Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.69 KB, 12 trang )

ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN LÃNH ĐẠO SỰ NGHIỆP
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
--------------***--------------

LÝ TRUNG THÀNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm
2005
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH XUÂN LÝ

HÀ NỘI – 2006


Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Ngay sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công (1945), trong Chỉ thị “Những nhiệm
vụ cấp bách của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một
dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, đồng thời Người nhấn mạnh: “Chúng ta có nhiệm vụ cấp bách
là giáo dục lại nhân dân chúng ta, chúng ta phải làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc
dũng cảm yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập” [41, tr.8].
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở nước ta không ngừng phát
triển và đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


Vào thời kỳ đổi mới, trước những tác động mạnh mẽ của khoa học - công nghệ và xu
hướng toàn cầu hoá, quốc tế hoá, Đảng ta đã nhận thức sâu sắc vai trò to lớn của giáo dục - đào tạo
trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ tư Ban chấp
hành Trung ương khoá VII, khẳng định: “Cùng với khoa học công nghệ, giáo dục và đào tạo được
xem là quốc sách hàng đầu, đóng vai trò then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã
hội và bảo vệ tổ quốc, là động lực đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên trình độ
tiên tiến của thế giới” [26, tr.2].
Thực hiện chủ trương của Đảng, trong những năm qua, Đảng bộ Thái Nguyên đã kịp thời
đề ra chính sách và biện pháp phát triển giáo dục - đào tạo đúng đắn. Nhờ đó sự nghiệp giáo dục
- đào tạo của tỉnh đã có bước phát triển mới. Những thành tựu trên lĩnh vực này góp phần quan
trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, giáo dục - đào
tạo ở Thái nguyên vẫn còn những hạn chế và yếu kém, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh
của tỉnh.
Nghiên cứu quá trình Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên vận dụng chủ chương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo giai đoạn 1997 - 2005, từ đó rút ra
những bài học kinh nghiệm cho thời gian tới là việc làm có ý nghĩa khoa học và thực tiễn thiết
thực.


Với lí do trên, tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lãnh đạo sự nghiệp giáo dục đào tạo từ năm 1997 đến năm 2005” làm luận văn Thạc sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng trong quá trình cách mạng Việt Nam, chính vì vậy
đã có nhiều công trình được công bố đề cập đến lĩnh vực này ở những góc độ khác nhau. Nhìn
một cách tổng thể, các công trình nghiên cứu liên quan có thể chia thành những nhóm chủ yếu
sau:
- Nhóm thứ nhất là một số công trình nghiên cứu về giáo dục - đào tạo nói chung:
Bế Viết Đằng: 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội,
1995.
Phạm Minh Hạc: Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh tế - xã

hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996.
Phạm Minh Hạc: Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, 1998.
Trần Đình Hoan: Đổi mới chính sách xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996.
Đặng Bá Lâm: Chiến lược giá - 2010, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội, 2000.
Đỗ Mười: Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đát nước, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995.
Những công trình nghiên cứu kể trên đã phản ánh những nét chung của sự nghiệp giáo
dục - đào tạo cả nước, đồng thời đặt ra một số vấn đề như: giáo dục - đào tạo phải đáp ứng nhu
cầu về nguồn nhân lực có trí tuệ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tiếp thu nhanh
những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại, đảm bảo cho dân tộc ta
tiến kịp trình độ phát triển của thế giới. Mặt khác, phải đáp ứng được nhu cầu chính đáng của
nhân dân về một nền giáo dục đại chúng, tạo cơ hội học tập cho đông đảo thành viên trong xã
hội, tạo nên sự công bằng xã hội về giáo dục. Để đạt được mục tiêu đó, cần phải có những đổi
mới mang tính cách mạng trong giáo dục - đào tạo, từ đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và


học đến đổi mới phương thức quản lý và đào tạo để đảm bảo các trường thực sự có chất lượng
cao.
- Nhóm thứ hai là một số luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về quá trình thực hiện đường lối
phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng ở những địa phương cụ thể như:
Lương Thị Hoè: Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo (19911996), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1998.
Trần Xuân Tĩnh: Đảng bộ Bà Rịa - Vũng Tàu lãnh đạo sự nghiệp giáo dục - đào tạo
(1991-2000), Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2004.
Nhìn một cách khái quát, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ
thống về vai trò lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo giai
đoạn 1997 - 2005. Do vậy, việc thực hiện đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ sự nghiệp giáo dục
- đào tạo ở một địa phương cụ thể.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích:

Làm rõ vai trò lãnh đạo của Đảng bộ Thái Nguyên trong việc xây dựng, phát triển giáo
dục - đào tạo ở Thái Nguyên từ năm 1997 đến năm 2005, từ đó rút ra một số kinh nghiệm về
lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo có ý nghĩa tham khảo
cho công tác này trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được những mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Trên cơ sở trình bày điều kiện địa lý tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thái
Nguyên, làm rõ những yêu cầu đặt ra đối với giáo dục - đào tạo ở địa phương.
- Làm rõ hệ thống quan điểm của Đảng về xây dựng, phát triển nền giáo dục và đào tạo
trong giai đoạn (1997 - 2005).
- Phân tích hệ thống các chủ trương, giải pháp của Đảng bộ Thái Nguyên về phát triển
giáo dục - đào tạo.


- Làm rõ quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện sự nghiệp giáo dục - đào tạo ở Thái Nguyên
từ năm 1997 đến năm 2005.
- Làm rõ thành tựu và hạn chế của quá trình Đảng bộ Thái Nguyên lãnh đạo phát triển
giáo dục - đào tạo.
- Rút ra những kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo xây dựng và phát triển giáo dục - đào
tạo ở địa phương tỉnh Thái Nguyên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng:
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của Luận văn là những chủ trương, chính sách và giải
pháp của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên về giáo dục - đào tạo từ năm 1997 đến năm 2005.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu các vấn đề trên từ năm 1997 đến năm 2005.
- Về không gian: Luận văn chủ yếu nghiên cứu ở địa bàn tỉnh Thái Nguyên hiện nay.
5. Cơ sở lý luận, nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục - đào tạo ở nước ta.

* Nguồn tài liệu tham khảo bao gồm: các tác phẩm của Hồ Chí Minh; các Văn kiện của
Đảng giai đoạn 1986 - 2005 liên quan đến đề tài; các văn bản, chỉ thị của Bộ Giáo dục - Đào tạo;
các Văn kiện của Đảng bộ Bắc Thái, Thái Nguyên; các báo cáo hàng năm của Uỷ ban nhân dân,
Sở Giáo dục - đào tạo Thái Nguyên; các công trình chuyên khảo và các luận án, luận văn về lĩnh
vực giáo dục - đào tạo; tài liệu khảo sát thực tế...
* Phương pháp nghiên cứu: phương pháp nghiên cứu chủ yếu Luận văn là phương pháp
lịch sử, lôgíc. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp
thống kê, so sánh, phù hợp với yêu cầu của nội dung nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn


- Luận văn bổ sung thêm tư liệu về sự lãnh đạo của Đảng bộ Thái Nguyên đối với sự
nghiệp giáo dục - đào tạo.
- Góp phần đánh giá chính xác kết quả phát triển giáo dục - đào tạo ở Thái Nguyên giai
đoạn 1997-2005.
- Một số kinh nghiệm lãnh đạo phát triển giáo dục - đào tạo của Đảng bộ Thái Nguyên ở
giai đoạn này có thể tham khảo trong những năm tới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3
chương, 7 tiết:
Chương 1: Đặc điểm kinh tế - xã hội và tình hình giáo dục - đào tạo ở Thái Nguyên.
Chương 2: Chủ trương và chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ Thái Nguyên về giáo dục - đào
tạo (1997-2005)
Chương 3: Kết quả và kinh nghiệm của quá trình đổi mới giáo dục - đào tạo ở Thái
Nguyên (1997-2005).


Chương 1
đặc điểm kinh tế - xã hội
và tình hình giáo dục - đào tạo ở thái nguyên


1.1. Một số đặc điểm kinh tế - xã hội của Thái Nguyên
1.1.1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là tỉnh thuộc khu vực miền núi và trung du Bắc Bộ, là trung tâm của vùng
Đông Bắc, có diện tích tự nhiên 3.541km2, dân số 1.085.900 người (2005). Phía Bắc tỉnh Thái
Nguyên giáp Bắc Kạn; phía Tây giáp Vĩnh Phúc, Tuyên Quang; phía Đông giáp Lạng Sơn, Bắc
Giang; phía Nam giáp thủ đô Hà Nội. Sau lưng Thái Nguyên là cả một vùng rừng núi hiểm trở
Cao Bằng, Hà Giang làm chỗ dựa vững chắc cho nó. Trước mặt Thái Nguyên là đồng bằng sông
Hồng phì nhiêu, một vựa lúa của đất nước [56, tr.7].
Địa hình Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi thấp chạy theo hướng Bắc - Nam, thấp dần từ
Bắc xuống Nam. Bao quanh phía Tây Nam và phía Bắc là những dãy núi Tam Đảo, Ngân Sơn,
Bắc Sơn. Nhìn tổng thể, địa hình Thái Nguyên phân hoá thành 3 vùng:
Vùng núi phía Tây và Tây Bắc tỉnh: gồm Đại Từ, Định Hoá và các xã tây Phú Lương, là
khu vực được hình thành sớm, hướng địa hình theo hướng Tây Bắc - Đông Nam phù hợp với
dòng chảy. Các thung lũng sông rộng, có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để khai thác và phát
triển kinh tế.
Vùng núi phía đông: Đồng Hỷ, Võ Nhai, tuy không cao lắm, chỉ 500-600m nhưng địa
hình phức tạp, hiểm trở, có nhiều núi đá vôi. Đây là vùng núi cao, tính phức tạp của địa hình
vùng này là một trở lực lớn trong quá trình giao lưu và phát triển kinh tế, văn hoá, tạo nên sự
chênh lệch về trình độ dân trí giữa đô thị với nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hẻo lánh, rẻo
cao. Đồng thời nó tác động tiêu cực đến quá trình phát triển giáo dục - đào tạo như việc xây dựng
trường lớp, việc điều động giáo viên, việc đi lại của học sinh v.v...
Vùng có địa hình thấp dưới 100m gồm nam Phú Lương, tây Đồng Hỷ, Thành phố Thái
Nguyên, Phú Bình, Phổ Yên, Sông Công. Đây là vùng có dân cư đông đúc, giao thông thuận lợi
cả đường bộ, đường sông, đường sắt và là vùng có lịch sử tồn tại và phát triển kinh tế - xã hội lâu
đời [56, tr.40].
Cùng với diễn biến của lịch sử, địa danh và địa giới Thái Nguyên cũng có nhiều sự đổi
thay: Thời thuộc Pháp vào năm 1900, chính quyền thực dân cho tách phủ Thông Hoá (huyện



Cảm Hoá và Bạch Thông tỉnh Bắc Kạn hiện nay) đặt ra tỉnh Bắc Kạn gồm 5 châu (sau đổi thành
huyện) là Bạch Thông, Na Rì, Chợ Rã, Ngân Sơn, Chợ Đồn. Ngày 21/4/1965, Quốc hội nước ta
quyết định hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái. Vào thời kỳ đổi mới,
ngày 6/11/1996, Quốc hội ra Nghị quyết về phân loại địa giới hành chính một số tỉnh, trong đó
Bắc Thái được tách thành hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn. Kể từ ngày 01/01/1997, các đơn vị
hành chính của tỉnh Thái Nguyên chính thức đi vào hoạt động.
Hiện nay, Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh (gồm Định Hoá, Phú
Lương, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Phú Bình, Phổ Yên; 1 thành phố là Thái Nguyên và thị 1 xã
Sông Công). Toàn tỉnh có 180 đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn. Theo quyết định số 42
UB/QĐ ngày 23/5/1997 của Bộ trưởng chủ nhiệm Uỷ ban dân tộc và miền núi, ở Thái Nguyên
có 14 xã là xã miền núi (thuộc khu vực 1); 79 xã (thuộc thu vực 2); 18 xã (thuộc khu vực 3 - rẻo
cao); thị trấn miền núi: 11 thị trấn (gồm Chợ Chu, Chùa Hang, Sông Cầu, Trại Cau, Đại Từ,
Quân Chu, Đu, Giang Tiên, Đình Cả, Bắc Sơn) [56, tr.13].
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập
1 (1935-1965).

2.

Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái
Nguyên, tập 2 (1965-2005).

3.

Ban khoa giáo Trung ương (1995), Một số Văn kiện của Đảng và Chính phủ về công tác
khoa giáo.

4.


Báo Thái Nguyên (12/2005).

5.

Bế Viết Đằng (1995), 50 năm các dân tộc thiểu số Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.

6.

Bộ Giáo dục - Đào tạo (1993), Công văn số 227/CV/BGD-ĐT, Về sắp xếp mạng lưới
trường sở thuộc địa phương quản lý.

7.

Bộ Giáo dục - Đào tạo (2000), 55 năm Giáo dục và Đào tạo Việt Nam (1945Nxb Giáo dục, Hà Nội.

8.

Bộ Giáo dục - Đào tạo (2002), Đề án đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.

9.

Chính phủ (1993), Quyết định số 241/TTCP, Về việc thu sử dụng học phí.

10.

Chính phủ (1993), Nghị định số 90/CP.

2000),



11.

Chính phủ (1997), Nghị quyết số 90/CP Về phương hướng và chủ trương xã hội hoá các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá.

12.

Công đoàn ngành giáo dục Thái Nguyên (2005), Báo cáo tổng kết phong

trào

“Giỏi

việc trường, đảm việc nhà” giai đoạn 2001-2005.
13.

Cục Thống kê Thái Nguyên (2005), Niên giám thống kê Thái Nguyên (1997-

14.

Cục thống kê Thái Nguyên (2006), Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2005, Nxb

2005).

Thống kê, Hà Nội.
15.

Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bắc Thái lần thứ

V.

16.

Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VI.

17.

Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1994), Văn kiện Hội nghị Đảng bộ tỉnh giữa nhiệm khóa VI.

18.

Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ VII.

19.

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (1997), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV.

20.

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.

21.

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng

bộ tỉnh

lần thứ XVII.
22.


Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.

23.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự
thật, Hà Nội.

24.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb
Sự thật, Hà Nội.

25.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.

26.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp

hành

Trung

công

tác bảo


ương khoá VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
27.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Chỉ thị số 38/CT-TW Về tăng cường
vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

28.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

29.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2, Ban chấp hành
ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

Trung


30.

Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Chỉ thị số 34/CT-TW.

31.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32.


Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành

Trung

ương

lần thứ 6 (khoá IX), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
33.

Đảng bộ Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2005), Báo cáo chính trị Đại hội Đảng bộ
Sở lần thứ XV, nhiệm kỳ 2005 - 2008.

34.

Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

35.

Phạm Minh Hạc (1998), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.

36.

Trần Đình Hoan (1996), Đổi mới chính sách xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

37.

Lương Thị Hoè (1998), Đảng bộ tỉnh Hoà Bình lãnh đạo sự nghiệp giáo dục -


đào

tạo (1991-1996), Luận văn thạc sĩ khoa học lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội.
38.

Đặng Bá Lâm (2000), Chiến lược giáo dục - đào tạo Việt Nam 2000-2010 -

Quy

hoạch mạng lưới đại học 2000-2010, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục Hà Nội.
39.

Đỗ Mười (1995), Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.

40.

Đỗ Mười (1996), “Phát triển mạnh mẽ giáo dục - đào tạo phục vụ đắc lực sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Giáo dục.

41.

Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập IV, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

42.

Lê khả Phiêu (1998), Bế mạc Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương khoá VIII.

43.


Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (1998), Báo cáo tổng kết năm học 1997-1998 và
phương hướng, nhiệm vụ đến năm 2000.

44.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (1999), Tài liệu tổng kết nhiệm vụ năm học 19981999.

45.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2000), Báo cáo tổng kết nhiệm vụ năm học 19992000 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2000-2001.

46.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2001), Báo cáo tổng kết năm học 2000-2001 và
phương hướng, nhiệm vụ năm học 2001-2002.


47.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2002), Báo cáo tổng kết năm học 2001-2002 và
phương hướng, nhiệm vụ năm học 2002-2003.

48.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2003), Báo cáo tổng kết năm học 2002-2003 và
phương hướng, nhiệm vụ năm học 2003-2004.

49.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2004), Tài liệu Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm học

2003-2004.

50.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2004), Báo cáo tổng kết năm học 2003-2004 và
phương hướng, nhiệm vụ năm học 2004-2005.

51.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2005), Tài liệu Hội nghị tổng kết nhiệm vụ năm học
2004-2005.

52.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2005), Báo cáo tổng kết năm học 2004-2005 và
phương hướng, nhiệm vụ năm học 2005-2006.

53.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2005), Giáo dục - đào tạo Thái Nguyên, thành tựu và
chiến lược phát triển.

54.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2005), Các báo cáo thống kê giữa

năm

2005-


2006 của các bậc học mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
55.

Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (2006), Hội nghị điển hình tiên tiến 5năm ngành giáo
dục - đào tạo Thái Nguyên

56.

giai đoạn 2001-2005.

Sở Giáo dục - Đào tạo; Sở Khoa học - Công nghệ môi trường (2005), Địa lí

tỉnh

Thái Nguyên.
57.

Sở Kế hoạch - Đầu tư Thái Nguyên (1997), Báo cáo quy hoạch tổng thể phát

triển

kinh - xã hội đến năm 2010.
58.

Sở Văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên (2003), Thái Nguyên đất và người.

59.

Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, 1/2005.


60.

Tỉnh uỷ Bắc Thái (1984), Chỉ thị số 05-CT/TV.

61.

Tỉnh uỷ Bắc Thái (1987), Chỉ thị số 08-CT/TV.

62.

Tỉnh uỷ Bắc Thái (1988), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện Chỉ thị 115/CT-TW và NQ
05/NQ-TU.

63.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1997), Chỉ thị số 08/CT-TV về tăng cường công tác xây dựng Đảng
trong ngành giáo dục - đào tạo.


64.

Tỉnh uỷ Thái Nguyên (1997), Chỉ thị số 09/CT-TV về công tác xã hội hoá giáo dục - đào
tạo.

65.

Tổng cục Thống kê (2003), Niên giám thống kê năm 2002, Nxb Thống Kê, Hà Nội.

66.


Tổng cục Thống kê (2004), Niên giám thống kê năm 2003, Nxb Thống kê, Hà Nội.

67.

Tổng cục Thống kê (2006), Niên giám thống kê năm 2005, Nxb Thống kê, Hà Nội.

68.

Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, khoa Địa Lí (20020, Số liệu thống kê các năm
1995-2001.

69.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1999), Chỉ thị số 3/CT-UBT.

70.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2000), Chỉ thị số 21/CT-UBT.

71.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2004), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu
năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2004.

72.

Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2005), Đại hội giáo dục tỉnh Thái Nguyên.

73.


Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Thái (1986), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 6 tháng đầu năm,
nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 1986.



×