thuẫn giữa người
dân với kẻ thù xâm lược là chủ yếu. Chỉ giải quyết được mâu thuẫn
này thì mới giải quyết được mâu thuẫn khác.
4.Mâu thuẫn đối kháng: là mâu thuẫn đặc thù của xã hội. đó là
mâu thuẫn giữa các giai cấp có lợi ích cơ bản đối lập nhau (nô lệ chủ nô; phong kiến - nhân dân...)
Mâu thuẫn không đối kháng là mâu thuẫn về những lợi ích

không cơ bản.
Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tế:
Vì mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển vì vậy
muốn nhận thức sự vật, hay muốn cải tạo nó thì phải nhận thức
được mâu thuẫn và tìm ra phương thức giải quyết thích hợp.
Muốn nhận thức được mâu thuẫn phải biết phân tích mâu thuẫn,
tức là phải dựa vào bản chất của các mặt đối lập để xác định loại
hình mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn.
Khi đã nhận thức rõ mâu thuẫn thì phải tìm ra phương thức giải
quyết thích hợp. Phương thức này vừa phải căn cứ vào loại hình
mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn lại vừa phải căn cứ vào
những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và vào mục đích giải quyết mâu
thuẫn.
Hiện nay trên thế giới cũng như Việt Nam đang tồn tại rất nhiều
mâu thuẫn. Những mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng đan xen
nhau. Vì vậy, mọi đường lối chiến lược cũng như sách lược đều phải
đặt ra trên cơ sở phân tích những mâu thuẫn cơ bản trên thế giới và
trong nước.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×