Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua cách phòng chống chấn thương trong dạy học thể dục cấp THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.96 KB, 24 trang )

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẠT VẤN ĐỀ
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng của nhiều lĩnh vực xã hội thì giáo dục
thời đại mới đã và đang phấn đấu đổi mới về nội dung, chất lượng và phương pháp
sao cho đạt được 2 mục tiêu lớn là đào tạo nguồn nhân lực và đào tạo kỹ năng sống
cho học sinh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt đuợc của toàn ngành thì gần
đây chúng ta thường thấy thực trạng trẻ vị thành niên có xu hướng gia tăng về bạo
lực học đường, về phạm tội, về liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ
nạn xã hội, sống ích kỷ, vô tâm, khép mình….Trong quá trình giảng dạy thì rèn kỹ
năng thực hành, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, khả năng tự phục vụ
bản thân cho học sinh là rất cần thiết…Hơn thế nữa, đứng trước thềm hội nhập
quốc tế đòi hỏi thế hệ trẻ phải tự tin; phải nắm bắt kịp thời các cơ hội cũng như phải
có một số kỹ năng: sống khỏe, sống lành mạnh, giỏi lập trình, giỏi tiếng Anh.
Hiện nay một số học sinh thiếu kỹ năng sống, thiếu tính tự tin, tự lập, sống ích
kỷ, vô tâm, thiếu trách nhiệm với gia đình và bản thân đang là những cản trở lớn
cho sự phát triển của thanh thiếu niên khiến không ít các bậc cha mẹ phải phiền
lòng vì con. Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin,
luôn tỏ ra rụt rè khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc không biết
cách xử lý tình huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác,
khi tìm đường, định hướng, đi xe buýt...
Trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ
mình cũng cần được coi trọng khi các nhóm trẻ xấu luôn lấy sức mạnh cơ bắp hoặc
đám đông để bắt nạt, ức hiếp các trẻ hiền, ngoan . Nhiều em học sinh có cuộc sống
khép kín với thực tại, đắm chìm trong thế giới ảo của Internet của thế giới game
mà quên đi và đánh mất những cơ hội kết bạn , thể hiện những khả năng tiềm ẩn
của mình, lo sợ, rụt rè khi tiếp xúc với cộng đồng, xã hội.
Để thực hiện tốt “Phong trào thi đua Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực” và trước những yêu cầu hết sức thiết thực, tôi xin trình bày ra đây
những điều mà qua thực tiễn đã thấy, mong muốn chia sẻ cùng đồng nghiệp nhằm
đóng góp phần nào kinh nghiệm giáo dục cho con em chúng ta trở thành những
con người toàn diện, năng động, sáng tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho
xã hội.


Giáo dục thể chất là một môn học trong những năm gần đây đẫ được sự quan
tâm của ngành giáo dục và toàn thể xã hội . Môn học đem lại cho HS một sức khỏe
tốt, một cơ thể phát triển hài hòa để tạo tiền đề góp phần thúc đẩy học tốt các môn
văn hóa khác
Điền kinh chiếm một vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất trong
trường học, được sử dụng trong các giờ chính khoá đối học sinh trung học cơ sở,
song lâu nay qua thực tế bản thân dạy học, tập luyện cho các em học sinh để tham
gia thi đấu cấp huyện và dự các buổi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi thấy một số
giáo viên giảng dạy thể dục trong chương trình THCS không mấy chú ý đến rèn kĩ
năng sống cho hoc sinh trong các tiết học thể dục nội khóa nói chung và tiết học
1


ngoại khóa nói riêng, bản thân tôi nhận thấy vấn đề rèn luyện kĩ năng sống cho các
em học sinh trong tiết học thể dục là một vấn đề rất cần thiết.
Với những lý do trên, tôi đã lựa chọn đề tài “ Rèn kỹ năng sống cho học sinh
thông qua cách phòng chống chấn thương trong dạy học TD cấp THCS “
PHẦN THƯ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1. Cơ sở lí luận:
Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh toàn cầu nói
chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kĩ năng
sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên
nhiên. Đặc biệt là với lứa tuổi dậy thì, khi các em bước vào giai đoạn khủng hoảng
lứa tuổi quan trọng trọng của cuộc đời. Từ những phân tích trên cho thấy trẻ hiện
nay phải đương đầu với nhiều vấn đề tâm lí xã hội phức tạp trong cuộc sống. Ngoài
kiến thức, mỗi HS cần trang bị cho mình những kĩ năng để ngày càng hoàn thiện
bản thân và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Mục tiêu giáo dục kĩ năng
sống cho HS trung học là giúp các em có khả năng:
- Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó

khăn trong cuộc sống hằng ngày.
- Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng.
- Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn
những hành vi đúng đắn.
Như chúng ta đã biết, khoảng cách giữa nhận thức và hành động luôn khá lớn.
Việc giáo dục kĩ năng sống cho HS cần phải khơi gợi và phát huy sự tham gia của
các em trên cơ sở có sự hướng dẫn của GV, không nên giáo dục theo cách áp đặt ý
kiến hay suy nghĩ chủ quan của GV cũng như người lớn. Kĩ năng sống cần được
xây dựng trên tình huống cụ thể, gắn với đời sống thực, trong môi trường an toàn,
lành mạnh để các em có thể hiểu và thực hành. Kĩ năng sống được hình thành và
củng cố qua quá trình thực hành và trải nghiệm của bản thân, nó giúp cho mỗi cá
nhân nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng mà mỗi người
gặp phải hàng ngày. Bản thân kĩ năng sống có tính hành vi. Vì vậy , các kĩ năng
sống cho phép chúng ta chuyển dịch kiến thức( cái chúng ta đã biết), thái độ và giá
trị( cái chúng ta nghĩ và cảm thấy tin tưởng) thành hành động( cái cần làm và cách
cần làm nó) theo xu hướng tích cực mang tính xây dựng. Như vậy, kĩ năng sống sẽ
như những nhịp cầu bắc qua khoảng cách từ giữa kiến thức sự hiểu biết đến những
hành vi có lợi cho sức khoẻ và cuộc sống của mỗi người. Những người có kĩ năng
sống là những người biết làm cho mình và người khác hạnh phúc. Họ thành công
hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính họ. Kĩ năng
sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội , ngăn ngừa các vấn đề có
hại cho sức khoẻ, xã hội và bảo vệ quyền con người. Các cá nhân thiếu kĩ năng
sống là một nguyên nhân làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội. Giáo dục kĩ năng sống
2


có thể thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực và do vậy sẽ giảm bớt tệ
nạn xã hội. Kĩ năng sống góp phần thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, ngăn
ngừa các vấn đề sức khoẻ, xã hội và bảo vệ quyền con người. Giáo dục kĩ năng
sống giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượngtrong một xã hội

hiện đại. Giáo dục kĩ năng sống còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền
con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế.
Trong quá trình giảng dạy tôi thấy: Bộ môn giáo dục thể chất trong nhà trường là
một mặt của giáo dục toàn diện, đồng thời là một bộ phận không thể tách rời của sự
nghiệp giáo dục của Đảng và nhà nước ta. Sự nghiệp giáo dục nói chung và giáo
dục thể chất nói riêng đã góp phần hết sức quan trọng trong việc đào tạo thế hệ trẻ
phát triển toàn diện, hoàn thiện về nhân cách, trí tuệ và thể chất để phục vụ sự
nghiệp ‘‘ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước’’ giữ vững và tăng cường an
ninh quốc phòng hiện nay.
2. Cơ sở thực tiễn:
Việc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông
qua dạy học các môn học và tổ chức các hoạt động giáo dục nhưng không phải là
lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung các môn học và hoạt động giáo dục mà
theo một cách tiếp cận mới, đó là sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích
cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá
trình học tập.
Rèn kĩ năng sống cho học sinh là trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái
độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen
lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan
hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày .
Như chúng ta đã biết: Giáo dục thể chất là một bộ phận của nền văn hoá xã hội.
Một loại hình hoạt động mà phương tiện cơ bản là các bài tập thể lực, nhằm tăng
cường thể chất con người. Nâng cao thành tích thể thao góp phần làm phong phú
sinh hoạt văn hoá và giáo dục con người phát triển cân đối hợp lí và toàn diện. Giáo
dục thể chất là một môn học trong những năm gần đây đã được sự quan tâm của
ngành giáo dục và toàn bộ xã hội. Môn học đem lại cho học sinh một sức khoẻ tốt,
một cơ thể phát triển hài hoà để tạo tiền đề góp phần thúc đẩy học tốt các môn học
văn hoá khác.
Trong giảng dạy bộ môn TD ở trường THCS, việc rèn các kĩ năng cho học
sinh nói chung và rèn kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết học TD bằng

cách giúp HS biết cách phòng tránh các chấn thương trong tập luyện TDTT và các
xử lý ban đầu là rất quan trọng, giúp học sinh phòng tránh được rủi ro trong tập
luyện TDTT. Việc tập luyện các bài tập giúp HS rèn luyện sức khỏe và nâng cao thể
lực, qua đó GV giáo dục tư tưởng đạo đức rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh để
tiết học hiệu quả hơn.
II. Mục đích nghiên cứu
3


Giúp học sinh phòng tránh được các chấn thương thường gặp trong hoạt
động TDTT nói chung và trong cuộc sống hàng ngày nói riêng.
III.Phạm vi nghiên cứu – tích hợp
- Đối tượng: HS THCS
- Kết hợp các bộ môn: Sinh học, Hoạt động ngoài giờ lên lớp,Ngũ văn, GDCD…
IV. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.

A- CƠ SỞ LÍ THUYẾT
1. Khái niệm Kỹ năng sống.
Hiện nay có khá nhiều khái niệm về KNS, tuỳ từng góc nhìn khác nhau người
ta có những khái niệm về KNS khác nhau, chẳng hạn:
- Theo Tổ chức Văn hoá, khoa học và giáo dục của Liên hiệp quốc
(UNESCO): KNS là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham
gia vào cuộc sống hàng ngày – đó là những kĩ năng cơ bản như kĩ năng đọc, viết,
làm tính, giao tiếp ứng xử, giới thiệu bản thân, thuyết trình trước đám đông, làm
việc nhóm, khám phá những thay đổi của bản thân, tư duy hiệu quả…
- Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): KNS là những kĩ năng thiết thực mà
con người cần để có cuộc sống an toàn, khoẻ mạnh. Đó là những kĩ năng mang tính
tâm lí xã hội và kĩ năng giao tiếp được vận dụng trong những tình huống hàng ngày
để tương tác một cách có hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những
vấn đề, những tình huống của cuộc sống hàng ngày.

- Theo PGS. TS Nguyễn Thanh Bình – Viện NCSP – Trường ĐHSP Hà Nội:
Kĩ năng sống là năng lực, khả năng tâm lý - xã hội của con người có thể ứng phó
với những thách thức trong cuộc sống, giải quyết các tình huống một cách tích cực
và giao tiếp có hiệu quả.
Mở rộng khái niệm: KNS không phải là năng lực cá nhân bất biến trong mọi
thời đại, mà là những năng lực thích nghi cho mỗi thời đại mà cá nhân đó sống. Bởi
vậy, KNS vừa mang tính cá nhân, vừa mang tính dân tộc – quốc gia, vừa mang tính
xã hội – toàn cầu. Từ những khái niệm trên, KNS trong phạm vi lứa tuổi học sinh
THCS thường gắn liền với phạm trù kiến thức, kĩ năng và thái độ mà học sinh được
rèn luyện trong quá trình giáo dục. Tổng hợp kết quả giáo dục từ bài học trên lớp và
từ những hoạt động HĐGDNGLL, học sinh hình thành được một số kĩ năng sống
phù hợp như: Kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng xác định giá trị, kĩ
năng ra quyết định, kĩ năng kiên định, kĩ năng đặt mục tiêu,… Những kĩ năng này
bao giờ cũng gắn với một nội dung giáo dục nhất định như: giáo dục bảo vệ môi
trường, giáo dục lòng nhân ái, giáo dục truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước
nhớ nguồn, giáo dục sống an toàn, khoẻ mạnh…
2. Phân loại kỹ năng sống.
Có nhiều cách phân loại KNS khác nhau. Chuyên đề này nêu ra hai quan
điểm phân loại dựa trên góc nhìn xã hội học và tâm lí học.

4


a. Cách phân loại thứ nhất: (Theo quan điểm phân loại xã hội học) phân
loại KNS thành những kĩ năng chung và những kĩ năng chuyên biệt (kĩ năng trong
các lĩnh vực cụ thể).
*) Nhóm kĩ năng chung:
- Kĩ năng nhận thức
- Kĩ năng đương đầu với xúc cảm.
- Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác.

*) Nhóm kĩ năng chuyên biệt:
Ngoài những KNS chung như đã nêu trên, KNS còn thể hiện trong những vấn
đề cụ thể khác nhau trong đời sống xã hội như: các vấn đề về giới tính, sức khoẻ
sinh sản; vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh sức khoẻ, vệ sinh dinh dưỡng; ngăn
ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS; vấn đề sử dụng rượu, thuốc lá, ma tuý;
ngăn ngừa thiên tai, bạo lực và rủi ro; đề phòng tai nạn thương tích; hoà bình và giải
quyết xung đột; gia đình và cộng đồng; giáo dục công dân; bảo vệ thiên nhiên và
môi trường; văn hoá; ngôn ngữ; công nghệ…
b. Cách phân loại thứ hai: (theo quan điểm phân loại tâm lí học) Theo
cách này, KNS được chia làm ba loại chính là:
-Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với chính mình:
-Nhóm kĩ năng nhận biết và sống với người khác:
- Nhóm kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả:
Tóm lại: Dù đứng ở góc độ nào để phân loại thì chúng ta cũng cần nắm vững
ba quan điểm phân loại này trong thể thống nhất của chúng. Trong thực tế các KNS
không hoàn toàn tách rời nhau. Cuộc sống luôn đặt mỗi cá nhân trước những tình
huống, hoàn cảnh bất ngờ không bình thường, nên khi cần quyết định vấn đề một
cách hiệu quả thì nhiều kĩ năng được huy động đan xen, hoà trộn nhau để vận dụng.
3. Tiếp cận KNS qua 4 trụ cột học tập do UNESCO đề xuất.
Năm 1996 hội đồng quốc tế về Giáo dục cho thế kỉ 21 của UNESCO (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc) đã đưa ra một báo cáo khẳng
định vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của cá nhân, dân tộc và
nhân loại dựa trên bốn trụ cột sau:
- Học để biết – Kỹ năng sống liên quan đến nhận thức..
- Học để làm – Kỹ năng sống liên quan đến thực tiễn.
- Học để chung sống- KNS liên quan đến xã hội.
- Học để tự khẳng định: Kĩ năng sống nhận thức bản thân.
4. Thế nào là Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh.
Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện đại, xây dựng
những hành vi lành mạnh và thay đổi những hành vi, thói quen tiêu cực trên cơ sở

giúp HS có thái độ, kiến thức, kĩ năng, giá trị cá nhân thích hợp với thực tế xã hội.
Mục tiêu cơ bản của giáo dục KNS là làm thay đổi hành vi của HS, chuyển từ thói
quen thụ động, có thể gây rủi ro, dẫn đến hậu quả tiêu cực thành những hành vi
mang tính xây dựng tích cực và có hiệu quả để nâng cao chất lượng cuộc sống cá
nhân và góp phần phát triển xã hội bền vững.
5


Giáo dục KNS còn mang ý nghĩa tạo nền tảng tinh thần để học sinh đối mặt
với các vấn đề từ hoàn cảnh, môi trường sống cũng như phương pháp hiệu quả để
giải quyết các vấn đề đó.
5. Vì sao cần phải giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh.
Chúng ta đều biết: cuộc sống luôn tạo ra những khó khăn để cho con người vượt
qua, những mất mát để con người biết yêu quý những gì đang có. Vì vậy, mỗi con
người cần có những kỹ năng nhất định để tồn tại và phát triển. Là những nhà giáo
dục, những người luôn đồng hành với quá trình phát triển của HS, chúng ta càng
thấy rõ sự cần thiết giáo dục KNS cho HS. Bởi giáo dục KNS chính là định hướng
cho các em những con đường sống tích cực trong xã hội hiện đại trong ba mối quan
hệ cơ bản: con người với chính mình; con người với tự nhiên; con người với các
mối quan hệ xã hội. Nắm được KNS, các em sẽ biết chuyển dịch kiến thức – “cái
mình biết” và thái độ, giá trị - “cái mình nghĩ, cảm thấy, tin tưởng”…thành những
hành động cụ thể trong thực tế - “làm gì và làm cách nào” là tích cực và mang tính
chất xây dựng. Tất cả đều nhằm giúp các em thích ứng được với sự phát triển nhanh
như vũ bão của khoa học công nghệ và vững vàng, tự tin bước tới tương lai.
Do những ý nghĩa đặc biệt nêu trên, việc giáo dục hình thành nhân cách cho
HS nói chung và đối với giáo dục KNS nói riêng ngày càng trở nên quan trọng và
cấp thiết hơn.
6. Nhóm Kỹ năng sống cần giáo dục cho học sinh cấp THCS.
6.1. Nhóm kỹ năng nhận thức và tự nhận thức:
Kĩ năng tự nhận thức bản thân là khả năng một người nhận biết đúng đắn

rằng: mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, ghét điều gì, điểm
mạnh và điểm yếu của mình ra sao, mình có thể thành công ở những lĩnh vực nào…
6.2. Nhóm kỹ năng quản lý bản thân.
Một người làm chủ bản thân, có kĩ năng quản lý bản thân biết: Mình muốn gì,
không muốn gì, thuận lợi và khó khăn có thể gặp khi thực hiện mục tiêu, sự kiên
định mục tiêu đã đề ra, biết điều chỉnh mục tiêu cho phù hợp khi cần thiết, lường
trước những hậu quả xấu có thể xảy ra và tìm được giải pháp khắc phục, đánh giá
kết quả đạt được so với mục tiêu đề ra.
6.3. Nhóm kỹ năng xã hội.
Kỹ năng xã hội là năng lực giao tiếp, thuyết phục và tường tác với các thành
viên khác trong xã hội mà không tạo ra xung đột hay bất hòa.
Kỹ năng xã hội là tập hợp các kỹ năng con người sử sụng để tương tác và
giao tiếp với người khác. Kỹ năng xã hội là một tập hợp các kỹ năng mà cho phép
chúng ta giao tiếp, tương tác và hòa nhập, thích nghi với xã hội. Kỹ năng xã hội
rất quan trọng và được xem là một trong các yếu tố của chỉ số thông minh cảm xúc .

B-. THỰC TRẠNG KỸ NĂNG SỐNG CỦA HỌC SINH THCS
1) Thực trạng chung

6


- Cụm từ kỹ năng sống (KNS) được định nghĩa thế nào? đưa vào rèn luyện cho
HS phải tiến hành ra sao? đây là một vấn đề cấn thiết nhưng tươngđối khó cho nhà
trường, gia đình và toàn xã hội.
- Thực chất cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa rõ ràng và đầy đủ về KNS
(mặc dù đã có các định nghĩa của WTO; UNESCO…) Nhưng nếu hiểu đơn giản thì
kỹ năng sống là năng lực của mỗi người giúp giải quyết những nhu cầu và
thách thức của cuộc sống một cách có hiệu quả (cách sống tích cực trong xã hội
hiện đại).

- Về bản chất thì rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đưa nhận thức (qua kiến
thức và thái độ) thành hành động (hành vi tích cực)
- Việc rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là việc làm không mới vì từ xa xưa
cha ông ta đã đúc kết “ Tiên học lễ, hậu học văn” nhưng do sức ép lớn vể chương
trình; về điểm số, hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau nó đã bị giảm nhẹ hoặc xao
nhãng. Đứng trước thực tế xã hội những năm gần đây Bộ GD-ĐT đã nhận thấy
việc GD (rèn luyện) KNS cho học sinh là việc cấp bách ở mọi bậc học nhưng đặc
biệt cần thiết với HS THCS vì ở lứa tuổi này:
+ Các em cần tìm tòi, học hỏi cái mới, điều lạ không phân biệt nó là tốt hay
xấu.
+ Đã phát triển tình yêu nam, nữ dẫn đến các quan hệ không dúng mực trong
quan hệ khác giới.
+ Chịu áp lực lớn trong thi cử dẫn đến dễ rơi vào trạng thái tiêu cực ảnh hưởng
tới sức khỏe ,tinh thần.
+ Các em cần lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực của mình -> cần đưa
ra quyết định đúng đắn.
+ Thích bộc lộ cái tôi….
2)Thực trạng tại trường THCS khi dạy môn TDTT
a. Thuận lợi
- Bộ GD - ĐT đã đổi mới về nội dung giảng dạy theo hướng triển khai các
phương pháp dạy học tích cực, tăng thực hành
- Sở GD - ĐT , PGD&ĐT đã thực hiện tập huấn đổi mới phương pháp giảng dạy,
kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng và theo định hướng phát triển
năng lực học sinh
- Với trường:
+ HS của trường 1số có điều kiện kinh tế , có tố chất, nắm bắt nhanh những
thay đổi của xã hội .
+Hoạt động chuyên môn đã có sự đổi mới
+Hoạt động hướng nghiệp, dạy nghề đã được trú trọng
+Hoạt động đoàn thể: bảo vệ môi trường, an toàn giao thông, xây dựng trường

xanh - sạch - đẹp; xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực…
- Hơn nữa nhận thấy tính cấp bách của việc rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.
Các giáo viên của trường nói chung và bản thân tôi là giáo viên TD nói riêng đều rất
7


trăn trở: làm thế nào để rèn luyện kĩ năng sống cho HS có hiệu quả để đưa trường
chúng tôi trở thành môi trường giáo dục tin cậy cho PHHS về mọi mặt.
b. Khó khăn
- Về phía học sinh: Một số em được gia đình nuông chiều quá trở thành các thói
quen xấu, khó thay đổi . Hơn thế do sức ép điểm số, do kỳ vọng của gia đình các em
thiên lệch về kiến thức, chưa chú trọng vào các môn học xếp loại , chưa chú trọng
rèn kĩ năng sống cho bản thân mình.
- Về phía giáo viên:
+ Chương trình giảng dạy nặng do đó phải nghiêng nhiều về kiến thức.
+ Một số còn lúng túng khi vận dụng, chưa thực sự khởi động, chưa gương
mẫu, chưa thực sự bắt kịp những thay đổi của xã hội
+ Chưa thực sự nắm vững về tâm lý lứa tuổi mặc dù chuyên môn rất vững.
Tóm lại rèn luyện KNS ở trường THCS là việc làm nhằm giúp cho HS có thói
quen xấu và hành vi tiêu cực trở thành con ngoan , trò giỏi, trở thành người có ích
cho gia đình cho xã hội.
- HS

C- ÁP DỤNG
RÈN KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THÔNG QUA CÁCH PHÒNG
TRÁNH CHẤN THƯƠNG TRONG HOẠT ĐỘNG TDTT
1. Ý nghĩa của việc phòng tránh chấn thương trong hoạt động thể dục thể thao
(TDTT) :
Mục đích khi tham gia tập luyện TDTT là nâng cao sức khoẻ, phát triển thể lực.
Do không biết hoặc coi thường, không tuân theo các nguyên tắc phương pháp khoa

học trong hoạt động TDTT nên người tập đã để xảy ra chấn thương như:
- Xây xát nhẹ hoặc có chảy máu ít, ngoài da.

- Choáng, ngất.

8


-

Tổn thương cơ.

- Giập hoặc gãy xương

9


- Chấn đông não hoặc cột sống

Tóm lại :
10


- Để xảy ra chấn thương làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thể lực, đến kết quả học tập
hiện tại cũng như lao động và công tác sau này là đi ngược lại với mục đích khi
tham gia tập luyện TDTT.
-> chấn thương là kẻ thù của TDTT.
2. Một số nguyên nhân và cách phòng tránh chấn thương khi hoạt động
TDTT:
a. Nguyên nhân:

- Không thực hiện đúng một số nguyên tắc cơ bản trong tập luyện và thi đấu TDTT
như:
+ Nguyên tắc tăng tiến: Tập từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản ->phức tạp, tập dần theo
một kế hoạch không nóng vội, ngẫu hứng, tuỳ tiện.

+ Nguyên tắc vừa sức: tập phù hợp với khả năng và sức khoẻ của mỗi người.

- Không đảm bảo nguyên tắc vệ sinh trong tập luyên TDTT như:
+ Trang phục không phù hợp

11


+ Địa điểm, phương tiện tập luyện không đảm bảo

an toàn, vệ sinh.

+ Môi trường tập luyện như ánh sáng,không khí, nhiệt độ, tiếng ồn,… không đảm
bảo yêu cầu.

12


+ Ăn, uống quá nhiều ngay trước hoặc sau khi tập…

13


- Không tuân thủ nội quy, kỷ luật trong tập luyện và thi đấu thể dục thể thao.


- Tập quá sức

14


b. Một số cách phòng tránh chấn thương trong tập luyện TDTT
- Khởi động kĩ trước khi tập luyện và thi đấu
- Tập từ nhẹ đến nặng, từ đơn giản đến phức tạp
- Tập luyện phải phù hợp với khả năng và sức khỏe mỗi người
- Trang phục tập luyện phải phù hợp
- Địa điểm tập luyện phải đảm bảo an toàn, vệ sinh
- Môi trường tập luyện phải đảm bảo
- Không nên ăn uống quá nhiều trước và sau khi tập
3.Những chấn thương thường gặp trong tập luyện TDTT và cách xử trí ban
đầu

15


1)Sai khớp:

- Trật khớp:
Do một động tác không ăn khớp, xương ra khỏi ổ khớp, nhưng rồi trở lại
đúng vị trí. Sự việc gây ra chấn thương dây chằng. Theo tầm quan trọng của chấn
thương, ta có thể xếp thành 3 nhóm:
+ Các dây chằng bị kéo dài.
Trị liệu: Chườm nước đá, rồi thoa bóp với pomade. Nghĩ ngơi. Có thể luyện tập
TDTT sau 8 đến 10 ngày.
+ Dây chằng bị đứt một phần. Chỗ bị chấn thương sưng lên. Đau nhiều và hoạt
động chức năng bị ngưng.

Trị liệu: Chườm nước đá, đưa nạn nhân đi khám. Các phương thuật như xoa bóp,
thuốc chống viêm, tập vật lý trị liệu, điều trị để có thể áp dụng cho loại trặc này.
+ Loại trầm trọng hơn cả. Các dây chằng bị đứt hẳn hay tách khỏi đầu xương.
Đau nhiều. Cử động bị tê liệt.
Trị liệu: Bất động hóa và đưa nạn nhân đến một trung tâm y khoa khám. Có thể
phải cần đến phẫu thuật.
Nên tránh: Trường hợp trật ở cổ chân, không nên cho bệnh nhân “đi lại xem có đau
không”. Dù mức độ trầm trọng như thế nào thì điều này cũng làm nạn nhân đau.
- Rã khớp: Đầu xương bung ra khỏi ổ khớp gây giãn hoặc rách các dây chằng và
chấn thương cho khoang khớp.
16


Triệu chứng: Đau nhiều, sưng vù tại chỗ, bầm tím, mất toàn bộ vận động chức
năng..
Nên tránh: Cố gắng nắn lại khớp.
Sơ cứu ban đầu: Cố gắng giữ bất động hoàn toàn chi bị sai khớp ở vị trí thuận lợi
nhất. Chườm nước đá hay “gạc” ướp lạnh. Băng nhẹ để hỗ trợ khớp. Đưa nạn nhân
đến bệnh viện .Nếu nặng sử dụng nẹp chuyên dùng để cố định, sau đó nhanh chóng
chuyển tới cơ sở y tế. Tuyệt đối nghiêm cấm việc cố gắng phục khớp của bạn tập,
hoặc người không có chuyên môn vì rất dễ dẫn tới những tổn thương phụ.
2) Gãy xương:

Thương tổn xương
Một vụ chấn động có thể gây gãy xương. Các chăm sóc y học là bắt buộc.
Nhưng phải coi chừng các chấn thương tiềm ẩn.
* Gãy xương hông .
* Chấn thương não.
* Gãy xương chày – mác
* Gãy xương đùi

Xương bị dập: Thường liên quan tới xương chày, xương mác, xương bàn chân.
Sơ cứu ban đầu: Trường hợp gãy xương hở ngoài việc bất động cần tiến hành cầm
máu và sử lý sơ bộ vết thương. Khi bất động cần lưu ý phải bất động hai khớp về
phía hai đầu gãy của xương trong trường hợp không có nẹp có thể cố định chi trên
vào thân mình, chi dưới vào chân còn lành .

17


3)Gân:

Sơ cứu ban đầu:Nên chườm lạnh bên ngoài bằng nước đá (hoặc nước lạnh) trong 4
giờ đầu. Việc chườm đá làm dịu đau và co mạch, ngưng chảy máu, bớt phù nề. Và
sau ngày thứ 2, nên ngâm chỗ bị bong gân trong nước ấm từ 3-4 lần trong
ngày.Ngay sau khi bị bong gân, phải làm ngừng chảy máu (nếu có) và hạn chế phù
nề tối đa. Có thể dùng băng thun băng ép khớp bị bong gân giúp khớp có chỗ tựa và
giữ cố định cho khớp. Có thể dùng Ethyl clorua xịt vào nơi bong gân để gây tê làm
lạnh tại chỗ giúp giảm đau cho người bệnh.
Nghiêm cấm dùng rượu, xoa cao vào nơi bị tổn thương, các chất nóng tác động tại
chỗ do những chất này gây chảy máu mạnh hơn. Những trường hợp bong gân nặng:
không cử động được khớp, dây chằng khớp bị đứt hoàn toàn,… hãy đến ngay cơ sở
y tế để khám và điều trị.
4)Đau cơ:

18


Giãn cơ: Các sợi cơ bị kéo giãn quá mức cho phép.
19



Trị liệu: Thoạt tiên chườm nước đá. Sau đó sử dụng hơi nóng, gạc nước nóng, tia
hồng ngoại
Căng cơ: Một vài sợi cơ bị đứt. Đau nhiều và phải ngưng hoạt động. Vết máu
bầm sau một thời gian
Trị liệu: Chườm đá trong vòng hai ngày. Không xoa bóp; nghỉ ngơi. Sau 15 ngày ,
có thể xoa bóp cộng với tái tập luyện
Rách cơ: Số sợi cơ bị đứt nhiều hơn. Máu bầm xuất hiện nhanh hơn. Đau cũng
nhiều hơn, có thể gây ngất xỉu. Hoạt động chức năng của cơ bị tê liệt hoàn toàn.
Trị liệu: Chườm đá, tránh xoa bóp. Cần có y sĩ vì nếu việc rách cơ không được
chăm sóc thích hợp
Đứt cơ hoàn toàn: Cơ bị đứt hoàn toàn hay bị tách ra khỏi xương, một lỗ trũng
xuất hiện do cơ rút lại. Mất khả năng hoàn toàn. Nạn nhân không thể sử dụng chi bị
tổn thương.
Trị liệu: Cho người bệnh hoàn toàn bất động, lau sạch vết thương bằng chất sát
trùng và bao che bảo vệ. Nếu trầm trọng cần đến y sĩ hoặc bệnh viện.
5)Chuột rút.

20


Cách khắc phục: Khi bị chuột rút chúng ta sẽ cảm thấy đau. Để nhanh chóng thoát
khỏi tình trạng này, bạn cần làm ngay những bước sau:
- Kéo giãn phần cơ bị đau để chống lại sự co cơ do bị chuột rút gây nên.
- Nằm thẳng lưng, duỗi thẳng chân, gập bàn chân về phía người. Giữ nguyên tư thế
này trong khoảng vài giây.
- Xoa bóp nhẹ nhàng phần cơ bị chuột rút. Cần xoa bóp phần bắp chân từ dưới lên
trên để giúp máu lưu thông.
6)Đau xóc bụng.
Nguyên nhân: Cơn đau nhói thình lình diễn ra ở bụng, hông thường có từ sự gia

tăng cường độ tập luyện đột ngột hoặc quá trình vận động kéo dài.
Cách khắc phục : Không nên ngừng vận động mà cứ duy trì tốc độ vận động như
thế cho đến khi cơ thể làm quen cơn đau sẽ nhanh chóng biến mất. Hãy tập luyện
một cách nhẹ nhàng sẽ tránh được những cơn đau xóc.
7) Các chấn động :Chúng gây ra nhiều hậu quả khác nhau
- Sưng tụ máu:
Máu tập trung tại một điểm, một cục u xuất hiện tiếp đó (đứt mạch máu).
Trị liệu: chườm đá, dùng tay ấn vào tụ máu để làm tan việc xuất huyết và chận
dòng chảy, trong vài trường hợp quan trọng, phải cần đến phẩu thuật để rút máu
(châm chích).

21


- Xây xát: Sau khi bị va chạm, không thấy có vết thương. Thế nhưng, hãy coi
chừng! Sự va đập có thể đã gây đứt đoạn những tĩnh mạch, hay động mạch,v.v…
Cũng có thể cơ bị rách. Phải lưu ý với những tai nạn kiểu này.
Trị liệu: Không xoa bóp, không chườm nóng vì sẽ khiến gây giãn nở mạch máu và
làm tăng xuất huyết.

D- KẾT LUẬN
Để mọi người có thể ủng hộ và tự giác thực hiện việc đưa nội dung giáo dục kỹ
năng sống vào trường học thì cần thiết phải hiểu đơn giản là chúng ta hãy để cho
học sinh được hoạt động trong lớp qua từng giờ học qua từng bộ môn nói chung và
môn học TD nói riêng, hãy để cho học sinh cơ hội tự giải quyết vấn đề, cơ hội làm
việc theo nhóm, hãy hướng dẫn cho học sinh liên hệ nội dung bài học với cuộc
sống thực tế, ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề thường gặp
trong cuộc sống.
Mục tiêu giáo dục không chỉ là giảng dạy kiến thức cho học sinh mà cần làm
thế nào để học sinh có thể tìm kiến thức và tự giải quyết vấn đề trong cuộc sống,

làm thế nào để học sinh biết phát huy sức mạnh nhóm, tăng cường sự hợp tác trong
giải quyết vấn đề thực tiễn.
Trong phạm vi chuyên đề này, tôi không thể liệt kê hết các loại chấn thương,
nhưng có thể thấy các chấn thương thường gặp trong luyện tập TDTT là kết quả của
việc học sinh không tuân thủ những nguyên tắc cần phải được thực hiện, trong tập
luyện và thi đấu. Cuộc chiến đấu với chấn thương phải bắt đầu từ công tác chuẩn bị,
hướng dẫn và người giáo viên, huấn luyện viên sẽ phải là người đi đầu trong cuộc
chiến này để giúp học sinh có thể phòng tránh được những chấn thương hay xảy ra
khi học TDTT.

22


23


24



×