Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng từ năm 1995 đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (330.79 KB, 18 trang )

Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách
thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng từ năm
1995 đến năm 2005
Luận văn ThS. Lịch sử
Phạm Thị Xuân
Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội 2006
MỤC LỤC
Mở đầu .................................................................................................................... 3
Chương 1. Khái quát việc thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ ..................... 9
1.1. Đặc điểm tự nhiên- xã hội của Thành phố Hải Phòng .................................... 9
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên ................................................................................ 9
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................... 10
1.1.3. Truyền thống đấu tranh ...................................................................... 13
1.2. Tình hình thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ và người ........................ 16
1.2.1. Những chủ trương của Đảng bộ Hải Phòng với công tác ..................... 16
1.2.2. Tình hình thực hiện chính sách thương binh, liệt sĩ và người ............... 22
1.2.3. Thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình tổ choc ................ 26
Chương 2: Quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng vận dụng .......................... 30
2.1. Những quan điểm cơ bản của Đảng ta về chính sách ................................... 30
2.1.1. Những quan điểm cơ bản .................................................................... 30
2.1.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đường lối, chính sách ........................ 34
2.2. Đảng bộ thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách ................................... 36
2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ thành phố Hải Phòng về công tác ................. 36
2.2.2.Quá trình thực hiện ...................................................................... 38
Chương 3. Ý nghĩa và một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức ............................ 62
3.1. Ý nghĩa ...................................................................................................... 62


3.2. Một số kinh nghiệm .................................................................................... 64
3.2.1. Nhận thức đúng tầm quan trọng, vận dụng đúng nội dung ................... 64
3.2.2. Thường xuyên gắn chặt công tác thương binh, liệt sĩ ........................... 67


3.2.3. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, tạo ra phong trào ............... 71
Kết luận ................................................................................................................ 75
Danh mục tài liệu tham khảo ............................................................................... 78
Phụ lục .................................................................................................................. 92

BẢNG QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

- Chủ nghĩa xã hội

: CNXH

- Chính sách xã hội

: CSXH

- Chỉ tiêu phát triển con người

: HDI

- Tổng sản phẩm quốc nội

: GDP

- Thương binh xã hội

: TBXH

- Uỷ ban nhân dân

: UBND


- Vườn - Ao - Chuồng

: VAC


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chính sách đối với thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là một
trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách nà y không chỉ hàm chứa
sự kế tiếp và phát huy truyền thống, đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc, mà còn có
ý nghĩa chính trị, xã hội và nhân văn. Làm tốt công tác này sẽ giải quyết được những vấn
đề khó khăn về kinh tế, tinh thần cho những người thuộc chế độ chính sách có công với
cách mạng; góp phần xây đắp nền tảng đạo đức xã hội - yếu tố tạo nên sự bền vững cho đất
nước bước vào thời kỳ công nghiệp hoá và hiện đại hoá.
Sau khi thống nhất đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đối với các đối
tượng chính sách trên thông qua việc ban hành và thực hiện nhiều chính sách, chế độ và
thường xuyên bổ sung, sửa đổi, hoàn chỉnh chính sách để phù hợp với thực tiễn của từng
giai đoạn cách mạng. Gần đây nhất, Đảng và Nhà nước ta ban hành hai Pháp lệnh: Pháp
lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước: “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” và Pháp lệnh
“Ưu đãi người hoạt động cách mạng, liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh, người
hoạt động kháng chiến, người có công giúp đỡ cách mạng”.
Thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước, trong những năm 1995 - 2005, dưới sự
lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải Phòng là một trong những địa phương thực hiện tốt và
có hiệu quả về chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng, như: Phong
trào tặng “sổ tiết kiệm tình nghĩa”, phong trào “ngôi nhà tình nghĩa”, nổi bật nhất là phong
trào “Chăm sóc, phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam Anh hùng”. Cũng chính vì vậy, Thành
phố Hải Phòng đã được Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đánh giá cao và lấy đó làm
điểm nhân rộng phong trào này trong cả nước. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo, tổ chức
và thực hiện công tác này của Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, có nhiều nội dung thuộc về

chính sách, biện pháp thực hiện cần phải điều chỉnh, bổ sung và ngày càng hoàn chỉnh hơn,
đặc biệt từ thực tiễn về vai trò lãnh đạo và tổ chức thực hiện của Đảng bộ địa phương để
rút ra những kinh nghiệm cho các Đảng bộ địa phương trong cả nước lãnh đạo và tổ chức
thực hiện tốt hơn chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng.
Xuất phát từ những yêu cầu, mục đích khoa học và thực tiễn trên, chúng tôi chọn
vấn đề: “Đảng bộ Thành phố Hải Phòng lãnh đạo thực hiện chính sách thương binh, liệt


sỹ và người có công với cách mạng từ năm 1995 đến năm 2005” làm đề tài luận văn thạc
sỹ chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu vấn đề và nguồn tài liệu
Chính sách thương binh, liệt sỹ và người có công với cách mạng là một nội dung lớn
trong đường lối chính sách chung của Đảng và Nhà nước ta, bởi vậy việc tìm hiểu, nghiên
cứu nó không chỉ thuộc về trách nhiệm của những cơ quan lãnh đạo, xây dựng chính sách
và quản lý, mà còn là nghĩa vụ và trách nhiệm của các nhà khoa học và quản lý. Cũng
chính vì vậy, nhiều cơ quan, tập thể, cá nhân các nhà khoa học và quản lý quan tâm, nghiên
cứu nội dung trên, xuất phát từ nhiều cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể là:
Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ của Cục Thương binh - Liệt sĩ và Người có công
với cách mạng: “Những căn cứ để bổ sung, sửa đổi thẩm quyền và hoàn thiện thủ tục hành
chính để thực hiện chính sách đối với từng loại đối tượng người có công”, “Xác định
những nội dung cụ thể để sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh ưu đãi người có công” (xuất bản năm
2000). “Một số suy nghĩ và hoàn thiện pháp luật ưu đãi người có công” của TS. Nguyễn
Đình Liêu, Nxb Chính trị quốc gia, 2000. “Sổ tay công tác thương binh liệt sĩ” do Vụ
Tuyên truyền (Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung ương) và Cục Thương binh - Liệt sĩ và
Người có công với cách mạng (Bộ Lao động Thương binh và xã hội) Hà Nội, 2002 phát
hành.
Ngoài những công trình cơ bản trên, chính sách thương binh, liệt sĩ còn được đề cập
ở một số công trình nghiên cứu khác đã được đăng tải trên các tạp chí khoa học, báo hàng
ngày, như: “Hải Phòng chăm sóc thương binh gia đình liệt sĩ” của Minh Sơn, Báo Nhân
Dân ra ngày 25/8/1989. “Kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức thực hiện tốt

chính sách thương binh liệt sĩ trong thời kỳ mới” của Lê Văn Hân đăng trên Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, số 7, 1997. “Tiếp tục đổi mới và thực hiện tốt công tác đền ơn đáp nghĩa
trong thời kỳ mới” của Nguyễn Thị Hằng đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 8, năm 2000.
“Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sĩ và người có
công với cách mạng - Một nhiệm vụ chính trị xã hội quan trọng” của TS. Nguyễn Đình
Liêu đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 7 năm 2004. “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng
cao hiệu quả công tác chính sách thương binh liệt sĩ và ưu đãi người có công” của Bùi
Văn Huấn đăng trên Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 7, năm 2005…


Tóm lại, các công trình nghiên cứu trên không những chỉ là nguồn tài liệu tham
khảo có giá trị, mà còn gợi mở cho chúng tôi nhiều vấn đề thuộc về lý luận và thực tiễn của
chủ đề trên cần phải tiếp tục giải quyết.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích:
Đề tài luận văn thực hiện nhằm góp phần làm rõ:
- Những quan điểm cơ bản của Đảng ta về chính sách thương binh liệt sĩ và người
có công với cách mạng;
- Quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng vận dụng những quan điểm trên của Đảng
vào công tác lãnh đạo thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ và người có công với cách
mạng ở địa phương;
- Bước đầu rút ra ý nghĩa, kinh nghiệm trong công tác lãnh đạo thực hiện chính sách
thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng của Đảng bộ thành phố Hải Phòng
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là:
- Khái quát những quan điểm, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt
Nam và Nhà nước về chính sách thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng, nhất là
trong thời kỳ đổi mới;
- Hệ thống, phân tích vai trò lãnh đạo, tổ chức và thực hiện chính sách thương binh

liệt sĩ, người có công với cách mạng của Đảng bộ thành phố Hải Phòng trong hơn 10 nă m
qua (1995 - 2005). Và trên cơ sở đó nêu bật những thành công, hạn chế của việc thực hiện
chính sách này.
- Từ những kết quả của quá trình thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ và những
người có công với cách mạng dưới sự lãnh đạo của một Đảng bộ cơ sở (Đảng bộ thành phố
Hải Phòng), luận văn bước đầu đề xuất những kinh nghiệm cho công tác lãnh đạo, tổ chức
và thực hiện chính sách trên đối với các Đảng bộ cơ sở trong cả nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là vai trò lãnh đạo của Đảng bộ thành phố Hải
Phòng trong quá trình triển khai chủ trương, đường lối của Đảng; lãnh đạo, tổ chức và thực
hiện chính sách trên.


- Phạm vi nghiên cứu: Từ năm 1995 đến năm 2005.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tài liệu chính, có sức thuyết phục và tin cậy để thực hiện đề tài luận văn này
có thể phân loại thành các nhóm như sau:
Nhóm thứ nhất gồm các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng sản
Việt Nam lần thứ IV, V, VI, VII, VIII, IX, X; các Nghị định của Chính phủ quy định về chế
độ trợ cấp, điều chỉnh mức trợ cấp, quy định chi tiết và hướng dẫn việc thi hành một số
điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Ban hành điều lệ xây dựng và
quản lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; các văn bản thuộc về chính sách, quy định, quy chế của
Bộ Lao động và Thương binh liệt sĩ trong gần hai thập kỷ đối mới (1986 - 2005) và các bài
viết về vấn đề trên của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta trong những năm gần
đây.
Nhóm tài liệu này không chỉ trang bị cho chúng tôi về mặt lý luận, tư tưởng chỉ đạo
trong chủ trương, đường lối của Đảng về chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình
những người có công với cách mạng trong giai đoạn cách mạng mới của đất nước - giai
đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà còn đề ra những bước, phương pháp tổ chức và quy
định thực hiện chính sách trên cho các Đảng bộ cơ sở.

Nhóm tài liệu thứ hai gồm các Báo cáo, Chỉ thị, Thông tri của Thành uỷ, Ban chấp
hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng về tăng cường công tác quản lý, chăm sóc thương binh,
gia đình liệt sĩ, chăm sóc gia đình có công với cách mạng; triển khai và thực hiên các Pháp
lệnh ưu đãi người có công với cách mạng, Bà mẹ Việt Nam anh hùng… Báo cáo Đại hội
Đảng bộ của các sở, phòng - ban chức năng, các quận - huyện thuộc sự lãnh đạo của Đảng
bộ thành phố Hải Phòng từ năm 1995 đến 2005. Cụ thể là: Quận uỷ Đồ Sơn, Quận uỷ Hồng
Bàng, Quận uỷ Lê Chân, Huyện uỷ Kiến Thuỵ, Huỵên uỷ Thuỷ Nguyên… Sau nữa là các
kế hoạch, báo cáo tổng kết của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Mặt trận tổ quốc, các
ban ngành chức năng của thành phố Hải Phòng trong những năm qua.
Nguồn tài liệu này là nguồn tài liệu gốc, có độ tin cậy và cũng là nguồn tài liệu chủ
yếu để chúng tôi thực hiện luận văn.
Nhóm tài liệu thứ ba, theo chúng tôi cũng rất có giá trị - kết quả khảo sát trên cơ sở
phát phiếu điều tra xã hội học ở một số xã, phường, quận và cơ quan tiêu biểu của Hải
Phòng về việc thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng.


Luận văn được thực hiện bằng những phương pháp sau: phương pháp nghiên cứu
lịch sử Đảng, phương pháp tổng hợp, thống kê và phân tích, kết hợp với phương pháp điều
tra xã hội học. Các phương pháp trên được vận dụng phù hợp với từng nội dung của luận
văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận trong chính sách thương binh liệt sĩ
và người có công với cách mạng của Đảng và sự vận dụng những lý luận đó trong việc tổ
chức thực hiện của một Đảng bộ địa phương.
- Đánh giá những thành tựu, chỉ ra những hạn chế trong công tác lãnh đạo và tổ
chức thực hiện của một Đảng bộ địa phương (trường hợp Đảng bộ Hải Phòng), luận văn rút
ra một số kinh nghiệm với mục đích để các Đảng bộ địa phương khác tham khảo và áp
dụng trong quá trình lãnh đạo thực hiện chính sách trên.
- Luận văn còn là tài liệu tham khảo thiết thực cho công tác nghiên cứu và giảng dạy
ngành Lịch sử Đảng, Lịch sử hiện đại Việt Nam và cho các ngành quản lý có liên quan đến

công tác thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Khái quát việc thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ và người có công
với cách mạng ở thành phố Hải Phòng giai đoạn (1986 - 1994).
Chương 2. Quá trình Đảng bộ thành phố Hải Phòng vận dụng quan điểm của Đảng
lãnh đạo thực hiện chính sách thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng giai đoạn
(1995 - 2005).
Chương 3. Ý nghĩa và một số kinh nghiệm trong quá trình tổ chức và thực hiện chính sách
thương binh liệt sĩ và người có công với cách mạng từ một đảng bộ cơ sở.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ chỉ huy quân sự Hải Phòng (10.9.2004), Báo cáo số 1777/BC-TT về thành tích 10 năm
(1995-2004) thực hiện chính sách hậu phương quân đội và phong trào đền ơn đáp nghĩa
của Bộ Chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng.

2.

Báo Hải Phòng (27/7/1994), tr.4.

3.

Ban chỉ đạo xây dựng và quản lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” Thành phố Hải Phòng
(2002), Báo cáo số 30/BC-BCĐ ngày 7.6.2002 về Sơ kết thực hiện Nghị định số
91/1998/NĐ-CP của Chính phủ ban hành Điều lệ xây dựng và quản lý quỹ “Đền ơn
đáp nghĩa” 3 năm (1999, 2000, 2001).



4.

Bác Hồ với thương binh liệt sĩ (1997), Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.

5.

Bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội (1997), Chính sách Thương binh, liệt sĩ và
người có công, tập 1, Hà Nội.

6.

Chính phủ (1999), Nghị định số 175/1999/NĐ-CP điều chỉnh mức trợ cấp và sinh
hoạt phí đối với các đối tượng chính sách.

7.

Chính phủ (2004), Nghị định số 210/2004/NĐ-CP quy định về chế độ trợ cấp ưu đãi
đối với người có công với cách mạng.

8.

Chính phủ (2005), Nghị định số 147/2005/NĐ-CP quy định về chế độ trợ cấp ưu đãi
đối với người có công với cách mạng.

9.

Chính phủ (1995), Nghị định số 28/1995/NĐ-CP ngày 29.4 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

10.


Chính phủ (1998), Nghị định số 91/1998/ NĐ-CP ngày 9.11.1998, Ban hành điều lệ
xây dựng và quản lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”.

11.

Chính phủ (2005), Nghị định số 07/2005/NĐ-CP ngày 24.1.2005 về việc sửa đổi, bổ
sung điều 12, điều 13 của Điều lệ xây dựng và quản lý quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” ban
hành kèm theo Nghị định số 91/1998 NĐ-CP ngày 9.11.1998 của Chính phủ.

12.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV,
Nxb Sự thật, Hà Nội.

13.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V,
Nxb Sự thật, Hà Nội.

14.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb Sự thật, Hà Nội.

15.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb Sự thật, Hà Nội.


16.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm
kỳ (khoá VII), Hà Nội

17.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

18.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

19.

Trần Đình Hoan (7.1992), “Chính sách Thương binh - Xã hội trong cơ chế thị
trường”, Quốc phòng toàn dân, tr.30-34.


20.

Lê Văn Hân (7.1997), “Kết hợp công tác tư tưởng với công tác tổ chức, thực hiện tốt
chính sách thương binh, liệt sĩ trong thời kỳ mới”, Quốc phòng toàn dân.

21.

Nguyễn Thị Hằng (8.2000), “Tiếp tục đổi mới và thực hiện tốt công tác đền ơn đáp
nghĩa trong thời kỳ mới”, Tạp chí Cộng sản, (15).


22.

Nguyễn Thị Hằng (11.2000), “Chính sách xã hội trong đổi mới đất nước”, Tạp chí
Cộng sản, (21).

23.

Bùi Văn Huấn (7.2005), “Tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả công tác chính sách
thương binh, liệt sĩ và ưu đãi người có công”, Quốc phòng toàn dân, tr.1-3.

24.

Hội đồng Lịch sử thành phố Hải Phòng (1990), Địa chí Hải Phòng, Hải Phòng.

25.

Huyện uỷ Kiến Thuỵ (1.1996), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện tại Đại
hội đại biểu Đảng bộ lần thứ XX.

26.

Huyện uỷ Kiến Thụy (11.2000), Báo cáo chính trị trình Đại hội đại biểu Đảng bộ
huyện lần thứ XXI (nhiệm kỳ 2001-2005).

27.

Huyện uỷ Kiến Thụy (8.2005), Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện lần
thứ XXII (nhiệm kỳ 2005-2010).


28.

Nguyễn Đình Liêu (7.2001), “Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ
IX của Đảng về ưu đãi xã hội”, Lao động và Xã hội, tr.9-11.

29.

Nguyễn Đình Liêu (7.2003), “Thực hiện tốt công tác thương binh, liệt sĩ”, Tạp chí
Cộng sản (21), tr.17-31.

30.

Nguyễn Đình Liêu (7.2004), “Thực hiện tốt chính sách ưu đãi xã hội đối với thương
binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng-một nhiệm vụ chính trị-xã hội
quan trọng”, Quốc phòng toàn dân, tr.4-7.

31.

Nguyễn Đình Liêu (8.2004), “Tiếp tục tôn vinh, ưu đãi chăm sóc thương binh, gia
đình liệt sĩ và người có công với cách mạng” Tạp chí Cộng sản, (15), tr.38-42.

32.

Đỗ Mười (7.1997), “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn, đáp nghĩa”, Quốc phòng toàn
dân, tr.3-4.

33.

Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng (5.1999), Báo cáo của Uỷ ban Mặt
trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng tại Đại hội Mặt trận tổ quốc Việt Nam

thành phố lần thứ X.

34.

Mặt trận tổ quốc Việt Nam Thành phố Hải Phòng (4.2004), Báo cáo của Uỷ ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng tại Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố lần thứ thứ XI.


35.

Mặt trận tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng (1999), Báo cáo tổng kết công tác
Mặt trận nhiệm kỳ IX (1994-1999) và phương hướng công tác mặt trận nhiệm kỳ X
(1999-2004).

36.

Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội quận Ngô Quyền (14.11.2005), Tờ
trình đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tặng bằng khen cho tập thể, cá
nhân có thành tích xuất sắc năm 2005.

37.

Phòng Nội vụ - Lao thộng thương binh và xã hội quận Ngô Quyền (2005), Báo cáo
số 34/BC- NV- LĐTB và XH ngày 2.6.2005 về kết quả thực hiện nhiệm vụ 5 năm
(2001-2005) và nhiệm vụ 5 năm tới (2006-2010) phục vụ soạn thảo văn kiện Đại hội
Đảng bộ quận lần thứ XX.

38.


Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội quận Ngô Quyền (20.12.2004), Báo
cáo tổng kết công tác năm 2004 và nhiệm vụ công tác năm 2005.

39.

Phòng Nội vụ - Lao động thương binh và xã hội quận Ngô Quyền (30.10.2005), Báo
cáo tổng kết công tác năm 2005 và nhiệm vụ công tác năm 2006.

40.

Phòng Tổ chức - Lao động và xã hội quận Hồng Bàng (18.1.2004), Báo cáo kết quả
tặng quà và trợ giúp tết Giáp Thân - 2004 cho các đối tượng chính sách xã hội trên
địa bàn quận.

41.

Phòng Tổ choc - Lao động và xã hội quận Hồng Bàng (15.11.2005), Báo cáo thành tích công
tác lao động, thương binh và xã hội năm 2005.

42.

Phòng Tổ choc - Lao động và xã hội quận Hồng Bàng (23.9.2003), Báo cáo kết quả
công tác 9 tháng đầu năm và dự kiến công tác quý IV.

43.

Phòng Tổ choc - Thương binh xã hội thị xã Đồ Sơn (20.12.1999), Báo cáo tổng kết
công tác tổ chức- thương binh xã hội năm 1999.

44.


Phòng tổ choc - Thương binh xã hội thị xã Đồ Sơn (3.11.2003), Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ công tác lao động-thương binh xã hội năm 2003 và phương
hướng nhiệm vụ 2004.

45.

Phòng Tổ choc - Thương binh xã hội thị xã Đồ Sơn (18.10.2004), Báo cáo kết quả
thực hiện nhiệm vụ công tác lao động thương binh xã hội năm 2004 và phương
hướng nhiệm vụ năm 2005.

46.

Phòng tổ chức - thương binh xã hội thị xã Đồ Sơn (10.11.2005), Báo cáo kết qủa
thực hiện nhiệm vụ công tác năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ chủ yếu năm
2006.


47.

Minh Sơn (1989), “Hải Phòng chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ”, Báo Nhân
dân ngày 25.8, tr.3.

48.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (7.1997), Bài phát biểu của đồng
chí Chủ tịch UBND thành phố tại Hội nghị biểu dương tập thể, cá nhân tiêu biểu
trong phong trào đền ơn đáp nghĩa, thương binh, gia đình liệt sĩ làm kinh tế giỏi.

49.


Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (1998), Công văn số 77/CV-LĐTB
ngày 15.1.1998, hướng dẫn về quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện chính
sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

50.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (1998), Báo cáo số 264/BCLĐTBXH ngày 30.5.1998 về việc thực hiện phong trào trợ giúp nhà tình nghĩa, nâng
cao mức sống cho đối tượng ưu đãi năm 1997 và triển khai kế hoạch năm 1998 .

51.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (1999), Báo cáo số 116/BCLĐTBXH ngày 5.2.1999 về kết quả thực hiện phong trào trợ giúp nhà tình nghĩa,
nâng cao mức sống cho đối tượng chính sách năm 1998 và triển khai kế hoạch năm
1999.

52.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (1.1999), Chương trình hành động
của ngành Lao động thương binh và xã hội năm 1999, thực hiện Nghị quyết X Thành
uỷ và Nghị quyết Hội đồng nhân dân Thành phố kỳ họp 13 khoá XI.

53.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (1999), Báo cáo số 432/BCLĐTBXH ngày 16.8.1999 về kết quả công tác Lao động thương binh và xã hội 5 năm
1994 - 1999.

54.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (5.2000), Báo cáo tình hình thực hiện

chính sách người có công từ 1995 đến nay.

55.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2001), Báo cáo số 571/BC-LĐTBXH
về kết quả công tác xã hội hoá chính sách xã hội.

56.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2001), Công văn số 309/CV-LĐTBXH
ngày 13.6.2001 về việc tổ chức tặng quà của Chủ tịch nước nhân ngày Thương binh liệt
sĩ 27.7.2001.

57.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2001), Công văn số 515/CVLĐTBXH ngày 25.9.2001về hướng dẫn chi trả trợ cấp.


58.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2001), Công văn số 43/CVLĐTBXH ngày 18.1.2001 về việc báo cáo nhanh kết quả phục vụ tết Tân Tỵ - 2001
cho các đối tượng chính sách người có công.

59.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2002), Báo cáo số 377/BCLĐTBXH ngày 16.7.2002 về tổng kết 6 năm thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có
công với cách mạng.

60.


Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (11.2003), Bài phát biểu của lãnh
đạo thành phố chào mừng Hội nghị tổng kết 8 năm thực hiện pháp lệnh ưu đãi người
có công với cách mạng.

61.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2003), Báo cáo số 522/BCLĐTBXH ngày 22.8.2003 về tình hình thực hiện công tác lao động thương binh và xã
hội theo yêu cầu của Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng.

62.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2005), Báo cáo số 449/BCLĐTBXH ngày 15.7.2005 một số vấn đề thuộc lĩnh vực lao động thương binh và xã
hội theo chương trình giám sát Đoàn đại biểu quốc hội thành phố Hải Phòng.

63.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2001), Công văn số 410/CVLĐTBXH ngày 3.8.2001 về việc giao nhiệm vụ chi trả trợ cấp ưu đãi người có công.

64.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (1999), Báo cáo số 423/BCLĐTBXH ngày 22.11.1999 về công tác Lao động thương binh và xã hội năm 1999.

65.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2001), Báo cáo số 591/BCLĐTBXH ngày 31.10.2001 về công tác Lao động thương binh và xã hội năm 2001.

66.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2005), Báo cáo số 09/BC-LĐTBXH
ngày 3.1.2005 về công tác Lao động thương binh và xã hội năm 2004, phương

hướng nhiệm vụ năm 2005.

67.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (2005), Báo cáo tình hình thực hiện
công tác thương binh liệt sĩ và người có công hàng năm.

68.

Sở Lao động thương binh và xã hội Hải Phòng (6.2002) Kết quả thực hiện phong
trào đền ơn đáp nghĩa từ năm 1995 đến 2001.

69.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (11.2004), Biểu tổng hợp kết quả
làm mới và sửa chữa nhà tình nghĩa cho người có công với cách mạng từ năm 1995
- 2004.


70.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (6.2005), Báo cáo tình hình đối tượng
trợ cấp hàng tháng, ước thực hiện năm 2005, dự kiến năm 2006.

71.

Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (8.2005), Tổng hợp kết quả thực
hiện các chỉ tiêu kinh tế, xã hội 5 năm 2001-2005 và dự kiến năm 2006.

72.


Sở Lao động Thương binh và Xã hội Hải Phòng (11.2005), Tổng hợp số lượng Bà
mẹ Việt Nam anh hùng.

73.

Trịnh Tố Tâm (2.1994), “Phấn đấu ổn định và một bước nâng cao đời sống người và
gia đình có công”, Lao động và xã hội, tr.2.

74.

Hà Văn Thầm (7.1997), “Biết ơn thương binh liệt sĩ theo tinh thần Hồ Chí Minh là
dân chủ”, Lao động và xã hội, tr.31-32.

75.

Trịnh Quang Tác (7.1998), “Bưu điện Hải Phòng với việc đền ơn đáp nghĩa”, Lao
động và xã hội, tr.10.

76.

Thành uỷ Hải Phòng (1987), Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 09.7.1987 về việc tăng
cường công tác quản lý chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và công nhân viên
chức về hưu.

77.

Thành uỷ Hải Phòng (1991), Chỉ thị số 29-CT/TU ngày 19.01.1991 về chăm sóc gia đình có
công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh.


78.

Thành uỷ Hải Phòng (1995), Chỉ thị số 10-CT/TU ngày 23.01.1995 về việc triển khai
thực hiện Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”
và Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

79.

Thành uỷ Hải Phòng (1997), Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 13.2.1997 về việc kỷ niệm
50 năm ngày Thương binh, liệt sĩ (27.7.1947-27.7.1997.

80.

Thành uỷ Hải Phòng (1999), Thông tri số 26-TT.TU ngày 23.6.1999 về việc tổ chức
kỷ niệm 52 năm ngày thương binh liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.1999).

81.

Thành uỷ Hải Phòng (2000), Thông tri số 29-TT/TU ngày 09.6.2000 về việc tổ chức
kỷ niệm 53 năm ngày thương binh liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.2001).

82.

Thành uỷ Hải Phòng (2001), Thông tri số 05-TT/TU ngày 08.3.2001 về việc tổ chức
kỷ niệm 54 ngày thương binh liệt sĩ (27.7.1947 -27.7.2001).

83.

Thành uỷ Hải Phòng (2002), Chỉ thị số 06-CT/TU ngày 08.3.2002 về việc tổ chức kỷ
niệm 55 năm ngày thương binh liệt sĩ (27.7.1947-27.7.2002).


84.

Thành uỷ Hải Phòng (2000), Bài phát biểu của đồng chí Bí thư Thành uỷ tại Hội
nghị gặp mặt đại biểu các bà mẹ Việt Nam anh hùng Hội liên hiệp phụ nữ thành phố.


85.

Thành uỷ Hải Phòng (1995), Báo cáo số 49-BC/TU ngày 06.02.1995 về tình hình
thực hiện nhiệm vụ công tác năm 1994 và phương hướng nhiệm vụ năm 1995.

86.

Thành uỷ Hải Phòng (4.1996), Báo cáo phương hướng nhiệm vụ kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm 1996-2000.

87.

Thành uỷ Hải Phòng (1993), Báo cáo số 17-BC/TU ngày 8.1.1993 về nhận định tình
hình thực hiện nhiệm vụ năm 1992.

88.

Thành uỷ Hải Phòng (1996), Báo cáo số 04-BC/TU ngày 4.10.1996 về tình hình 6
tháng đầu năm 1996.

89.

Thành uỷ Hải Phòng (1997), Báo cáo số 11-BC/TU ngày 14.7.1997 về tình hình thực

hiện nhiệm vụ trong 6 tháng đầu năm 1997 và bổ khuyết chỉ đạo 6 tháng cuối năm
1997.

90.

Thành uỷ Hải Phòng (1998), Báo cáo số 23-BC/TU ngày 7.7.1998 về đánh giá tình
hình nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, một số chủ trương giải pháp chỉ đạo 6 tháng cuối
năm.

91.

Thành uỷ Hải Phòng (1999), Báo cáo số 34-BC/TU ngày 8.1.1999 về đánh giá tình
hình thực hiện nhiệm vụ năm 1998, phương hướng nhiệm vụ giải pháp 1999 .

92.

Thành uỷ Hải Phòng (2001), Báo cáo số 7-BC/TU ngày 6.7.2001 về tình hình thực
hiện nhiệm vụ năm 2001 trong 6 tháng đầu năm và bổ khuyết chỉ đạo 6 tháng cuối
năm.

93.

Thành uỷ Hải Phòng (2002), Báo cáo số 25-BC/TU ngày 20.10.2002 về tình hình 9
tháng đầu năm và bổ khuyết chỉ đạo 3 tháng cuối năm 2002.

94.

Thành uỷ Hải Phòng (1984), Chỉ thị số 16-CT/TU ngày 13.11.1984 về tăng cường
lãnh đạo chỉ đạo công tác thương binh - xã hội, tập trung giải quyết một số tệ nạn
trước mắt.


95.

Thành uỷ Hải Phòng (1987), Báo cáo số 05-BC/TU ngày 10.1.1987 về công tác năm
1986.

96.

Thành uỷ Hải Phòng (1987), Báo cáo số 20-BC/TU ngày 12.7.1987 về công tác 6
tháng đầu năm và phương hướng lãnh đạo, chỉ đạo công tác 6 tháng cuối năm 1987.

97.

Thành uỷ Hải Phòng (1990), Báo cáo số 68-BC/TU ngày 13.2.1990 về công tác năm
1989.

98.

Thành uỷ Hải Phòng (10.1986), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần
thứ IX, Hải Phòng.


99.

Thành uỷ Hải Phòng (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ X
(vòng 1), Hải Phòng.

100.

Thành uỷ Hải Phòng (3.1994), Văn kiện hội nghị đại biểu Đảng bộ thành phố Hải

Phòng giữa nhiệm kỳ (khoá X), Hải Phòng.

101.

Thành uỷ Hải Phòng (4.1996), Báo cáo Chính trị trình Đại hội Đảng bộ thành phố
lần thứ XI, Hải Phòng.

102.

Thành uỷ Hải Phòng (1.2001), Văn kiện Đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII.

103.

Thành uỷ Hải Phòng (1.2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ
XIII.

104.

Thành uỷ Hải Phòng (1991), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng tập 1 (1925-1955), Nxb
Hải Phòng.

105.

Thành uỷ Hải Phòng (1996), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng, tập 2 (1955-1975), Nxb
Hải Phòng.

106.

Thành uỷ Hải Phòng (2002), Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng tập 3 (1975-2000), Nxb
Hải Phòng.


107.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (18.12.1989), Báo cáo tình hình kinh tế xã
hội 1989 của thành phố Hải Phòng.

108.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (1991), Công văn số 67/CV-UB ngày
16.2.1991 về việc trợ cấp khó khăn cho các đối tượng chính sách trong dịp tết
Nguyên đán.

109.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (1991), Thông báo số 38/TB-UB ngày
11.4.1991 về việc xét phân phối cho thuê nhà đối với các gia đình thuộc diện chính
sách xã hội.

110.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (31.12.1991), Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch kinh tế, xã hội năm 1991, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm
1992 của thành phố Hải Phòng.

111.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (12.12.1992), Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch kinh tế xã hội năm 1992, phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm
1993 của thành phố Hải Phòng.


112.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (1993), Chỉ thị số 07/CT-UB ngày 5.4.1993 về
việc tổng kết 4 năm (1989-1992) thực hiện chỉ thị của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về
công tác hậu phương quân đội.


113.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (1993), Báo cáo số 15/BC-UB
ngày12.5.1993 về việc tổng kết thực hiện chính sách hậu phương quân đội và giải
quyết chính sách sau các cuộc chiến tranh 4 năm (1989-1992).

114.

Uỷ ban nhân dân Thành phố Hải Phòng (16.9.1993), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 3
năm của thành phố Hải Phòng 1991 - 1993.

115.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (17.2.1995), Báo cáo tình hình nhiệm vụ năm
1994, phương hướng nhiệm vụ năm 1995 của thành phố Hải Phòng.

116.

Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng (1994), Chị thị số 20/CT-UB ngày 21.6.1994
về việc kỷ niệm lần thứ 47 ngày thương binh liệt sĩ (27.7.1947 - 27.7.1994).

117.


Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng (21.111995), Báo cáo tình hình thực hiện
kinh tế xã hội năm 1995 và nhiệm vụ chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội năm 1996 của
thành phố Hải Phòng.

118.

Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng (1995), Công văn số 83/CV-UB ngày 8.2.1995
về kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị của Ban Thường vụ Thành uỷ về việc thực hiện
Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” và Pháp lệnh ưu
đãi người có công với cách mạng.

119.

Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng (30.11.1996), Báo cáo tình hình thực hiện kế
hoạch 1996, phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 1997 của
thành phố Hải Phòng.

120.

Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng (1996), Báo cáo số 45/BC-UB ngày 20.11.1996
về sơ kết 2 năm thực hiện Pháp lệnh ưu đãi đối với người có công.

121.

Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng (27.6.1997), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội
6 tháng đầu năm, phương hướng và nhiệm vụ và một số chỉ tiêu chủ yếu 6 tháng cuối
năm 1997 của thành phố Hải Phòng.

122.


Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng (18.7.1997), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6
tháng đầu năm 1997 khối quận, huyện, thị xã.

123.

Uỷ ban nhân dân thành Phố Hải Phòng (4.12.2000), Báo cáo tình hình thực hiện chính
sách ưu đãi đối với người có của Hải Phòng.

124.

Uỷ ban nhân dân thành Phố Hải Phòng (2000), Quyết định số 1006/QĐ-UB ngày 5.6.2000
về việc trích nguồn quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hỗ trợ người có công với cách mạng cải
thiện nhà ở.


125.

Uỷ ban nhân dân thành Phố Hải Phòng (2001), Công văn số 4153/CV-UB ngày
23.11.2001 về việc xét công nhận liệt sĩ.

126.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (10.6.2002), Báo cáo tình hình thực hiện chính
sách người có công của Hải Phòng.

127.

Uỷ ban nhân dân thành Phố Hải Phòng (2003), Quyết định số 1717/QĐ-UB về trích
nguồn quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” hỗ trợ người có công với cách mạng và cải thiện
nhà ở.


128.

Uỷ ban nhân dân Thành Phố Hải Phòng (2004), Quyết định số 2307/QĐ-UB ngày
23.8.2004 về việc hướng dẫn thực hiện hỗ trợ về nhà ở theo Quyết định số 20/2000.TTg
ngày 3.2.2000 của Thủ tướng Chính phủ, trường hợp lão thành cách mạng đã mất cả vợ,
chồng mà các con có khó khăn về nhà ở.

129.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2000), Quyết định số 2270/QĐ-UB ngày
28.11.2000 về hỗ trợ các cụ lão thành cách mạng thuộc diện hỗ trợ 50 triệu
đồng/người (đợt 2).

130.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (13.9.1994), Báo cáo nhanh về việc một số
thương binh tụ tập gây rối trật tự công cộng ở trụ sở uỷ ban nhân dân thành phố vào
ngày 10.9.1994.

131.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (1995), Quyết định số 1110/QĐ-UB ngày
23.6.1995 về việc thành lập Ban chỉ đạo thực hiện pháp lệnh ưu đãi người có công
với cách mạng.

132.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (1995), Quyết định số 1746/QĐ-UB ngày
22.10.1995 về việc uỷ quyền ký quyết định trợ cấp ưu đãi đối với người có công theo

Nghị định 28/CP.

133.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (2004), Quyết định số 2265/QĐ-UB ngày
17.8.2004 về việc chi trả trợ cấp 1 lần đối với người có công với cách mạng chết
trước ngày 1.1.1995.

134.

Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng (1999), Quyết định số 588/QĐ-UB ngày
8.4.1999 về việc thành lập Ban chỉ đạo xây dựng và quản lý quỹ “Đền ơn đáp
nghĩa”.

135.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách
mạng.


136.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1994), Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà
nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”.

137.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (1998), Pháp lệnh số 08/PL-UBTVQH 19, ngày 1-12 sửa đổi
Điều 21 của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.


138.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (2000), Pháp lệnh số 19/2000/PL-UBNQH 10 (sửa đổi lần
thứ 2) điều 21 Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

139.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng (25.12.1997), Báo cáo
Tổng kết công tác Mặt trận năm 1997, chương trình công tác mặt trận năm 1998 .

140.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng (12.1998), Báo cáo tổng
kết công tác mặt trận năm 1998, chương trình công tác mặt trận năm 1999 .

141.

Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hải Phòng (12.12.2000), Báo cáo Tổng kết
công tác Mặt trận năm 2000, chương trình công tác năm 2001.

142.

Lê Danh Xương (1985), “Hải Phòng 30 năm phấn đấu vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã
hội”, Tạp chí Cộng sản, (5).



×