Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện nho quan, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.06 MB, 112 trang )

MỤC LỤC
Lời cam đoan

1

Lời cảm ơn

iii

Mục lục

iv

Danh mục chữ viết tắt

vii

Danh mục bảng

viii

Danh mục hình

ix

Danh mục hộp

x

PHẦN I MỞ ĐẦU


1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu


3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG HƯỞNG LỢI TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG
2.1

NÔNG THÔN MỚI

5

Cơ sở lý luận

5

2.1.1 Một số khái niệm

5

2.1.2 Vai trò sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình xây
dựng NTM

10

2.1.3 Nội dung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong
Chương trình xây dựng NTM


11

2.1.4 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi
2.2

trong Chương trình xây dựng NTM

15

Cơ sở thực tiễn

18

2.2.1 Kinh nghiệm Quốc tế về sự tham gia của cộng trong phát triển nông thôn

iv

18


2.2.2 Kinh nghiệm một số địa phương về sự tham gia của cộng đồng trong
Chương trình xây dựng NTM

21

2.2.3 Bài học kinh nghiệm về xây dựng mô hình NTM thành công dựa vào
nhận thức của người dân

26


PHẦN III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

28
28

3.1.1 Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

28

3.1.2 Đặc điểm về kinh tế - xã hội

31

3.2

35

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

35

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin

37


3.2.3 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

40

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

41

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

43

4.1

Thực trạng sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình
xây dựng NTM trên địa bàn huyện Nho Quan

43

4.1.1 Khái quát tình hình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Nho Quan

43

4.1.2 Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp

47

4.1.3 Sự tham gia của Hội Phụ nữ

51


4.1.4 Sự tham gia của cộng đồng cấp thôn/bản

55

4.2

Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi
trong Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Nho Quan

81

4.2.1 Đặc điểm của cộng đồng

81

4.2.2 Thực hiện quy chế dân chủ tại địa phương

84

4.2.3 Công tác thông tin, tuyên truyền của địa phương

85

4.2.4 Năng lực, trình độ của cán bộ cấp cơ sở

86

4.2.5 Cơ chế, chính sách xây dựng NTM tại địa phương


89

4.3

Giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của cộng đồng hưởng
lợi trong Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Nho Quan

v

90


PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

94

5.1

Kết luận

94

5.2

Kiến nghị

96

TÀI LIỆU THAM KHẢO


98

PHỤ LỤC

100

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGS

: Ban Giám sát

BPT

: Ban Phát triển

BQL

: Ban quản lý

CNH – HĐH

: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa

CSHT

: Cơ sở hạ tầng


DN

: Doanh nghiệp

ĐVT

: Đơn vị tính

GTNT

: Giao thông nông thôn

HTX

: Hợp tác xã

KH – KT

: Khoa học - Kỹ thuật

KT – XH

: Kinh tế - Xã hội

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ

NTM


: Nông thôn mới

SL

: Số lượng

UBND

: Ủy Ban nhân dân

vii


DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

3.1

Tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật huyện Nho Quan

33

3.2

Danh mục, nguồn cung cấp và phương pháp thu thập các thông tin


37

3.3

Số lượng mẫu điều tra, phỏng vấn 2014

38

4.1

Nguồn vốn huy động từ cộng đồng doanh nghiệp

48

4.2

Sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp trong xây dựng NTM

49

4.3

Sự tham gia của Hội Phụ nữ trong Chương trình xây dựng NTM

52

4.4

Sự tham gia trong các cuộc họp của các nhóm cộng đồng điều tra


57

4.5

Sự tham gia đóng góp ý kiến của cộng đồng thôn/bản trong cuộc họp

59

4.6

Sự tham gia của cộng đồng trong việc ra quyết định

60

4.7

Cộng đồng tham gia đóng góp nguồn lực xây dựng NTM

63

4.8

Cộng đồng người dân tham gia tập huấn kỹ thuật

70

4.9

Đóng góp nguồn lực để cải thiện điều kiện ở của cộng đồng


71

4.10

Cộng đồng thôn tham gia xây dựng NTM trong công tác văn hóa, giữ
gìn môi trường

4.11

74

Cộng đồng thôn tham gia hoạt động kiểm tra, giám sát trong xây dựng
NTM

75

4.12

Cộng đồng thôn tham gia bảo dưỡng công trình nông thôn

77

4.13

Đóng góp của cộng đồng trong xây dựng NTM tại 3 xã điều tra lũy kế
3 năm 2012 – 2014

4.14

78


Đánh giá mức độ hợp lý trong việc huy động nguồn lực xây dựng
NTM tại 3 cộng đồng điều tra

79

4.15

Trình độ văn hóa và điều kiện kinh tế hộ tại 3 cộng đồng thôn điều tra 81

4.16

Đánh giá tinh thần đoàn kết và tổ chức cộng đồng cấp thôn/bản

83

4.17

Đánh giá việc thực hiện quy chế dân chủ tại địa phương

84

4.18

Các hình thức tuyên truyền trong Chương trình xây dựng NTM

86

4.19


Trình độ chuyên môn của cán bộ NTM cấp cơ sở

87

4.20

Mức độ hài lòng của cộng đồng đối với các cán bộ NTM

89

viii


DANH MỤC HÌNH
Số hình

Tên hình

Trang

3.1

Sơ đồ hành chính huyện Nho Quan

28

3.2

Cơ cấu kinh tế năm 2014 của huyện Nho Quan


31

4.1

Tham gia mô hình phát triển sản xuất

67

4.2

Cơ cấu trình độ chuyên môn của BQL NTM cấp xã

87

4.3

Cơ cấu trình độ chuyên môn của BPT thôn

88

ix


DANH MỤC HỘP
Số hộp

Tên hộp

Trang


4.1

Doanh nghiệp xây dựng Xuân Quyết tham gia xây dựng NTM

49

4.2

Giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân

50

4.3

Hội Liên Hiệp phụ nữ huyện Nho Quan đóng góp xây dựng NTM

51

4.4

Hội phụ nữ vận động người dân tham gia xây dựng NTM

53

4.5

Hội viên Chi hội phụ nữ thôn Bái, xã Sơn Thành tham gia xây dựng NTM

54


4.6

Nhà nước là chủ, chúng tôi chỉ là phụ

55

4.7

Người dân xã Lạng Phong tham gia các cuộc họp

57

4.8

Người dân xã Phú Long tham gia xây dựng NTM

58

4.9

Trưởng BPT thôn vận động người dân hiến đất làm đường

66

4.10

Tiếp tục mở rộng diện tích trồng cây vụ đông

68


4.11

Sản xuất cây vụ đông mang lại hiệu quả kinh tế cao

68

4.12

Nâng cao tinh thần đoàn kết thôn Bái, xã Sơn Thành

75

4.13

Thắc mắc của người dân trong việc đóng góp tiền xây dựng NTM

80

x


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Phát triển nông nghiệp, nông thôn hiện vẫn được coi là vấn đề then chốt,
quyết định sự thành công của quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và
công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH - HĐH) nói riêng của nhiều
quốc gia. Đặc biệt với Việt Nam, một nước có nền sản xuất nông nghiệp làm nền
tảng, sự đóng góp của nông nghiệp, nông thôn vào sự phát triển chung của quốc
dân càng to lớn. Phát triển nông nghiệp, nông thôn là một quá trình tất yếu cải

thiện một cách bền vững về kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường (Trung tâm
thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, 2010).
Nhận thức được vấn đề này, đặc biệt đứng trước xu thế hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương
chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trong
đó, Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp
hành Trương ương Đảng (khoá X) về “Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn” đã
tạo một bước đột phá về việc chỉ ra đường lối, quan điểm, nhiệm vụ và các giải
pháp lớn về CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Thực hiện chủ
trương của Đảng, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP, ngày
28/10/2008, xác định “Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn
mới”, và Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 800/QĐ-TTg, ngày 4/6/2010
phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010 - 2020.
Đây là cuộc vận động lớn để các cộng đồng ở khu vực nông thôn đồng
lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất
toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và
an ninh nông thôn được đảm bảo; thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người
dân được nâng cao; giúp cho họ có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đoàn kết
giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
1


Nho Quan là một huyện miền núi của tỉnh Ninh Bình, có diện tích tự
nhiên 457,2 km2 (bằng 1/3 diện tích của tỉnh Ninh Bình) có 26 xã và 01 thị trấn,
với 286 thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có 32 thôn, bản đặc biệt khó khăn, mật độ
dân số trung bình 327 người/km2(UBND huyện Nho Quan, 2014). Trong những
năm qua, mặc dù cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, nâng cấp nhưng vẫn còn thiếu, có
dấu hiệu xuống cấp và chưa đồng bộ; các yếu tố phát triển kinh tế khu vực nông
thôn chưa được phát huy dẫn đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân chưa

được cải thiện. Vì vậy, mặc dù Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trên địa bàn đã
rất nỗ lực và quyết tâm xây dựng nông thôn mới nhưng cho đến nay, toàn huyện
mới chỉ có 03 xã thuộc nhóm 01, 02 đạt 19/19 tiêu chí; 09 xã thuộc nhóm 02 đạt từ
10 đến 14 tiêu chí và 14 xã thuộc nhóm 04 đạt từ 5 đến 9 tiêu chí, trong đó có 1 xã
đạt 6 tiêu chí (UBND huyện Nho Quan - VPĐP xây dựng nông thôn mới, 2014).
Trong quá trình triển khai thực hiện các nội dung của Chương trình mục
tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), ở tất cả các địa phương đều
thực hiện nguyên tắc chủ đạo là phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư
địa phương, các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng bàn bạc dân chủ để quyết
định và tổ chức thực hiện. Nguyên tắc này đã xác định xây dựng NTM là một
hoạt động “dựa vào cộng đồng”, phát huy sự tham gia, đóng góp của cộng đồng
là nguồn lực chính để thực hiện các nội dung xây dựng NTM.
Tuy nhiên, theo đánh giá chung từ quá trình thí điểm xây dựng NTM ở
một số địa phương cũng như ở huyện Nho Quan cho thấy chưa phát huy được
hiệu quả nội lực của cộng đồng trong xây dựng NTM, một số thành viên của các
nhóm cộng đồng hưởng lợi chưa thực sự tích cực tham gia, đóng góp và thực
hiện các nội dung của chương trình, hoặc tham gia nhưng vẫn còn hời hợt, chưa
quyết tâm, chưa phát huy hết sức mạnh nội lực của cộng đồng. Một phần, vẫn là
nhận thức của một bộ phận cán bộ Đảng viên và người dân về các nội dung xây
dựng NTM chưa đầy đủ và toàn diện, dẫn đến còn tồn tại tâm lý ỷ lại, trông chờ vào
Nhà nước. Mặt khác việc xây dựng cơ chế, chính sách xây dựng NTM tại địa
phương còn nhiều hạn chế, chưa khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần
trong xã hội. Chính vì vậy, trong thời gian tới, huy động nguồn lực, tăng cường sự
2


tham gia của mọi thành phần, tổ chức KT - XH, đặc biệt là sự tham gia của các
nhóm cộng đồng hưởng lợi trong xây dựng NTM trên địa bàn huyện Nho Quan
là một yêu cầu, một nhiệm vụ được đặt lên hàng đầu.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự

tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình xây dựng nông thôn
mới trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình” để tìm hiểu thực trạng các
nhóm cộng đồng hưởng lợi đã tham gia như thế nào trong Chương trình xây
dựng NTM trên địa bàn huyện? Các yếu tố nào ảnh hưởng tới sự tham gia? Và từ
đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của các nhóm cộng đồng
hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh
Ninh Bình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong
Chương trình xây dựng NTM, từ đó đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường sự tham gia của các nhóm cộng đồng hưởng lợi trên địa bàn huyện Nho
Quan, tỉnh Ninh Bình.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của
cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM.
- Đánh giá thực trạng và phân tích một số yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự
tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM trên địa
bàn huyện Nho Quan trong thời gian qua.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự tham gia của các
nhóm cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn
huyện Nho Quan trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là nghiên cứu sự tham gia của các
nhóm cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn
huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
3



1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung:
Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng
hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, nghiên cứu thực
trạng sự tham gia của các nhóm cộng đồng hưởng lợi, phân tích một số yếu tố cơ
bản ảnh hưởng đến sự tham gia, và đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm tăng
cường sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi góp phần xây dựng thành công mô
hình NTM trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi về không gian:
Nghiên cứu được tiến hành trên địa bàn huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
Phạm vi về thời gian:
- Đề tài thu thập các số liệu thứ cấp trong 3 năm từ 2012 - 2014, số liệu
điều tra sơ cấp trong năm gần đây nhất 2015 và các giải pháp được đề xuất với
định hướng đến năm 2020.
- Thời gian nghiên cứu: Từ 8/2014 - 8/2015.

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
HƯỞNG LỢI TRONG CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Chương trình xây dựng nông thôn mới
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương, NTM là khu vực
nông thôn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế
và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh
công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội
nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môi trường sinh thái

được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất tinh thần của người
dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Đảng cộng sản
Việt Nam, 2008).
Với tinh thần đó, NTM có năm nội dung cơ bản. Thứ nhất là nông thôn có
làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại. Hai là sản xuất bền vững, theo
hướng hàng hóa. Ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao. Bốn là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát triển. Năm
là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
Để xây dựng NTM với năm nội dung đó, ngày 16/04/2009, Thủ tướng
Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg, ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về
NTM bao gồm 19 tiêu chí và được chia thành 5 nhóm cụ thể. Bộ tiêu chí là căn
cứ để xây dựng nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM; chỉ
đạo thí điểm xây dựng mô hình NTM trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa; kiểm tra, đánh giá, công nhận xã, huyện, tỉnh đạt NTM.
Theo đó, các tiêu chí được chia thành 5 nhóm: Nhóm tiêu chí về quy hoạch;
hạ tầng KT - XH; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội - môi trường và hệ
thống chính trị. 19 tiêu chí bao gồm: Quy hoạch và thực hiện quy hoạch, giao thông,
thủy lợi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện, nhà ở
5


dân cư, thu nhập bình quân đầu người/năm, tỷ lệ hộ nghèo, cơ cấu lao động, hình
thức tổ chức sản xuất, giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường, hệ thống tổ chức chính trị
xã hội vững mạnh và an ninh, trật tự xã hội.
Trong đó, Bộ tiêu chí đưa ra chỉ tiêu chung cho cả nước và các chỉ tiêu cụ
thể theo từng vùng: Trung du miền núi phía Bắc, Đồng bằng sông Hồng, Bắc
Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng
sông Cửu Long.
Mỗi tiêu chí trong 19 tiêu chí đều được quy định mức chỉ tiêu cụ thể đối
với từng xã trong từng vùng để được công nhận là xã NTM. Và một huyện được

công nhận là huyện NTM thì phải có 75% số xã trong huyện đạt NTM, đối với tỉnh
phải có 80% số huyện trong tỉnh đạt NTM thì tỉnh đó đạt NTM (Chính phủ, 2009).
Dựa trên Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng NTM, ngày 04/06/2010, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 800 QĐ/TTg về Phê duyệt Chương trình
mục tiêu Quốc gia về NTM giai đoạn 2010 - 2020. Theo đó, Chương trình gồm
11 nội dung chính: Quy hoạch xây dựng NTM; phát triển hạ tầng KT - XH;
chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập; giảm nghèo và an sinh
xã hội; phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn; xây dựng đời sống
văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn; cấp nước sạch và vệ sinh môi
trường nông thôn; nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể
chính trị - xã hội trên địa bàn; giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thôn. Mục
tiêu, những yêu cầu chi tiết của từng nội dung được quy định cụ thể trong Quyết
định (Chính phủ, 2010).
Ngoài ra, Quyết định còn quy định cụ thể về nguồn vốn và huy động vốn,
các giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình. Trong đó, Quyết định đã quy
định cụ thể nguồn vốn huy động từ cộng đồng là 10%. Mục tiêu chính là để
chỉnh trang, sửa sang các công trình, đầu tư sản xuất của chính họ trên đất của họ,
trong đó một số ít cũng tham gia vào các công trình công cộng. Cũng có nơi huy
động ngày công, có nơi hiến đất, cũng có nơi đóng tiền.

6


Như vậy, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM đã xác định
mục tiêu cuối cùng là vì lợi ích của cộng đồng dân cư nông thôn, và chính họ
cũng sẽ là chủ thể chính trong công cuộc xây dựng NTM tại cấp cơ sở. Vì thế,
trong quá trình triển khai Chương trình, cần nhất quán thực hiện cơ chế dân chủ ở
nông thôn. Tạo mọi điều kiện để huy động, thu hút các chủ thể cộng đồng khu
vực nông thôn tham gia tích cực trong mọi quá trình: quy hoạch, thiết kế, triển
khai thực hiện, quản lý, điều hành các chương trình, dự án.

Sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong xây dựng NTM được đánh
giá là một trong những yếu tố cơ bản, là chìa khóa vàng để huy động nguồn lực,
phát huy nội lực nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
2.1.1.2 Cộng đồng hưởng lợi
Cho đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu về cộng đồng trên thế giới theo
các cách tiếp cận khác nhau đưa ra những khái niệm khác nhau. Từ điển Bách
khoa Wikipedia cho biết đến giữa thập niên 50 của thế kỷ trước đã có 94 định
nghĩa khác nhau về cộng đồng đã được đưa ra (Phạm Hồng Tung, 2009). Cụ thể:
Người đặt nền móng đầu tiên cho các lý thuyết xã hội về cộng đồng là nhà
xã hội học người Đức Ferdinand Toennies. Trong cuốn “cộng đồng và hiệp hội”
(Gemainschaft und Gesellschaft) Toennies cho rằng cộng đồng là một thực thể xã
hội có độ gắn kết và bền vững hơn hiệp hội, được đặc trưng bởi sự đồng thuận về
ý chí của các thành viên trong cộng đồng (Toennies, 1887). Định nghĩa này cho
thấy cộng đồng bản chất là một nhóm xã hội trong đó các thành viên gắn kết chặt
chẽ với nhau và cùng có chung một ý chí. Tính xã hội của cộng đồng được thể
hiện ở khía cạnh các thành viên trong cộng đồng có mối liên hệ xã hội với nhau
(hàng xóm láng giềng, họ tộc (Phan Vũ Tuyết Mai, 2012).
Theo Gustav A. Lundquist và Thomas Nixon Carver (1927) cộng đồng là
một nhóm người sống cùng một nơi và làm việc cùng nhau để đạt được mục tiêu
chung. Nơi cộng đồng sinh sống là một khu vực xác định, có ranh giới, đủ gần để
các thành viên trong cộng đồng có thể giao tiếp và phối hợp làm việc với nhau dễ
dàng để đạt được mục tiêu chung. Việc theo đuổi cùng một mục tiêu chung làm
cho các thành viên trong cộng gắn bó với nhau (Phan Vũ Tuyết Mai, 2012).
7


Cộng đồng một đơn vị quần cư nhỏ, là cấu trúc xã hội đồng nhất, có
chung một mục đích và quy tắc (Arunagrawal và Clack C. Gibson (1999). Cộng
đồng thường có quy mô nhỏ cả về dân số lẫn không gian sống. Cộng đồng
thường trong phạm vi một làng, sự gần gũi như vậy làm cho mọi người gắn bó

với nhau. Tính đồng nhất của cộng đồng có thể là sự giống nhau về ngôn ngữ,
phong tục tập quán, tín ngưỡng, dân tộc. Sự giống nhau này là yếu tố gắn kết các
thành viên trong cộng đồng, làm họ xích lại gần nhau hơn, luôn giúp đỡ và hỗ trợ
lẫn nhau (Phan Vũ Tuyết Mai, 2012).
Ở Việt Nam, có nhiều tài liệu đưa ra khái niệm “cộng đồng”. Từ điển
tiếng Việt, Viện ngôn ngữ học, 1992 giải thích: “cộng đồng là toàn thể những
người sống thành một xã hội, nói chung có những điểm giống nhau, gắn bó thành
một khối”. Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 1999 giải
thích: “cộng đồng là tập hợp những người có những điểm giống nhau làm thành
một khối như một xã hội”.
Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang (2000) cộng đồng là một thực
thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người
cùng chia sẻ và chịu ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lâp
thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên.
Dù tiếp cận trên những phương diện khác nhau, dựa trên những lý thuyết
khoa học khác nhau, nhưng tựu chung lại, có thể coi những dấu hiệu cốt yếu nhất
sau đây để nhận biết hay định nghĩa một cộng đồng (Phạm Hồng Tung, 2009):
- Cộng đồng phải tập hợp số đông người;
- Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc, bản thể riêng;
- Các thành viên phải tự cảm thấy có sự gắn kết giữa các cộng đồng và
giữa các thành viên với nhau;
- Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết của cộng
đồng, nhưng quan trọng là sự thống nhất về ý chí và chia sẻ về tình cảm tạo nên ý
thức của cộng đồng;
- Mỗi cộng đồng sẽ có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng
và có những quy tắc, chế định và hoạt động và ứng xử chung của cộng đồng.
8


Trên thực tế, không có một cộng đồng thuần chất. Trong một cộng đồng

có thể bao gồm cả những người giàu, người nghèo từ các giai tầng xã hội khác
nhau, có trình độ kiến thức và nhu cầu cụ thể khác nhau, nhưng có cùng mối
quan tâm và lợi ích chung. Mặt khác, một cá nhân có thể đồng thời thuộc về vài
cộng đồng tại cùng một thời điểm do bản thân họ có nhiều mối quan tâm, nhiều sở
thích và chia sẻ lợi ích với nhiều nhóm người khác nhau; trong một cộng đồng số
thành viên thường có xu hướng biến đổi. Cộng đồng nông thôn gắn kết với nhau
trên cơ sở tình làng nghĩa xóm truyền thống và quan hệ trong nội bộ dòng tộc.
Cộng đồng hưởng lợi được hiểu là một cộng đồng, mà những người trong
cộng đồng đó là đối tượng được hưởng lợi từ một Chương trình hay một dự án
nào đó trong một phạm vi thời gian và không gian nhất định.
Đối tượng hưởng lợi là những người được dự án tác động đến khi triển
khai. Đối tượng này có thể là gián tiếp hoặc trực tiếp và thay đổi theo từng dự án:
Có thể là nhóm người trong xã hội hay cộng đồng.
2.1.1.3 Sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM
Tham gia - Participation được dịch thành 2 từ tham dự và tham gia. Trong
đó, tham dự là tham gia ở mức thấp còn tham gia là tham dự ở mức cao. Và
phương pháp luận tham gia là phương pháp luận đi từ dưới lên tức là đi từ người
dân và trở thành khoa học (Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, 2000).
Hai tác giả Cohen và Uphoff (1979) cho rằng: “liên quan đến phát triển
nông thôn, sự tham gia bao gồm sự liên quan của người dân vào quá trình ra
quyết định, vào việc thực hiện các chương trình, sự chia sẻ lợi ích có được từ
chương trình phát triển; và/hoặc các cố gắng để đánh giá những chương trình như
vậy” (Bùi Minh Tân,2013).
Theo Clanrence Shubert, “Sự tham gia của cộng đồng” là quá trình trong
đó các nhóm dân cư của cộng đồng tác động vào quá trình quy hoạch, thực hiện,
quản lý sử dụng hoặc duy trì một dịch vụ, trang thiết bị hay phạm vi hoạt động.
Các hoạt động cá nhân không có tổ chức sẽ không được coi là sự tham gia của
cộng đồng (Bùi Minh Tân,2013).

9



Sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi là đảm bảo cho những người chịu
ảnh hưởng của chương trình được tham gia vào việc quyết định chương trình, là
tìm cách và huy động các nguồn lực của cộng đồng, qua đó để tăng lợi ích cho
cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho
nhà nước.
Sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM
là quá trình trong đó các thành viên trong cộng đồng hưởng lợi có sự tác động,
tham gia, đóng góp vào quá trình xây dựng NTM tại địa phương. Sự tham gia là
phương tiện hữu hiệu để huy động nguồn lực, tài nguyên địa phương, tổ chức và
tận dụng năng lực, sự khôn ngoan, tính sáng tạo của cộng đồng dân cư vào các
hoạt động xây dựng NTM. Trong nghiên cứu phát triển tham gia ở vùng nông
thôn Nigeria, Okarfo (1997) nhận thấy 4 lĩnh vực tham gia là: (1) tham gia vào
cuộc họp của dự án, (2) tham gia vào việc ra quyết định, (3) tham gia vào việc
đóng góp vốn, (4) tham gia vào việc giám sát (Bùi Minh Tân,2013).
2.1.2 Vai trò sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong Chương trình xây
dựng NTM
Xây dựng NTM là một chương trình lớn thể hiện sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước đối với khu vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tuy nhiên, nó
cũng là một quá trình khó khăn và lâu dài cần có sự chung tay, góp sức của mọi
thành phần, tổ chức KT - XH, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi,
đối tượng thụ hưởng chính của Chương trình. Vì thế sự tham gia của cộng đồng
hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM có vai trò vô cùng quan trọng,
quyết định sự thành công và đạt được mục tiêu đề ra của Chương trình. Họ biết
rõ nhất những khó khăn, nhu cầu của mình đồng thời sự cam kết của họ mang
tính chất sống còn(nếu như họ không ủng hộ một kế hoạch nào, kế hoạch đó sẽ
không thực hiện được).
Thứ nhất, sự tham gia giúp phát huy được nội lực cộng đồng trong việc
huy động nguồn lực: nhân lực, trí lực, vật lực tham gia trong quá trình xây dựng

NTM tại địa phương. Cộng đồng hưởng lợi trên địa bàn là đối tượng quản lý trực
tiếp các nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương,… mà
10


quá trình phát triển phải dựa vào đó. Ngoài ra, kỹ năng, yếu tố truyền thống, kiến
thức và năng lực của họ chính là tiềm năng chính để phát triển. Trong điều kiện
nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước cho phát triển khu vực nông thôn còn hạn chế, thì
sự đóng góp của các nhóm cộng đồng là vô cùng cần thiết, giảm bớt gánh nặng
cho ngân sách nhà nước (Bùi Minh Tân,2013); (Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
Thứ hai, do được tham gia vào các hoạt động xây dựng NTM nên sẽ khơi
dậy niềm tin của các cộng đồng hưởng lợi. Nó sẽ có tác động trong việc đổi
mới tư duy và nâng cao năng lực của người dân và các cộng đồng địa phương,
từ đó tạo ra động lực để họ có thể đứng ra làm chủ việc phát triển kinh tế, xã
hội và môi trường trên địa bàn. Đồng thời, nó giúp phát huy được tính của cộng
đồng trong việc đoàn kết, chung tay góp sức thực hiện các nội dung. Từ đó, các
hoạt động trong Chương trình được thực hiện dễ dàng, hiệu quả và có tính bền
vững cao (Bùi Minh Tân,2013);(Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
Thứ ba, khi có sự tham gia, nó sẽ gắn trách nhiệm của cộng đồng với các
hoạt động mà họ tham gia. Và vì thế người dân và cán bộ cơ sở sẽ có trách nhiệm
và nhiệt tình hơn. Họ sẽ làm chủ được các hoạt động phát triển. Đồng thời, người
dân có điều kiện giám sát việc thực hiện, giảm thiểu việc sử dụng sai mục đích ở
các cấp khác nhau (Bùi Minh Tân,2013);(Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
2.1.3 Nội dung nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong
Chương trình xây dựng NTM
2.1.3.1 Các tiêu chí đánh giá sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi
Sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi vào Chương trình xây dựng NTM
được coi như nhân tố quan trọng, quyết định sự thành bại của việc áp dụng phương
pháp tiếp cận phát triển dựa vào nội lực và do cộng đồng làm chủ trong xây dựng
NTM. Do vậy trong quá trình xây dựng NTM cần quan tâm đến công tác huy động

nguồn lực, nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình xây dựng và phát
triển NTM. Khi xem xét quá trình tham gia của cộng đồng trong các hoạt động
xây dựng NTM, ta đánh giá qua các tiêu chí “Dân biết, dân bàn, dân đóng góp,
dân làm, dân kiểm tra, dân quản lý và dân hưởng lợi”. Những tiêu chí này toàn
phù hợp với quan điểm của Đảng ta “lấy dân làm gốc”. Các nội dung đánh giá sự
11


tham gia của cộng đồng trong Chương trình xây dựng NTM được xây dựng dựa
trên các tiêu chí sau:
- Dân biết: Dân biết là tiêu chí đầu tiên đo lường sự tham gia của cộng
đồng hưởng lợi trong Chương trình xây dựng NTM. Để xây dựng thành công,
trước hết người dân phải biết, hiểu và nắm được thông tin về các nội dung
Chương trình xây dựng NTM, về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của họ
trong quá trình xây dựng tại địa phương. Những hiểu biết của người dân về
những kiến thức bản địa cộng với sự hiểu biết trên, người dân sẽ tích cực tham
gia đóng góp vào Chương trình hơn (Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
- Dân bàn: Người dân trong cộng đồng hưởng lợi được quyền tham gia
vào Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn bằng cách tham gia các cuộc họp,
đóng góp ý kiến liên quan đến việc lập kế hoạch phát triển thôn, kế hoạch phát
triển sản xuất, đầu tư xây dựng công trình phúc lợi công cộng, các giải pháp thiết
kế, phương thức khai thác công trình, tổ chức quản lý công trình, các mức đóng
góp và các định mức chi tiêu từ các nguồn thu, phương thức quản lý tài chính
trong nội bộ cộng đồng,…(Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
- Dân đóng góp: Đây là tiêu chí đánh giá mức độ đóng góp của cộng đồng
không chỉ ở phạm trù vật chất mà còn về tinh thần. Khi đã nắm bắt đầy đủ các
thông tin về các nội dung trong Chương trình xây dựng NTM và thông suốt tư
tưởng, người dân tích cực tham gia đóng góp tiền của, công lao động, vật tư tại chỗ
và cả trí tuệ để xây dựng làng, xã văn minh, giàu đẹp (Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
- Dân làm: Tiêu chí này thể hiện sự tham gia lao động trực tiếp của cộng

đồng trong các hoạt động xây dựng NTM ở địa phương. Người dân không chỉ
đóng góp mà họ còn trực tiếp tham gia lao động thi công công trình như xây
dựng đường giao thông nông thôn, quản lý và duy tu bảo dưỡng; tham gia tiến
hành triển khai các mô hình sản xuất kinh doanh,...(Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
- Dân kiểm tra: Cộng đồng tham gia kiểm tra, giám sát mọi hoạt động,
mọi quá trình triển khai Chương trình thể hiện quy chế dân chủ ở nông thôn.
Ở những công trình có nhiều bên tham gia, sự kiểm tra, giám sát của cộng
đồng hưởng lợi có tác động tích cực trực tiếp đến chất lượng công trình và
12


tính minh bạch trong việc sử dụng các nguồn lực của Nhà nước và của người
dân vào xây dựng, quản lý và vận hành công trình. Việc kiểm tra có thể được
tiến hành ở tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư trên các khía cạnh kỹ
thuật cũng như tài chính (Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
- Dân quản lý: Đó là các thành quả của các hoạt động mà người dân đã
tham gia; các công trình sau khi xây dựng xong cần được quản lý trực tiếp của
một tổ chức do nông dân hưởng lợi lập ra để tránh tình trạng không rõ ràng về
chủ sở hữu công trình. Việc tổ chức của người dân tham gia duy tu, bảo dưỡng
công trình nhằm nâng cao tuổi thọ và phát huy tối đa hiệu quả trong việc sử dụng
công trình (Nguyễn Văn Hiệu, 2011).
Cuối cùng, cộng đồng dân cư là những người được hưởng lợi trực tiếp từ
các hoạt động của Chương trình mang lại như năng suất cây trồng tăng lên do
thực hiện thâm canh, tăng vụ, áp dụng các giống mới, các kỹ thuật tiên tiến,
phòng trừ dịch bệnh, từ đó đời sống vật chất của người dân cũng dần được cải
thiện do tăng thu nhập; đời sống văn hóa tinh thần cũng không ngừng tăng lên do
được đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động này.
2.1.3.2 Nội dung sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi
Dựa trên các tiêu chí đánh giá sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi trong
Chương trình xây dựng NTM, nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng bao gồm

các nội dung sau:
(1) Tham gia các cuộc họp, bàn bạc, đóng góp ý kiến
Thực hiện triệt để quy chế dân chủ ở nông thôn, người dân trong các cộng
đồng hưởng lợi được tham gia vào mọi quá trình của Chương trình xây dựng
NTM ở địa phương. Đó là việc bàn bạc, đóng góp ý kiến trong các buổi họp để
triển khai các nội dung của Chương trình như: Bầu ban phát triển (BPT) thôn, ban
giám sát (BGS) cộng đồng,…
- Như vậy, thông qua hoạt động này, cộng đồng đã chủ động xây dựng kế
hoạch phát triển cho chính nhu cầu mà mình quan tâm. Từ đó sẽ khích lệ lòng
dân, tham gia nhiệt tình vào công cuộc xây dựng thôn xóm ngày một giàu đẹp.
(Bùi Minh Tân, 2013); (Dương Thị Thủy, 2012).
13


(2) Tham gia việc ra quyết định
Từ việc tham gia các cuộc họp, bàn bạc, đóng góp ý kiến, người dân sẽ lập
được kế hoạch phát triển riêng cho cộng đồng của mình. Trong đó, tùy thuộc vào
điều kiện của từng cộng đồng mà họ sẽ sắp xếp những nhu cầu và các hoạt động
theo thứ tự ưu tiên. Từ đó, họ sẽ quyết định thực hiện hoạt động nào trước, hoạt
động nào sau và thực hiện như thế nào cho phù hợp.
- Mặt khác, cộng đồng còn tham gia quyết định vào các hoạt động kinh tế
như: xây dựng “mỗi làng một nghề”, phát triển và nâng cao hơn các ngành nghề
truyền thống của địa phương, hay quyết định nên sản xuất các mô hình kinh tế
nào,… từ những hoạt động này góp phần làm nâng cao thu nhập và phát triển
kinh tế của địa phương, tạo ra những khác biệt trong phát triển các ngành nghề,
những thay đổi này tác động tới những tiêu chí về quy hoạch, về hạ tầng KT XH, về kinh tế và tổ chức sản xuất (Bùi Minh Tân, 2013); (Dương Thị Thủy,
2012).
(3) Tham gia đóng góp nguồn lực
Trong các hoạt động của Chương trình xây dựng NTM, cộng đồng hưởng
lợi còn có vai trò rất quan trọng trong việc tham gia đóng góp tài sản tài chính,

vật tư tại chỗ, trí tuệ, công lao động,… Việc người dân đóng góp cho các hoạt
động xây dựng NTM dựa trên tinh thần tự nguyện. Việc triển khai cũng như yêu
cầu đối với việc huy động khả năng góp vốn, góp sức của dân đều được lấy ý
kiến trực tiếp từ các hộ gia đình. Đóng góp ở mức độ nào phụ thuộc vào khả
năng kinh tế và điều kiện của từng cộng đồng.
- Ngoài việc góp vốn, cộng đồng hưởng lợi còn trực tiếp bỏ công, bỏ sức
lao động trực tiếp tham gia xây dựng các hạng mục như: xây dựng đường giao
thông nông thôn, thu gom rác thải, tu sửa các công trình thủy lợi, kênh mương,…
Hình thức này cũng làm nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời đây là hình
thức mà thu hút được sự tham gia của nhóm cộng đồng dân cư có thu nhập thấp
mà không thể đóng góp được về mặt tài chính. Điều đó sẽ tạo ra sự đồng thuận
cao hơn, nâng cao tinh thần đoàn kết và trách nhiệm trong các hoạt động (Bùi
Minh Tân, 2013); (Dương Thị Thủy, 2012).
14


(4) Tham gia triển khai thực hiện
-

Tham gia thực hiện các hoạt động của Chương trình tại địa phương

được thể hiện ở nhiều khía cạnh. Sau khi họp, bàn bạc và đi đến thống nhất cuối
cùng về kế hoạch thực hiện, người dân sẽ là đối tượng trực tiếp thực hiện triển
khai các hoạt động đó như: Tiến hành đóng góp, ủng hộ vật tư, tài chính; trực
tiếp tham gia làm đường, nạo vét kênh mương,…chủ động tu sữa nhà cửa, các
công trình cá nhân; hay tham gia các lớp tập huấn đào tạo ứng dụng kỹ thuật
trong mô hình sản xuất mới,… Việc trực tiếp tham gia thực hiện đảm bảo tính
minh bạch của Chương trình và thể hiện sự làm chủ của cộng đồng (Bùi Minh
Tân, 2013), (Dương Thị Thủy, 2012).
(5)Tham gia giám sát, kiểm tra và đánh giá và bảo dưỡng công trình

Cộng đồng hưởng lợi tham gia giám sát, kiểm tra và đánh giá các hoạt
động của địa phương trong khuôn khổ kế hoạch đã được xây dựng từ trước. Tuy
nhiên, cách thức mà mỗi cộng đồng lựa chọn trong việc giám sát, kiểm tra, duy tu
bảo dưỡng công trình là không giống nhau. Mỗi cộng đồng có thể sẽ đứng ra đảm
nhận giám sát, kiểm tra từng khâu của các hoạt động.
- Tổng kết cuối năm, mỗi cộng đồng sẽ tổ chức các cuộc họp để đánh giá
các hoạt động đã thực hiện, có được diễn ra theo đúng kế hoạch không, các vấn
đề khác liên khác. Từ đó có thể đưa ra các kinh nghiệm cho các hoạt động khác
sẽ được thực hiện theo mục tiêu trong những năm sau (Bùi Minh Tân, 2013);
(Dương Thị Thủy, 2012).
2.1.4 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng hưởng lợi
trong Chương trình xây dựng NTM
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia, trong đó việc nắm bắt được
các yếu tố và mức độ ảnh hưởng cho phép ta có thể tăng cường các yếu tố hỗ trợ sự
tham gia hay có thể hạn chế các yếu tố không hỗ trợ cho sự tham gia của cộng đồng.
2.1.4.1 Đặc điểm của cộng đồng
Yếu tố bên trong ở đây được thể hiện thông qua các đặc điểm của cộng
đồng về kinh tế, tính của cộng đồng, tổ chức của cộng đồng, trình độ văn hóa,
năng lực chuyên môn của các thành viên trong cộng đồng. Cụ thể:
15


- Nếu như các thành viên trong cộng đồng có điều kiện kinh tế tốt, thì họ
sẽ tích cực tham gia hơn trong việc triển khai thực hiện các hoạt động xây dựng
NTM tại địa phương và ngược lại.
- Tính của cộng đồng là ý thức và tình cảm gắn bó giữa các thành viên
trong cộng đồng. Ý thức của cộng đồng được thể hiện bằng việc tự nguyện tham
gia vào các hoạt động của tập thể cộng đồng. Một cộng đồng mà giữa các thành
viên có sự đoàn kết, gắn bó và có tinh thần tập thể thì chắc chắn mức độ tham
gia, đóng góp xây dựng NTM sẽ cao hơn so với những cộng đồng khác.

- Tổ chức của cộng đồng: Các đặc điểm về chính trị và tổ chức của cộng
đồng ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia của các thành viên trong các hoạt động
xây dựng NTM. Nói chung người lãnh đạo cộng đồng là do dân bầu, đó là
người có vai trò quan trọng trong quản lý cộng đồng và huy động các nguồn lực
để xây dựng NTM. Chính vì thế, một cộng đồng mà được tổ chức tốt, thì mọi
việc của địa phương sẽ được thực hiện một cách dễ dàng, thống nhất và mang
lại hiệu quả cao.
- Điều kiện về trình độ học vấn, năng lực chuyên môn của các thành viên
trong cộng đồng ảnh hưởng không nhỏ đến sự tham gia của họ trong chương
trình xây dựng NTM của địa phương. Nếu như các thành viên trong cộng đồng
có trình độ học vấn và năng lực chuyên môn cao, am hiểu các vấn đề xã hội thì
nhận thức của họ về vấn đề sẽ đúng và sâu sắc hơn, từ đó họ sẽ tham gia nhiệt
tình và có những đóng góp to lớn trong quá trình xây dựng NTM tại địa phương
(Dương Thị Thủy, 2012).
2.1.4.2 Việc thực hiện quy chế dân chủ tại địa phương
- Việc thực hiện quy chế dân chủ tại địa phương trong việc thực hiện triển
khai các nội dung xây dựng NTM có một ảnh hưởng rất lớn tới sự tham gia của
các cộng đồng hưởng lợi. Nếu như địa phương nào thực hiện nhất quán nguyên
tắc dân chủ, huy động tối đa sự tham gia và coi trọng ý kiến của các cá nhân trong
quá trình xây dựng NTM thì sẽ phát huy được mạnh mẽ tinh thần tham gia của mọi
tầng lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt là sự tham gia của cộng đồng người dân sinh
sống tại địa phương (Bùi Minh Tân, 2013); (Dương Thị Thủy, 2012).
16


2.1.4.3 Công tác thông tin, tuyên truyền của địa phương
Việc phổ biến các chính sách về NTM được thực hiện từ Trung ương đến
địa phương nhằm đạt được sự thống nhất trong nội dung thông tin tuyên truyền.
Khi chính sách được ban hành xuống cơ sở, trách nhiệm của cán bộ các cấp cần
phải nắm rõ được nội dung trong văn bản chính sách để phối hợp cùng với các tổ

chức và đoàn thể ở địa phương triển khai thực hiện một cách hiệu quả.
Việc phổ biến chính sách có thể thực hiện thông qua các kênh thông tin
như: loa, đài, báo, tờ rơi, bảng thông báo, hội nghị, hội thảo, họp thôn, xóm…
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền sẽ góp phần hoàn thiện nhận thức,
hiểu biết của các thành viên cộng đồng hưởng lợi về các nội dung trong xây dựng
NTM, từ đó họ sẽ có sự tham gia, đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng
NTM của địa phương (Dương Thị Thủy, 2012).
2.1.4.4 Năng lực, trình độ của cán bộ chuyên trách của địa phương
- Cán bộ các cấp, đặc biệt cấp địa phương là người trực tiếp chỉ đạo,
hướng dẫn việc thực hiện chính sách NTM, là người trực tiếp triển khai các
chương trình, hoạt động trong xây dựng NTM đến người dân. Vì vậy khả năng,
trình độ chuyên môn của họ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc
nhận thức của người dân. Vì vậy, chính họ trước hết cũng phải nhận thức một
cách đầy đủ, toàn diện về những nội dung xây dựng NTM, từ đó thì mới triển
khai, phổ biến, hướng dẫn cho người dân hiểu và làm đúng theo mục tiêu của
chương trình đã đề ra. Trình độ, năng lực của các cán bộ càng cao thì việc thực
hiện triển khai chương trình càng thuận lợi. Trình độ của các cán bộ không chỉ là
trình độ kỹ thuật mà cần cả kiến thức thực tế, sự nhiệt tình, năng động để nắm bắt
được những quy luật, xu hướng, biến động của sự vật, hiện tượng (Bùi Minh Tân,
2013); (Dương Thị Thủy, 2012).
2.1.4.5 Cơ chế chính sách triển khai xây dựng NTM tại địa phương
Việc triển khai xây dựng NTM ngoài những văn bản quy định của cấp trên
thì tùy vào từng điều kiện, hoàn cảnh của mỗi địa phương mà xây dựng những cơ
chế, chính sách xây dựng NTM khác nhau. Việc xây dựng những cơ chế, chính
sách cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của mỗi địa phương sẽ giúp cho công cuộc

17


xây dựng NTM diễn ra suôn sẻ đồng thời huy động được nguồn lực từ mọi thành

phần kinh tế trong xã hội (Bùi Minh Tân, 2013).
2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Kinh nghiệm Quốc tế về sự tham gia của cộng trong phát triển nông thôn
2.2.1.1 Kinh nghiệm tại Hàn Quốc: “Phong trào đổi mới nông thôn”
Hàn Quốc vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX là một nước nghèo sau chiến
tranh, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, không đủ lương thực và phần
lớn người dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp nhưng hạn
hán và lũ lụt thường xuyên xảy ra khắp đất nước. Xã hội Hàn Quốc thời đó như
nhận xét của người trong cuộc là “một xã hội thờ ơ, hỗn độn và vô vọng”
(Trường Cao đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, 2010).
Xuất phát từ bối cảnh chung của đất nước và nhận ra rằng viện trợ của
Chính phủ cũng là vô nghĩa nếu người dân không nghĩ cách tự cứu lấy mình.
Hơn thế nữa, khuyến khích người dân tự hợp tác và giúp đỡ nhau là điểm mấu
chốt để phát triển nông thôn. Ngày 22/4/1970 Tổng thống Park Chung Hy đã
phát động phong trào “Saemaulundong”. Vì phong trào bắt đầu từ nông thôn nên
“Saemaulundong” được hiểu là “Phong trào đổi mới nông thôn” (Trường Cao
đẳng Nông nghiệp Nam Bộ, 2010).
Phong trào Saemauludong (SU) không đơn thuần là một kế hoạch hành
động mà còn là cả một cuộc cải tổ về ý thức dựa trên tinh thần của tất cả các
thành viên trong xã hội. Chính vì thế, ngay từ đầu Chính phủ đã tuyên truyền cho
người dân ý thức “nhất định phải làm”, “đã làm là được”, “tất cả đều có thể làm
được”. Và nêu cao tinh thần cốt lõi chính của phong trào mới là: Thay đổi tư duy,
phát huy nội lực của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển
sản xuất để tăng thu nhập cho nông dân; phát huy dân chủ để phát triển nông
thôn; phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng (Trường Cao đẳng Nông
nghiệp Nam Bộ, 2010).
Nhờ có sự tham gia của mọi thành viên trong xã hội, Chương trình SU đã
làm thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn. Theo báo cáo của một chuyên gia kinh
tế Hàn Quốc, trong vòng 10 năm triển khai “Saemaulundong” từ 1971-1980,

18


×