Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện hương sơn, tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 151 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục sơ đồ
Danh mục đồ thị
Danh mục hộp
PHẦN I MỞ ĐẦU
1.1
Tính cấp thiết của đề tài
1.2
Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
1.3
Câu hỏi nghiên cứu
1.4
Đối tượng nghiên cứu
1.5
Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi về nội dung
1.5.2 Phạm vi về không gian
1.5.3 Phạm vi về thời gian
PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1
Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.2 Nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng
2.1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn


2.2
Cơ sở thực tiễn về chuỗi cung ứng thịt lợn trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Nghiên cứu chuỗi cung ứng thịt lợn của một số nước trên thế giới
2.2.2 Một số công trình nghiên cứu có liên quan
PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
3.2
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Khung phân tích
3.2.2 Thu thập thông tin

iv

0
iii
iv
vi
vii
ix
x
x
1
1
3
3
3
3

4
4
4
4
4
5
5
5
14
29
32
32
36
39
39
39
41
45
45
46


3.2.3 Phương pháp xử lý thông tin
3.2.4 Phương pháp phân tích thông tin
3.2.5 Phương pháp phân tích chuỗi cung ứng
3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1
Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện
Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

4.1.1 Thực trạng về chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh
Hà Tĩnh
4.1.2 Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn tại huyện Hương Sơn, tỉnh
Hà Tĩnh
4.1.3 Đặc điểm và tình hình hoạt động của từng tác nhân tham gia chuỗi
cung ứng thịt lợn tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
4.1.4 Phân tích hiệu quả tài chính của từng tác nhân tham gia chuỗi cung
ứng sản phẩm thịt lợn tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
4.1.5 Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng sản phẩm lợn
thịt tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
4.2
Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
4.2.1 Các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng
4.2.2 Các yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng
4.2.3 Phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức chuỗi
cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện Hương Sơn
4.3
Giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn
huyện Hương Sơn
4.3.1 Căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng
4.3.2 Những giải pháp cụ thể
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1
Kết luận
5.2
Kiến nghị
5.2.1 Kiến nghị đối với các cấp chính quyền
5.2.2 Kiến nghị đối với các tác nhân trong chuỗi cung ứng
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

v

48
48
50
51
52
52
52
57
63
85
91
102
102
105
106
108
108
110
114
114
115
115
116
117
119



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

:

Bình quân

CNH-HĐH

:

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

ĐVT

:

Đơn vị tính

GTSX

:

Giá trị sản xuất

HTKT

:


Hỗ trợ kỹ thuật

HTX

:

Hợp tác xã

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật



:

Lao động

NN&PTNT

:

Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

TSCĐ

:


Tài sản cố định

UBND

:

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Số lượng lợn chăn nuôi trên thế giới từ 2000 - 2013

33

3.1

Dân số và lao động của huyện Hương Sơn qua 3 năm 2012 - 2014

42


3.2

Tình hình đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm 2012 - 2014

44

3.3

Số lượng các tác nhân và người tiêu dùng điều tra

46

4.1

Số lượng lợn qua các năm của huyện

52

4.2

Số lượng lợn thịt qua các năm

53

4.3

Tình hình chế biến thịt lợn trên địa bàn huyện

54


4.4

Khối lượng và giá trị thịt lợn hơi tiêu thụ năm 2014

55

4.5

Biến động giá thịt lợn qua năm 2014

57

4.6

Đặc điểm chung của các hộ điều tra

64

4.7

Tài sản phục vụ chăn nuôi bình quân/ hộ điều tra

66

4.8

Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra

68


4.9

Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi lợn của các hộ điều tra

69

4.10

Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ chăn nuôi

70

4.11

Hoạt động cung ứng đầu vào của các hộ chăn nuôi lợn thịt

72

4.12

Kết quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn thịt

73

4.13

Hoạt động cung ứng thịt lợn của hộ thu gom

76


4.14

Kết quả hoạt động của các hộ giết mổ lợn tại Hương Sơn

79

4.15

Hoạt động bán thịt lợn của hộ bán lẻ

81

4.16

Hoạt động của các hộ chế biến giò, ruốc

83

4.17

Hiệu quả của các hộ chăn nuôi lợn thịt

86

4.18

Kết quả và hiệu quả của các hộ giết mổ

88


4.19

Kết quả và hiệu quả hoạt động bán lẻ thịt lợn của các hộ điều tra

89

4.20

Kết quả và hiệu quả hoạt động của các hộ chế biến thịt lợn

90

4.21

Mức độ trao đổi thông tin của hộ chăn nuôi với các thành viên
chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn

vii

91


Số bảng
4.22

Tên bảng

Trang

Sự đánh giá mối quan hệ của hộ chăn nuôi với các tác nhân khác

trong chuỗi cung ứng

4.23

92

Mức độ trao đổi thông tin của hộ thu gom với các thành viên chuỗi
cung ứng sản phẩm thịt lợn

4.24

93

Mức độ trao đổi thông tin của hộ giết mổ với các tác nhân khác
trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn

4.25

94

Mức độ trao đổi thông tin của hộ bán lẻ với các tác nhân khác trong
chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn

94

4.26

Phương thức giao dịch của các tác nhân trong chuỗi cung ứng

96


4.27

Phương tiện vận chuyển sản phẩm của các tác nhân

97

4.28

Tổng hợp kết quả, hiệu quả kinh tế của các tác nhân

98

4.29

Quá trình hình thành giá, giá trị gia tăng qua các kênh phân phối

4.30

thịt lợn tại huyện Hương Sơn

100

Những thuận lợi và khó khăn chủ yếu trong hoạt động của các tác nhân

109

viii



DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1

Chuỗi cung ứng điển hình

7

2.2

Chuỗi cung ứng

8

2.3

Sự liên kết tác nhân trong chuỗi giá trị giản đơn

10

2.4

Các hoạt động của chuỗi cung ứng

14


2.5

Hoạt động của các dòng chảy về sản phẩm, thông tin và tài chính

15

2.5

Chuỗi cung ứng giản đơn

17

2.6

Chuỗi cung ứng mở rộng

17

2.7

Dòng chảy trong chuỗi cung ứng

18

2.8

Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn

27


2.9

Năm yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng

30

3.1

Bản đồ hành chính huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

39

3.2

Khung phân tích chuỗi cung ứng

45

4.1

Chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn tại huyện Hương Sơn

58

4.2

Sơ đồ dòng chảy sản phẩm trong chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt
tại huyện Hương Sơn


59

4.3

Các kênh tiêu thụ trên địa bàn huyện Hương Sơn

60

4.4

Dòng chảy thông tin trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn tại
huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh

ix

62


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số đồ thị
4.1

Tên đồ thị

Trang

Giá thịt lợn hơi năm 2014

57


DANH MỤC HỘP
Số hộp

Tên hộp

Trang

4.1

Ý kiến của chuyên gia về chăn nuôi lợn thịt trang trại

63

4.2

Nguồn vốn tiếp cận còn khó khăn

67

4.3

Chi phí cho thức ăn chăn nuôi quá nhiều trong tổng chi phí chăn nuôi

4.4

Mối quan tâm của người tiêu dùng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh

102
104


x


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, với 70% dân số sống trong khu vực
nông thôn và 49% lao động làm nghề nông nghiệp (Tổng cục thống kê 2010).
Trong những năm gần đây nhờ quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông
nghiệp nông thôn, nhờ vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là sự chuyển
dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ
vào tỷ trọng GDP của cả nước. Trồng trọt và chăn nuôi là hai bộ phận chính
trong phát triển của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, với đặc điểm đất đai là tư liệu
sản xuất chủ yếu không thể thay thế, trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng
giảm và thu hẹp thì việc phát triển ngành trồng trọt sẽ ngày càng gặp nhiều khó
khăn. Vì vậy càng phải quan tâm đến việc phát triển của ngành chăn nuôi.
Ngày nay, chăn nuôi nói chung chăn nuôi lợn nói riêng của nước ta đã và
đang phát triển một cách mạnh mẽ. Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông
thôn (2014), giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2014 theo giá so sánh năm
2010 đạt 151.392 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm 2013; tỷ trọng chăn
nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 24,5%. Tuy nhiên cùng với sự
tăng lên về số lượng là sự đòi hỏi khắt khe về chất lượng thịt lợn của người tiêu
dùng trên thị trường. Một trong những yêu cầu cấp bách đó là tổ chức lại ngành
chăn nuôi lợn thịt một cách có hiệu quả nhất. Chăn nuôi có xu hướng chuyển dần
từ quy mô chăn nuôi nhỏ lẻ sang quy mô tập trung dưới hình thức các trang trại,
gia trại ở hầu hết các vùng miền trong cả nước nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của thị trường.
Trong điều kiện sản xuất hàng hóa hiện nay, các ngành kinh tế đều hướng
theo sự đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng và còn tạo ra nhu cầu để đáp ứng cho

khách hàng. Các nghiên cứu về chuỗi cung ứng các sản phẩm công nghiệp dịch
vụ đều cho thấy rằng sự liên kết chặt chẽ của các thành viên trong chuỗi từ khâu
hoạch định, mua hàng, sản xuất, giao hàng đã góp phần giảm chi phí của toàn

1


chuỗi xuống mức tối thiểu, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với
các doanh nghiệp khác. Nhưng đối với ngành nông nghiệp thì lại hoàn toàn khác:
sản phẩm không đồng nhất, khả năng đáp ứng của người sản xuất thường chậm
so với nhu cầu thực tế của khách hàng, liên kết giữa các thành viên trong chuỗi
cung ứng sản phẩm nông nghiệp còn lỏng lẻo làm chi phí sản xuất cao mà giá trị
lại không cao dẫn đến hiệu quả cung ứng các sản phẩm nông nghiệp nói chung
còn thấp. Hiện nay, việc nghiên cứu chuỗi cung ứng các sản phẩm nông nghiệp
nói chung còn rất hạn chế. Do đó, việc nghiên cứu chuỗi cung ứng các sản phẩm
nông nghiệp sẽ bổ sung thêm cho lý luận cũng như thực tế cho chuỗi cung ứng
nói chung, nhất là các sản phẩm nông nghiệp càng có ý nghĩa quan trọng trong
phát triển kinh tế - xã hội.
Hương Sơn là một trong những huyện phát triển về ngành nông nghiệp
của tỉnh Hà Tĩnh. Giá trị sản xuất tăng bình quân hằng năm đạt 13,8%; tổng
giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân hằng năm 7,42%, năm 2015
ước đạt 1.749 tỷ đồng, tăng 72,14% so với năm 2010 (Phòng Thống kê huyện
Hương Sơn, 2015). Hiện nay, huyện đang phát triển chăn nuôi lợn nói chung
và chăn nuôi lợn thịt nói riêng một cách mạnh mẽ theo Quy hoạch phát triển
trang trại, vùng trang trại chăn nuôi lợn tập trung công nghiệp của tỉnh Hà
Tĩnh. Tuy nhiên vấn đề đầu vào, đầu ra, rủi ro trong sản xuất và sự liên kết
giữa các tác nhân tham gia trong sản xuất và tiêu thụ thịt lợn tại huyện còn
nhiều vấn đề bất cập. Để chăn nuôi lợn thịt tại huyện ngày càng phát triển thì
cần phải có sự liên kết thống nhất và chặt chẽ giữa các nhà cung ứng từ đầu
vào sản xuất cho tới nhà phân phối sản phẩm tới khách hàng cuối cùng. Đó

chính là hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm. Như vậy việc nghiên cứu
chuỗi cung ứng ứng sản phẩm thịt lợn sẽ góp phần hạn chế mặt lỏng lẻo và
chuyển dần sang mối liên kết chặt chẽ tạo nên chuỗi cung ứng có hiệu quả cho
các thành phần trong chuỗi cung ứng.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện Hương
Sơn, tỉnh Hà Tĩnh”.

2


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh; từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện
chuỗi cung ứng thịt lợn trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi cung ứng,
chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn;
(2) Đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn
huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;
(3) Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm thịt
lợn trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh;
(4) Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản
phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
(1) Chuỗi cung ứng là gì? Đặc điểm của chuỗi cung ứng như thế nào? Tại
sao phải quản trị chuỗi cung ứng?
(2) Cấu trúc và hoạt động của chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn như thế nào?
(3) Thực trạng chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn?

(4) Yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất trong chuỗi cung ứng sản
phẩm thịt lợn?
(5) Mối quan hệ giữa các tác nhân về thông tin, giá cả, phương thức thanh
toán trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn tại huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh
như thế nào?
(6) Những yếu tố tác động đến chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn là gì?
Yếu tố nào thúc đẩy? Yếu tố nào kìm hãm? Yếu tố nào quyết định?
(7) Cần những giải pháp nào để hoàn thiện và nâng cao chuỗi cung ứng?

3


1.4 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng sản
phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện Hương Sơn.
- Đối tượng nghiên cứu trực tiếp là các hoạt động của chuỗi cung ứng thịt
lơn, các thành phần trong chuỗi: người cung cấp đầu vào, hộ nông dân sản xuất lợn
thịt, thương lái thu gom, người vận chuyển đầu vào đầu ra, người chế biến, người
giết mổ, người bán lẻ,… tại địa bàn nghiên cứu.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn, đánh giá
các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và đề xuất giải pháp hoàn thiện, nâng
cao sức canh tranh và hiệu quả cho chuỗi cung ứng thịt lợn trên địa bàn
nghiên cứu.
1.5.2 Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
1.5.3 Phạm vi về thời gian
+ Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 06/2014 – 10/2015
+ Các số liệu điều tra và phân tích được lấy từ năm 2012 đến 2014


4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm liên quan
2.1.1.1 Chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng là một giai đoạn phát triển của lĩnh vực Logistics (hậu cần).
Ban đầu, logistics được sử dụng như một từ chuyên môn trong quân đội, được hiểu
với nghĩa là công tác hậu cần. Đến cuối thế kỷ 20, Logistics được ghi nhận như là
một chức năng kinh doanh chủ yếu, mang lại thành công cho các công ty cả trong
khu vực sản xuất lẫn trong khu vực dịch vụ. Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á Thái
Bình Dương (Economic and Social Commission for Asia and the Pacific – ESCAP,
2011) ghi nhận Logistics đã phát triển qua ba giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Phân phối (Distribution)
Đó là quản lý một cách có hệ thống các hoạt động liên quan với nhau
nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng một cách hiệu quả
nhất. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động nghiệp vụ sau: Vận tải, phân phối,
bảo quản hàng hóa, quản lý kho bãi, bao bì, nhãn mác, đóng gói.
- Giai đoạn 2: Hệ thống Logistics
Giai đoạn này có sự phối kết hợp công tác quản lý của cả hai mặt trên vào
cùng một hệ thống có tên là Cung ứng vật tư và Phân phối sản phẩm.
- Giai đoạn 3: quản trị dây chuyền cung ứng
Theo Ủy ban kinh tế và xã hội châu Á Thái Bình Dương (ESCAP) thì đây là
khái niệm mang tính chiến lược về quản trị chuỗi quan hệ từ nhà cung cấp nguyên
liệu – đơn vị sản xuất – đến người tiêu dùng. Khái niệm quản trị dây chuyền chú
trọng việc phát triển các mối quan hệ với đối tác, kết hợp chặt chẽ giữa nhà sản
xuất với nhà cung cấp, người tiêu dùng và các bên liên quan như các công ty vận

tải, kho bãi, giao nhận và các công ty công nghệ thông tin.
Ngày nay, để cạnh tranh thành công trên bất kỳ môi trường kinh doanh
nào, các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phải

5


tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng như khách hàng của
nó. Bởi lẽ, khi doanh nghiệp muốn đáp ứng sản phẩm hoặc dịnh vụ cho khách
hàng họ buộc phải quan tâm sâu sắc hơn đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu;
cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức
vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của
người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng vì thực tế là nhiều doanh nghiệp có
thể không biết sản phẩm của họ được sử dụng như thế nào trong việc tạo ra sản
phẩm cuối cùng cho khách hàng. Cạnh tranh có tính toàn cầu ngày càng khốc
liệt, mức độ kỳ vọng của khách hàng ngày càng cao hơn đã ép các doanh nghiệp
phải đầu tư và tập trung nhiều vào chuỗi cung ứng của nó. Thêm vào đó, những
tiến bộ liên tục và đổi mới trong công nghệ truyền thông và vận tải và yêu cầu về
truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa đã phát triển không ngừng của chuỗi cung
ứng và những kỹ thuật để quản lý nó.
Trong một chuỗi cung ứng điển hình, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu
từ một hoặc nhiều nhà cung cấp, được sản xuất hoặc chế biến ở một hay một số
nhà máy, cơ sở và được vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung
gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Vì vậy, để giảm thiểu chi phí và
cải thiện mức phục vụ, các chiến lược chuỗi cung ứng hiện quả phải xem xét đến
sự tương tác ở các cấp độ khác nhau trong chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng cũng
được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm sản
xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối; và các cửa hàng bán lẻ, cũng như nguyên
vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch chuyển
giữa các cơ sở (Nguyễn Công Bình, 2008).

Có rất nhiều định nghĩa về chuỗi cung ứng:
Theo Thomas Friedmann (2014), tác giả cuốn “Thế giới phẳng” thì chuỗi
cung ứng là nghệ thuật và khoa học của sự cộng tác nhằm đem lại những sản
phẩm và dịch vụ tốt nhất cho người tiêu dùng. “Chuỗi cung ứng là mạng lưới các
tổ chức tham gia vào dòng vận động của nguồn tài nguyên đầu vào, các dòng vật
chất được chuyển hóa, dòng tài chính và dòng thông tin từ nhà cung cấp đầu tiên
đến tay người tiêu dùng cuối cùng”.

6


Theo Nguyễn Công Bình (2008) trong cuốn giáo trình Quản lý chuỗi cung
ứng: Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực
tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chuỗi cung ứng
không chỉ bao gồm các nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn công ty vận tải,
nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó.
Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm
tất cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Những chức năng này bao gồm, nhưng không bị hạn chế, phát triển sản phẩm
mới, marketing, sản xuất, phân phối, tài chính và dịch vụ ngân hàng. Trong một
chuỗi cung ứng điển hình, nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung
cấp, các bộ phận được sản xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó vận
chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở giai đoạn trung gian và cuối cùng đến nhà bán lẻ
và khách hàng.
Chuỗi cung ứng cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà
cung cấp, các trung tâm sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, các cửa hàng
bán lẻ, cũng như nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm
hoàn thành dịch chuyển giữa các cơ sở.

Sơ đồ 2.1 Chuỗi cung ứng điển hình

(Nguồn: William J.O’Brien, T.Formoso, Vrijhoef, & A.London, 2009)

7


Một chuỗi cung ứng điển hình bao gồm nhiều lớp và tầng khác nhau như nhà
cung cấp nguyên vật liệu thô và các bộ phận cấu thành, sản xuất, phân phối và khách
hàng. Một hoặc nhiều hơn một công ty, phân bổ ở các vùng địa lý khác nhau, đều có
thể tham gia vào các lớp của chuỗi cung ứng như một nhà sản xuất thông thường có
thể trở thành một tổ chức trung tâm chính kết nối việc mua, nhận nguyên vật liệu từ
các nhà cung cấp, sau đó sản xuất cung ứng sản phẩm cho các nhà phân phối ở lớp
sau Sơ đồ 2.1 thể hiện mô hình chuỗi cung ứng điển hình trong ngành sản xuất.
Theo Hau Lee và C.Billington (1995) thì chuỗi cung ứng là mạng lưới các
phương tiện phục vụ thu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng thành
những sản phẩm trung gian, tới sản phẩm cuối cùng và giao sản phẩm đó tới
khách hàng thông qua hệ thống phân phối. Chuỗi cung ứng được thể hiện theo sơ
đồ sau:

Sơ đồ 2.2 Chuỗi cung ứng

(Nguồn: Lee & Billington, 1995)
Chuỗi cung ứng được xem như một hệ thống xuyên suốt dòng sản phẩm/
nguyên liệu, dịch vụ, thông tin và tài chính từ nhà cung cấp của nhà cung cấp
xuyên qua các tổ chức, công ty trung gian nhằm đến với khách hàng của khách

8


hàng hoặc một hệ thống mạng lưới hậu cần giữa nhà cung cấp đầu tiên đến khách
hàng cuối cùng.

Từ các quan điểm của các nhà nhiên cứu nổi tiếng nêu trên, chúng tôi thấy:
+ Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc phục vụ nhu cầu khách hàng.
+ Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm nhà sản xuất, nhà cung ứng mà còn
liên quan đến vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng.
+ Hoạt động của các tác nhân trong chuỗi tuy phức tạp và khác nhau
nhưng các thành viên luôn thống nhất về mục đích là phục vụ nhu cầu của khách
hàng, coi khách hàng là trung tâm của các hoạt động.
a. Quản trị chuỗi cung ứng
Quản trị chuỗi cung ứng là việc kiểm soát vật tư, thông tin, và tài chính
trong quá trình các yếu tố này dịch chuyển từ nhà cung ứng đến người sản xuất
đến người tiêu dùng cuối cùng. Quản trị chuỗi cung liên quan đến việc điều phối
và hợp nhất các dòng dịch chuyển này bên trong một doanh nghiệp và giữa các
doanh nghiệp với nhau. Mục đích quan trọng nhất của các hệ thống quản trị
chuỗi cung ứng nhằm làm giảm số lượng hàng hóa lưu kho.
Michael Hugos trong cuốn “Essential of supply chain management” định
nghĩa quản lý chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất, tồn kho, địa điểm và
vận chuyển giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng nhằm đáp ứng nhanh và
hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Không chỉ bao gồm các hoạt động như thu
mua, phân phối, bảo trì, quản lý tồn kho mà chuỗi cung ứng có marketing, phát
triển sản phẩm mới, tài chính và dịch vụ khách hàng.
Cũng có những định nghĩa khác nhau như quản trị chuỗi cung ứng là việc kết
hợp một cách hệ thống, chiến lược các chức năng kinh doanh truyền thống và sách
lược giữa các chức năng kinh doanh đó trong phạm vi một công ty và giữa các công
ty trong chuỗi cung ứng nhằm mục đích cải thiện kết quả lâu dài của từng công ty và
toàn bộ chuỗi cung ứng (Mebtzer et al., 2001).
Theo Hartmurt và Christoph quản trị chuỗi cung ứng là chiến thuật kết
hợp các tổ chức đơn vị dọc chuỗi cung ứng và phối hợp dòng nguyên vật liệu,

9



thông tin và tài chính nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng cũng như tăng
cường tính cạnh tranh của chuỗi cung ứng.
Theo Hau Lee và Billington (1995), quản trị chuỗi cung ứng là việc tích
hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu,
dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành
cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối.
Tóm lại, quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp các hoạt động trong chuỗi
cung ứng một cách hiệu quả trên toàn hệ thống trong việc thỏa mãn nhu cầu của
khách hàng.
b. Chuỗi giá trị:
Theo GTZ Esch Born (2007) thì chuỗi giá trị là hệ thống các tổ chức kinh
tế hoạt động kinh doanh có liên quan mật thiết với nhau và thực hiện các chức
năng trong chuỗi (sản xuất, chế biến, phân phối, bán buôn, bán lẻ) cho 1 sản
phẩm cụ thể. Các đơn vị này cùng có trách nhiệm với nhau bở một loạt các hoạt
động kinh doanh. Trong đó, sản phẩm được chuyển từ nhà sản xuất ban đầu tới
người tiêu dùng cuối cùng.
Chuỗi giá trị giản đơn chỉ bao gồm các hoạt động chính trong các khâu cơ
bản từ khi bắt đầu đến kết thúc 1 sản phẩm.
Chuỗi giá trị giản đơn có dạng như sau:
Thiết kế và
phát triển
sản phẩm

Thiết
kế

- Cung ứng
đầu vào

- Sản xuất;
- Đóng gói;
- Vận
chuyển.

Sản
xuất

Phân
phối

Tiêu
thụ

Marketing

Tiêu dùng
và tái chế

Sơ đồ 2.3 Sự liên kết tác nhân trong chuỗi giá trị giản đơn
( Nguồn: R. Kapliusky, M. Morris, 2013)

10


- Chuỗi giá trị mở rộng: Theo Michael Porter (1985), chuỗi giá trị mở
rộng bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh
tranh. Các hoạt động chính là các hoạt động hướng tới chuyển đổi về mặt vật lý
của sản phẩm và quản lý sản phẩm từ khâu sản xuất đến kết thúc để cung cấp cho
khách hàng. Các hoạt động bổ trợ thường là xây dựng cơ sở vật chất, bồi dưỡng

nguồn nhân lực, phát triển công nghệ....., thu mua và tái chế sản phẩm.
c. Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Khi nhấn mạnh đến hoạt động sản xuất, họ xem chúng như là các quy
trình sản xuất; khi họ nhấn mạnh đến khía cạnh marketing họ gọi chúng là kênh
phân phối; khi họ nhìn ở góc độ tạo ra giá trị, họ gọi chúng là chuỗi giá trị; khi họ
nhìn nhận về cách thức thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, họ gọi là chuỗi nhu cầu
nhưng khi tập trung vào sự dịch chuyển nguyên vật liệu thì ta gọi là chuỗi cung ứng.
Ta có thể phân biệt chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng như sau: Ở cấp độ tổ
chức, chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất cả các hoạt động
dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ. Mặt khác, chuỗi
cung ứng bao gồm các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, vận chuyển, chuyển
hóa các đầu vào sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách hàng đều tồn tại
trong chuỗi giá trị. Hay chuỗi cung ứng chính là đại diện cho các hoạt động chính
của chuỗi giá trị nên chuỗi cung ứng như là tập con của chuỗi giá trị.
Theo Fabre (1994): “Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế
(hay các phần hợp thành các tác nhân) quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản
phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hành động
xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản
phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo
ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức độ của người tiêu thụ”.
Nói một cách khác, có thể hiểu ngành hàng là “Tập hợp những tác nhân (hay
những phần hợp thành tác nhân) kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất tiếp đó là gia
công, chế biến và tiêu thụ ở một thị trường hoàn hảo của sản phẩm nông nghiệp”
(Phạm Vân Đình, 2005).

11


Như vậy, nói đến ngành hàng là ta hình dung đó là một chuỗi, một quá
trình khép kín, có điểm đầu và điểm kết thúc, bao gồm nhiều yếu tố động, có

quan hệ móc xích với nhau. Sự tăng lên hay giảm đi của yếu tố này có thể ảnh
hưởng tích cực hay tiêu cực tới các yếu tố khác. Trong quá trình vận hành của
một ngành hàng đã tạo ra sự dịch chuyển các luồng vật chất trong ngành hàng đó.
Phân tích chuỗi giá trị hỗ trợ phân tích nghành hàng. Đưa ra các yếu tố mới
tăng cường khả năng phân tích ngành hàng. Phân tích nghành hàng là tìm xu hướng
và đặc điểm của thị trường, xem xét quan hệ các bên tham gia, xác định cơ hội và
thách thức và đặc biệt vẽ được bản đồ mối liên hệ giữa các bên tham gia. Phân tích
chuỗi giá trị xem xét cấu trúc phân bổ các bên tham gia, so sánh khả năng cạnh
tranh, quan hệ giữa các bên tham gia và nhằm quản trị thị trường.
2.1.1.2 Các khái niệm có liên quan
a. Sản phẩm
Theo K. Mark thì sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để
phục vụ cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị
trường, người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì đó có thể đáp ứng nhu cầu
thị trường và đem lại lợi nhuận
Trong ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình. Trừ
những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi chức năng khác chưa phải
là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả của hoạt động kinh tế, là
“đầu ra” của quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Sản phẩm của tác
nhân trước là chi phí trung gian của các tác nhân kề sau nó. Chỉ có sản phẩm của
tác nhân cuối cùng trước khi đến tay người tiêu dùng mới là sản phẩm cuối cùng
của ngành hàng (Nguyễn Thị Thúy Vinh, 2013). Chủng loại sản phẩm khá đa
dạng, nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các
sản phẩm chính.
b. Tác nhân
Theo Lê Văn Gia Nhỏ (2005) thì tác nhân là một tế bào sơ cấp với các
hoạt động kinh tế, độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Có thể hiểu rằng,
tác nhân là những hộ, những doanh nghiệp, những cá nhân tham gia trong ngành

12



hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân được phân ra làm hai loại:
+ Tác nhân có thể là người thực (hộ nông dân, hộ thu mua, hộ kinh
doanh,...)
+ Tác nhân là đơn vị kinh tế (các doanh nghiệp, công ty, nhà máy, HTX...)
Theo nghĩa rộng người ta phân tác nhân thành từng nhóm để chỉ tập hợp
các chủ thể có cùng một hoạt động. Mỗi tác nhân trong ngành hàng có những
hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó trong chuỗi hàng. Tên
chức năng thường trùng với tên tác nhân. Các tác nhân đứng sau thường có chức
năng hoàn thiện sản phẩm của các tác nhân đứng trước kế nó cho đến khi chức
năng của tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản phẩm
cuối cùng của ngành hàng (Lê Văn Gia Nhỏ, 2005).
c. Mạch hàng
Mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa đựng quan hệ
kinh tế giữa hai tác nhân và những hoạt động chuyển dịch về sản phẩm. Qua từng
mạch hàng, giá trị của sản phẩm được tăng thêm và do đó giá cả cũng được tăng
thêm do các khoản giá trị mới sáng tạo ra ở từng tác nhân. Điều đó thể hiện sự đóng
góp của từng tác nhân trong việc tạo nên giá trị gia tăng (VA) của ngành hàng.
Mỗi tác nhân có thể tham gia vào nhiều mạch hàng. Mạch hàng càng
phong phú, quan hệ giữa các tác nhân càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền vững.
Điều đó cũng có nghĩa là nếu có một vướng mắc nào đó làm cản trở sự phát triển
của mạch hàng nào đó thì sẽ gây ảnh hưởng có tính chất dây chuyền đến các
mạch hàng sau nó và sẽ ảnh hưởng chung đến hiệu quả của luồng hàng và toàn
bộ chuỗi hàng (Nguyễn Kim Anh, 2010).
d. Luồng hàng
Luồng hàng thể hiện sự lưu chuyển các luồng vật chất do kết quả hoạt
động kinh tế của hệ thống tác nhân khác nhau ở từng công đoạn sản xuất, chế
biến và lưu thông đến từng chủng loại sản phẩm cuối cùng. Chủng loại sản phẩm
cuối cùng càng phong phú thì luồng hàng trong một ngành hàng càng nhiều. Điều

đó có ý nghĩa lớn trong quá trình tổ chức và phát triển sản xuất vì sự luân chuyển
của luồng vật chất qua từng tác nhân trong các luồng hàng đã làm cho mọi tác

13


nhân trong ngành hàng trở thành người sản xuất sản phẩm hàng hoá (Nguyễn
Kim Anh, 2010).
2.1.2 Nội dung nghiên cứu chuỗi cung ứng
2.1.2.1 Cấu trúc hoạt động chuỗi cung ứng
Xét trên góc độ tổ chức, hoạt động của chuỗi cung ứng thể hiện qua sơ đồ sau :

Sơ đồ 2.4 Các hoạt động của chuỗi cung ứng
(Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008)
Bức tranh đơn giản nhất của chuỗi cung ứng là khi chỉ có một sản phẩm
dịch chuyển qua một loạt các tổ chức, và mỗi tổ chức tạo thêm một phần giá trị
cho sản phẩm. Lấy một tổ chức nào đó trong chuỗi làm qui chiếu, nếu xét đến
các hoạt động trước nó - dịch chuyển nguyên vật liệu đến - được gọi là ngược
dòng; những tổ chức phía sau doanh nghiệp dịch chuyển vật liệu ra ngoài - được
gọi là xuôi dòng.
Các hoạt động ngược dòng được dành cho các các nhà cung cấp. Một nhà
cung cấp dịch chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến nhà sản xuất là nhà cung cấp
cấp một; nhà cung cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà
cung cấp cấp một được gọi là nhà cung ứng cấp hai, cứ ngược dòng như vậy sẽ
đến nhà cung cấp cấp ba rồi đến tận cùng sẽ là nhà cung cấp gốc. Khách hàng
cũng được phân chia thành từng cấp.
Xét quá trình cung cấp xuôi dòng, khách hàng nhận sản phẩm một cách
trực tiếp từ nhà sản xuất là khách hàng cấp một, khách hàng nhận sản phẩm từ
khách hàng cấp một chính là khách hàng cấp hai, tương tự chúng ta sẽ có khách
hàng cấp ba và tận cùng của dòng dịch chuyển này sẽ đến khách hàng cuối cùng.


14


Với mục tiêu tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận; hoạt động chuỗi
cung ứng thực chất là sự hoạt động của các dòng chảy về sản phẩm, thông tin và
tài chính. Các dòng chảy này xuyên suốt trong chuỗi cung ứng, nó tạo ra chi phí
và doanh thu cho các đơn vị tham gia. Các dòng chảy này được thể hiện qua sơ
đồ sau:
Dòng sản phẩm, dòng tài chính
Nhà
cung cấp

Nhà
Sản xuất

Nhà
Phân phối

Nhà
bán hàng

Khách
hàng

Dòng thông tin
Sơ đồ 2.5 Hoạt động của các dòng chảy về sản phẩm, thông tin và tài chính
(Nguồn: Nguyễn Công Bình, 2008)
- Dòng sản phẩm : Bao gồm các loại sản phẩm, số lượng, tồn kho sản
phẩm từ đầu chuỗi cho tới khách hàng cuối cùng.

- Theo dòng sản phẩm là dòng tài chính bao gồm giá cả, chi phí, lợi nhuận
của từng thành viên và toàn chuỗi.
- Dòng thông tin cho biết nhu cầu sản phẩm, phân phối, quảng bá và giới
thiệu sản phẩm..
Từ nguồn thông tin về nhu cầu của từng thành viên trong chuỗi cung ứng,
các dòng chảy trong chuỗi được bắt đầu từ nhà cung ứng các yếu tố đầu vào sản
xuất cho các nhà sản xuất. Người sản xuất cung cấp sản phẩm cho nhà phân phối ;
các nhà bán lẻ phân phối sản phẩm tới các khách hàng cuối cùng. Đến đây khách
hàng thanh toán và hoạt động của chuỗi tạo lập được giá trị, tạo lợi nhuận và phân
phối lại cho các thành viên trong chuỗi. Đồng thời có sự phản hồi thông tin của các
thành viên trong chuỗi. Các dòng chảy cứ liên tục như vậy trong chuỗi cung ứng tạo
thành một hệ thống có liên kết chặt chẽ.

15


2.1.2.2 Đặc điểm của chuỗi cung ứng
Mỗi chuỗi cung ứng khác nhau đáp ứng những nhu cầu khác nhau của thị
trường nhưng bất kỳ chuỗi cung ứng nào các công ty trong đó cũng cần trả lời
những câu hỏi cơ bản về sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm, vận chuyển, thông tin.
Đây được gọi là những yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng.
Về sản xuất: Thị trường cần có sản phẩm gì? Sản phẩm được sản xuất khi
nào và số lượng bao nhiêu?
Về tồn kho: Hàng tồn kho nào sẽ được tồn trữ ở mỗi giai đoạn trong chuỗi
cung ứng? Mức tồn kho là bao nhiêu nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành
phẩm? Xác định mức độ tồn kho và điểm tái đặt hàng tốt nhất là bao nhiêu?
Về địa điểm: Nơi nào có điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tồn trữ hàng
hóa? Nơi nào có hiệu quả nhất về chi phí trong việc sản xuất và tồn trữ hàng hóa?
Nên sử dụng những điều kiện thuận lợi sẵn có hay tạo ra điều kiện thuận lợi mới?
Về vận chuyển: Vận chuyển sản phẩm bằng phương tiện nào là hợp nhất

tùy theo từng điều kiện khác nhau về chủng loại hàng hóa, khối lượng vận
chuyển, về địa điểm cần vận chuyển tới, thời gian vận chuyển?
Về thông tin: Nên thu thập những thông tin gì? Nên chia sẻ bao nhiêu
thông tin? Thông tin càng nhanh và càng chính xác sẽ giúp cho các thành viên
trong chuỗi đưa ra những quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.
Trả lời những câu hỏi này, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sẽ đưa
ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu của của toàn chuỗi. Tuy nhiên,
để trả lời được những câu hỏi trên, các doanh nghiệp phải ý thức rõ thị trường mà
họ phục vụ cũng như đối tượng khách hàng mà họ nhắm tới. Sự năng động của
chuỗi cung ứng trong việc nắm bắt những tín hiệu thị trường sẽ giúp cho việc
thỏa mãn những nhu cầu khách hàng nhanh chóng và hiệu quả hơn (Nguyễn
Công Bình, 2008).
Chuỗi cung ứng cũng được đặc trưng bởi các tác nhân tham gia trong
chuỗi cung ứng. Số lượng các tác nhân tham gia nhiều hay ít phản ánh quy mô
của chuỗi. Thường có 2 hình thức sau:

16


* Với hình thức đơn giản nhất, một chuỗi cung ứng bao gồm công ty, các
nhà cung cấp và khách hàng của công ty đó.
Nhà cung cấp

Công ty

Khách hàng

Sơ đồ 2.5 Chuỗi cung ứng giản đơn
(Nguồn: Micheal Hugos, 2003)
Chuỗi cung ứng mở rộng ngoài ba thành viên trên còn có thêm bà thành viên

khác đó là nhà cung cấp của các nhà cung cấp, khách hàng của khách hàng, và toàn
bộ các công ty cung cấp dịch vụ cho các công ty trong chuỗi cung ứng. Các công
ty cung cấp dịch vụ này sẽ cung cấp dịch vụ hậu cần, tài chính, tìm hiểu thị
trường, thiết kế sản phẩm và công nghệ thông tin cho các công ty khác trong
chuỗi cung ứng.
Nhà cung
ứng chuỗi

Nhà sản
xuất

Công ty

Khách
hàng

Nhà cung cấp
dịch vụ

Khách
hàng
cuối
cùng

Dịch vụ cung cấp thuộc
các lĩnh vực như:
- Hậu cần
- Tài chính
-Nghiên cứu thị trường
- Thiết kế sản phẩm

- Công nghệ thông tin

Sơ đồ 2.6 Chuỗi cung ứng mở rộng
(Nguồn: Micheal Hugos, 2003)
Trước hết, về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị
cạnh tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các
doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện
mục tiêu này. Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

17


hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi
nếu mối quan hệ này không còn đem lại lợi ích cho họ. Đó chính là tổ chức thị
trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung ứng vận hành một cách có hiệu quả hơn
các khối liên kết dọc. Vì vậy, chuỗi cung ứng vận động và linh hoạt.
Thứ hai, tất cả sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình
thức của chuỗi cung ứng, một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiều.
Chúng ta nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn
chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các tác nhân trong chuỗi cung ứng ra các
quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi,
điều này dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ
chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối
cùng trở nên thấp.

Thông tin
Sản phẩm
Tài chính

Nhà cung

cấp

Sản lượng, kế hoạch, quảng bá, phân phối
Nguyên liệu thô, bán thành phẩm, sản phẩm
Ký gửi, thanh toán, hóa đơn (phiếu nhập)

Nhà sản
xuất

Nhà phân
phối

Nhà bán lẻ

Lượng bán, đặt hàng, tồn kho, chất lượng, quảng bá
Trả lại, sửa chữa, bảo dưỡng, tái chế, loại bỏ
Thanh toán, trả chậm

Khách hàng

Thông tin
Sản phẩm
Tài chính

Sơ đồ 2.7 Dòng chảy trong chuỗi cung ứng
(Nguồn: Lee, 2000)
Chuỗi cung ứng là năng động và liên quan đến dòng thông tin nhất định, sản
phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhau. Qua sơ đồ 2.7 có thể thấy dòng
thông tin, nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi cung ứng.


18


×