Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (59.68 KB, 2 trang )

Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm văn học

Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm văn học











Người kể chuyện
Phân loại
+ Ngôi thứ ba:
Trong tác phẩm dưới bóng hoàng lan Thạch Lam kể theo ngôi thứ ba. Người kể chuyện ẩn đã
mượn điểm nhìn của nhân vật Thanh để tổ chức diễn ngôn. Với cách kể chuyện này ta thấy nếu sử
dụng ngôi thứ nhất ta không thể kể được thế giới cảm xúc tâm hồn trong cả hai nhân vật Thanh,
Nga. Nhân vật Thanh qua ngôi kể thứ ba hiện lên là người có tình yêu quê hương da diết, gắn bó
với ngôi nhà thôn quê, về quê cảm nhận được sự thanh lọc, yên tĩnh trong tâm hồn “Thanh thấy
tâm hồn nhẹ nhõm, tươi mát như vừa tắm ở suối”, “ứa nước mắt” yêu thương bà, thấy được tình
yêu, sự chăm sóc từ bà dành cho mình. Vì kể theo ngôi thứ ba nên ta thấy được tình yêu trong
sáng nhẹ nhàng của Thanh và Nga dành cho nhau, thấy được thế giới tâm hồn trong cả Nga và
Thanh, với Nga nhìn Thanh “ mắt như tụ lại những hình ảnh tự bao giờ, còn với Thanh “biết rằng
Nga sẽ đợi chàng, nhớ mong chàng như ngày trước”, nhận ra sự không đổi của quê hương.
Trong truyện nhà mẹ Lê, sợi tóc đều được nhà văn Thạch Lam kể theo ngôi thứ ba.
+ Ngôi thứ nhất:
Trong truyện Chiếc thuyền ngoài xa, người kể chuyện theo ngôi thứ nhất xưng “tôi” chính là
nhân vật Phùng là một người nghệ sĩ nhiếp ảnh được giao nhiệm vụ chụp ảnh tại một bờ biển để


bổ sung vào bộ ảnh lich, NKC Phùng trực tiếp tham gia vào câu chuyện, chứng kiến mọi việc từ
cảnh người đàn bà bị chồng đánh cho đến đưa ra tòa xử lý. Nhờ việc sử dụng ngôi thứ nhất,
Nguyễn Minh Châu giúp câu chuyện trở nên chân thực, gần gũi hơn.
Điểm nhìn trần thuật.
Phân loại
+ Điểm nhìn bên ngoài:
Trong tác phẩm nghèo của Nam Cao người kể chuyện đứng ở ngôi thứ ba nhìn từ điểm nhìn bên
ngoài miêu tả hành động, lời nói của anh đĩ Chuột. Lời nói của anh thể hiện qua lời đối thoại với
người vợ, anh mặc dù bệnh nặng nhưng vẫn nhường cái ăn cho con “mang cả ra cho nó ăn, tôi
không ăn nữa đâu”, trong cảnh nghèo đói nhìn thấy con và vợ ăn cám đến nghẹn đắng cả họng
kèm theo “một giọt lệ rơi từ từ xuống chiếu”, anh đau đớn vô cùng. Mặc dù tác giả không miêu tả
tâm trạng anh lúc buột sợi dây thừng tự vẫn nhưng qua việc Nam Cao miêu tả hành động bên
ngoài “buột xong”, “gục đầu xuống thở”, “nước mắt giàn ra hai mõm má”, “khóc nấc lên một
tiếng”, “rít hai hàm răng” sau đó tự vẫn người đọc vẫn cảm thấy được sự chua xót, đau đớn, bế
tắc của người nông dân trong cảnh đói cùng, cực khổ, anh đĩ Chuột chết vì không muốn thành
gánh nặng cho gia đình. Kết thúc truyện tác giả miêu tả hành động bà Huyện đòi đong mẻ gạo
mới để trừ nợ cùng với cử chỉ khóc lóc, van xin của chị Chuột ta thấy được sự bế tắc, cùng quẫn
trong cảnh nghèo đói của họ.
+ Điểm nhìn bên trong:
Thạch Lam là một nhà văn rất giỏi trong việc sử dụng điểm nhìn bên trong để miêu tả tâm lí
nhân vật. Qua hai đứa trẻ, tác giả sử dụng điểm nhìn bên trong để miêu tả tâm hồn Liên một cách
tinh tế, sâu sắc. Tâm hồn nhạy cảm, nhân hậu của Liên khi thương xót cho những đứa trẻ không
có tiền, mày mò tìm kiếm, nhặt nhạnh cái gì trong bãi rác. Tâm trạng khắc khoải, đợi chờ háo hức


Ngôi kể và điểm nhìn trần thuật trong tác phẩm văn học






chờ đoàn tàu qua, thấy được khát vọng vượt thoát lên cuộc sống tăm tối, mơ tưởng đến “một thế
giới khác”, niềm khao khát hạnh phúc khi hồi tưởng về quá khứ, về Hà Nội tươi đẹp.
+ Điểm nhìn di động:
Trong Chiếc thuyền ngoài xa có sự dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong, điểm nhìn
không gian nhìn từ xa lại gần để đi sâu vào khám phá bản chất của đời sống hiện thực cần phải có
cái nhìn đa diện, đa chiều, tránh cái nhìn phiến diện, một chiều. Sự dịch chuyển điểm nhìn khiến
nhân vật được nhìn một cách toàn diện, đa chiều, hiện lên đầy đủ vẻ đẹp của nhân vật không phải
vẻ đẹp một chiều như trước nữa.
+ Điểm nhìn thời gian:
Trong truyện Vợ chồng A Phủ, Rừng Xà Nu, Nỗi buồn chiến tranh nhìn từ điểm nhìn thời gian,
tác giả đi từ điểm nhìn thời gian hiện tại và sau đó đảo ngược trật từ thời gian quay về điểm nhìn
thời gian quá khứ để kể về cuộc đời của nhân vật trong truyện.



×