Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

quản lý rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu của công ty cổ phần thực phẩm xuất khẩu đồng giao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 144 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

PHẠM THỊ THƯƠNG HUYỀN

QUẢN LÝ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT DỨA NGUYÊN LIỆU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
ĐỒNG GIAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

HÀ NỘI, NĂM 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------

----------

PHẠM THỊ THƯƠNG HUYỀN



QUẢN LÝ RỦI RO TRONG SẢN XUẤT DỨA NGUYÊN LIỆU
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM XUẤT KHẨU
ĐỒNG GIAO

CHUYÊN NGÀNH : KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ SỐ

: 60.62.01.15

Người hướng dẫn khoa học
TS. BÙI THỊ GIA

HÀ NỘI, NĂM 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn này
đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày.....tháng……năm…...
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thương Huyền

ii



LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ, những ý kiến đóng góp, chỉ bảo quý báu của các thầy giáo, cô giáo Khoa
Kinh tế & Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
Để có được kết quả nghiên cứu này, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản
thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn chu đáo, tận tình của TS. Bùi Thị Gia là
người hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài và viết luận
văn. Ngoài ra tôi còn nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo trong
Bộ môn Kinh tế Tài nguyên và Môi trường – Khoa Kinh tế & Phát triển nông
thôn – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã cùng tham gia góp ý giúp tôi
hoàn thiện luận văn trong quá trình viết bài.
Trong thời gian nghiên cứu đề tài, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của cán
bộ xã Quang Sơn, TP. Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình.Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ,
tạo điều kiện của Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao, cũng như
sự giúp đỡ tạo điều kiện của các phòng ban công ty và các hộ nhận khoán sản
xuất dứa nguyên liệu cho công ty trên địa bàn xã Quang Sơn, các anh chị em và
bạn bè đồng nghiệp, sự động viên, tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần của gia
đình và người thân.
Với tấm lòng biết ơn, tôi xin chân thành cảm ơn mọi sự giúp đỡ quý báu đó!
Hà Nội, ngày.....tháng……năm…...
Tác giả luận văn

Phạm Thị Thương Huyền

iii


MỤC LỤC
Lời cam đoan


ii

Lời cảm ơn

iii

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục sơ đồ

x

Danh mục đồ thị

xi

PHẦN I MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài


1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

3


1.4

3

Câu hỏi nghiên cứu

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

4

2.1

4

Cơ sở lý luận

2.1.1 Về rủi ro

4

2.1.2 Về quản lý rủi ro

7

2.2

Cơ sở thực tiễn

10


2.2.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro hàng nông sản ở một số nước trên thế giới

10

2.2.2 Bài học kinh nghiệm rút ra

17

PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

19

3.1.1 Giới thiệu về Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

19

3.1.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất
khẩu Đồng Giao

25

iv



3.1.3 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu
3.2

Đồng Giao

28

Phương pháp nghiên cứu

30

3.2.1 Khung phân tích

30

3.2.2 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

32

3.2.3 Phương pháp thu thập số liệu

32

3.2.4 Phương pháp xử lý số liệu

36

3.2.5 Phương pháp phân tích số liệu


36

3.2.6 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

37

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

39

4.1

Tình hình sản xuất dứa nguyên liệu của Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất
khẩu Đồng Giao

4.2

39

Thực trạng rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu của công ty Cổ phần
Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

41

4.2.1 Thực trạng rủi ro trong sản xuất

44

4.2.2 Thực trạng rủi ro giá cả (thị trường)


54

4.2.3 Thực trạng rủi ro thể chế, chính sách

60

4.2.4 Thực trạng rủi ro con người

62

4.2.5 Thực trạng rủi ro kỹ thuật

65

4.2.6 Thực trạng rủi ro tài chính, tín dụng

68

4.3 T hực trạng quản lý rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu của Công ty Cổ
phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

71

4.3.1 Thực trạng quản lý rủi ro trong sản xuất

71

4.3.2 Thực trạng quản lý rủi ro giá cả (thị trường)

74


4.3.3 Thực trạng quản lý rủi ro thể chế, chính sách

75

4.3.4 Thực trạng quản lý rủi ro con người

77

4.3.5 Thực trạng quản lý rủi ro kỹ thuật

78

4.3.6 Thực trạng quản lý rủi ro tài chính, tín dụng

79

4.4

Đánh giá quản lý rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu của Công ty Cổ
phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao
v

80


4.4.1 Đánh giá của hộ sản xuất

80


4.4.2 Đánh giá của phía công ty

85

4.5

Một số giải pháp hạn chế rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu cho công ty
Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao

94

4.5.1 Phòng ngừa rủi ro tự nhiên – xây dựng mối quan hệ giữa hộ sản xuất dứa
và Công ty

94

4.5.2 Thiết lập hệ thống thông tin đến với vùng nguyên liệu

96

4.5.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

97

4.5.4 Hoàn thiện cơ chế, chính sách đối với sản xuất dứa nguyên liệu

98

4.5.5 Phát triển và nâng cao hoạt động dự báo chuyên nghiệp


99

4.5.6 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro

100

4.5.7 Nâng cao các giải pháp hành chính về quản lý rủi ro

100

PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

102

5.1

Kết luận

102

5.2

Kiến nghị

103

5.2.1 Đối với công ty

103


5.2.2 Đối với hộ nhận khoán

104

TÀI LIỆU THAM KHẢO

106

PHỤ LỤC

107

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT

:

Bảo hiểm y tế

CTCP TPXK

:

Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu

CSHT


:

Cơ sở hạ tầng

ĐHĐCĐ

:

Đại hội đồng cổ đông

HCTC

:

Hành chính tổ chức

HĐQT

:

Hội đồng quản trị

KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

KN


:

Khuyến nông

QLRR

:

Quản lý rủi ro

RR

:

Rủi ro

SXNN

:

Sản xuất nông nghiệp

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng


Trang

3.1

Thông tin cơ bản của Công ty năm 2014

20

3.2

Giá trị tài sản thuộc sở hữu công ty năm 2014

22

3.3

Tình hình quản lý, sử dụng đất đai công ty năm 2014

23

3.4

Đất đai và lao động vùng nguyên liệu của Công ty năm 2014

24

3.5

Sản lượng sản phẩm dứa tiêu thụ của Công ty giai đoạn 2011 - 2014


29

3.6

Một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

29

4.1

Tình hình sản xuất dứa nguyên liệu của vùng nguyên liệu

40

4.2

Tình hình đầu tư sản xuất dứa

41

4.3

Tình hình xuất hiện các loại rủi ro trong các hộ sản xuất

42

4.4

Mức độ thiệt hại bởi yếu tố rủi ro về giống


45

4.5

Thực trạng nguồn giống của các hộ sản xuất

46

4.6

Tần suất xuất hiện các rủi ro thiên tai

49

4.7

Mức độ thiệt hại do các hiện tượng thời tiết

50

4.8

Tần suất xuất hiện rủi ro do sâu, bệnh trong sản xuất dứa

51

4.9

Mức độ thiệt hại do sâu, bệnh hại dứa


52

4.10

Cách xử lý khi gặp sâu, bệnh hại dứa của các hộ sản xuất

53

4.11

Nguyên nhân các hộ sản xuất tự xử lý khi gặp sâu, bệnh hại

53

4.12

Mức độ thiệt hại do rủi ro giá cả đầu vào trong sản xuất dứa

54

4.13

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro giá cả (thị trường) đầu vào của các hộ
sản xuất

55

4.14

Nguồn thông tin về giá đầu vào của các hộ sản xuất


56

4.15

Nguồn thông tin về giá đầu ra của các hộ sản xuất

58

4.16

Các thể chế, chính sách đã ảnh hưởng tới sản xuất dứa nguyên liệu
trong 3 năm gần đây

4.17

60

Nguồn thông tin và ứng xử của hộ sản xuất khi có thay đổi về thể
chế, chính sách

62

4.18

Mức độ ảnh hưởng của rủi ro con người tới các hộ sản xuất

63

4.19


Nguyên nhân dẫn đến rủi ro con người các hộ sản xuất

64

viii


4.20

Mức độ thiệt hại do rủi ro kỹ thuật

65

4.21

Nguồn thông tin kỹ thuật của hộ sản xuất

67

4.22

Tình trạng vốn hiện tại của các hộ sản xuất

70

4.23

Đánh giá về mức độ tiếp cận vốn của các hộ sản xuất


70

4.24

Phương thức quản lý rủi ro giống

71

4.25

Phương thức quản lý rủi ro sâu, bệnh của các hộ sản xuất

72

4.26

Phương thức quản lý rủi ro thời tiết của các hộ sản xuất

73

4.27

Phương thức quản lý rủi ro giá cả (thị trường) đầu vào của các hộ
sản xuất

74

4.28

Phương thức quản lý rủi ro con người của các hộ sản xuất


77

4.29

Phương thức quản lý rủi ro kỹ thuật của các hộ sản xuất

78

4.30

Phương thức quản lý rủi ro tài chính, tín dụng của các hộ sản xuất

79

4.31

Đánh giá của hộ sản xuất về hỗ trợ của công ty trong giảm thiểu rủi ro

81

4.32

Tần suất áp dụng và hiệu quả các biện pháp giảm thiểu rủi ro của
công ty

4.33

82


Đánh giá về thực hiện các hỗ trợ trong hợp đồng giao khoán của
công ty

83

4.34

Ý kiến đánh giá của hộ về các biện pháp hỗ trợ sản xuất của công ty

84

4.35

Đánh giá về thực hiện các trách nhiệm của hộ sản xuất trong hợp
đồng giao khoán

85

4.36

Đánh giá về việc thực hiện các yêu cầu của quản lý rủi ro của công ty

88

4.37

Đánh giá về việc thực hiện các nội dung quản lý rủi ro ở công ty

89


4.38

Đánh giá về quy trình thực hiện và kế hoạch ứng phó rủi ro của
công ty

90

4.39

Đánh giá về việc đáp ứng các mục tiêu quản lý rủi ro của công ty

91

4.40

Các hạn chế trong quản lý rủi ro ở công ty

93

ix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1


Các bước quản trị rủi ro

8

3.1

Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý công ty

26

3.2

Khung phân tích đề tài

31

3.3

Cây vấn đề Quản lý rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu của
Công ty Đồng Giao

35

x


DANH MỤC ĐỒ THỊ
Số đồ thị


Tên đồ thị

Trang

2.1

Doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp của Trung Quốc từ 1997 – 2009 12

3.1

Một số chỉ tiêu về giá trị tài sản của công ty giai đoạn 2012 – 2014

21

4.1

Nguồn thông tin tham khảo khi mua giống của hộ sản xuất

47

4.2

Tiêu chí quan tâm khi mua giống của hộ sản xuất

48

4.3

Đánh giá của hộ sản xuất về chất lượng giống


48

4.4

Thiệt hại do rủi ro thị trường đầu ra

57

4.5

Đánh giá của hộ sản xuất về chính sách thu mua của công ty

60

4.6

Mức độ ảnh hưởng của các thay đổi thể chế, chính sách tới các hộ sản xuất 61

4.7

Thiệt hại do rủi ro con người gây ra cho sản xuất dứa

63

4.8

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro kỹ thuật của hộ sản xuất

66


4.9

Tự đánh giá của hộ sản xuất về kiến thức kỹ thuật của bản thân

68

4.10

Thực trạng rủi ro tài chính, tín dụng và ảnh hưởng của nó tới các hộ sản xuất 69

4.11

Phương thức quản lý rủi ro giá cả (thị trường) đầu ra của các hộ sản xuất 75

4.12

Phương thức quản lý rủi ro chính sách của hộ sản xuất

76

4.13

Đánh giá của công nhân viên về thực hiện QLRR của công ty

87

xi


PHẦN I

MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì hoạt động của con người ngày càng phong
phú, đa dạng và rủi ro đối với con người cũng ngày một đa dạng hơn. Càng sản
xuất đa dạng bao nhiêu thì càng chứa nhiều rủi ro bấy nhiêu. Và nông nghiệp lại
là một ngành đặc thù, phụ thuộc rất nhiều thời tiết, vì vậy nó là một ngành ẩn
chứa nhiều rủi ro nhất. Hiện nay việc môi trường sản xuất, kinh doanh luôn luôn
thay đổi theo thời gian đã làm tăng thêm độ mất ổn định cho người sản xuất.
Trong nông nghiệp, biến động giá đầu vào, đầu ra, hạn hán, lụt, bão, mưa đá,
thay đổi kỹ thuật, thay đổi lãi suất tiền vay, thay đổi các quy định của chính phủ
đều có khả năng gây ra rủi ro cho người nông dân. Hơn nữa, môi trường rủi ro lại
ngày càng phức tạp hơn, rộng lớn hơn làm cho tính nhạy cảm của khu vực nông
nghiệp đối với lực lượng sản xuất, với thị trường quốc tế, chính sách của chính
phủ càng lộ rõ hơn, làm nổi bật vấn đề rủi ro và tính không ổn định trong nông
nghiệp. Môi trường rủi ro ngày càng rộng lớn hơn, toàn diện hơn vì vậy đòi hỏi
nhiều hơn ở kỹ năng quản lý. Môi trường hiện nay yêu cầu nhiều hơn về các vấn
đề như làm rõ các khái niệm và phương pháp nghiên cứu rủi ro, biểu hiện ứng xử
của nông dân đối với rủi ro và đánh giá những phương pháp phản ứng mới và
tiến bộ hơn đối với rủi ro. Trên thế giới nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp đã
được các nước phát triển quan tâm nhiều vào đầu thế kỷ XX, phát triển mạnh vào
những thập kỷ 70 và 80, đặc biệt là ở Mỹ, Australia, EU, Canada và một số nước
khác. Và nghiên cứu rủi ro trong nông nghiệp đang chuyển dần sang các nước đang
phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc,... vào những năm cuối của thế kỷ XX.
Việt Nam là một nước nông nghiệp, có nhiều điều kiện để phát triển nông
nghiệp. Sản phẩm của ngành nông nghiệp nước ta rất đa dạng cả về trồng trọt và
chăn nuôi. Nó không chỉ giúp phục vụ nhu cầu trong nước mà còn đem lại nguồn
lợi xuất khẩu rất lớn cho Việt Nam. Năm 2012, ngành nông nghiệp được ghi
nhận thành chỗ dựa của nền kinh tế với mức đóng góp 22% GDP, xuất khẩu đạt
27,5 tỷ USD (Tổng cục thống kê, 2012). Trong các cây trồng nông nghiệp ngắn
1



ngày, Dứa được coi là một trong những cây ăn quả nhiệt đới hàng đầu với sản
lượng chiếm khoảng 20 – 21 %, khoảng 14 triệu tấn (FAO, 2012) tổng sản lượng
trái cây nhiệt đới bình quân trên thế giới. Với mùi thơm mạnh, lượng calo khá
cao, giàu chất khoáng và chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người, Dứa
không chỉ thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng mà còn đem lại giá trị xuất khẩu cao nhất,
chiếm 45 – 47 % tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu, chủ yếu là chế biến (FAO,
2012). Tuy nhiên nước ta lại chưa có một nghiên cứu cụ thể, chi tiết nào về rủi
ro, quản lý rủi ro trong nông nghiệp nói chung và trong sản xuất dứa nói riêng.
Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao là một trong những
đơn vị đi đầu trong xuất khẩu sản phẩm nông sản nói chung và sản phẩm Dứa nói
riêng. Là đơn vị đầu tiên đưa sản phẩm rau quả Việt Nam ra thị trường thế giới,
giúp khẳng định chất lượng và vị trí cho rau quả Việt nam. Nguyên liệu của công
ty chủ yếu là các hoa quả như: dứa, lạc tiên, vải, gấc, măng,... trong đó dứa là sản
phẩm chủ yếu, với diện tích trồng là 3.350 ha, chiếm 61% diện tích vùng nguyên
liệu. Vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu rủi ro trong sản xuất dứa để tìm ra giải
pháp quản lý, giảm thiểu rủi ro được công ty vô cùng quan tâm. Vì vậy chúng tôi
quyết định nghiên cứu đề tài “Quản lý rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu
của công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở làm rõ thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong sản xuất dứa
nguyên liệu của Công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao từ đó đề xuất
các giải pháp giúp hạn chế rủi ro cho sản xuất dứa nguyên liệu của công ty trong
thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn về rủi ro và quản lý rủi ro
trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.
- Tìm hiểu thực trạng rủi ro và quản lý rủi ro trong sản xuất dứa nguyên

liệu của công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
- Đề xuất các giải pháp giúp hạn chế rủi ro cho sản xuất dứa nguyên liệu
của công ty trong thời gian tới.
2


1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Các rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu của công ty
- Quản lý rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu của công ty
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
Đề tài nghiên cứu chủ yếu các rủi ro và các biệp pháp quản lý rủi ro trong
sản xuất dứa nguyên liệu của công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
- Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao.
- Phạm vi thời gian
+ Số liệu sơ cấp chủ yếu thu thập năm 2014 – 2015.
+ Số liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ năm 2012 – 2014.
+ Thời gian nghiên cứu đề tài từ 8/2014 – 8/2015.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thế nào là rủi ro? Quản lý rủi ro? Trong sản xuất kinh doanh nông
nghiệp thường gặp những rủi ro nào? Nguyên nhân do đâu? Quản lý rủi ro trong
doanh nghiệp gồm những nội dung gì?
- Sản xuất dứa nguyên liệu của công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu
Đồng Giao đã gặp phải những rủi ro nào? Mức độ thiệt hại ra sao?
- Những nguyên nhân nào gây nên rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu
của công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao?
- Các hộ nhận khoán sản xuất dứa nguyên liệu cho công ty đã thực hiện
những gì để hạn chế rủi ro trong sản xuất dứa nguyên liệu?

- Công ty có những biện pháp gì hỗ trợ hộ nhận khoán để giảm thiểu rủi ro
trong sản xuất dứa nguyên liệu?
- Những biện pháp công ty và hộ nhận khoán đã áp dụng để hạn chế rủi ro
đã đạt được gì và chưa đạt được gì?
- Có những giải pháp nào giúp hạn chế rủi ro cho sản xuất dứa nguyên liệu
của công ty Cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao trong thời gian tới?
3


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Về rủi ro
2.1.1.1 Khái niệm
Theo tác giả Đoàn Thị Hồng Vân, cho đến nay chưa có được định nghĩa
thống nhất về rủi ro, những trường phái khác nhau, tác giả khác nhau đưa ra
những định nghĩa khác nhau về rủi ro. Những định nghĩa được đưa ra rất đa
dạng, phong phú nhưng có thể chia làm 2 trường phái lớn, trường phái truyền
thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực) và trường phái trung hòa.
a) Trường phái truyền thống
Theo trường phái truyền thống thì “rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy
hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con người”. Theo
trường phái này có nhiều định nghĩa về rủi ro như:
- “Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy ra” (Từ điển tiếng
Việt, 1995)
- “Rủi ro (đồng nghĩa với rủi) là sự không may” (Nguyễn Lân, 1998)
- “Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn, thiệt hại” (Từ điển
Oxfort, 1999)
Một số từ điển khác đưa ra khái niệm tương tự như: “Rủi ro là sự bất trắc,
gây ra mất mát, hư hại” hoặc rủi ro là yếu tố liên quan tới nguy hiểm, sự khó

khăn hoặc điều không chắc chắn”...
Trong lĩnh vực kinh doanh, tác giả Hồ Diệu định nghĩa “rủi ro là sự tổn
thất về tài sản hay là sự giảm sút về lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến”.
Hoặc “Rủi ro là sự bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp”.
b) Theo trường phái trung hòa
Theo trường phái này, có các quan điểm về rủi ro như:
- “Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được” (Frank Knight,1921)

4


- “Rủi ro là sự bất trắc có thể liên quan đến việc xuất hiện những biến cố
không mong đợi” (Allan Willett,1951)
- “Rủi ro là giá trị và kết quả hiện thời chưa biết đến” (trích theo Bùi Thị
Gia, 2005)
- “Rủi ro là những biến động tiềm ẩn ở những kết quả. Rủi ro có thể xuất
hiện trong hầu hết các hoạt động của con người. Khi có rủi ro người ta không thể
dự đoán được chính xác kết quả. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất ổn định.
Nguy cơ rủi ro phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng được
hoặc mất không thể đoán trước” (C. Arthur William, Jr. Smith, trích theo Bùi Thị
Gia, 2005).
Vậy theo trường phái trung hòa thì “rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường
được”. Rủi ro vừa mang tính tiêu cực vừa mang tính tích cực. Rủi ro có thể mang
đến những tổn thất, mất mát, nguy hiểm,... cho con người, nhưng cũng có thể
mang đến những cơ hội. Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi
ro người ta có thể tìm ra biện pháp phòng ngừa, hạn chế những rủi ro tiêu cực,
đón nhận những cơ hội mang lại những kết quả tốt đẹp cho tương lai (Đoàn Thị
Hồng Vân, 2013).
Rủi ro xảy ra do nhiều nguyên nhân nhưng bất kể do nguyên nhân gì, khi

rủi ro xảy ra thường gây cho con người những khó khăn trong cuộc sống như mất
hoặc giảm thu nhập, phá hoại nhiều tài sản, làm ngừng trệ sản xuất và ảnh hưởng
tới đời sống kinh tế xã hội nói chung.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu nhìn nhận rủi ro theo trường
phái truyền thống bởi vì đối với doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh nông nghiệp sự không may, làm ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh
doanh, doanh thu và lợi nhuận có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hơn nữa các rủi ro
xảy ra trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp hầu như không được ghi chép
lại một cách liên tục, đầy đủ nên khó có thể tính ra xác suất chính xác. Tuy nhiên,
áp dụng quan điểm của trường phái trung hòa chúng tôi đã đề cập đến ảnh hưởng
của rủi ro đến việc ra quyết định vì việc quan trọng nhất của quản lý rủi ro là các
chiến lược quản lý rủi ro nhằm đảm bảo thu nhập cho doanh nghiệp.
5


2.1.1.2 Phân loại rủi ro
Trong quá trình sản xuất, kinh doanh mọi doanh nghiệp đều phải đương
đầu và hứng chịu với nhiều loại rủi ro. Mỗi loại rủi ro đều có ảnh hưởng tới hoạt
động sản xuất, kinh doanh ở từng mức độ khác nhau. Trên thực tế có nhiều cách
phân loại rủi ro, tác giả P. H. Callkin (1983) đã chia rủi ro thành 2 loại là rủi ro
trong kinh doanh và rủi ro về tài chính; trong luận văn của mình, tác giả Nguyễn
Đình Khang (2008) đã chia rủi ro thành nhiều loại hơn đó là: rủi ro sản xuất, rủi
ro giá hoặc rủi ro về thị trường, rủi ro thể chế, rủi ro có liên quan đến con người,
rủi ro tài chính;....Tuy có nhiều cách phân loại rủi ro, song trong nghiên cứu này,
chúng tôi chủ yếu sẽ tiếp cận theo cách phân loại của Hardaker (1997), Bộ Nông
nghiệp Mỹ (1999), World Bank (2002), Ramaswami (2003) đó là rủi ro trong sản
xuất, kinh doanh nông nghiệp sẽ được phân thành các nhóm sau đây:
+ Rủi ro trong sản xuất: Đến từ những sự kiện không đoán trước được của
thời tiết cũng như những bất định trong sản xuất nông nghiệp như dịch bệnh,
giống,... nguyên nhân này làm cho năng suất cây trồng, vật nuôi của nhà sản

xuất, kinh doanh giảm đi đáng kể, gây thiệt hại lớn, thậm chí sử dụng đầu vào
như nhau mà năng suất vẫn khác nhau.
+ Rủi ro về giá cả (thị trường): Xuất hiện những thay đổi không báo trước
của thị trường đầu vào cũng như đầu ra trong nông nghiệp. Giá đầu vào và đầu ra
trong nông nghiệp thay đổi hàng năm, hàng quý hay hàng tháng mà chu kỳ sản
xuất lại kéo dài, với thời gian đó đủ để giá các đầu vào và nông sản thay đổi.
+ Rủi ro thể chế, chính sách: Gây ra do những thay đổi do luật quy định từ
phía Nhà nước hoặc các cấp chính quyền địa phương. Ví dụ như: Chính sách
quản lý chất thải chăn nuôi, chính sách cho vay vốn,... cũng ảnh hưởng rất lớn tới
sản xuất nông nghiệp.
+ Rủi ro về con người: Đến từ rủi ro mang tính cá nhân hoặc do sức khỏe
bị ảnh hưởng bởi ốm đau, bệnh tật, tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến
sản xuất và tăng chi phí một cách đáng kể.
+ Rủi ro về kỹ thuật: Là việc rủi ro phát sinh từ áp dụng kỹ thuật mới
trong sản xuất nông nghiệp nhưng không phù hợp dẫn đến bị thua thiệt.
6


+ Rủi ro tài chính (tín dụng): Rủi ro về mặt tài chính liên quan đến sự an
toàn hoặc mất an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp. An toàn tài chính thể
hiện ở khả năng trả nợ và khả năng thanh toán. Tăng lãi suất vốn vay cũng dẫn
đến khả năng tăng rủi ro về mặt tài chính.
2.1.2 Về quản lý rủi ro
2.1.2.1 Khái niệm
Quản lý nói chung là những phương pháp khoa học nhằm tác động vào
thực tại để nó phát triển đúng định hướng. Quản lý có 2 đặc điểm nổi trội là tính
định hướng và sự điều chỉnh giám sát trước khi xảy ra kết quả.
Đoàn Thị Hồng Vân (2013) cho rằng “quản lý rủi ro (QLRR) chính là quá
trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận
dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất”. Quản lý rủi ro cũng

mang 2 đặc tính trên của quản lý. Các hoạt động của QLRR phải diễn ra trước và
trong quá trình sản xuất, tính định hướng trong QLRR chính là giảm thiểu sự mất
mát, thiệt hại.
Theo Ron Ashkenas (2011) “quản lý rủi ro là quá trình dự đoán, xếp thứ
tự ưu tiên và làm giảm thiểu ảnh hưởng xấu của những sự kiện có thể xảy ra
trong tương lai. Nói cách khác, quản lý rủi ro là một hình thức chủ động lên kế
hoạch dự phòng, hoặc là để hoàn toàn tránh được tình huống xấu, hoặc là để
giảm thiểu những ảnh hưởng của những tình huống xấu có thể đem lại. Nó là một
quá trình xem xét đánh giá toàn diện các hoạt động của doanh nghiệp để nhận
biết những nguy cơ tiềm ẩn có thể tác động xấu đến các mặt hoạt động của doanh
nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra những giải pháp ứng phó, phòng ngừa phù hợp
tương ứng với từng nguy cơ”.
Như vậy, quản lý rủi ro chính là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa
học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm
thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro.
2.1.2.2 Quy trình quản lý rủi ro
Đối với bất kỳ một tổ chức nào, dù là một công ty lớn, một cơ quan nhà
nước hay một nông trại gia đình thì quản trị rủi ro chính là một bộ phận không
7


thể thiếu của quản trị giỏi, đó là một cách để tổ chức tránh những thiệt hại và tối
đa hóa những cơ hội. Trong tác phẩm “Quản trị rủi ro trong các cơ sở sản xuất
kinh doanh nông nghiệp”, tác giả Bùi Thị Gia và Trần Hữu Cường (2005) đã chỉ
ra quy trình quản lý rủi ro bao gồm các bước, công việc cơ bản như sơ đồ 2.1:

Xác định bối cảnh và
phạm vi

Xác định rủi ro


Theo dõi, giám sát

Phân tích rủi ro

Đánh giá rủi ro

Quản trị rủi ro

Sơ đồ 2.1: Các bước quản trị rủi ro
Thứ nhất, xác định bối cảnh và phạm vi: Bước này liên quan tới việc
đưa ra bối cảnh và xác định tham số của rủi ro hoặc miền rủi ro. Phạm vi quản trị
rủi ro có thể là thuộc phạm vi quản trị chiến lược, phạm vi tổ chức hoặc khía
cạnh khác. Nói về phạm vi chiến lược là liên quan tới quan hệ tổ chức và môi
trường của nó, xác định những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của tổ

8


chức. Ở phạm vi tổ chức thì quản trị rủi ro có liên quan đến quá trình đưa ra và
thảo luận các mục đích và mục tiêu, phân công trách nhiệm đối với từng loại
quyết định cho từng người. Phạm vi quản trị rủi ro liên quan đến vấn đề xác định
tầm mức của quá trình quản trị rủi ro. Tuy nhiên đề cập đến mọi rủi ro cùng một
lúc là điều không thể làm được vì vậy nên tiến hành một cuộc điều tra phù hợp
với thời gian và các nguồn lực sẵn có, ví dụ nên bắt đầu với những rủi ro mà con
người có thể điều chỉnh được để phục vụ công tác quản trị có hiệu quả hơn.
Thứ hai, xác định rủi ro: Xác định rủi ro cần quản trị ở đây quan trọng là
phải tiếp cận một cách hệ thống để đảm bảo không sót một loại rủi ro nào, vì vậy
cần liệt kê các sự kiện có thể ảnh hưởng lớn đến kết quả hoạt động của một tổ
chức. Cụ thể là cần cân nhắc cái gì có thể xảy ra, tại sao, như thế nào và nó ảnh

hưởng đến tổ chức ra sao.
Thứ ba, phân tích rủi ro: Trong quá trình quản trị rủi ro hiện nay, người
ta chia quá trình phân tích rủi ro thành 2 bước: Cân nhắc khả năng xảy ra và đánh
giá hậu quả của nó. Bước thứ nhất gọi là phân tích không chính thức, ở bước này
sẽ trình bày một cách chung chung/tổng quát với những khái niệm như “rất
không có khả năng xảy ra” hoặc “hoàn toàn có khả năng xảy ra” để mô tả các khả
năng xảy ra, hoặc các khái niệm “nguy hiểm” hoặc “thảm họa” để mô tả hậu quả.
Mục đích của phân tích không chính thức là để phân chia các sự kiện ra thành
loại có xác xuất xảy ra nhỏ hoặc tác động của nó không lớn, đối với các loại rủi
ro này cần phải phân tích hết sức cẩn thận và hệ thống. Bước thứ hai gọi là phân
tích chính thức. Được chú ý áp dụng trong 2 trường hợp: Đối với những quyết
định nhanh thì cần có chiến lược nhạy cảm...ích lợi từ các quyết định riêng biệt
có thể không lớn, nhưng ích lợi tích lũy qua nhiều quyết định có thể làm thay đổi
thời gian và nỗ lực ban đầucũng như những nỗ lực tiếp theo cho phân tích; và đối
với quyết định rất quan trọng, với ý nghĩa nếu có khoảng cách lớn đáng kể giữa
kết quả tốt nhất và xấu nhất.
Thứ tư, đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro là bước tiếp theo và có liên quan
chặt chẽ với các bước phân tích rủi ro trên, nó liên quan tới vấn để xác định các
9


rủi ro của hoạt động quản trị rủi ro hiện tại không còn phù hợp cần phải điều
chỉnh trong tương lai. Điều chỉnh sự chấp nhận rủi ro cần phải cân nhắc đến thái
độ đối với rủi ro bên trong và bên ngoài tổ chức. Vấn đề mấu chốt liên quan đến
điều chỉnh thái độ chấp nhận rủi ro bên trong tổ chức đó là mức độ né tránh rủi ro
của người ra quyết định. Trong cân nhắc phản ứng bên ngoài tổ chức đối với rủi
ro không chỉ đơn giản là nó nguy hiểm thế nào khi rủi ro xảy ra mà còn phải cân
nhắc cả đến vấn đề hậu quả của nó thế nào.
Thứ năm, quản trị rủi ro: Quản lý rủi ro nghĩa là xác định miền lựa chọn
đó, chọn lựa phù hợp nhất và thực hiện nó.

Thứ sáu, theo dõi, giám sát: Mặc dù kế hoạch quản trị rủi ro đã được xây
dựng, duy trì và thực hiện nhưng những phương án lựa chọn đều được dựa trên
những thông tin không hoàn hảo, vì vậy có những phương án có thể tỏ ra không
thỏa mãn, vì vậy việc theo dõi, giám sát là cần thiết để đảm bảo cho kế hoạch
chắc chắn đang được thực hiện và nhằm phát hiện những vấn đề cần phải giải
quyết và điều chỉnh trong tương lai. Nếu có điều chỉnh ở một hoặc nhiều bước thì
cần phải làm lại các bước khác cho phù hợp.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm quản lý rủi ro hàng nông sản ở một số nước trên thế giới
2.2.1.1 Trung Quốc
Trung Quốc là nước đông dân nhất (1,337 tỷ người) và cũng là một trong
số các nước sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm nông nghiệp nhiều nhất trên thế
giới. Mặc dù dân số Trung Quốc gấp hơn 4 lần so với Mỹ nhưng diện tích đất
trồng trọt của Trung Quốc chỉ bằng 75% diện tích đất trồng trọt của Mỹ. Chính vì
vậy, nông dân Trung Quốc phải áp dụng nhiều biện pháp thâm canh tăng vụ để
có thể sản xuất ra lượng lương thực thực phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng khổng
lồ trong nước cũng như để xuất khẩu trong điều kiện hạn chế về đất trồng, nguồn
nước cũng như các nguồn lực khác. Nhờ đó, Trung Quốc đã đạt được những
thành tựu đáng kể trong sản xuất nông nghiệp của mình, tổng giá trị sản phẩm
nông nghiệp của Trung Quốc cao gấp 2 lần của Mỹ. Các sản phẩm nông nghiệp
10


chủ yếu của Trung Quốc bao gồm lúa gạo (25% diện tích đất trồng trọt), lúa mỳ,
ngô, kê, mạch, khoai tây, cây ăn quả, bông, gia cầm, lợn, bò sữa, thủy sản... Tổng
giá trị sản phẩm ngành của Trung Quốc trong năm 2008 đạt 643 tỷ USD, chiếm
khoảng 11% tổng GDP của đất nước (Ye H. And O. Vergara, 2009).
Sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc được phân bố trên phạm vi không
gian địa lý rộng lớn và khá nhạy cảm với điều kiện thời tiết khí hậu. Tần suất xảy
ra thiên tai ở Trung Quốc là tương đối cao. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới

thì hạn hán, lũ lụt, mưa đá, sương muối là 4 loại thiên tai thường xảy ra có ảnh
hưởng lớn tới sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó bão nhiệt đới cũng xảy ra
tương đối phổ biến và gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp Trung Quốc.
Trong 10 năm qua, thiên tai đã làm ảnh hưởng từ 1/3 đến 1/4 diện tích đất trồng
trọt của Trung Quốc. Hạn hán, lũ lụt, bão, dịch bệnh đã gây thiệt hại và làm giảm
10% tổng giá trị sản xuất ngành trồng trọt. Thiên tai đã làm giảm từ 10 – 80%
tổng giá trị sản xuất phẩm đối với một tỷ lệ đáng kể diện tích đất trồng trọt của
Trung Quốc.
Trước tình hình đó, đặc biệt sau khi sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc
có chiều hướng suy giảm vào năm 2003, Chính phủ Trung Quốc có chiều hướng
suy giảm vào năm 2003, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách “tam
nông” vào năm 2004 nhằm từng bước xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn
diện, cải thiện đời sống kinh tế xã hội cho nông dân ở các vùng nông thôn. Trong
số các biện pháp được thực hiện thì bảo hiểm nông nghiệp được xem là một công
cụ tài chính quan trọng trong việc ổn định thu nhập của nông dân và cải thiện khả
năng phục hồi sản xuất của hộ sau khi bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh. Bảo
hiểm nông nghiệp chính thức được chính phủ Trung Quốc tăng cường thực hiện
từ năm 2007 trở lại đây. Doanh thu phí bảo hiểm bảo hiểm nông nghiệp của
Trung Quốc tăng rất mạnh vào vài năm gần đây (Đồ thị 2.1).

11


Đồ thị 2.1: Doanh thu phí bảo hiểm nông nghiệp của Trung Quốc từ
1997 – 2009 (triệu USD)
Nguồn: Hohl R. And Y. Long 2008 và Chinese Gov. 2010
2.2.1.2 Mỹ
Mỹ là nước tiên phong trong phòng ngừa rủi ro giá cả. Sự bất ổn giá cả
làm tăng rủi ro cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản. Để tránh tình trạng đó,
thương nhân và người nông dân đã gặp nhau trước mỗi vụ mùa để thỏa thuận giá

cả trước. Như vậy, rủi ro về giá của cả hai bên đã được giải quyết.
Năm 1848, trung tâm giao dịch The Chicago Board of Trade (CBOT) đã
được thành lập. Ở đó, người nông dân và các doanh nghiệp có thể mua bán trao
ngay tiền mặt và lúa mì theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng do CBOT qui
định. Nhưng các giao dịch ở CBOT bấy giờ chỉ dừng lại ở hình thức của một chợ
nông sản vì hình thức mua bán chỉ là nhận hàng – trao tiền đủ, sau đó thì quan hệ
các bên chấm dứt. Trong vòng vài năm, một kiểu hợp đồng mới là các bên cùng
thỏa thuận mua bán với nhau một số lượng lúa mì đã được tiêu chuẩn hóa vào
một thời điểm trong tương lai. Nhờ đó, người nông dân biết mình sẽ nhận được
bao nhiêu cho vụ mùa của mình, còn thương nhân thì biết được khoản lợi nhuận
dự kiến. Hai bên ký kết với nhau một hợp đồng và trao một số tiền đặt cọc trước
gọi là “tiền bảo đảm”. Quan hệ mua bán này là hình thức của hợp đồng kỳ hạn

12


(forward contract). Nhưng không dừng lại ở đó, quan hệ mua bán ngày càng phát
triển và trở nên phổ biến đến nỗi ngân hàng cho phép sử dụng loại hợp đồng này
làm vật cầm cố trong các khoản vay. Và rồi, người ta bắt đầu mua đi bán lại trao
tay chính loại hợp đồng này trước ngày nó được thanh lý. Giá cả hợp đồng lên
xuống dựa vào diễn biến của thị trường lúa mì. Các quy định cho loại hợp đồng
này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc mua bán hợp đồng kỳ hạn lúa
mì mà chuyển sang lập các hợp đồng giao sau lúa mì. Vì chi phí cho việc giao
dịch loại hợp đồng mới này thấp hơn rất nhiều và người ta có thể dùng nó để bảo
hộ giá cả cho chính hàng hóa của họ. Từ đó trở đi, những người nông dân có thể
bán lúa mì của mình bằng cả 3 cách: trên thị trường giao ngay, trên thị trường kỳ
hạn (forward) hoặc tham gia vào thị trường giao sau (futures).
Năm 1874, The Chicago Produce Exchange được thành lập và đổi tên
thành Chicago Mercantile Exchange (CME), giao dịch thêm một số loại nông sản
khác và trở thành thị trường giao sau lớn nhất Hoa Kỳ.

Năm 1972, CME thành lập thêm The International Monetary Market
(IMM) để thực hiện các loại giao dịch hợp đồng giao sau về ngoại tệ. Sau đó,
xuất hiện thêm các loại hợp đồng giao sau tài chính khác như hợp đồng giao sau
tỉ lệ lãi suất (Interest rates), hợp đồng giao sau về chỉ số chứng khoán… Từ đó
đến nay, Mỹ không ngừng phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và nó là
công cụ quản lý rủi ro nông sản và các sản phẩm khác rất hiệu quả. Và tháng
7/2007, CBOT được sát nhập với Sàn Chicago Mercantile Exchange (CME),
được thành lập vào năm 1874, để trở thành CME group, một trong những sàn
giao dịch hàng hóa lớn nhất thế giới với các sản phẩm được giao dịch trên sàn từ
nông sản (bắp, đậu, lúa mì,..), gia cầm, gia súc đến trái phiếu kho bạc của chính
phủ Mỹ (Trích theo Phạm Thị Huyền và cs., 2009).
2.2.1.3 Brazil
Nông dân mất các khoản tín dụng khi chính phủ Brazil ngừng tài trợ cho
khu vực nông nghiệp từ những năm 80. Khu vực sản xuất nông nghiệp không thể
tìm được những khoản tài trợ khác để bù đắp thiệt hại. Khi đó các ngân hàng tìm
cách bù đắp lỗ thủng khi Chính phủ ngưng tài trợ. Tuy nhiên công việc này
13


×