Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

đánh giá hiệu quả sử dụng thóc và gạo lật trong chăn nuôi lợn thịt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (604.21 KB, 67 trang )

MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các kí hiệu và chữ viết tắt các chữ

v

Danh mục bảng

vi

Danh mục biểu đồ

vii

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1



Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài

2

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

4

2.1

Một vài nét về tình hình sản xuất lúa gạo ở việt nam và trên thế giới

4

2.2

Giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật và các sản phẩm khác

5

2.3

Một số hạn chế trong sử sụng thóc làm thức ăn chăn nuôi


13

2.4

Nhu cầu dinh dưỡng của lợn nuôi thịt

14

2.5

Đặc điểm sinh trưởng của lợn thịt

17

2.5.1

Đặc điểm sinh trưởng

17

2.5.2

Những chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng

18

2.6

Tình hình nghiên cứu sử dụng thóc và sản phẩm từ thóc làm thức ăn chăn

nuôi lợn

19

2.6.1

Tình hình nghiên cứu trên thế giới

19

2.6.2

Tình hình nghiên cứu trong nước

21

PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU

22

3.1

Đối tượng nghiên cứu

22

3.2

Địa điểm và thời gian nghiên cứu


22

3.2.1

Địa điểm nghiên cứu

22

3.2.2

Thời gian nghiên cứu

22

3.3

Nội dung nghiên cứu

22

3.4

Phương pháp nghiên cứu

23

iii



3.4.1

Thí nghiệm 1: Khảo sát hiệu quả sử dụng thóc

23

3.4.2

Thí nghiệm 2: Khảo sát hiệu quả sử dụng gạo lật

26

3.4.3

Chuẩn bị gia súc thí nghiệm

29

3.4.4

Khẩu phần thức ăn, chế độ nuôi dưỡng và tiêu chuẩn thức ăn

29

3.4.5

Các chỉ tiêu theo dõi lợn thí nghiệm và phương pháp thu thập số liệu

29


3.4.6

Các phương pháp phân tích hóa học và xác định giá trị năng lượng

31

3.4.7

Phương pháp xử lý số liệu

32

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1

33

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu thức ăn thí
nghiệm

33

4.1.1

Thành phần hóa học của ngô, thóc và gạo lật

33

4.1.2


Giá trị năng lượng của ngô, thóc và gạo lật khảo sát trên lợn

34

4.2

Thí nghiệm sử dụng thóc thay thế ngô trong khẩu phần ăn của lợn nuôi thịt

35

4.2.1

Khả năng sinh trưởng và thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm

35

4.2.2

Sinh trưởng tuyệt đối của lợn thí nghiệm

38

4.2.3

Tỷ lệ mắc tiêu chảy và tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn thí nghiệm

41

4.2.4


Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho tăng khối lượng của lợn thí nghiệm

42

4.3

Thí nghiệm sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần ăn của lợn nuôi thịt

47

4.3.1

Khối lượng và khả năng thu nhận thức ăn của lợn thí nghiệm

47

4.3.2

Sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn thí nghiệm

50

4.3.4

Tiêu tốn và chi phí thức ăn cho tăng khối lượng của lợn thí nghiệm

54

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


58

5.1

Kết luận

58

5.2

Kiến nghị

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

iv


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CÁC CHỮ

VCK

Vật chất khô

GE

Năng lượng thô


DE

Năng lượng tiêu hoá

ME

Năng lượng trao đổi

NE

Năng lượng thuần

NL

Năng lượng

TN

Thí nghiệm

Ca

Canxi

P

Photpho

TCVN


Tiêu chuẩn Việt Nam



Giai đoạn

KP

Khẩu phần

v


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật và ngô

7

2.2

Thành phần hóa học của ngô và gạo lật


8

2.3

Thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo lật, ngô và lúa mì

9

2.4

Thành phần axit béo của ngô và gạo lật

10

2.5

Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của thóc, gạo lật và ngô

11

2.6

Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho lợn

15

2.7

Nhu cầu dinh dưỡng của lợn theo tài liệu của NRC 1998


16

3.1

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1

23

3.2

Khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm 1

24

3.3

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần trong thí
nghiệm 1

25

3.4

Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2

26

3.5


Khẩu phần ăn cho lợn thí nghiệm 2

27

3.6

Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các khẩu phần trong thí
nghiệm 2

28

4.1

Thành phần hóa học của ngô, thóc, gạo lật

33

4.2

Giá trị năng lượng của ngô, thóc và gạo lật khảo sát trên lợn

34

4.3

Khối lượng và khả năng thu nhận thức ăn của lợn trong thí nghiệm 1

35

4.4


Tăng khối lượng của đàn lợn trong thí nghiệm 1

39

4.5

Tỷ lệ mắc tiêu chảy và tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn trong thí nghiệm 1

42

4.6

Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn trong thí nghiệm 1

42

4.7

Khối lượng và khả năng thu nhận thức ăn của lợn trong thí nghiệm 2

48

4.8

Tăng khối lượng của đàn lợn trong thí nghiệm 2

51

4.9


Tỷ lệ mắc tiêu chảy và tỷ lệ sống của đàn lợn trong thí nghiệm 2

53

4.10

Tiêu tốn và chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của lợn trong thí nghiệm 2

54

vi


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Tên biểu đồ

TT

Trang

4.1

Khối lượng của đàn lợn thí nghiệm qua các giai đoạn trong thí nghiệm 1

36

4.2


Khả năng thu nhận thức ăn của đàn lợn qua các giai đoạn trong thí nghiệm 1

38

4.3

Sinh trưởng tuyệt đối của đàn lợn trong thí nghiệm 1

40

4.4

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn trong thí nghiệm 1

44

4.5

Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng qua các giai đoạn của đàn lợn trong thí
nghiệm 1

46

4.6

Khối lượng của đàn lợn thí nghiệm qua các giai đoạn trong thí nghiệm 2

49

4.7


Khả năng thu nhận thức ăn của đàn lợn qua các giai đoạn trong thí nghiệm 2

50

4.8

Tăng trưởng tuyệt đối của đàn lợn trong thí nghiệm 2

52

4.9

Tỷ lệ mắc tiêu chảy và tỷ lệ sống của đàn lợn trong thí nghiệm 2

54

4.10

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng lợn trong thí nghiệm 2

56

vii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Dùng cám để nuôi lợn vốn đã rất quen thuộc với người nông dân Việt

Nam từ hàng nghìn năm nay. Nhưng việc sử dụng thóc, gạo như một nguyên liệu
để sản xuất thức ăn cho lợn ở quy mô công nghiệp tại các nhà máy thức ăn chăn
nuôi lại rất ít được quan tâm. Lý do chủ yếu là các nguyên liệu thức ăn giàu năng
lượng khác như ngô, sắn, cám vẫn luôn sẵn có và duy trì giá ở mức thấp hơn so
với thóc và gạo lật tính trên một đơn vị năng lượng trao đổi. Tuy nhiên, trong
hơn một thập kỷ qua, giá các loại thức ăn giàu năng lượng không ngừng tăng cao
do một số nguyên liệu (ngô, lúa mỳ, sắn) được sử dụng để sản xuất cồn sinh học,
một số nước trồng lúa nước đã có những nghiên cứu sử dụng thóc, gạo làm thức
ăn chăn nuôi như Ấn Độ (Sikka, 2007); Trung Quốc (Wu et al.; 1986; Gao et al,
1993; He et al, 2000; Piao et al, 2002; Zhang et al, 2002); Bangladesh (Hossain
et al, 2011); Nhật Bản (Masakazu and Furuse, 2014). Việt Nam là một nước
nông nghiệp, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 tổng diện
tích gieo trồng lúa ước đạt hơn 7,8 triệu ha, giảm 96,8 ngàn ha so với năm 2013,
nhưng do năng suất đạt 57,4 tạ/ha, tăng 1,7 tạ/ha, nên sản lượng lúa cả nước đạt
44,84 triệu tấn, tăng 80,4 vạn tấn so với năm 2013, là nước có sản lượng gạo xuất
khẩu lớn thứ 2 thế giới. Tính đến hết tháng 12/2014, lượng xuất khẩu nhóm hàng
này là 5,96 triệu tấn, giảm 11% so với mức 6,71 triệu tấn của cả năm 2013. Tuy
nhiên, theo dự báo, viễn cảnh xuất khẩu gạo trong những năm tới của nước ta sẽ
rất ảm đạm vì nhiều lý do, trong đó việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu với giá
cạnh tranh của một số nước như Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan, Myanmar,
Campuchia là một nguyên nhân quan trọng. Xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn,
sản lượng lúa sản xuất trong nước dư thừa, giá lúa giảm, người trồng lúa lâm vào
cảnh thua lỗ. Bên cạnh đó, việc nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi vẫn
tiếp tục tăng cao, theo số liệu báo cáo của các đơn vị kiểm tra:10 tháng đầu năm
2014 lượng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi nhập khẩu tăng cao so với cùng kỳ
năm 2013, cụ thể: tổng lượng các loại nguyên liệu nhập khẩu là 9,6 triệu tấn giá
trị nhập khẩu 4,1 tỷ USD, trong đó nhóm thức ăn giàu năng lượng chiếm 4,8
triệu tấn, trị giá 1,2 tỷ USD, trong đó: ngô hạt 3,7 triệu tấn (trị giá 933 triệu

1



USD), cám mì 444 nghìn tấn (trị giá 79,5 triệu USD), cám gạo chiết ly 184
nghìn tấn (trị giá 34 triệu USD) để làm thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi,
2014). Sự bất ổn về giá của nguyên liệu thức ăn chăn nuôi chính là nguyên nhân
dẫn đến sự phát triển không bền vững của ngành sản xuất thúc ăn chăn nuôi của
nước ta. Ngành chăn nuôi của nước ta sẽ gặp vô vàn khó khăn nếu việc sản xuất
thức ăn chăn nuôi tiếp tục bị chi phối bởi nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Như
vậy, việc khai thác nguồn nguyên liệu trong nước để chủ động sản xuất thức ăn
chăn nuôi đang là một yêu cầu cấp thiết.
Tình hình đó đặt ra yêu cầu cấp bách cần có những nghiên cứu sử dụng
thóc, gạo làm thức ăn chăn nuôi nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu sẵn có,
giảm áp lực nhập khẩu. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát tỷ lệ sử
dụng thóc và gạo lật thích hợp trong khẩu phần (xét về khía cạnh sinh học) và
hiệu quả kinh tế của việc sử dụng thóc và gạo lật trong chăn nuôi lợn thịt. Đây
có thể sẽ là một giải pháp chiến lược. Tuy nhiên, cho đến nay, ở nước ta vẫn
chưa có nhiều nghiên cứu có tính hệ thống liên quan đến việc sử dụng thóc và
các sản phẩm từ thóc (gạo lật, tấm…) làm thức ăn chăn nuôi nói chung, cho lợn
nói riêng. Xuất phát từ vấn đề thực tế nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng thóc và gạo lật trong chăn nuôi lợn thịt”.
1.2. MỤC TIÊU VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
- Mục tiêu của đề tài
+ Đưa ra được khẩu phần thức ăn có tỷ lệ sử dụng thóc thay thế ngô tốt
nhất cho chăn nuôi lợn thịt;
+ Đưa ra được khẩu phần thức ăn có tỷ lệ sử dụng gạo lật thay thế ngô tốt
nhất cho chăn nuôi lợn thịt.
- Ý nghĩa của đề tài
+ Ý nghĩa khoa học:
Số liệu thu được của đề tài là tài liệu tham khảo cho việc sử dụng thóc và các
sản phẩm từ thóc để xây dựng các công thức thức ăn cho lợn thịt nuôi tại Việt Nam.

+ Ý nghĩa thực tiễn:
Dựa trên kết quả thu được của đề tài các cơ sở chăn nuôi sẽ xây dựng
được khẩu phần có tỷ lệ sử dụng thóc và gạo lật phù hợp cho lợn nuôi thịt để

2


mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Các cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi xây dựng được các khẩu phần thức
ăn có sử dụng thóc và gạo lật thích hợp cho chăn nuôi lợn thịt từ đó thay thế
một phần nguyên liệu ngô.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. MỘT VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LÚA GẠO Ở VIỆT NAM
VÀ TRÊN THẾ GIỚI
Lúa là cây trồng có truyền thống lịch sử lâu đời, hiện đang được canh tác
ở hơn 100 quốc gia trên thế giới với tổng diện tích trên 150 triệu ha, là nguồn
cung cấp lương thực chủ yếu cho một nửa dân số thế giới (OECD & FAO, 2004).
Châu Á là nơi sản xuất lúa chủ lực, chiếm 92% tổng sản lượng thóc toàn cầu, với
chín nước có sản lượng thóc lớn nhất thế giới (triệu tấn): Trung Quốc (186,5); Ấn
Độ (130,6); Indonesia (51,2); Bangladesh (36,6); Việt Nam (32,5); Thái Lan
(25,7); Myanmar (21,3); Philippine (12,6) và Nhật Bản (11,4) (FAO, 2004).
Về diện tích trồng lúa và sản lượng thóc sản xuất hàng năm, Việt Nam xếp
thứ năm, sau Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh. Nước ta có truyền
thống và kỹ thuật canh tác lúa nước tiên tiến, năng suất lúa (tấn/ha) ở nước ta chỉ
sau Nhật Bản, Trung Quốc và Indonesia. Theo USDA (2013), tổng diện tích lúa

3 vụ năm 2012 ở nước ta khoảng 7,7 triệu ha, sản lượng đạt 43,3 triệu tấn. Lúa
nước được canh tác ở hầu hết các vùng trong cả nước, nhưng diện tích và sản
lượng lớn nhất tập trung ở vùng đồng bằng sông Cửu Long với 4,2 triệu ha
(chiếm 54,5%) và 24,5 triệu tấn thóc (chiếm 56,6% sản lượng cả nước). Mặc dù
diện tích gieo trồng tăng không đáng kể, nhưng từ những năm 1990 đến nay, do
ứng dụng những tiến bộ mới về giống và kỹ thuật canh tác, năng suất liên tục
tăng (từ dưới 4 tấn/ha trong những năm 1990 đến xấp xỉ 6 tấn/ha trong thập kỷ
đầu của thế kỷ 21), nhờ đó mà sản lượng thóc cũng liên tục tăng (bình quân
3,7%/năm) và đưa nước ta từ một nước khủng hoảng thiếu về lương thực (những
năm 1980 của thế kỷ trước) đến địa vị một nước có sản lượng gạo xuất khẩu lớn
thứ 2 trên thế giới.
Năng suất tăng, sản lượng tăng, nhưng sức tiêu thụ thóc gạo của người
dân Việt Nam trong những năm gần đây không những không tăng mà có xu
hướng giảm, mặc dù dân số nước ta vẫn không ngừng tăng. Theo thống kê, mức
tiêu thụ thóc ở nước ta năm 2000 là 142 kg/đầu người; năm 2005 là 136 kg; năm
2010 là 132 kg (Niên giám thống kê, 2011). Ngược lại với xu hướng trên, mức
tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi của người Việt Nam liên tục tăng. Theo thông
tin từ Cục chăn nuôi (Đăng Cường, 2014), sản lượng thịt tiêu thụ bình quân đầu

4


người tại Việt Nam vẫn không ngừng tăng lên qua các năm với mức tăng trưởng
trung bình khoảng 2,19%/năm. Tính đến năm 2013, mỗi người Việt Nam tiêu thụ
49,3 kg thịt hơi (tương đương khoảng 30 kg thịt xẻ/năm. Ngành chăn nuôi đang
vươn lên trở thành ngành sản xuất chính với tỷ trọng đóng góp trong nông nghiệp
ngày càng tăng (năm 2001: 21,9%; năm 2005: 24,2%; năm 2010: 32,4% dự kiến
năm 2015 là 38,4%). Ngành chăn nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu nguồn
nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi cũng ngày càng tăng. Theo Bộ
NN&PTNT (năm 2014) Việt Nam đã bỏ ra 3,23 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn

gia súc và nguyên liệu, con số này của 8 tháng đầu năm 2015 cũng lên tới 2,25 tỷ
USD, tăng 2,5% so cùng kỳ năm ngoái (Diệu Hoa, 2015).
Chính vì vậy, hàng năm nước ta vẫn phải chi xấp xỉ số tiền xuất khẩu gạo
thu được để nhập nguyên liệu thức ăn chăn nuôi (Cục Chăn nuôi, 2012). Nghịch
lý này đã đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu có sử dụng thóc làm thức ăn chăn nuôi để
giảm áp lực nhập khẩu? hoặc thay vì xuất khẩu gạo ra nước ngoài, hãy dùng thóc
và các phụ phẩm của thóc để làm thức ăn chăn nuôi thì lợi ích sẽ như thế nào về
kinh tế và xã hội?.
2.2. GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THÓC, GẠO LẬT VÀ CÁC SẢN
PHẨM KHÁC
Thóc không chỉ là thực phẩm truyền thống của người Việt Nam nói riêng,
châu Á và thế giới nói chung, mà còn là nguồn nguyên liệu thức ăn dùng trong
chăn nuôi. Dùng cám nuôi lợn, dùng thóc nuôi gà, ngan, vịt đã rất quen thuộc với
người nông dân Việt Nam từ hàng nghìn năm nay. Nhưng về khía cạnh khoa học,
vẫn còn nhiều câu hỏi chưa được trả lời thoả đáng. Nếu như ngô, lúa mỳ, yến
mạch, cao lương…vv được nghiên cứu khá kỹ về thành phần hoá học, giá trị dinh
dưỡng và cách thức sử dụng, thì các sản phẩm từ thóc (cám, gạo lật, tấm) và đặc
biệt là thóc nguyên hạt (paddy rice) chưa được nghiên cứu nhiều. Hiện số lượng
các công trình nghiên cứu sử dụng thóc làm thức ăn chăn nuôi rất khiêm tốn,
ngay cả ở những trung tâm nghiên cứu lớn như AFRC (Vương quốc Anh), NRC
(Mỹ) hay INRA (Pháp) cũng không có nhiều nghiên cứu về lĩnh vực này. Bằng
chứng là cho đến năm 1998, trong cơ sở dữ liệu của NRC (1998) vẫn không đề
cập đến thóc. Vậy thóc và các sản phẩm từ thóc có vị trí như thế nào trong chăn
nuôi? những yếu tố dinh dưỡng nào là trở ngại khiến cho người chăn nuôi không
mặn mà với việc sử dụng thóc như ngô, lúa mỳ, sắn và một số nguyên liệu
khác?...vv.

5



Theo cách phân loại trong hệ thống thông tin nguồn thức ăn chăn nuôi
"Animal Feed Resources Information System" của tổ chức Nông Lương Quốc tế
(INRA, CIRAD and FAO, 2012), thóc được xếp vào nhóm các loại hạt ngũ cốc
(cereal grains) gồm: ngô (maize); lúa mỳ (wheat), yến mạch (barley), …vv. Hạt
thóc (paddy rice) gồm hai phần chính là vỏ trấu và hạt gạo. Vỏ trấu gồm 2 lớp
khép lại, bao bọc lấy hạt gạo (vỏ trấu lớn - mày hoa và vỏ trấu nhỏ - mày ngoài).
Ở phần gốc hai vỏ trấu (chỗ gắn vào đế hoa) có 2 tiểu đĩnh.
Bên trong vỏ trấu là hạt gạo, gồm hai phần:
+ Phôi (embryo) nằm ở góc dưới hạt gạo (chỗ dính vào đế hoa, nằm ở phía
vỏ trấu lớn);
+ Nội nhũ (starchy Endosperm) là phần dự trữ tinh bột chủ yếu. Bao bọc
bên ngoài hạt gạo là một lớp vỏ lụa mỏng.
Khi được lật (tách vỏ trấu) sẽ thu được ba sản phẩm gồm:
+ Vỏ trấu (từ 16% đến 28%, trung bình 20%);
+ Gạo lật (72-84%, trung bình 80%). Gạo lật là phần gạo khi được xát bỏ
lớp vỏ lụa được gạo xát máy (milled rice).
+ Cám (11%, trong đó 8% là cám mịn và 3% cám bổi).
Để xuất khẩu, gạo xát máy (milled rice) được đánh bóng (polishing) và
thu được gạo trắng (polished rice) (67% so với thóc) và tấm (2%) (Juliano, 1988;
Floukes, 1998).
Phụ thuộc vào nguồn gốc, kỹ thuật chế biến mà thóc và các sản phẩm từ
thóc (gạo lật, cám, tấm…vv) có thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng và giá trị
nuôi dưỡng khác nhau. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại hạt
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như giống cây trồng, chế độ canh tác,
đặc điểm thổ nhưỡng và mùa vụ gieo trồng v.v.... Vì vậy, các kết quả nghiên cứu
trên các giống khác nhau, chế độ canh tác và mùa vụ ở các địa phương khác nhau
thì kết quả cũng sẽ khác nhau.
Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật và ngô được đánh
giá ở các chỉ tiêu năng lượng, protein thô, chất béo, chất chiết không nitơ, chất xơ,
chất khoáng theo kết quả của Kyiomi Kosaka (1990) được trình bày ở bảng 1.1.


6


Bảng 2.1. Thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật và ngô
Chỉ tiêu
Độ ẩm (%)

Gạo lật
STFE*

Thóc
Arbolio**

Ngô

STFC*

Arbolio**

STFC*

13,8

14,2

13,7

14,0


13,5

Protein thô (%)

7,9

8,1

8,9

7,1

8,8

Lipit (%)

2,3

2,1

2,2

1,9

3,9

NFE (%)

73,7


74,3

61,2

65,0

70,7

Xơ thô (%)

0,9

0,9

8,6

7,0

1,9

Tro thô (%)

1,74

1,4

5,4

5,0


1,2

ME gia cầm (MCal/kg)

3,29

3,35

2,64

2,85

3,27

(Nguồn: Kiyomi Kosaka, 1990)
*STFC : Standard Tables 0f Feed composition in Japan 1987.
** Arbolio : Một chủng thóc của Ý, chi tiết từ YamZaki et al.., 1988.
Kết quả ở bảng 2.1 cho thấy, sự khác nhau về hàm lượng protein thô, chất triết
không nitơ (NFE) và Tro thô giữa ngô và gạo lật là không đáng kể. Đặc biệt, giá trị
năng lượng trao đổi của ngô và gạo lật gần như tương đương nhau (3,27 và 3,29
Mcal/kg). Mặc dù hàm lượng lipit thô của gạo lật thấp hơn ngô khá nhiều (2,1 và
3,9%). Điều này cho thấy thay thế ngô bằng gạo hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu về
năng lượng. Hàm lượng sơ thô trong gạo lật thấp hơn trong ngô là 1% (0,9 và 1,9).
Điểm yếu nhất của gao lật so với ngô là rất nghèo sắc tố (xanthophyll và
criptoxanthine....).
Riêng thóc, có nhiều yếu điểm hơn so với ngô và gạo lật. Giá trị năng
lượng trao đổi của thóc thấp hơn so với gạo lật và ngô khoảng 15 – 20%. Hàm
lượng xơ thô cao hơn gạo lật từ 6,1 – 7,7% và cao hơn ngô từ 5,1 – 6,7%. Đặc
biệt vỏ trấu của thóc rất khó tiêu hóa. Theo Sikka (2007) trong vỏ trấu có 35%
cellulose, 30% lignin, 18% Pentosans và 17% Tro thô.

Kết quả nghiên cứu thành phần hóa học của ngô và gạo lật theo Li và cs.
(2006) được trình bảy ở bảng 2.2.

7


Bảng 2.2. Thành phần hóa học của ngô và gạo lật
Chỉ tiêu

Ngô

Gạo lật

Độ ẩm (%)

12,2

12,1

Protein thô (%)

8,35

8,59

Lipit thô (%)

2,80

2,44


Tinh bột tổng số (%)

59,6

72,4

Xơ thô (%)

2,1

1,0

Tro thô (%)

1,22

1,05

ADF (%)

2,91

1,31

Arginine

0,36

0,77


Histidine

1,28

0,23

Leucine

1,05

0,75

Isoleucine

0,30

0,38

Lysnie

0,27

0,35

Methionine

0,19

0,20


Phenylalanine

0,47

0,51

Threonine

0,30

0,32

Trytophan

0,07

0,12

Valine

0,33

0,45

Ca (%)

0,02

0,03


P tổng số (%)

0,29

0,33

K (%)

0,29

0,19

Na (%)

0,02

0,03

Mg (%)

0,11

0,08

Cu (mg/kg)

1,39

1,71


Fe (mg/kg)

41,73

18,84

Zn (mg/kg)

21,85

24,76

Mn (mg/kg)

4,26

20,31

Axit amin thiết yếu (%)

Thành phần chất khoáng

(Nguồn: Li et al., 2006)
Kết quả ở bảng 2.2 cho biết, trong các chỉ tiêu phân tích cơ bản về thành
phần hóa học của ngô và gạo lật gồm protein thô, lipit thô, xơ thô, Tro thô và tinh
bột tổng số thì chỉ có hàm lượng tinh bột tổng số của gạo lật là cao hơn hẳn so

8



với ngô (72,4 và 59,6%). Các chỉ tiêu khác, sự khác nhau giữa ngô và gạo lật
không nhiều. Trong 10 axit amin thiết yếu được phân tích thì có tám axit amin
(Arginine, isoleucine, lysine, methionine, phenylalanine, threonine, tryptophane,
valine) trong gạo lật cao hơn ngô, chỉ có hai axit amin (histidine và leucine) trong
ngô cao hơn gạo lật. Trong số chín chất khoáng phân tích được thì có sáu chất
kháng (Ca, P, Na, Cu, Zn, Mn) trong gạo lật cao hơn ngô, ba chất khoáng (K,
Mg, Fe) trong ngô cao hơn gạo lật.
Trong kết quả nghiên cứu của Leeson and Summer (2008) đã cho biết thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của thóc, gạo lật, ngô và lúa mì (bảng 2.3).
Bảng 2.3. Thành phần dinh dưỡng của thóc, gạo lật, ngô và lúa mì (%)
Chỉ tiêu

Thóc

Gạo lật

Ngô

Lúa mì

ME (kcal/kg)

2680

3345

3330

3150


Vật chất khô

85,0

86,2

85,0

87,0

Protein thô

7,3

8,2

8,5

12-15

10,0

1,2

2,5

2,7

Lipit thô


1,7

2,42

3,8

1,5

Ca

0,04

0,03

0,01

0,05

P dễ tiêu

0,13

0,15

0,13

0,20

Na


0,03

0,03

0,05

0,09

Cl

0,28

0,21

0,05

0,08

K

0,34

0,19

0,38

0,52

Se (ppm)


0,17

0,15

0,04

0,50

Axit linoleic

0,60

0,73

1,9

0,50

Methionine

0,12

0,20

0,20

0,02

Methionine + Cystine


0,23

0,65

0,31

0,41

Lysine

0,22

0,31

0,02

0,49

Tryptophan

0,11

0,25

0,10

0,21

Threonine


0,34

0,32

0,41

0,42

Arginine

0,62

0,67

0,39

0,72

Xơ thô

(Nguồn: Leeson and Summer, 2008)
Kết quả ở bảng 2.3 cho biết, giá trị năng lượng trao đổi (ME) cao nhất là
của gạo lật (3345kcal/kg), tiếp đến là ngô (3330kcal/kg), sau đó là lúa mì

9


(3150kcal/kg) và thấp nhất là thóc (2680 kcal/kg). Ngược lại, hàm lượng xơ cao
nhất là trong thóc (10,0%), tiếp đó là lúa mì (2,7%) sau đó là ngô (2,5%) và thấp

nhất là gạo lật (1,2%). Hàm lượng lipit cao nhất trong ngô (3,8%), sau đó là gạo
lật (2,42%) và thấp nhất trong lúa mì (1,5%). Hàm lượng các chất khoáng và axit
amin tổng số trong hạt ngô là thấp nhất và cao nhất là trong hạt lúa mì.
Kết quả nghiên cứu của Li và cs. (2006) cho biết, giá trị năng lượng trao
đổi (ME) của gạo lật và ngô tương ứng là 14,13 và 14,24MJ/kg, tỷ lệ Nitơ tích
lũy là 48 và 54,7%, giá trị sinh học Protein (BV) của ngô là 59,1% và gạo lật là
64,6%, tỷ lệ protein thuần sử dụng (NPU) của ngô là 47,8% và gạo lật là 54,9%.
Như vậy, có thể nói chất lượng protein của gạo lật tốt hơn của ngô.
Trong kết quả nghiên cứu của mình Piao et al. (2002) đã cho biết thành
phần axit béo của ngô và gạo lật (bảng 2.4).
Bảng 2.4. Thành phần axit béo của ngô và gạo lật (%)
Chỉ tiêu (%)

Ngô hạt

Gạo lật

C16: 0

1,3016

1,8931

C18: 0

0,0824

0,1139

Tổng


1,3840

2,0070

C16 : 1

-

-

C18 : 1

0,5226

0,1169

C18:2

0,4087

0,7643

C18:3

0,0286

0,0243

Tổng


0,4373

0,7886

Tổng axit béo chưa bão hòa

0,9599

0,9055

Tỷ lệ axit béo chưa bão hòa/bão hòa

0,6936

0,4512

Axit béo bão hòa
C14 : 0

Axit báo chưa bão hòa
Monounsatured

Polyunsatured

(Nguồn: Piao et al., 2002)

10



Hàm lượng chất béo của gạo lật tuy chỉ bằng 2/3 của ngô, nhưng hàm
lượng axit béo no của gạo lật lại cao hơn ngô (2,007 và 1,384). Tuy nhiên, hàm
lượng axit béo no (USFA/SFA) của gạo lật (0,4512), thấp hơn của ngô (0,6936).
Điều này giúp cho mỡ thân thịt của gia súc, gia cầm sử dụng gạo lật để vỗ béo có
độ cứng hơn và dễ chế biến hơn so với sử dụng ngô để vỗ béo.
Khác với hầu hết kết quả nghiên cứu của các tác giả nước ngoài, kết quả ở
bảng 2.5 cho thấy giá trị năng lượng trao đổi của ngô vàng cao hơn gạo tẻ lật 50
kcal/kg (3321 và 3271kcal/kg). Hàm lượng protein thô của ngô cao hơn gạo lật
(8,90 và 8,61), tuy nhiên mức cao hơn là không nhiều. Kết quả này phù hợp với
kết quả của Leeson and Summer (2008). Điều này không có gì đặc biệt bởi thành
phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của các loại hạt phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố. Thời điểm phân tích, mẫu phân tích, giống cây trồng và chế độ canh tác khác
nhau thì kết quả cũng khác nhau.
Bảng 2.5. Thành phần hóa học và giá trị năng lượng trao đổi của thóc,
gạo lật và ngô
Chỉ tiêu

Thóc tẻ

Gạo tẻ lật

Ngô vàng

Vật chất thô (%)

88,23

86,38

87,30


Protein thô (%)

7,41

8,61

8,90

Lipit (%)

2,20

2,30

4,40

Xơ thô (%)

10,49

0,60

2,70

Dẫn xuất không Nitơ (%)

63,04

73,57


69,90

Khoáng tổng số (%)

5,09

1,30

1,40

Can xi (%)

0,22

0,06

0,22

Phot pho (%)

0,27

0,24

0,30

Năng lượng trao đổi (kcal/kg)

2687


3271

3321

(Nguồn : Viện chăn nuôi, 1995)
Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy hàm lượng axit amin tổng số cao nhất trong
hạt lúa mì, sau đó là hạn gạo tẻ, tiếp đến là ngô và thấp nhất trong thóc tẻ.
Từ các kết quả phân tích thành phần hóa học và giá trị dinh dưỡng của
thóc, gạo ngô và gạo lật ở trên cho thấy, giá trị năng lượng, hàm lượng protein và
các axit amin giữa gạo lật và ngô không khác nhau nhiều. Điều này cho thấy có
thể sử dụng gạo lật thay thế ngô trong khẩu phần ăn cho gia súc.

11


Như vậy, xét về mặt dinh dưỡng, khả năng sử dụng gạo lật (brown rice)
thay thế ngô trong chăn nuôi là hoàn toàn khả thi. Ở đây chỉ còn vấn đề về giá
của ngô và gạo. Nếu theo thời giá tháng 11 năm 2013, 1kg thóc loại thường tại
kho giá 5250 -5450 VNĐ (báo cáo thị trường lúa gạo tháng 11/2013 của VITIC –
Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại Bộ công thương), tỷ lệ gạo
lật/thóc = 80% thì giá 1kg gạo lật là 6563 – 6813 VNĐ (chưa tính chi phí lật sát),
tương đương giá ngô (1kg ngô 6800 VNĐ). Nhưng đến tháng 3/2014, giá lúa vụ
đông xuân tại Đồng bằng Sông Cửu Long chỉ còn 4800 – 5000đ/kg (Thời báo
kinh tế Sài Gòn, 2014), giá gạo lật giảm xuống chỉ còn 6000 – 6250 đ/kg, rẻ hơn
giá ngô (1kg ngô có giá 6500đ/kg). Chiến lược sản xuất thóc gạo và sử dụng thóc
gạo trong chăn nuôi, bao gồm quy hoạch về diện tích, về chủng giống, về điều
tiết lượng thóc gạo xuất khẩu, cũng như áp dụng các biện pháp kỹ thuật phù hợp
để có năng suất cao và đảm bảo giá thóc gạo hợp lý.
Xét về khía cạnh dinh dưỡng, thóc và các sản phẩm từ thóc được xếp vào

nhóm nguyên liệu thức ăn giàu năng lượng với thành phần chủ yếu là các hydrate
carbon. Tuy nhiên, thành phần và đặc điểm cấu trúc các hydrate carbon của thóc
và các sản phẩm từ thóc rất khác nhau. Ở hạt gạo lật và gạo xát máy, nguồn
hydrate carbon chủ yếu là tinh bột (64,0% - 77,6%), một lượng nhỏ đường tự do
(free sugar) (0,22% - 0,45%). Phụ thuộc vào từng giống lúa mà tỷ lệ amylose và
amylopectin trong tinh bột gạo rất khác nhau, nhưng nhìn chung tỷ lệ amylose
dao động từ 15% đến 30% và amylopectin từ 70% đến 80% (Juliano, 1998). Ở
gạo lật và gạo xát máy, tỷ lệ xơ thô rất thấp (từ 0,2% đến 1,0%) trong đó chủ yếu
là pentosans. Hàm lượng xơ thô của cám gạo rất biến động (từ 10,0 % đến
15,0%) (Farrell, 1994), thành phần cấu trúc xơ của cám gạo và vỏ trấu chủ yếu là
xellulose, hemicellulose, pentosans và lignin.
Trong số các hạt ngũ cốc, thóc có hàm lượng protein thấp. Do hàm lượng
glutelin cao (92% trong tổng số protein), nên hệ số 5,95 được đề nghị sử dụng để
tính toán hàm lượng protein thô của thóc và gạo. Với cách tính này, hàm lượng
protein thô của thóc dao động từ 5,8 đến 7,7%; gạo lật (brown rice) 7,1% 8,3%; và gạo xát máy (milled rice) 6,3-7,1%. Nhưng các nhà dinh dưỡng động
vật thay vì dùng hệ số này (5,95), lại sử dụng hệ số 6,25. Với cách tính như vậy,
hàm lượng protein trong thóc dao động từ 7,1% đến 11,9% trong vật chất khô

12


(INRA, CIRAD and FAO, 2012). Do hàm lượng albumin và globulin thấp (210% trong protein), nên giá trị sinh học của protein của thóc và gạo không cao.
Nhưng khi đánh giá giá trị protein theo điểm axit amin (amino acid score) (=
100* (mg axit amin thiết yếu trong protein)/(mg axit amin thiết yếu ở protein lý
tưởng cho người), tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, điểm amino axit của
gạo (61), cao hơn so với lúa mỳ (39), mặc dù hàm lượng protein thô của lúa mỳ
cao hơn gạo tới 30% (WHO, 1985). Hiện nay, nhiều giống lúa, đặc biệt là các
giống lúa lai với chất lượng hạt khác nhau được canh tác ở nước ta, nên chất
lượng protein của thóc và gạo cũng rất khác biệt. Do đó, rất cần được đánh giá
trước khi sử dụng trong chăn nuôi.

Ở hạt gạo lật và gạo xát máy, lipit tồn tại chủ yếu ở phôi, nội nhũ và lớp
vỏ lụa (cám), một phần tồn tại dưới dạng hình cầu (globule lipid), có đường kính
từ 0,7 – 3,0 µm, một số khác liên kết với tinh bột tạo thành phức (starch-lipid
complexes). Phần lớn lipit ở gạo và cám là lipid trung tính với thành phần axit
béo chủ yếu là palmitic và linoleic. Ngoài các triglyceride, trong hạt gạo và đặc
biệt là cám còn có hàm lượng đáng kể các axit béo tự do (free fatty acid), sterol
và các diglyceride, chúng rất dễ bị oxy hóa trong quá trình bảo quản (Choudhury
and Juliano, 1980a; Choudhury and Juliano, 1980b).
2.3. MỘT SỐ HẠN CHẾ TRONG SỬ SỤNG THÓC LÀM THỨC ĂN
CHĂN NUÔI
Trở ngại dinh dưỡng lớn nhất khi sử dụng thóc nguyên hạt làm thức ăn
cho lợn là ở đặc điểm cấu trúc và thành phần của vỏ trấu. Thành phần cơ bản
trong chất hữu cơ của vỏ trấu là xellulose, hemicellulose và liglin. Các thành
phần này liên kết chặt chẽ với nhau và được "bê tông hoá" bởi một số loại
khoáng chất như oxyt canxi (CaO); oxyt sắt (Fe2O3), oxyt nhôm (Al2O3), oxyt
silic (SiO2)…vv, trong đó oxyt silic chiếm tỷ lệ cao nhất (67,3%). Vì lý do đó,
nên về phương diện kỹ thuật, thóc rất ít khi được dùng ở dạng thô (nguyên hạt) vì
tính thô ráp của lớp vỏ trấu làm ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng lợi dụng thức
ăn của vật nuôi. Các thí nghiệm trên vật nuôi cho thấy, khi loại bỏ vỏ trấu, tỷ lệ
tiêu hóa năng lượng thô của gạo lật và tấm cao hơn ngô và lúa mỳ, nhưng khi
dùng thóc nguyên hạt (paddy rice), tỷ lệ tiêu hóa năng lượng thô của thóc ở lợn
giảm đi 25% so với gạo lật và tấm. Do tỷ lệ tiêu hoá năng lượng thô thấp, nên giá

13


trị năng lượng thuần (NE) (trên lợn) của thóc chỉ bằng 72 -77% so với ngô và lúa
mỳ (PHILSAN, 2003; INRA, CIRAD and FAO, 2012). Ngoài ra, ở thóc và các
sản phẩm từ thóc (gạo lật, cám, tấm) còn tồn tại một số chất kháng dinh dưỡng
như phytin, chất ức chế trypsin và ức chế các proteinase (Oryzacystatin) (Abe et

al., 1987). Ngoài ra, nhược điểm cơ bản khác khiến cho sức cạnh tranh của thóc
và các sản phẩm từ thóc (gạo lật, tấm) kém hơn so với ngô trong sản xuất thức ăn
cho gia cầm là không có sắc tố vàng (xanthophylls).
Một hạn chế quan trọng khác làm cho thóc không được sử dụng nhiều
trong chăn nuôi là vấn đề hiệu quả. Về khía cạnh kinh tế, tính cạnh tranh trong sử
dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi của một nguyên liệu nào đó phụ thuộc chủ
yếu vào giá tiền tính cho một đơn vị giá trị dinh dưỡng (năng lượng,
protein…vv). Thực tế, trong những năm qua, thóc vẫn không có được những lợi
thế về giá. Theo USDA (2012) trong năm 2011, giá thóc đứng ở mức 6500 đ/kg,
trong khi đó giá ngô trong nước là 6750 đ/kg; giá ngô nhập khẩu là 6550 đ/kg;
giá lúa mỳ nhập khẩu 6400 đ/kg. Với giá thực tế trên, thì giá tiền cho 1 MJ năng
lượng trao đổi của ngô và lúa mỳ thấp hơn nhiều (chỉ bằng 72% đến 74%) so với
thóc. Tương tự như vậy, giá tiền cho 1% protein của thóc cao hơn so với ngô và
lúa mỳ từ 5,9 đến 10%. Đây là lý do cơ bản khiến cho thóc không được sử dụng
nhiều để sản xuất thức ăn cho lợn ở quy mô công nghiệp. Với giá thóc không
cạnh tranh như phân tích ở trên, thì thóc chỉ được sử làm thức ăn chăn nuôi với
số lượng rất khiêm tốn, chủ yếu ở khu vực chăn nuôi nông hộ. Để có thể được sử
dụng với số lượng lớn ở quy mô công nghiệp, giá tiền trên 1 MJ năng lượng trao đổi
của thóc ít nhất phải bằng hoặc thấp hơn ngô. Hoặc nói cách khác, giá thóc phải ở
mức nào đó để giá gạo lật phải tương đương với giá ngô hoặc lúa mỳ nhập khẩu.
2.4. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA LỢN NUÔI THỊT
Việc lập khẩu phần cần thiết phải căn cứ nhu cầu dinh dưỡng tương ứng
với trọng lượng cơ thể theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 1547 -

2007 được trình bày trong bảng 2.6.

14


Bảng 2.6. Các chỉ tiêu lý-hóa và giá trị dinh dưỡng trong thức ăn hỗn hợp cho lợn

(Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN 1547 -2007)
Mức
Lợn thịt
Tên chỉ tiêu

Lợn con tập
ăn và sau cai
sữa

Giai đoạn
khởi động

1. Độ ẩm, tính theo % khối lượng, không lớn hơn
2. Năng lượng trao đổi, tính theo Kcal/kg, không
3200
3100
nhỏ hơn
3. Hàm lượng protein thô, tính theo % khối lượng,
18,0
16,0
không nhỏ hơn
4. Hàm lượng lysin tổng số, tính theo % khối
1,10
1,00
lượng, không nhỏ hơn
5. Hàm lượng metionin, tính theo % khối lượng,
0,30
0,25
không nhỏ hơn
6. Hàm lượng metionin + xystin, tính theo % khối

0,60
0,50
lượng, không nhỏ hơn
7. Hàm lượng canxi, tính theo % khối lượng
0,80-1,10
0,60-0,95
8. Hàm lượng phospho tổng số, tính theo % khối
0,65
0,60
lượng, không nhỏ hơn
9. Hàm lượng natri clorua, tính theo % khối
0,50
0,50
lượng, không lớn hơn
10. Hàm lượng tro không tan trong axit clohydric, tính theo % khối lượng, không lớn hơn

15

Lợn sinh sản
Giai đoạn
lợn choai

Giai đoạn
vỗ béo

Lợn nái
chửa

Lợn nái
nuôi con


Đực giống
làm việc

2900

14,0
2900

2800

3000

2950

14,0

12,0

13,0

15,0

15,0

0,80

0,60

0,50


0,80

0,80

0,20

0,15

0,13

0,20

0,20

0,40

0,30

0,35

0,40

0,40

0,50-0,90
0,50

0,50-0,90
0,40


0,75-1,05
0,60

0,75-1,05
0,60

0,75-1,00
0,60

1,00

1,00

1,00

1,00

0,50

2,0


Bảng 2.7. Nhu cầu dinh dưỡng của lợn theo tài liệu của NRC 1998
Trọng lượng cơ thể
Trọng lượng trung bình từng hạng cân (kg)
Lượng DE trong khẩu phần(kcal/kg)
Lượng ME trong khẩu phần (kcal/kg)
DE ăn vào ước tính (kcal/ngày)
ME ăn vào ước tính (kcal/ngày)

Thức ăn ăn vào ước tính (g/ngày)
Protein thô(%)

3-5

5-10

10-20

20-50

50-80

80-120

4
3.400
3.265
855
820
250
26,0

7,5
3.400
3.265
1.690
1.620
500
23,7


15
3.400
3.265
3.400
3.265
1.000
20,9

35
3.400
3.265
6.305
6.050
1.855
18,0

65
3.400
3.265
8.760
8.410
2.575
15,5

100
3.400
3.265
10.450
10.030

3.075
13,2

Nguồn: NRC. 1998. Nutrient requirement for swine. 10th ed. Natl. Acad. Press, Washington, DC

16


2.5. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA LỢN THỊT
2.5.1. Đặc điểm sinh trưởng
Khái niệm khả năng sinh trưởng:
Trong tài liệu của Chambers (1990) định nghĩa sinh trưởng là tổng sự tăng
trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Gatner (dẫn theo Trần Đình Miên và
Nguyễn Kim Đường, 1992) cho rằng trong quá trình sinh trưởng trước hết là kết
quả của phân chia tế bào, tăng thể tích tế bào để tạo nên sự sống.
Sinh trưởng là sự tích luỹ các chất hữu cơ từ quá trình đồng hoá và dị hoá
là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng các bộ phận và toàn bộ khối
lượng cơ thể con vật trên cơ sở tính di truyền từ đời trước.
Sinh trưởng đó là sự tích luỹ dần các chất, chủ yếu là protein, nên tốc độ
và khối lượng tích luỹ các chất, sự tổng hợp Protein cũng chính là tốc độ hoạt
động của các gen điều khiển sự sinh trưởng của cơ thể.
Sinh trưởng là sự tổng hợp các quá trình tăng lên của các phần như da, thịt,
xương. Nên người ta thường lấy việc tăng khối lượng cơ thể làm chỉ tiêu đánh giá
quá trình sinh trưởng. Tuy nhiên có khi tăng khối lượng không phải là tăng trưởng
ví dụ như béo mỡ chủ yếu là tích nước không có sự phát tiển của mô cơ.
Sự tăng trưởng thực sự là các tế bào của mô cơ tăng thêm khối lượng, số
lượng và các chiều. Số lượng và độ lớn của tế bào là nguyên nhân gây ra sự khác
nhau về độ lớn của cơ thể. Vì vậy sự tăng trưởng từ khi trứng được thụ tinh đến
lúc cơ thể trưởng thành được chia thành hai giai đoạn chính: Giai đoạn trong thai
và giai đoạn ngoài thai. Tóm lại sự sinh trưởng phải thông qua các quá trình:

- Phân chia tế bào để tăng số lượng tế bào.
- Tăng thể tích tế bào.
Trong quá trình trên thì sự tăng lên về số lượng tế bào đóng góp vai trò
quyết định trong quá trình sinh trưởng của gia súc. Tất cả các đặc tính của vật
nuôi như ngoại hình, thể chất, sức sản xuất không phải tất cả đã có sẵn trong tế
bào sinh dục, trong phôi cũng chưa hẳn có đầy đủ ngay khi hình thành mà chỉ
được hoàn chỉnh trong suốt quá trình sinh trưởng của cơ thể con vật. Các đặc tính
của các bộ phận hình thành quá trình sinh trưởng tuy là sự tiếp tục thừa hưởng
các đặc tính di truyền từ bố mẹ, nhưng nó hoạt động mạnh hay yếu, hoàn chỉnh
hay không hoàn chỉnh còn tùy thuộc vào tác động của môi trường.

17


2.5.2. Những chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng và các yếu tố ảnh hưởng
Sinh trưởng là quá trình sinh học phức tạp, được duy trì từ khi phôi thai
hình thành đến khi con vật thành thục về tính. Các phép đo thường được sử dụng
để xác định tốc độ sinh trưởng là:
- Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể từng thời kì là một chỉ tiêu được
sử dụng để đánh giá sự sinh trưởng của lợn thịt. Tuy vậy, chỉ tiêu này chỉ xác
định được sự sinh trưởng ở từng thời điểm nhất định của cơ thể, nhưng lại không
chỉ ra được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng các thành phần cơ thể trong một
khoảng thời gian ở các độ tuổi khác nhau. Chỉ tiêu này được miêu tả bằng đồ thị,
đồ thị về khối lượng cơ thể còn được goi là đồ thị sinh trưởng tích luỹ. Đường
minh hoạ của đồ thị thường thay đổi theo giống, dòng, điều kiện chăm sóc nuôi
dưỡng. Đối với lợn khối lượng cơ thể thường được theo dõi theo tuần tuổi, đơn vị
tính bằng kg/con hoặc gam/con.
- Sinh trưởng tuyệt đối: Là sự tăng lên về khối lượng, kích thước thể tích
cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối thường
được tính bằng gam/con/ngày hoặc gam/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có

dạng Prabon. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) tăng lên về khối lượng,
kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát. Đồ thị
sinh trưởng tương đối có dạng hypecbon.
- Đường cong sinh trưởng : Biểu thị tốc độ sinh trưởng của lợn và các gia
súc nói chung. Theo tài liệu của Chamber (1990) đường cong sinh trưởng của lợn
gồm 4 pha và có 4 đặc điểm chính:
Pha sinh trưởng tích luỹ: Tăng tốc độ nhanh sau khi sinh ra.
Điểm uốn của đường cong tại thời điểm có tốc độ sinh trưởng cao nhất.
Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần sau điểm uốn.

18


2.6. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG THÓC VÀ SẢN PHẨM TỪ
THÓC LÀM THỨC ĂN CHĂN NUÔI LỢN
Ở hầu hết các nước có nền văn minh lúa nước, cám gạo và tấm là nguồn
thức ăn truyền thống, được dùng rất phổ biến để làm thức ăn cho lợn. Tuy nhiên,
việc sử dụng thóc và gạo lật để thay thế ngô và một số hạt ngũ cốc khác gần đây
cũng thu hút được sự quan tâm của các nhà dinh dưỡng động vật. Tuy nhiên, các
kết quả nghiên cứu cũng như các khuyến cáo về tỷ lệ sử dụng cũng rất khác nhau.
2.6.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Ngay từ những năm 1970 của thế kỷ trước, nhiều nghiên cứu đã chứng minh
rằng, thay thế một phần hoặc hoàn toàn ngô bằng gạo lật không ảnh hưởng đến năng
suất sinh trưởng ở lợn (Wu et al., 1986; Gao et al., 1993; He et al., 2000).
Kết quả nghiên cứu của Piao et al. (2002) đã cho thấy, tỷ lệ tiêu hoá các
chất dinh dưỡng trong khẩu phần có gạo lật cao hơn so với khẩu phần cơ sở là
ngô. Có ý kiến cho rằng, ở lợn con, do khả năng tiết các enzyme phân giải tinh
bột (amylopsin và ptyalin) hạn chế nên hiệu quả sử dụng gạo lật và tấm không
cao (Li, 1996). Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây tại Trung quốc (Zhang et al.,

2002) cho thấy, sử dụng gạo lật thay thế hoàn toàn ngô không ảnh hưởng đến tỷ
lệ tiêu hoá vật chất khô, chất hữu cơ và tốc độ sinh trưởng của lợn. Kết quả
nghiên cứu của Pluske et al. (2005) cho thấy, sử dụng tấm trong khẩu phần ăn
cho lợn con làm giảm đáng kể tỷ lệ tiêu chảy. Kết quả nghiên cứu của Li et al.
(2006) về khả năng tiêu hóa của ngô và gạo lật trên lợn giai đoạn sinh trưởng
(khối lượng lợn lúc đưa vào thí nghiệm là 24 kg) cũng cho kết luận rằng hầu hết
các chất dinh dưỡng trong gạo lật của Trung Quốc đều có tỷ lệ tiêu hóa cao hơn
ngô, năng lượng trao đổi (ME) của gạo lật tương đương với ngô.
Một nghiên cứu gần đây trên lợn con của Vincete et al. (2008) cho thấy,
trong giai đoạn từ 25 đến 53 ngày tuổi, lợn con được ăn khẩu phần có gạo thay thế
ngô có sức tiêu thụ thức ăn cao hơn 23% và tốc độ sinh trưởng tăng hơn so với khẩu
phần có ngô 29%.
Trong số các phụ phẩm từ công nghiệp lật xát và chế biến thóc, cám gạo
là nguyên liệu được sử dụng rất phổ biến. Do chất lượng của cám gạo rất biến
động, phụ thuộc vào giống lúa, kỹ thuật chế biến và bảo quản, nên tuỳ theo phẩm
cấp chất lượng mà các mức độ sử dụng cám trong khẩu phần ăn cho lợn cũng rất
khác nhau. Theo cách phân loại trong hệ thống thông tin nguồn thức ăn chăn nuôi

19


"Animal Feed Resources Information System" (INRA, CIRAD and FAO, 2012),
cám gạo được chia làm hai nhóm: (i) cám gạo nguyên dầu (full fat rice bran) và
(ii) cám gạo đã chiết dầu (defated rice bran). Trong mỗi nhóm, phẩm cấp chất
lượng được phân theo tỷ lệ xơ thô (loại < 4,0%; loại từ 4-11%, từ 11-20% và >
20%). Cám gạo nguyên dầu tươi có hàm lượng xơ thô dưới 11% là loại thức ăn
có độ ngon miệng cao đối với lợn ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, do có hàm lượng
dầu cao (dễ bị oxy hóa trong quá trình bảo quản) và chứa nhiều axit fitinic (hạn
chế khả năng hấp thu phốt pho ở các động vật dạ dày đơn), nên những khuyến
cáo về tỷ lệ sử dụng cám gạo nguyên dầu thích hợp trong khẩu phần thức ăn cho

lợn cũng dao động rất lớn (từ 22% đến 60%), phụ thuộc vào phẩm cấp chất
lượng, kỹ thuật chế biến và có hay không sự hỗ trợ của việc bổ sung các enzyme
ngoại sinh như phytase, cellulase, xylanase, beta-glucanase…vv.
Các chương trình nghiên cứu của Nhật về giá trị dinh dưỡng của thóc và khả
năng thay thế thóc cho các loại hạt khác trong thức ăn chăn nuôi bắt đầu thực hiện từ
năm 1970, khi mà thóc đã vượt quá nhu cầu tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, trong
điều kiện sản xuất của nhật giá một tấn thóc lên tới 600 USD, trong khi giá một tấn
ngô nhập khẩu ở thời điểm đó chỉ có 286 USD. Mặc dù chương trình này không khả
thi, nhưng các nhà khoa học Nhật cho rằng, các kết quả nghiên cứu của họ sẽ có ích
cho các nước châu Á khác có điều kiện khí hậu và đất đai thuận lợi cho việc trồng
lúa đảm bảo năng suất lúa cao và giá thành hạ hơn ngô.
Các nghiên cứu của Piao et al. (2002) ở trường Đại học Nông nghiệp Bắc
Kinh đã tập trung vào việc đánh giá tỷ lệ tiêu hóa của các chất dinh dưỡng của gạo
lật và ngô nhằm xem xét khả năng thay thế ngô của gạo lật trong khẩu phần. Kết quả
thí nghiệm của Piao cho thấy khẩu phần chứa 60% gạo lật đã có tỷ lệ tiêu hóa tốt
hơn khẩu phần chứa 60% gạo lật lần lượt là 87,7; 81,7 và 78,5% trong khi các chỉ
tiêu này của khẩu phần chứa 60% ngô tương ứng là 80,5; 80,2 và 75,2%.
Giống như kết quả của Piao, trước đó He et al. (1994) cũng cho biết, tỷ lệ
tiêu hóa Protein và tỷ lệ EM/GE của gạo lật là 73,71 và 65,03%, cao hơn của ngô
tương ứng là 69,17 và 59,89%.
Kết quả nghiên cứu của Piao et al. (2002) còn cho biết, hàm lượng Ure
(BUN) và glucose (TG) huyết thanh của lợn ăn khẩu phần chứa 60% gạo lật đều
thấp hơn so với khẩu phần 60% ngô (21 và 23 mmol/dl). Hàm lượng BUN có
tương quan nghịch với sự cân bằng axit amin khẩu phần, BUN của khẩu phần

20


×