Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá vải statherotis leucaspis meyrick tại lục ngạn, bắc giang năm 2014 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 64 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

ii

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục bảng

vi

Danh mục hình

vii

MỞ ĐẦU

1

Tính cấp thiết của đề tài

1

Mục đích và yêu cầu


2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

1.1 Cơ sở khoa học của đề tài

4

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

5

1.2.1 Tình hình sản xuất vải và tiêu thụ vải trên thế giới

5

1.2.2 Những nghiên cứu về côn trùng trên cây vải

6

1.3 Tình hình nghiên cứu trong nước

9

1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước

9


1.3.2 Tình hình nghiên cứu côn trùng trên vải trong nước

10

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

15

2.2 Đối tượng,vật liệu và dụng cụ nghiên cứu

15

2.3 Nội dung nghiên cứu

15

2.4 Phương pháp nghiên cứu

15

2.4.1 Điều tra thành phần sâu cuốn lá vải

15

2.4.2 Điều tra diễn biến mật độ của loài sâu cuốn lá vải


16

2.4.3 Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của sâu
cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick

16

2.4.4 Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với sâu cuốn lá vải

18

2.4.5 Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

19

iv


Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

21

3.1 Thành phần sâu cuốn lá vải tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang
năm 2015

21

3.2 Diễn biến mật độ loài sâu cuốn lá Statherotis leucaspis Meyrick tại
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang


24

3.3 Đặc điểm hình thái của loài sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis
Meyrick

26

3.4 Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của sâu cuốn lá vải Statherotis
leucaspis Meyrick

30

3.4.1 Đặc điểm sinh vật học của sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis
Meyrick

30

3.4.2 Đặc điểm sinh thái học của sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis
Meyrick

36

3.5 Hiệu lực phòng trừ của một số loại thuốc BVTV đối với sâu cuốn lá
vải Statherotis leucaspis Meyrick

41

3.5.1 Hiệu lực phòng trừ trong phòng

41


3.5.2 Hiệu lực phòng trừ ngoài đồng ruộng

42

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

44

Kết luận

44

Đề nghị

44

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

PHỤ LỤC

49

v


DANH MỤC BẢNG
Số bảng


Tên bảng

Trang

3.1

Thành phần sâu cuốn lá hại vải tại Lục Ngạn – Bắc Giang, 2015.

3.2

Diễn biến mật độ sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick tại
Lục Ngạn – Bắc Giang năm 2014- 2015

3.3

21
24

Kích thước các pha phát dục của sâu cuốn lá vải Statherotis
leucaspis Meyrick

27

3.4

Thời gian các pha phát dục của sâu cuốn lá vải S. leucaspis

32


3.5

Trọng lượng nhộng sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick

34

3.6

Tỷ lệ chết của các pha phát dục trước trưởng thành của loài sâu
cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick

3.7

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian sống của trưởng thành sâu
cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick

3.8

40

Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ sâu cuốn lá vải
Statherotis leucaspis Meyrick trong phòng thí nghiệm, 2015

3.12

40

Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến thời gian sống của trưởng thành
cái sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick


3.11

38

Ảnh hưởng của thức ăn thêm đến sức sinh sản của trưởng thành sâu
cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick

3.10

37

Nhịp điệu sinh sản và tổng số trứng đẻcủa sâu cuốn lá vải
Statherotis leucaspis Meyrick ở các mức nhiệt độ khác nhau

3.9

36

42

Hiệu lực của một số loại thuốc BVTV trừ sâu cuốn lá vải Statherotis
leucaspis Meyrick ngoài đồng ruộng tại Lục Ngạn – Bắc Giang, 2015

vi

43


DANH MỤC HÌNH
Số hình


Tên hình

Trang

3.1

Sâu non loài Argyroloce aprobola Meyrick

22

3.2

Trưởng thành loài Argyroloce aprobola Meyrick

22

3.3

Sâu non loài Archips eucroca Diakonoff

23

3.4

Sâu non loài Statherotis leucaspis Meyrick

23

3.5


Diễn biến mật độ sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick tại
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang từ 10/2014 đến tháng 8/2015

25

3.6

Trứng sâu cuốn lá S. leucaspis

29

3.7

Sâu non tuổi 1 S. leucaspis

29

3.8

Sâu non tuổi 2 S. leucaspis

29

3.9

Sâu non tuổi 3 S. leucaspis

29


3.10

Sâu non tuổi 4 S. leucaspis

29

3.11

Sâu non tuổi 5 S. leucaspis

29

3.12

Nhộng S. leucaspis

30

3.13

Đuôi nhộng S. leucaspis

30

3.14

Trưởng thành S. leucaspis

30


3.15

Triệu chứng bị hại của loài S. leucaspis

30

3.16

Tỷ lệ trưởng thành Statherotis leucaspis Meyrick vũ hóa qua các
khoảng thời gian khác nhau trong ngày

31

3.17

Trọng lượng nhộng sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick

34

3.18

Nhịp điệu sinh sản của sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis
Meyrick ở các nhiệt độ khác nhau

vii

38


MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài
Cây vải có tên khoa học là Litchi chinensis Sonn. Thuộc họ Bồ hòn
(Sapindaceae) có nguồn gốc từ miền nam Trung Quốc. Ngày nay, cây vải được
trồng ở nhiều nước trên thế giới: Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Lào,
Campuchia, Nam Phi, Brazin, Niu Di -lân….
Vải là cây ăn quả có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Thịt quả chứa rất
nhiều vitamin B, C, E và các chất vi lượng có lợi cho sức khoẻ con người. Quả
vải được ăn tươi, sấy khô hoặc làm đồ hộp, nước giải khát. Vỏ quả, thân cây và
rễ có nhiều tanan có thể dùng làm nguyên liệu trong công nghiệp. Hoa vải còn là
nguồn mật có chất lượng cao. Ngoài ra gỗ vải là loại gỗ quý, không mối mọt, bền
nên có thể dùng để xây nhà, đóng đồ. Tán cây vải cao lớn, sum suê, rễ bám chắc
có thể làm cây bóng mát, cây chắn gió, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, chống
xói mòn, giữ cho đất luôn tươi xốp, mang nhiều ý nghĩa về mặt môi trường.
Trong những năm gần đây nền công nghiệp Việt Nam đang từng bước phát triển
đẩy mạnh nông sản xuất khẩu, trong đó có cây vải trở thành đặc sản có giá trị
kinh tế ở thị trường trong nước và nước ngoài.
Cây vải có tính thích ứng mạnh, dễ trồng, chịu được đất chua, đất dốc nên
phát triển tốt trên các vùng đồi hoang hoá. Ở Việt Nam vải thường được trồng phổ
biến ở vùng núi phía Bắc và miền trung du. Chủ trương của Đảng và chính phủ là
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, phát triển kinh tế trang trại nhằm xoá đói giảm
nghèo. Vì vậy trong những năm gần đây diện tích trồng vải trên đất đồi tăng lên
nhanh chóng, đời sống của bà con nông dân không ngừng được cải thiện, kinh tế
ngày càng phát triển, đồng thời giúp ổn định được trật tự, an ninh xã hội.
Diện tích trồng vải tăng nhanh đồng nghĩa với việc mật độ và chủng quần
sâu hại ngày càng gia tăng. Trên vải có các loài sâu hại như bọ xít hại nhãn vải,
sâu cuốn lá, sâu đo, sâu xanh bướm vàng xám, sâu đục cuống quả vải….. Trong
các loài sâu hại ăn lá thì sâu cuốn lá gây hại cho cây vải trong giai đoạn cây đang
ra lộc non, sâu non cuốn lá vải nằm bên trong ăn gặm lá chúng có thể cuốn vài lá
1



lại với nhau gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất của cây. Ở Việt Nam năm
2010 đã ghi nhận có 4 loài sâu cuốn lá trong só đó thì loài Statherotis leucaspis
Meyrick xuất hiện khá phổ biến trên ruộng những thông tin nghiên cứu về sinh
vật học và sinh thái học chưa có nhiều thông tin và còn tản mạn, chưa có nghiên
cứu sâu và chi tiết. Vì vậy tìm hiểu, đánh giá mức độ gây hại của loài sâu này
giúp cán bộ bảo vệ thực vật và bà con vùng trồng vải chủ động trong công tác
điều tra, phát hiện, dự báo và phòng ngừa giúp hạn chế thất thu về năng suất và
chất lượng vải.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn lá vải
Statherotis leucaspis Meyrick tại Lục Ngạn, Bắc Giang năm 2014 - 2015”.
Mục đích và yêu cầu
Mục đích
Trên cơ sở xác định thành phần loài sâu cuốn lá vải và côn trùng ký sinh,
bắt mồi của chúng. Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn
lá vải Statherotis leucaspis Meyrick. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc trừ
sâu. Từ đó đề xuất biện pháp phòng trừ hiệu quả sâu cuốn lá vải nói chung và
loài Statherotis leucaspis Meyrick nói riêng.
Yêu cầu
- Xác định được thành phần loài sâu cuốn lá vải ;
- Nắm được diễn biến mật độ của loài sâu cuốn lá vải tại vùng nghiên cứu;
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh vật học, của sâu cuốn lá vải
Statherotis leucaspis Meyrick;
- Xác định được hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá vải bằng thuốc hóa học và
sinh học.
Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp một số thông tin về tình hình gây
hại của sâu cuốn lá vải tại Lục Ngạn – Bắc Giang, thông tin khoa học về diễn

biến, hình thái và một số đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của loài sâu cuốn
2


lá vải S. leucaspis tại huyện Lục Ngạn – Bắc Giang. Đưa ra một số khuyến cáo
về việc sử dụng thuốc BVTV trong phòng trừ sâu cuốn lá vải tại địa phương một
các hợp lý.
Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu diễn biến của loài sâu cuốn lá vải và hiệu lực phòng
trừ của một số loại thuốc BVTV góp phần quản lý sâu cuốn lá vải tại Lục Ngạn –
Bắc Giang được chủ động, đúng thời điểm và hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó góp
phần nâng cao năng suất, tăng hiệu quả sản xuất, giảm thiểu ô nhiễm môi trường
do sử dụng thuốc BVTV một cách hợp lý.

3


Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
Cây vải là cây á nhiệt đới, nóng quá thì không ra hoa chỉ ra lá, rét quá thì
chết. Vải được trồng ở những nơi có độ ẩm cao thường trồng ở vùng đồi núi, do
đó thuận lợi cho các loại côn trùng phát triển. Ở các vùng địa lí khác nhau, những
giai đoạn sinh trưởng và phát triển khác nhau có nhiều loại côn trùng khác nhau
tấn công gây hại làm tổn thất về chất lượng và năng suất của sản phẩm.
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây vải (Litch chinensis Sonn); thuộc Chi vải Litchi; họ Bồ hòn
Sapindaceae; Bộ Bồ hòn Sapindales; phân lớp Hoa hồng Rosidae; lớp Ngọc lan
Dicotyledoneae

(Magnolopsida);


ngành

Ngọc

lan

Magnoliophyta

(Angiospermae).
Cây vải có nguồn gốc giữa miền Nam Trung Quốc, nó được trồng cách
đây 3.000 năm. Vào cuối thế kỷ 17, cây vải được đưa từ Trung Quốc sang
Myanma và Ấn Độ. Từ đó diện tích trồng vải đã được nhân rộng sang nhiều nước
trên thế giới, ngày nay vải được trồng ở nhiều nước thuộc vùng nhiệt đới cũng
như á nhiệt đới (Đường Hồng Dật, 2003).
Ngày nay, trên thế giới có rất nhiều nước trồng vải, phổ biến là ở châu Á.
Những nước trồng vải mang nhiều tính chất hàng hóa như: Trung Quốc, Ấn Độ,
Thái Lan, Oxtraylia. Ngoài ra vải còn được trồng nhiều ở Nam Phi, Brazin, Niu
DiLan (Trần Thế Tục, 1998).
Trên cây vải có nhiều loại sâu bệnh gây hại nguy hiểm làm giảm năng suất
và sự phát triển cây trồng,tiêu biểu trong số đó là sâu cuốn lá. Chúng thường bò
tìm lá non, nhả tơ cuốn lá rồi phá hại các lá non. Các lá bị hại không còn khả
năng quang hợp, gây ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Trong những năm gần đây việc đầu tư, thâm canh và sự quan tâm của
người dân đối với cây vải là không cao, cộng thêm những biến động của thời tiết
khí hậu, do đó nhiều đối tượng sâu bệnh đã phát sinh gây hại như bọ xít, sâu đo,
nhện lông nhung, bọ phấn, sâu đục cuống quả, bệnh sương mai… ngày một gia
tăng, đang là những trở ngại lớn của nghề trồng vải hiện nay. Người sản xuất đã
4



và đang sử dụng nhiều loại thuốc hóa học với liều lượng cao và không hợp lý để
phòng chống sâu hại. Vì thế làm ảnh hưởng đến thiên địch của nhiều loài sâu hại,
làm tăng tính kháng thuốc của sâu hại, làm mất cân bằng sinh thái tự nhiên, gây ô
nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Việc tìm hiểu thành phần loài sâu cuốn hại chủ yếu trên cây vải tại Lục
Ngạn, Bắc Giang. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học và
mức độ gây hại của loài sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick. Đây là
công việc hết sức cấp bách của các nhà nghiên cứu cũng như người dân làm vườn
để sớm có những biện pháp phòng chống đạt hiệu quả cao.
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
1.2.1. Tình hình sản xuất vải và tiêu thụ vải trên thế giới
Cây vải được trồng nhiều ở các khu vực nhiệt đới như:Trung Quốc, Ấn
Độ, Đài Loan, Việt Nam, Thái Lan, Australia, ngoài ra còn có ở khu vực Mexico,
Trung và Nam Mỹ… Tổng sản lượng vải trên thế giới ước tính khoảng 2,11 triệu
tấn, trong đó, Châu Á chiếm hơn 95%. Ở Nam bán cầu (chủ yếu là châu Phi,
Madagascar và Úc) sản lượng vảiở khoảng 50.000 tấn. Hiện nay, việc sản xuất
đang được mở rộng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng (Gainesville, 2004)
Trung Quốc được coi là quê hương của vải và cũng là nước đứng đầu
về diện tích và sản lượng. Tổng sản lượng hàng năm của nước này khoảng 1,5
triệu tấn trong những năm “tốt”; 0,6 triệu tấn trong những năm “xấu”
(Gainesville, 2004)
Đứng thứ 2 trên thế giới về diện tích và sản lượng vải là Ấn Độ. Năm
2000 diện tích vải của Ấn Độ là 56.200 ha, sản lượng đạt 428.900 tấn. các vùng
trồng vải chủ yếu của Ấn Độ là Bihar với sản lượng là 310.000 tấn, Wesst Bengal
36.000 tấn, Tripura 27.000 tấn và Uttar Pradesh 14.000 tấn (FAO, 2002)
Đài Loan là vùng lãnh thổ sản xuất vải lớn thứ 3 trên thế giới. Diện tích canh
tác năm 1999 là 11.961 ha đạt sản lượng 108.668 tấn. Hàng năm, có khoảng 10.000
tấn vải được sản xuất với hơn 90% phục vụ nhu cầu trong nước (Gainesville, 2004).
Vải thiều được trồng chủ yếu ở phía bắc của Thái Lan, nơi có khí hậu cận
nhiệt đới. Chủ yếu là ở các tỉnh Chiang Mai, Chiang Rai, Phayao và Samut

5


Songkhram ở miền Trung Thái Lan. Việc sản xuất quả vải thiều tươi ở Thái Lan
trong năm 1999 là 85.083 tấn so với diện tích 22.200 ha (Gainesville, 2004).
Ở Bangladesh, vải thiều được trồng ở Dinajpur, Rangpur và Ragshahi. Tổng
diện tích canh tác năm 1998 là 4.750 ha đạt sản lượng 12.755 tấn (FAO, 2002).
Một số tài liệu nước ngoài cho biết: Năng suất vải bình quân trên thế giới
đạt 60 – 70 kg/cây, tương đương 2,5 - 5,4 tấn/ ha. Những cây vải tốt có thể cho
năng suất 125 - 130 kg/ cây, tương đương 8 - 10 tấn /ha (Gainesville, 2004).
Quả vải tươi được thị trường nhiều nước ưa thích. Hàng năm có khoảng
20.000 tấn quả vải tươi hàng hoá dược buôn bán trên thị trường thế giới, chiếm 5,9
% tổng sản lượng quả vải tươi sản xuất được. Những nước có sản lượng vải tươi
nhiều nhất là: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan. Các nước nhập khẩu vải lớn nhất
là: Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Anh, Nga, Hà Lan, Philippin, Nhật Bản, Singapo
(Gainesville, 2004).
Nhận định của FAO (2002) và theo dự báo thì nhu cầu quả vải đặc biệt là
quả tươi trên thế giới có xu hướng ngày càng tăng.
1.2.2. Những nghiên cứu về côn trùng trên cây vải
Trên thế giới không có nhiều nước công bố kết quả nghiên cứu về sâu hại
trên vải. Trong số những nước công bố thì Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan là
những nước có nhiều nghiên cứu về sâu hại trên cây vải nhất. Các nghiên cứu tập
trung chủ yếu ở việc điều tra phát hiện, nhận dạng thành phần sâu hại, sau đó
nghiên cứu biện pháp phòng trừ. Còn những nghiên cứu về đặc điểm sinh học,
sinh thái ít được đề cập hơn.
a. Về sâu hại vải:
Chen et al. (1999) đã ghi nhận có 83 loài sâu hại trên cây vải thuộc 76
giống, 30 họ và 7 bộ, trong đó có 14 loài quan trọng.
Shi et al. (2008) cho biết theo kết quả điều tra ở vườn vải vùng Chiayi,
Đài Loan thì số lượng sâu đục quả Conopomorpha sinensis gây hại trên quả vải

chiếm 7,5 – 47 % có nơi lên tới 88,5 %. C. sinensis gây ra tối đa 35,3 % thiệt
hại của các loại quả vải chín và rơi trên mặt đất trong giai đoạn đỉnh cao số
lượng loài côn trùng này vào tháng 5 và tháng 6.
6


Qui et al. (2011) đã phát hiện tại tỉnh Phúc Kiến 144 loài động vật ăn thịt
trên cây nhãn vải, trong đó côn trùng chiếm 100 loài. Tiêu biểu là ở các bộ Cánh
màng chiếm 24,31 %; cánh cứng chiếm 18,75 % và cánh nửa cứng chiếm 9,03 %
trên tổng số loài động vật ăn thịt.
Loài sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick còn có tên khoa học
khác là Olethreutes leucaspis Meyrick thuộc họ Tortricidae bộ cánh vảy
Lepidoptera.
Ở Quảng Châu Trung Quốc, Zhou et al. (2006) ghi nhận có hơn 20 loài
sâu cuốn lá trên nhãn và vải, trong đó các loài Olethreutes leucaspis, Dudua
aprobola, Eboda cellerigera và Homona coffearia là các loài phổ biến. Thành
phần kẻ thù tự nhiên của sâu cuốn lá đã thu thấp được 21 loài thuộc 9 họ trong
đó 12 loài thuộc 4 họ là ký sinh còn lại 9 loài là bắt mồi.
Theo Zhou et al. (2006), hơn 20 loài cuốn lá được phát hiện tại các vùng
trồng nhãn vải ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Trong đó, các loài Olethreutes
leucaspis, Dudua aprobola, Eboda cellerigera và Homona coffearia là những
loài chiếm ưu thế.
b. Đặc điểm hình thái, sinh vật học của sâu cuốn lá vải:
Theo nghiên cứu của Chen et al. (1999) Statherotis leucaspis Meyrick là
một trong những loài gây hại chính của cây nhãn và cây vải. Kết quả cho thấy
chúng có 7-8 thế hệ mỗi năm và qua đông ở trong cuộn lá dưới hình thức ấu
trùng tại Phúc Châu. Thời gian phát dục của trứng 7,5 ngày, ấu trùng 15,4 ngày,
nhộng 7,5 ngày, phát dục của bướm là 1,7 ngày, toàn bộ hệ kéo dài 31,9 ngày khi
được nuôi trong điều kiện nhiệt độ 24,2 0C, và cả thế hệ là 24,8 ngày khi được
nuôi trong điều kiện 28,6 0C.

Li (2006) cho biết Statherotis leucaspis Meyrick thuộc họ phụ
Olethreutinae của bộ cánh vảy Lepidoptera. Loài sâu hại này xuất hiên tại các
khu vực trồng nhãn vải ở Trung Quốc. Ấu trùng gây hại cho chồi non ảnh hưởng
đến quang hợp và xu hướng để phát triển của cây. Đặc biệt nghiêm trọng trong
giai đoạn ra lộc vào mùa hè và mùa thu, bởi vì nó có thể ảnh hưởng tới sự phát
triển chồi của năm tiếp theo. Bây giờ, số lượng Statherotis leucaspis Meyrick
7


chiếm hơn 85% thành phần tất cả các cuốn lá gây hại cho vải và nhãn. Statherotis
leucaspis Meyrick có 10 thế hệ trong một năm (Đam Châu, Hải Nam), và các thế
hệ chồng chéo lên nhau. Thời gian trứng nở nhiều nhất là từ 2 – 4 h chiều. Sau 1 2 ngày giao phối, trưởng thành đẻ trứng trong các lá non hoặc lá bánh tẻ. Các thí
nghiệm cho thấy ở nhiệt độ càng cao các pha phát dục của sâu cuốn lá Statherotis
leucaspis Meyrick càng ngắn và chúng thích hợp hơn ở điều kiện nhiệt độ cao hơn
nhiệt độ thấp. Phạm vi nhiệt độ tăng trưởng phù hợp là 24 ~ 30 0C. Độ ẩm cũng có
ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của Statherotis leucaspis Meyrick. Chúng
thích hợp với độ ẩm cao, phù hợp trong khoảng 75 % đến 90 %. Yếu tố thức ăn
cũng tác động không nhỏ tới mật độ và sự phát triển của loài cuốn lá này.
Theo Mukherjee (2012) loài sâu cuốn lá Dudua aprobola là một trong
những côn trùng gây hại nghiên trọng trên vải ở vùng Bihar. Yếu tố thời tiết ảnh
hưởng rất lớn tới sự phá hoại của loài sâu cuốn lá Dudua aprobola. Hoạt động
của sâu cuốn lá Dudua aprobola được bắt đầu từ tháng 8 hàng năm, và không
thấy xuất hiện ở thời điểm tháng 4 - 5 hàng năm. Sự phá hoại cao nhất vào tháng
10 đạt mức 50,9 - 53,2 %. Các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa có ảnh hưởng
lớn tới mật độ của loài sâu cuốn lá Dudua aprobola.
Ở Trung Quốc cho biết ngoài các loài sâu hại vải bộ cánh vảy
Lepiodoptera thì đã có sự xuất hiện rộng rãi của loài sâu cuốn lá được gọi là
bướm Olethreutes. Loài cuốn lá này phổ biến tại các vùng trồng vải ở Quảng
Tây, Quảng Đông và Phúc Kiến, Trung Quốc. Thiệt hại của loài Statherotis
leucaspis Meyrick chiếm 85 % tổng số lượng các loài cuốn lá. Chúng hại các lá

vải non, ấu trùng nhả tơ xoăn lá thành hình trụ thẳng đứng khiến lá không mở
rộng để quang hợp. Trưởng thành có sải cánh rộng 13 - 14mm, râu dài khoảng 4
mm, đầu màu nâu sẫm, mắt kép phát triển, ở mép 2/3 cánh có một tam giác màu
vàng nhạt rõ ràng. Trưởng thành đẻ trứng trên bề mặt lá, sau khi trứng nở sâu non
bò đi gặp mô lá và cuốn lá xoăn lại. Trứng có thời gian phát triển từ 3 - 4 ngày,
đường kính nhỏ khoảng 0,5 mm, khi trứng mới nở màu trắng sữa, sau chuyển
dần sang màu vàng, khi gần nở có thể thấy rõ đầu đen của sâu. Ấu trùng có thời
gian phát triển khoảng 10 - 16 ngày, màu biến đổi theo tuổi. Ấu trùng tuổi 1 dài
8


khoảng 1 mm, đầu màu đen. Nhộng có thời gian khoảng 7 - 13 ngày, kích thước
8 x 2 mm. Thời gian phát triển từ trứng đến khi trưởng thành mất khoảng 24 - 25
ngày. Trưởng thành sống khoảng 5 - 10 ngày. Hàng năm, loài sâu cuốn lá này có
nhiều thế hệ chồng chéo lên nhau.
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ vải trong nước
Ở Việt Nam cây vải được trồng cách đây khoảng 2.000 năm. Vùng phân bố
tự nhiên của cây vải ở Việt Nam từ 18 – 19 0 vĩ Bắc trở ra. Vải được trồng chủ yếu
ở các tỉnh phía Bắc, qua nhiều năm đã hình thành các vùng trồng vải có diện tích
tương đối lớn. Những nơi có truyền thống trồng vải của nước ta là: Thanh Hà - Hải
Dương, Lục Ngạn - Bắc Giang, Mê Linh - Vĩnh Phúc, Thanh Hoà - Phú Thọ,
Nông trường Đông Triều của Quảng Ninh, vườn quốc gia Cát Bà (Đường Hồng
Dật, 2003).
Những năm trở lại đây, Đảng và nhà nước đã có nhiều chính sách khuyến
khích bà con nông dân sản xuất nông nghiệp, nhằm xoá đói giảm nghèo, tăng
năng suất cây trồng. Vì thế, diện tích trồng cây ăn quả (trong đó có vải) của nước
ta càng tăng mạnh.
Năm 1990, diện tích trồng vải cả nước mới có 5.000 ha, sản lượng đạt 10.200
tấn. Đến năm 1997, Miền Bắc có khoảng 25.114 ha trồng vải trong đó 10.313 ha

đang trong độ tuổi thu hoạch, sản lượng đạt 27.193 tấn (Lê Văn Thuyết, 1999).
Diện tích trồng vải của các địa phương cũng như cả nước tăng qua các
năm, đặc biệt từ năm 2000 đến nay. Đến năm 2004, diện tích trồng vải cả nước
đạt 86.396 ha với sản lượng 309.153 tấn. Sản xuất vải tập trung vào một số tỉnh
như Bắc Giang, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Hải Dương… Bắc Giang là
tỉnh có diện tích, sản lượng vải lớn nhất (diện tích 34.923 ha chiếm 40,42 % và sản
lượng đạt 158.774 tấn chiếm 51,36 % của cả nước). Khoảng 75 % sản lượng vải của
cả nước được tiêu thụ ngay trong thị trường nội địa, chủ yếu qua tư thương, phần
còn lại được sơ chế, xuất khẩu tươi và chế biến, giá cả không ổn định (Ngô Thế
Dân, 2011).
Nhìn chung năng suất bình quân cây vải thiều của nước ta còn thấp so với
9


các nước trong khu vực: Trung Quốc, Thái Lan… Tuy nhiên ngành nông nghiệp
nước ta hiện nay đang ra sức cải tiến kĩ thuật công nghệ, chuyển đổi giống, sử
dụng chương trình tổng hợp phòng trừ sâu bệnh để tăng năng suất, chất lượng
quả vải ngày càng được ổn định, vì thế diện tích và sản lượng sẽ còn tăng mạnh
vào những năm tiếp theo.
1.3.2. Tình hình nghiên cứu côn trùng trên vải trong nước
1.3.2.1. Về sâu hại
Năm 1970, Viện cây ăn quả, cây công nghiệp và cây làm thuốc đã thống
kê được 26 loài sâu hại vải. Trong đó, những loài sâu thường gặp và gây hại lớn
là bọ xít nhãn vải, sâu đục quả và nhện lông nhung. Ngoài ra còn có câu cấu, sâu
đục cành, sâu cuốn lá, sâu tơ, bọ dừa, rệp sáp, sâu kèn, bọ trĩ, sâu đo, sâu cuốn lá
nâu chấm đen…
Nguyễn Xuân Thành (2000) nhận định, trên vải thiều ở Đông Triều
(Quảng Ninh) phát hiện được 2 loài ăn rệp là bọ mắt vàng thuộc phân họ
Chrysopinae là Ankylopteryx sp. Và Chrysopa sp..
Nguyễn Xuân Thành (2002), kết quả điều tra bước đầu trên vải ở Hà Nội và

một số vùng phụ cận cho thấy thành phần côn trùng và nhện tương đối phong phú.
Tổng số có 109 loài, trong đó côn trùng và nhện hại thu được là 54 loài bao gồm:
Bọ xít nhãn vải, sâu cuốn lá, sâu đục gân lá, bọ dừa nâu hung bé, bọ dừa nâu nhỡ,
bọ gạo xanh bé, bướm chích hút quả, nhện lông nhung là những đối tượng nguy
hiểm nhất gây tổn thất đáng kể đến năng suất và chất lượng sản phẩm.
Đào Đăng Tựu và cs. (2003) đã điều tra, thu thập được 51 loài sâu và nhện
hại, trong đó có 46 loài tập trung ở 6 bộ côn trùng và 5 loài lớp nhện. Bộ cánh
vảy Lepidoptera nhiều nhất với 18 loài chiến 35,3 %; bộ cánh đều Homoptera 15
loài chiếm 29,4 %; bộ cánh cứng Coleoptera 8 loài chiếm 15,7 %; bộ cánh nửa
Hemiptera 3 loài chiếm 5,8 %; bộ hai cánh Diptera, bộ cánh tơ Thysanoptera 1
loài chiếm 1,9 %; lớp nhện có 5 loài chiếm 10 %. Trong 51 loài đã phát hiện có
11 loài sâu hại phổ biến. Trong đó có tới 9 loài tập trung gây hại từ thời kỳ ra hoa
tới khi thu hoạch bao gồm: Bọ xít nhãn vải, nhện lông nhung, rệp muội, rệp sáp,
ve sầu bướm hai chấm trắng, sâu đục cuống quả, ruồi hại quả, nhện chổi rồng,
10


bướm chích quả.
Cũng theo Đào Đăng Tựu và cs. (2003), loài nhện Eriophies litchi là đối
tượng gây lông nhung trên vải. Nhện phát sinh gây hại mạnh trong vụ xuân, tỷ lệ
lá bị lông nhung là 96,36 % và mật độ cao nhất đạt 1.260 con/cm2 gấp 4,55 lần vụ
thu. Điều tra mức độ gây hại của ve sầu bướm trắng Ricania speculum Walker
trên vải tại Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội) cho thấy mật độ ve sầu bướm đạt tới
30 con/cành quả. Tại vùng Lục Ngạn, 1998 loài sâu này làm rụng quả non trên
diện tích hàng trăm ha. Sâu đục cuống quả cũng là một đối tượng hại quan trọng.
Tỷ lệ quả bị hại do sâu đục cuống quả trên vải chín sớm từ 0,7 - 3,2 % trong năm
2001 và đạt mức 23,7 - 36,5 % vào năm 2002. Còn trên vải chính vụ thì tỷ lệ quả
bị hại thường đạt tới 37,6 - 45,8 %, ở trà thu muộn lên tới 65,2 - 78,4 %.
Nguyễn Xuân Thành (2003) đã công bố kết quả sau nhiều năm nghiên cứu
về thành phần côn trùng hại nhãn vải ở miền Bắc Việt Nam, số lượng côn trùng hại

và thiên địch của chúng rất phong phú và đa dạng. Số lượng loài gây hại gồm 99
loài, trong đó 98 loài côn trùng hại và một loài nhện hại. Các loài côn trùng hại
gồm các bộ: bộ cánh cứng Coleoptera có 30 loài thuộc 9 họ chiếm 33,33 % trong
tổng số loài bắt gặp, bộ cánh vẩy Lepidoptera có 42 loài chiếm 42,42 %, bộ cánh
đều Homoptera có 6 loài chiếm 11,11 %, bộ cánh nửa Hemiptera có 6 loài trong 4
họ chiếm 6,66 %, bộ nhện nhỏ Acarina thu được 1 loài.
Theo kết quả điều tra của Dương Tiến Viện (2008) từ năm 1999 - 2004, đã
thu thập được 19 loài côn trùng thuộc 14 họ trong 5 bộ gây hại trên vải với mức
độ khác nhau. Bộ Lepidoptera có 7 loài (5 họ) chiếm số lượng lớn nhất. Bộ
Coleoptera có 5 loài, bộ Homoptera có 4 loài, bộ Hemiptera có 2 loài và bộ
Diptera có 1 loài. Ngoài ra còn có 2 loài nhện hại thuộc bộ Acarina, họ
Eriophyidae, lớp nhện Arachnida. Trong số 21 loài côn trùng và nhện hại trên
cây vải tại Mê Linh, có 4 loài gây hại phổ biến và có ý nghĩa kinh tế quan trọng
là bọ xít nhãn vải Tessaratoma papillosa (phát sinh gây hại từ tháng 2 đến tháng
7 từ khi cây ra hoa tới khi quả chín với mật độ đỉnh cao vào ngày 1/6 đạt 9,3
con/cành); sâu đục quả, ngài chích hút quả (gây hại nặng từ tháng 5 đến tháng 7
khi quả non đến quả chín); loài nhện lông nhung Eriophies litchi Keifer (gây hại
11


nặng từ tháng 3 sau các đợt lộc xuân đến tháng 9 khi có các đợt lộc thu với mật
độ cao nhất đạt 1053 con/cm2).
Theo Nguyễn Minh Châu (2005) đã phát hiện thêm 13 đối tượng sâu bệnh
gây hại trên nhãn vải, đạt tổng số sâu bệnh gây hại trên vải được xác định là 43
đối tượng. Các đối tượng gây hại chính là: bọ xít, nhện lông nhung, sâu đục quả
vải (3 loài), bệnh sương mai, bệnh nấm mượt vải.
Đào Đăng Tựu và Trần Huy Thọ (2008) đã ghi nhận được 53 loài côn
trùng và nhện hại, gồm 50 loài thuộc 6 bộ côn trùng. Các loài sâu hại tập trung
nhiều nhất ở bộ cánh đều Homoptera và bộ cánh vảy Lepidoptera (mỗi bộ có 16
loài chiếm 31,2%), tiếp theo là bộ cánh cứng Coleoptera 11 loài chiếm 19,8 %.

Có số loài ít nhất là bộ hai cánh Diptera (1 loài chiếm 1,8 %). Trong 53 loài sâu
hại đã phát hiện trên nhãn vải, có các loài sâu hại phổ biến là: bọ xít vải, rệp
muội, rệp sáp, nhện lông nhung, nhện chổi rồng, ve sầu bướm nâu, ruồi hại quả,
sâu đục cuống quả, bướm hút quả, sâu tiện vỏ và sâu đục thân. Trong đó có 9
loài tập trung gây hại chủ yếu từ thời kì cây ra hoa cho tới khi thu hoạch đó là: bọ
xít vải, nhện long nhung, rệp muội, rệp sáp, nhện chổi rồng, ve sầu bướm nâu,
sâu đục cuống quả, ruồi hại quả, bướm hút quả.
Nguyễn Xuân Thành và cs. (2009) đã công bố kết quả nghiên cứu đặc
điểm sinh học, sinh thái của sâu róm chỉ đỏ sọc vàng Porthesia scintillans
Walker hại trên cây vải. Loài này có mật độ cao nhất vào cuối tháng 4 khi cây ra
hoa và có lá non. Nhiệt độ thấp thì thời gian phát dục của sâu róm dài hơn. Vòng
đời của sâu róm chỉ đỏ sọc vàng Porthesia scintillans Walker trong điều kiện
nhiệt độ từ 26,3 - 23,4 0C, ẩm độ từ 80,91 - 89,30 % là 30 - 53 ngày, trung bình
40,42 ngày.
Kết quả điều tra của Bộ Nông nghiệp, Cục Bảo vệ thực vật từ năm 2006 2010 cho biết thành phần nhện và côn trùng hại cây vải trong vườn bao gồm có
44 loài trong đó có 4 loài sâu cuốn lá thuộc họ Tortricidae: Archips micaceanus
(Walker), Duduo aprobola Meyrick, Statherotis discana Felder et Rongenhofer,
Statherotis leucaspis Meyrick.

12


1.3.2.2. Về thiên địch
Theo Nguyễn Xuân Thành (2002), số lượng côn trùng có ích (ký sinh và
bắt mồi) thu được trên vải tại Hà Nội và một số vùng phụ cận là 21 loài trong đó
có ý nghĩa nhất là bọ mắt vàng, bọ rùa 18 chấm, ong ký sinh kén trắng Apanteles
sp, bọ mắt vàng. Nhện bắt mồi thu được 34 loài.
Nguyễn Xuân Thành (2003) cho biết thiên địch của sâu hại vải tuy chưa
thu được đầy đủ nhưng đã ghi nhận được 62 loài.
Phạm Quỳnh Mai và cs. (2004) đã nghiên cứu một số đặc điểm sinh học,

sinh thái của loài bọ rùa ăn thịt 18 chấm Harmonia sedecimnotata Farb. trên cây
vải, thu được bọ rùa 18 chấm trên cây vải đang ra hoa. Và biết được chúng
thường xuất hiện vào khoảng đầu tháng 3 và sự có mặt của chúng được kéo dài
đến hết tháng 4 hàng năm. Trứng bọ rùa đẻ từng ổ ngoài tự nhiên. Các ổ trứng
thường có từ 12 - 61 quả. Trứng nở ra ấu trùng trong khoảng 3 - 5 ngày, tỷ lệ nở
của trứng cao đạt tới 75 %. Bọ rùa 18 chấm Harmonia sedecimnotata Farb.có 4
tuổi. Thời gian phát triển từ trứng đến trưởng thành khoảng 35 đến 40 ngày.
Trưởng thành có kích thước lớn với 18 chấm.
Theo Nguyễn Xuân Thành và cs. (2009) thành phần thiên địch của sâu
róm chỉ đỏ sọc vàng là ong kén đèn lồng, ong đen kén trắng, nhện linh miêu,
nhện càng cua, bọ xít cổ ngỗng vàng chanh…
1.3.2.3. Những nghiên cứu về sâu cuốn lá vải
Nguyễn Xuân Thành và Hồ Thu Giang (2005) đã bổ xung thêm 4 loài sâu
cuốn lá vải nâng tổng số loài sâu hại trên cây vải lên 102 loài trong đó có 6 loài
sâu cuốn lá vải thuộc họ Totricidae đó là: Adoxophyes fasciata Wals, Adoxophyes
syrtosema Meyrick, Archips eucroca Diakonoff, Argyroplose aprobola Meyrick,
Homona coffearia Meyrick, Statherotis leucaspis Meyrick, trong số này đáng lưu
ý nhất là hai loài Archips eucroca Diakonoff và Statherotis leucaspis Meyrick, vì
mật độ lớn, xuất hiện gần như quanh năm phá hại trên lá non. Những nghiên cứu
đặc điểm sinh học, sinh thái của sâu cuốn lá vải Archips eucroca Diakonoff thuộc
họ Totricidae trong điều kiện mùa xuân cho thấy loài này phân bố ở tất cả các
vùng trồng vải nhãn, nhất là các tỉnh trung du miền núi. Loài này xuất hiện từ
13


giữa tháng 2 đến tháng 11 hàng năm, phá hại lộc và lá non làm ảnh hưởng đến
quang hợp của cây. Trứng có màu vàng nhạt, đẻ thành ổ xếp trên lá, tỉ lệ trứng nở
trên 80 %, thời gian phát triển trung bình 7 ngày. Tỷ lệ sống của ấu trùng đạt trên
70 %, thời gian phát triển trung bình là 19 ngày. Thời gian nhộng trung bình 6,5
ngày, tỷ lệ vũ hoá trên 67 %. Bướm sống trung bình từ 3 - 7 ngày, sau vũ hoá 1 2 ngày bướm bắt dầu đẻ trứng. Số lượng trứng đẻ cao nhất được 359 quả, thấp

nhất 52 quả, trung bình 146 quả. Trong 4 ngày đầu trứng đẻ nhiều, cao nhất là
ngày thứ 2. Trong mùa xuân mật độ sâu cao vào cuối tháng 3 đến trung tuần
tháng 4.
Theo điều tra của Cục bảo vệ thực vật từ năm 2006 - 2010, công bố 4 loài
cuốn lá họ Tortricidae. Loài Archips micaceanus (Walker) là loài sâu non cuốn lá
và ăn gặm lá, chúng xuất hiện vào tầm tháng 3; 4; 6 và 9 ở các khu vực trung du
và miền núi Bắc Bộ; đồng bằng sông Hồng. Loài Duduo aprobola Meyrick xuất
hiện ở vùng đồng bằng sông Hồng vào tháng 6; 7 năm 2008. Loài sâu cuốn lá
Statherotis leucaspis Meyrick và Statherotis discana Felder et Rogenhofer được
phát hiện ở các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng vào các
tháng 5; 6; 9 và tháng10.
Các loài sâu cuốn lá không những gây hại trên nhãn vải mà còn gây hại khá
nhiều trên các cây có múi. Theo Châu Nguyễn Quốc Khánh và cs. (2014) thành
phần sâu cuốn lá hại cây có múi tại Hậu Giang, Cần Thơ gồm 5 loài thuộc Bộ Cánh
vảy. Trong đó, 3 loài Archip sp.; Adoxophyes privatana Walker; Homona tabescens
Meyrick thuộc họ Tortricidae, còn lại 2 loài thuộc họ Oecophoridae.

14


Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu: Vùng trồng vải xã Giáp Sơn và xã Hồng Giang,
huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang.
Chi cục bảo vệ thực vật Bắc Giang.
Bộ môn Côn trùng, khoa Nông học.
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/11/2014 đến ngày 30/09/2015
2.2. Đối tượng,vật liệu và dụng cụ nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick.
- Vật liệu nghiên cứu: Cây vải thiều được trồng tại Lục Ngạn – Bắc Giang.

- Dụng cụ nghiên cứu: Vợt côn trùng.
Kính lúp cầm tay, kính lúp soi nổi
Thước dây, ống tuýp, đĩa petri, túi nilon thu mẫu,
sổ ghi chép, bút viết, …
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Xác định được thành phần loài sâu cuốn lá vải ;
- Nắm được diễn biến mật độ của loài sâu cuốn lá vải tại vùng nghiên cứu;
- Xác định được đặc điểm hình thái, sinh vật học, của sâu cuốn lá vải
Statherotis leucaspis Meyrick;
- Xác định được hiệu lực phòng trừ sâu cuốn lá vải bằng thuốc hóa học và
sinh học.
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Điều tra thành phần sâu cuốn lá vải
Tiến hành điều tra, thu thập thành phần sâu hại theo quy chuẩn QCVN 01
– 38:2010/BNNPTNT về phương pháp điều tra phát hiện dịch hại cây trồng. Cụ
thể như sau: Tiến hành điều tra định kỳ 7 ngày/lần; điều tra theo phương pháp
ngẫu nhiên không cố định điểm theo các giai đoạn sinh trưởng của cây; số điểm
điều tra càng nhiều càng tốt. Quan sát, thu bắt tất cả các mẫu sâu hại bắt gặp cho
vào hộp nhựa đưa về bộ môn Côn trùng để phân loại. (các mẫu của từng đợt điều
15


tra để riêng ghi rõ tên, địa điểm, ngày thu bắt, cây ký chủ).
Chỉ tiêu theo dõi: Độ thường gặp của các loài sâu cuốn lá vải.
2.4.2. Điều tra diễn biến mật độ của loài sâu cuốn lá vải
Địa điểm điều tra: Xã Giáp Sơn và xã Hồng Giang, huyện Lục Ngạn, tỉnh
Bắc Giang.
Tiến hành điều tra theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về phương pháp
điều tra phát hiện sinh vật chính gây hại cây nhãn, vải QCVN 01 –
177:2014/BNNPTNT; quy định về những nguyên tắc, nội dung, phương pháp,

chỉ tiêu theo dõi chủ yếu trong điều tra phát hiện sinh vật chính hại nhãn, vải.
Chọn khu vực điều tra cố định có diện tích trồng vải ≥ 5 ha, đại diện cho
giống, tuổi cây và địa hình khu vực điều tra.
Điều tra định kỳ 7 ngày/lần, điều tra 10 điểm ngẫu nhiên nằm trên đường chéo
của khu vực điều tra. Điểm điều tra phải cách bờ ít nhất 1 hàng cây.Điều tra 4 hướng ở
tầng giữa của cây, mỗi hướng 1 cành/1 cây/1 điểm điều tra. Chọn những cành có độ
dài ≈ 50 cm, đếm trực tiếp số sâu cuốn lá vải có trên cành của mỗi hướng.
2.4.3. Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh vật học, sinh thái học của sâu cuốn
lá vải Statherotis leucaspis Meyrick
* Thời gian phát dục các pha của sâu cuốn lá:
- Phương pháp thu bắt mẫu sâu nguồn: Tiến hành thu bắt tự do trên cây
vải thiều của vùng nghiên cứu, trong các lần thu bắt tiến hành thu bắt sâu non
tuổi lớn hoặc nhộng ngoài đồng ruộng về tiếp tục nuôi trong phòng thí nghiệm để
vũ hóa trưởng thành. Khi trưởng thành vũ hóa tiến hành thả quần thể trong hộp
nuôi sâu có kích thước 50 x 25 x 50 cm đã chuẩn bị sẵn cành vải non để trưởng
thành đẻ trứng. Quan sát trưởng thành đẻ trứng, thu những trứng đẻ cùng ngày để
theo dõi thời gian phát dục của trứng. Khi trứng nở tiến hành nuôi sâu non theo
phương pháp nuôi cá thể.
- Phương pháp nuôi cá thể
Khi thấy trứng nở từ những cành vải được cho vào lồng cách ly, sử dụng
bút lông mềm chuyển những sâu non vừa nở sang đĩa petri có đường kính 100
mm. Mỗi sâu non được nuôi trong một đĩa petri, sử dụng lá vải non làm thức ăn
16


để nuôi sâu non, phần cuống của lá được tẩm bông ướt để giữ lá được tươi. Hàng
ngày thay lá mới vào mỗi buổi sáng và quan sát sự lột xác của sâu non. Mô tả
hình thái, đo kích thước các tuổi,ghi chép số cá thể chết mỗi tuổi. Số lượng sâu
non theo dõi n = 30 cá thể.
Thời gian phát triển của pha nhộng: Khi sâu non đẫy sức, chuẩn bị vào

nhộng, chuyển chúng sang hộp nuôi sâu khác và được theo dõi hằng ngày đến
khi vũ hóa thành trưởng thành. Thời gian phát triển của pha nhộng được tính từ
thời điểm nhộng hoàn chỉnh đến thời điểm vũ hóa thành trưởng thành. Quan sát
và ghi chép các chỉ tiêu: kích thước, màu sắc, khối lượng của nhộng 5 - 7 ngày
tuổi để xác định giới tính (nhộng đực, cái) khi trưởng thành vũ hóa; thời gian
phát dục của nhộng đực và nhộng cái.
Thời gian phát triển của pha trưởng thành: Ngay sau khi vũ hóa, trưởng
thành được chuyển sang lồng mica có kích thước 50 x 25 x 50 cm có sẵn cành
vải non để tiến hành ghép cặp. Mỗi lồng mica thả 1 trưởng thành đực và 1 trưởng
thành cái, mật ong 10 % là thức ăn thêm của trưởng thành. Theo dõi thời gian
ghép đôi giao phối, thời gian vũ hóa trong ngày và thời gian đẻ trứng của trưởng
thành vào các khoảng thời gian cách nhau 2 giờ (từ 6 – 8 h; 8 – 10 h; 10 – 12 h;
12 – 14 h; 14 – 16 h; 16 – 18 h và 18- 06 h). Các chỉ tiêu thời gian tiền đẻ trứng,
thời gian đẻ trứng của trưởng thành cái, thời gian từ khi ngừng đẻ trứng đến
trưởng thành chết sinh lý, số trứng đẻ.. được ghi chép cụ thể 2 lần/ ngày vào 9 h
sáng và 3 h chiều.
* Ảnh hưởng thức ăn thêm khác nhau đến sức sinh sản của trưởng thành
cuốn lá:
Trưởng thành vừa vũ hoá được chuyển vào lồng nuôi sâu mica (kích thước 50
x 25 x 50 cm) mỗi lồng thả 1 trưởng thành cái và 1 trưởng thành đực; bên trong lồng
có sẵn 1 cành vải non sạch cắm trên miếng xốp cắm hoa ướt để trưởng thành đẻ trứng.
Sử dụng 3 loại thức ăn để theo dõi sức sinh sản của trưởng thành:
CT 1: nước lã.
CT 2: Dung dịch mật ong 10 %.
CT 3: mật ong 100 %.
17


Mỗi công thức nhắc lại 10 lần (1 cặp/lần nhắc lại). Hàng ngày theo dõi số
trứng đẻ ra trên cành vải trong từng lồng và thay cành vải non mới, ghi chép số

lượng trưởng thành chết qua các ngày cho đến khi toàn bộ trưởng thành chết sinh
lý. Các trứng thu được qua các ngày tiếp tục theo dõi tỷ lệ trứng nở.
* Phương pháp nghiên cứu tỷ lệ chết các pha phát dục của sâu cuốn lá vải:
Theo dõi 75 trứng thu từ mẫu sâu nguồn, ghi chép cụ thể số trứng nở và số
không nở. Với những trứng nở, tiếp tục nuôi sâu non theo phương pháp nuôi cá
thể, ghi chép số cá thể chết và cá thể sống của từng tuổi sâu riêng biệt cho đến
hết pha nhộng. Ghi chép cụ thể nhiệt độ và ẩm độ trong quá trình theo dõi.
2.4.4. Đánh giá hiệu lực của một số loại thuốc đối với sâu cuốn lá vải
- Thử nghiệm trong phòng:
Lá vải được nhúng vào dung dịch thuốc đã pha theo nồng độ khuyến cáo
của nhà sản xuất trong 5 giây, để khô ngoài tự nhiên trong vòng 30 phút sau đó
đưa vào đĩa petri. Thí nghiệm tiến hành đối với sâu non tuổi 2; cho 10 sâu
non/đĩa petri; tiến hành với 5 công thức, 3 lần nhắc lại.
Nồng độ

Công

Tên thương

thức

phẩm

I

Neretox 95 WP

Nereistoxin

0,1


II

Patox 95 SP

Cartap

0,1

III

V.K 16 WP

Bacillus thuringiensis var. kurstaki

0,4

IV

Tango 800 WG

Fipronil

0,01

Đối
chứng

Tên hoạt chất


(%)

Nước lã

Quan sát số sâu sống sau xử lý 1; 2 và 3 ngày. Hiệu lực thuốc tính toán
theo công thức Abbott:
C-T

Hiệu lực (%) =
Trong đó:

C

× 100

C: số sâu sống ở công thức đối chứng;
T: Số sâu sống ở công thức thí nghiệm;

18


- Thử nghiệm ngoài đồng ruộng:
Thử nghiệm với 4 loại thuốc đang sử dụng trong phòng trừ sâu cuốn lá
vải: Neretox 95 WP; Patox 95 SP; V.K 16 WP; Tango 800 WG;
Thí nghiệm diện rộng được bố trí 5 công thức; 3 lần nhắc lại; mỗi công
thức 15 cây. Phun vào giai đoạn cây vải đang ra lộc non; khi mật độ sâu cuốn lá
> 2 con/cành. Trước khi phun 1 ngày tiến hành điều tra mật độ sâu cuốn lá vải ở
các ô thí nghiệm, điều tra xác định mật độ sâu cuốn lá vải sau phun 1; 3; 5; 7
ngày. Phương pháp điều tra tương tự như điều tra diễn biễn mật độ.
Hiệu lực của thuốc được tính theo công thức Henderson – Tilton:



Hiệu lực (%) = 1−


Ta × Cb
Tb × C a


 × 100


Trong đó: Ta: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý sau phun
Tb: Mật độ sâu sống ở công thức xử lý trước phun;
Ca: Mật độ sâu sống ở công thức đối chứng sau phun;
Cb: Mật độ sâu sống ở công thức đối chứng trước phun;
Xác định hiệu lực của thuốc sau 1; 3; 5 và 7 ngày.
2.4.5. Phương pháp tính toán và xử lý số liệu
* Một số chỉ tiêu theo dõi và công thức tính toán số liệu
- Độ thường gặp: Mức độ phổ biến của thành phần sâu hại được lượng hóa
theo độ thường gặp.
Tổng số lần bắt gặp

Độ thường gặp (%) =

Tổng số lần điều tra

× 100

Thang phân cấp mức độ phổ biến:

Độ thường gặp (%)
< 25

Mức độ phổ biến

Ký hiệu

Ít gặp

+

25 – 50

Trung bình

++

51 - 75

Phổ biến

+++

Rất phổ biến

++++

>75

19



- Mật độ sâu hại
Tổng số con thu được

Mật độ (con/cành) =

Tổng số cành điều tra

- Kích thước trung bình từng pha phát dục sâu hại:
X (mm) =

∑X

i

N

Trong đó:
X = Kích thước trung bình từng pha phát dục;

Xi = giá trị kích thước của cá thể thứ I trong pha phát dục đó;
N = tổng số cá thể theo dõi;
- Thời gian phát dục của từng pha (ngày):

∑ X .n
i

X=


i

i =1

N

Trong đó:
X = Thời gian phát triển trung bình của pha đang theo dõi (ngày);

Xi = Thời gian phát dục của n cá thể trong ngày thứ i;
ni = Số cá thể chuyển trạng thái (nở hoặc lột xác) trong ngày thứ I;

N = Tổng số cá thể nghiên cứu.
- Sức sinh sản của trưởng thành cái:
Sức sinh sản (quả/trưởng thành cái) =

Tổng số trứng được đẻ ra
Tổng số con cái thí nghiệm

- Tỷ lệ chết các pha phát dục trước trưởng thành:
Số cá thể chết của pha phát dục
Tỷ lệ chết của pha phát dục (%) =

x 100
Số cá thể theo dõi của pha phát dục

* Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý thống kê, so sánh các giá trị trung bình
theo ANOVA và kiểm tra LSD ở mức ý nghĩa α ≤ 0,05 bằng phần mềm SAS 9.1.
Với các số liệu không tuân theo phân phối chuẩn được chuẩn hóa theo công thức

log(x+1) trước khi xử lý thống kê.

20


Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thành phần sâu cuốn lá vải tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang năm
2015
Trong bài “Thành phần côn trùng hại nhãn vải và thiên địch của chúng ở
miền bắc Việt Nam” của tác giả Nguyễn Xuân Thành đăng trong kỷ yếu Hội thảo
Khoa học Quốc gia Bảo vệ thực vật năm 2003. Tác giả đã công bố trên cây nhãn
vải của miền bắc Việt Nam có 98 loài côn trùng và 1 loài nhện gây hại.Trong 98
loài côn trùng gây hại có 2 loài thuộc họ sâu cuốn lá (Totricidae: Lepidoptera).
Nguyễn Xuân Thành và Hồ Thị Thu Giang (2005) đã công bố có 6 loài sâu cuốn
lá vải thuộc họ Totricidae. Trong quá trình điều tra thực hiện đề tài, tôi ghi nhận
trên cây vải tại huyện Lục Ngạn có 3 loài sâu cuốn lá với mức độ phổ biến khác
nhau, kết quả thể hiện qua bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần sâu cuốn lá hại vải tại Lục Ngạn – Bắc Giang, 2015.
STT

Tên thường gọi

Tên khoa học

Họ

Mức độ
phổ biến

1


Sâu cuốn lá vải

Statherotis leucaspis Meyrick

Totricidae

+++

2

Sâu cuốn lá vải

Argyroloce aprobola Meyrick

Totricidae

++

3

Sâu cuốn lá vải

Archips eucroca Diakonoff

Totricidae

+

Ghi chú:

Độ thường gặp (%)
< 25
25 – 50
51 - 75
>75

Mức độ phổ biến
Ít gặp
Trung bình
Phổ biến
Rất phổ biến

Ký hiệu
+
++
+++
++++

Kết quả theo dõi, bước đầu ghi nhận cả 3 loài sâu cuốn lá vải gần như xuất
hiện quanh năm, đặc biệt 2 loài: sâu cuốn lá vải Statherotis leucaspis Meyrick và
sâu cuốn lá vải Argyroloce aprobola Meyrick xuất hiện và gây hại khá phổ biến.
Kết quả này khá tương đồng với kết quả trước đó đã công bố trong Hội nghị côn
trùng học toàn quốc lần thứ 5 năm 2005 khi các tác giả đã công bố sự có mặt với
mật độ cao và xuất hiện gần như quanh năm, phá hoại nặng lá non của loài
Statherotis leucaspis Meyrick. Trong khi đó loài Archips eucroca xuất hiện ít gặp
trong quá trình điều tra
21



×