Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Xác định thành phần và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm lưu trữ Quốc gia 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (258.31 KB, 19 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ KIM CHI

x¸c ®Þnh thµnh phÇn vµ néi dung tµi liÖu
h×nh thµnh trong ho¹t ®éng cña bé y tÕ
cÇn nép vµo trung t©m l-u tr÷ quèc gia 3

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Chuyên ngành: Lưu trữ (Lưu trữ học và Tư liệu học)
Mã số: 60 32 20

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Nguyễn Thị Liên Hương


MỤC LỤC
Trang số

Mở đầu

3

Chương 1. Thành phần, nội dung và ý nghĩa tài liệu hình
thành trong hoạt động của Bộ Y tế

13

1.1 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế



13

1.2 Phông lưu trữ Bộ Y tế

28

1.3 Giá trị của tài liệu hình thành trong họat động của Bộ Y tế

45

Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định thành phần
và nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần
nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3

51

2.1 Cơ sở lý luận

51

2.2 Cơ sở thực tiễn

73

Chương 3. Danh mục tài liệu hình thành trong hoạt động của
Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3

86


3.1 Những căn cứ lập danh mục tài liệu hình thành trong hoạt
động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3

86

3.2 Cấu tạo của danh mục tài liệu hình thành trong hoạt động của
Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3

87

3.3 Hướng dẫn sử dụng danh mục tài liệu hình thành trong hoạt
động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3

90

3.4 Danh mục tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần
nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3

92

Kết luận

111


Danh mục tài liệu tham khảo

113

Phụ lục


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Trong
luận văn có tham khảo một số kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và sử
dụng một số thông tin trong các văn bản của nhà nước song đã có chú thích.
Đề tài này chưa được tác giả nào công bố./.

TÁC GIẢ

Nguyễn Thị Kim Chi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở các giai đoạn, thời kỳ lịch sử khác nhau, Y tế luôn được xác định là một
trong những ngành quan trọng, được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan tâm, chú
trọng và đầu tư. Trong quá trình hình thành, tồn tại, phát triển, ngành Y đã có
nhiều đóng góp trên các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa v.v... nhất là trong
công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, góp phần vào thắng
lợi của công cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cũng như sự nghiệp bảo vệ, xây
dựng Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đồng thời đã hình thành nên một khối lượng lớn
tài liệu.
Việc lựa chọn tài liệu có giá trị để bảo quản trong các phòng, kho lưu trữ
không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với ngành Y tế mà còn có ý nghĩa vô cùng to
lớn đối với cả dân tộc, quốc gia. Bởi đây là một bộ phận, thành phần của tài liệu
lưu trữ quốc gia.
Điều 1 Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia số 34/2001/PL - UBTVQH10 ngày
04/4/2001 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khẳng định: "Tài liệu lưu trữ quốc
gia là tài liệu có giá trị về chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao, văn

hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ được hình thành trong các thời kỳ lịch sử
của dân tộc Việt Nam, trong quá trình hoạt động của các cơ quan nhà nước, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và các nhân vật lịch sử, tiêu biểu
phục vụ việc nghiên cứu lịch sử, khoa học và hoạt động thực tiễn". [47, 34]
Theo Điều 11 Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia: "Các cơ quan, tổ chức, cá nhân
trong quá trình xây dựng ban hành văn bản và sử dụng tài liệu văn thư phải lập hồ
sơ và bảo vệ an toàn. Tài liệu văn thư có giá trị lưu trữ của cơ quan, tổ chức nào
cần nộp vào lưu trữ hiện hành của cơ quan, tổ chức đó theo quy định tại khoản 1
Điều 14 của Pháp lệnh này" [47, 35]. Ngoài ra Điều 13 của Pháp lệnh Lưu trữ


quốc gia cũng quy định rõ "Người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định việc lựa
chọn tài liệu văn thư để giao nộp vào lưu trữ hiện hành, lựa chọn tài liệu lưu trữ
hiện hành để nộp vào lưu trữ lịch sử…"[47, 36]. Việc thu thập tài liệu lưu trữ thuộc
Phông Lưu trữ Nhà nước Việt Nam thuộc thẩm quyền của các cơ quan lưu trữ nhà
nước song thực tế cho thấy, công tác lưu trữ tài liệu nói chung, tài liệu chuyên môn
của các ngành trong đó có ngành Y tế còn nhiều hạn chế, bất cập. Hầu hết, tài liệu
hình thành ra không được lập hồ sơ, xác định thời hạn bảo quản và không nộp vào
lưu trữ đúng thời gian quy định của Nhà nước. Nếu có thực hiện thì tài liệu thu về
chủ yếu dưới dạng bó gói, lộn xộn, rời lẻ. Công tác lưu trữ tài liệu chủ yếu được
thực hiện ở các Phòng Lưu trữ Bộ, Trung tâm Lưu trữ Tỉnh, Trung tâm Lưu trữ
Quốc gia. Các phòng, kho lưu trữ này đã, đang tiến hành chỉnh lý khoa học khối tài
liệu thu được. Công việc trên đã tiêu tốn một lượng lớn kinh phí, tài sản của Nhà
nước và công sức, thời gian của cán bộ, nhân viên lưu trữ. Vì vậy việc đưa ra các
giải pháp hữu hiệu, kịp thời trong đó có định rõ thành phần, nội dung tài liệu lưu
trữ của từng ngành, cơ quan cần nộp vào các lưu trữ lịch sử là một yêu cầu hết sức
cần thiết và cấp bách.
Bộ Y tế là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng,

khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho
người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và
trang thiết bị y tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý
của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật. Tài liệu hình thành
trong hoạt động của Bộ có ý nghĩa về nhiều mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
v.v…và là nguồn nộp lưu vào lưu trữ lịch sử. Tuy nhiên, việc xác định gía trị tài
liệu ở đây chưa được quy định rõ ràng, thực hiện không thường xuyên và còn
nhiều lúng túng. Do vậy chúng tôi quyết định chọn "Xác định thành phần và nội


dung tài liệu hình thành trong hoạt động của Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm
Lưu trữ quốc gia 3" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.

2. Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chính mà đề tài hướng tới là nghiên cứu để nắm được thành phần,
nội dung, đặc điểm và giá trị tài liệu lưu trữ của cơ quan Bộ Y tế. Từ đó vận dụng
cơ sở lý luận và thực tiễn để nghiên cứu, xây dựng Danh mục hồ sơ, tài liệu Phông
lưu trữ Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3 theo quy định của Nhà
nước.

3. Phạm vi nghiên cứu
Để xây dựng Danh mục hồ sơ, tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế cần nộp vào
Lưu trữ lịch sử, đề tài sẽ đi sâu tìm hiểu khối tài liệu hành chính hình thành trong
hoạt động của Bộ. Trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đến tài liệu quản lý
chuyên môn của Bộ. Đó là những tài liệu được sản sinh trong hoạt động và phản
ánh chức năng, nhiệm vụ của các Vụ, Cục, Văn phòng, Thanh tra Bộ. Như vậy đề
tài sẽ tập trung nghiên cứu khối tài liệu hình thành trong hoạt động của các tổ chức
giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý nhà nước (các đơn vị trực
thuộc Bộ) trong giai đoạn từ năm 1970 cho đến nay. Tài liệu hình thành trong hoạt

động của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ sẽ không thuộc phạm vi nghiên cứu
của đề tài.
Có một số lý do để chúng tôi quyết định chọn năm 1970 làm giới hạn thời
gian nghiên cứu của đề tài:
- Tài liệu trước năm 1970 còn tồn lại trong kho Lưu trữ Bộ Y tế không đầy
đủ, khối lượng ít. Vì vậy theo chúng tôi không có tính đại diện cho tài liệu của một
phông lưu trữ cơ quan.
- Trong khi đó tài liệu được sản sinh từ năm 1970 đến nay là tài liệu hình
thành từ hoạt động của Bộ Y tế sau thời gian đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền
Bắc, trong thời kỳ hòa bình, ổn định, phát triển, hội nhập. Các nhiệm vụ chủ yếu
của Bộ đã được triển khai, thực hiện tương đối đầy đủ. Tài liệu sản sinh ở thời kỳ


này phản ánh chân thực, đầy đủ mọi hoạt động của các Vụ, Cục, Văn phòng,
Thanh tra Bộ nên nội dung tài liệu có thể đại diện cho hoạt động của Bộ Y tế.
- Ba là từ ngày thành lập đến nay, Bộ Y tế trực tiếp là Phòng Lưu trữ Bộ đã
tiến hành lập hồ sơ, xác định giá trị tài liệu và giao nộp vào Trung tâm Lưu trữ
quốc gia 3 khối tài liệu của ngành Y từ năm 1945 đến 1970. Hầu hết tài liệu hình
thành trong hoạt động của Bộ Y tế từ năm 1970 cho đến nay không được cán bộ
chuyên môn lập hồ sơ và nộp vào lưu trữ theo đúng quy định. Nhiều tài liệu quan
trọng còn nằm rải rác ở các tổ chức trực thuộc Bộ. Điều này đã ảnh hưởng không
nhỏ đến việc tổ chức, triển khai các khâu nghiệp vụ chuyên môn của Phòng Lưu
trữ Bộ Y tế.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài sẽ tập trung giải quyết một số vấn đề sau:
- Nghiên cứu những quy định của Nhà nước về công tác lưu trữ tài liệu đặc
biệt là công tác nộp lưu, xác định nội dung, thành phần tài liệu lưu trữ trong đó có
tài liệu chuyên môn;
- Tìm hiểu, khảo sát thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của cơ quan Bộ Y

tế, trong đó chú trọng đến tài liệu chuyên môn của Bộ;
- Vận dụng cơ sở lý luận kết hợp khảo sát thực tế tài liệu để nghiên cứu, xây
dựng Danh mục tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ
quốc gia 3.

5. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Xây dựng Bảng thời hạn bảo quản văn kiện mẫu, Bảng kê tài liệu văn kiện
chủ yếu, Danh mục mẫu thành phần tài liệu nộp vào Trung tâm lưu trữ Tỉnh v.v...là
một vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam, nhiều
xuất bản phẩm, đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết, luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt


nghiệp, báo cáo khoa học của cán bộ, nhà nghiên cứu, cán bộ giảng dạy, học viên
cao học, sinh viên đã đề cập đến vấn đề này.
- Về xuất bản phẩm có sách, giáo trình, tập bài giảng như: "Lý luận và Thực
tiễn công tác lưu trữ" (Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội,
năm 1990); "Văn bản và Lưu trữ học đại cương" (Nhà xuất bản Giáo dục, năm
1997) v.v...
- Đề tài nghiên cứu khoa học có một số đề tài chính như: "Nghiên cứu cơ sở
khoa học để xây dựng nguồn và thành phần tài liệu nộp lưu vào lưu trữ huyện"
(Thạc sĩ Nguyễn Nghĩa Văn làm chủ biên, mã số 95-98-011); "Nghiên cứu xác
định thành phần tài liệu tiêu biểu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu trữ quốc
gia 3 của các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương" (Nguyễn Thị Tâm (Chủ
biên), Nguyễn Thiên Ân, Hoàng Minh Cường, Vương Thị Nấm, Nguyễn Thị
Thuần, Dương Thị Thái, Triệu Văn Cường, mã số 99-98- 030) v.v...
- Ngoài ra có khoảng 30 bài viết được đăng trên Tạp chí Văn thư Lưu trữ
Việt Nam. Nội dung chính của các bài viết là lý luận về nguyên tắc, phương pháp,
tiêu chuẩn xác định giá trị tài liệu; việc vận dụng lý luận xác định vào thực tế mỗi
cơ quan; xác định nguồn tài liệu nộp vào kho lưu trữ; phương pháp lập bảng kê tài
liệu cần thu vào kho lưu trữ Bộ; ý nghĩa thực tiễn của tài liệu ngành Y. Chẳng hạn

như: "Hệ thống tài liệu văn kiện thuộc phông lưu trữ Đoàn thanh niên Cộng sản
Hồ Chí Minh tỉnh, thành phố" (PGS. Nguyễn Văn Hàm, Tạp chí Văn thư Lưu trữ
số 4, năm 1987, trang 11) "Phương pháp lập bảng kê tài liệu cần thu vào kho lưu
trữ Bộ" (Trần Hoàng, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 1, năm 1974, trang 25); "Mấy ý
kiến về nguyên tắc và phương pháp đánh giá tài liệu ảnh trong công tác lưu trữ" (
Đào Xuân Chúc, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3, năm 1983, trang 14); "Bàn về tiêu
chuẩn đánh giá tài liệu lưu trữ" (Văn Lưu, Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 2, năm
1975, trang 18); "Tài liệu lưu trữ ngành Y dược và việc sử dụng chúng trong thực


tiễn" (PGS.TS Vũ Thị Phụng, Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2, năm 1992, trang 11)
v.v..
- Về luận văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học của học viên
cao học, sinh viên có trên 20 đề tài nghiên cứu về xác định giá trị tài liệu; xác định
nguồn tài liệu nộp vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố; xác định nguồn và thành
phần tài liệu bổ sung vào lưu trữ hiện hành. Ví dụ: "Xác định giá trị tài liệu phông
lưu trữ cơ quan Bộ Văn hóa - Thông tin" (Trần Thị Thương Huyền, Luận văn tốt
nghiệp, Hà Nội, 1995, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng); "Xác
định nguồn và thành phần tài liệu bổ sung vào lưu trữ hiện hành Bộ Khoa học
Công nghệ" (Nguyễn Thị Kim Nhung, Báo cáo khoa học lần thứ 9, Hà Nội, 2004,
Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng) v.v...
Nhìn chung các đề tài, bài viết đã đề cập và rất coi trọng công tác xác định
giá trị tài liệu, xây dựng bảng kê tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ
quan cần nộp vào lưu trữ. Song không đi sâu nghiên cứu thành phần, nội dung tài
liệu hình thành trong hoạt động của một cơ quan quản lý ngành cần nộp vào Trung
tâm Lưu trữ quốc gia 3. Kế thừa kết quả nghiên cứu của các đề tài, bài viết trên và
mở ra một hướng nghiên cứu mới, chúng tôi đã chọn hướng nghiên cứu là xác định
thành phần, nội dung tài liệu hình thành trong hoạt động của một phông lưu trữ cơ
quan cụ thể cần nộp vào Lưu trữ lịch sử - Đó là Phông Lưu trữ Bộ Y tế.


6. Nguồn tài liệu tham khảo
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tham khảo, sử dụng nhiều
nguồn tư liệu khác nhau:
- Trước hết là các văn bản của Nhà nước quy định về xác định thành phần,
nội dung tài liệu lưu trữ cần nộp vào Lưu trữ lịch sử và những vấn đề có liên quan
như: "Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia số 34/2001/PL - UBTVQH10 ngày 04/4/2001
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được Chủ tịch nước ký Lệnh số 03/2001/L - CTN


ngày 15/4/2001 về việc công bố Pháp lệnh" (Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2, năm
2001, trang 33); "Nghị định số 111/2004/NĐ - CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia" (Công báo
số 9, năm 2004.); "Công văn số 262/LTNN - NVTW ngày 12/6/2001 hướng dẫn
thành phần hồ sơ, tài liệu của các cơ quan hành chính nhà nước trung ương thuộc
diện nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia"; "Công văn số 25 - NV ngày
10/9/1975 của Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng ( nay là Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà
nước) ban hành bảng thời hạn bảo quản mẫu"
- Hai là các sách, giáo trình, tập bài giảng về công tác lưu trữ, xác định thành
phần, nội dung tài liệu cần nộp vào Lưu trữ cố định.
- Ba là các đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết đăng trên các tạp chí, luận
văn thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp, báo cáo khoa học có liên quan đến xác định giá
trị tài liệu nói chung, xác định thành phần, nội dung tài liệu lưu trữ của cơ quan cần
nộp vào Lưu trữ lịch sử nói riêng.
- Bốn là, các văn kiện của Đảng, văn bản của Nhà nước về công tác y tế như:
"Nghị quyết số 46- NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới" (Wesbsite Đảng
Cộng sản Việt Nam, năm 2005); "Quyết định số 35/2001/QĐ- TTg ngày 19/3/2001
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân
dân giai đoạn 2001-2010" v.v...
- Năm là hồ sơ, tài liệu lưu trữ của Bộ Y tế

- Sáu là Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam
- Bảy là Báo điện tử, Website của Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ,
Quốc hội, Bộ Y tế.

7. Phương pháp nghiên cứu


Quá trình thực hiện đề tài chúng tôi đã nghiên cứu, vận dụng linh hoạt các
phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật lịch sử, Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Cụ thể là các phương pháp nghiên cứu khoa học sau:
- Phương pháp hệ thống: Là một phương pháp cơ bản được chúng tôi sử
dụng trong quá trình thực hiện đề tài. Thực tế khi lựa chọn hồ sơ, tài liệu lưu trữ có
giá trị, nhất là tài liệu chuyên môn trong hệ thống tài liệu Phông lưu trữ Bộ Y tế
cần nộp vào Trung tâm Lưu trữ quốc gia 3, chúng tôi đã đặt tài liệu trong hệ thống
nhất định để xem xét, đánh giá các mặt, mối liên hệ khác


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1- Bảng hướng dẫn thành phần hồ sơ, tài liệu của các cơ quan hành chính
Nhà nước Trung ương thuộc diện nộp lưu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia.
Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 3, năm 2001, trang 73.
2- Bảng kê tài liệu văn kiện chủ yếu cần thu nộp vào Viện Lưu trữ Nhà nước
Liên Xô (Bản dịch). Tổng cục quản lý Lưu trữ Liên Xô, Matxcova, 1973.
3- Bảng thời hạn bảo quản văn kiện mẫu ban hành kèm theo Công văn số
25/NV ngày 20/9/1975 của Cục Lưu trữ Phủ Thủ tướng. Thư viện Trung tâm
Nghiên cứu khoa học lưu trữ thuộc Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
4- Nguyễn Trọng Biên: Cơ sở khoa học xác định các loại tài liệu có giá trị
của các trường đại học cần nộp vào lưu trữ. Luận văn thạc sỹ khoa học, Hà Nội,
2002, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
5- Võ Thị Châu: Hệ thống văn bản hình thành trong hoạt động quản lý của

Bộ Y tế. Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, 1996, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị
văn phòng, LS.225.
6- Đào Xuân Chúc, Nguyễn Văn Hàm, Vương Đình Quyền, Nguyễn Văn
Thâm: Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ. Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục
chuyên nghiệp, Hà Nội, 1990.
7- Đào Xuân Chúc: Mấy vấn đề về cơ sở và phương pháp luận để xác định
giá trị tài liệu lưu trữ phim điện ảnh. Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3, năm 1988,
trang 3.
8- Đào Xuân Chúc: Mấy ý kiến về nguyên tắc và phương pháp đánh giá tài
liệu ảnh trong công tác lưu trữ. Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3, năm 1983, trang 14.
9- Hoàng Minh Cường: Vấn đề xác định giá trị và định thời hạn bảo quản
cho loại hình tài liệu kế toán ở Liên Xô. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2, năm 1991,
trang 22.


10- Danh mục mẫu thành phần tài liệu nộp vào Trung tâm Lưu trữ Tỉnh ban
hành kèm theo Công văn số 316/LTNN- NVĐP ngày 24/6/1999 của Cục Lưu trữ
Nhà nước. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 3, năm 1999, trang 2.
11- Nguyễn Ngọc Dung: Tìm hiểu thành phần nội dung tài liệu Phông Lưu
trữ Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Khóa luận năm thứ 3, Hà Nội, 2000,
Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
12- Nguyễn Cảnh Đương: Áp dụng một số tiêu chuẩn chung để đánh giá giá
trị tài liệu thiết kế xây dựng. Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3, năm 1980, trang 15.
13- Hà Huề: Giới thiệu một số loại bảng kê được dùng cho công tác đánh
giá tài liệu ở Cộng hoà Dân chủ Đức. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 1, năm 1998,
trang 28.
14- Hà Huề: Ý nghĩa quan trọng của bảng thời hạn bảo quản chuyên ngành.
Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 4, năm 1993, trang 11.
15- Nguyễn Văn Hàm: "Hệ thống tài liệu văn kiện thuộc Phông Lưu trữ
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, thành phố", Tạp chí Văn thư Lưu

trữ số 4, năm 1987, trang 11.
16- Đỗ Thị Hiên: Xác định giá trị tài liệu Phông Lưu trữ cơ quan Bộ Văn
hóa (1971- 1978). Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, 1998, Tư liệu Khoa Lưu trữ học
và Quản trị văn phòng, LV.12.
17- Khương Thị Hiền: Lập bảng kê những tài liệu văn kiện cần nộp lưu vào
Phông Lưu trữ cơ quan Bộ Vật tư từ năm 1969-1975. Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội,
1976, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
18- Hoàng Thị Hòa: Một số ý kiến về vận dụng những quan điểm và tiểu
chuẩn đánh giá về xác định giá trị tài liệu văn kiện Phông Lưu trữ cơ quan Bộ
Lâm nghiệp. Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, 1997, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và
Quản trị văn phòng, LS.95.
19- Lại Thái Hoàn: Bước đầu tìm hiểu về công tác lưu trữ Bộ Y tế. Báo cáo
khoa học lần 3, Hà Nội, 1999, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng,
KH.20.


20- Trần Hoàng: Phương pháp lập bảng kê tài liệu cần thu vào kho lưu trữ
Bộ. Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 1, năm 1974, trang 25.
21- Hội nghị khoa học xác định giá trị tài liệu (Phục vụ tổng kết 10 năm thi
hành Pháp lệnh bảo vệ tài liệu lưu trữ quốc gia). Cục Lưu trữ Nhà nước, Hà Nội,
1994.
22- Trần Thị Thương Huyền: Xác định giá trị tài liệu Phông Lưu trữ cơ
quan Bộ Văn hóa-Thông tin. Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, 1995, Tư liệu Khoa Lưu
trữ học và Quản trị văn phòng.
23- Lê Văn In (Chủ nhiệm đề tài): Nghiên cứu xây dựng "Bảng thời hạn bảo
quản mẫu hồ sơ tài liệu làm cơ sở cho việc xác định giá trị tài liệu lưu trữ để lựa
chọn bổ sung vào kho Lưu trữ thành phố, lưu trữ Ủy ban nhân dân, huyện,
phường, xã". Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường thành phố Hồ Chí Minh,
tháng 9 năm 1996.
24- Lê Văn In: Bàn về tiêu chuẩn đánh giá tài liệu lưu trữ. Tạp chí Văn thư

Lưu trữ số 2, năm 1975, trang 21.
25- Dương Văn Khảm (Chủ biên): Nghiên cứu cơ sở khoa học xác định giá
trị tài liệu quản lý nhà nước thời kỳ dân chủ nhân dân và xã hội chủ nghĩa để lựa
chọn, bổ sung vào Lưu trữ quốc gia. Cục Lưu trữ Nhà nước, mã số 85 98 011, Hà
Nội, 1989.
26- Dương Văn Khảm: Bảng thời hạn bảo quản và việc lựa chọn các nguồn
sử liệu. Tạp chí Văn thư Lưu trữ Việt Nam số 2, năm 2005, trang 43.
27- Lê Văn Khảm: Một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn lập và nộp lưu
hồ sơ ở Bộ Y tế. Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 2, năm 1974, trang 15.
28- Kwek chaw Kim Gek: Tình hình đánh giá và loại huỷ tài liệu ở
Singapore (Báo cáo tại Hội nghị SARBICA tổ chức tại Hà Nội từ ngày 911/01/1995). Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 1, năm 1995, trang 20.
29- Kỷ yếu Hội nghị Sarbica về đánh giá và loại hủy tài liệu. Cục Lưu trữ
Nhà nước, Hà Nội, 1995.
30- Trần Ngọc Lan: Xây dựng bảng kê tài liệu hình thành trong hoạt động
của Bộ Công nghiệp (có kèm theo bảng thời hạn bảo quản). Luận văn tốt nghiệp,
Hà Nội, 2003, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, LV 117.


31- Lênin toàn tập, tập 42. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2005.
32- Trần Thị Loan: Xác định giá trị tài liệu hình thành trong hoạt động của
các Trường Trung học chuyên nghiệp. Luận văn thạc sĩ (2001-2004), Tư liệu Khoa
Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, LA.34.
33- Phạm Ngọc Lưu: Mấy vấn đề về vận dụng các nguyên tắc, tiêu chuẩn
đánh giá để xác định giá trị tài liệu văn kiện Phông Bộ Nông lâm. Luận văn tốt
nghiệp, Hà Nội, 1975, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, LS.59
34- Văn Lưu: Bàn về tiêu chuẩn đánh giá tài liệu lưu trữ. Tạp chí Văn thư
Lưu trữ số 2, năm 1975, trang 18.
35- Nghị định số 110/2004/ NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy định
về công tác Văn thư. Công báo số 9, năm 2004, trang 7.
36- Nghị định số 111/ 2004/ NĐ-CP ngày 08/4/2004 của Chính phủ quy

định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia. Công báo số 9,
năm 2004.
37- Nghị định số 140 HĐBT ngày 27/3/1985 của Hội đồng Bộ trưởng về
việc sắp xếp lại bộ máy giúp Bộ trưởng Bộ Y tế thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước. Công báo số 5, năm 1985, trang 78.
38- Nghị định số 3-CP ngày 04-01-1971 của Hội đồng Chính phủ về việc
sửa đổi tổ chức bộ máy của Bộ Y tế. Công báo số 1, năm 1971, trang 2.
39- Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15/5/2003 của Chính phủ quy định
chức năng nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế. Công báo số 47,
năm 2003.
40- Trần Như Nghiêm: Vận dụng tiêu chuẩn nội dung để đánh giá giá trị tài
liệu văn kiện qua chỉnh lý khoa học Phông Lưu trữ Tiểu ban Ban dân tộc. Luận
văn tốt nghiệp, Hà Nội, năm 1972, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng.
41- Nguyễn Thị Ngọc: Giới thiệu bảng kê văn kiện chủ yếu cần thu nộp vào
Viện Lưu trữ Nhà nước Liên Xô. Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 2, năm 1975, trang
28.
42- Nguyễn Thị Ngọc: Tìm hiểu một vài vấn đề nộp lưu hồ sơ, tài liệu của các
đơn vị vào Phòng Lưu trữ Bộ. Tạp chí Văn thư Lưu trữ số 3, năm 1974.


43- Nguyễn Thị Nhàn: Cơ sở khoa học để xác định thành phần tài liệu của
Bộ Thương mại phải thu thập, bổ sung vào Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Luận văn
tốt nghiệp, Hà Nội, 2003, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, LV
121.
44- Nguyễn Thị Kim Nhung: Xác định nguồn và thành phần tài liệu bổ sung
vào lưu trữ hiện hành Bộ Khoa học Công nghệ. Báo cáo khoa học lần thứ 9, Hà Nội,
2004, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, KH.224
45- Phạm Bình Nhưỡng: Giá trị thực tiễn của tài liệu lưu trữ chuyên ngành
cảnh sát. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2, năm 1994, trang 50.

46- O.Ôpa-Rin: Thời hạn lưu trữ vĩnh viễn. Tập san Công tác lưu trữ hồ sơ,
số 4, năm 1970, trang 24.
47- Pháp lệnh Lưu trữ quốc gia số 34/2001/PL-UBTVQH10 ngày 04/4/2001
của Ủy ban Thường vụ Quốc hội được Chủ tịch nước ký Lệnh số 03/2001/L-CTN
ngày 15/4/2001 về việc công bố Pháp lệnh. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2, năm
2001, trang 33.
48- Vũ Thị Phụng: Tài liệu lưu trữ ngành y dược và việc sử dụng chúng
trong thực tiễn. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 2, năm 1992, trang 11.
49- Nguyễn Minh Phương: Tìm hiểu lý luận về xác định giá trị và tiêu hủy
tài liệu lưu trữ Australia. Tạp chí Lưu trữ Việt Nam số 4, năm 1995, trang 13.
50- Nguyễn Thị Hồng Phượng: Nghiên cứu, xây dựng bảng thời hạn bảo
quản mẫu tài liệu hình thành trong hoạt động của tỉnh ủy và các ban tham mưu,
giúp việc tỉnh ủy. Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, 2002, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và
Quản trị văn phòng.
51- Hà Quảng: Vấn đề xác định nguồn tài liệu nộp vào Lưu trữ tỉnh. Tạp chí
Lưu trữ Việt Nam số 4, năm 1993, trang 9.
52- Vương Đình Quyền: Vài ý kiến về công tác đánh giá tài liệu trong chỉnh
lý tài liệu lưu trữ Phông UBND tỉnh Hà Bắc. Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, 1968,
Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
53- Quyết định số 1138/TCT/QĐ-HC ngày 04/8/2003 của Tổng cục Thuế về
việc ban hành Bảng thời hạn bảo quản tài liệu ngành Thuế. Lưu trữ Tổng cục Thuế


54- Quyết định số 269/QĐ-HC ngày 26/02/1997 của Văn phòng Quốc Hội
về ban hành Quy định bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu của Phông tài liệu
Quốc Hội. Lưu trữ Văn phòng Quốc Hội
55- Quyết định số 325/QĐ-KHXH ngày 28/4/2003 của Trung tâm Khoa học
Xã hội và Nhân văn quốc gia về việc ban hành Bảng thời hạn bảo quản tài liệu lưu
trữ. Lưu trữ Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia
56- Quyết định số 448-BYT/QĐ ngày 23/4/1986 về việc đổi tên Viện Vắc

xin và các chế phẩm sinh vật trực thuộc Bộ Y tế. Công báo số 3, năm 1986, trang
37.
57- Quyết định số 58/QĐ-TCCB ngày 17/3/1995 của Bộ Trưởng Trưởng
ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ ban hành danh mục số 1 của các cơ quan thuộc
diện nộp lưu hồ sơ tài liệu vào các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia. Tạp chí Lưu trữ
Việt Nam số 1, năm 1995, trang 3.
58- Quyết định số 737-BYT/QĐ ngày 15/9/1990 về việc thành lập Viện
Răng Hàm Mặt trực thuộc Bộ Y tế. Công báo số 22, năm 1990, trang 425.
59- Quyết định số 802-BYT/QĐ ngày 03/10/1990 về việc tách Vụ Kế hoạch
thành hai vụ là Vụ Kế hoạch và Vụ Tài chính- Kế toán. Công báo số 22, năm 1990,
trang 454.
60- Lê Thị Thúy Quỳnh: Tìm hiểu về thành phần và nội dung tài liệu lưu trữ
ở Bộ Văn hóa-Thông tin. Khóa luận năm thứ 3, Hà Nội, 1998, Tư liệu Khoa Lưu
trữ học và Quản trị văn phòng.
61- Sắc lệnh số 33 ngày 13/9/1945 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt
Nam dân chủ cộng hòa cử bác sỹ Hoàng Tích Trí giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.
Công báo số 1, năm 1945, trang 11.
62- Nguyễn Thị Tâm (Chủ biên), Nguyễn Thiên Ân, Hoàng Minh Cường,
Vương Thị Nấm, Nguyễn Thị Thuần, Dương Thị Thái, Triệu Văn Cường: Nghiên
cứu xác định thành phần tài liệu tiêu biểu thuộc diện nộp lưu vào Trung tâm Lưu
trữ quốc gia 3 của các cơ quan quản lý Nhà nước Trung ương. Mã số 99-98-030,
Cục Lưu trữ Nhà nước, Hà Nội, 2001.


63- Nguyễn Văn Thâm: Các nguyên tắc phương pháp luận và phương pháp
xác định giá trị tài liệu lưu trữ. Tạp chí Văn thư Lưu trữ, số 3, năm 1985,
64-Nguyễn Văn Thâm: Vấn đề đánh giá giá trị lưu trữ ở Việt Nam trong 20
năm qua và những nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Tạp chí Văn thư Lưu trữ, số 2, năm
1982, trang 14.
65- Phạm Thân: Công tác đánh giá tài liệu văn kiện trong chỉnh lý. Tạp chí

Văn thư Lưu trữ số 2, năm 1969, trang 26 và số 3 năm 1969, trang 10.
66- Hoàng Thị Thu: Lịch sử đơn vị hình thành phông và lịch sử phông Bộ Y
tế. Niên luận khóa 1999- 2003, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng.
67- Phạm Thị Kim Thoa: Về giá trị tài liệu của Văn phòng Bộ Văn hóa.
Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, 1998, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn
phòng, LS.161.
68- Nguyễn Trọng Thư (Chủ nhiệm): Xác định giá trị tài liệu và xây dựng
Bảng thời hạn bảo quản tài liệu của Phông Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam. Mã số: 94-98-108/DT, năm 1996.
69- Đào Đức Thuận: Cơ sở lý luận và thực tiễn về xác định nguồn tài liệu bổ
sung vào Trung tâm Lưu trữ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Báo cáo khoa
học lần 4, Hà Nội, 2000, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và Quản trị văn phòng, KH.49
70- Đặng Thị Thu Trang: Xác định giá trị tài liệu Phông Lưu trữ Bộ Công
Nghiệp. Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội, năm 2004, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và
Quản trị văn phòng, LV 155.
71- Tuyên cáo ngày 28/8/1945 của Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ
cộng hòa. Công báo số 1, năm 1945, trang 1.
72- Vấn đề bổ sung và lựa chọn tài liệu ở các phòng lưu trữ cơ quan vào
Viện Lưu trữ Nhà nước trích Báo cáo "Quan hệ giữa Viện Lưu trữ Nhà nước và
phòng Lưu trữ cơ quan" của Đôn Gích đọc tại Đại hội Lưu trữ Quốc tế lần thứ VII
tổ chức tại Matxcova từ ngày 21 đến ngày 25/8/1972. Tạp chí Văn thư Lưu trữ, số
4, năm 1973.


73- Nguyễn Nghĩa Văn: Cơ sở khoa học để định thời hạn bảo quản văn bản
quản lý nhà nước ở cấp huyện. Luận văn thạc sĩ, Tư liệu Khoa Lưu trữ học và
Quản trị văn phòng.
74- Trần Ngọc Vũ: Vận dụng các tiêu chuẩn chủ yếu để đánh giá giá trị tài
liệu văn kiện trong chỉnh lý Phông Lưu trữ Bộ Vật tư. Luận văn tốt nghiệp, Hà Nội,
1976, LS.68.




×