Tải bản đầy đủ (.ppt) (62 trang)

Một Số Vấn Đề Về Bầu Cử Đại Biểu Quốc Hội Và Đại Biểu Hội Đồng Nhân Dân _ www.bit.ly/taiho123

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 62 trang )

ĐỀ CƯƠNG GIỚI THIỆU

MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN


NỘI DUNG CHÍNH
* Một số vấn đề cơ bản và điểm mới
trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân
* Một số nội dung cần quan tâm
* Trách nhiệm của tổ chức công đoàn,
đoàn viên công đoàn


Một số vấn đề cơ bản
về Luật bầu cử ĐBQH
và đại biểu Hội đồng nhân dân


1. Sự cần thiết ban hành Luật
 Thứ nhất: Hiến pháp sửa đổi 2013 ghi nhận và phát
triển quyền bầu cử, ứng cử với tư cách là quyền
chính trị cơ bản của công dân; đồng thời quy định
Hội đồng BCQG do QH thành lập, có nhiệm vụ tổ
chức bầu cử ĐBQH; chỉ đạo, hướng dẫn công tác
bầu cử đại biểu HĐND các cấp.
 Thứ hai: Một số vấn đè mới liên quan đến công tác
bầu cử quy định trong các Luật Tổ chức Quốc hội
sửa đổi(2014, có hiệu lực thi hành từ 1.1.2016); Luật


tổ chức chính quyền địa phương(2015, có hiệu lực
1.1.2016)


 Thứ ba: Một số quy định của Luật hiện hành về tiêu

chuẩn ĐBQH và ĐB HĐND, số lượng đại biểu
chuyên trách, số dư trong từng đơn vị bầu cử, hồ sơ
người ứng cử, quy trình hiệp thương... Bộc lộ một số
hạn chế, bất cập
 Thứ tư: Nhiều nội dung, trình tự, thủ tục trong hai
luật hiện hành có nhiều điểm tương tự nhau, cần
thiết phải hợp nhất hai luật để ban hành một Luật
điều chỉnh chung


 Ngày 25 tháng 6 năm 2015, tại kỳ họp thứ 9 Quốc

hội nước CHXHCNVN khóa XIII thông qua Luật
bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân.
 Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1.9.2015
 Luật gồm 10 chương và 98 điều
 Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội nước Cộng hòa Xã
hội Chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV và bầu cử đại
biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 20162021 diễn ra vào ngày chủ nhật, 22 tháng 5 năm
2016.


 Một số điểm mới trong Luật

 Một là, Quốc hội được trao thẩm quyền quyết định

ngày bầu cử toàn quốc đối với cuộc bầu cử đại biểu
Quốc hội, bầu cử đại biểu HĐND các cấp; quyết
định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội trong
thời gian giữa nhiệm kỳ; quyết định thành lập Hội
đồng bầu cử quốc gia thay vì do Ủy ban thường vụ
Quốc hội thực hiện như trước đây. Ngày bầu cử
công bố chậm nhất 115 ngày trước ngày bầu cử
(Luật cũ là 105 ngày).


 Hai là, số lượng người dân tộc thiểu số được giới

thiệu ứng cử ĐBQH do ỦBTVQH dự kiến trên cơ sở
đề nghị của HĐDT của Quốc hội, bảo đảm có ít nhất
18% tổng số người trong danh sách chính thức
những người ứng cử đại biểu Quốc hội là người dân
tộc thiểu số
 Ba là, số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại
biểu Quốc hội do ỦBTVQH dự kiến trên cơ sở đề
nghị của Đoàn chủ tịch BCHTW Hội LHPNVN, bảo
đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách
chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội
là phụ nữ.


 Bốn là, mở rộng việc cử tri là người

đang bị tạm giam, người đang chấp

hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc
được ghi tên vào danh sách cử tri để
bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội
đồng nhân dân cấp tỉnh nơi người đó
đang bị tạm giam, đang được giáo dục
bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.


 Năm là, tiêu chuẩn của người ứng cử ĐBQH đã

được quy định tại Luật Tổ chức Quốc hội, tiêu
chuẩn đại biểu HĐND quy định trong Luật Tổ chức
chính quyền địa phương.


 Sáu là: Nguyên tắc vận động bầu cử: Luật quy định

cụ thể việc vận động bầu cử của người ứng cử được
tiến hành bằng các hình thức gặp gỡ, tiếp xúc với cử
tri tại hội nghị tiếp xúc cử tri ở địa phương nơi mình
ứng cử; thông qua phương tiện thông tin đại chúng
theo quy định của Luật này. Cụ thể, tại Điều 67 nêu
rõ: Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND
trình bày với cử tri về dự kiến chương trình hành
động của mình nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội,
HĐND khi trả lời phỏng vấn trên các phương tiện
thông tin đại chúng ở địa phương và trên trang
thông tin điện tử về bầu cử của Ủy ban bầu cử (nếu
có)....





Một số nội dung quy định cụ thể
của Luật bầu cử ĐB Quốc hội
và đại biểu Hội đồng nhân dân


 Độ tuổi bầu cử và ứng cử đại biểu Quốc hội của công

dân nước CHXHCNVN
Trả lời:

Tính đến ngày bầu cử được công bố,
công dân nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên
có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi
trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp theo quy
định của Luật này.


 Những tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội

Trả lời:
- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện
công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dân chủ, văn minh;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí
công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết
đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch,
cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp
luật;
- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu
Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng
của đất nước;
- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của
nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.


Những trường hợp không được ứng cử đại
biểu Quốc hội và đại biểu HĐND
1.

Người đang bị tước quyền ứng cử theo bản án, quyết định
của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người đang chấp
hành hình phạt tù, người bị hạn chế hoặc mất năng lực
HVDS
2. Người đang bị khởi tố bị can.
3. Người đang chấp hành bản án, quyết định hình sự của TA
4. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của
Tòa án nhưng chưa được xóa án tích.
5. Người đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa
vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc hoặc giáo dục tại xã, phường, thị trấn.



 Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại

biểu HĐND được tiến hành theo
những nguyên tắc nào?
Trả lời:
 Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại
biểu HĐND được tiến hành theo
nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực
tiếp và bỏ phiếu kín.


 Tổng số đại biểu Quốc hội, dự kiến phân bổ đại biểu

Quốc hội

Trả lời:
- Tổng số đại biểu QH: không quá 500 người
- Mỗi tỉnh, thành phố có ít nhất 3 đại biểu cư trú và
làm việc tại địa phương
- Số đại biểu tiếp theo tính theo số dân và đặc điểm
của mỗi địa phương.


Về cơ cấu, thành phần, số lượng
người ứng cử đại biểu HĐND theo các tiêu
chí sau
( NQ 1132/ NQ- UBTVQH13)
-Bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong DS
ứng cử ĐB HĐND là phụ nữ

-Bảo đảm số lượng hợp lý người dân tộc thiểu số
ứng cử ; phấn đấu ĐB HĐND là người DTTS không thấp
hơn nhiệm kỳ trước
-Phấn đấu tỷ lệ người ngoài Đảng không dưới
10%; người dưới 35 tuổi không dưới 15%
-Phấn đấu có ít nhất 30% ĐB HĐND nhiệm kỳ
trước tái cử


Về số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên
trách theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa
phương
•Cấp tỉnh: Chủ tịch HĐND có thể là ĐB HĐND
hoạt động chuyên trách, 02 PCT HĐND là ĐB HĐND
hoạt động chuyên trách; mỗi ban của HĐND cấp tỉnh
có ít nhất 02 ĐB HĐND hoạt động chuyên trách
•Cấp Huyện:Chủ tịch HĐND có thể là ĐB
HĐND hoạt động chuyên trách, 02 PCT HĐND là ĐB
HĐND hoạt động chuyên trách; mỗi ban của HĐND
cấp tỉnh có ít nhất 01 ĐB HĐND hoạt động chuyên
trách


Các tổ chức bầu cử
1

2

Hội đồng bầu cử Quốc gia
Theo NQ 105/QH 13 gồm 21 ủy viên


Ủy ban bầu cử các cấp (thành
lập chậm nhất 105 ngày)

3

Ban bầu cử đại biểu QH,
Ban BC ĐB HĐND các cấp
( 70 ngày)

4

Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu


Thời điểm kết thúc nhiệm vụ của các tổ chức phụ
trách bầu cử ở địa phương
 UBBC ở tỉnh, Ban bầu cử đại biểu QH, Tổ bầu cử hết nhiệm

vụ đối với bầu cử đại biểu QH sau khi HĐBC quốc gia kết
thúc việc tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội trong cả
nước và công bố kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội.
 UBBC hết nhiệm vụ đối với bầu cử đại biểu HĐND sau khi
UBBC đã trình báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND
và hồ sơ, tài liệu về bầu cử tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng
nhân dân khóa mới.
 3. Ban bầu cử đại biểu HĐND, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ đối với
bầu cử đại biểu HĐND sau khi UBBC kết thúc việc tổng kết
công tác bầu cử và công bố kết quả bầu cử đại biểu Hội đồng
nhân dân.



Cỏc bc hip thng, gii thiu ngi ng c
- Bớc 1: Tổ chức hội nghị hiệp thơng lần thứ nhất để thỏa
thuận về cơ cấu, thành phần, số lợng ngời ứng cử ĐBQH
và ĐB HĐND ( 03/2- 17/2)
- Bớc 2: các cơ quan, đơn vị tiến hành giới thiệu những ngời
ứng cử ĐBQH và đại biểu HĐND ( nếu có), từ 24/2 - 10/3)
- Bớc 3: Tổ chức hội nghị hiệp thơng lần thứ hai để thỏa
thuận danh sách sơ bộ những ngời ứng cử ĐBQH và ĐB
HĐND( từ 16/3- 18/3).
- Bớc 4: Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm
của cử tri nơi c trú ( 20/3- 12/4)
- Bớc 5: Tổ chức hội nghị hiệp thơng lần thứ ba để lập danh
sách chính thức những ngời ứng cử ĐBQH và ĐB HĐND (
từ 13/4- 17/4)
Hon thnh biờn bn HN v DS ng c chm nht l ngy
22/4/2016 ( NQLT s 11/2016/ UNTVQH-CP- CT UBTWMTTQVN)


Đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu
 Mỗi đơn vị bầu cử ĐBQH

được bầu không quá 03 ĐB
 Mỗi đơn vị bầu cử đại biểu
HĐND được bầu không
quá 05 đại biểu.
 Mỗi đơn vị BC chia thành
nhiều khu vực bỏ phiếu.
 Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ

300 đến 4000 cử tri.


Cử tri
Trong thời gian lập danh sách cử tri,
những công dân có quyền bầu cử đại biểu Hội
đồng nhân dân đều được ghi tên vào danh
sách cử tri. Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào
một danh sách cử tri nơi mình cư trú.
 Cử tri là người tạm trú và có thời gian đăng ký tạm trú

tại địa phương chưa đủ 12 tháng, cử tri là quân nhân ở
các đơn vị vũ trang nhân dân được ghi tên vào danh
sách cử tri để bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng
nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện ở nơi tạm trú hoặc đóng
quân.


 Công dân Việt Nam ở nước ngoài trở về Việt Nam

trong khoảng thời gian từ sau khi danh sách cử tri
đã được niêm yết đến trước thời điểm bắt đầu bỏ
phiếu 24 giờ, thì đến UBND cấp xã xuất trình Hộ
chiếu có ghi quốc tịch Việt Nam để được ghi tên vào
danh sách cử tri và nhận thẻ cử tri bầu đại biểu
Quốc hội và đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã (nếu xuất trình tại nơi đăng ký thường trú) hoặc
bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân
dân cấp tỉnh, cấp huyện (nêu xuất trình tại nơi đăng
ký tạm trú).



×