Tải bản đầy đủ (.doc) (128 trang)

Những điều sinh viên Trường đại học Thương mại cần biết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (660.99 KB, 128 trang )

MỞ ĐẦU

Để giúp sinh viên mới nhập trường và trong quá trình học tập tại Trường đại
học Thương mại nắm được các thông tin cơ bản và cần thiết về tổ chức và quản lý đào
tạo, các chế độ, chính sách của Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của nhà
trường đối với sinh viên, chúng tôi biên soạn cuốn: “Những điều sinh viên Trường
đại học Thương mại cần biết” nhằm trang bị cho mỗi sinh viên cẩm nang tự quản lý
việc học tập, rèn luyện và sinh hoạt; qua đó giúp sinh viên xác định niềm tin, lòng yêu
ngành, yêu nghề, tự hào với truyền thống và vị thế của nhà trường, đồng thời xây dựng
một động cơ, thái độ, hành vi học tập và phấn đấu đúng đắn.
Trong quá trình học tập, nếu có điều gì chưa rõ, sinh viên có thể trao đổi trực
tiếp tại phòng Công tác sinh viên, phòng Quản lý Đào tạo, các văn phòng khoa quản
lý, văn phòng Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên trường để được
giải đáp.
Sinh viên có thể tìm hiểu thêm các thông tin liên quan trên website của Trường:

Trường đại học Thương mại

1


PHẦN I: TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
I. GIỚI THIỆUCHUNG VỀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
1. Trường Đại học Thương mại (tên tiếng Anh là Vietnam University of
Commerce, tên giao dịch viết tắt là VUC) là trường đại học công lập thuộc hệ thống
giáo dục quốc dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sứ mạng của Trường là: “Xây dựng Trường Đại học Thương mại trở thành một
trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực với phương pháp đào tạo và quản lý giáo dục tiên
tiến, đạt chuẩn chất lượng cao của quốc gia và tiếp cận đẳng cấp quốc tế; có uy tín
trong nước và quốc tế về các dịch vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế,
phù hợp và đáp ứng các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước”.


Trường chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo; chịu
sự quản lý về hành chính lãnh thổ của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
2. Trường Đại học Thương mại có chức năng đào tạo trình độ cử nhân, thạc sĩ,
tiến sĩ các ngành/chuyên ngành đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt; tổ
chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; phát triển các hoạt động hợp tác
quốc tế; xây dựng và phát triển đội ngũ, kết cấu hạ tầng phục vụ đào tạo, nghiên cứu
khoa học; quản lý công chức, viên chức, tài chính, tài sản theo quy định hiện hành.
3. Số công chức, viên chức cơ hữu toàn trường hiện có là 626 người. Trong đội
ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu có 01 nhà giáo nhân dân, 08 nhà giáo ưu tú, 02 giáo sư, 40
Phó giáo sư, 90 tiến sĩ, 399 thạc sĩ, 02 giảng viên cao cấp, 133 giảng viên chính, 38
chuyên viên chính. Nhiều cán bộ, giảng viên đã và đang học tập, nghiên cứu tại các nước
và vùng lãnh thổ như Nga, Anh, Ấn Độ, Nhật, Pháp, Hoa Kỳ, CHLB Đức,Thụy Điển, Úc,
Thái Lan, Indonesia, Đài Loan...
4. Hiện nay Trường đang liên kết đào tạo với trên 30 trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, sở giáo dục và đào tạo ở các
tỉnh, thành trong cả nước. Quy mô đào tạo của trường hiện có trên 20.000 sinh viên, trên
một nghìn học viên cao học và hàng trăm nghiên cứu sinh.
Về quan hệ quốc tế, Trường đã có mối quan hệ chặt chẽ trong nghiên cứu khoa
học, đào tạo đại học, sau đại học với các trường đại học của Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung
Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Hà Lan, Áo... Trường còn là một chi nhánh của AUF (tổ chức
các nước nói tiếng Pháp). Hàng năm tổ chức này có tài trợ cho trường trong việc đào tạo
sinh viên và chọn sinh viên đi đào tạo tại Pháp và các nước thuộc khối nói tiếng Pháp.
5. Đến nay, Trường đã cung cấp cho xã hội hàng chục nghìn cử nhân kinh tế,
hàng nghìn Thạc sĩ, Tiến sĩ; bồi dưỡng nhiều cán bộ quản lý kinh tế cho ngành
Thương mại và các ngành khác, đã trực tiếp thực hiện và tham gia nghiên cứu nhiều đề
tài khoa học cấp Nhà nước, hàng trăm đề tài khoa học cấp Bộ và hàng chục hợp đồng
2


nghiên cứu với các cơ quan, doanh nghiệp được Nhà nước, xã hội và cộng đồng doanh

nghiệp đánh giá ngày càng cao.
II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ
Mô hình tổ chức bộ máy quản lý
1. Ban Giám hiệu (Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng);
2. Hội đồng Khoa học và Đào tạo;
3. Các phòng chức năng;
4. Các đơn vị phục vụ, đảm bảo hoạt động của Trường;
5. Các khoa, bộ môn trực thuộc Trường;
6. Các bộ môn, Trung tâm trực thuộc khoa (nếu có);
* Các phòng chức năng:
Các phòng chức năng có nhiệm vụ tham mưu và giúp Hiệu trưởng trong việc
quản lý, tổng hợp, đề xuất ý kiến, tổ chức thực hiện các công việc quản lý, điều hành
theo chức năng, nhiệm vụ được Hiệu trưởng giao.
Các phòng chức năng gồm: Phòng Tổ chức nhân sự, Quản lý đào tạo, Công tác
Sinh viên, Quản lý Khoa học và Đối ngoại, Kế hoạch Tài chính, Hành chính Tổng
hợp, Quản trị, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng giáo dục, Thanh tra.
1. Phòng Tổ chức Nhân sự(Tầng 1 nhà U1 và tầng 2 nhà I):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng xây dựng, kiện toàn và nâng cao hiệu lực, hiệu
quả của bộ máy tổ chức, quản lý và bồi dưỡng đội ngũ viên chức; thực hiện công tác
bảo vệ chính trị nội bộ, quốc phòng an ninh, các chế độ chính sách đối với người lao
động của Trường.
2. Phòng Thanh tra (Tầng 1 nhà I):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra toàn bộ các
hoạt động của Nhà trường theo kế hoạch được phê duyệt.
3. Phòng Quản lý Đào tạo (Tầng 1 nhà U1 và tầng 1 nhà I):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch đào tạo, tổ chức quản lý đào
tạo đại học chính quy.
4. Phòng Kế hoạch - Tài chính (Tầng 1 nhà U1):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong công tác xây dựng kế hoạch của Nhà
trường, tổ chức quản lý công tác tài chính, kế toán và quản lý về giá trị tài sản của

Trường.
5. Phòng Công tác Sinh viên (Tầng 1 nhà T2):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, giáo dục truyền thống đối với người
học trong Trường; quản lý sinh viên, thực hiện chế độ chính sách, khen thưởng, kỷ luật

3


sinh viên trong thời gian học tập ở Trường; thực hiện công tác hướng nghiệp sinh viên
và quan hệ doanh nghiệp.
6. Phòng Quản lý Khoa học và Đối ngoại (Tầng 1 nhà I):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về tổ chức, quản lý hoạt động khoa học công
nghệ và đối ngoại của Trường.
7. Phòng Quản trị (Tầng 1 nhà I):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất và
đảm bảo an ninh trật tự của Trường.
8. Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục (Nhà T2 và sau Trung
tâm Thông tin thư viện):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức quản lý, triển khai và thực hiện các nhiệm
vụ về công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục.
9. Phòng Hành chính tổng hợp (Tầng 1 nhà U1):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về tổ chức thực hiện công tác hành chính và văn
phòng của Trường.
* Các đơn vị phục vụ, đảm bảo hoạt động của Trường
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và thực hiện các nhiệm vụ
thuộc lĩnh vục phục vụ, đảm bảo cho hoạt động của Trường.
Các đơn vị phục vụ, đảm bảo hoạt động của Trường gồm: Trung tâm Công
nghệ thông tin, Trung tâm Thông tin Thư viện, Ban Quản lý Khu nội trú sinh viên,
Trạm Y tế, Tạp chí Khoa học Thương mại

1. Trung tâm Thông tin Thư viện:
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về quản lý, lưu trữ và phát triển tài nguyên thông tin
phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của Trường.
2. Trung tâm Công nghệ thông tin: ( G104 và G105)
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong công tác quản lý về công nghệ thông tin
phục vụ cho hoạt động đào tạo và quản lý đào tạo của Nhà trường.
3. Tạp chí Khoa học Thương mại (Tầng 2 nhà T)
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng công bố, giới thiệu kết quả nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài Trường về khoa học – công nghệ phục vụ cho hoạt động học tập,
giảng dạy và nghiên cứu khoa học theo quy định hiện hành.
4. Ban Quản lý Khu nội trú sinh viên (Tầng 1 nhà A, B Khu Nội trú sinh viên):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức quản lý nơi ở, quản lý sinh
viên nội trú.
5. Trạm Y tế (Sau Trung tâm Thông tin thư viện):
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong công tác y tế học đường theo quy định.

4


* Các khoa quản lý chức năng
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý và tổ chức đào tạo cho một hoặc một số
đối tượng: Sau đại học, vừa làm vừa học, liên kết đào tạo quốc tế.
Các khoa quản lý chức năng bao gồm: khoa Sau đại học, khoa Tại chức và khoa
Đào tạo quốc tế.
1. Khoa Đào tạo quốc tế (Khoa Q): Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về tổ chức
quản lý công tác đào tạo thuộc dự án đào tạo quốc tế các trình độ đào tạo và thực hiện
chức năng, nhiệm vụ của khoa chuyên ngành. Quản lý đào tạo chuyên ngành Tiếng
Pháp thương mại; thuộc ngành Quản trị kinh doanh.
2. Khoa Sau đại học: Tham mưu, giúp Hiệu trưởng tổ chức, quản lý và phát
triển các chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và bồi dưỡng sau đại học.

3. Khoa Tại chức: Tham mưu, giúp Hiệu trưởng quản lý, mở rộng và phát triển
đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học.
* Các khoa Quản lý chuyên ngành đào tạo và Khoa lý luận chính trị
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong việc tổ chức, quản lý đào tạo một hoặc một
số ngành, chuyên ngành theo phân công của Hiệu trưởng.
Hiện tại trường có các khoa:
1. Khoa Quản trị doanh nghiệp (Khoa A):
- Quản lý đào tạo chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp thương mại; thuộc
ngành Quản trị kinh doanh.
- Quản lý đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp; thuộc ngành
Quản trị kinh doanh.
2. Khoa Khách sạn, du lịch (Khoa B):
- Quản lý đào tạo ngành Quản trị khách sạn.
- Quản lý đào tạo ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành.
3. Khoa Marketing (Khoa C):
- Quản lý đào tạo chuyên ngành Marketing thương mại; thuộc ngành
Marketing.
- Quản lý đào tạo chuyên nhành Quản trị thương hiêu; thuộc ngành Marketing.
4. Khoa Kế toán - Kiểm toán (Khoa D): Quản lý đào tạo ngành Kế toán.
5. Khoa Thương mại quốc tế (Khoa E): Quản lý đào tạo ngành Kinh doanh
quốc tế.
6. Khoa Kinh tế - Luật (Khoa F - P):
- Quản lý đào tạo ngành Kinh tế.
- Quản lý đào tạo ngành Luật kinh tế.

5


7. Khoa Tài chính - Ngân hàng (Khoa H): Quản lý đào tạo ngành Tài chính Ngân hàng.
8. Khoa Thương mại điện tử (Khoa I): Quản lý đào tạo ngành Thương mại

điện tử.
9. Khoa Tiếng Anh (Khoa N): Quản lý đào tạo ngành Ngôn ngữ Anh.
11. Khoa Hệ thống thông tin kinh tế (Khoa S): Quản lý đào tạo ngành Hệ
thống thông tin quản lý.
13. Khoa Quản trị nhân lực (Khoa U): Quản lý đào tạo ngành Quản trị nhân lực.
14. Khoa Lý luận chính trị (Khoa M): Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong
việc giáo dục và tuyên truyền các nguyên lý của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ
Chí Minh, chủ trương đường lối của Đảng nhằm góp phần hình thành thế giới quan,
nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học cho người học.
Văn phòng các khoa A, B, E ở tầng 1 nhà T; các khoa C, D, F-P, U ở tầng 2 nhà
T; các khoa I, H, S, N, P, Q, M, khoa Sau đại học, khoa Tại chức ở tầng 1 nhà D.
Văn phòng các bộ môn trực thuộc khoa ở tầng 1 và 2 nhà T, I, T2.
* Bộ môn trực thuộc trường:
Bộ môn Giáo dục thể chất (tầng 1 nhà I): Tham mưu, giúp Hiệu trưởng về định
hướng, tổ chức, quản lý và tiến hành công tác giảng dạy các học phần Giáo dục thể
chất, giáo dục quốc phòng và an ninh theo chương trình của Bộ giáo dục và Đào tạo,
phù hợp với điều kiện cụ thể của Nhà trường.
* Bộ môn trực thuộc khoa:
Tham mưu, giúp Hiệu trưởng trong việc quản lý các học phần theo sự phân
công của Hiệu trưởng.
* Các trung tâm trực thuộc khoa
Cung ứng các dịch vụ đào tạo, tư vấn và chuyển giao khoa học phù hợp với
chuyên ngành đào tạo được Hiệu trưởng phê duyệt.
Các trung tâm trực thuộc khoa gồm:
1. Trung tâm Đào tạo thực hành và chuyển giao thương mại điện tử: Trực
thuộc Khoa Thương mại điện tử. Có chức năng tham mưu cho Hiệu trưởng và trực tiếp
tổ chức xây dựng, trình duyệt, triển khai thực hiện theo hình thức hợp tác hoặc liên kết
các chương trình, kế hoạch đào tạo ngắn hạn, nghiên cứu khoa học - công nghệ và
chuyển giao các kết quả nghiên cứu thuộc lĩnh vực thương mại điện tử và e-marketing;
tham mưu và trực tiếp tổ chức hoặc hợp tác nghiên cứu - triển khai và cung ứng dịch

vụ tư vấn, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh đối với các hoạt động thương mại điện tử và emarketing cho các tổ chức, doanh nghiệp.

6


2. Trung tâm Ngoại ngữ Smart learn: Trực thuộc Khoa Tiếng Anh. Có chức
năng tham mưu cho Hiệu trưởng và trực tiếp tổ chức xây dựng, trình duyệt, triển khai
thực hiện theo hình thức hợp tác hoặc liên kết các chương trình, kế hoạch đào tạo ngắn
hạn, cùng với IIG Việt Nam và các đối tác có tư cách pháp nhân trong nước và quốc tế
tổ chức thi, cấp chứng chỉ TOEIC và các chứng chỉ ngoại ngữ khác cho người học;
nghiên cứu triển khai cung ứng các dịch vụ tư vấn và dịch vụ đào tạo nâng cao kiến
thức, các kỹ năng ngoại ngữ cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài trường; mở các
lớp đào tạo kỹ năng và cung ứng dịch vụ tư vấn thi tiếng Anh theo chuẩn TOEIC và
các chuẩn ngoại ngữ khác.
3. Trung tâm ngoại ngữ Quốc tế: Trực thuộc Khoa Đào tạo quốc tế. Có chức
năng cung cấp các dịch vụ về đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, đánh giá trình độ tiếng
Pháp, tiếng Trung, tiếng Italia, tiếng Nhật... theo các chuẩn TCF, HSK... cho người
học đáp ứng nhu cầu xã hội.
4. Trung tâm đào tạo và chuyển giao kế toán kiểm toán: Trực thuộc Khoa
Kế toán - Kiểm toán. Trung tâm liên tục mở các lớp đào tạo và cấp chứng chỉ về kỹ
năng thực hành ghi sổ kế toán và báo cáo tài chính, kỹ năng thực hành kế toán thuế, kế
toán viên tổng hợp…
5. Trung tâm Nghiên cứu, triển khai Luật Kinh tế và thương mại: Trực
thuộc Khoa Luật Thương mại. Có chức năng Tham mưu cho Trưởng khoa và trực tiếp
hoặc hợp tác nghiên cứu về pháp luật nhằm phục vụ cho công tác giảng dạy, nghiên
cứu khoa học; xây dựng, triển khai thực hiện hoặc liên kết với các đối tác trong và
ngoài nước theo sự ủy quyền của Hiệu trưởng để mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng về
pháp luật và cấp chứng chỉ cho người học; cung ứng các dịch vụ, tư vấn pháp luật cho
các đối tượng có nhu cầu.
III. CÁC NGÀNH HỌC VÀ MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Hiện trường đang đào tạo trình độ đại học gồm 13 ngành học:
1. Ngành Kinh tế, mã ngành: D310101
Đào tạo cử nhân Kinh tế có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm
vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, có năng lực chuyên môn về kinh tế,
có khả năng phân tích, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề kinh tế thuộc
các lĩnh vực, các cấp khác nhau của nền kinh tế quốc dân.
2. Ngành Kế toán, mã ngành: D340301
Đào tạo cử nhân Kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm
vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh, quy trình công nghệ
kế toán, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh; có khả năng hoạch định chính sách

7


kế toán, kiểm toán. Sinh viên tốt nghiệp làm việc ở các doanh nghiệp và các bộ phận chức
năng kế toán kiểm toán tại các Bộ, Ngành và các cơ quan nhà nước khác.
3. Ngành Quản trị kinh doanh, mã ngành: D340101, gồm 03 chuyên ngành:
- Quản trị doanh nghiệp thương mại
Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức
khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh,
những kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp thương mại; có khả năng hoạch
định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh
và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức
khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh,
những kỹ năng chuyên sâu về 1 trong 7 lĩnh vực quản trị kinh doanh, bao gồm: quản
trị chiến lược, quản trị tác nghiệp, quản trị marketing, quản trị thương mại quốc tế,
quản trị logistics, quản trị kinh doanh thương mại dịch vụ (du lịch), quản trị kinh

doanh thương mại hàng hóa; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch
kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên
tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Tiếng Pháp thương mại
Đào tạo cử nhân Tiếng Pháp thương mại có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức
khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh,
những kỹ năng chuyên sâu về 1 trong 7 lĩnh vực quản trị kinh doanh, bao gồm: quản
trị chiến lược, quản trị tác nghiệp, quản trị marketing, quản trị thương mại quốc tế,
quản trị logistics, quản trị kinh doanh thương mại dịch vụ (du lịch), quản trị kinh
doanh thương mại hàng hóa; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch
kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên
tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
4. Ngành Thương mại điện tử, mã ngành: D340199
Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức
khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh,
những kỹ năng chuyên sâu về quản trị thương mại điện tử; có khả năng hoạch định
chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo
lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế.
5. Ngành Quản trị khách sạn, mã ngành: D340107

8


Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức
khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh,
những kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp khách sạn, du lịch; có khả năng
hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh
doanh và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

6. Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, mã ngành: D340103
Đào tạo cử nhân Quản trị kinh doanh có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức
khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh,
những kỹ năng chuyên sâu về quản trị doanh nghiệp khách sạn, du lịch; có khả năng
hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh
doanh và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
7. Ngành Kinh doanh quốc tế, mã ngành: D340120
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Thương mại quốc tế có phẩm chất chính trị, đạo
đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, kinh doanh
quốc tế, những kỹ năng chuyên sâu về thương mại quốc tế; có khả năng hoạch định
chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh và tạo
lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế.
8. Ngành Marketing, mã ngành: D340115, gồm 02 chuyên nghành
- Marketing thương mại
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Marketing thương mại có phẩm chất chính trị,
đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị
Marketing, những kỹ năng chuyên sâu về marketing thương mại; có khả năng hoạch
định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh
và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Quản trị thương hiệu
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị thương hiệu có phẩm chất chính trị,
đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị
Marketing, những kỹ năng chuyên sâu về marketing thương mại; có khả năng hoạch
định chính sách, chiến lược, kế hoạch kinh doanh; biết tổ chức hoạt động kinh doanh
và tạo lập doanh nghiệp mới. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
9. Ngành Quản trị nhân lực, mã ngành: D340404


9


Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị nguồn nhân lực thương mại có phẩm
chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội, quản trị kinh doanh, những kỹ năng chuyên sâu về quản trị nguồn nhân lực
thương mại; có khả năng hoạch định chính sách, chiến lược, kế hoạch nhân lực doanh
nghiệp thương mại; biết tổ chức, đánh giá, trả công, đào tạo và phát triển nhân lực
trong doanh nghiệp thương mại. Sinh viên tốt nghiệp làm việc chủ yếu ở các doanh
nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
10. Ngành Luật kinh tế, mã ngành: D380107
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật Thương mại có phẩm chất chính trị, đạo
đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị
kinh doanh và pháp luật kinh tế, có kiến thức chuyên sâu về luật kinh doanh thương
mại, có năng lực vận dụng pháp luật giải quyết các vấn đề, các tình huống trong hoạt
động thương mại của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thuộc mọi thành phần
kinh tế, các tổ chức kinh tế và xã hội, các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
nhằm đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các bộ phận pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc
các thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài nước, cơ quan lập
pháp, cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế - thương mại, các toà kinh tế thuộc hệ
thống toàn án nhân dân, các cơ quan trọng tài thương mại và các đơn vị dịch vụ tư vấn
pháp luật.
11. Ngành Tài chính - Ngân hàng, mã ngành: D340201
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng thương mại có phẩm chất
chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã
hội và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về tài chính và ngân hàng thương
mại, có năng lực nghiên cứu, hoạch định chính sách và giải quyết các vấn đề chuyên
môn trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng thương mại của các doanh nghiệp trong và
ngoài nước thuộc mọi thành phần kinh tế, các tổ chức kinh tế và xã hội, các cơ quan

quản lý nhà nước về tài chính và ngân hàng thương mại nhằm đáp ứng được yêu cầu
của nền kinh tế trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp làm việc
tại các bộ phận quản lý tài chính trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế,
các tổ chức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý.
12. Ngành Hệ thống thông tin quản lý, mã ngành: D340405
Đào tạo cử nhân chuyên ngành Quản trị Hệ thống thông tin kinh tế có phẩm
chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế xã hội và quản trị kinh doanh, có kiến thức chuyên sâu về Tin học kinh tế và quản lý,
có năng lực tổ chức ứng dụng và phát triển các ứng dụng tin học trong hoạt động của

10


các doanh nghiệp thương mại, các tổ chức kinh tế và xã hội, các cơ quan quản lý nhà
nước về thị trường và thương mại nhằm đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp làm việc tại các bộ phận quản
trị hệ thống và công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế, các tổ chức kinh tế – xã hội trong và ngoài nước, các cơ quan quản lý.
13. Ngành Ngôn ngữ Anh, mã ngành: D220201
Đào tạo cử nhân Tiếng Anh Thương mại có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức
khỏe tốt; nắm vững những kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, quản trị kinh doanh,
những kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về tiếng Anh thương mại để có thể làm việc
hiệu quả trong các lĩnh vực thương mại có sử dụng tiếng Anh, đáp ứng được yêu cầu
của xã hội và của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Sinh viên tốt nghiệp
làm việc ở các cơ quan, các ngành kinh tế, các tổ chức trong và ngoài nước, và các
doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.
IV. CÁC LOẠI HÌNH ĐÀO TẠO VÀ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
1. Đào tạo đại học: Cấp bằng tốt nghiệp đại học danh hiệu cử nhân kinh tế.
Trình độ đào tạo đại học có các hệ đào tạo:
- Hệ chính quy: Thời gian đào tạo 4 năm.
- Hệ vừa làm vừa học (tại chức cũ): Thời gian đào tạo 4 năm rưỡi.

- Hệ liên thông: đào tạo liên thông từ trình độ Trung cấp, Cao đẳng lên trình độ
Đại học cấp bằng Chính quy. Thời gian đào tạo:
Hệ Liên thông từ Trung cấp lên Đại học từ 2,5 đến 3 năm.
Hệ Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học từ 1,5 năm đến 2 năm
- Đào tạo cấp bằng đại học thứ hai cho các đối tượng đã có bằng tốt nghiệp đại
học thứ nhất: Thời gian đào tạo phụ thuộc vào các ngành đã được đào tạo trước có thể
từ 2 đến 3 năm/khóa học.
- Liên kết đào tạo đại học với các trường đại học của Pháp các chuyên ngành
Quản trị kinh doanh, Thương mại quốc tế, Kinh tế. Thời gian đào tạo: 2 năm tại Việt
Nam + từ 1 đến 2 năm tại các trường đại học của Pháp.
- Liên kết đào tạo với các trường đại học của Trung Quốc các chuyên ngành
Quản trị du lịch hoặc Thương mại quốc tế theo mô hình 2+2 (2 năm tại Việt Nam + 2
năm tại Trung Quốc).
2. Đào tạo cử nhân thực hành liên thông quốc tế với các trường đại học của
Cộng hòa Pháp:
- Quản trị dự án và nhân sự (đào tạo bằng tiếng Pháp)
- Quản trị dự án và nhân sự (đào tạo bằng tiếng Anh)
- Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm (đào tạo bằng tiếng Anh)

11


- Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm (đào tạo bằng tiếng Pháp)
- Tài chính - Ngân hàng (đào tạo bằng tiếng Anh)
3. Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ theo chuyên đề: bồi dưỡng
giám đốc, kế toán trưởng, kế toán trên máy, nhân viên buồng, bàn, bar, bếp, lễ tân,
nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, kỹ năng giao tiếp kinh doanh, quản trị thương
hiệu, các lớp bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ... Thời gian đào tạo ngắn hạn tuỳ thuộc vào
chương trình và đối tượng học.
4. Đào tạo bồi dưỡng hướng dẫn viên du lịch trong thời gian 2, 4 hoặc 6

tháng được Tổng cục Du lịch xét cấp Thẻ hướng dẫn viên du lịch.
5. Đào tạo sau đại học cấp bằng Thạc sĩ kinh tế Tiến sĩ kinh tế theo quy chế
của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
5.1. Đào tạo trình độ thạc sĩ: Cấp bằng thạc sĩ kinh tế,
Chuyên ngành đào tạo:
- Quản lý kinh tế
Mã số 60340410
- Kinh doanh thương mại Mã số 60340121
- Kế toán
Mã số 60340301
- Tài chính - Ngân hàng
Mã số 60340201
- Quản trị kinh doanh
Mã số 60340102
Hình thức và thời gian đào tạo
- Hình thức đào tạo: tập trung và không tập trung
- Thời gian đào tạo: 1,8 năm
Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển
Ngoài ra trường còn liên kết đào tạo Thạc sĩ với các trường đại học của Pháp,
Áo, Trung Hoa, cụ thể:
- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) ( Đào tạo bằng tiếng Anh) do trường ĐH
Krems của cộng hòa Áo cấp bằng.
- Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) ( Đào tạo bằng tiếng Việt) do trường ĐH
Trùng Khánh của cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa cấp bằng.
- Thạc sĩ Tài chính – Kiểm soát (Đào tạo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) do
trường ĐH Jean Moulin Lyon 3 của Cộng hòa Pháp cấp bằng.
- Thạc sĩ MBA - Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Quốc gia Vân Lâm –
Đài Loan
- Thạc sĩ MBA - Quản trị kinh doanh liên kết với Đại học Quebec - Canada
5.2 . Đào tạo Tiến sĩ: cấp bằng Tiến sĩ kinh tế.

Chuyên ngành đào tạo
- Quản lý kinh tế
Mã số 62340410

12


- Kinh doanh thương mại Mã số 62340121
- Kế toán
Mã số 62340301
Hình thức và thời gian đào tạo
- Hình thức đào tạo tập trung: 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ; 4 năm đối
với người có bằng tốt nghiệp đại học.
- Hình thức đào tạo không tập trung: 4 năm đối với người có bằng thạc sĩ, 5
năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học, trong đó có ít nhất 12 tháng tập trung
liên tục tại Trường để thực hiện đề tài nghiên cứu.
Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

13


PHẦN II: CÁC VĂN BẢN VỀ QUY CHẾ ĐÀO TẠO, QUY CHẾ SINH VIÊN
VÀ CÁC QUY ĐỊNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
I. CÁC QUY CHẾ, VĂN BẢN CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÀ
CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
1. Thông tư số 27/2011/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 06 năm 2011của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban hành Quy chế công tác học sinh, sinh viên
nội trú tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
2. Thông tư số 27/2009/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban hành Quy chế ngoại trú của học sinh, sinh

viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy.
3. Quyết định số 60/2007/QĐ-BGDĐT ngày16 tháng 10 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban hành Quy chế đánh giá kết quả rèn luyện của
học sinh, sinh viên các cơ sở giáo dục đại học và trường trung cấp chuyên nghiệp hệ
chính quy.
4. Thông tư số 19/2012/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 6 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban hành Ban hành Quy định về hoạt động
nghiên cứu khoa học của sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
5. Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 về học bổng khuyến
khích học tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu,
các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân.
6. Thông tư liên tịch số 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC ngày
20/11/2006 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và
Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối
với người có công với cách mạng và con của họ.
7. Thông tư liên tịch số 53/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH ngày
25/8/1998 và Thông tư liên tịch số 13/2002/TTLT/BGD&ĐT-BTC-BLĐ-TB&XH
ngày 28/3/2002) ... Hướng dẫn về trợ cấp xã hội đối với HSSV.
8. Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính
phủ; Ban hành Quy định về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.
9. Quyết định số 46/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban hành Quy định về công tác bảo đảm an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân.
10. Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 của Chính phủ
Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học
14



phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2010 2011 đến năm học 2014 – 2015.
11. Thông tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ
chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ
Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành.
12. Quyết định số 2077/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2010 của Thủ tướng
Chính phủ về điều chỉnh mức cho vay đối với học sinh, sinh viên.
13. Công văn số 4744 /BGDĐT-KHTC ngày 24 tháng 7 năm 2012;
V/v:Thực hiện việc xác nhận Đơn đề nghị hỗ trợ miễn, giảm học phí theo Thông
tư liên tịch số 29/2010/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH.
14. Nghị định số 74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5
năm 2010 của Chính phủ Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 – 2015;
15. Thông tư liên tịch số 20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH Hướng
dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm
2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ
chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân
từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 và Nghị định số 74/2013/NĐ-CP
ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 49/2010/NĐ-CP do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính - Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội ban hành ngày 30/5/2014;
16. Quyết định số 66/2013/QĐ - TTCP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ
tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là
người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học;
17. Thông tư liên tịch số 35/2014/TTLT-BGDĐT-BTC ngày 15 tháng 10
năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng

dẫn thực hiện Quyết định số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của
Thủ tướng Chính phủ Quy định chính sách hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh
viên là người dân tộc thiểu số học tại các cơ sở giáo dục đại học;
18. Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT ngày 01 tháng 08 năm 2013 về Sửa
đổi, bổ sung khoản 3 Điều 2 Quyết định số 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 8

15


năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học
tập đối với học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các
cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc
dân;
19. Thông tư 57/2012/BGDĐT "Sửa đổi, bổ sung một số điều Quy chế đào
tạo đại học,cao đẳng chính quy theo hệ thống tín chỉ;
20. Văn bản hợp nhất số 17/VBHN-BGDĐT ngày 15/5/2014 của Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo; Ban hành Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính
quy theo hệ thống tín chỉ;
20. Quy định về công tác phòng, chống tệ nạn ma tuý tại các cơ sở giáo dục
thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (Ban hành kèm theo Thông tư số 31 /2009/TTBGDĐT ngày 23 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);
21. Quyết định số 5323/QĐ-BGDĐT ngày 29 tháng11 năm 2012 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành chương trình công tác học sinh, sinh
viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp giai đoạn 20122016;
22. Văn bản hợp nhất số 28/VBHN-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với
học sinh, sinh viên trong các trường chuyên, trường năng khiếu, các cơ sở giáo
dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
23. Thông tư liên tịch số 14/2015/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 16 tháng
07 năm 2015 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư liên tịch số
20/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 05 năm 2014 của Liên

Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính và Bộ Lao động Thương binh và xã hội
hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 49/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5
năm 2010 của Chính phủ quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân từ năm học 2010 - 2011 đến năm học 2014 - 2015 và Nghị định số
74/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định số 49/2010/NĐ-CP
Người học có thể tra cứu các văn bản trên tại trang www.moet.gov.vn/ của
Bộ Giáo dục và đào tạo.

II. CÁC QUY ĐỊNH CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

16


1. Quy định về đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm
theo Quyết định số 555 /QĐ-ĐHTM, ngày 16 tháng 8 năm 2013 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Thương mại)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Văn bản này quy định cụ thể việc triển khai áp dụng Quy chế đào tạo đại học và
cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo quyết định số 43/QĐ –
BGDĐT ngày 15/07/2007 được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT
ngày 27 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm quy định
về tổ chức quá trình đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo (hình thức thi, kiểm tra,
đánh giá học phần, xét và công nhận tốt nghiệp) cho đào tạo trình độ chính quy tại
Trường Đại học Thương mại theo hệ thống tín chỉ.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Ngành đào tạo

Ngành đào tạo là một tập hợp những kiến thức và kỹ năng chuyên môn của một
lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp, khoa học nhất định được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy
định. Mỗi ngành đào tạo có thể bao gồm một số chuyên ngành đào tạo được thiết kế
bởi một chương trình đào tạo hoàn chỉnh. Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu
đơn ngành, hoặc với một vài ngành (kiểu song ngành, kiểu ngành chính – phụ, kiểu 2
văn bằng).
2. Tín chỉ học tập
Tín chỉ học tập (TC) là đơn vị qui chuẩn dùng để lượng hóa khối lượng kiến
thức và khối lượng học tập, giảng dạy trong quá trình đào tạo. Tín chỉ học tập cũng là
đơn vị để đo lường tiến độ và đánh giá kết quả học tập của sinh viên dựa trên số lượng
tín chỉ đã tích lũy được.
Một tín chỉ được quy định tương đương 15 giờ học lý thuyết, kiểm tra, giao và
hướng dẫn đề tài thảo luận trên lớp; hoặc tương đương 30 tiết thực hiện bài tập, thực
hành. Để hoàn thành khối lượng của 1TC sinh viên cần thêm từ 15 đến 45 giờ chuẩn
bị, tự học (ngoài giờ lên lớp).
3. Tín chỉ học phí
Tín chỉ học phí (TCHP) là đơn vị dùng để lượng hóa chi phí của các hoạt động
giảng dạy, học tập cho từng loại học phần mà sinh viên theo học phải đóng góp. Đơn
giá học phí cho một TCHP do Hiệu trưởng quy định cho từng bậc học và từng hệ đào
tạo theo từng năm học dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ học
phí đối với sinh viên đại học chính quy.
17


4. Học phần
a. Định nghĩa
Học phần là bộ phận kiến thức tương đối trọn vẹn về nội dung khoa học có khối
lượng từ 2 đến 3 TC, được tổ chức giảng dạy và học tập trong cùng một học kỳ. Mỗi
học phần được ký hiệu bằng một mã số và có cấu trúc gồm 2 nhóm số:
- Nhóm số thứ nhất để chỉ số tiết giảng lý thuyết; tổ chức kiểm tra giữa học

phần;
- Nhóm số thứ hai để chỉ số tiết thảo luận của các nhóm sinh viên ở trên lớp
hoặc thực hành ở phòng thực hành chuyên dụng.
Mỗi tiết học được tính là 50 phút.
b. Các dạng học phần
- Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung cốt lõi của ngành
(chuyên ngành) đào tạo mà sinh viên bắt buộc phải học và thi đạt yêu cầu.
- Học phần tự chọn là các học phần nhằm phát triển kiến thức định hướng
chuyên sâu cho một ngành đào tạo hoặc tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy số tín chỉ
bổ sung cho một chuyên ngành hay ngành đào tạo khác.
- Học phần tiên quyết: Một học phần (học phần X) được gọi là học phần tiên
quyết của một học phần khác (học phần Y), khi mà điều kiện bắt buộc để đăng ký học
học phần đó (học phần Y) là sinh viên đã đăng ký học học phần tiên quyết (học phần
X) ở một kỳ học trước và có điểm học phần tiên quyết đạt từ mức D trở lên.
- Học phần học trước: Một học phần (học phần X) được gọi là học phần học
trước của một học phần khác (học phần Y), khi mà điều kiện bắt buộc để đăng ký học
học phần đó (học phần Y) là sinh viên đã đăng ký học học phần học trước (học phần
X) ở một kỳ học trước và được xác nhận là đã học xong học phần (có thể chưa đạt).
- Học phần song hành: Một học phần (học phần X) được gọi là học phần song
hành của một học phần khác (học phần Y), khi mà điều kiện bắt buộc để đăng ký học
học phần đó (học phần Y) là sinh viên đã đăng ký học học phần song hành (học phần
X) ở một kỳ học trước hoặc trong cùng học kỳ.
- Học phần tương đương, học phần thay thế: Học phần tương đương là một học
phần thuộc chương trình đào tạo của một khóa, ngành khác đang tổ chức đào tạo tại
Trường được phép tích lũy để thay cho một học phần trong chương trình đào tạo của
ngành đào tạo. Học phần thay thế được sử dụng để thay thế cho một học phần có trong
chương trình đào tạo nhưng nay không còn tổ chức giảng dạy nữa.
Các học phần tương đương hoặc thay thế do Hội đồng Khoa của khoa quản lý
chuyên ngành đề xuất; Hiệu trưởng xem xét, quyết định và là các học phần bổ sung
cho chương trình đào tạo trong quá trình thực hiện. Học phần tương đương hoặc thay


18


thế có thể được áp dụng cho tất cả các khóa, các ngành hoặc chỉ được áp dụng hạn chế
cho một hoặc một số khóa, ngành.
- Học phần lý thuyết và thực hành: Bao gồm các học phần trong cấu trúc TC
của nó có đầy đủ 2 nhóm số, nghĩa là học phần có qui định số giờ giảng lý thuyết, giờ
thực hành (kiểm tra, thực hành và thảo luận trên lớp).
- Học phần thực hành: Bao gồm các học phần có bản chất rèn luyện kỹ năng
thực hành. Trong cấu trúc TC các học phần này có nhóm số thứ nhất bằng 0.
- Học phần đặc biệt: Bao gồm học phần giáo dục quốc phòng – an ninh, giáo
dục thể chất, học phần tốt nghiệp, các chuyên đề thực tế và các học phần bổ sung hàng
năm do Hiệu trưởng qui định.
Điều 3. Chương trình đào tạo
Chương trình đào tạo trình độ đại học gồm: mục tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng
của người học sau khi tốt nghiệp; nội dung đào tạo, phương pháp đánh giá đối với mỗi
học phần và ngành học, trình độ đào tạo; bảo đảm yêu cầu liên thông giữa các trình độ
và với các chương trình đào tạo khác.
Các chương trình đào tạo của Trường tuân thủ qui định chung về ngành đào tạo
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và gồm 2 khối kiến thức: Khối kiến thức giáo dục đại
cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Mỗi khối kiến thức bao gồm 2 nhóm
học phần: bắt buộc và tự chọn.
Trên cơ sở các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, căn cứ vị trí, tính chất của
các học phần trong mối quan hệ với mục tiêu đào tạo, trường Đại học Thương mại quy
định khung chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho các chương trình đào tạo
đơn ngành trình độ đại học với khối lượng kiến thức 120 - 125 TC, trong đó các học
phần bắt buộc chiếm 80 – 90% tổng số TC; các học phần tự chọn chiếm 10 -20% tổng
số TC (không tính các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng – an ninh).
Điều 4. Đánh giá kết quả học tập

Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học và được duyệt vào đầu
mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của điểm số
quy đổi từ các điểm học phần bằng chữ A, B, C, D, F mà sinh viên đăng ký học trong
học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
3. Số tín chỉ tích luỹ (STCTL) là tổng số tín chỉ của các học phần mà sinh viên
đã đăng ký, được duyệt, đã học và có kết quả đánh giá theo thang điểm chữ đạt mức
A,B,C,D (kể cả các học phần được bảo lưu, miễn học, miễn thi).

19


4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình có trọng số của điểm quy
đổi từ các điểm học phần bằng chữ A, B, C, D mà sinh viên đã tích lũy được, tính từ
đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của
từng học phần.
Chương II
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Điều 5: Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Thời gian hoạt động giảng dạy hàng ngày
Thời gian hoạt động giảng dạy của Trường được tính từ 6 giờ 30 đến 20 giờ 00
hằng ngày.
Tuỳ theo số lượng sinh viên, số lớp học phần, lớp thảo luận cần tổ chức và điều
kiện cơ sở vật chất của Trường, Trưởng phòng đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng
ngày cho các lớp.
2. Thời gian và kế hoạch đào tạo toàn khóa
Trường tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.
a). Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ
thể. Thời gian kế hoạch của một khóa đào tạo đại học chính qui đơn ngành là 4 năm

đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Tuỳ theo năng lực và điều kiện
cụ thể mà sinh viên có thể lựa chọn rút ngắn (học theo tiến độ nhanh) hoặc kéo dài
(học theo tiến độ chậm) thời gian đào tạo theo qui định chung như sau:
- Thời gian rút ngắn tối đa là 2 học kỳ chính;
- Thời gian đào tạo tối đa cho một khóa học đào tạo trình độ đại học chính quy
là 7 năm đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông. Sinh viên thuộc các
đối tượng ưu tiên theo qui định của Qui chế tuyển sinh không bị giới hạn bởi thời gian
đào tạo tối đa trên.
b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 14 - 17 tuần
thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét: việc đăng ký
giảng dạy của các bộ môn và giáo viên; nhu cầu đăng ký học của sinh viên; điều kiện
cơ sở vật chất, quỹ thời gian cho phép để quyết định tổ chức thêm một học kỳ hè để
sinh viên có các học phần không đạt, sinh viên có điểm học phần ở mức trung bình yếu
có nhu cầu cải thiện điểm ở các học kỳ chính và sinh viên đủ điều kiện đăng ký học
theo tiến độ nhanh hoặc học thêm các học phần ngoài CTĐT được đăng ký học. Mỗi
học kỳ hè có 4 - 5 tuần thực học và 1 tuần thi. Kết quả học tập học kỳ hè được tính vào
kết quả và xếp loại học tập học kỳ 2 của năm học đó.

20


c). Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức quy định cho các chương trình
và kế hoạch đào tạo đã được thông qua, Hiệu trưởng phân bổ số học phần cho từng
năm học, từng học kỳ.
Điều 6. Tuyển sinh và đăng ký nhập học
1. Hàng năm Trường Đại học Thương mại tuyển sinh đại học chính quy qua kỳ
thi tuyển sinh chung của quốc gia. Thí sinh trúng tuyển phải làm các thủ tục nhập học
theo Qui chế tuyển sinh hàng năm của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sinh viên không được
phép thay đổi ngành học đã đăng ký và trúng tuyển, đồng thời phải tuân thủ các quy
định áp dụng cho khóa – ngành đã nhập học.

2. Sau khi hoàn tất thủ tục nhập học, thí sinh trúng tuyển sẽ trở thành sinh viên
chính thức của Trường và được cấp Thẻ sinh viên.
Điều 7. Tổ chức lớp học
1. Lớp hành chính
Lớp hành chính là lớp sinh viên được tổ chức theo nguyên tắc quản lý toàn diện
sinh viên gắn với tổ chức của khoa chuyên ngành.
2. Lớp học phần
Lớp học phần được tổ chức theo từng học phần dựa vào kết quả đăng ký học
tập được duyệt của sinh viên và được phòng Đào tạo thành lập theo qui định chung
theo từng học kỳ.
3. Lớp thảo luận
Là hình thức tổ chức lớp trên cơ sở lớp học phần để triển khai hoạt động thảo
luận trên lớp. Tùy điều kiện phòng, lớp, giáo viên cụ thể phòng Đào tạo bố trí lớp thảo
luận có quy mô phù hợp.
Điều 8. Đăng ký học tập
1. Thủ tục đăng ký
Trước mỗi học kỳ ít nhất 3 tuần, Trường thông báo thời gian đăng ký học tập, lịch
trình học tập dự kiến cho từng khóa/chuyên ngành đào tạo trong học kỳ, danh sách các học
phần bắt buộc và tự chọn dự kiến giảng dạy, điều kiện tiên quyết của từng học phần.
Học kỳ đầu của khóa học sinh viên tuân thủ theo kế hoạch của nhà trường; từ
học kỳ thứ 2 trở đi sinh viên đăng ký học theo trình tự như sau:
a. Sinh viên truy cập vào trang Web của Trường (htpt://dangky.vcu.edu.vn) để
xem xét kế hoạch giảng dạy dự kiến và đăng ký học theo mã số tài khoản tương ứng
của mình.
b. Thực hiện việc đăng ký theo hướng dẫn.
c. Xem kết quả đăng ký và thời khóa biểu học tập trên trang Web của Trường.

21



Tất cả các thao tác trên đều được thực hiện trên máy vi tính có nối mạng LAN
nếu ở trong phạm vi Trường hoặc Internet. Đăng ký được chấp nhận trong thời gian
qui định có giá trị pháp lý và sinh viên phải thi hành.
Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn quy mô tối thiểu quy định/1lớp học
phần thì lớp học phần sẽ không được tổ chức. Trong trường hợp này, đối với các học
phần tự chọn, phòng Đào tạo sẽ chủ động chuyển sang các học phần khác có lớp học
phần. Sinh viên nào không nhất trí với phương án chuyển đổi của phòng Đào tạo thì
phải có đơn phản ánh gửi phòng Đào tạo để được chuyển sang học phần khác. Sinh
viên nào không có ý kiến phản hồi coi như chấp nhận học phần được phòng Đào tạo
chuyển.
Trước khi bắt đầu học kỳ 10 ngày, Trường thông báo thời khóa biểu tại các
bảng thông báo của phòng Đào tạo, của các Khoa, trên trang web của Trường
(). Sinh viên có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu và phản ánh
những sai lệch (nếu có) với phòng Đào tạo trước khi bắt đầu học kỳ 1 tuần (kể cả
trường hợp trùng lịch học lớp học phần).
Trong 2 tuần đầu của mỗi học kỳ Trường thông báo lịch thi, hình thức thi của
các học phần tại các bảng thông báo của phòng Đào tạo, và trên trang web của Trường
().
2. Qui định về khối lượng và thời gian đăng ký học:
a. Tùy thuộc vào xếp hạng học lực, mỗi học kỳ chính sinh viên phải đăng ký
khối lượng học tập từ 10TC đến 22 TC với qui định cụ thể như sau:
+ Sinh viên đang trong thời gian xếp hạng học lực yếu, được đăng ký tối thiểu
10TC và tối đa 14 TC;
+ Sinh viên xếp hạng học lực bình thường được đăng ký tối thiểu 14 TC và tối
đa 22 TC (trừ học kỳ làm tốt nghiệp).
b. Sinh viên phải đăng ký học tập theo đúng quy định của Trường cho từng học kỳ.
c. Việc đăng ký học tập trong học kỳ hè và những trường hợp đặc biệt sẽ có hướng
dẫn riêng.
3. Đăng ký học lại; học cải thiện điểm
Sinh viên có điểm đánh giá học phần là F phải đăng ký học lại học phần đó (đối

với học phần bắt buộc) hoặc có thể đăng ký học một học phần khác thay thế (nếu là
học phần tự chọn) ở các học kỳ tiếp sau cho đến khi đạt.
Sinh viên có học phần đạt mức D được phép đăng ký học lại để cải thiện điểm
trung bình chung tích lũy ở các học kỳ tiếp theo. Trong trường hợp này sinh viên phải
đăng ký học theo thủ tục đăng ký ở các học kỳ tiếp theo.
4. Bổ sung hoặc rút bớt các học phần sau khi đăng ký được duyệt

22


Việc đăng ký bổ sung hoặc rút bớt học phần được tiến hành tương tự như đăng
ký lần đầu, với các quy định cụ thể sau:
a. Việc đăng ký bổ sung học phần hoặc đăng ký đổi sang học phần khác khi
không có lớp so với đăng ký được duyệt chỉ được chấp nhận trong học kỳ chính và
phải hoàn thành trong vòng 2 tuần đầu kể từ khi bắt đầu học kỳ.
b. Việc rút bớt học phần đã được duyệt chỉ được chấp nhận sau 2 tuần kể từ đầu
học kỳ chính và sau 1 tuần kể từ học kỳ phụ nhưng không muộn quá 4 tuần kể từ khi
bắt đầu học kỳ chính và 2 tuần đối với học kỳ phụ. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn
được giữ trong đăng ký và nếu sinh viên không đi học sẽ xem như tự ý bỏ học và phải
nhận điểm F.
c. Điều kiện bổ sung hoặc rút bớt các học phần đã được duyệt:
- Không vi phạm khoản 2 điều 8 của quy định này;
- Được phòng Đào tạo chấp nhận;
Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giáo viên
phụ trách thông báo và gạch tên khỏi lớp học phần.
Điều 9. Học phí
- Căn cứ vào số lượng TC đã được đăng ký và chấp nhận, chậm nhất 3 tuần kể
từ khi bắt đầu học kỳ sinh viên phải nộp mức học phí theo quy định. Sinh viên không
nộp học phí đúng hạn phải xử lý theo quy định hiện hành của Trường.
- Sinh viên có hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn phải làm đơn từ đầu học kỳ

có xác nhận của chính quyền địa phương (xã, phường) nơi sinh viên cư trú hoặc các
minh chứng hợp pháp, nộp cho Khoa quản lý để xem xét và có quyết định phù hợp cho
lùi thời hạn nộp học phí tối đa 2 tháng tính từ đầu học kỳ. Quá thời hạn trên khoa phải
báo cáo Trường (qua phòng CTSV) để xem xét và quyết định. Mọi quyết định liên quan
đến sinh viên về học phí đều phải thông báo bằng văn bản cho phòng Đào tạo (để quản
lý lớp học phần), phòng Kế hoạch - Tài chính (để quản lý thu nộp học phí) và sinh viên
(để chấp hành).
- Trường hợp sinh viên đăng ký và được chấp nhận rút bớt hoặc bổ sung học
phần đều phải chấp hành qui định nộp học phí trên kể từ khi quyết định được chấp
nhận (nếu là học phần bổ sung) và vẫn phải nộp 1/2 TCHP của học phần rút bớt nếu
được chấp nhận trong thời gian qui định; phải nộp 100% TCHP nếu đăng ký rút bớt
ngoài thời gian qui định (điểm b, khoản 4 điều 8)
Điều 10: Xếp hạng năm đào tạo và học lực của sinh viên
1. Sau mỗi học kỳ căn cứ vào số lượng tín chỉ tích lũy, sinh viên được xếp hạng
năm đào tạo như sau:
- Sinh viên năm thứ nhất:
Nếu có số TC tích lũy dưới 30.

23


- Sinh viên năm thứ hai:
Nếu có số TC tích lũy từ 30 đến dưới 60.
- Sinh viên năm thứ ba:
Nếu có số TC tích lũy từ 60 dến dưới 90.
- Sinh viên năm thứ tư:
Nếu có số TC tích lũy từ 90 trở lên.
2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, điểm trung bình
chung học kỳ sinh viên được xếp hạng học lực và xếp loại học tập như sau:
a. Xếp hạng học lực được phân thành 2 hạng:

- Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.
- Hạng yếu:
Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00,
nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.
b. Xếp loại học tập được phân thành 5 loại:
- Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung học kỳ từ 3,60 đến 4,00;
- Loại giỏi:
Điểm trung bình chung học kỳ từ 3,20 đến 3,59;
- Loại khá:
Điểm trung bình chung học kỳ từ 2,50 đến 3,19;
- Loại trung bình: Điểm trung bình chung học kỳ từ 2,00 đến 2,49;
- Loại yếu:
Điểm trung bình chung học kỳ dưới 2,00 nhưng chưa rơi
vào trường hợp bị buộc thôi học.
Kết quả học tập trong học kỳ hè của năm học nào được gộp vào kết quả học tập
trong học kỳ 2 của năm học đó để xếp hạng học lực và xếp loại học tập.
Điều 11. Nghỉ ốm
Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong kỳ thi, phải viết đơn xin
phép gửi trưởng khoa trong vòng một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận
của cơ quan y tế trường, hoặc cơ quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên.
Khi sinh viên xin nghỉ ốm, Trưởng (Phó) khoa được quyền cho phép sinh viên
nghỉ không quá 03 ngày; Trưởng(Phó) Phòng Công tác Sinh viên được quyền xem xét
cho phép sinh viên nghỉ học không quá 10 ngày. Nếu dài ngày hơn, các khoa chuyển
hồ sơ cho Phòng Công tác Sinh viên trình Hiệu trưởng xem xét quyết định.
Điều 12. Nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập.
1. Sinh viên được Nhà trường xem xét cho nghỉ học tạm thời trong các trường
hợp sau đây:
a. Được điều động vào lực lượng vũ trang;
b. Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài không đủ điều kiện để học tiếp
trong học kỳ hiện tại, trong trường hợp này sinh viên phải có giấy xác nhận của cơ

quan y tế cấp huyện hoặc tương đương trở lên;
c. Vì nhu cầu cá nhân, trong trường hợp này sinh viên phải học ở trường ít nhất
một học kỳ, không rơi vào các trường hợp đang thuộc diện cảnh báo kết quả học tập
hoặc buộc thôi học theo quy định tại Điều 13 và phải đạt điểm trung bình chung tích

24


lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân được tính vào
thời gian học tập tối đa tại trường.
2. Sinh viên muốn xin nghỉ học tạm thời phải làm đơn có xác nhận của khoa
quản lý, kèm theo các minh chứng (nếu có) gửi Hiệu trưởng qua Phòng Công tác Sinh
viên để được xem xét.
3. Thời gian nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập tối thiểu là 1 học kỳ
(5 tháng) và tối đa là 2 học kỳ (10 tháng) tính từ ngày sinh viên được chấp nhận nghỉ
học theo quyết định của Hiệu trưởng (trừ trường hợp sinh viên được điều động vào lực
lượng vũ trang). Trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quyết định.
4. Sinh viên nghỉ học tạm thời khi muốn trở lại học tiếp tại trường phải nộp đơn
có xác nhận của chính quyền địa phương nơi sinh viên cư trú (UBND xã, phường) gửi
Hiệu trưởng qua khoa quản lý sinh viên, ít nhất 1 tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.
Điều 13. Cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học
1. Cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho
sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt
nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình. Sinh viên thuộc diện
cảnh báo kết quả học tập nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất,
dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc
dưới 1,80 đối với sinh viên năm thứ tư theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Quy
định này.
b) Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa

học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo;
2. Sau mỗi học kỳ, Trường tổ chức xét và quyết định sinh viên thôi học. Sinh
viên thuộc diện thôi học nếu rơi vào các trường hợp sau:
a) Đã bị cảnh báo kết quả học tập ở kỳ học trước, nhưng ở kỳ học tiếp theo kết
quả học tập vẫn vi phạm các quy định tại khoản 1 của điều này.
b) Có tổng số lần cảnh báo kết quả học tập vượt quá 4 lần tính từ đầu khóa học
cho đến thời điểm xét;
c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường theo quy định tại điểm a
khoản 2 Điều 5 của Quy định này;
d) Bị kỷ luật ở mức buộc thôi học theo quy định tại các khoản 2, 3 Điều 27 của
Quy định này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
3. Danh sách sinh viên thuộc diện cảnh báo kết quả học tập do Hội đồng xét
cảnh báo kết quả học tập, buộc thôi học cấp khoa đề nghị Hội đồng xét cảnh báo kết
quả học tập, buộc thôi học cấp Trường xem xét quyết định.

25


×