Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Sử dụng kulactic cho lợn con (pidu x ly) từ 7 – 33 ngày tuổi tại công ty tnhh lợn giống dabaco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.06 MB, 65 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

vii

Danh mục biểu đồ

viii

Phần 1 Mở đầu

1

1.1



Đặt vấn đề

1

1.2

Mục đích – ý nghĩa

2

Phần 2 Tổng quan tài liệu

3

2.1

Đặc điểm sinh lý lợn con

3

2.1.1

Đặc điểm về sinh trưởng phát dục

3

2.1.2

Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu


3

2.1.3

Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt

5

2.1.4

Đặc điểm về khả năng miễn dịch

6

2.1.5

Tập cho lợn con ăn sớm

8

2.2

Nhu cầu dinh dưỡng của lợn con 7 – 33 ngày tuổi

9

2.2.1

Nhu cầu năng lượng


9

2.2.2

Nhu cầu protein và axit amin

9

2.2.3

Nhu cầu khoáng

10

2.2.4

Nhu cầu vitamin

11

2.2.5

Nhu cầu về nước uống

13

2.3

Hiện tượng khủng hoảng của lợn con sau cai sữa


13

2.3.1

Thay đổi đường tiêu hóa và enzyme tiêu hóa

14

2.3.2

Hệ vi sinh vật và lên men axit

14

2.4

Hội chứng tiêu chảy ở lợn con

14

2.4.1

Khái niệm chung

14

2.4.2

Một số nguyên nhân gây tiêu chảy


15

2.4.3

Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con

16

iii


2.5

Kulactic

16

2.5.1

Giới thiệu chế phẩm Kulactic

16

2.5.2

Đặc điểm

17


2.5.3

Thành phần dinh dưỡng

17

2.5.4

Tác dụng

18

2.5.5

Liều lượng sử dụng

18

2.6

Tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài

19

2.6.1

Tình hình nghiên cứu trong nước

19


2.6.2

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

20

Phần 3 Đối tượng – Nội dung và phương pháp nghiên cứu

22

3.1

Đối tượng và vật liệu nghiên cứu

22

3.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu

22

3.3

Nội dung nghiên cứu

22

3.4


Phương pháp nghiên cứu

22

3.4.1

Phương pháp phân tích thành phần hoá học của thức ăn thí nghiệm:
phòng phân tích tại nhà máy thức ăn TOPFEED thuộc công ty Dabaco
Việt Nam

22

3.4.2

Bố trí thí nghiệm

23

3.4.3

Các chỉ tiêu theo dõi

24

3.4.4

Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

25


3.4.5

Phương pháp xử lý số liệu

27

Phần 4 Kết quả và thảo luận

28

4.1

Thành phần hóa học của một số loại nguyên liệu thức ăn

28

4.2

Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn 7 – 33 ngày tuổi

34

4.2.1

Công thức thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn từ 7 – 33 ngày tuổi

34

4.2.2


Thành phần hoá học của công thức cho lợn con giai đoạn từ 7 – 33 ngày tuổi

35

4.2.3

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức ăn thực nghiệm

36

4.3

Ảnh hưởng của sử dụng chế phẩm kulactic vào khẩu phần ăn đối với lợn
con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi

37

4.3.1

Khả năng tăng khối lượng cơ thể của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi

37

4.3.2

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi

39

4.3.3


Sinh trưởng tương đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi

41

iv


4.3.4

Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi

4.3.5

Ảnh hưởng của việc sử dụng Kulactic đến tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con giai
đoạn 7 – 21 ngày tuổi

4.4

42

43

Ảnh hưởng của sử dụng chế phẩm kulactic vào khẩu phần ăn đối với lợn
con giai đoạn (21 – 33 ngày tuổi)

45

4.4.1


Khối lượng cơ thể lợn con giai đoạn 21 – 33 ngày tuổi

45

4.4.2

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 – 33 ngày tuổi

47

4.4.3

Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai
đoạn 21 – 33 ngày tuổi

4.4.4

4.5

48

Ảnh hưởng của việc sử dụng Kulactic đến bệnh tiêu chảy ở lợn con giai
đoạn 21 – 33 ngày tuổi

51

Hiệu quả của việc sử dụng kulactic cho lợn con giai đoạn 21 – 33 ngày tuổi

53


Phần 5 Kết luận và kiến nghị

55

5.1

Kết luận

55

5.2

Kiến nghị

56

Tài liệu tham khảo

57

Phụ lục

59

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Từ viết tắt


Nghĩa tiếng Việt

CS

Cộng sự

ĐC

Đối chứng

DDGS

Distillers dried grais with solubes
(Chất hòa tan ngũ cốc đã được sấy khô)

DE

Digestible Energy (Năng lượng tiêu hóa)

ESBM

Enzyme – treated soybean meal
(Bột đậu tương đã được xử lý bằng enzyme )

FCR

Feed Conversion Ratio (Hệ số chuyển đổi thức ăn) hay tiêu tốn thức
ăn/kg tăng trọng


FLF

Feeding pigs with fermented liquid feed
(Nuôi lợn bằng thức ăn lỏng lên men)

GTDD

Giá trị dinh dưỡng

KL

Khối lượng

LxY

Landrace x Yorkshire

ME

Metabolizable Energy (Năng lượng trao đổi)

Pi x Du

Piétraint x Duroc

TĂTN

Thức ăn thu nhận

TN


Thí nghiệm

TPHH

Thành phần hóa học

vi


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi

23

Bảng 3.2

Sơ đồ bố trí thí nghiệm lợn con giai đoạn từ 21 – 33 ngày tuổi

24

Bảng 4.1a Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối
29

hợp khẩu phần (n = 3)
Bảng 3.1b Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các nguyên liệu phối
hợp khẩu phần (n = 3)


30

Bảng 4.2

Công thức thức ăn cho lợn thí nghiệm giai đoạn 7 – 33 ngày tuổi

35

Bảng 4.3

Thành phần dinh dưỡng của công thức thức ăn

36

Bảng 4.4

Kết quả phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thức
ăn thí nghiệm (n=3)

36

Bảng 4.5

Khối lượng cơ thể lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi

37

Bảng 4.6


Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con theo mẹ (g/con/ngày)

39

Bảng 4.7

Sinh trưởng tương đối của lợn con theo mẹ 7 – 21 ngày tuổi

41

Bảng 4.8

Lượng thức ăn thu nhận của lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi

43

Bảng 4.9

Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con thí nghiệm giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi

44

Bảng 4.10 Khối lượng của lợn con từ 21 – 33 ngày tuổi

45

Bảng 4.11 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn từ 21 – 33 ngày tuổi

47


Bảng 4.12 Lượng thức ăn thu nhận và hiệu quả sử dụng thức ăn của lợn con giai
đoạn 21 – 33 ngày tuổi

49

Bảng 4.13 Tỷ lệ tiêu chảy ở lợn con thí nghiệm giai đoạn 21 – 33 ngày tuổi

51

Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế của sử dụng chế phẩm Kulactic đối với lợn con từ
21 – 33 ngày tuổi

53

vii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Khối lượng lợn con giai đoạn 7 – 21 ngày tuổi

38

Biểu đồ 4.2 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con từ 7 – 21 ngày tuổi

40

Biểu đồ 4.3 Khối lượng lợn con từ 21 – 33 ngày tuổi

46


Biểu đồ 4.4 Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con giai đoạn 21 – 33 ngày tuổi

48

Biểu đồ 4.5 Lượng thức ăn thu nhận của lợn con từ 21 – 33 ngày tuổi

50

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ tiêu chảy của lợn con từ 21 - 33 ngày tuổi

52

Biểu đồ 4.7 Hiệu quả khi sử dụng chế phẩm Kulactic cho lợn con giai đoạn 21 –
33 ngày tuổi

54

viii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, chăn nuôi lợn là một bộ phận rất quan trọng trong công nghiệp
chăn nuôi gia súc, trong đó thịt lợn chiếm 40% tổng các loại thịt. Ở nước ta, chăn nuôi
lợn chiếm vị trí hàng đầu trong ngành chăn nuôi và có vai trò quan trọng trong hệ
thống sản xuất nông nghiệp. Cùng với nghề trồng lúa nước, nghề chăn nuôi lợn là một
trong hai hợp phần quan trọng và xuất hiện sớm nhất trong sản xuất nông nghiệp ở
Việt Nam.

Hiện nay, ngành chăn nuôi lợn đang đẩy mạnh theo xu thế chăn nuôi công
nghiệp và hình thức này đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Trong chăn nuôi lợn, thức ăn chiếm một vị trí quan trọng bởi nó cung cấp các
chất dinh dưỡng như: protein, năng lượng, vitamin,…cho nhu cầu của con vật. Vì
vậy, để vật nuôi có thể sinh trưởng và phát triển tốt người chăn nuôi cần phối hợp
khẩu phần ăn hợp lý, phù hợp với khả năng tiêu hóa và hấp thu cho từng lứa tuổi
của chúng. Bên cạnh việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, người chăn nuôi
còn phải tìm mọi cách để phòng chống dịch bệnh xảy ra trên vật nuôi, đặc biệt là
các bệnh trên đường tiêu hóa.
Xu hướng phát triển chăn nuôi theo hướng sản xuất hiện đại, nâng cao
năng suất vật nuôi, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp
trong đó chú trọng đến các sản phẩm sinh học, các sản phẩm lên men, Probiotic,
Prebiotic…nhằm cung cấp các chất dinh dưỡng có chất lượng cao, các vi khuẩn có
lợi, giảm pH dạ dày,... Hiện nay, trên thị trường Việt Nam và một số nước trên thế
giới đã có một số sản phẩm lên men tự nhiên sử dụng trong chăn nuôi như: ESBM1 và ESBM-2 (Goebel and, 2011; Stein, 2014), FLF (Højberg et al. 2001), bột
Whey,... trong đó, chế phẩm Kulactic được khuyến cáo giúp cải thiện chất lượng
thức ăn và tăng hiệu quả thu nhận thức ăn của vật nuôi. Nhằm hiểu rõ tác dụng của
Kulactic đối với lợn con, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: ”Sử dụng Kulactic
cho lợn con (PiDu x LY) từ 7 – 33 ngày tuổi tại Công ty TNHH lợn giống
DABACO”.

1


1.2. MỤC ĐÍCH – Ý NGHĨA
1.2.1. Mục đích
- Xác định hiệu quả của việc sử dụng Kulactic trong khẩu phần của lợn
con tập ăn từ 7 – 33 ngày tuổi.
- Xác định hiệu quả kinh tế của việc sử dụng Kulactic cho lợn con giai
đoạn tập ăn từ 7 – 33 ngày tuổi.

1.2.2. Ý nghĩa
- Đánh giá được chất lượng một số loại nguyên liệu thức ăn để phối hợp
thức ăn cho lợn con.
- Cung cấp thêm thông tin cho các cơ sở sản xuất cũng như các nhà chăn
nuôi xây dựng khẩu phần ăn cho lợn con.

2


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỢN CON
2.1.1. Đặc điểm về sinh trưởng phát dục
Tốc độ sinh trưởng phát dục lợn con giai đoạn bú sữa rất nhanh. Theo Vũ
Đình Tôn (2009) khối lượng lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 2 lần lúc sơ sinh, lúc
21 ngày tuổi gấp 4 lần, lúc 30 ngày tổi gấp 5 – 6 lần.
Lợn con lúc bú sữa có sự phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai
đoạn: phát triển nhanh ở 21 ngày đầu sau đó giảm. Giảm tốc độ sinh trưởng ở
giai đoạn này có nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ
bắt đầu giảm. Ở tuần đầu tiên sau cai sữa, lợn con thường bị stress cai sữa nên tốc
độ tăng khối lượng kém hoặc không tăng khối lượng nếu điều kiện chăm sóc và
quản lý không tốt. Người ta gọi giai đoạn này là “khoảng hụt tăng trưởng sau cai
sữa”. Thacker (1994) cho rằng tác động của “khoảng hụt tăng trưởng sau cai sữa”
ở lợn thương phẩm đã làm giảm 25% lợi nhuận của các cơ sở chăn nuôi. Chúng ta
có thể hạn chế giai đoạn khủng hoảng này bằng cách cho lợn con tập ăn sớm.
Lợn con có khả năng tích lũy chất dinh dưỡng rất mạnh: lợn con ở 20
ngày tuổi mỗi ngày có thể tích lũy được 9 – 10g protein/kg khối lượng cơ thể
trong khi đó lợn lớn chỉ tích lũy 0,3 – 0,4g. Để tăng 1kg khối lượng cơ thể lợn
con cần ít năng lượng hơn, tức là tiêu tốn thức ăn ít hơn lợn lớn.
Phát dục là quá trình hình thành các tổ chức, bộ phận, mới của cơ thể từ

ngay giai đoạn đầu tiên của bào thai ngay trong quá trình phát triển của cơ thể
sinh vật, là tính đặc hiệu của ARN và ADN trong sự phát triển của phôi, và là vai
trò của gen mang tính di truyền của tổ tiên chúng.
2.1.2. Đặc điểm tiêu hóa và hấp thu
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là cơ quan tiêu hóa của lợn phát triển rất
nhanh xong chưa hoàn thiện. Sự phát triển nhanh thể hiện ở sự tăng về dung tích
và khối lượng của bộ máy tiêu hóa. Dạ dày lợn con khi mới sơ sinh chỉ có dung
tích 2,5ml đã tăng lên 1815ml vào lúc 70 ngày tuổi. Tương tự như vậy, dung tích
của ruột cũng tăng lên ở mức 50 – 60 lần.
Sự phát triển của bộ máy tiêu hóa đã tạo thuận lợi cho thu nhận thức ăn,
làm cho lợn con có thể phát triển nhanh ở thời kỳ này. Tiêu hóa thức ăn của lợn

3


con diễn ra qua ba giai đoạn:
+ Tiêu hóa ở miệng: Amylase nước bọt có hoạt tính cao trong những ngày
lợn con mới sinh và từ 2 – 21 ngày tuổi. Tùy theo lượng thức ăn và lượng tiết sữa
khác nhau, thức ăn có phản ứng axít yếu và khô thì nước bọt chủ yếu để thấm ướt
và làm mềm thức ăn.
+ Tiêu hóa ở dạ dày: Lượng dịch vị tiết ra tương ứng với sự phát triển của
dung tích dạ dày. Lợn con 10 ngày tuổi dạ dày tăng gấp 3 lần, 20 ngày tuổi đạt
0,2 lít, hơn 2 tháng tuổi đạt 2 lít. Lợn 20 – 35 ngày phản xạ tiết dịch vị chưa rõ
ràng hoặc chưa tiết dịch vị. Cơ quan tiêu hóa của lợn con chưa được hoàn thiện
do một số enzyme tiêu hóa thức ăn chưa có hoạt tính mạnh, nhất là ở 3 tuần đầu.
Khoảng 25 ngày đầu sau khi đẻ ra, enzyme pepsin trong dạ dày lợn con chưa có
khả năng tiêu hóa protein của thức ăn. Sau 25 ngày tuổi trong dịch vị lợn con mới
có HCl ở dạng tự do và enzyme pepsinogen không hoạt động sẽ được HCl hoạt
hóa thành pepsin hoạt động và mới có khả năng tiêu hóa protein. Do thiếu HCl ở
dạng tự do nên lợn con dưới 25 ngày tuổi rất dễ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào

đường tiêu hoá. Vì vậy, chúng ta có thể kích thích tế bào vách dạ dày lợn con tiết
ra HCl ở dạng tự do sớm hơn bằng cách sử dụng thức ăn sớm cho lợn con. Nếu
tập cho lợn con ăn sớm từ 7 - 10 ngày tuổi thì HCl ở dạng tự do có thể được tiết
ra từ 14 ngày tuổi (Võ Trọng Hốt và cs., 2000).
+ Theo Trần Thị Dân (2006), lợn con sơ sinh dung tích ruột non 100ml, 20
ngày tuổi tăng 7 lần, tháng thứ 3 đạt 6 lít, và 12 tháng đạt 20 lít. Ruột già, lợn con
sơ sinh có dung tích 40 – 50ml, 20 ngày 100ml, tháng thứ 3 đạt 2,1 lít; tháng thứ
4 là 7 lít; và tháng thứ 7 từ 11 – 12 lít.
Thức ăn (trừ sữa) của lợn con rất bị hạn chế về khả năng tiêu hóa nhất là
vào thời kỳ đầu sau đẻ. Sở dĩ khả năng tiêu hóa thức ăn bị hạn chế ở thời kỳ này
là do hệ thống enzyme tiêu hóa chưa phát triển đầy đủ. Một số enzyme chính liên
quan đến quá trình tiêu hóa như enzyme tiêu hóa tinh bột và protein đều có số
lượng cũng như hoạt lực kém ở thời kỳ này.
+ Các enzyme tiêu hóa tinh bột: Amylase do tuyến nước bọt tiết ra ở lợn
con sơ sinh có hoạt lực thấp, tăng cao nhất lúc 2 – 3 tuần tuổi sau đó giảm. Tuy
nhiên, vai trò của amylase nước bọt đối với quá trình tiêu hóa tinh bột rất hạn chế
là do thức ăn tồn tại thời gian ngắn trong miệng và quá trình tiêu hóa chỉ được
thực hiện ở phần thượng vị dạ dày.

4


Enzyme amylase tụy có ngay ở thời kỳ sơ sinh của lợn con song hoạt
lực thấp và tăng cao dần ở 4 – 6 tuần tuổi. Đây là loại enzyme rất quan
trọng trong tiêu hóa tinh bột do lượng enzym lớn và thời gian tiếp cận với
cơ chất dài.
Maltase và saccharase cũng tương tự như amylase tụy, tức là những tuần
đầu sau khi hàm lượng thấp và sau đó tăng dần đạt mức cao ở 5 – 6 tuần tuổi.
Do các enzyme tiêu hóa tinh bột có hoạt lực thấp nên khả năng tiêu hóa tinh
bột của lợn con trong 4 tuần tuổi đầu còn kém, chỉ đạt 50% lượng tinh bột ăn vào.

Lợn con khoảng 5 – 6 tuần tuổi khả năng tiêu hóa tinh bột tương đối hoàn thiện.
Đây chính là yếu tố cần chú ý trong khi phối hợp khẩu phần cũng như chế biến
thức ăn để giúp cho lợn con có khả năng sử dụng được, ví dụ: lợn con tiêu hóa rất
kém tinh bột ngô sống trong vòng 25 ngày tuổi song tinh bột ngô chín lại được tiêu
hóa tốt.
+ Lactase: Đây là enzyme tiêu hóa đường lactose có hoạt lực cao ngay từ
khi sơ sinh và tăng cao nhất ở tuần thứ 2 sau đó giảm nhanh chóng (phù hợp với
đường lactosase trong sữa).
+ Enzyme tiêu hóa mỡ: Lipase hoạt động mạnh ngay từ khi mới sinh ra và
tương đối ổn định trong suốt thời kỳ bú sữa.
+ Enzyme tiêu hóa protein: Pepsin có ngay từ khi sơ sinh và tăng dần tới 5
– 6 tuần tuổi, song không có chức năng tiêu hóa protein bởi vì ở dạng
pepsinogen. Pepsinogen cần có axit clohydric (HCl) ở dạng tự do để hoạt hóa nó
biến thành dạng hoạt động.
Như vậy, ở thời kỳ đầu của lợn con nhất là giai đoạn trước 3 tuần tuổi khả
năng tiêu hóa thức ăn bị hạn chế là do hầu hết hoạt lực của các enzyme tiêu hóa
kém. Tuy nhiên, nếu có biện pháp thích hợp như môi trường nuôi dưỡng tốt,
cung cấp các loại thức ăn được chế biến hợp lý hay tập cho lợn con ăn sớm sẽ cải
thiện được những hạn chế này.
2.1.3. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt
Lợn con sơ sinh có sự thay đổi rất lớn về điều kiện sống; khi trong cơ thể
mẹ nhiệt độ ổn định 38,50C. Khi ra bên ngoài nhiệt độ cơ thể của lợn thay đổi tùy
theo từng ngày, từng mùa khác nhau. Do vậy, lợn con rất dễ bị nhiễm lạnh, giảm
đường huyết và có thể bị chết. Nguyên nhân chủ yếu do:
+ Lông lợn con thưa, lớp mỡ dưới da mỏng nên khả năng giữ nhiệt hạn chế.

5


+ Diện tích bề mặt so với khối lượng cơ thể cao nên mức độ mất nhiệt cao hơn.

+ Lượng mỡ và glycogen dự trữ trong cơ thể thấp nên khả năng cung cấp
năng lượng chống lạnh bị hạn chế.
+ Hệ thần kinh điều khiển cân bằng thân nhiệt chưa hoàn chỉnh do trung
khu điều khiển thân nhiệt nằm ở vỏ não mà vỏ não là cơ quan phát triển muộn
nhất ở cả hai giai đoạn trong thai và ngoài thai.
Trong giai đoạn này việc duy trì thân nhiệt của lợn con phụ thuộc vào sự
hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn cũng như sự thay đổi tư thế của lợn.
Nhịp tim của lợn con tăng hơn so với lợn trưởng thành rất lớn. Bình
thường đối với lợn trưởng thành nhịp tim là 75 lần/phút, song ở giai đoạn đầu sau
khi mới đẻ nhịp tim tăng lên tới 200 lần/phút. Lượng máu đến các cơ quan trong
cơ thể cũng rất lớn đạt 150ml/kg khối lượng trong 1 phút, trong khi đó ở lợn
trưởng thành chỉ đạt 30 – 40ml/kg khối lượng trong 1 phút.
Nhiệt độ của lợn con sau khi đẻ giảm xuống phụ thuộc khối lượng sơ sinh,
lượng và chất dinh dưỡng thu được và nhiệt độ môi trường. Khi sinh ra, 20 phút
đầu tiên thân nhiệt hạ rất nhanh giảm 2 – 30C. Do ảnh hưởng của nhiệt độ không
khí và tốc độ bốc hơi của nước đầu ối, nhiệt độ lợn con hạ từ 38,60C xuống
37,70C. Nếu sau khi đẻ từ 5 – 16 giờ lợn con không được bú sữa, thân nhiệt hạ
xuống 36,90C thì lợn con sẽ bị hôn mê và dễ chết. Nếu nhiệt độ bên ngoài dưới
120C, sau khi đẻ 20 phút đến 24 giờ mà thân nhiệt lợn con chưa nâng được 380C
thì sẽ chết. Vì vậy cần phải có ổ ấm cho lợn sơ sinh để lợn con nhanh trở lại nhiệt
độ cơ thể bình thường. Nền vách chuồng lạnh làm làm tăng bức xạ nhiệt của cơ
thể lợn con, lợn con tỏa nhiệt nhiều và tốn nhiều năng lượng hơn đối với chuồng
ấm. Biện pháp giữ ấm là úm đèn cho lợn sơ sinh. Đây là biện pháp cần thiết để
nâng cao tỉ lệ nuôi sống của lợn con (Trương Lăng, 2003).
2.1.4. Đặc điểm về khả năng miễn dịch
Lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Lượng
kháng thể trong máu lợn con tăng rất nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Vì vậy,
người ta nói rằng ở lợn con khả năng miễn dịch là hoàn toàn thụ động vì nó phụ
thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít sữa từ mẹ.
Trong sữa đầu lợn mẹ có tỷ lệ protein rất cao, những giờ đầu sau khi đẻ trong

sữa có tới 18 – 19% protein, trong đó γ – globulin chiếm tỷ lệ rất cao (34 – 45%) và
có vai trò miễn dịch. Trong sữa đầu có một số loại kháng thể chủ yếu như sau:

6


IgA là loại kháng thể đặc hiệu cho hệ thống hô hấp, hệ tiêu hóa và sinh dục.
Loại kháng thể này từ sữa mẹ và được hấp thu qua thành ruột vào trong cơ thể lợn
con. IgA có vai trò miễn dịch trực tiếp với bệnh do E. coli và một số bệnh khác.
IgG là kháng thể đặc hiệu đối với các vi khuẩn do lợn mẹ tiếp xúc ở trong
chuồng đẻ như E. coli và các kháng thể bệnh dịch tả khi lợn mẹ được tiêm
phòng. Lợn con có loại kháng thể này từ sữa mẹ truyền sang và đây là loại kháng
thể tồn tại rất lâu trong máu, cho nên giúp cho lợn con có khả năng kháng lại
những loại vi khuẩn gây hại điển hình như E. coli.
IgM là kháng thể kháng các bệnh do vius cũng như một số bệnh khác
trong máu. Đây là loại kháng thể đầu tiên vào cơ thể để chống lại những bệnh lạ
đầu tiên xâm nhập vào cơ thể.
Như vậy, trong sữa đầu không chỉ có hàm lượng kháng thể lớn mà còn có
các loại kháng thể khác nhau để giúp cho lợn con có khả năng chống chịu được
với bệnh tật xâm nhập từ bên ngoài vào. Tuy nhiên, khả năng hấp thu kháng thể
của lợn con thay đổi rất lớn theo thời gian.
Như vậy, quá trình hấp thu nguyên vẹn phân tử γ – globulin bị giảm rất
nhanh theo thời gian. Sở dĩ lợn con có khả năng hấp thu được nguyên vẹn phân
tử globulin là vì trong sữa đầu có kháng trypsin (antitrypsin), nó làm mất hoạt lực
của trypsin tuyến tụy. Đồng thời khoảng cách giữa các tế bào vách ruột lợn con
mới sinh rất lớn nên phân tử globulin có thể được chuyển qua bằng con đường
ẩm bào (kiểu hấp thu này giảm mạnh theo thời gian). Vì vậy, sau 24 giờ hàm
lượng globulin trong máu lợn con đã đạt tới 20,3mg%. Tại thời điểm này các tiểu
phần protein sữa tuần hoàn trong máu không nguy hiểm đối với lợn con vì thời
gian này lợn chưa hình thành kháng thể bản thân và protein đối với chúng không

phải là kháng nguyên.
Bên cạnh sự hấp thu kháng thể từ sữa mẹ thì bản thân lợn con trong thời
kỳ này cũng có quá trình tổng hợp kháng thể. Trước đây người ta cho rằng tới 2
tuần tuổi hoặc muộn hơn mới có quá trình tổng hợp kháng thể ở lợn con. Nghiên
cứu tại Bruno (Cộng hòa Séc) gần đây cho thấy chỉ ngay sau ngày đẻ thứ hai một
số cơ quan trong cơ thể lợn con đã bắt đầu sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, khả
năng này của lợn con còn rất hạn chế và nó chỉ được hoàn chỉnh khi lợn con
được một tháng tuổi (Vũ Đình Tôn, 2009).

7


2.1.5. Tập cho lợn con ăn sớm
Tập cho lợn con ăn sớm và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn con là
khâu quan trọng nhất để có thể đạt được năng suất chăn nuôi cao. Tác dụng của
tập cho lợn con ăn sớm là:
+ Nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho lợn con, tránh được thời kỳ khủng
hoảng xảy ra vào giai đoạn sau 3 tuần tuổi do sữa mẹ bị giảm.
+ Tạo điều kiện cho cơ quan tiêu hóa phát triển và sớm hoàn thiện hơn. Do
chức năng tiêu hóa phụ thuộc rất nhiều vào chủng loại cũng như số chất dinh
dưỡng đưa vào đường tiêu hóa.
+ Bảo đảm được dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng hơn. Bù đắp những yếu tố
hạn chế ở sữa lợn mẹ như khoáng chất và vitamin.
+ Lợn con đạt khối lượng lúc cai sữa cao. Theo Vũ Đình Tôn (2009) thì
khối lượng cai sữa chịu ảnh hưởng 57% của thức ăn tập ăn, 38% thức ăn của sữa
mẹ, 5% của khối lượng sơ sinh. Lợn con phát triển nhanh sẽ có điều kiện cai sữa
sớm từ đó nâng cao số lứa đẻ của lợn nái.
* Vấn đề tập ăn sớm cho lợn con
Nhiều công trình nghiên cứu chứng tỏ rằng cho lợn con ăn thêm trong giai
đoạn bú sữa sẽ làm tăng khả năng tiêu thụ thức ăn, tăng tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh

dưỡng trong các giai đoạn sau cai sữa, đặc biệt khi năng suất sữa của lợn mẹ thấp
(Flower, 1985). Hoạt tính của enzyme saccharase, maltase, trypsin, amylase tuyến
tụy tăng lên đáng kể ở những lợn con ăn được nhiều thức ăn trong giai đoạn bú sữa.
Lợn con thường được cho ăn thức ăn tập ăn trong giai đoạn theo mẹ để
cung cấp thêm năng lượng và dễ dàng sử dụng thức ăn hỗn hợp thay thế cho sữa
khi cai sữa. Tiêu chảy sau cai sữa có thể do rối loạn hấp thu và mất chất điện giải
kết hợp với giảm tính thèm ăn làm cho năng suất sau cai sữa bị giảm. Vì vậy, cho
lợn con tập ăn sớm trong giai đoạn bú sữa và lượng thức ăn được tiêu thụ có thể
làm tăng khả năng chống chịu với mầm bệnh.
Theo Liu (2002): cần cai sữa sớm lợn con để nâng cao năng suất sinh sản lợn
nái và hiệu quả chăn nuôi lợn. Tác giả còn cho biết, lợn con cai sữa sớm thường ăn
ít, tăng khối lượng thấp, hay bị tiêu chảy và tỷ lệ chết cao. Để cai sữa sớm đạt hiệu
quả, cần sử dụng thức ăn tập ăn có chất lượng cao. Ngoài ra, tập cho lợn con ăn sớm
sẽ giúp cho đường tiêu hóa phát triển nhanh, tạo điều kiện cho dịch tiêu hóa làm việc
tốt hơn nhanh hơn (Nguyễn Văn Thưởng, 1993).

8


2.2. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN CON 7 – 33 NGÀY TUỔI
2.2.1. Nhu cầu năng lượng
Để có cơ sở bổ sung năng lượng cho lợn con cần căn cứ vào mức năng
lượng được cung cấp từ sữa mẹ và nhu cầu của lợn con, từ đó quyết định mức sử
dụng cho lợn con.
Năng lượng do sự oxy hóa đường, trước tiên huy động đường trong máu; vì
vậy, hàm lượng đường huyết thường biến động, lợn con dễ khủng hoảng (Trương
Lăng, 1999). Theo Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt (2007), để có cơ sở bổ sung
năng lượng cho lợn con cần căn cứ vào mức năng lượng được cung cấp từ sữa
mẹ và nhu cầu của lợn con, từ đó quyết định mức sử dụng cho lợn con. Tuy
nhiên chỉ bắt đầu từ tuần tuổi thứ 3 lợn con mới có nhu cầu bổ sung năng lượng.

Nhu cầu này càng cao do sữa mẹ cung cấp ngày càng giảm và nhu cầu của lợn
con càng tăng (Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận, 2005). Giai đoạn sau cai sữa,
hàm lượng năng lượng trong thức ăn cho lợn con khá cao. Theo tiêu chuẩn Việt
Nam, mật độ năng lượng trong 1kg thức ăn hỗn hợp cho lợn con giai đoạn sau
cai sữa cần 3200 kcal/kg.
+ Lợn con đang bú sữa có thể xác định lượng thức ăn thu nhận theo phương
trình sau (NRC, 1998):
DE ăn vào (Kcal/ngày) = -151,7 + (11,2 × ngày tuổi) R2 = 0,72
+ Lợn con sau cai sữa với khối lượng khoảng từ 5 – 15kg, lượng thức ăn
thu nhận được xác định như sau (NRC, 1998):
DE ăn vào (Kcal/ngày) = -1,531 + (455,5 ×BW) – (9,46 × BW2) R2 =0,92
Khẩu phần thức ăn cung cấp cho lợn con cần giàu năng lượng. Tuy nhiên,
nếu tỷ lệ dầu trong thức ăn quá 7%, lợn con sẽ giảm thu nhận.
Nguồn thức ăn cung cấp năng lượng phải là những loại giàu năng lượng, dễ
tiêu như: ngô, gạo, cám mỳ, cám gạo các loại 1. Những loại thức ăn tinh này
cũng phải chế biến thành dạng dễ tiêu cho lợn. Ngoài ra trong chăn nuôi bán
thâm canh có thể bổ sung rau xanh để tăng tính ngon miệng cho lợn con.
2.2.2. Nhu cầu protein và axit amin
Cung cấp đủ protein cho lợn con ở giai đoạn này rất quan trọng bởi vì đây
là thời kỳ sinh trưởng rất mạnh của hệ cơ và lượng protein được tích lũy rất lớn.
Protein (protein thô) trong thức ăn được xác định bằng lượng nitrogen tổng

9


số × 6,25. Việc xác định dựa trên tỷ lệ nitrogen/protein trung bình là 16g
nitrogen/100g protein. Đơn vị cấu tạo cơ bản của protein là các axit amin. Trong
protein chứa 20 loại axit amin chính và chia thành 2 nhóm: nhóm các axit amin
thiết yếu và nhóm các axit amin không thiết yếu. Nhóm axit amin thiết yếu
(không thay thế được) là những axit amin cơ thể không tự tổng hợp được để thỏa

mãn nhu cầu mà thường phải bổ sung qua thức ăn.
Khẩu phần thức ăn giai đoạn 10 – 21 ngày tuổi cần cung cấp 25% protein
cân bằng và giai đoạn 3 – 4 tuần tuổi là 20% (Perz et al., 1986). Nguồn cung cấp
các protein có giá trị sinh vật học cao đối với lợn con như: bột thịt, bột sữa tách
bơ, bột máu, bột cá loại 1 và khô đậu tương,… Nguồn dinh dưỡng của lợn trong
21 ngày đầu chủ yếu là sữa mẹ.
Vì vậy, xây dựng khẩu phần cho lợn theo mẹ và lợn sau cai sữa không chỉ
đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mà còn phải đảm bảo tính ngon miệng và khả năng
tiêu hóa cao đảm bảo cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường của lợn con.
Ở lợn có 10 axit amin không thay thế được như sau: arginine, valine, leucine,
isoleucine, threonine, tryptophan, lysine, histidine, methionine, phenylalanine. Nhóm
axit amin không thiết yếu (thay thế được) là những axit amin cơ thể động vật.
Vật nuôi chỉ tổng hợp protein của nó theo một mẫu cân đối về axit amin,
những axit amin nào nằm ngoài cân đối sẽ bị oxy hóa cho năng lượng. Do đó, khi
xây dựng khẩu phần thức ăn cân đối axit amin khẩu phần phù hợp với nhu cầu
của vật nuôi thì năng suất chăn nuôi sẽ cao hơn.
2.2.3. Nhu cầu khoáng
Chất khoáng tham gia cấu tạo mô cơ thể, các quá trình chuyển hóa của cơ
thể và là thành phần của các enzyme chứa kim loại. Vì vậy, thiếu khoáng con vật
sẽ bị rối loạn trao đổi chất, sinh trưởng và sinh sản bị ngừng trệ.
Sữa của lợn mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng nhưng hàm lượng các chất
khoáng trong sữa mẹ thấp, trong đó các chất khoáng như: canxi (Ca); photpho
(P); magie (Mg); iốt (I); sắt (Fe); đồng (Cu); kẽm (Zn).
Ca và P là hai nguyên tố có vai trò rất quan trọng trong hình thành xương.
Nếu cung cấp thiếu Ca sẽ có nguy cơ dẫn đến hiện tượng còi xương. Mức cung cấp
trong khẩu phần đối với Ca là 0,8 % so với vật chất khô khẩu phần, đối với P là
0,6% so với vật chất khô khẩu phần. Nguồn Ca và P được thường được bổ sung

10



trong khẩu phần ăn cho lợn con là bột xương, vôi bột, bột đá,...
Fe và Cu là 2 yếu tố chủ yếu tham gia vào quá trình tạo máu cho lợn con
và là hai yếu tố bị hạn chế trong quá trình tạo sữa; vì vậy cần phải cung cấp trong
khẩu phần đầy đủ cho lợn con. Lượng sắt bổ sung vào khẩu phần ở mức 80ppm và
bổ sung ở dạng FeSO2 (FeSO4. 7H20). Tuy nhiên, hiện tượng thiếu máu do thiếu
sắt thường xảy ra rất sớm trên lợn con, bởi vậy để khắc phục hiện tượng cần phải
thực hiện bổ sung sắt bằng cách sử dụng dextran sắt tiêm cho lợn con (Nguyễn
Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007). Thông thường 1ml dextran sắt chứa từ 100 đến
150mg sắt. Người chăn nuôi cần tiến hành tiêm lần thứ nhất vào ngày thứ 3 sau khi
đẻ và có thể tiêm lần thứ 2 vào ngày thứ 13. Phương pháp này rất đơn giản và
mang lại hiệu quả cao.
Đồng chỉ cần một lượng rất nhỏ bổ sung vào khẩu phần cho lợn con với
mức từ 6 – 8ppm. Song đối với lợn con bú sữa lượng đồng có thể bổ sung vào
khẩu phần với lượng từ 125 – 250ppm đem lại tốc độ sinh trưởng cao hơn. Dạng
bổ sung đồng vào trong khẩu phần ăn cho lợn con thường là: CuSO4. 5H2O,
CuO, CuCO3 (Nguyễn Thiện và Võ Trọng Hốt, 2007).
2.2.4. Nhu cầu vitamin
Vitamin là những hợp chất hữu cơ không mang năng lượng, hoạt động với
một lượng rất nhỏ, phần lớn chúng không được tổng hợp trong cơ thể người và
động vật, chúng không thể thay thế lẫn nhau, đóng vai trò quan trọng trong các
hoạt động và quá trình phát triển của cơ thể vì vậy thiếu vitamin sẽ gây ra những
triệu chứng thiếu hoặc bệnh đặc hiệu.
Dựa vào tính chất hòa tan mà vitamin được chia thành 2 nhóm: nhóm hòa tan
trong dầu mỡ (vitamin A, D, E, K) và nhóm hòa tan trong nước (vitamin C và các
vitamin nhóm B). Vai trò chủ yếu của vitamin trong cơ thể như là chất xúc tác trong
đồng hóa các chất dinh dưỡng. Trong nguyên liệu thức ăn, vitamin chủ yếu tồn tại
dưới dạng tiền chất của vitamin hoặc đồng enzyme. Do đó, vitamin cần được
chuyển hóa thành dạng sử dụng và hấp thu được.
* Nhu cầu về vitamin A

Vitamin A có tác dụng bảo vệ lớp tế bào biểu mô và hình thành nên lớp
ngoài cùng của màng nhày của nhiều hệ cơ quan như hệ hô hấp, cơ quan sinh sản
và hệ thần kinh. Đồng thời, nó có chức năng rất quan trọng đối với hoạt động

11


thị giác nên nếu thiếu có thể dẫn đến mù. Lợn nái thiếu vitamin A có thể phối
giống không đạt, phôi thai yếu. Khi thừa vitamin A có thể gây ngộ độc và các
biểu hiện ngộ độc như: lông da xùi, da đóng vẩy, bị kích động mạnh và nhạy
cảm khi va chạm, da nứt chảy máu ở móng, có máu trong nước tiểu và phân,
mất khả năng kiểm soát, chân không đứng dậy được và cơ co giật theo chu kỳ
(Anderson, 1966).
* Nhu cầu về vitamin D
Vitamin D tham gia vào chuyển hóa Ca, P tăng sự hấp thu Ca, P ở vách
ruột thông qua việc tạo pH thích hợp và tổng hợp nên protein vận chuyển canxi,
làm hấp thu canxi dễ dàng và ảnh hưởng tới hấp thu phot pho.
Thiếu vitamin D gây rối loạn hấp thu và trao đổi chất của Ca và P, kết quả
là tích lũy Ca trong xương kém. Ở lợn con thiếu vitamin D gây còi cọc, lợn
trưởng thành giảm nhanh chóng trong xương gây mềm xương. Thừa vitamin A
làm giảm thức ăn ăn vào, giảm tăng trọng, canxi hóa ở động mạch chủ, tim, thận
(Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ, 2000).
* Nhu cầu về vitamin E
Vitamin E là một trong những vitamin quan trọng đối với lợn. Chức năng
của vitamin E là chất chống oxy hóa màng tế bào và cầu trúc tế bào. Thiếu
vitamin E dẫn đến hàng looạt cac điều kiện bệnh lý như suy thoái khung xương,
cơ tim, tắc nghẽn mạch, sừng hóa dạ dày, thiếu máu, hoại tử gan và chết bất ngờ
(Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa kỳ, 2000).
* Nhu cầu về vitamin B1
+ Vitamin B1 (Thiamin): là vitamin chống bệnh phù thũng và được Jansen

và Donath (1926) đã chiết xuất được từ cám gạo. Đây là vitamin rất dễ hòa tan
trong nước, có mùi và vị của thịt, khá bền trong môi trường axit nhưng dễ bị
phân giải trong môi trường trung tính.
+ Vitamin B1 tham gia vào quá trình trao đổi chất của carbohydrate và
protein, chống viêm dây thần kinh, khử carboxyl của axit pyruvic. Lợn thiếu B1
sẽ giảm tính thèm ăn, giảm tăng trọng, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và tim to, tim
nhũn, thoái hóa cơ tim và chết bất ngờ do đau tim.
* Nhu cầu về vitamin B2
+ Vitamin B2 (Riboflavin): Tham gia vào quá trình oxy hóa hoàn nguyên,

12


vào sự hô hấp của mô bào, vận chuyển hydro. Ngoài ra vitamin B2 còn tham gia
vào quá trình tạo hemoglubin để phòng bệnh thiếu máu, tham gia vào sự hình
thành axit chlohydric dịch vị và muối mật. Thiếu B2 dẫn đến giảm tốc độ sinh
trưởng, viêm da, rụng lông, ỉa chảy, nôn mửa.
* Nhu cầu về vitamin C
+ Vitamin C (axit ascorbic): Là một chất chống oxy hóa tan trong nước, tham
gia vào quá trình oxy hóa các axit amin, tổng hợp norepiephrine và carnitine, khử
ion sắt. Vitamin C cần cho hydroxy hóa proline và lysine, cấu tạo nên collagen, tăng
cường sự tạo khung xương và men răng. Thiếu vitamin C, xuất huyết lấm tấm toàn
thân (Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ, 2000).
2.2.5. Nhu cầu về nước uống
Nhu cầu nước uống hàng ngày của lợn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
giống, lứa tuổi, khẩu phần ăn, chất lượng thức ăn, loại thức ăn, nhiệt độ môi
trường, nhiệt độ chuồng nuôi, tình trạng sức khỏe con vật, mật độ chuồng nuôi,
phương thức chăn nuôi,…
Ở giai đoạn lợn con theo mẹ, nhìn chung chúng ít có nhu cầu về nước
uống vì đang bú sữa mẹ. Lượng nước nhu cầu tối thiểu đã được cung cấp qua

sữa, vì nước chiếm 90% trong sữa. Trung bình lượng nước tiêu thụ ở lợn con
theo mẹ là 46ml nước uống/ngày/lợn con (trong 4 ngày đầu). Sau tuần đầu, lợn
con đã bắt đầu tập ăn vì vậy rất cần cung cấp đủ nước.
Lợn con bú mẹ nuôi trong chuồng có sưởi ở nhiệt độ 28 – 320C, nhu cầu
nước tăng 4 lần so với lợn bú mẹ ở chuồng nuôi có nhiệt độ 200C (nhiệt độ tăng
thì nhu cầu nước tiêu thụ tăng).
Lợn con cai sữa trong giai đoạn đầu, khoảng 5 ngày sau cai sữa lượng
nước tiêu thụ dao động ít phụ thuộc vào tình trạng sinh lý và ít liên quan tới sự
tăng khối lượng cơ thể. Lượng nước cung cấp cho nhu cầu của lợn con tiếp tục
tăng dần khi số ngày cai sữa tăng lên phù hợp với nhu cầu tiêu thụ thức ăn của
chúng (Trần Duy Khánh, 2010).
2.3. HIỆN TƯỢNG KHỦNG HOẢNG CỦA LỢN CON SAU CAI SỮA
Khi cai sữa lợn con có rất nhiều sự thay đổi như: không được ở cùng mẹ,
chuyển đổi thức ăn từ dạng lỏng sang rắn, thay đổi môi trường sống và ghép đàn.

13


Hai tuần sau cai sữa là giai đoạn khủng hoảng nhất và có nhiều thay đổi về hệ
tiêu hóa và miễn dịch.
2.3.1. Thay đổi đường tiêu hóa và enzyme tiêu hóa
Lesniewska et al. (2000) chỉ ra sự khác nhau về hoạt động điện của cơ
giữa lợn bú sữa và lợn cai sữa do đó tăng tỷ lệ trống rỗng của dạ dày và tốc độ
tiêu hóa thức ăn ở tá tràng ở lợn cai sữa. Lợn con thu nhận thức ăn tập ăn có dạ
dày to hơn và khoang bài tiết axit lớn hơn lợn con chỉ bú sữa (Cranwell, 1995).
Sau khi cai sữa lông nhung ruột non bị teo, tăng sinh khe ruột và tế bào riềm bàn
chải giảm sản sinh enzyme tiêu hóa (Pluske, 1997). Hampson (1986) đã chỉ ra
lợn con cai sữa 24 (cai sữa 21 ngày tuổi) chiều cao lông nhung giảm 75% so với
trước cai sữa và tiếp tục giảm sau 5 ngày cai sữa. Số lượng tế bào khe ruột tăng
từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 11 sau cai sữa (Hoàng Hương Giang, 2010).

Sự thay đổi của lông nhung làm giảm tiết enzyme của tế bào riềm bàn chải
và giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng (Pluske et al., 1997) và dưới tác nhân gây
bệnh dẫn tới ỉa chảy ở lợn sau cai sữa (Nabusrs et al., 1993).
2.3.2. Hệ vi sinh vật và lên men axit
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sau khi cai sữa số lượng Lactobacilli giảm,
đồng thời tăng số lượng Coliform, làm mất sự cân bằng giữa Lactobacilli và
Coliform. Sutton and Patterson (1996) chỉ ra rằng sau 2 ngày cai sữa số lượng
Lactobacilli đã giảm và vi khuẩn E.coli tăng lên. Sự thay đổi hệ vi sinh vật đường
tiêu hóa làm đảo lộn hoạt động lên men của vi khuẩn. Các sản phẩm lên men chủ
yếu là axit lactic và axit béo bay hơi. Mathew et al. (1994) nghiên cứu trên hồi tràng
cho thấy sự giảm số lượng vi khuẩn sinh axit lactic và tăng E.coli kéo theo giảm axit
béo bay hơi và tăng lactate (Hoàng Hương Giang, 2010).
2.4. HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN CON
2.4.1. Khái niệm chung
Tiêu chảy là biểu hiện lâm sàng của quá trình bệnh lý đặc thù ở đường tiêu
hóa. Biểu hiện lâm sàng này tùy theo đặc điểm, tính chất diễn biến, mức độ tiêu
chảy, tùy theo yếu tố được coi là nguyên nhân chính mà nó được gọi theo nhiều
tên bệnh khác nhau như: bệnh xảy ra với gia súc non theo mẹ được gọi là bệnh
phân trắng lợn con còn ở gia súc sau cai sữa là chứng khó tiêu, chứng rối loạn tiêu

14


hóa,... Với bất cứ cách gọi như thế nào thì tiêu chảy luôn là triệu chứng phổ biến
trong các dạng bệnh của đường tiêu hóa, xảy ra mọi lúc, mọi nơi và đặc biệt là gia
súc non có biểu hiện triệu chứng là ỉa chảy, mất nước và mất chất điện giải, suy
kiệt cơ thể và có thể dẫn đến trụy tim mạch (Radostits et al., 1994).
2.4.2. Một số nguyên nhân gây tiêu chảy
Tiêu chảy là một hiện tượng bệnh lý có liên quan đến nhiều yếu tố, có yếu
tố là nguyên nhân nguyên phát, có yếu tố là nguyên nhân thứ phát. Việc phân biệt

giữa các nguyên nhân gây tiêu chảy là rất khó khăn. Dựa trên nhiều công trình
nghiên cứu, các nhà khoa học đã đưa ra những nguyên nhân chính gây hội chứng
tiêu chảy ở lợn như sau:
+ Do bộ máy tiêu hóa của lợn con: Ở lợn con mới sinh bộ máy tiêu hóa phát
triển chưa hoàn chỉnh, khả năng tiết dịch tiêu hóa chưa đầy đủ. Lượng axit
chlohydric (HCl) tự do ít, không đủ để làm giảm độ pH trong ruột non làm ức chế
quá trình xâm nhập và phát triển của vi khuẩn gây tiêu chảy ở lợn con. Các enzyme
tiêu hóa ở dạ dày và ruột non cũng còn quá ít, không đủ để tiêu hóa các loại thức ăn
đơn giản.
+ Do chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng kém: Không cho lợn con bú sữa đầu đầy
đủ. Sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao còn có chứa một lượng kháng thể
từ mẹ truyền sang, giúp lợn con phòng chống bệnh trong 3 – 4 tuần lễ đầu. Do
vậy, lợn con phải được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Sau 24 giờ kháng thể trong
sữa đầu sẽ giảm thấp, đồng thời lúc này enzyme tiêu hóa chất đạm bắt đầu hoạt
động sẽ phá hủy hết kháng thể trong sữa.
Vệ sinh cuống rốn không tốt, lợn con sẽ bị viêm rốn, do đó lợn con rất dễ bị
tiêu chảy. Sắt rất cần cho lợn con để tạo hồng cầu, do trong sữa mẹ rất ít sắt nên
phải cung cấp thêm cho lợn con. Nếu lợn con không được tiêm sắt sẽ gây thiếu sắt
dẫn đến thiếu máu, tiêu chảy. Cần tiêm sắt cho lợn con vào khoảng 3 – 4 ngày tuổi
sau khi sinh để phòng thiếu sắt cho lợn con. Do vệ sinh chuồng trại kém, chuồng trại
ẩm ướt, không sạch sẽ cũng là nguyên nhân gián tiếp gây ra tiêu chảy ở lợn con.
Ngoài ra, do thức ăn (thức ăn có chứa nấm mốc và độc tố, ...), nước uống của lợn mẹ
và lợn con không đảm bảo vệ sinh và chất lượng kém.
+ Không giữ ấm cho lợn con: Lợn con bị lạnh sẽ dễ bị tiêu chảy do hoạt động
tiết dịch tiêu hóa bị giảm. Do vậy, cần làm chuồng úm đúng cách cho lợn con.
+ Do nhiễm trùng đường ruột: Thường do các loài vi khuẩn đường ruột như:

15



E.coli, Salmonella, Shigella, Proteus, Clostridium, Campylobacter, Treponema
hyodysenteriae ... hoặc do các loại virus như: Rota virus, Corona virus, hoặc cũng
có thể do nhiễm ký sinh trùng như giun đũa lợn, sán lá ruột lợn, Sryptosporidium.
Chúng sống trong đường ruột của lợn con hoặc nhiễm từ môi trường bên ngoài vào
và sẽ gây bệnh khi cơ thể lợn con không khỏe mạnh.
2.4.3. Một số biện pháp phòng và trị tiêu chảy cho lợn con
Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, người ta đưa ra các phác đồ phòng và
điều trị bệnh tiêu chảy ở lợn con khác nhau. Một số biện pháp phòng và điều trị
chính cho lợn con như sau:
Tập trung giải quyết vấn đề môi trường, tiêu độc để giải quyết mầm bệnh,
đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi 30 – 340C đối với lợn con theo mẹ và 29 – 300C
với lợn con sau cai sữa.
Nâng cao sức đề kháng cho lợn con: Cho lợn con bú sữa đầu, tiêm sắt
phòng thiếu máu, cung cấp protein chất lượng cao, bổ sung chất điện giải,
khoáng chất, vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày,…có thể bổ sung thêm men
tiêu hóa…
Nếu do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh phổ rộng, có thể kết hợp 23 loại kháng sinh để nâng cao hiệu quả điều trị.
2.5. KULACTIC
2.5.1. Giới thiệu chế phẩm Kulactic
Kulatic được sản xuất bởi sự lên men sản phẩm phụ của quá trình sản xuất pho
mát với Lactobacillus acidophilus, để tạo ra axit lactic sau đó được sấy khô cùng với
chất mang chứa dinh dưỡng đặc biệt. Sản phẩm này có tính ngon miệng cao và chứa
đầy đủ tất cả những ưu điểm của Lactobacillus acidophilus.
Sản phẩm này được sản xuất bởi công ty VI-COR – Hoa kỳ. Kulactic là
nguồn năng lượng tuyệt vời, rất giàu axit lactic, nguồn cung cấp năng lượng cần
thiết và giúp pH dạ dày thấp hơn nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh
và tạo điều kiện cho vi khuẩn có lợi hoạt động. Nó còn tham gia vào quá trình axit
hóa thức ăn giúp cải thiện chất lượng thức ăn và tăng hiệu quả thu nhận thức ăn của
vật nuôi.


16


Vi khuẩn Lactobacillus acidophilus
( />Đây là trực khuẩn thường cư trú ở đường tiêu hóa. Chúng có tác dụng phân
hóa đường thành axít lactic, do đó tạo ra một môi trường không thuận lợi đối với
sự phát triển của các vi khuẩn và nấm gây bệnh kể cả các vi khuẩn gây thối
rữa. Lactobacillus acidophilus đã được sử dụng để điều trị ỉa chảy ở lợn con
nhưng chưa có biến chứng. Chế phẩm có vi khuẩn này được bổ sung vào thức ăn
cho lợn con có tác dụng tốt trong phòng và chống bệnh đường tiêu hóa.
2.5.2. Đặc điểm
Dạng hạt, màu nâu vàng, vị chua, axit nhẹ và có mùi thơm như bánh nướng.
2.5.3. Thành phần dinh dưỡng
* Thành phần
Chỉ tiêu

Giá trị
7,0%
2.524 Kcal/kg
18,5%
1,4%
0,4%
7,0%
15,5%
7,5%
4,3 -4,7

Độ ẩm
Năng lượng trao đổi (ME)
Protein thô

Chất béo thô
Xơ thô
Khoáng
Lactose
Axit lactic
pH

17


* Thành phần axit amin
Chỉ tiêu
Tryptophan
Lysine
Hisidine
Proline
Arginine
Threonine
Serine
Axit glutamic
Cystine
Glycine
Alanine
Valine
Methionine
Isoleucine
Leucine
Tyrosine
Phenylalanine


Giá trị (%)
0,15
0,67
0,49
0,50
1,06
0,70
0,75
2,48
0,30
0,85
0,94
0,75
0,30
0,50
1,10
0,47
0,65

2.5.4. Tác dụng
- Kulactic rất giàu axit lactic, là nguồn cung cấp năng lượng và giúp giảm
pH. Nó tham gia vào quá trình axit hóa thức ăn giúp cải thiện chất lượng thức ăn
và tăng hiệu quả thu nhận thức ăn của vật nuôi
- Hỗ trợ sự tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng
- Ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại,
- Tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh
- Tiết các chất có tính kháng khuẩn
2.5.5. Liều lượng sử dụng
Kulactic được khuyến cáo sử dụng cho lợn ở các giai đoạn khác nhau:
Giai đoạn

Tập ăn
Vỗ béo
Mang thai
Cho con bú
Cai sữa

Liều sử dụng (kg/tấn)
50
22
22
50
50

18


Ngoài ra, Kulactic còn được khuyến cáo sử dụng cho bò sữa, gia cầm, bò
thịt, cừu, ngựa, chó và mèo ở các giai đoạn khác nhau.
2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ NƯỚC NGOÀI
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng, việc vận dụng
những thành quả nghiên cứu mới và hiện đại đã và đang mang lại những lợi ích
cao và thành quả không nhỏ cho người chăn nuôi nhất là trong ngành chế biến và
sản xuất thức ăn cho vật nuôi. Đặc biệt là việc sử dụng các chế phẩm sinh học thay
thế kháng sinh, sử dụng các Probiotic nhằm tăng cường khả năng miễn dịch cho
gia súc để phòng chống các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, sử dụng các sản
phẩm phụ ngành chế biến sữa như bột Whey, sữa khử mỡ, nước sữa chua và nhất
là Kulactic nhằm tăng tính ngon miệng, tăng khả năng tiêu hóa từ đó nâng cao
năng suất chăn nuôi.
Cao Đình Tuấn (2004), đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung enzyme

Avizyme 1502 trong khẩu phần có tỷ lệ cám gạo khác nhau đến năng suất của gà
Lương Phượng nuôi thịt cho kết quả: Cải thiện được tăng trọng của gà thí nghiệm
4,78 – 8,69%; giảm tiêu tốn thức ăn 2,82 – 6,37%; giảm chi phí thức ăn 1,12 –
4,18%.
Theo Nguyễn Quốc Hùng và Phạm Thị Thanh Hoa (2008), có thể sử dụng
sản phẩm DDGS (chất hòa tan của ngũ cốc đã được sấy khô) làm nguyên liệu
trong chế biến thức ăn gia súc, gia cầm. Kết quả nghiên cứu cho thấy DDGS sử
dụng an toàn với tỷ lệ 5 – 8% trong khẩu phần ăn cho gà thịt và gà tây trong giai
đoạn khởi đầu, 12 – 15% cho gà thịt và gà tây giai đoạn vỗ béo. Nghiên cứu của
Day et al. (1972) và Couch et al. (1957) cho thấy DDGS được sử dụng chủ yếu
với tỷ lệ thấp (khoảng 5%) và được cho rằng nó như là một nguồn cung cấp các
“yếu tố tăng trưởng không xác định” có tác dụng tích cực đến sinh trưởng của vật
nuôi. Đặc biệt, khẩu phần ăn bổ sung một lượng nhỏ DDGS đã làm tăng khối
lượng cơ thể của gà tây trong giai đoạn sinh trưởng. Manley et al. (1987) cho biết
DDGS sử dụng với tỷ lệ 3% trong thức ăn có thể làm tăng sản lượng trứng của gà
tây giống.
Nghiên cứu của Phạm Duy Phẩm (2006), cho biết: bổ sung chế phẩm acid
hữu cơ Ultracid Lac Dry và Adimix Butyrate cho lợn con sau cai sữa đến 60 tuổi
đã cải thiện rõ rệt pH dạ dày lợn con (3,37), hạn chế số lượng vi khuẩn E.coli,

19


×