MỤC LỤC
Trang
Lời cam Ðoan
ii
Lời cảm õn
iii
Mục lục
iv
Danh mục các từ viết tắt
vii
Danh mục bảng
viii
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
2
1.2.1 Mục tiêu chung
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
4
PHẦN II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
5
2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
5
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
5
2.1.2 Đặc điểm về sự đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới
7
2.1.3 Nội dung nghiên cứu sự hài lòng của người dân về đóng góp cho xây
dựng nông thôn mới
9
2.2 Cơ sở thực tiễn
11
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đáp ứng sự hài lòng của
người dân trong triển khai xây dựng NTM
11
2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong xây dựng NTM nhằm đáp
ứng nhu cầu và sự hài lòng của người dân ở Việt Nam
2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
iv
14
16
PHẦN III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
18
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
18
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Can Lộc
18
3.1.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội
21
3.2 Phương pháp nghiên cứu
28
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
28
3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
31
3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu
31
3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng trong đề tài
39
3.3.1 Nhóm chỉ tiêu về kết quả xây dựng nông thôn mới
39
3.3.2 Nhóm chỉ tiêu về phản ánh sự hài lòng của người dân
39
PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
40
4.1 Thực trạng sự hài lòng của người dân về đóng góp cho xây dựng nông
thôn mới ở huyện Can Lộc
40
4.1.1 Khái quát về thực trạng xây dựng nông thôn mới ở huyện Can Lộc
40
4.1.2 Thực trạng tham gia đóng góp của người dân vào xây dựng NTM
43
4.1.3 Đánh giá sự hài lòng của người dân về đóng góp cho xây dựng nông
thôn mới ở huyện Can Lộc
51
4.1.4 Đánh giá chung sự hài lòng của người dân về đóng góp cho xây dựng
NTM
67
4.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về đóng góp
xây dựng NTM ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
68
4.2.1 Kết quả phân tích nhân tố khám phá
68
4.2.2 Phân tích hồi quy về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người
dân trong đóng góp xây dựng NTM
84
4.2.3 Phân tích phương sai (ANOVA)
87
4.3 Giải pháp nâng cao sự hài lòng của người dân về đóng góp cho xây dựng
nông thôn mới ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh
89
4.3.1 Nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo và cán bộ ban quản lý NTM 89
v
4.3.2 Giải pháp về tăng cường sự tham gia đóng góp của người dân về công
tác quy hoạch
91
4.3.3 Giải pháp tăng cường sự tham gia của người dân vào cải thiện và bảo
vệ môi trường nông thôn
91
4.3.4 Giải pháp về cải tạo, nâng cấp trạm y tế xã
92
4.3.5 Giải pháp nâng cao chất lượng của hệ thống cơ sở vật chất văn hóa
93
4.3.6 Giải pháp nâng cao và phát triển hệ thống kênh mương nội đồng
93
PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
95
5.1 Kết luận
95
5.2 Khuyến nghị
96
5.2.1 Đối với Nhà nước
96
5.2.2 Đối với các cấp chính quyền
96
5.2.3 Đối với người dân
96
TÀI LIỆU THAM KHẢO
97
PHỤ LỤC
99
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu viết tắt
Ý nghĩa
1
CN
Công nghiệp
2
CNH – HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
3
DN
Doanh nghiệp
4
GT
Giao thông
5
GTSX
Giá trị sản xuất
6
HĐND
Hội đồng nhân dân
7
HL
Hài lòng
8
HTX
Hợp tác xã
9
KHHGĐ
Kế hoạch hóa gia đình
10
KTXH
Kinh tế xã hội
11
KM
Kênh mương
12
KTXH
Kinh tế xã hội
13
MT
Môi trường
14
MTQG
Mục tiêu quốc gia
15
NN
Nông nghiệp
16
NTM
Nông thôn mới
17
PTNT
Phát triển nông thôn
18
QH
Quy hoạch
19
QP – AN
Quốc phòng an ninh
20
TM – DV
Thương mại – dịch vụ
21
TH
Trường học
22
TTCN
Tiểu thủ công nghiệp
23
UBND
Ủy ban nhân dân
24
VH
Văn hóa
25
XDCB
Xây dựng cơ bản
26
YT
Y tế
vii
DANH MỤC BẢNG
Số bảng
Tên bảng
Trang
3.1
Tình hình sử dụng đất đai của huyện Can Lộc (2012 – 2014)
20
3.2
Tình hình dân số và lao động của huyện Can Lộc (2012 – 2014)
22
3.3
Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện Can Lộc (2011 – 2013)
24
4.1
Kết quả xây dựng NTM ở huyện Can Lộc
41
4.2
Thực trạng tham gia đóng góp của người dân trong XD NTM
43
4.3
Sự tham gia đóng góp của người dân vào lập quy hoạch XD NTM
44
4.4
Sự tham gia đóng góp của người dân vào đường giao thông nông thôn
46
4.5
Sự tham gia đóng góp của người dân vào hệ thống trường học
47
4.6
Sự tham gia đóng góp của người dân vào hệ thống trạm y tế
48
4.7
Sự tham gia đóng góp của người dân vào hệ thống kênh mương nội đồng
49
4.8
Sự tham gia đóng góp của người dân vào cơ sở vật chất văn hóa thôn, xã
50
4.9
Sự tham gia đóng góp của người dân cho xây dựng môi trường
51
4.10
Sự hài lòng của người dân về đóng góp trong quy hoạch XDNTM
53
4.11
Sự hài lòng của người dân về việc đóng góp cho phát triển hệ thống
giao thông
4.12
56
Sự hài lòng của người dân về việc đóng góp cho phát triển hệ thống
kênh mương nội đồng
4.13
58
Sự hài lòng của người dân về việc đóng góp cho phát triển hệ thống
trường học
4.14
60
Sự hài lòng của người dân về việc đóng góp cải tạo, nâng cấp trạm y
tế xã
62
4.15
Sự hài lòng của người dân về việc đóng góp cho xây dựng cơ sở vật chất
63
4.16
Sự hài lòng của người dân về việc đóng góp cho bảo vệ MTNT
66
4.17
Sự hài lòng chung của người dân về đóng góp cho xây dựng NTM
67
4.18
Kiểm định KMO và Bartlett của nhân tố độc lập
69
4.19
Kết quả phân tích các nhân tố của thang đo sự hài lòng của người dân
về đóng góp xây dựng NTM
69
viii
4.20
Bảng tóm tắt nhân tố tương ứng với các tiêu chí quan sát sau khi
71
4.21
Hệ số KMO của phân tích nhân tố tiêu chí phụ thuộc
72
4.22
Ma trận thành phần tiêu chí phụ thuộc
72
4.23
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F1
73
4.24
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F2
74
4.25
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F3
76
4.26
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F4
78
4.27
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F5
79
4.28
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F6 (Phát
81
4.29
Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha nhân tố F7
83
4.31
Kết quả phân tích hồi quy biến
84
ix
PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nông thôn mới là một nhiệm vụ lâu dài, để từng bước xây
dựng nền nông nghiệp vững mạnh đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước. Từ năm 2001 – 2006 cả nước đã triển khai “Chương trình xây
dựng thí điểm mô hình nông thôn mới thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá" do
ban kinh tế Trung ương và Bộ Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo ở trên 200 làng
điểm ở các địa phương và cho đến nay đóng góp xây dựng nông thôn mới đã
làm thay đổi diện mạo nông thôn, giúp người dân biết áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm giúp phát triển
kinh tế nông hộ, cải thiện được thu nhập của người dân. Mô hình đã khơi dậy
được niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Nói chung,
mô hình đã mang lại những chuyển biến tích cực cho bộ mặt nông thôn và cuộc
sống của người dân nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực đóng góp xây dựng NTM cũng
còn nhiều điểm hạn chế. Với phong trào các tỉnh thi đua sớm hoàn thành nông
thôn mới nên đôi lúc không tránh khỏi các bước thực hiện cưỡng ép, kết quả báo
cáo không đúng với hiện trạng của địa phương. Do đó, muốn xác định đúng thực
trạng xây dựng NTM ở địa phương cần thiết phải đánh giá sự hài lòng của người
dân về đóng góp xây dựng NTM. Việc đánh giá kết quả của đóng góp xây dựng
nông thôn mới không chỉ là đánh giá kết quả thực hiện 19 tiêu chí mà suy cho
cùng chính là việc xác định người dân có thực sự được hưởng thụ thành quả của
quá trình xây dựng nông thôn mới hay không. Vì đóng góp xây dựng NTM là vì
người dân, họ vừa là người thực hiện vừa là người hưởng thụ thành quả của sự
đóng góp của mình nên đánh giá sự hài lòng của người dân về đóng góp xây dựng
NTM sẽ mang lại sự hiệu quả cao và thiết thực nhất. Vì họ là người tiếp cận gần
nhất với mọi vấn đề của địa phương nên chính họ mới là người cảm nhận và đưa ra
chính xác tính hiệu quả, thiết thực của đóng góp xây dựng nông thôn mới.
1
Cũng như các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và cả nước nói
chung, xây dựng nông thôn mới ở huyện Can Lộc đã có nhiều chuyển biến, bộ
mặt nông thôn đã thay đổi theo hướng tích cực, đã huy động được sự tham gia
tích cực của các tổ chức đoàn thể, người dân trong huyện cũng như những con
em xa quê đầu tư, hỗ trợ xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt, đến nay huyện đã có
3 xã Thiên Lộc, Khánh Lộc và Thanh Lộc hoàn thành 19/19 tiêu chí và có 2 xã
đạt từ 10-17 tiêu chí, 11 xã đạt từ 7-9 tiêu chí và 6 xã đạt dưới 7 tiêu chí. Tuy
nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì xây dựng nông thôn mới ở huyện
Can Lộc vẫn còn gặp phải một số khó khăn đó là: i)huy động nội lực trong nhân
dân còn hạn chế, ii)nhân dân nông thôn vẫn chưa thực sự tham gia hưởng ứng
tích cực chung sức xây dựng nông thôn mới. Điều đó cho thấy người dân ở
huyện Can Lộc vẫn chưa thực sự hiểu và hài lòng với đóng góp xây dựng nông
thôn mới ở huyện và cũng chính vì người dân chưa thực sự hài lòng nên kết quả
xây dựng nông thôn mới chưa thể hoàn thành đúng với kế hoạch của huyện đề ra.
Vì vậy, cần đánh giá sự hài lòng của người dân về đóng góp xây dựng nông thôn
mới ở Can Lộc để có những giải pháp nhằm thỏa mãn được yêu cầu, mong muốn
của người dân ngày càng tốt hơn. Như vậy thì đóng góp xây dựng nông thôn mới
ở huyện Can Lộc mới thực sự là hướng đến người dân vì người dân và người dân
mới thực sự là người hưởng thụ kết quả của tiến trình xây dựng nông thôn mới.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá sự hài lòng
của người dân về đóng góp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện
Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của
người dân về đóng góp cho xây dựng nông thôn mới, từ đó đưa ra giải pháp
nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân về đóng góp xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về sự hài lòng của người dân về
đóng góp cho xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá sự hài lòng của người dân về đóng góp cho xây dựng nông
thôn mới trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về mức
đóng góp cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của người dân về đóng
góp cho xây dựng nông thôn mới ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Những vấn đề lý luận và thực tiễn về đánh giá sự hài lòng của người dân
về đóng góp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn nghiên cứu.
- Đối tượng khảo sát là người dân, ban phát triển thôn và ban chỉ đạo nông
thôn mới.
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu sự hài lòng của người
dân về đóng góp cho xây dựng nông thôn mới gồm: đóng góp bằng ý kiến, đóng
góp bằng hiện vật, đóng góp bằng ngày công lao động, đóng góp bằng tiền cho
xây dựng NTM trên địa bàn huyện Can Lộc, từ đó tìm ra các giải pháp nhằm cải
thiện mức độ hài lòng của người dân.
- Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Can
Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi thời gian:
+ Các số liệu thứ cấp sử dụng trong nghiên cứu được thu thập và phản ánh
trong giai đoạn 2011 – 2014, và kết hợp số liệu sơ cấp được tiến hành điều tra
thu thập thông tin năm 2015.
+ Thời gian thực hiện đề tài: Từ tháng 10/2014 đến tháng 9/2015.
3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng triển khai đóng góp xây dựng nông thôn mới ở huyện Can
Lộc đang diễn ra như thế nào?
- Người dân huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh có hài lòng với đóng góp cho
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ở địa phương không?
Mức độ hài lòng của người dân về đóng góp cho chương trình xây dựng nông
thôn mới như thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hài lòng của người dân về đóng góp
cho xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh?
- Cần có những giải pháp gì để nâng cao sự hài lòng của người dân đối với
đóng góp xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh?
4
PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1 Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Khái niệm về xây dựng nông thôn mới
Nông thôn mới gần đây không còn là tên gọi mới, xa lạ đối với nước ta,
khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị tứ;
thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh
giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống thì nông thôn mới phải bao hàm
cơ cấu và chức năng mới (Cù Ngọc Hưởng, 2006).
Nông thôn mới được quy định bởi các tính chất: đáp ứng yêu cầu phát
triển, có sự đổi mới về tổ chức, vận hành và cảnh quan môi trường, đạt hiệu quả
cao nhất trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, tiến bộ hơn so với
mô hình cũ, chứa đựng các đặc điểm chung, có thể phổ tiêu chí và vận dụng trên
cả nước.
Nghị quyết 26-NQ/TW của BCH TW xác định: NTM là khu vực nông
thôn có kết cấu hạ tầng KT-XH hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức TCSX
hợp lý, gắn NN với phát triển nhanh CN, DV, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông
thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường
sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân ngày càng được nâng cao theo định hướng XHCN.
Có thể quan niệm: “Mô hình NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc
tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo yếu tố mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt
ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so
với mô hình nông thôn cũ (truyền thống, đã có) ở tính tiên tiến về mọi mặt và
nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân về cả mặt vật chất lẫn tinh thần”
(Phan Xuân Sơn và Nguyễn Cảnh, 2008).
5
2.1.1.2 Khái niệm về sự hài lòng
Từ trước đến nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về sự hài lòng, nhiều
nhà nghiên cứu cho rằng sự hài lòng là sự khác biệt giữa kì vọng của khách hàng
và cảm nhận thực tế nhận được. Theo Tse and Wilton (1988) “Sự hài lòng là sự
phản ứng của người tiêu dùng đối với việc ước lượng sự khác nhau giữa những
mong muốn trước đó, và sự thể hiện thực sự của sản phẩm như là sự chấp nhận sau
cùng khi dùng nó”.
Theo Hansemark and Albinsson (2004), “Sự hài lòng của khách hàng là một
thái độ tổng thể của khách hàng đối với một nhà cung cấp dịch vụ, hoặc một cảm
xúc phản ứng với sự khác biệt giữa những gì khách hàng dự đoán trước và những gì
họ tiếp nhận, đối với sự đáp ứng một số nhu cầu, mục tiêu hay mong muốn”.
Ngoài ra, Kotler (2001), lại định nghĩa rằng “Sự hài lòng là mức độ của
trạng thái cảm giác của một người bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ
sản phẩm với những kỳ vọng của người đó”.
Sự hài lòng là việc một người căn cứ vào những hiểu biết của mình đối
với một sản phẩm hay dịch vụ mà hình thành nên những đánh giá hoặc phán
đoán chủ quan. Đó là một dạng cảm giác về tâm lý sau khi nhu cầu của người đó
được thỏa mãn. Sự hài lòng được hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm, đặc
biệt được tích lũy khi mua sắm và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ. Sau khi mua và
sử dụng sản phẩm (hay dịch vụ) người đó sẽ có sự so sánh giữa hiện thực và kỳ
vọng, từ đó đánh giá được hài lòng hay không hài lòng.
Như vậy, có thể hiểu được sự hài lòng là cảm giác dễ chịu hoặc có thể thất
vọng từ việc người đó so sánh giữa lợi ích thực tế cảm nhận được và những kỳ
vọng trước đó của họ. Nếu lợi ích thực tế không như kỳ vọng thì người đó sẽ thất
vọng. Còn nếu lợi ích thực tế đáp ứng được kỳ vọng đã đặt ra thì người đó sẽ hài
lòng. Nếu lợi ích thực tế cao hơn kỳ vọng của người đó thì sẽ tạo ra hiện tượng
hài lòng cao hơn hoặc là hài lòng vượt quá mong đợi.
2.1.1.3 Bản chất về sự đóng góp của người dân
Từ trước đến nay chưa có một khái niệm cụ thể về sự đóng góp của người
dân nhưng chúng ta có thể hiểu “Đóng góp của người dân là sự tham gia đóng
6
góp của cộng đồng thể hiện bằng nhiều hình thức như là đóng góp bằng ý kiến,
bằng tiền, bằng hiện vật hay bằng sức lao động nhằm thực hiện những mục tiêu
chung của xã hội”. Cộng đồng được hiểu ở đây là người dân, doanh nghiệp, các
tổ chức dân sự và các tổ chức kinh tế, xã hội khác (Nguyễn Duy Lượng, 2008).
Chương trình xây dựng NTM muốn thành công thì đòi hỏi nguồn vốn rất
lớn mà ở đây không thể chỉ phụ thuộc vào nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước
được vì nguồn vốn từ ngân sách là quá ít không đủ để hoàn thành chương trình
xây dựng NTM. Vì vậy, để thực hiện được mục tiêu của chương trình xây dựng
NTM cần sự chung tay đóng góp rất lớn của cả cộng đồng thì chương trình xây
dựng NTM mới có thể thành công. Nguồn đóng góp của cộng đồng qua nhiều
hình thức sẽ quyết định đến thành bại của chương trình. Qua sự đóng góp ít hay
nhiều của cộng đồng có thể thấy được sự tham gia của người dân là cao hay thấp
hay nói cách khác nếu sự đóng góp của cộng đồng cao thì có thể thấy được người
dân đã hiểu về mục tiêu của chương trình xây dựng NTM, người dân thực sự hài
lòng với sự đóng góp của mình và ngược lại.
2.1.1.4 Bản chất của sự hài lòng của người dân về đóng góp cho xây dựng nông
thôn mới
Sự hài lòng của người dân về đóng góp xây dựng nông thôn mới là trạng
thái tâm lý thoải mái được đáp ứng những nhu cầu, đòi hỏi về vật chất, thể chất,
tinh thần của con người. Sự hài lòng là động lực tinh thần có ý nghĩa to lớn và
không thể thay thế trong quá trình thực hiện hành động, ảnh hưởng đến chất
lượng hiệu quả hành động. Như vậy có thể nói sự hài lòng của người dân về đóng
góp xây dựng nông thôn mới là cảm giác hài lòng về mặt vật chất cũng như tinh
thần của người dân về các kết quả của đóng góp xây dựng nông thôn mới đem lại
cho chính cuộc sống của họ.
2.1.2 Đặc điểm về sự đóng góp của người dân trong xây dựng nông thôn mới
Theo thông tư số 174//2009/TT-BTC của Bộ tài chính về “hướng dẫn cơ
chế huy động và quản lý nguồn vốn tại 11 xã thực hiện đề án chương trình xây
dựng NTM thời kỳ CNH – HĐH” có thể tóm lược về đối tượng đóng góp và
phương thức đóng góp xây dựng NTM như sau:
7
* Đối tượng đóng góp:
Người dân là đối tượng trực tiếp tham gia đóng góp và cũng là đối tượng
trực tiếp thụ hưởng kết quả của chương trình xây dựng NTM. Họ sẽ tham gia
đóng góp như là lao động trực tiếp vào các hoạt động phát triển nông nghiệp,
nông thôn cũng như tham gia những công việc liên quan đến việc tiếp nhận, quản
lý và sử dụng công trình. Người dân được trực tiếp tham gia vào việc lập đề án,
lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và tham gia vào việc kiểm tra, giám sát các hoạt
động thi công, quản lý và duy tu bảo dưỡng (Bộ tài chính, 2009).
*Phương thức đóng góp:
Đóng góp của người dân được thể hiện ở nhiều phương thức khác nhau,
có thể đóng góp bằng ý kiến vào các lập kế hoạch, lập đề án, hay đóng góp bằng
tiền, bằng hiện vật hay bằng chính sức lao động của người dân vào chương trình
xây dựng NTM bảo đảm nâng cao lợi ích của cộng đồng. Nếu người dân hài lòng
về đóng góp của mình vào chương trình xây dựng NTM thì điều đó đồng nghĩa
với quá trình xây dựng NTM sẽ khả thi và mới có thể thành công được (Bộ tài
chính, 2009).
- Đóng góp bằng các ý kiến:
Những nội dung lập đề án, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, tuyên truyền
vận động, quản lý và sử dụng, kiểm tra và giám sát sẽ được UBND địa phương tổ
chức công khai cho nhân dân biết bằng nhiều hình thức như: thông qua các kỳ
họp HĐND, các cuộc tiếp xúc cử tri, các cuộc họp tổ dân phố, niêm yết trên các
bảng tin tại trụ sở UBND xã - thị trấn, phát tin trên hệ thống truyền thanh huyện
và các xã - thị trấn để người dân có thể biết và người dân đưa ra góp ý, đề xuất
cho cấp có thẩm quyền xem xét và sửa đổi cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng
(Bộ tài chính, 2009).
- Đóng góp bằng công lao động
Đây là cách người dân tham gia trực tiếp bằng cách bỏ chính công sức của
mình để tham gia vào quá trình xây mới cũng như tu sửa lại các công trình đường
giao thông, điện, các trường học, các trạm xá, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông
thôn, kênh mương, trùng tu các di tích lịch sử văn hóa, cải thiện vệ sinh môi
8
trường… hình thức này cũng làm nâng cao tinh thần trách nhiệm đồng thời gắn
kết người dân lại với nhau nhiều hơn (Bộ tài chính, 2009).
- Đóng góp bằng tiền
Đây là một hình thức tham gia đóng góp của cộng đồng vào các hoạt động
phát triển bằng cách đóng góp một phần chi phí cho các hoạt động. Điều này
không những làm giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngân sách nhà nước mà còn
làm tăng tính trách nhiệm của người dân khi tham gia vào các chương trình. Việc
đóng góp này phụ thuộc vào quy định của mỗi địa phương và còn phụ thuộc vào
khả năng kinh tế của từng hộ gia đình (Bộ tài chính, 2009).
- Đóng góp bằng hiện vật
Đây là một hình thức tham gia đóng góp của cộng đồng vào các hoạt động
phát triển bằng cách đóng góp hiện vật như hiến đất, đóng góp bằng các nguyên
vật liệu như xi măng, cát, sỏi, gạch, đá để làm đường giao thông, xây dựng các
nhà văn hóa, chợ nông thôn hay trường học (Bộ tài chính, 2009).
2.1.3 Nội dung nghiên cứu sự hài lòng của người dân về đóng góp cho xây
dựng nông thôn mới
2.1.3.1 Đánh giá sự hài lòng của người dân về đóng góp ý kiến và tiếp nhận ý
kiến của cán bộ xây dựng NTM
Nghiên cứu sự hài lòng của người dân về đóng góp xây dựng NTM sẽ tiến
hành tìm hiểu xem người dân có thực sự hài lòng với việc cán bộ lấy ý kiến đóng
góp của họ cũng như việc cán bộ tiếp nhận ý kiến đóng góp của họ trong các
khâu lập đề án, lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, tuyên truyền vận động, quản lý
và sử dụng, kiểm tra giám sát.
Lập đề án nông thôn mới là hoạt động rất quan trọng và là nhân tố quyết
định cả chương trình. Việc ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới
định hướng cho tổ chức và người dân tham gia đóng góp ý kiến vào nội dung lập
đề án là rất cần thiết. Một đề án chất lượng là đề án nêu được lợi thế so sánh của
từng địa phương. Yêu cầu này phải được nghiên cứu bài bản có sự tham gia của
toàn xã hội đặc biệt là ý kiến của người dân sở tại. Làm đề án xây dựng nông
thôn mới mà không lấy ý kiến của người dân cũng như tiếp nhận ý kiến của
người dân là rất nguy hiểm vì đề án xây dựng NTM là bước đi của cả quá trình
9
xây dựng NTM mà chương trình xây dựng NTM là của người dân, vì người dân
do đó họ là người hiểu rõ nhất nông thôn và lợi ích của bản thân.
Lập kế hoạch là bước xác định mục tiêu cụ thể, đề ra nhiệm vụ cần thực hiện
và giải pháp để hoàn thành mục tiêu, dự trù về nguồn vốn, nguồn lực cần thiết và
công tác tổ chức để triển khai thực thi kế hoạch. Việc lập kế hoạch là rất cần thiết để
làm căn cứ cho việc tổ chức thực hiện, là tiêu chuẩn để đánh giá kết quả đạt được
của việc thực thi chương trình. Việc lập kế hoạch giúp cho các đơn vị quản lý, tổ
chức nắm rõ được mục đích hướng tới, nội dung công việc và tiến độ để hoàn thành
công việc. Việc lập kế hoạch được tiến hành từ cấp xã, tuy nhiên UBND xã cần lấy
ý kiến đóng góp của người dân về mục tiêu, cũng như những nhiệm vụ kế hoạch đề
ra trong việc đóng góp nguồn vốn cũng như nguồn lực trong xây dựng NTM và từ
đó UBND xã tổng hợp ý kiến đóng góp của người dân và sửa đổi hoàn thành kế
hoạch xây dựng NTM
Quản lý và sử dụng nguồn huy động sự đóng góp của người dân trong xây
dựng nông thôn mới. UBND xã cần có kế hoạch cụ thể để quản lý và sử dụng
nguồn huy động sự đóng góp của cộng đồng trong xây dựng NTM. Tuy nhiên
UBND xã cần lấy ý kiến đóng góp của người dân về quản lý và sử dụng nguồn
vốn huy động của sự đóng góp của cộng đồng, từ đó sửa chữa kế hoạch và công
khai cho cộng đồng. Vì người dân hài lòng thì công tác xây dựng NTM mới thực
sự thành công.
Công tác kiểm tra và giám sát cần đảm bảo công bằng, minh bạch thì như
vậy người dân mới thấy hài lòng và tin tưởng vào công tác xây dựng NTM.
Muốn thực hiện được điều đó thì chúng ta cần lấy ý kiến của người dân về công
tác kiểm tra và giám sát để biết được mong muốn thực sự của người dân và từ đó
đưa ra các giải pháp để đáp ứng mong muốn của người dân.
2.1.3.2 Đánh giá sự hài lòng của người dân về đóng góp bằng ngày công lao
động, tiền, hiện vật trong xây dựng NTM
* Phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội nông thôn
+ Giao thông: đóng góp của người dân vào xây dựng mới các tuyến đường
giao thông cũng như đầu tư nâng cấp đường trục xã, liên xã, đường trục thôn
xóm, đường ngõ xóm; trục đường chính nội đồng.
10
+ Thủy lợi: đóng góp của người dân trong kiên cố hóa mương nội đồng
gắn với hệ thống kênh mương hệ thống thủy lợi; đảm bảo tưới 95% diện tích lúa.
+ Điện: Đóng góp của người dân trong đầu tư xây dựng mới các trạm tiêu chí
áp, đường dây trung thế, đường dây hạ thế; hoàn thiện các công trình phụ trợ đảm
bảo an toàn kỹ thuật ngành điện và đảm bảo 100% hệ thống chiếu sáng công cộng
* Phát triển kinh tế: Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung về trồng trọt, chăn nuôi,
thủy sản, ngành nghề, dịch vụ, thương mại, tạo ra giá trị sản phẩm hàng hóa lớn,
sức cạnh tranh cao; Nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, đẩy mạnh ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ
cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Đẩy nhanh ứng dụng cơ giới hóa
vào sản xuất nông nghiệp, giảm tổn thất sau thu hoạch. Hướng người dân tham gia
đóng góp vào các mô hình sản xuất lúa, trồng rau trong nhà lưới hay các mô hình
chăn nuôi tập trung...
* Cải thiện môi trường nông thôn: Sự đóng góp của người dân trong việc
thực hiện vệ sinh môi trường nông thôn, địa điểm thu gom và xử lý chất thải
đúng quy định môi trường.
Tuy nhiên cần đánh giá xem với mức đóng góp đó người dân có thực sự hài
lòng hay không để từ đó có các giải pháp để nâng cao sự hài lòng của người dân.
2.2 Cơ sở thực tiễn
2.2.1 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về đáp ứng sự hài lòng của
người dân trong triển khai xây dựng NTM
a/ Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Thành công về xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc là phát huy nội lực
của nhân dân, hợp lực cộng đồng. Chính phủ Hàn Quốc xây dựng nông thôn mới
với phương châm là nhân dân là người quyết định và làm mọi việc để nâng cao
chất lượng cuộc sống của chính bản thân họ. Chính phủ Hàn Quốc đã để người
dân là người quyết định loại công trình, dự án nào cần ưu tiên làm trước, công
khai bàn bạc, quyết định thiết kế và chỉ đạo thi công, nghiệm thu công trình. Mọi
công việc trong xây dựng nông thôn mới đều do người dân tự chủ làm, Chính
11
phủ Hàn Quốc chỉ hỗ trợ một phần vật tư còn lại là do dân làng tự quyết định
mức đóng góp đất, ngày công cho các dự án. Đặc biệt, vì không có quỹ bồi
thường đất và các tài sản khác nên việc hiến đất, tháo dỡ công trình, cây cối, đều
do dân tự giác bàn bạc, thỏa thuận, ghi công lao đóng góp và hy sinh của các hộ
cho phong trào. Chính phủ Hàn Quốc chú trọng phát triển sản xuất để tăng thu
nhập của người dân. Chính phủ Hàn Quốc phát huy dân chủ để phát triển nông
thôn. Hàn Quốc thành lập hội đồng phát triển xã, quyết định sử dụng trợ giúp của
Chính phủ trên cơ sở công khai, dân chủ, bàn bạc để triển khai các dự án theo
mức độ cần thiết của địa phương. Thành công ở Hàn Quốc là xã hội hóa các
nguồn hỗ trợ để dân tự quyết định lựa chọn dự án, phương thức đóng góp, giám
sát công trình. Phát triển kinh tế hợp tác từ phát triển cộng đồng Hàn Quốc đã
thiết lập lại các hợp tác xã kiểu mới phục vụ trực tiếp nhu cầu của người dân, cán
bộ hợp tác xã do dân bầu chọn (Tuấn Anh, 2012).
Kinh nghiệm rút ra từ cách làm xây dựng nông thôn mới của Hàn Quốc là
lấy người dân làm chủ, để người dân là người quyết định quá trình xây dựng
nông thôn mới, các giải pháp phát triển xây dựng nông thôn mới đều dựa vào nhu
cầu, mức độ cần thiết của chính người dân để người dân tự quyết định đóng góp
như thế nào và đóng góp bao nhiêu. Như vậy, có thể thấy Chính phủ Hàn Quốc
đã xây dựng nông thôn mới theo phương châm là thỏa mãn nhu cầu, sự hài lòng
của người dân về việc đóng góp xây dựng nông thôn mới mới và chính điều đó
nên xây dựng NTM ở Hàn Quốc mới thành công được.
b/ Kinh nghiệm của Thái Lan
Chìa khoá thành công của chương trình phát triển vùng nông thôn trong
hơn một thập kỷ gần đây là đóng góp “Mỗi xã một sản phẩm” (One Tambon One
Product) gọi tắt là OTOP do nguyên Thủ tướng Thaksin Shinawatra khởi xướng
năm 2001. Mục tiêu tổng thể của OTOP là: Xây dựng xã, cộng đồng vững mạnh,
phát triển tự lực của nhân dân và xây dựng gia đình hạnh phúc có chất lượng. Cụ
thể hơn là: tạo công ăn việc làm cho cộng đồng dân cư; xây dựng xã, cộng đồng
vững mạnh; phát triển trí tuệ, truyền thống địa phương; đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực và thúc đẩy sự sáng tạo của cộng đồng. Để triển khai OTOP,
12
Chính phủ Thái Lan đã huy động cả hệ thống chính trị, các cấp các ngành, đặc
biệt là các địa phương vào cuộc, từ khâu tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
người dân, làm cho người dân hiểu rõ vai trò, vị trí chủ thể của mình khi tham gia
thực hiện đóng góp (Việt Dũng, 2014).
Chương trình OTOP đề ra chu trình thực hiện tuần hoàn hai năm một lần
không giới hạn về thời gian. Chu trình được thực hiện như sau: trước hết các đơn
vị sản xuất phải đăng ký ý tưởng sản phẩm của mình với ban OTOP địa phương và
kèm theo bản kế hoạch sản xuất kinh doanh. Sau đó, ban OTOP địa phương sẽ
thẩm định, nếu ý tưởng và kế hoạch đạt yêu cầu sẽ chấp thuận và cho triển khai kế
hoạch sản xuất kinh doanh. Để có thể đưa hàng hoá đến tay người tiêu dùng chất
lượng nhất, ban OTOP các cấp sẽ tiến hành thi sản phẩm từ cấp huyện, tỉnh và
Trung ương. Các sản phẩm vượt qua kỳ thi sẽ đưa vào đóng góp xúc tiến thương
mại và bán hàng. Điều quan trọng là các bước tiến hành đều được Uỷ ban OTOP
đào tạo tập huấn, tư vấn phát triển và hỗ trợ vốn thực hiện (Việt Dũng, 2014).
Các sản phẩm OTOP được chia làm 4 cấp: Sản phẩm có chất lượng cao
(cấp A-Best, 5 sao) phục vụ cho xuất khẩu. Sản phẩm có chất lượng (cấp BIdentity) tiêu dùng nội địa. Sản phẩm đạt tiêu chuẩn (cấp C-Standrad) tiêu dùng
nội địa, hoặc trong vùng, trong tỉnh. Sản phẩm chất lượng thấp (cấp D-Develop,
từ 1-2 sao) cần tiếp tục nghiên cứu phát triển. Như vậy, nhà sản xuất không đi
vào ngõ cụt mà tiếp tục có cơ hội nâng cấp phát triển sản phẩm của mình cho chu
kỳ mới tiếp theo.
Qua quá trình phát triển từ những sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ
nghệ truyền thống những năm đầu, đến nay, các sản phẩm OTOP được phát triển
lên bao gồm: sản phẩm hàng hoá đa dạng từ nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ, đến
sản phẩm công nghiệp; dịch vụ; địa điểm du lịch; văn hoá địa phương, lối sống
(tập tục văn hoá), và truyền thống văn hoá. Để thương mại hoá sản phẩm, dịch
vụ, chương trình OTOP được tổ chức xúc tiến thương mại từ hội chợ cấp trung
ương, khu vực (Bắc, Trung, Nam), cấp tỉnh, hội trại thanh niên OTOP, hội thi
OTOP làng, lễ hội làng du lịch OTOP... Các sản phẩm OTOP không chỉ được
bày bán tại các địa điểm bán hàng truyền thống mà còn được đưa vào cả trụ sở
13
hành chính các cấp, nhà ga, sân bay, các khách sạn, nhà hàng... tạo nên tổng thể
cả xã hội sản xuất, kinh doanh sản phẩm OTOP (Việt Dũng, 2014).
Để có sự thành công của chương trình OTOP, ngoài vai trò chính về chỉ
đạo, tổ chức thực hiện nhất quán, xuyên suốt của Chính phủ là sự tham gia tích
cực với tư duy sản xuất hàng hoá hướng đến xuất khẩu, sự chịu khó học hỏi, tiếp
cận kinh tế thị trường, hợp tác sản xuất của người dân, của chủ doanh nghiệp,
HTX. Qua đó, ta thấy người dân Thái Lan đã hoàn toàn tin tưởng, hài lòng và
tham gia đóng góp tích cực vào các chủ trương xây dựng nông thôn mới của
Chính phủ Thái Lan.
2.2.2 Kinh nghiệm của một số địa phương trong xây dựng NTM nhằm đáp
ứng nhu cầu và sự hài lòng của người dân ở Việt Nam
a/ Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh
Công cuộc xây dựng nông thôn mới ở thành phố Hồ Chí Minh đang được
người dân đồng tình, ủng hộ cao, thể hiện qua tỷ lệ hài lòng trong cuộc khảo sát
mới nhất của thành phố với 1.300 hộ trên địa bàn 5 xã điểm xây dựng nông thôn
mới của thành phố bao gồm: Thái Mỹ, Xuân Thới Thượng, Tân Nhựt, Nhơn Đức
và Lý Nhân. Khi được phát phiếu đánh giá sự hài lòng của người dân thành phố
thì họ phản hồi tốt và rất hào hứng khi được nêu ý kiến của mình về chương trình
xây dựng nông thôn mới. Kết quả thu về về chỉ số hài lòng của người dân về các
công trình xây dựng cơ sở hạ tầng, kết quả khảo sát cho thấy, có tới 821 ý kiến
(chiếm 63,2%) cho rằng các công trình này đã phát huy tác dụng rất tốt trong
phát triển sản xuất và đời sống dân sinh, 461 ý kiến (35,5%) cho rằng phát huy
tác dụng và 18 ý kiến (chiếm 1,4%) cho rằng chưa phát huy tác dụng. Còn đánh
giá về chỉ số hài lòng của người dân về phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập,
giảm nghèo bền vững, có tới 847 ý kiến (chiếm 65,1%) cho rằng rất hài lòng, 419
ý kiến (32,2%) hài lòng và 34 ý kiến (2,6%) cho rằng chưa hài lòng. Qua công
tác lấy ý kiến của người dân thì cho thấy tỷ lệ người dân chưa hài lòng về kết quả
của đóng góp xây dựng nông thôn mới ở thành phố là thấp nguyên nhân chủ yếu
người dân không hài lòng là do người dân chưa thực sự hiểu rõ và chưa thực sự
được tiếp cận với các chương trình, chủ trương. Nói tóm lại công tác tuyên
14
truyền để cho người dân hiểu rõ là chưa tốt, số ít người dân vẫn chưa tích cực
tham gia vào đóng góp xây dựng nông thôn mới (Nguyễn Minh, 2014).
Tuy nhiên, qua kết quả đạt được và đánh giá sự hài lòng của người dân về
đóng góp xây dựng nông thôn mới của 5 xã điểm của Thành phố rút ra được bài
học kinh nghiệm là luôn lấy mục tiêu cuối cùng của xây dựng xã nông thôn mới
là tạo thu nhập cao cho nông dân, làm cho nông thôn phát triển, đời sống vật chất
tinh thần người dân không ngừng được cải thiện. Mục tiêu xây dựng nông thôn
mới của 5 xã của thành phố luôn hướng tới người dân, tạo sự đồng thuận của
người dân và để người dân chính là người chủ của quá trình xây dựng nông thôn
mới và cần thực hiện tốt công tác tuyên truyền cho người dân thực sự hiểu rõ về
đóng góp xây dựng nông thôn mới để họ thực sự tham gia và hài lòng về kết quả
của đóng góp xây dựng nông thôn mới.
b/ Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình
Năm 2011, xã Lạng Phong, huyện Nho Quan chỉ đạt được có 2 tiêu chí văn
hóa, an ninh trật tự. Tuy nhiên, năm 2014 xã đã đạt được 18/18 tiêu chí (tiêu chí
thứ 7 chợ nông thôn không có trong quy hoạch). Qua kết quả thực hiện chương
trình xây dựng nông thôn mới của xã cho thấy người dân đã rất đồng thuận với chủ
trương chính sách của xã. Điều đó cũng được thể hiện qua kết quả lấy phiếu đánh
giá sự hài lòng của người dân có 908/975 đại diện hộ tham gia đánh giá (tỷ lệ 93%
tham gia). 12 nội dung lấy ý kiến gồm: phát triển sản xuất, thu nhập và đời sống,
giáo dục, văn hóa – thể thao, giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, môi trường
nông thôn, nước sinh hoạt, thực hiện quy chế dân chủ, dịch vụ công, dịch vụ sản
xuất, an ninh trật tự nông thôn. Kết quả 12 nội dung lấy ý iến đều đạt trên 90%
đánh giá hài lòng với kết quả đạt được. Còn với xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp thì
chỉ có 673 đại diện hộ tham đánh giá (tỷ lệ 63,3% tham gia). Tuy nhiên kết quả 12
nội dung lấy ý kiến đều đạt từ 97% đến trên 99% đánh giá hài lòng với kết quả đạt
được. Qua đó, cho thấy người dân tỉnh Ninh Bình thật sự hài lòng với kết quả đạt
được của đóng góp xây dựng nông thôn mới. Có một số ít người dân không hài
lòng vì họ chưa thực sự tin tưởng vào kết quả của chương trình, nhu cầu, nguyện
vọng của họ cao hơn so với kết quả đạt được, công tác tuyên truyền còn chưa thực
sự hiệu quả đối với họ (Văn phòng điều phối tỉnh Ninh Bình, 2014).
15
2.3 Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Có nhiều công trình nghiên cứu về sự hài lòng của người dân về sử dụng
các loại dịch vụ công, về du lịch có thể kể đến như :
- Luận văn thạc sỹ của Lương Thị Thùy Dương (2012) “Đo lường sự thỏa
mãn của khách hàng đối với dịch vụ y tế tại Phòng khám đa khoa Tín Đức, thành
phố Nha Trang”. Kết quả nghiên cứu với 351 mẫu cho thấy có 7 thành phần ảnh
hưởng đến sự hài lòng của khách hàng: chi phí điều trị, Năng lực phục vụ, đồng
cảm, Phương tiện hữu hình, Thời gian chờ đợi, Sự tin cậy.
- Luận văn thạc sỹ của Đỗ Văn Cường (2012) “Đánh giá mức độ hài lòng
của người nộp thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại cục thuế
tỉnh Kiên Giang”. Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của người nộp
thuế đối với chất lượng dịch vụ tuyên truyền hỗ trợ tại Cục Thuế tỉnh Kiên Giang
gồm 7 thành phần: 1. Cảm thông, công bằng; 2. Tin cậy; 3. Đáp ứng; 4. Công
khai quy trình; 5. Năng lực phục vụ; 6. Cơ sở vật chất; 7. Công khai công vụ.
- Luận văn thạc sỹ của Nguyễn Thị Trang (2012) “Nghiên cứu sự hài lòng
của du khách tại khu du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. Kết quả nghiên cứu
định tính cho thấy có 5 nhân tố: dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn
uống, dịch vụ vui chơi giải trí, an ninh trật tự an toàn bãi biển. Luận văn sử dụng
thang đo 5 Likert phương pháp so sánh, khung phân tích.
- Báo cáo tổng hợp của Đỗ Thị Thanh Vinh (2014) “Khảo sát, đánh giá
mức độ hài lòng của tổ chức và cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành
chính và đơn vị sự nghiệp công lập tại tỉnh Khánh Hòa”. Kết quả nghiên cứu cho
thấy mức độ hài lòng của tổ chức, cá nhân đối với sự phục vụ của cơ quan hành
chính và dịch vụ khám chữa bệnh gồm 6 yếu tố: 1. Tiếp cận dịch vụ, 2. Điều kiện
tiếp đón và phục vụ, 3. Thủ tục hành chính, 4. Sự phục vụ của cán bộ, công chức,
viên chức, 5. Kết quả, tiến độ giải quyết công việc, 6. Tiếp nhận và xử lý thông
tin phản hồi. Báo cáo sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá và sử
dụng thang đo 5 Likert.
16
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đều phản ảnh các nhân tố
cơ bản ảnh hưởng đến sự hài lòng của tổ chức và cá nhân đến sử dụng dịch vụ
công và du lịch. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào khảo sát “sự hài
lòng của người dân về đóng góp xây dựng NTM”, đề tài không có sự trùng lặp về
nội dung. Mô hình nghiên cứu đề xuất cho khảo sát đã được tổng hợp từ việc hệ
thống hóa cơ sở lý thuyết, tham khảo kế thừa các kinh nghiệm thực tiễn nêu trên
và vận dụng cho điều kiện ở huyện Can Lộc nhằm đánh giá chính xác hiệu quả
mang lại từ đóng góp xây dựng NTM, trên cơ sở đó tìm ra nguyên nhân không
hài lòng của người dân về đóng góp xây dựng NTM, từ đó góp phần đưa ra giải
pháp để đóng góp xây dựng NTM ngày càng phục vụ tốt hơn nhu cầu của người
dân địa phương.
17
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Đặc điểm tự nhiên của huyện Can Lộc
3.1.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Can Lộc là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh. Địa giới hành
chính được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với huyện Nghi Xuân và thị xã Hồng Lĩnh
Phía Nam giáp với huyện Thạch Hà
Phía Tây giáp với huyện Đức Thọ và Hương Khê
Phía Đông giáp với huyện Lộc Hà
Huyện Can Lộc cách thành phố Hà Tĩnh 20km, cách thị xã Hồng Lĩnh
10km, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 30km. Huyện nằm ở vị trí đầu mối giao
thông quan trọng Quốc lộ 1A, Quốc lộ 15... rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế,
mua bán hàng hóa, phát triển văn hóa với các vùng khác.
3.1.1.2 Địa hình
Can Lộc có địa hình lòng chảo, nghiêng từ Tây sang Đông và từ Bắc vào
Nam, phía Tây và phía Bắc là dãy núi cao, kế tiếp là đồi thoải đến dải đồng bằng
nhỏ hẹp. Địa hình huyện Can Lộc bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi và đồi núi.
3.1.1.3 Khí hậu, thời tiết, thủy văn
Khí hậu của huyện Can Lộc là phân thành 2 vùng rõ rệt: Mùa khô bắt đầu
từ tháng 2 đến tháng 7 hàng năm, đây là mùa nắng gắt, có gió Tây Nam thổi
mạnh nên gây nên hạn hán nghiêm trọng; mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 đến tháng
1 năm sau, mùa này thường xuất hiện bão, mùa này có lượng mưa lớn nên
thường gây ra ngập lụt.
Nhiệt độ: trung bình năm là 23,5oC, cao nhất là tháng 7 (39,7oC), thấp
nhất là tháng 12 (7oC).
18
Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm khoảng 2.400 mm. Số ngày mưa
trung bình năm của huyện khoảng 152,5 ngày.
Nắng: Ở Can Lộc nắng có cường độ tương đối cao, trung bình các tháng
mùa đông có giờ nắng từ 70-80 giờ/tháng, còn các tháng mùa hè bình quân có
khoảng 180 – 190 giờ nắng. Thời gian nắng nóng bình quân 1.650 – 1.700 giờ.
Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình đạt 84,5%, tháng cao nhất đạt 92%,
tháng thấp nhất là 70%.
Can Lộc có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nhưng có đặc điểm chung là
chiều dài ngắn, lưu vực nhỏ, các sông chảy trên địa hình tương đối bằng phẳng.
Sông lớn nhất có chiều dài 50 km, diện tích lưu vưc 556 km2. Ngoài ra, Can Lộc
có khá nhiều hệ thống hồ đập: Hồ Cù Lây (Thuần Thiện), Hồ Khe Lang (Thường
Nga), Hồ Vực Trống (Gia Hanh, Phú Lộc) ... cung cấp nước tưới và sinh hoạt
cho nhân dân trong vùng.
Qua đặc điểm về thời tiết, khí hậu, thủy văn của huyện thì đã tạo ra nhiều
thuận lợi cho sinh hoạt đời sống của người dân, nhưng bên cạnh đó với điều
kiện khí hậu khắc nghiệt đó thì cũng tạo ra muôn vàn khó khăn cho no đời sống
của người dân cũng như mùa màng, sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân
trong huyện.
3.1.1.4 Đất đai
Địa hình đồi núi nhiều nên phần đa đất đai ở tỉnh Hà Tĩnh nói chung và
huyện Can Lộc nói riêng là không được màu mỡ. Tình hình đất đai của huyện sẽ
được cụ thể hóa qua bảng 3.1.
Can Lộc là địa phương có truyền thống về sản xuất nông nghiệp nên ta
thấy diện tích đất nông nghiệp của huyện là còn khá lớn, và hằng năm diện tích
đất nông nghiệp vẫn có xu hướng tăng lên.
19