Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Những biện pháp quản lý sinh viên ngoại trú của trường Đại học Hồng Đức trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (367.23 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM

Hà Ngọc Hòa

Những biện pháp quản lý sinh viên
ngoại trú của trường Đại học Hồng Đức
trên địa bàn thành phố Thanh Hóa

Luận văn Thạc sĩ Giáo dục học

Hà Nội - 2005

51


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu, khảo
sát, triển khai đề tài: Những biện pháp quản lý
sinh viên ngoại trú của trường Đại học Hồng Đức
trên địa bàn Thanh phố Thanh Hoá, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình, có hiệu quả của: Các
thầy giáo, cô giáo khoa Sư phạm trường Đại học
Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Hồng Đức,
trường Cán bộ Quản lý Giáo dục Hà Nội, Vụ Học
sinh, Sinh viên - Bộ Giáo dục và Đào tạo; các
đồng chí lãnh đạo UBND thành phố Thanh Hoá,
các phường (xã), phố (thôn) thuộc địa bàn Thành
phố Thanh Hoá; các đồng chí Cảnh sát khu vực,
Công an các cấp, các đồng nghiệp trong và ngoài


trường. Và với sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn,
đến nay tôi đã hoàn thành đề tài nghiên cứu của
mình, tôi xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ
quý báu ấy.
Tôi xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết
ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo, đặc biệt là Tiến
sỹ: Nguyễn Trọng Hậu - Người thầy đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu,
thực hiện đề tài.

52

Tôi cũng xin được gửi lời cản ơn chân thành


NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN:

BP

:

Biện pháp.

CBQL :

Cán bộ quản lý.



:


Cao đẳng.

CNH

:

Công nghiệp hoá.

CNXH :

Chủ nghĩa xã hội.

DN

:

Dạy nghề.

ĐH

:

Đại học

ĐHSP :

Đại học Sư phạm.

GD&ĐT:


Giáo dục và Đào tạo.

GD&TĐ:

Giáo dục và Thời đại.

GS

:

Giáo sư.

HĐH

:

Hiện đại hóa.

PGS

:

Phó giáo sư.

QLGD :

Quản lý giáo dục.

SV


Sinh viên.

:

THCN :

Trung học chuyên nghiệp.

TP

:

Thành phố.

TS

:

Tiến sĩ.

UBND :

Uỷ ban nhân dân.

XHCN :

Xã hội chủ nghĩa.

53



MỤC LỤC
Trang

MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài.

7

2.

Mục đích nghiên cứu.

9

3.

Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

9

4.

Giả thuyết khoa học.

9


5.

Nhiệm vụ nghiên cứu.

9

6.

Phương pháp nghiên cứu.

10

7.

Phạm vi nghiên cứu.

11

8.

Đóng góp mới của đề tài.

11

Chương 1 Cơ sở khoa học của công tác quản lý SV ngoại trú ở trường
ĐH hồng đức.

12

1.1.


Lịch sử nghiên cứu vấn đề.

12

1.2.

Một số khái niệm cơ bản của đề tài nghiên cứu.

15

1.2.1.

Quản lý giáo dục.

21

1.2.2.

Quản lý trường học.

22

1.2.3.

Quản lý học sinh sinh viên .

25

1.2.4.


Nội dung và biện pháp quản lý SV ngoại trú.

30

1.2.4.1.

Các văn bản chủ yếu quy định về quản lý SV ngoại trú.

30

1.2.4.2.

Các nội dung chủ yếu trong quản lý SV ngoại trú.

30

1.2.4.3.

Xây dựng kế hoặch công tác quản lý sinh viên ngoại

32

trú.
1.2.4.4.

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quản lý sinh viên
ngoại trú.

32


Chương 2 Thực trạng quản lý Sinh viên ngoại trú của trường ĐH
Hồng Đức trên địa bàn thành phố thanh hoá.

54

35


2.1.

Khái quát về quản lý công tác hoạt động chung của SV

35

ngoại trú trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn T.P. Thanh
Hoá.
2.1.1.

Điều kiện tự nhiên - xã hội của tỉnh Thanh Hoá.

35

2.1.2.

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên - xã hội của TP Thanh

38

Hoá.

2.1.3.

Đặc điểm của các Phường Trường ĐH Hồng Đức cư

40

trú.
2.1.4.

Đặc điểm tình hình của trường Đại học Hồng Đức.

43

2.1.5.

Khái quát về công tác SV ngoại trú của trường ĐH

46

Hồng Đức từ khi thành lập tới nay.
2.2.

Thực trạng các biện pháp quản lý SV ngoại trú của

48

trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
2.2.1.

Thực trạng về hoạt động của SV ngoại trú.


48

2.2.2.

Một số biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường

55

ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
2.2.3.

Tổ chức bộ máy quản lý SV ngoại trú ở trường ĐH

56

Hồng Đức.
2.3.

Những vấn đề thực tiễn đặt ra cho công tác quản lý SV

57

của trường ĐH Hồng Đức.
Chương 3 Một số biện pháp quản lý SV ngoại trú ở trường ĐH Hồng

60

Đức trên địa bàn TP Thanh hoá.


3.1.

Cơ sở xuất phát của việc đề ra một số biện pháp quản lý

60

SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP.
Thanh Hoá.
3.1.1

Xuất phát từ mục tiêu GD&ĐT nói chung và mục tiêu
GD ĐH nói riêng.

55

60


3.1.2

Xuất phát từ mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo của trường

61

ĐH Hồng Đức.
3.1.3

Xuất phát từ điều kiện địa lý, kinh tế, văn hoá, xã hội

62


củaTP Thanh Hoá, đặc biệt là vùng dân cư xung quanh
nơi trường đóng.
3.1.4

Xuất phát từ những kinh nghiệm tổ chức quản lý SV

63

ngoại trú của trường ĐH Hồng Đứctừ khi thành lập đến
nay.
3.1.5

Xuất phát từ quy chế công tác SV ngoại trú của Bộ

64

GD&ĐT.
3.2.

Đề xuất một số nhóm biện pháp quản lySV ngoại trú.

65

3.2.1.

Nhóm biện pháp 1: Xây dựng và quán triệt những qui

65


định chung về công tác quản lý SV ngoại trú.
3.2.2.

Nhóm biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch công tác quản

66

lý SV ngoại trú.
3.2.3.

Nhóm biện pháp 3: Hoàn chỉnh tổ chức bộ máy và hoàn

67

thiện cơ chế phối hợp các lực lượng trong việc quản lý
SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP
Thanh Hoá.
3.2.4.

Nhóm biện pháp 4: Nâng cao chất lượng tổ chức thực

69

hiện các hoạt động quản lý SV ngoại trú của trường ĐH
Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
3.2.5.

Nhóm biện pháp 5 : Tăng cường giám sát, kiểm tra,

72


đánh giá công tác cộng quản lý SV ngoại trú của trường
ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
3.3.

Thử nghiệm một số biện pháp đã áp dụng ở trường ĐH

75

Hồng Đức.
3.4.

Khảo sát tính khả thi của các nhóm biện pháp đề xuất.

56

77


3.5

Nhn thc v ỏnh giỏ ca cỏn b khi ph (thụn),

80

v mc thc hin cỏc bin phỏp qun lý SV ngoi
trỳ ca trng H Hng c.
Kt lun & kin ngh

83


1.

Kt lun

83

2.

Kin ngh.

84

danh mc cỏc ti liu tham kho

85

Ph lc

88

- Qui định của Tr-ờng ĐH Hồng Đức đối

88

với HSSV ngoại trú.
- Bản cam kết giữa chủ hộ và SV tạm

91


trú.
- Mẫu sổ theo dõi SV nội, ngoại trú.

94

- Các mẫu phiếu tr-ng cầu ý kiến.

102

57


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa
học -công nghệ hiện đại, lực lượng sản xuất phát triển mang tính bùng nổ,
trong đó tri thức khoa học, công nghệ và thông tin ngày càng đóng vai trò
quyết định đối với nền sản xuất vật chất trên quy mô toàn cầu. Đặc biệt,
ngày nay khi mà “chất xám” đã trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực
tiếp, thì sự phát triển kinh tế trong tương lai sẽ chủ yếu phụ thuộc vào nhân
tố tri thức – trí tuệ. Điều đó đặt ra yêu cầu rất cao cho sự nghiệp GD&ĐT
nước ta.
Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX chỉ rõ: “Phát
triển Giáo dục và Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc
đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững”. Đại hội chủ trương: “Tiếp tục nâng cao chất lượng
toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học, hệ thống trường lớp
và hệ thống quản lý giáo dục; thực hiện: Chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội
hoá...” (Văn kiện Đại hội Đảng IX). Đổi mới công tác quản lý giáo dục

được xem như một giải pháp quan trọng, nhằm nâng cao chất lượng
GD&ĐT.
Trong những năm qua, các trường đại học nói chung, trường ĐH
Hồng Đức nói riêng đã đạt được những thành tựu nhất định. Song, nhìn
chung chất lượng và hiệu quả giáo dục còn chưa đáp ứng được yêu cầu của
giai đoạn cách mạng mới. Nguyên nhân đầu tiên của sự yếu kém đó đã
được chỉ ra từ Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng
sản Việt Nam lần thứ II (khoá VIII) là: “Công tác quản lý giáo dục - đào
tạo còn những mặt yếu kém, bất cập”. Cho đến nay nguyên nhân này vẫn
chậm được khắc phục.

58


Trong hoạt động quản lý của các nhà trường ĐH, thì quản lý sinh
viên (SV) là vô cùng quan trọng, trong đó vấn đề quản lý SV ngoại trú của
các trường đang trở thành vấn đề bức xúc, lo lắng và quan tâm của nhà
trường, gia đình và xã hội. Tính trung bình của các trường ĐH chỉ có
khoảng 20% HSSV được ở nội trú, 80% HSSV phải ở ngoại trú tại các gia
đình, tại các nhà trọ. Ở trường ĐH Hồng Đức tính đến tháng 4 – 2004 có số
SV được ở nội trú là 11,84%. Như vậy 88,16% HSSV đang ở ngoại trú chủ
yếu trên địa bàn TP Thanh Hoá. Phải làm sao để quản lý số SV ngoại trú,
nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu GD&ĐT của nhà trường - đây là vấn đề
vô cùng hệ trọng.
Đứng trước đòi hỏi và yêu cầu bức xúc của vấn đề quản lý SV ngoại
trú, ngày 22/10/2002 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã có Quyết định số
43/2002/QĐ-BGD&ĐT về việc ban hành quy chế công tác SV ngoại trú
trong các trường ĐH. Đưa công tác quản lý SV ngoại trú vào nền nếp bằng
những biện pháp có đầy đủ cơ sở khoa học, gắn với thực tế địa phương nơi
trường đóng chính là góp phần thực hiện có hiệu quả quy chế nêu trên.

Hiện tại, UBND TP Thanh Hoá chưa có một văn bản riêng, cụ thể
nào đối với việc quản lý HSSV ngoại trú của các trường trên địa bàn TP
Thanh Hoá, mặt khác sự phối hợp giữa các nhà trường nói chung, trường
ĐH Hồng Đức nói riêng với chính quyền và công an các phường, xã thuộc
địa bàn TP Thanh Hoá chưa có sự thống nhất, cần thiết phải có sự khắc
phục bất cập này.
Đề tài này góp phần làm rõ thêm thực trạng về quản lý giáo dục của
nhà trường, gia đình, xã hội và các đoàn thể đối với sinh viên ngoại trú hiện
nay. Từ đó, xác định cách quản lý sao cho phù hợp, nhằm đào tạo sinh viên
góp phần đảm bảo cuộc sống lành mạnh cả về vật chất và tinh thần của sinh
viên. Nhằm phát huy tài năng, trí tuệ của SV trong sự nghiệp xây dựng
Thành phố Thanh Hoá ngày càng văn minh và giầu đẹp.

59


Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tế trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu
là: “Những biện pháp quản lý sinh viên ngoại trú của trường ĐH Hồng
Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá”. Với mong muốn đóng góp một phần
nhỏ bé công sức của mình vào việc xác định hệ thống các nhóm biện pháp
quản lý SV, đặc biệt là các nhóm biện pháp quản lý SV ngoại trú của
trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý SV ngoại trú của
trường ĐH Hồng Đức, từ đó đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý SV
ngoại trú, nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý SV nói
riêng và chất lượng giáo dục toàn diện nói chung của nhà trường ĐH Hồng
Đức-Thanh Hoá.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu

Quá trình quản lý SV trong các trường ĐH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Những biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức
trên địa bàn TP Thanh Hoá.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu tìm ra được những biện pháp quản lý SV ngoại trú của trường
ĐH Hồng Đức phù hợp với yêu cầu đổi mới công tác quản lý nhà trường,
thì hiệu quả quản lý và quả trình đào tạo của trường sẽ được nâng cao.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở và lý luận về quản lý SV ngoại trú trong công tác
SV của trường ĐH Hồng Đức.
5.2. Nghiên cứu thực trạng quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng
Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá
5.3. Đề xuất một số nhóm biện pháp quản lý SV ngoại trú ở trường ĐH
Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
60


5.4. Thử nghiệm tác động một vài nhóm biện pháp quản lý SV ngoại trú
đã đề xuất ở một vài khu phố, thôn thuộc địa bàn TP Thanh Hoá.
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nghiên cứu tài liệu về lý luận quản lý, văn kiện Đại hội Đảng các
cấp, Luật giáo dục, Chiến lược phát triển giáo dục, các văn bản pháp quy
về GD&ĐT, về quản lý hành chính, về phòng chống tội phạm, phòng
chống tệ nạn xã hội, các tạp chí nghiên cứu giáo dục, thông tin khoa học
giáo dục, thông tin QLGD, các tài liệu nghiên cứu, dự báo về SV và liên
quan đến đề tài nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
6.2.1. Phương pháp quan sát:

- Quan sát sinh hoạt, tổ chức cuộc sống của SV ngoại trú.
- Đi thực tế, nghiên cứu thực tiễn công tác quản lý SV ngoại trú của
một số trường ĐH, CĐ khác, có điều kiện tương tự trường ĐH Hồng Đức.
6.2.2. Phương pháp điều tra:
Bằng phiếu theo các biểu mẫu về thực trạng các biện pháp quản
lýSV ngoại trú ở các địa bàn trong phạm vi đề tài nghiên cứu.
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn, lấy ý kiến:
Các cán bộ liên quan đến công tác quản lý SV trong và ngoài trường;
các SV ngoại trú; các gia đình cho SV thuê trọ; chuyên gia có nhiều kinh
nghiệm trong QLGD nói chung và quản lý SV nói riêng.
6.2.4. Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm:
Đối với công tác quản lý SV ngoại trú thông qua các hoạt động quản
lý đã thực hiện của trường và địa phương trong thời gian qua.
6.2.5. Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành thử nghiệm một số biện pháp quản lý SV ngoại trú đã đề
xuất ở một vài khu phố, thôn thuộc địa bàn TP Thanh Hoá, trên cơ sở đó
61


đánh giá so sánh hiệu quả sử dụng các biện pháp mới so với các biện pháp
quản lý cũ.
6.3. Phương pháp thống kê toán học:
Sử dụng toán thống kê để tổng hợp kết qủa điều tra và xử lý dữ liệu,
kết quả điều tra, khảo nghiệm.
7. Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, tôi chỉ tập trung nghiên cứu các biện pháp
quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh
Hoá. Việc điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng về các biện pháp quản lý
SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức được tiến hành ở các phường:
Đông Sơn, Trường Thi, Đông Vệ - TP Thanh Hoá (những phường có cơ sở

của trường đóng và có đông SV trọ) và một số khoa của trường ĐH Hồng
Đức.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Làm sáng tỏ các khái niệm cơ bản và thực trạng các biện pháp quản
lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
- Đề xuất những biện pháp quản lý SV ngoại trú có khả năng thực thi
của trường, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý SV của trường ĐH Hồng Đức.
Đồng thời góp phần vào việc phổ biến kinh nghiệm quản lý SV ngoại trú
cho các nhà trường chuyên nghiệp trên địa bàn TP Thanh Hoá.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở khoa học của công tác quản lý SV ngoại trú ở
Trường ĐH Hồng Đức.
Chương 2: Thực trạng quản lý SV ngoại trú của trường ĐH Hồng
Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý SV ngoại trú ở trường ĐH
Hồng Đức trên địa bàn TP Thanh Hoá.
62


DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đặng Quốc Bảo (2002), Quản lý giáo dục tiếp cận từ những mô hình,
Trường CBQL GD&ĐT.
2. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Trường
CB QL GD&ĐT.
3. Đặng Quốc Bảo (2001), Dự báo giáo dục và một số vấn đề liên quan đến
công tác dự báo giáo dục, Trường CBQLGD&ĐT.
4. Báo Giáo dục và Thời đại (1997-2003).
5. Bộ GD&ĐT, Báo cáo tổng kết công tác sinh viên giai đoạn 1998-2002,

Hà Nội, ngày 2-3.4.2003.
6. Bộ GD&ĐT, Dự thảo chiến lược phát triển GD&ĐT đến năm 2020,
Hà Nội tháng 09.1998.
7. Bộ GD&ĐT, Tổng kết và đánh giá 10 năm đổi mới GD&ĐT.
8. Bộ GD&ĐT, Quy chế công tác HSSV trong các trường đào tạo (lưu
hành nội bộ), Hà Nội 1993.
9. Bộ GD&ĐT, Quy chế công tác HSSV nội trú (lưu hành nội bộ).
Hà Nội 1997.
10. Bộ GD&ĐT, Quy chế công tác HSSV ngoại trú (lưu hành nội bộ),
Hà Nội 2002.
11. Bộ GD&ĐT, Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của HSSV các trường
ĐH, CĐ và THCN hệ chính quy (lu hành nội bộ), Hà Nội 2002.
12. Các chỉ thị, nhiệm vụ, báo cáo tổng kết năm học 1997-1998 đến 20022003 của Bộ GD&ĐT và Trường ĐH Hồng Đức.

63


13. Các văn bản, chỉ thị của Chính phủ, Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh Thanh
Hoá liên quan đến công tác HSSV, công tác phòng chống tội phạm,
phòng chống tệ nạn xã hội, phòng chống AIDS.
14. Bùi Chí Châu (10/2002), Thực trạng và một số giải pháp đối với một
số vấn đề tôn giáo trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Thanh Hoá,
Ban Tôn giáo – UBND Tỉnh Thanh Hoá.
15. Phạm Minh Hạc, (1996), Một số vần đề về giáo dục và khoa học giáo
dục ,NXB Giáo dục, Hà Nội.
16. M.I Kônđacốp, (1984), Cơ sở lý luận của khoa học quản lý giáo dục,
Trường cán bộ QLGD&ĐT.
17. Đặng Bá Lãm, Xây dựng quan điểm chỉ đạo sự phát triển GD&ĐT
trong chiến lược GD-ĐT Việt Nam, Mã số B.96-52-TĐ-01, Hà Nội.
18. TS. Nguyễn Văn Lê (1998), Nghề thầy giáo, NXB Giáo dục.

19. Luật Giáo dục, (1998), NXB Chính trị Guốc gia, Hà Nội.
20. Nghị định số 51/CP, ngày 10.05.1997 của Chính phủ về việc đăng ký
quản lý hộ khẩu.
21. Nhiều tác giả, (1997), Giáo dục học Đại cương (quyển 1: Các tài liệu
chính), Trường Cán bộ QLGD&ĐT.
22. PGS. TS. Lê Đức Phúc (2002), Báo cáo tóm tắt đề tài cấp Bộ “Xu thế
giáo dục thế kỷ 21”. Hà nội.
23. GS. Trần Hồng Quân (1995): 50 năm phát triển sự nghiệp GD&ĐT
(1945-1995), Nhà xuất bản Giáo dục.
24. GS. Trần Hồng Quân (09/1996), Báo cáo tại lớp nghiên cứu Đại hội
VIII của Đảng “Kế hoạch phát triển GD&ĐT giai đoạn 1996-2000
và định hướng đến năn 2020 phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước”, Hà Nội.
25. Nguyễn Ngọc Quang, (1997), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo
dục, Trường cán bộ QLGD&ĐT.
26. Tạp chí Giáo dục (1998-2003).
64


27. Tạp chí Đại học và GDCN (1999-2003).
28. Tạp chí phát triển Giáo dục (1998-2003).
29. Tài liệu học tập Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) của Đảng, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
30. Nguyễn Thạc – Phan Thành Nghị, (1992), Tâm lý học Sư phạm Đại
học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
31. GS. TS. Lâm Quang Thiệp (1997), Về việc đổi mới giáo dục đại học và
vài nét phác thảo về phương hướng phát triển đại học, Trường
CBQL GD&ĐT.
32. PGS.TS. Mạc Văn Trang (1997), Lý luận và thực tiễn giáo dục HSSV,
Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội.
33. PGS. TSKH. Thái Duy Tuyên, (2001), Giáo dục học hiện đại, NXB

Giáo dục.
34. TS. Nguyễn Quang Uẩn. TS. Trần Hữu Luyến. TS Trần Quốc Thành
(1997), Giáo trình tâm lý học đại cương , NXB Giáo dục.
35. Văn kiện Hội nghị lần thứ IV, Ban chấp hành TW Đảng CSVN khoá
VIII (1993), NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
36. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, (1996),
NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
37. Văn kiện Hội nghị lần thứ II, BCH TW Đảng CSVN khoá VIII (1997),
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
38. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, (2001), NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Văn kiện Đại hội Đảng bộ Trường ĐH Hồng Đức nhiệm kỳ I, (19992004). Thanh Hoá, tháng 02/1999.
40. Hồ Văn Vĩnh (chủ biên), (2002), Giáo trình khoa học quản lý, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

65



×